1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài giảng luật hình sự 2 sl03 Đại học mở hà nội

125 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khỏe, Nhân Phẩm, Danh Dự Con Người
Tác giả Ts. Lưu Hoài Bảo
Trường học Đại học mở hà nội
Chuyên ngành Luật hình sự
Thể loại bài giảng
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Chương 16 CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CON NGƯỜI TS. Lưu Hoài Bảo Phone: 0986.173.446 Email: luuhoaibaohlu.edu@gmail.com Sau khi nghiên cứu vấn đề này, sinh viên có thể hiểu được những vấn đề cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. - Nêu được khái niệm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự của con người. - Trình bày được dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. - Phân tích được các yếu tố cấu thành của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. - Chỉ rõ được hình phạt có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. - So sánh được các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với nhau và với các tội khác có cấu thành tội phạm gần giống. - Giải quyết được các vụ án, các bài tập liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Trang 1

Chương 16

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,

NHÂN PHẨM, DANH DỰ CON NGƯỜI

TS Lưu Hoài Bảo

Phone: 0986.173.446

Email: luuhoaibaohlu.edu@gmail.com

Sau khi nghiên cứu vấn đề này, sinh viên có thể hiểu được những vấn đề cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự của con người

- Nêu được khái niệm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự của con người

- Trình bày được dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

- Phân tích được các yếu tố cấu thành của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

- Chỉ rõ được hình phạt có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

- So sánh được các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với nhau và với các tội khác có cấu

Trang 2

Khách thể của Tội giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là

quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống

Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức hành động hoặc không hành động

+ Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác

+ Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp

Hậu quả: Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống Tuy nhiên, chỉ cần hành vi

mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì

Trang 3

được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không

Mối quan hệ nhân quả: Hành vi khách quan của Tội giết người được coi là

nguyên nhân gây ra hậu quả chết người khác nếu thoả mãn ba điều kiện:

+ Hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian;

+ Hành vi độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người khác Khả năng này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm

+ Hậu quả chết người khác đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của Tội giết người hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội giết người có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp

+Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội

+ Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy

ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy

ra

Khác dấu hiệu lỗi, trong mặt chủ quan của Tội giết người, động cơ, mục

đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt

độ tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm

Trang 4

hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng

Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

c Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Khung hình phạt tăng nặng: Phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với các dấu hiệu định khung hình phạt sau đây: Giết 02 người trở lên; Giết phụ nữ mà biết là có tha; Giết người dưới 16 tuổi; Giết người đang thi hành công

vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết người khi nạn nhân đang thi hành công vụ hoặc động cơ giết người có liên quan đến việc thi hành công vụ của nạn nhân (vd: để trả thù nạn nhân vì thực hiện công vụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người phạm tội); Giết ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo cô giáo của mình; Giết người mà liền trước

đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Hình phạt khác: Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm

Hình phạt cho chuẩn bị phạm tội: Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

16.2.2 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS)

a Khái niệm

Tội giết con mới đẻ là trường hợp “người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ

ra trong 07 ngày tuổi”

Vứt bỏ con mới để là trường hợp “người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình

đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết”

b Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Trang 5

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của con người

Đối tượng tác động là những đức trẻ được sinh ra trong vòng 7 ngày

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi giết con: Thực hiện một số hành vi làm chấm dứt sự sống có thể

được thể bằng hành động như bóp cổ, dùng dao đâm

Hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ đó chết: Người mẹ có thể thực hiện các hành vi như bỏ con vào trong rừng sâu, bỏ con ở ngoài đường,

vứt vào thùng rác dẫn đến hậu quả đứa trẻ đó chết

Hậu quả: Đứa trẻ được sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi phải chết Nếu sau 07 ngày tuổi người mẹ mới giết hoặc vứt con mới để thì sẽ không phạm tội này mà

tùy theo hành vi cấu thành tội nào sẽ bị truy cứu TNHS về tội đó

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố

Trang 6

16.2.3 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS)

a Khái niệm

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi giết

người được thực hiện khi chủ thể thực hiện đang trong trạng thái thàn kinh bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ hoặc đối với người thân thích của họ1

d Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội xâm phạm đến tính mạng của người khác

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm:Hành vi khách quan của tội phạm là hành

vi giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác Đó là hành vi gây ra cái chết cho người khác thông qua những hành động: đâm, chém, bắn, đập

