Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ---------- SOUKCHANH KHAMDIVONG VẬN DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG VIỆC DẠY CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: VẬN DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG VIỆC DẠ Y CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 Sinh viên thực hiện SOUKCHANH KHAMDIVONG MSSV: 2113020520 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn GIÁO VIÊN ThS. Huỳnh Dõng MSCB: ……… Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ …. thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 3 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ cho việc học. Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc góp phần đào tạo nên những con người toàn diện, những con người có trí thức để đáp ứng yêu cầu được đặt ra ngày càng cao trong thời đại văn minh, công nghiệp. Tiếng Việt là một môn học quan trọng trong chương trình tiểu học. Để mang lại hiệu quả trong việc dạy và học tiếng VIệt thì mỗi giáo viên không những truyền đạt giảng giải những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cua học sinh. Giáo viên không nên áp dụng rập khuôn, máy móc các tài liệu trong sách hướng dẫn hay thiết kế bài giảng để dạy cho học sinh. Nếu bằng cách giảng dạy như vậy sẽ tạo cho học sinh tính thụ động, không phát huy hết năng lực tiềm ẩn trong trẻ. Do đó, việc học tập của học sinh sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt và hiệu quả học tập sẽ không cao. Như chúng ta đã biết, trong phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng. Do đó, giáo viên phải gây sự hứng thú trong học tập cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trong đó, trò hơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Đối với học sinh lớp 3 vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ xung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, 4 còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn Luyện từ và Câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Vì vậy, muốn dạy tốt phân môn luyện từ và câu ở lớp 3 người giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Trong đó trò chơi học tập là những trò chơi được đưa vào lớp học nhằm biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng hơn, hào hứng hơn. Đặc biệt trò chơi ô chữ sẽ giúp các em tiếp cận vấn đề nhanh hơn, khi vui chơi, trong không khí cổ vũ sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Trò chơi ô chữ cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của học sinh - nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi ô chữ tạo nên hình thức "học mà chơi, chơi mà học" đang được khuyến khích ở tiểu học nhất là trong chương trình phân môn Luyện từ và câu, việc tổ chức trò chơi ô chữ ngay trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng trò chơi ô chữ trong việ c dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3”. 2. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng trò chơi ô chữ để dạy các bài tập Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 3. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh và giáo viên lớp 3 trường tiểu học Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức trò chơi ô chữ trong dạy các bai tập Luyện từ và Câu lớp 3. 5 Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức trò chơi ô chữ nhằm nâng cao chất lượng để dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3. Thực nghiệm các giải pháp để nâng cao chất lượng của việc tổ chức trò chơi ô chữ nhằm nâng cao chất lượng để dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5.1.1. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu Chọn và đọc các sách báo, tài liệu có liên quan đến vấn đề để chọn lọc và tổng hợp thông tin phục vụ cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát trong các tiết học ở trường tiểu học thực nghiệm, thái độ của giáo viên và học sinh 5.2.2. Phương pháp điều tra và thống kê Chúng tôi điều tra và thống kê các con số trong quá trình thực nghiệm và sau đó tính toán để xử lý số liệu nhằm đảm bảo kết quả đúng và trung thực nhất trong đề tài nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã xây dựng các phiếu bài tập, tiến hành thực nghiệm và đối chứng với trường tiểu học để đánh giá việc vận dụng trò chơi ô chữ dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3. 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng hệ thống bài tập Luyện tập và Câu để góp phần nâng cao kỹ năng học tốt tiếng Việt nói chung phân môn Luyện từ và Câu nói riêng. - Lê thị Thu Hiền đã có công trình nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về câu trong phân môn Luyện từ và Câu lớp 4” do Thọc sinh.Võ Thị Hoa hướng dẫn (năm 2012). - Nguyễn Thị Út đã có công trình nghiên cứu “Giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua dạy môn Tiếng Việt” do Thọc sinh. Võ Thị Hoa hướng dẫn (năm 2012). 6 - Phạm Thị Thiên Hương đã có công trình nghiên cứu “ Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và Câu” do Thọc sinh. Mai thị Liên Giang hướng dẫn ( năm 2015). Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu đầy đủ nhất về việc “ Vận dụng trò chơi ô chữ trong việc dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3”. 7. Đóng góp của đề tài - Để có tiết học tốt thì nội dung bài học và phương pháp dạy học phải có sự gắn bó, phù hợp và hấp dẫn. - Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học, là trò chơi có kiến thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân để tham gia trò chơi. Trong đó trò chơi ô chữ là hoạt động mà các em được củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào tình huống của trò chơi. - Trò chơi ô chữ có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức. - Qua trò chơi, giáo viên có thể đánh giá học sinh về kiến thức nội dung bài học, năng lực và phẩm chất đạo đức. 