MỌC RĂNG THỤ ĐỘNG KHÔNG HOÀN TOÀN: PHÂN LOẠI HÌNH THÁI, ĐẶC ĐIỂM MÔ RĂNG VÀ NHA CHU DỰA VÀO CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VỚI CHÙM TIA HÌNH NÓN

7 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
MỌC RĂNG THỤ ĐỘNG KHÔNG HOÀN TOÀN: PHÂN LOẠI HÌNH THÁI, ĐẶC ĐIỂM MÔ RĂNG VÀ NHA CHU DỰA VÀO CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VỚI CHÙM TIA HÌNH NÓN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y Tế - Sức Khỏe - Y khoa - Dược - Kiến trúc - Xây dựng TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 192019 1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI RĂNG VÀ MÔ NHA CHU CỦA MỌC RĂNG THỤ ĐỘNG KHÔNG HOÀN TOÀN DỰA VÀO CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VỚI CHÙM TIA HÌNH NÓN Huỳnh Thị Ngọc Thanh, Trần Huỳnh Trung, Trương Nhựt Khuê Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Email: thanhhuynhdentistgmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mọc răng thụ động không hoàn toàn ngày càng phổ biến với tỷ lệ khoảng 29,5 và nhu cầu điều trị ngày càng tăng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sá t đặ c điể m hình thái, phân loại răng và mô nha chu vù ng răng trước trên ở bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 228 răng trước hàm trên từ 38 bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn bằng khám lâm sàng, đo đạc mẫu hàm và chụp phim cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón. Kết quả: Tỷ lệ chiều rộngchiều dài thân răng cửa giữa là 1,06±0,09; răng cửa bên là 1,02±0,12 và răng nanh là 1,03±0,08. Khoảng cách giữa đường nối men xê măng và mào xương ổ răng 1mm. Kết luận: Khám lâm sàng kết hợp với chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón được sử dụng trong chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị mọc răng thụ động không hoàn toàn. Trong đó, nguyên tắc điều trị là tái lập lại khoảng sinh học thích hợp, trả lại sự tương quan giữa mô nướu, mô răng và mô xương. Từ khóa: mọc răng thụ động không hoàn toàn, chụp cắt lớp vi tính, cắt nướu. ABSTRACT MORPHOLOGICAL CLASSIFICATION OF ALTERED PASSIVE ERUPTION BASED ON CONE BEAM COMPUTED TOMOGRAPHY IMAGES Huynh Thi Ngoc Thanh, Tran Huynh Trung, Truong Nhut Khue Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Altered passive eruption is more and more popular at a rate of 29.5 and treatment needs is increasing. Objectives: To survey the morphological characteristics, teeth classification and periodontal tissue of the anterior maxillary tooth group in patients suffering from altered passive eruption. Subjects and methods: A descriptive cross sectional study on 228 teeth from 38 altered passive eruption patients with clinical examination measured the patterns of jaw and captured with cone beam computed tomography. Results: The widthlength fraction of central incisors: 1,06±0,09; lateral: 1,02±0,12 and canine: 1,03±0,08. The distance between the cement enamel junction and the bone crest was on average 1mm. Conclusion: Clinical examination combined with cone beam computed tomography can be used in the diagnosis and treatment planning of altered passive eruption cases. In particular, the principle of treatment is to re-establish the biological intervals and returning the correlation between tooth, gum and bone tissue. Keywords: altered passive eruption, computed tomography, gingivectomy. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mọc răng thụ động không hoàn toàn ngày càng được bệnh nhân quan tâm và nhu cầu điều trị ngày càng tăng. Năm 1976, Volcansky và Cleaton-Jones ghi nhận 12,1 trong tổng số 1025 bệnh nhận có độ tuổi trung bình 24,2±6,2 có tình trạng mọc răng thụ động TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 192019 2 không hoàn toàn. Theo nghiên cứu của Jose Nart năm 2014 ở Tây Ban Nha thì tỷ lệ mọc răng thụ động không hoàn toàn tăng lên 29,5 7. Mọc răng thụ động không hoàn toàn lần đầu tiên được Coslet mô tả vào năm 1977 với thuật ngữ là “altered passive eruption”. Về mặt lâm sàng, mọc