Hậu quả của hành vi: cái chết của nạn nhân

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội dã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Trang 7

- Khung 1 (khoản 1): có mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này ở mặt khách quan

-Khung 2 (khoản 2): có mức phạt tù từ 3 đến 7 năm Được áp dụng trong trường hợp phạm tội giết nhiều người (tức giết từ 02 người trở lên)

16.2.4 Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 BLHS)

a Khái niệm

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác trong khi thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hoặc quyền bắt giữ người phạm tội nhưng đã vượt quá giới hạn của các quyền này2

b Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội xâm phạm đến tính mạng của người khác

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội này là hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật và được thực hiện do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Theo

đó, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành

vi xâm hại (Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015)

- Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

Động cơ phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác hoặc động cơ bắt giữ

người phạm tội Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm

2 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Quyển 1), NXB Công an nhân dân,

2018, tr.72

Trang 8

- Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau:

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

- Cấm cư trú;

- Quản chế;

- Tước một số quyền công dân;

- Tịch thu tài sản;

- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

16.2.5 Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS)

a Khái niệm

Làm chết người trong khi thi hành công vụ là trường hợp người trong

khi thi hành công vụ đã làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp

mà pháp luật cho phép

b Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Trang 9

Quyền được sống của con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực (để thực hiện công vụ) ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép Thông thường hành vi đó là những hành vi sử dụng vũ khí ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép

Hậu quả chết người do hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép nói trên gây ra Nạn nhân ở đây có thể là người có hành vi trái pháp luật, nhưng cũng có thể là người khác

Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan (dùng vũ lực ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép) và hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi có ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý

Động cơ của người phạm tội là nhằm thực hiện công vụ Đây là dấu hiệu bắt

buộc của cấu thành tội phạm

- Chủ thể của tội phạm

Người phạm tội phải là người đang thi hành một công vụ (nhiệm vụ công) Công vụ này có thể là đương nhiên do nghề nghiệp hoặc do công tác quy định như: cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, bộ đội biên phòng, kiểm lâm, hải quan, bảo vệ v.v

Ngoài ra, cũng có thể được coi là chủ thể của tội phạm này nếu những người tuy không có nhiệm vụ, nhưng đã tham gia đấu tranh chống những hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước hoặc lợi ích hợp pháp của công dân Khi xác định tư cách chủ thể của tội phạm này, phải gắn liền hành vi xâm phạm tính mạng của người phạm tội với nhiệm vụ mà họ được giao Toàn bộ hành vi phạm tội và những yếu tố khác của tội phạm này đều liên quan đến tư cách chủ thể

c Hình phạt

Trang 10

Hình phạt chính: bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm khi thuộc một trong 2 trường hợp:

- Làm chết 02 người trở lên;

- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

16.2.6 Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là

quyền sống của con người đối tượng tác động của tội phạm là con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận

Hậu quả của tội vô ý làm chết người: Hành vi phạm tội trên đã gây ra hậu quả chết người Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm

Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt

buộc của cấu thành tội phạm

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì

cẩu thả

- Chủ thể của tội phạm

Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình

sự theo điều 12 BLHS 2015

Trang 11

16.2.7 Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác

động của tội phạm là con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi vô ý làm chết người Đây là trường hợp người phạm tội có hành vi

vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính với tính mạng của người

khác

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì

Cấu thành tội phạm cơ bản bị phạt từ 1 năm đến 6 năm

Cấu thành tội phạm tăng nặng bị phạt từ 5 năm đến 12 năm đối với phạm tội làm chết nhiều người

Trang 12

Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm

16.2.8 Tội bức tử (Điều 130 BLHS)

a Khái niệm

Bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, làm người đó tự sát Cấu thành tội phạm của tội bức tử gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội

phạm và mặt chủ quan của tội phạm

b Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội phạm trực tiếp xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác,

đống thời gián tiếp xâm phạm quyền sống của người đó

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi phạm tội của tội này có thể là một trong những hành vi sau đây:

+ Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét, cho ngủ ngoài để muỗi cắn làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác nhưng chưa đến mức gây thương tích hay gây tổn hại sức khoẻ của nạn nhân Hành vi này không chỉ bị pháp luật cấm mà dư luận xã hội cũng lên án