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Vận dụng trò chơi ô chữ dạy Luyện từ và Câu lớp 3. Phạm vi về địa bàn: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam. 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài trang viết tắt, mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục; nội dung khóa luận bao gồm: Phần nội dung nghiên cứu: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề vận dụng trò chơi ô chữ để dạy bài tập Luyện từ và Câu ở lớp 3 - Chương 2: Vận dụng trò chơi ô chữ trong việc dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3 - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 7 B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ Ý LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ VẬN DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ ĐỂ DẠY BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Phân môn Luyện từ và Câu Luyện từ và câu là một trong bảy phân môn của Tiếng Việt. Việc dạy Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu thể hiện tư tưởng, tình cảm gia đình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các kiểu câu trong nói và viết với người khác. 1.1.1.2. Bài tập Bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập giáo vien đặt ra cho học sinh. Trên cơ sở những thông tin đã biết học sinh phải từ duy, tìm ra cách giải quyết góp phần lĩnh hội nội dung học tập, rèn luyện kỹ năng và đặt được mục tiêu bài học, môn học đề ra. 1.1.1.3. Các khái niệm cơ bản Khái niệm trò chơi Một số nhà tâm lý – giáo dục học theo phái sinh học như K.Gross, S.Hall, Vstern … cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa. Còn G.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Còn với tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa: + Một là kiểu chơi có luật (tập hợp quy tác, định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia. + Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi … 8 Và tác giả Hà Nhật Thăng cho rằng trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà mọi người tham gia phải tuân thủ. Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó. Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vì chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi. Trò chơi học tập - Có những quan niệm khác nhau về trò chơi học tập. Trong lý luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập … không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi học tập. Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi học tập còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học. Trò chơi học tập có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học. - Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứa về trò chơi học tập của các nhà nghiên cứa Xô Viết, tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trình nghiên cứa: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ em học toán lớp 1”, khẳng định rằng trò chơi học tập được hiểu là trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi học tập là trò chơi có nội dung và luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ. Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ 9 chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi các em tham gia trò chơi gọi là trò chơi học tập. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi học tập được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập. Trò chơi học tập được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học. 1.1.1.4. Trò chơi ô chữ là gì? Trò chơi học tập phần lớn được xem là một thủ thuật, bện pháp cũng cố kiến thức học sinh vừa học trong tiết học. Tuy nhiên, trò chơi ô chữ có thể tổ chức ở tất cả các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một số bài học, khi học sinh đã có kiến thức tổng hợp. Vận dụng trò chơi ô chữ là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy Luyện từ và câu nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Việc đưa trò chơi ô chữ vào tiết dạy Luyện từ và Câu không những giúp học sinh mở rộng vốn từ chủ điểm mà còn giúp các em học sinh nắm chắc nghĩa của từ, quản lý phân loại vốn từ, từ đó sử dụng từ đúng cách có hiệu quả sau khi xong một chủ điểm nào đó, để củng cố lại kiến thức vừa học. Giáo viên đưa ra ô chữ mà các từ ngữ trong đó có liên quan đến chủ điểm vừa học. Giáo viên chọn từ hàng dọc là những từ ngữ có nghĩa hoặc gần nghĩa với chủ điểm, trên cơ sở đó chọn các từ hàng ngang với những từ gợi ý về các từ đó. Các gợi ý có thể là nghĩa của từ, cũng có thể là các hoạt động tương ứng của các sự vật. 1.1.2. Vài trò của trò chơi ô chữ trong các phương pháp dạy học tích cực hiện đại Trò chơi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học, bởi vì ở lứa tuổi này đặc điểm tâm lí nổi bật của các em là “học mà chơi, chơi mà học”, các em chưa thể tập trung chú ý quá lâu vào một hoạt động. Vì vậy, đưa trò chơi ô chữ vào phân môn Luyện từ và Câu sẽ là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình chơi học sinh phải sử dụng các giác quan để 10 thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi, do đó, mà các giác quan của học sinh trở nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng được phát triển. Ngoài ra, trò chơi ô chữ còn làm thay đổi hình thức học tập, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, học sinh hàm học và gây hứng thú trong học tập. Đặc biệt, qua trò chơi ô chữ học sinh tiếp thu bài một cách tự giác, tích cực