1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn“Một số trò chơi củng cố kiến thức tiếng anh hiệu quả cho học sinh tiểu học”

8 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sang kien kinh nghiem “Một số trò chơi củng cố kiến thức Tiếng Anh hiệu quả cho học sinh trường Tiểu học Đông Hiệp”

Trang 1

HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HIỆPA - PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng như hiện nay, TiếngAnh là một ngôn ngữ vô cùng quan trọng, là chìa khóa để giúp chúng ta tiếp cậnnhững tinh hoa, tiến bộ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật và rất nhiều lĩnhvực khác của nhân loại Chính vì vậy, Tiếng Ang được lựa chọn là ngôn ngữ thứhai, là môn học bắt buộc của nhiều quốc gia trên toàn thế giới Việc học TiếngAnh từ khi còn nhỏ luôn được các chuyên gia giáo dục khuyến khích Bởi học

ngoại ngữ càng sớm thì khả năng bé phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ càngcao và tiểu học là thời điểm lý tưởng để học Tiếng Anh Do đó, Bộ Giáo Dục vàĐào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoạingữ thông qua việc đổi mới toàn diện phương pháp dạy và học, phát huy tínhchủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, gây hứng thú họctập cho học sinh bằng các hoạt động bổ ích phù hợp với nhận thức của các emnhư học Tiếng Anh thông qua các trò chơi, các bài hát, các hình ảnh sinh động,những câu chuyện ngắn vui nhộn nhằm giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thứcmới, củng cố, khắc sâu kiến thức đã học và phát triển khả năng vận dụng ngônngữ trong giao tiếp một cách dễ dàng tạo tiền đề cho các em học tập tốt hơn ởcác bậc học sau này.

Nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh chưa say mê, hứngthú trong giờ học tiếng Anh vì Tiếng Anh là ngôn ngữ nước ngoài, không phảitiếng mẹ đẻ nên nhiều học sinh thường có cảm giác sợ sệt, ngại thực hành vớibạn dẫn đến tâm lí chán học Tiếng Anh Mặt khác, học sinh tiểu học đang còntuổi ăn, tuổi lớn nên rất ham chơi, các em học nhanh nhớ nhưng rồi sẽ quênngay.

Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số trò chơi củng cố kiến thứcTiếng Anh hiệu quả cho học sinh trường Tiểu học Đông Hiệp” để nghiên

2 Giới hạn đề tài

Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 2, 3 trường Tiểu học ĐôngHiệp với giáo trình Tiếng Anh 2 Phonics – Smart và Tiếng Anh 3 i-Learn SmartStart.

B - PHẦN NỘI DUNG1 Thực trạng vấn đề1.1 Thuận lợi

Trang 2

Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệutrong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trường Đặc biệttrường có phòng học Tiếng Anh riêng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại nhưbảng tương tác, máy vi tính kết nối mạng internet, tai nghe, tranh ảnh nhằmphục vụ tốt cho công tác dạy của giáo viên và việc học của học sinh.

Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tếcuộc sống học sinh; có nhiều tranh ảnh đẹp, sinh động, bắt mắt; nhiều phần mềmtrò chơi tương tác, sách mềm tạo hứng thú cho các em.

Giáo viên được tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng phương phápgiảng dạy tiểu học do Sở giáo dục & đào tạo kết hợp với các nhà xuất bản tổchức hằng năm.

Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồntư liệu, hình ảnh, phần mềm thiết kế trò chơi phục vụ hiệu quả cho việc dạy vàhọc

1.2 Khó khăn

a Học sinh

Qua thực tế giảng dạy cho thấy, Tiếng Anh thực sự là một môn học cònmới lạ đối với học sinh tiểu học Các em được tiếp xúc với một ngôn ngữ hoàntoàn mới trong khi các em cũng đang trong quá trình học tiếng mẹ đẻ của mình.Sự ngỡ ngàng, bối rối khi cùng một lúc học hai hệ thống bảng chữ cái với cáchnghe, nói, đọc, viết và phát âm khác nhau làm các em khó mà tiếp thu được hếtnhững gì giáo viên truyền đạt

Tiếp đến, một bộ phận khá lớn học sinh xem Tiếng Anh là môn phụ nênchưa có ý thức học tốt, trên lớp không chịu chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài,một số học sinh còn ngại thực hành giao tiếp với bạn, về nhà không chịu học từ,luyện tập sử dụng từ, cấu trúc đã học.