+ Thường xuyên ngược đãi, ức hiếp nạn nhân: đây trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình, trái với luân lý, đạo đức xã hội

+ Làm nhục nạn nhân: đây là hành vi (cố ý) làm tổn hại nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc vào mình Đây là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nạn nhân như: chửi bới thậm tệ, bôi nhọ danh dự, nhạo báng, miệt thị hoặc những hành vi bỉ ổi khác

Hậu quả hành vi khách quan nói trên phải đã dẫn đến sự tự sát của nạn nhân

thì mới cấu thành tội phạm

Trang 13

Quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và sự tự sát của nạn nhân là dấu

hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi trong tội này có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý

Giúp người khác tự sát là hành vi tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để

người khác thuận lợi trong việc tự sát

b Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội phạm làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, gián tiếp xâm phạm

đến quyền sống của con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi: Người phạm tội có một trong các hành vi sau:

Trang 14

+ Có hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự sát: được hiểu là hành vi tạo động lực về mặt tinh thần để nạn nhân đi đến quyết tâm tự làm chấm dứt cuộc sống của chính mình

+ Có hành vi tạo các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ: hành vi này là người phạm tội tạo những điều kiện cần thiết về mọi mặt để giúp người khác tự sát như cung cấp công cụ, phương tiện hoặc hướng dẫn về cách thức, phương pháp để nạn nhân dễ dàng thực hiện hành vi tự sát

Các hành vi nêu trên dẫn đến hậu quả làm cho người khác có hành vi tự sát Tội phạm hoàn thành khi người bị xúi giục hoặc được giúp đỡ có hành vi tự sát Việc nạn nhân chết hay không chết không có ý nghĩa định tội danh mà chỉ có ý

nghĩa trong lượng hình hoặc xem xét đến việc có truy tố hay không

- Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý Người phạm tội phải có ý thức rằng hành vi của mình là xúi giục hoặc giúp người khác tự sát và mong muốn qua sự xúi giục hoặc giúp sức của mình, nạn nhân sẽ tự sát Nếu chỉ qua lời nói nhất thời hay

sự giúp đỡ nhất thời, không xuất phát từ ý thức rằng lời nói hay hành vi của mình

sẽ dẫn đến hậu quả tự sát hoặc tạo điều kiện để nạn nhân tự sát nhưng nạn nhân do

bức xúc trước mà tự sát thì không thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm này

Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến

03 năm được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan

Trang 15

Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng trong trường hợp làm nhiều người tự sát (có từ hai người trở lên tự sát)

16.2.10 Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Khách thể trực tiếp của tội phạm này là quyền được sống, được tôn trọng và

bảo vệ tính mạng

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan là hành vi không cứu người khác (tức là tội phạm luôn

thực hiện bằng không hành động)

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp Ở đây người phạm tội nhận thức được hành vi không cứu giúp của mình là nguy hiểm, thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả chết người

Khung một (khoản 1): Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không

giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu câ’u thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan

Khung hai (khoản 2): Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm Được áp

dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:

Trang 16

- Người không cứu giúp là người vô ý đã gây ra tình trạng nguy hiểm Đầy

là trường hợp người phạm tội đã vô ý (vì quá tự tin hoặc vì cẩu thả) gây ra tình trạng nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân mà vẫn không cứu giúp mặc dù đủ điều kiện để cứu giúp Đó là những hành vi do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính, quy tắc đảm bảo an toàn đã gây ra mối nguy hại cho tính mạng của người khác

- Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp (như Bác sĩ đối với bệnh nhân, tài xế đang điều khiển xe trên đương gặp người bị tai nạn )

Hình phạt bổ sung (khoản 3): Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

16.2.11 Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS)

a Khái niệm

Đe dọa giết người là hành vi của một người bằng lời nói, hành động hoặc

bằng các thủ đoạn khác làm cho người khác lo sợ rằng họ sẽ bị giết

b Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo

vệ tính mạng

- Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa người khác Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, cử chỉ nhưng không nhằm mục đích giết người mà chỉ nhằm làm người bị đe dọa lo sợ, tưởng rằng hành vi đe dọa đó sẽ xảy ra và có thể mình bị giết

Trang 17

Hành vi đe dọa của người phạm tội phải làm cho người bị đe dọa thực sự tin rằng mình sẽ bị giết nghĩa là có căn cứ xác định hành vi đe dọa đó sẽ được thực hiện