hơn. Học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học. Trong dạy học Luyện từ và Câu, giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, học sinh hào hứng tham gia vào nhiệm vụ học tập đã được lồng sẵn với các trò chơi cụ thể. Bằng cách này, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách vững chắc. Đây là cơ sở để giúp học sinh dễ dàng phát hiện ra kiến thức và ghi nhớ kiến thức của bài học. Củng cố kết quả hoạt động dạy – học ở trên lớp. Bổ sung, nâng cao thêm hiểu biết, học hỏi ở bạn bè, khắc sâu kiến thức đã được học, nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng. Trò chơi ô chữ giúp học sinh biết cách nhìn nhận, so sánh, khái quát kiến thức đã lĩnh hội trước đó. Thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh có ấn tượng mạnh mẽ về kiến thức đó, vì thế mà học sinh nắm bắt bài nhanh hơn. Trò chơi ô chữ tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh. 1.1.3. Ưu điểm của trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu, thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà học sinh tích lũy được qua hoạt động chơi. Đặc biệt là phát triển ngôn ngữ trong những trò chơi yêu cầu mô tả bằng lời hoặc biết kết hợp linh hoạt giữa các hoạt động tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp) và các kĩ năng sử lí nhanh nhẹn, thông minh đối với những trò chơi yêu cầu hành động. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng học tập, thúc đẩy các hoạt động trí tuệ như: tập trung chú ý, kiên trì tìm tòi, sáng tạo vận dụng trì thức. Nhờ sử dụng trò chơi ô chữ mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn. 11 Giúp học sinh rèn luyện các phẩm chất đạo đức như: tính thật thà, trung thực, tôn trọng kĩ luật, biết giúp đỡ, hỗ trợ đồng đội khi chơi, biết đánh giá và tự đánh giá kết quả chơi. Ngoài ra, một số trò chơi học tập như ghép hình, tranh ảnh giúp học sinh biết cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp và tạo ra cái đẹp từ đó góp phần giáo giúp thẩm mĩ cho trẻ. Trò chơi có mục đích lành mạnh, tính sư phạm, tính giáo dục thì trò chơi mới đạt được hiệu quả giá trị về tinh thần và thể chất của người chơi. Việc vận dụng trò chơi học tập nói chung và trong dạy học Luyện từ và Câu nói riêng là một trong những biện pháp tăng cường hóa hoạt động học tập của học sinh. Ngoài ra, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăng thêm tình cảm của các em đối với môn học và giáo viên. Trò chơi giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, phát triển thêm những điều mới mà các em đã tiếp cận trong sách giáo khoa, luyện tập những kĩ năng thao tác mà các em đã được học. 1.1.4. Các loại trò chơi ô chữ 1.1.4.1. Trò chơi ô chữ bí mật Mục đích: - Củng cố các kiến thức về từ và câu sau khi hoàn thành các bài tập của tiết học Luyện từ và câu. - Rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nghe. - Tạo không khí thi đua sôi nổi. Chuẩn bị: - Bài giảng power point có câu hỏi trong các bông hoa, các cánh hoa, các ngọn nến hay các ô cửa bí mật. Cách thức tổ chức: - Học sinh xung phong giành quyền chọn ô cửa mình thích. Học sinh tự nêu câu hỏi của mình và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi, học sinh đó sẽ nhận được phần quà gắn kèm câu hỏi hoặc được thầy giáo và các bạn vỗ tay khen ngợi. Nếu học sinh đó không trả lời được hoặc trả lời chưa đúng thì các học sinh khác có thể xung phong trả lời và nhận phần thưởng của câu hỏi đó. 12 Trò chơi này có thể áp dụng cho hầu hết các bài Luyện từ và câu trong chương trình lớp 3. Trò chơi được học sinh yêu thích vì nó quen thuộc, dễ hiểu, dễ chơi. Qua trò chơi, học sinh củng cố được kiến thức đã học và thể hiện được khả năng, sở trường của bản thân. 1.1.4.2. Trò chơi ô chữ kì diệu Mục đích: - Củng cố và mở rộng vốn từ theo các chủ điểm. - Rèn luyện tinh thần tập thể, tính nhanh nhẹn, chính xác. Chuẩn bị: - Bảng phụ kẻ sẵn có ô chữ (có thể soạn trong Power point để trình chiếu). - Hoa học tốt. Cách tổ chức: + Các đội chơi lần lượt chọn các ô hàng ngang được đánh số từ 1 đến 11. Lượt chọn đầu tiên là đội số 1, tiếp đến là các đội 2, 3, 4. Với mỗi lượt chọn ô hàng ngang, giáo viên đọc các gợi ý tương ứng với ô hàng ngang mà đội đó chọn. Các đội thảo luận tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con. + Mỗi câu trả lời đúng được tặng một hoa học tốt. Các đội phát hiện từ cột dọc ở bất kì thời điểm nào cũng có quyền trả lời. Từ cột dọc là 3 hoa học tốt. Đội nào có tổng số hoa nhiều hơn là đội thắng cuộc. Trò chơi này có thể được sử dụng khi dạy các bài tập về dạng giải ô chữ để tìm từ ngữ thích hợp trong chủ điểm. Giáo viên có thể thiết kế các ô chữ dưới nhiều hình thức khác nhau; linh hoạt thay đổi cách tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, nhằm thu hút sự tập trung, chú ý, phát huy tính tích cực của học sinh. 1.1.4.3. Trò chơi chọn ô số Mục đích; Rèn kĩ năng nói; luyện tư duy và phản ứng nhanh. Chuẩn bị: Slide có các ô số và nội dung câu hỏi, đáp cho từng ô số. Cách thức tổ chức: Giáo viên trình chiếu trên màn hình các ô số. Tương ứng với mỗi ô là nói về các cụm từ cần đặt câu. Giáo viên mời học sinh chọn bất kì các ô số nào mà mình thích. Với một ô số được mở ra, Học sinh chọn ô số nào thì học sinh đó phải 13 đặt được những câu theo mỗi từ ngữ đó. Học sinh dưới lớp cũng tham gia trò chơi bằng cách xung phong đặt tiếp những câu theo yêu cầu mà bạn đã chọn. Mỗi học sinh đặt một câu. Cứ như vậy cho đến khi hết các từ để đặt. Giáo viên cùng các học sinh kiểm tra xem các bạn có đặt câu đúng với bạn trước không. Nếu có thì đặt lại câu khác. Cuối cùng trò chơi, những bạn đặt được nhiều câu hỏi theo yêu cầu là người thắng cuộc. Trò