Lí do tiếp theo là việc học từ mới của học sinh chỉ dừng lại ở mức độ sơkhai ban đầu là học cách phát âm, viết từ chứ chưa đi vào mục đích cuối cùng làhọc từ để áp dụng được từ đó phù hợp với từng ngữ cảnh trong giao tiếp hằngngày.

b Giáo viên

Hiện nay, việc sử dụng trò chơi trong tiết học Tiếng Anh chưa được quantâm đúng mức Có lúc do giáo viên ngại đầu tư, nghiên cứu, có khi ngại gây caotrào trong tiết học chính vì vậy tiết học trở nên khô khan, chẳng phát huy đượctính tích cực, chủ động của các đối tượng học sinh Có giáo viên tổ chức trò chơinhưng lại nửa vời, kém hiệu quả trong khi đó học sinh rất có hứng thú với cáctrò chơi mà thầy cô tổ chức

1.3 Yêu cầu cần đặt ra

Trang 3

Điều khiến tôi trăn trở chính là vận dụng trò chơi như thế nào cho hiệuquả, sôi nổi mà vẫn đảm bảo tiến trình bài học? Trò chơi vẫn là hình thức mớinhưng khó trong dạy học hiện nay Điều quan trọng là phải xác định cụ thể:

- Tổ chức trò chơi khi nào?- Chơi như thế nào?

- Chơi trong bao lâu?

- Chuẩn bị như thế nào cho trò chơi?- Đối tượng tham gia?

Bởi việc gây hứng thú, khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh là một việcvô cùng quan trọng Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của họcsinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không cóđộng cơ trẻ sẽ không học và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn nhữngngữ liệu đã học một cách có hệ thống; Kết hợp các trò chơi trong tiết học còngiúp các em học sinh năng động, yêu thích môn học hơn và tự tin hơn trong giaotiếp.

2 Những giải pháp thực hiện2.1 Khảo sát

Đầu năm học 2022 - 2023 tôi tiến hành khảo sát phân ra 3 đối tượng họcsinh và được kết quả như sau:

Từ bảng số liệu tôi khảo sát được ở trên cho thấy việc học Tiếng Anh củahọc sinh khối lớp 2, 3 chưa mang lại hiệu quả cao.

Sau khi phân loại đối tượng học sinh, tìm hiểu thêm tài liệu liên quan đếntâm lý học sinh tiểu học, lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học” tôi nhận thấy việcsử dụng thường xuyên các trò chơi trong lớp mang lại hiệu quả rất thiết thực, vì:

- Trò chơi giúp trẻ ghi nhớ các âm, từ nhanh hơn.- Tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong lớp học.- Hỗ trợ trong việc ôn lại kiến thức đã học.

- Hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hưng phấn, ham thích học, thoải mái ở mỗi

tiết học.

- Hỗ trợ tạo sự động não cho học sinh, làm cho tiết học thêm sinh động.

Trang 4

- Hỗ trợ trong việc rèn luyện các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết và sử dụng

ngôn ngữ của học sinh.

- Làm phương tiện hướng dẫn, gợi ý qua việc hỏi đáp giữa giáo viên và

học sinh, thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh vớinhau nhiều hơn.

2.2 Nội dung thực hiện

a Cấu trúc của trò chơi học tập

- Tên trò chơi.

- Mục đích của trò chơi.

+ Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào.

+ Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trongtrò chơi.

- Đồ dùng trò chơi.

- Luật chơi: Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được

quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.

- Số lượng người chơi: Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi tròchơi.

- Cách chơi.

b Cách tổ chức trò chơi

- Thời gian tiến hành trò chơi: từ 3-5 phút.

- Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi, hướng

dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi.- Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi.

- Tiến hành chơi thật: Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêuthêm những tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh.

- Kết thúc trò chơi: Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người

chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích họctập của học sinh

c Giới thiệu một số trò chơi Tiếng Anh ở bậc tiểu học

Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu có thể tổ chức chơi cảlớp, nhóm, cặp đôi hoặc cá nhân ngay trong lớp học, hội trường, sân trường vớithời gian từ 3-5 phút mà tôi đã áp dụng trong các tiết dạy và học Tiếng Anh:

TRÒ CHƠI: “SIMON SAYS …” (SIMON BẢO ….)- Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt

- Mục đích giáo dục: rèn luyện khả năng nghe, thực hiện các câu lệnh - Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn các động tác cho học sinh qua việc yêucầu học sinh làm theo lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh kèm với hành động của

mình Tuy nhiên những yêu cầu được bắt đầu bằng lệnh “Simon says…” thì học

Trang 5

sinh mới thực hiện còn những yêu cầu không được bắt đầu bằng lệnh “Simonsays…” thì học sinh không làm theo Nếu học sinh thực hiện không đúng với

yêu cầu của trò chơi sẽ bị loại

Ví dụ: Giáo viên hô “Simon says … Go to bed!” thì các em cùng làmđộng tác đi ngủ Giáo viên vừa tiếp tục hô “Simon says … Wake up!” vừa làm