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe

dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó

Đối với các trường hợp phạm tội rơi vào tình tiết tăng nặng tại khoản 2 điều

133 BLHS 2015, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

16.2.12 Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS)

a Khái niệm

Cố ý truyền HIV cho người khác là hành vi của một người không bịnhiễm

HIV nhưng đã cố ý truyền HIV từ người này sang người khác

b Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Khách thể là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, được pháp luật hình sự bảo

vệ Khách thể của tội lây truyền HIV cho người khác là quyền được bảo vệ về sức

khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Trang 18

Là hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác Đây là hành vi chứa đựng khả năng truyền HIV cho người khác mà nguồn gây bệnh không phải là từ tình trạng mắc bệnh của chủ thể Hành vi này có thể được thực hiện bằng bất kỳ

phương thức nào (Vd: bác sĩ truyền máu mà biết là bị nhiễm HIV cho bệnh nhân)

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi lây truyền HIV cho người khác là người biết mình

bị nhiễm HIV nhưng họ cố ý muốn lây truyền bệnh cho người khác Chủ thể thực hiện hành vi trên có đủ năng lực và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

Khung 1(khoản 1): Có mức phạt tù từ một năm đến ba năm Được áp dụng

đối với trường hợp người phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu

ở mặt khách quan và chủ quan

Khung 2 (khoản 2): Có mức phạt tù từ ba năm đến bảy năm Được áp dụng

đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

- Đối với 02 người trở lên;

- Đối với người dưới 18 tuổi;

- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

- Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;

- Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

16.2.13 Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến sức khoẻ của người khác

- Mặt khách quan của tội phạm

Trang 19

Người phạm tội có thể thực hiện hành vi truyền HIV cho người khác bằng nhiều phương thức khác nhau như: dùng kim tiêm chọc vào người bị nhiễm bệnh rồi chọc vào người khác; dùng dao, mảnh chai rạch tay, chân người bị nhiễm bệnh cho máu dính vào rồi rạch vào người khác; đem máu của người bị nhiễm HIV cho người khác.Ví dụ: Y tá tiêm thuốc cho bệnh nhân và cố ý truyền HIV cho bệnh nhân

Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị nhiễm HIV Căn cứ để xác định nạn nhân có

bị nhiễm bệnh hay không phải dựa vào xét nghệm của bệnh viện Phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội cố ý truyền HIV cho người khác thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp Mặc dù đã biết đây là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng vẫn có

hành vi truyền bệnh cho người khác vì động cơ nào đó

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm Được áp dụng đối với trường hợp

có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan

Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

- Có tổ chức được hiểu là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này

- Đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên)

- Đối với người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi)

Trang 20

- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (xem giải thích tương tự ở tội giết người)

- Lợi dụng nghề nghiệp

Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

16.3 Các tội xâm phạm sức khỏe

16.3.1 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn

trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ như: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc v.v Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giết người, nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn nên nó chỉ làm cho nạn nhân bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không làm cho nạn nhân bị chết

Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác; mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra so với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm

có thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không mong muốn nạn nhân chết

Hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải gây ra hậu quả là thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân

Trang 21

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội có cấu thành vật chất, tức là phải có thương tích trên thực tế thì người thực hiện

hành vi mới có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ

lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên42;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người

16.3.2 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm vào quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên Hành vi này được chủ thể thực hiện trong trạng

Trang 22

thái tinh thần bị kích động mạnh tức là tình trạng do bị kích động dẫn đến khả năng kiểm soát hành vi của chủ thể bị hạn chế nghiêm trọng

Hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm

- Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý

- Chủ thể của tội phạm

Là người đang bị kích động mạnh về tinh thần, có năng lực trách nhiệm hình

sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

16.3.3 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Trang 23

Hành vi nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ của người khác, ngoài ra còn gián

tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội này là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật là từ 31% trở lên do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Trường hợp này, nạn nhân chính là người có hành vi tấn công, xâm hại lợi ích hợp pháp nào đó và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác gây thương tật với tỉ lệ 31% trở lên

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này vối lỗi cố ý (có thể là cố ý trực

tiếp hoặc cố ý gián tiếp)

Khung tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Khung tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