chơi này có thể được sử dụng khi dạy các bài tập khi đặt câu theo các mẫu câu cho sẵn 1.1.5. Vị trí của phân môn Luyện từ và Câu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học Giáo dục tiểu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng từ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và Câu ở tiểu học. Việc dạy Luyện từ và Câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cùng cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp học sinh có khả năng hiểu câu nói của người khác. Luyện từ và Câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Ngoài ra còn rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Trước hết Luyện từ và Câu, cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Phân môn Luyện từ và Câu cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng ngôn ngữ vào trong giao tiếp hằng ngày. 14 1.1.6. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và Câu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em. - Dạy nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau. - Hẹ thống hóa vốn từ: Dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi. Công việc này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo …, tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ. - Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết của học sinh, đưa từ và trong vốn từ tích cực được học sinh dùng thường xuyên. Tích cực hóa vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình. Cung cấp một số kiến thức về từ và câu Trên cơ sở vốn ngôn ngữ có được trước khi lên trường, từ những hiện tượng cụ thể của tiếng mẹ đẻ, phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số kiến thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em. Luyện từ và câu trang bị cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chứng của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại, các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên, Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện từ duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. 1.1.7. Phương pháp dạy học tiếng Việt hiện nay Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc 15 điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy, việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác. Các phương pháp dạy học Tiếng Việt Phương pháp phân tích ngôn ngữ Phân tích ngôn ngữ là phương pháp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phát hiện ra các hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các ngữ liệu để phát hiện ra những đặc trưng của chúng. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tùy thuộc mức độ và mục đích phân tích mà phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể tiến hành theo các mức độ khác nhau như: quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm những điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định). Phân tích ngôn ngữ, phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương … Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và viết. 16 Phương pháp rèn luyện theo mẫu Rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng Việt là phương pháp giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa theo mẫu lời nói đã được sách giáo khoa xây dựng hoặc mẫu của giáo viên để giải quyết các bài tập, rèn kỹ năng hoặc tạo ra mẫu lời nói của chính mình. Phương pháp rèn luyện theo mẫu được ứng dụng trong tất cả các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Học sinh có thể dựa theo các mẫu của sách giáo khoa, của giáo viên để rèn luyện về chữ viết, luyện về phát âm, luyện đọc, giải nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn... Để thực hiện phương pháp, giáo viên cần tuân thủ quy trình sau: + Giáo viên cung cấp mẫu lời nói hoặc cho học sinh đọc mẫu trong sách giáo khoa (nếu có). + Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nắm được bản chất, cách tạo mỗi loại mẫu. + Học sinh mô phỏng tạo ra lời nói của mình. + Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và tự đánh giá kết quả thực hiện lời nói của mình và của bạn. Ví dụ: Dạy bài tập số 1, tiết Tập làm văn (Tiếng Việt 2, tập 1. Nhà xuất bản giáo dục. Trang 54) với yêu cầu:”Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu: a) Em có đi xem phim không?; b) Mẹ có mua báo không?”. Sách giáo khoa đã có sẵn mẫu: “M: - Em có thích đọc thơ không? - Có, em rất thích đọc thơ. - Không, em không thích đọc thơ”. Giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh dựa vào mẫu để trả lời các yêu cầu của câu hỏi a, b, c theo hai cách như trên… Phương pháp giao tiếp Phương pháp giao tiếp là phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng những tri thức sơ giản đã học và việc thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể bằng Tiếng Việt. Thực hiện phương pháp giao tiếp, giáo viên cần: - Tạo các tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp ở học sinh. 17 - Giúp học sinh định hướng hoạt động giao tiếp nói hoặc viết của mình để tạo ra lời nói viết hoàn chỉnh trong giao tiếp. - Hướng dẫn học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện… Ví dụ: Dạy bài tập 1 “Kể lại một trận thi đấu thể thao”, tiết Tập làm văn tuần 28 (sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 88), giáo viên có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý ở sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh có thể kể về một buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi; cũng có thể kể một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc học trên sách, báo… Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý… Phương pháp trò chơi học tập Trò chơi là một hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh. Thông qua các trò chơi, học sinh được luyện tập làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị, đơn vị lớp theo sự phân công và với tinh thần hợp tác. Cùng với những hình thức học tập khác, trò chơi tạo cơ hội để học sinh học bằng tự hoạt động: tự củng cố kiến thức và tự hoàn thiện kỹ năng. Trò chơi phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Mục đích của trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng ở từng bài, từng nhóm bài, từng phân của chương trình. - Nội dung chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao tác của một kĩ năng hay của nhiều đơn vị kiến thức. - Hình thức của trò chơi phải đa dạng giúp cho học sinh luôn được thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và các giác quan tham gia hoạt động cùng một lúc để các em học tập một cách linh hoạt và hứng thú. - Cách chơi cần đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Mỗi trò chơi cần thu hút nhiều học sinh tham dự. - Điều kiện để tổ chức trò chơi cần đơn giản, phương tiện để chơi chơi dễ làm, giáo viên có thể tự chuẩn bị và tự tổ chức ngay trong phòng học. - Có nhiều loại hình trò chơi để học tiếng Việt, chẳng hạn: Ở lớp 1, phần học âm, vần, học sinh có thể học bằng các trò chơi: 18 Tô chữ trên tranh: để nhận mặt chữ ghi âm, vần mới và đọc tiếng chứa âm (vần) mới học. Trò chơi cờ (hoặc Đôminô): giúp học sinh đọc và viết chữ ghép được trên bàn cờ để học ghép tiếng có âm, vần mới và tìm nghĩa của từ. Trò chơi đi tìm lời thơ: để luyện ghép tiếng nhanh và chọn từ có nghĩa phù hợp với việc diễn đạt chính xác ý câu thơ. Trò chơi nhìn ra xung quanh để tìm nhanh các tiếng chứa tiếng có âm, vần mới. Trò chơi viết thư trong nhóm: giúp học sinh tập dùng từ chứa âm, vần mới và tạo ra lời nói… Ở lớp 2 và lớp 3 có thể tổ chức các trò chơi: Trò chơi đọc nhanh thuộc giỏi và đọc thơ truyền điện: nhằm giúp học sinh học thuộc lòng nhanh. Trò chơi thi tìm từ, tiếng mở đầu bằng chữ cái: giúp học sinh học các quy tắc chính tả. Trò chơi đóng vai: giúp học sinh học nói các nghi thức lời nói (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời; đáp lời chào, cảm ơn…). Chú ý : không được lạm dụng phương pháp chơi để học trong dạy tiếng Việt. Tùy vào yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên có thể tổ chức một hoặc hai trò chơi trong một bài học, cũng sẽ có những bài học không có trò chơi. Việc tổ chức hoạt động chơi để học trong giờ học cần được giáo viên cần nhắc kĩ để điều hòa với các hoạt động khác. Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp thảo luận nhóm có tác dụng hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ. - Hình thức thảo luận có thể dùng ở nhiều loại bài thuộc nhiều nội dùng học tập. Ví dụ, có thể dùng trong khi dạy tập đọc (phần tìm hiểu nội dung bài), đặc biệt là ở những yêu cầu về suy luận, phán đoán ý từ một bài đọc cụ thể, hoặc nhận xét về một chi tiết, ý tưởng nào đó trong bài đọc. Có thể dùng thảo luận để xây dựng dàn ý cho một bài viết; thảo luận để đưa ra lời nói (miệng hoặc viết) đáp 19 ứng với một tình huống giao tiếp cụ thể được đặt ra cho mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm học sinh. - Quy mô thảo luận: có thể là nhóm nhỏ (2 – 4 học sinh), nhóm lớn (khoảng 10 học sinh), cả lớp. - Để thảo luận nhóm thành công, giáo viên phải có một hệ thống câu hỏi gợi ý. Đây là các điểm tựa để học sinh dựa vào đó mà thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài học. Nội dung các câu hỏi cần hướng vào sự khai thác kinh nghiệm, cách nghĩ của học sinh, khuyến khích từng học sinh tham gia một cách tự tin vào hoạt động thảo luận. Giáo viên cần phân biệt điều hành thảo luận theo hệ thống câu hỏi khác với việc yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong phương pháp vấn đáp. Những câu hỏi gợi ý trong các cuộc thảo luận không phải lúc nào cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng. Những câu trả lời hướng về yêu cầu của bài học, đáp ứng được từng phần yêu cầu của bài học đều được chấp nhận. Cuối mỗi cuộc thảo luận, giáo viên phải tổng kết các ý kiến của học sinh đã đóng góp thành một ý kiến đúng, đầy đủ, có tính thuyết phục. Ví dụ: khi thực hiện bài tập số 3 (bài chính tả ở tuần 25, Tiếng Việt 2, tập 2), giáo viên có thể chia nhóm nhỏ cho học sinh thảo luận theo 2 câu gợi ý: 1) Những từ nào trái nghĩa với từ “khó”? (đẽ, giàu, đơn giản…). Những từ nào chỉ vật dùng để viết chữ? (bảng, vở, giấy, đất, sân…)… 2) Chọn trong số các từ đó một hoặc một vài từ bắt đầu bằng: gi, đ, r… Sau khi học sinh đưa ra các câu trả lời, giáo viên cần chốt lại bằng câu trả lời chung: Những từ các em nêu ra đều đúng với yêu cầu về nghĩa, song để đáp ứng yêu cầu về chữ viết của các từ đó nêu trong bài tập, chúng ta chỉ chọn trong số các từ tìm được những từ bắt đầu bằng các chữ d, gi, r (dễ, giàu, giấy…). Phương pháp dạy – học nêu vấn đề Phương pháp dậy học nêu vấn dề là phương pháp tích cực nhằm chuẩn bị trực tiếp cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng và khả năng hợp tác. Có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong tất cả các loại bài của môn Tiếng Việt, đặc biệt là các bài có yêu cầu thực hành kỹ năng nói, viết văn bản; nói các nghi thức lời nói. Hai điều kiện cần thiết để thực hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề là: 20 - Giáo viên phải tạo ra được tình huống có vấn đề trong quá trình học sinh chiếm lĩnh tri thức hoặc rèn luyện kỹ năng. Tình huống có vấn đề được tạo ra từ ba yếu tố cơ bản: Một là, mục đích của kiến thức hoặc kỹ năng cần trang bị. Hai là, nhu cầu nắm kiến thức hoặc kỹ năng đó của học