động tác thức dậy thì học sinh cùng nói và làm theo Giáo viên đánh lừa bằng

cách hô “Wake up again!” và cũng làm động tác thức dậy Nếu học sinh nàolàm theo thì bị loại khỏi trò chơi bởi yêu cầu này không có câu “Simon says…”

Lưu ý:

- Mới bắt đầu chơi nên cho chơi thử, đọc hành động chậm rồi đến nhanhdần Vừa đọc vừa làm theo để học sinh có thể dễ hiểu ý nghĩa Tiếng Anh củacâu lệnh đó là gì

- Hô to, rõ, chọn các hành động phải có cách đọc dứt khoát như “Standup”, “Sit down”, “Go to bed”, “Wake up”, “Hands up”,…

- Quan sát và loại những học sinh làm theo yêu cầu chậm, không dứtkhoát.

TRÒ CHƠI: “SLAP THE BOARD” (CHẠM BẢNG)

- Mục đích giải trí: vừa để kiểm tra bài cũ của học sinh vừa rèn luyện khả năng nhạy bén, phản xạ tốt

- Mục đích giáo dục: giúp phát triển kỹ năng nghe - nói cho học sinh - Cách chơi: Giáo viên sẽ viết từ hoặc dán tranh lên bảng, sau đó cho họcsinh đọc qua tất cả từ hoặc tranh có trên bảng Tiếp đến giáo viên sẽ mời lần lượthai học sinh lên đứng phía trước bảng trong tư thế đã chuẩn bị sẵn sàng Vớilượt chơi đầu tiên giáo viên đọc một từ bất kì có trên bảng, hai học sinh đượcchọn phải chú ý lắng nghe và chạy thật nhanh, lấy tay chạm vào từ hoặc bứctranh mà các em đã nghe được Học sinh nào chạm vào trước và đúng sẽ dànhchiến thắng Ở những lượt chơi tiếp theo giáo viên có thể mời các em còn lạiphía dưới lớp lần lượt đọc từ để hai bạn đứng phía trên bảng nghe và chạm.

TRÒ CHƠI: “HOT SEAT” (GHẾ NÓNG)

- Mục đích giải trí: rèn luyện sự năng động cho học sinh.- Mục đích giáo dục: rèn luyện kỹ năng nói

- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành ba hoặc bốn đội rồi chọn mỗi độimột thành viên lên ngồi vào ghế nóng và quay mặt về phía dưới lớp, trong lúcđó giáo viên sẽ đứng phía sau dãy ghế nóng và đưa tranh cho các thành viênphía dưới lớp nhìn thấy Các thành viên trong mỗi đội ở phía dưới lớp sẽ cốgắng diễn tả bằng hành động sao cho đồng đội của mình biết đó là từ gì, màkhông được phép dùng lời nói, đánh vần hay ra ký hiệu Các thành viên kháctrong đội sẽ lần lượt thay phiên nhau để ngồi vào chiếc ghế nóng cho những lượt

Trang 6

chơi tiếp theo Kết thúc trò chơi đội nào đoán đúng được nhiều từ nhất sẽ là độichiến thắng.

TRÒ CHƠI: “WORD OF MOUTH” (TRUYỀN MIỆNG)- Mục đích giải trí: giúp các em kiểm tra từ vựng, mẫu câu đã học.- Mục đích giáo dục: rèn luyện kỹ năng nghe - nói và phát âm.

- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội đứng thành hai hàng dọc vànói thầm vào tai của học sinh đứng đầu mỗi hàng một từ hoặc câu bất kỳ Sauđó, học sinh này sẽ truyền tiếp cho bạn đứng sau mình và như vậy cho đến hếthàng Học sinh cuối cùng sẽ đọc to từ hoặc câu mình nghe được Nếu đội nàođọc đúng và hoàn thành sớm hơn sẽ là đội chiến thắng

TRÒ CHƠI: “PASS THE WORD” (CHUYỀN TỪ)

- Mục đích giải trí: tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ tronggiờ học

- Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nói, phát âm

- Cách chơi: Giáo viên tổ chức cho lớp chơi theo nhóm và yêu cầu họcsinh đứng tại bàn Khi trò chơi bắt đầu học sinh được giáo viên chỉ định nói đầutiên ở mỗi nhóm sẽ nói một từ theo chủ đề mà giáo viên đưa ra, nói xong họcsinh đó sẽ chỉ vào học sinh khác bất kì trong nhóm mình để tiếp tục trò chơi.Tương tự vậy những học sinh tiếp theo sẽ lần lượt chỉ vào các bạn khác trongnhóm và nói từ kế tiếp Nếu học sinh nói không đúng hoặc trùng, giáo viên sẽ hô“out” và mời học sinh đó ngồi xuống Kết thúc trò chơi nhóm nào còn một họcsinh đứng cuối cùng thì em đó sẽ là người chiến thắng

 TRÒ CHƠI: “SLOW MOTION” (DI CHUYỂN CHẬM)- Mục đích giải trí: rèn luyện khả năng phản xạ.