16.3.4 Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ của người khác

- Mặt khách quan của tội phạm

Trang 24

Là hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà

tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên

Hành vi phạm tội nói trên là nguyên nhân gây ra hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác Hậu quả này có thể xảy ra đối với người bị người thi hành công vụ sử dụng vũ lực cũng có thể xảy ra với người khác

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người được giao thực hiện các nhiệm vụ, công

vụ của Nhà nước

b Hình phạt

Khung một (khoản 1): Có mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm

hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội

có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan

Khung hai (khoản 2): Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm Được ắp

dụng đối với trường hợp phạm tội đối với nhiều người (tức có từ hai người bị hại trở lên)

Hình phạt bổ sung (khoản 3): Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

16.3.5 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Trang 25

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến sức khoẻ của người khác. Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi Có hành vi vi phạm các quy tắc thông thường trong cuộc sống là nguyên nhân trực tiếp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (xem giải thích tương tự ở tội vô ý làm chết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác)

Về hậu quả Hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên Đây là dấu hiệu cấu thành

cơ bản của tội này

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin)

Chủ thể của tội phạm

Là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ năng lực chịu trách nhiệm

hình sự Tuổi chịu trách nhiệm hình sự cho tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên

b Hình phạt

Khung 1: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

hoặc phạt cải tạo không giam giữ

Khung 2: phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Khung 3: phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

Hình phạt bổ sung: người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng

16.3.6 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Trang 26

Tội xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe của con người, đồng thời xâm

phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính đã ban hành

- Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi: Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện qua việc vi phạm quy

tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính:

+ Vi phạm quy tắc nghề nghiệp là vi phạm những quy tắc thuộc phạm vi một ngành, một nghề, một lĩnh vực quy định

+ Quy tắc hành chính do Luật hành chính quy định hoặc các cơ quan hành chính ban hành hoặc một đơn vị sản xuất quy định

Hậu quả: Mức độ thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác từ

31% trở lên

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì

Điều luật chỉ quy định một khung hình phạt duy nhất với mức phạt là: Phạt

tù từ sáu tháng đến ba năm Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan

Ngoài việc áp dụng hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

16.3.7 Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

Trang 27

- Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ của người khác (gồm sức

khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần)

- Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác với người bị

lệ thuộc vào người phạm tội hành vi đối xử tàn ác là làm chi nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức tinh thần như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi

nhà, bắt nhịn ăn, uống,

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

- Chủ thể của tội phạm

Người có năng lực hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên Ngoài ra chủ thể của tội

phạm phải là người nạn nhân bị phụ thuộc

b Hình phạt

Khung một (khoản 1): Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan

Khung hai (khoản 2): Có mức phạt tù từ một năm đên ba năm Được áp dụng đôi với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

- Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

- Đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên)

Trang 28

Vấn đề 2

CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CON NGƯỜI

TS Lưu Hoài Bảo

- Nêu được khái niệm nhân phẩm, danh dự của con người

- Kể được tên các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

- Trình bày được dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

- Phân tích được các yếu tố cấu thành của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

- Chỉ rõ được hình phạt có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

- So sánh được các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người với nhau và với các tội khác có cấu thành tội phạm gần giống

- Phân biệt được các tội xâm nhân phẩm, danh dự của con người với nhau và với các tội khác có cấu thành tội phạm gần giống

- Giải quyết được các vụ án, các bài tập liên quan đến các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

MỤC TIÊU

Trang 29

16.2 Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

16.2.1 Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội hiếp dâm xâm phạm quan hệ nhân thân của nạn nhân gồm sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm

- Mặt khách quan của tội phạm

Dùng vũ lực là các hành vi thực hiện để buộc nạn nhân phải cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác

Đe doạ dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe doạ sợ hãi

Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.Hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác không nhất thiết phải ở tình trạng hoàn thành mà có thể được diễn ra ở giao đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội nhận thức đầy đủ hành vi của mình, mong muốn thực hiện hành vi

Trang 30

Khung 2: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Khung 3: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm

16.2.2 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội đã xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh

dự của trẻ em, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về

tâm, sinh lý của trẻ em

- Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi dùng vũ lực Được hiểu là dùng sức mạnh vật chất như trói, gây thương tích, vật ngã, xé quần áo, bóp cổ, khoá chân tay… nhằm đè bẹp sự kháng cự của trẻ em (người bị hại) để giao cấu với trẻ em đó