sinh. Ba là, dự báo khả năng nắm được kiến thức hoặc kỹ năng đó của học sinh. Để đưa ra tình huống có vấn đề, giáo viên phải cho học sinh biết: trong bài học này, các em chưa hiểu gì chưa biết? các em có mong muốn khám phá điều chưa biết đó và đưa vào vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân không?. - Giáo viên phải giúp học sinh tìm ra được các việc làm cụ thể, thứ tự của các việc làm đó để giải quyết được vấn đề đã đặt ra và hoàn thành nhiệm vụ của bài học. Một ví dụ về phương pháp dạy học nêu vấn đề: Phần thứ nhất của bài tập làm văn tuần 24 (sách Tiếng Việt 2, tập 2) mục tiêu của phần này là học sinh biết đáp lời đồng ý. Giáo viên thực hiện phương pháp này như sau: - Giáo viên tạo tình huống có vấn đề: Yêu cầu 2 học sinh đóng vai: Em thứ nhất vai người xin phép hoặc nhờ vả em kia một việc nào đó, em thứ hai đóng vai người nói đống ý (với lời xin phép hoặc nhờ vả của người thứ nhất). Giáo viên hương dẫn các học sinh khác quan sát xem sau khi học sinh thứ hai nói lời đồng ý thì học sinh kia có đáp lại lời đồng ý không? Kết quả quan sát có thể là không có lời đáp lại lời đồng ý. Yêu cầu các học sinh khác nhận xét xem bạn chưa đáp lại lời đồng ý như vậy có lịch sự không? Các bạn khác khi gặp trường hợp được người khác nói lời đồng ý có muốn đáp lại không. Khi xin phép hoặc đề nghị, nhờ vả ai việc gì, nếu người đó đồng ý tức là đa giúp đỡ ta, ta phải đáp lại lời đồng ý như thế nào?. - Giáo viên giúp học sinh tìm ra các việc làm để giải quyết vấn đề đặt ra ở trên: Nói lời cảm ơn. 21 Nếu khi nói lời đồng ý, người kia còn yêu cầu ta điều gì thì ta phải nói lời đáp lại lời yêu cầu đó sau khi đã nói lời cảm ơn… Phương pháp dạy – học ngoài không gian lớp học Dạy học ngoài không gian lớp học là sử dụng không gian sư phạm của trường, sử dụng môi trường sống sôi động của cộng đồng làm phương tiện dạy những nội dung học tập chính khóa. Nội dung dạy học ở ngoài lớp phải được giáo viên soạn thành các nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể gởi đến học sinh và phải hương dẫn học sinh cách làm để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Trong giờ quan sát và tìm ý cho bài văn tả cảnh (đề bài tả cảnh trường), giáo viên có thể chia nhóm, mỗi nhóm học sinh nhận một nhiệm vụ quan sát một phần cảnh: nhóm quan sát cổng trường, nhóm quan sát sân trường, nhóm quan sát các phòng học, nhóm quan sát hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi… Nhiệm vụ của từng nhóm được giáo viên ghi rõ trên một phiếu học như: Ghi lại những cảnh vật em thấy (hình dáng, màu sắc và một đặc điểm nổi bật của mỗi cảnh vật), một vài hình ảnh được tạo ra bằng các biện pháp so sánh, ẩn dụ hoặc nhân hóa… 1.1.8. Phương pháp dạy Luyện từ câu lớp 3 nói riêng Để giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Luyện từ và câu, giáo viên phải xem xét hệ thống bài tập, cấu trúc tri thức tiếng Việt cần hình thành cho học sinh. Nguyên tắc phát triển tri thức - vốn từ tiếng Việt và kiến thức – nguyên tắc ngữ pháp để làm cơ sở định hướng chọn lọc những phương pháp – phương tiện dạy học thích hợp thực hiện một cách có hệ thống, đạt hiệu quả bài dạy. - Các bài tập về từ: + Loại bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Loại bài tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng hình thành và phát triển cho các em khả năng tư duy có hệ thống về mối quan hệ phương ngữ. Về cách dạy loại bài tập tìm từ cùng chủ điểm, giáo viên cần chú ý đến từ mẫu, đó là điểm tựa có tác dụng gợi ý định hướng cho học sinh trong quá trình tìm từ. Đồng thời giáo viên hướng dẫn cho các em xác định đúng yêu câu của bài tập. 22 + Loại bài tập giúp học sinh nắm nghĩa của từ, mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: Đối với bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập là hiểu nghĩa của từ. Do đó, giáo viên cần dựa vào hệ thống câu hỏi để học sinh thực hiện tìm những từ có nghĩa ấy hoặc những từ đó có nghĩa như thế nào. Sau đó giáo viên chữa một phần nhỏ của bài tập làm mẫu bằng cách gọi 1 học sinh làm cho cả lớp theo dõi góp ý. Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh cả lớp làm bài tập. Cuối cùng giáo viên tổ chức cho học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về kỹ năng và kiến thức: học sinh nắm nghĩa của từ và biết cách vận dụng làm bài tập. Loại bài tập này, dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa các từ. Nói cách khác là giữa các từ có mối quan hệ với nhau về nghĩa như: quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa. Để tiến hành tìm các từ ngữ có quan hệ với nhau về nghĩa nhằm mở rộng và phát triển vốn từ cho các em, làm phong phú vốn từ. Như vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm nghĩa của từ cho sẵn, để định hướng tìm đúng từ cần tìm theo những từ mà bài tập đã cho. Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn cho các em nắm được quan hệ của từ như quan hệ đồng nghĩa là gì? ; Gần nghĩa là gì?; Trái nghĩa là gì? . Từ đó việc liên hệ tìm từ của học sinh sẽ dễ dàng hơn. Các loại bài tập kiểu này thường có từ cho sẵn gọi là từ mẫu , từ điểm tựa làm cơ sở. Từ đó, học sinh tự liên hệ tìm hiểu mối quan hệ của chúng. Đối với trường hợp từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, khó nhận biết, để trợ giúp hoạt động tìm từ cho học sinh, giáo viên có thể giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu một số ngữ cảnh điển hình trong đó có sử dụng từ cho sẵn ấy để học sinh phát hiện từ. Khi đó việc tìm từ của các em sẽ đúng hướng, đúng yêu cầu của bài tập và đơn giản hơn nhiều. + Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ: Dạng bài tập này dựa trên quan hệ liên