- Mục đích giáo dục: rèn luyện kỹ năng đọc

- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội Sau đó giáo viên dùng tờgiấy trắng che đi các thẻ tranh để học sinh không thể nhìn thấy Từ từ giáo viêndi chuyển thật chậm tờ giấy xuống để học sinh đoán và nói thật to từ của bứctranh được che Học sinh đầu tiên nói đúng từ sẽ chiến thắng và nhận về cho độimình một điểm Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều điểm hơn sẽ là đội thắngcuộc.

 TRÒ CHƠI: “HEADS UP WHAT’S MISSING?” (NGẨNG

ĐẦU LÊN CÁI GÌ CÒN THIẾU?)

- Mục đích giải trí: rèn luyện khả năng tập trung và ghi nhớ từ vựng.- Mục đích giáo dục: rèn luyện kỹ năng đọc

- Cách chơi: Giáo viên đặt các tranh lên bảng, yêu cầu học sinh đọc quamột vài lượt tất cả các bức tranh và cố gắng nhớ thứ tự của các tranh được dán.

Sau khi nghe hiệu lệnh bắt đầu và giáo viên hô “Heads down!”, tất cả học sinh

sẽ cuối đầu xuống bàn và lúc này giáo viên sẽ lấy đi một tranh bất kì sao cho

Trang 7

học sinh không thể nhìn thấy Tiếp theo, giáo viên hô “Heads up! What’smissing?”, tất cả học sinh sẽ ngẩng đầu lên và giáo viên gọi học sinh giơ tay

nhanh nhất trả lời bức tranh đang bị thiếu trên bảng Học sinh trả lời đúng sẽnhận được phần quà từ giáo viên

Ngoài những trò chơi tự làm đồ dùng, chuẩn bị tranh ảnh thì tôi còn thiếtkế thêm một số trò chơi trên powerpoint để giúp học sinh không bị nhàm chánnhư Crossword puzzle, Spin, và tận dụng thêm phần mềm trò chơi tương tácdo nhà xuất bản cung cấp để giúp tiết kiệm thời gian Hơn nữa, thông qua phầnmềm trò chơi tương tác học sinh có thể nghe được giọng nói của người bản xứgiúp các em rèn luyện phát âm chuẩn xác hơn Từ đó giúp học sinh phát triển tốtcả bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.

- Thông qua trò chơi học sinh biết cách làm việc theo cặp, nhóm; giúp họcsinh ôn lại kiến thức đã học, chủ động tiếp thu kiến thức mới; ghi nhớ, vận dụngđược nhiều từ vựng và mẫu câu trong các tình huống giao tiếp hằng ngày

- Học sinh không còn cảm giác sợ mà các em rất trông chờ vào những tiếthọc Tiếng Anh Một số học sinh còn rụt rè trước đây trở nên rất ham học, tự tinvà mạnh dạn chia sẻ với bạn

Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:

Trang 8

toàn thành phố; “IOE Tiếng Anh trên mạng internet” cấp thành phố đạt 17/17học sinh.

C - PHẦN KẾT LUẬN1 Phạm vi áp dụng

Đề tài “Một số trò chơi củng cố kiến thức Tiếng Anh hiệu quả cho họcsinh trường Tiểu học Đông Hiệp” đã được thực hiện khá hiệu quả ở khối lớp 2,

3 và nhân rộng thêm ở các khối lớp 1, 4, 5 còn lại trong trường Tiểu học ĐôngHiệp Đồng thời cũng chia sẽ với tổ Tiếng Anh của huyện để cùng thực hiện.

2 Điều kiện áp dụng và được triển khai, nhân rộng

Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học tiếng Anh là vô cùng cần thiết.Xong không nên quá lạm dụng phương pháp này, mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chứccho các em chơi từ 1-2 trò chơi trong khoảng thời gian từ 5-7 phút.

Khi tổ chức trò chơi chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điềukiện cơ sổ vật chất của trường và thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặcthiết kế trò chơi phù hợp

Song để tổ chức trò chơi có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo viên phải cókế hoạch chuẩn bị thật chu đáo, sắp xếp thời gian một cách linh hoạt

Đề tài này đã thực hiện khá hiệu quả tại trường Tiểu học Đông Hiệp từđầu năm học cho đến nay và có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các khối lớp tại cáctrường tiểu học trên địa bàn huyện Cờ Đỏ.

Ngày đăng: 19/06/2024, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w