Có hành vi đe doạ dùng vũ lực Như đe doạ gây thương tích, đe doạ giết người thân của trẻ em, đe doạ trả thù, đốt nhà hoặc doạ sẽ giết trẻ em… nhằm uy hiếp tinh thần làm cho nạn nhân khiếp sợ, bị tê liệt ý chí phản kháng Cũng có thể người phạm tội lợi dụng vào tình trạng không thể tự vệ được của trẻ em để hiếp dâm (như người bị hại đang bị mê man, bất tỉnh, bị ngất xỉu vì bệnh lý, bị tật động kinh… xem giải thích tương tự ở tội hiếp dâm)

Có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với trẻ em

- Mặt chủ quan của tội phạm

Ngươi phạm tội thực hiện hành vi này với lỗi cố ý

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (có thể là nam nhưng cũng có thể là nữ) Thông thường, người phạm tội là nam, tuy nhiên phụ nữ cũng có thể là đồng phạm hiếp dâm với vai trò tổ chức, giúp

sức hoặc xúi giục

b Hình phạt

Khung một: Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm

Khung hai: Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm

Trang 31

Khung ba: Có mức phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình

Khung bốn: Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình Được áp dụng trong trường hợp giao cấu (trong mọi trường hợp) với trẻ

em chưa đủ 13 tuổi

16.2.3 Tội cưỡng dâm (Điều 143 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi giao cấu với người khác (là người bị lệ thuộc hoặc đang cần sự giúp

đỡ do đang ở trong tình trạng quẫn bách) bằng cách dùng thủ đoạn như dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa…

Đối tượng bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội.

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội cưỡng dâm thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, đồng thời còn xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác.

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cưỡng dâm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời phải có mối quan hệ lệ thuộc với người bị hại hoặc có quan hệ nhất định trong việc giúp đỡ người bị hại thoát khỏi tình trạng quẫn bách.

b Hình phạt

Hình phạt chính:

- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến

10 năm: Nhiều người cưỡng dâm một người; Cưỡng dâm 02 lần trở lên; Cưỡng dâm

02 người trở lên

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến

18 năm: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; Làm nạn nhân chết hoặc tự sát

- Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến

07 năm Phạm tội cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng thuộc một

Trang 32

trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 nêu trên, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội cưỡng dâm có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

16.2.4 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến sự phát triển bình thường về sinh lý và thể chất, dnah

dự, nhân phẩm của người từ đrủ 13 đến dưới 16 tuổi, đồng thời xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của họ

- Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện hành vi khách quan sau: + Dùng mọi thủ đoạn: lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là một lời hứa… đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang lệ thuộc vào mình để thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân Người lệ thuộc có thể là người được nuôi dưỡng, cưu mang… ví dụ như giữa con riêng của vợ với cha dượng, mẹ kế với con riêng của chồng…

+ Lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với mình

- Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp

Trang 33

Khung 2: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với trường hợp có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự

Khung 3: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với trường hợp

có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 144 Bộ luật Hình sự

Hình phạt bổ sung: gười phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

16.2.5 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người

từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)

- Mặt khách quan của tội phạm

Đây là hành vi quan hệ tình dục có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân mặc dù người phạm tội không có bất kỳ thủ đoạn nào để ép buộc, khống chế nạn nhân Trường hợp chủ thể dùng tiền hoặc tài sản trao đổi lấy việc giao cấu thuận tình với nạn nhân

thì không cấu thành tội này

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện phải có lỗi cố ý

- Chủ thể của tội phạm

Người thực hiện phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên)

b Hình phạt

Khung 1: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Khung 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm

hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

16.2.6 Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Trang 34

Quyền được bảo vệ nhân phẩm danh dự của người dưới 16 tuổi

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thoả mãn dục vọng, nhưng không có ý định giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân Nếu có ý định giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân nhưng không giao cấu hoặc thực hiện hành vi đó được được thì không phải là hành vi dâm ô mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ 13 đến dưới 16 tuổi hoặc tội giao cấu với người dưới 16 tuổi

Hành vi dâm ô thông thường không để lại hậu quả về tính mạng và sức khỏe, thương tích trên cơ thể nạn nhân

Đây là tội có cấu thành hình thức, tức là xem về hành vi vi phạm để xác định trách nhiệm hình sự chứ không căn cứ vào hậu quả hay những tổn hại từ hành vi dâm