tưởng có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh mở rộng và phát triển vốn từ. Về cách dạy các dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn các em lần lượt tự chọn và ghép với các tiếng còn lại. Nếu tạo ra từ ghép quen thuộc hoặc quen dùng thì các em tự ghép được. + Loại bài tập tìm từ ngữ cùng chủ điểm: 23 Loại bài tập này, ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ, còn có tác dụng hình thành và phát triển cho các em khả năng tư duy có hệ thống về mối quan hệ phương ngữ. Về cách dạy loại bài tập tìm từ cùng chủ điểm, giáo viên cần chú ý đến từ mẫu, đó là điểm tựa có tác dụng gợi ý định hướng cho học sinh trong quá trình tìm từ. Đồng thời giáo viên hướng dẫn cho các em xác định đúng yêu câu của bài tập. + Loại bài tập cung cấp về từ loại: Đối với loại bài tập này, ở lớp 3 thường tập trung phát triển vốn từ cho học sinh và lồng ghép trong nhiều dạng bài khác nhau. Những từ loại ở đây chỉ là những kiến thức sơ giản về danh từ, động từ, tính từ như cung cấp cho các em nắm được những từ chỉ người, con vật, đồ vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm, tính chất. Việc hướng dẫn làm các bài tập này, giáo viên cần chú ý dẫn dắt các em dựa vào kinh nghiệm sống của bản thân là chủ yếu để vận dụng vào làm bài, giáo viên tránh giải thích dài dòng hoặc sa vào lý thuyết. Qua việc cung cấp các từ loại, giáo viên cần giúp các em biết dùng các từ loại đó đặt câu cho phù hợp. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu: + Loại bài tập dùng từ đặt câu: Loại bài sử dụng từ này chủ yếu luyện cho học sinh biết kết hợp các từ ngữ trong câu có tác dụng rèn luyện tư duy hệ thống các từ cho các em. Như vậy khi các từ kết hợp với nhau để tạo nên câu thì ở chúng hình thành mối quan hệ về ý nghĩa và quan hệ về ngữ pháp. Do đó muốn “dùng từ đặt câu” đúng thì các em phải thiết lập được mối quan hệ về ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ phải hợp lý. Đối với kiểu bài tập này không chỉ liên quan đến vấn đề ngữ pháp nên yêu cầu giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng “lựa chọn từ, kết hợp từ” để tạo thành câu. Giáo viên lưu ý đến việc hưỡng dẫn cho các em biết dựa vào đặc điểm của sự vật và hiện tượng để phân loại, phân nhóm từ; mỗi loại và mỗi nhóm từ này là một hệ thống ngữ nghĩa cho việc dùng từ đặt câu chính xác hơn. + Loại bài tập “ đặt câu theo các kiểu câu Ai ( cái gì, con gì)? Là gì?( ở đâu, làm gì, bằng gì). Ai thế nào? và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy”: Giúp học sinh biết nhận ra và biết đặt câu theo các kiểu câu đơn, ngay những bài tập đầu tiên ở dạng này, giáo viên cần cho các em nắm rõ yêu cầu của 24 đề bài và bám theo mẫu cho sẵn, tập trung uốn nắn trong quá trình luyện nói cho học sinh để giúp các em biết vận dụng tốt khi làm bài tập - Loại bài tập sử dụng dấu câu: Loại bài tập này giúp các em bước đầu có ý thức và biết đăt dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy vào đúng chỗ. Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên cần đảm bảo quy trình sau: Cho các em đọc và xác định đúng yêu cầu của bài tập, học sinh được tham gia giải một phần bài tập yêu cầu các em nắm được đặc điểm của câu thông qua đọc nhẩm để tư duy tìm và điền dấu câu cho thích hợp ( dựa vào vốn sống của các em, ở mức độ kiến thức lớp 2 không có phần bài học). - Các bài tập về biện pháp tu từ: so sánh và nhân hóa: Thông qua các bài tập về biện pháp tu từ nhằm giúp các em có nhận biết về các biện pháp tu từ như: biết phép so sánh, phép nhân hóa. Qua đó, làm cơ sở để các em bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu. Loại bài tập này, đòi hỏi mức đôï phát triển tư duy về ngôn ngữ của các em cao hơn nhiều so với các dạng bài tập đã nêu ở trên. Do đó. giáo viên phải có vốn kiến thức vững vàng, biết sử dụng thủ pháp và hình thức dạy học sáng tạo để tạo cho các em hứng thú tìm tòi kiến thức nhờ chủ động làm các bài tập. Yêu cầu đặt ra là phải cho học sinh xác đinh đúng trọng tâm yêu cầu của bài tập, phải hướng cho học sinh làm bài tập từ bước dễ làm đến bước phức tạp hơn. Giáo viên có thể giúp và cùng học sinh làm một phần bài tập, sau đó hướng dẫn cho cả lớp làm bài tập, trao đổi nhận xét và giáo viên chốt lại kiến thức cần cung cấp ( kiến thức học sinh cần nắm). 1.1.9. Đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3 1.1.9.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3 Học sinh tiểu học là những em có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, đây là giai đoạn có nhiều biến đổi về tâm sinh lí và các hoạt động của trẻ. Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh lớp 3 tri giác của các em thiên về xúc cảm, tri giác chi tiết rất hạn chế. Trẻ thường bị thu hút bởi các chi tiết ngẫu nhiên, khả năng tổng hợp, quan sát kém. Các hoạt động phân tích, tổng hợp còn kém, còn mang dấu ấn tư duy của trẻ mẫu giáo. Các em còn gặp khó khăn trong việc khái quát hóa, hình tượng hóa sự vật hiện tượng, các em thường căn cứ vào dấu hiệu bề ngoài cụ thể, trực quan nhưng chưa chú ý tơi những dấu hiệu chung, dấu hiệu bản chất, thường phản đoán theo 25 một chiều vào những dấu hiệu duy nhất. Ở lứa tuổi học sinh lớp 3 các em rất có những nhu cầu được giao lưu, trò chuyện, chia sẻ với bạn bè cha mẹ, thầy cô về những vấn đề mới lạ của mình. Vì thế khi học Luyện từ và Câu thì các em rất có hứng thú. Nếu có hứng thú với giờ học thì học sinh nhanh chóng nắm được những kiến thức, thực hành kiến thức đó hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tổ chức giờ học bằng cách đưa ra các vấn đề, các tình huống giả định gần gũi, quen thuộc với đời sống hằng ngày để kích thích sự hứng thú ở học sinh tạo điều kiện cho việc tiếp nhận kiến thức được tốt nhất. 1.1.9.