Phân tích và đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Những tồn tại, bất cập trong các quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG
BÀI TẬP TỰ LUẬN MÔN HỌC LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - EL15.058
Bài đạt 8 điểm
Đề 9: Phân tích và đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 2MỤC LỤC
1 Khái quát chung về ly hôn……… 3
2 Nội dung quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu ly hôn……… 5
2.1.Quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng ……… 5 2.2.Quyền yêu cầu ly hôn cha, mẹ, người thân thích của vợ hoặc chồng… 8 2.3 Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng ……… 9
3 Đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 ………10
3.1 Những tồn tại, bất cập trong các quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ……….10 3.2.Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ……… 12
Trang 3I MỞ ĐẦU
Theo thống kê của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới vào năm 2018, trung bình cả nước có trên 60.000 vụ ly hôn mỗi năm, chiếm tỷ lệ 30% tổng số cặp đôi Điều này đồng nghĩa với việc cứ 10 cặp đôi kết hôn thì có đến 3 cặp ly hôn Trong
số các cặp đôi ly hôn, 70% số vụ thuộc về các gia đình trẻ trong độ tuổi từ 18-30, 60% ly hôn sau từ 1-5 năm chung sống, nhiều trường hợp chỉ kết hôn được vài tháng hoặc vài ngày
Các con số kể trên mới chỉ là thống kê trung bình Thực tế những năm gần đây, số vụ ly hôn còn nhiều hơn thế Thống kê của Tòa án nhân dân tối cao cho biết, năm 2018, các vụ hôn nhân và gia đình mà tòa án thụ lý là 262.906 vụ (trong
đó ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm tới 73,6%) Năm 2019, tòa án thụ lý 256.793 vụ (trong đó ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm 84,2%) Năm 2021, số
vụ ly hôn do mâu thuẫn gia đình mà tòa án thụ lý chỉ là 162.072 vụ Tuy nhiên, năm 2021 là năm cao điểm phòng chống dịch Covid-19 với nhiều đợt giãn cách nên con số này có thể chưa phản ánh đúng thực tế
Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ ly hôn tập trung cao tại những thành phố lớn Đơn cử tại thành phố Hồ Chí Minh, bình quân cứ 2,7 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn (chiếm hơn 35%) Độ tuổi ly hôn dưới 35 chiếm 30% Trung bình mỗi tháng, thành phố Hồ Chí Minh có từ 80-100 vụ ly hôn tại mỗi quận, huyện
Với mong muốn tìm hiểu về quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình 2014, em xin lựa chọn đề 9 với nội dung: “Phân tích và
đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”
II NỘI DUNG
1 Khái quát chung về ly hôn
Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa
vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa,
Trang 4vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ
Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau Một số nước cấm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi vì theo họ quan hệ vợ chồng bị ràng buộc thiêng liêng theo ý Chúa Một số nước thì hạn chế
ly hôn bằng cách đưa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân
đã không thể đạt được Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân
đã thực sự tan vỡ Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành
viên trong gia đình Theo Lê-nin: “thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là
làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên
hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh” Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là
sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội
Tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HN&GĐ 2014)
có quy định:
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Trang 5Như vậy ly hôn là sự chấm dứt hôn nhân khi cả hai vợ chồng còn sống do ý chí đơn phương của một bên hoặc do sự thỏa thuận của hai bên trước pháp luật Ly hôn là một mặt của hôn nhân Nếu kết hôn là một hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là quan hê bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ Trong trường hợp đó thì ly hôn là giải pháp cần thiết cho cả hai vợ chồng
2 Nội dung quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu ly hôn
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:
“1 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3 Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
2.1 Quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng
- Trường hợp thứ nhất: ly hôn đơn phương (theo yêu cầu của một bên)
Trong quá trình hôn nhân, khi tình cảm vợ chồng không còn, vợ chồng đã xảy
ra nhiều lục đục, mâu thuẫn sâu sắc đến mức vợ chồng không thể chịu đựng được nhau, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được; hoặc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng thì vợ hoặc chồng hoặc
cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án cho họ ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật
Trang 6Như vậy, ở đây là vợ hay chồng đều có thể nộp đơn ly hôn mà không cần điều kiện bắt buộc là đối phương phải đồng ý khi chứng minh được mâu thuẫn của vợ chồng ở tình trạng trầm trọng và không thể tiếp tục chung sống với nhau
Ngoài trường hợp trên, hiện nay trên thực tế thường xảy ra khá nhiều trường hợp vợ chồng ly thân hoặc mâu thuẫn và một bên bỏ đi mấy năm không có tin tức, người còn lại muốn ly hôn lại không ly hôn được vì không biết vợ/ chồng mình ở đâu Để đảm bảo sự bình đẳng, Luật Hôn nhân gia đình cũng có quy định: trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn (khoản 2 điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) Tuyên bố một người mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể “hoàn toàn không rõ tung tích, cũng không rõ còn sống hay đã chết” (theo từ điển tiếng Việt) Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Dân sự năm
2005: “Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các
biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích….” Khoản 2 Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về
căn cứ cho ly hôn có đề cập tới trường hợp yêu cầu ly hôn khi một trong hai người
mất tích như sau: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố
mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”.
Trường hợp đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, cần lưu ý Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn có bằng chứng chứng minh được chồng hoặc vợ đã biệt tích từ hai năm trở lên kể từ ngày có tin tức cuối cùng về chồng (vợ), mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết Việc tuyên bố cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như các chủ thể có liên quan Việc xác định đúng điều kiện và hậu quả pháp lí của các tuyên bố này là
cơ sở đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả nhưng quy định của pháp luật trong tuyên bố các cá nhân mất tích
Trang 7Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình Cần phải giải phóng chồng thoát khỏi “hoàn cảnh đặc biệt” này, khi họ có yêu cầu được ly hôn với người chồng (vợ) đã bị tòa án tuyên bố mất tích
- Trường hợp thứ hai: thỏa thuận ly hôn (thuận tình ly hôn)
Đối với trường hợp này thì việc giải quyết dựa trên ý chí thống nhất ly hôn chung của vợ chồng, cho nên sẽ nhanh chóng hơn; sự bình đẳng chính là việc cả vợ
và chồng đều cùng có quyền trao đổi và thỏa thuận để cùng ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người cha, mẹ không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có tồn tại hay không, bởi lẽ quan hệ hôn nhân thì có thể chấm dứt nhưng quan hệ cha
mẹ và con thì luôn luôn tồn tại Vì thế sau khi ly hôn thì vợ chồng vẫn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
Quyết định ai sẽ là người nuôi con sau ly hôn: vợ chồng được thỏa thuận với nhau về việc ai là người trực tiếp nuôi con Tòa án xem xét nếu việc thỏa thuận đó
là hợp lý đảm bảo đứa con được phát triển toàn diện thì sẽ công nhận sự thỏa thuận
đó Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, hoặc có thỏa thuận nhưng quyền và lợi ích của con không được đảm bảo thì Tòa án sẽ quyết định người trực tiếp nuôi con dựa trên căn cứ về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế của mỗi bên vợ chồng, xem xét quan hệ tình cảm gắn bó giữa đứa con với cha, mẹ của mình Trường hợp gia đình có con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con
Ở nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con: người không trực tiếp nuôi con cũng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và chăm sóc con như người trực tiếp nuôi con Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi tôn trọng quyền được nuôi con của mình, cũng như không được cản trở việc người không trực tiếp nuôi con thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Người còn lại không trực tiếp nuôi con có quyền được thăm nom, và có thể yêu cầu thay đổi khi cha mẹ trẻ có thỏa thuận hoặc khi người không trực tiếp nuôi con chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ khả năng nuôi con nữa
Trang 82.2 Quyền yêu cầu ly hôn cha, mẹ, người thân thích của vợ hoặc chồng
Đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành
vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia
Theo đó, theo quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình thì có thể xin ly hôn thay cho người thân và luật cũng quy định cụ thể về lý do xin ly hôn, trong đó bạo lực gia đình là một lý do, căn cứ để người chồng hoặc người vợ có quyền yêu cầu tòa án cho ly hôn Cụ thể tại Khoản 2, Điều 51 trong Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 có quy định như sau: 2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu
cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Như vậy, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu tòa
án giải quyết ly hôn như trước đây thì kể từ nay, căn cứ để cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng
do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp mong muốn xin ly hôn thay cho người thân bị mất năng lực hành vi mà không được do trước đây chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đương sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin
ly hôn Chính điều này đã dẫn tới thực trạng có rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng lại Tòa án không thể tiến hành giải quyết được, có nhiều
vụ việc kéo dài trong rất nhiều năm với nguyên nhân duy nhất là do người vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự
Bên cạnh đó, đối với trường hợp này thì yêu cầu cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được việc người chồng hoặc vợ bị
Trang 9mất năng lực hành vi dân sự phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ
2.3 Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình, người chồng không có quyền yêu cầu ly Hôn với tư cách nguyên đơn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn này sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua thời kì mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi Như vậy, trong trường hợp người vợ đã bị sảy thai thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được phục hổi
Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại Khoản 3 Điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng đối với người
vợ Trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã quá sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được, việc tiếp tục duy trì hôn nhân sẽ gây bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lí giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung Đây là một trong những quy định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật hôn nhân và gia đình Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ có thai được pháp luật tôn trọng,
đề cao và bảo vệ chặt chẽ
Điều luật này được áp dụng ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai với người khác hoặc bố của đứa trẻ là ai thì người chồng vẫn bị hạn chế quyền
ly hôn Điều này cho thấy trong trường hợp người chồng phát hiện vợ ngoại tình và đứa con vợ mình đang mang thai, mới sinh hay dưới 12 tháng tuổi không phải là con của mình thì vẫn bị hạn chế quyền ly hôn tức là không được quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn
Cần lưu ý rằng, khi vợ, chồng không thể bộc lộ ý chí do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhân thức, làm chủ được hành vi của mình mà dẫn tới việc được xác định mà mất hành vi năng lực dân sự thì người vợ, chồng đó cũng không thể thực hiện quyền yêu cầu ly hôn Trường hợp này không được coi là
Trang 10hạn chế quyền yêu cầu ly hôn vì đây là trường hợp mà bản thân người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng tự thực hiện quyền của mình
3 Đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
3.1 Những tồn tại, bất cập trong các quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Thứ nhất, bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân
trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng Khoản 1 Điều 56 Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại
Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” Đây là một quy định mới, mang
tính khái quát cao Tuy nhiên, việc quy định về quyền yêu cầu ly hôn thể hiện yếu
tố tình cảm vẫn còn chung chung Khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không giống nhau Trong khi đó, không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, thế nào là hành vi
“vi phạm nghiêm trọng” nên việc xem xét, đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn, vướng mắc
Chính vì vậy, thực tiễn có những trường hợp cùng một vụ việc nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau ở các cấp xét xử khi áp dụng pháp luật Vì pháp luật quy định không rõ ràng, cụ thể trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp này, nên thực tiễn xét xử phụ thuộc hoàn toàn vào Thẩm phán, có thể cùng một nguyên nhân nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau, từ đó hướng giải quyết vụ việc cũng khác nhau Do vậy, cần thiết phải lượng hóa bằng các tiêu chí
cụ thể cho trường hợp yêu cầu ly hôn này
Thứ hai, trường hợp vợ hoặc chồng ly hôn với chồng hoặc vợ đang chấp hành
án phạt tù, trốn truy nã: Luật HNGĐ năm 2014 chưa quy định quyền yêu cầu ly