ô xảy ra như thế nào trên thực tế

- Mặt chủ quan của tội phạm

Yếu tố lỗi : Lỗi cố ý trực tiếp Người thực hiện hành vi phạm tội dâm ô với

người dưới 16 tuổi nhận thức được hành vi của mình và hậu quả xảy ra

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này có thể là nam hoặc nữ, nhưng chủ yếu là nam và nhất

thiết phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên

b Hình phạt

Hình phạt chính:

- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến

07 năm: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;Làm nạn nhân tự sát

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Trang 35

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi có thể

bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

16.2.7 Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 BLHS)

- Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan như sau:

+Hành vi lôi kéo

+Hành vi dụ dỗ

+Hành vi ép buộc

- Mặt chủ quan của tội phạm

Đối với tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm thì lỗi ở đây

phải là lỗi cố ý

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực

trách nhiệm hình sự và không phụ thuộc vào giới tính là nam hay nữ

b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Khung hình phạt tăng nặng: Tùy vào khung hình phạt quy định tại khoản 2, 3 sẽ

có các mức hình phạt tương ứng là 03 đến 07 năm tù; 07 đến 12 năm tù

Người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức

vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Trang 36

16.2.8 Tội mua bán người (Điều 150 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của

con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác đê đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi

Trên thực tế việc mua bán người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thông thường được thực hiện một cách lén lút với các hình thức thanh toán đa dạng có thể bằng tiền, bằng tài sản khác, bằng hàng hoá…

Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên Trường hợp người

bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em

- Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến

15 năm: Có tổ chức; Vì động cơ đê hèn; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến

20 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Hình phạt bổ sung:

Trang 37

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội mua bán người có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

16.2.9 Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Các hành vi xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống

chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em

- Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành

vi trên

Hậu quả xảy ra là người dưới 16 tuổi bị đem ra mua bán đã thoát khỏi sự quản

lí của cha mẹ, gia đình, người thân…Để xác định trách nhiệm hình sự về tội này cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra

- Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý

Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, lượng hình

Trang 38

Khung hai: Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

- Có tổ chức Được hiểu là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này

- Có tính chất chuyên nghiệp Được hiểu là người phạm tội sinh sông chủ yếu dựa vào thu nhập từ việc mua bán trẻ em một cách thường xuyên

- Vì động cơ đê hèn (như để trả thù cha mẹ đứa trẻ)

- Đối với nhiều trẻ em (từ hai trẻ em trở lên)

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân

- Để đưa ra nước ngoài;

- Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo (như sử dụng để bóc lột sức lao động, cho đi ăn xin…)

- Để sử dụng vào mục đích mại dâm

- Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự ở tội giết người)

- Gây hậu quả nghiêm trọng (như làm cho trẻ em bị tàn tật suốt đời…)

Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:

- Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

16.2.10 Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Các hành vi xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống

chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em

- Mặt khách quan của tội phạm

Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi thể hiện thông qua hành vi lén lút, không cho

ai biết để tráo trẻ em này lấy trẻ em khác (trẻ sơ sinh, dưới 01 tuổi) và các hành vi

khác

Trang 39

- Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

b Hình phạt

Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

Khung hình phạt tăng nặng: phạt tù từ 03 năm tới 07 năm; từ 07 năm đến

12 năm

Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

16.2.11 Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và

sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi chiếm đoạt: dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực lực hoặc thủ đoạn

khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác nhằm chiếm giữ người dưới 16 tuổi

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi cố ý, người phạm tội cố ý thực hiện hành vi, nhận thức được hành vi của

mình

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

b Hình phạt

Khung 1: bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

Khung 2: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

- Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

Trang 40

- Đối với từ 02 người đến 05 người;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên

Khung 3: bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Đối với 06 người trở lên;

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

- Làm nạn nhân chết;

- Tái phạm nguy hiểm

Hình phạt bổ sung: có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến

05 năm

16.2.12 Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154 BLHS)

a Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm sự an toàn đối với chức năng cơ thể sống của con người

- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi của người phạm tội là mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ

thể người

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi trong trường hợp này là lỗi cố ý Có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp Người phạm tội có cố ý thực hiện hành vi phạm tội nhằm mua bán hoặc chiếm đoạt

mô hoặc bộ phận cơ thể người

Ngày đăng: 02/06/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w