răng thụ động không hoàn toàn biểu hiện một phần thân răng bị nướu che phủ làm cho thân răng lâm sàng ngắn. Điều này làm bất hài hòa răng-mặt với 2 lý do: phần răng nhìn thấy có hình thái không thẩm mỹ, răng như có hình vuông. Sự dư thừa nướu vượt quá bờ dưới môi trên tạo nên nụ cười thấy nướu rõ rệt 5. Mọc răng thụ động không hoàn toàn có thể là tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý cần tới sự can thiệp để đạt được thẩm mỹ và chức năng tối đa cho bệnh nhân 8. Vẻ đẹp nụ cười là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, trong đó thẩm mỹ về răng, nướu và môi đóng vai trò quan trọng. Khái niệm cười lộ nướu quá mức được dùng trong trường hợp lộ nướu >2mm khi cười tối đa. Các răng trước hàm trên được xem là tâm điểm, là chìa khóa trong việc đánh giả và cải thiện vẻ thẩm mỹ của nụ cười. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cười lộ nướu là mọc răng thụ động không hoàn toàn với phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt nướu hoặc tạo vạt di chuyển về phía chóp có và không có tạo hình xương ổ răng. Các răng trước hàm trên được xem là tâm điểm, là chìa khóa trong việc đánh giả và cải thiện vẻ thẩm mỹ của nụ cười. Các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra như sau: 1. Xác định chiều rộng, chiều dài thân răng lâm sàng và giải phẫu, tỷ lệ chiều rộngchiều dài thân răng lâm sàng của các răng trước trên ở bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn bằng khám lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón tại khoa răng hàm mặt, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ . 2. Mô tả đặc điểm mô nha chu của nhóm răng trước trên ở bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn bằng khám lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón tại khoa răng hàm mặt, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2017 đến năm 2019. - Tiêu chuẩn chọn mẫu + Tuổi từ 18 trở lên. + Mọc răng thụ động không hoàn toàn nhóm I theo phân loại của Coslet (1977) được chẩn đoán là nướu che phủ thân răng và thân răng ngắn có dạng hình vuông, tỷ lệ chiều rộngchiều dài >0,85 và chiều cao nướu sừng hóa >3-5 mm 6. + Phải có đủ 6 răng trước hàm trên, từ răng 13 đến 23 và các răng không có hình dạng bất thường. - Tiêu chuẩn loại trừ: loại trừ những bệnh nhân: + Mang phục hình răng tháo lắp hay cố định. + Có phẫu thuật thẩm mỹ vùng hàm mặt trước đó. + Có chấn thương xương ổ răng và vùng răng trước hàm trên, không có các dị hình hàm mặt do bệnh lý hoặc do thói quen như khe hở môi vòm miệng, nang ống cửa, nang mũi khẩu, mút môi. + Sai lệch khớp cắn, răng lệch, nghiêng, trồi, xoay, không có khe hở giữa các răng. + Mòn răng. + Bệnh nhân có viêm nha chu chưa điều trị ổn định. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 192019 3 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca lâm sàng. - Cỡ mẫu nghiên cứu: 38 bệnh nhân - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện những bệnh nhân đến khám tại Khoa Răng Hàm Mặt thỏa tiêu chí chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. - Nội dung nghiên cứu + Biến số về đặc điểm của răng: Chiều dài thân răng lâm sàng (CD), chiều rộng thân răng (CR), tỷ lệ chiều rộngchiều dài (CRCD): đo trên mẫu hàm thạch cao. Chiều dài thân răng giải phẫu: đo trên phim chụp cắt lớp vi tính. + Biến số về mô nha chu: Chiều cao nướu sừng hóa, chiều cao nướu rời, chiều cao nướu dính, chiều cao nướu lộ ra khi cười tối đa: đo trên lâm sàng. Khoảng cách từ đường nối men xê măng đến mào xương ổ răng, bề dày xương ổ răng, bề dày mô nướu: đo trên phim chụp cắt lớp vi tính. - Phương pháp thu thập số liệu: khám lâm sàng, đo đạc trên mẫu hàm thạch cao bằng thước kẹp điện tử, các răng được chụp và phân tích bằng phần mềm Galaxis của hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón Sirona Galileos (Sirona Dental System, Đức). - Xử lý thống kê: bằng phần mềm SPSS 18,0 và sử dụng kiểm định Mann-Whitney U, hệ số tương quan Spearman có ý nghĩa thống kê p

Ngày đăng: 18/06/2024, 22:13

Tài liệu liên quan