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3 Ở lứa tuổi học sinh lớp 3 thì hầu hết ngôn ngữ nói của các em thành thạo, vốn từ tiếng Việt được tích lũy một cách tự phát trong sinh hoạt gia đình. Các em đã mang các vốn từ ấy tiếp tục học tiếng Việt ở trường Tiểu học, mang những tri thức sơ giản về tiếng mẹ đẻ cùng các yếu tố tự nhiện, yếu tố không tích cực do thói quen hoặc tập quán của địa phương mình vào trong phát ngôn và quá trình giao tiếp. Vì vậy, dạy tiếng Việt cần tính đến vốn từ có sẵn, tính đén các ưu và nhược điểm của nó để xây dựng nội dung chương trình, viết Sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng, giáo án … sao cho phù hợp với học sinh. Nhà trường dạy học sinh chuyển từ sử dụng tiếng mẹ đẻ theo kinh nghiệm tự phát sang sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, tự giác. Ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với học sinh cho nên giáo viên cần trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ bằng cách hướng sự hứng thú của trẻ vào các loại sách báo hoặc truyện tranh … (sách văn học, báo thiếu nhi, truyện …) đồng thời trong quá trình giảng dạy cần tổ chức các hoạt động học tập phong phú và đa dạng như kể chuyện, đọc thơ, tổ chức đóng vai nhằm cho các em tiếp thu bài học tốt và tích lũy vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng. 1.1.10. Hệ thống bài tập Luyện từ và Câu lớp 3 1.1.10.1. Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớ p 3 a. Chủ điểm tới trường Kiểu bài tập nhận dạng từ riêng Hướng xây dựng hệ thống bài tập này là đưa ra một dãy từ, yêu cầu học sinh chọn từ theo định hướng và tương tự ở các chủ điểm khác cũng như vậy. 26 Bài tập 1. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ dụng cụ học tập trong dãy từ sau: Giấy màu, bút chì, bút màu sáp, bút màu nước, thước kẻ, giày dép, bút máy, nhãn vở, viên phấn, sách giáo khoa. Kiểu bài tập nhận dạng từ trong lời nói Bài tập 2. Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ người hoặc sự vật thuộc chủ điểm trường học ở các câu sau đây: - Tôi chưa bao giờ quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp một. - Các em học sinh vùng cao rất yêu quý các cô giáo của mình. - Thầy giáo lớp em viết chữ rất đẹp. Kiểu bài tập tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ cho trước Cách thức chung của hệ thống bài tập này là đưa ra một từ nào đó, yêu cầu học sinh tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa với nó. ( ở các chủ điểm khác cũng như vậy) Bài tập 3. Từ nào đồng nghĩa với từ khai giảng? Kiểu bài tập tìm từ cùng trường nghĩa với từ cho trước Cách thức chung của kiểu bài tập này là đưa ra một từ nào đó, yêu cầu học sinh tìm những từ cùng trường nghĩa với nó. ( ở các chủ điểm khác cũng như vậy) Bài tập 4. Viết tiếp những từ ngữ chỉ những người nằm trong Ban giám hiệu nhà trường: Hiệu trưởng, ... Kiểu bài tập tìm từ dựa vào khả năng kết hợp của từ Đưa ra một từ gốc, yêu cầu học sinh tìm những từ khác có khả năng kết hợp về trước hoặc phía sau với từ gốc đó. ( ở các chủ điểm khác cũng như vậy) Bài tập 5. Những từ có khả năng kết hợp về phía sau với các từ sau đây: - Giáo viên ............................................. - Học sinh .............................................. Kiểu bài tập điền vào chỗ trống Bài tập 6. Điền từ thích hợp vào ô trống theo mô hình với các gợi ý dưới đây: (1) Thầy cô giáo nói cho học sinh hiểu bài: có 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ G (2) Có thói xấu này thì học sinh không thể học tốt: có 2 tiếng bắt đầu bằng chữ L 27 (3) Lịch học trong trường: có 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ T. Kiểu bài tập dùng từ đặt câu viết đoạn văn Bài tập 7. Đặt câu với các từ sau đây (mỗi từ đặt một câu) Thầy giáo, bạn bè, khai giảng. Kiểu bài tập thay thế từ ngữ Bài tập 8. Hãy thay từ in nghiêng trong các câu dưới đây bằng một từ khác nhưng k
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ … thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 3 nói riêng Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ cho việc học
Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc góp phần đào tạo nên những con người toàn diện, những con người có trí thức để đáp ứng yêu cầu được đặt ra ngày càng cao trong thời đại văn minh, công nghiệp Tiếng Việt là một môn học quan trọng trong chương trình tiểu học Để mang lại hiệu quả trong việc dạy và học tiếng VIệt thì mỗi giáo viên không những truyền đạt giảng giải những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cua học sinh Giáo viên không nên áp dụng rập khuôn, máy móc các tài liệu trong sách hướng dẫn hay thiết kế bài giảng để dạy cho học sinh Nếu bằng cách giảng dạy như vậy sẽ tạo cho học sinh tính thụ động, không phát huy hết năng lực tiềm ẩn trong trẻ Do đó, việc học tập của học sinh sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt và hiệu quả học tập sẽ không cao Như chúng ta đã biết, trong phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng Do đó, giáo viên phải gây sự hứng thú trong học tập cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Trong đó, trò hơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Đối với học sinh lớp 3 vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ xung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn Luyện từ và Câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên
Vì vậy, muốn dạy tốt phân môn luyện từ và câu ở lớp 3 người giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh Trong đó trò chơi học tập là những trò chơi được đưa vào lớp học nhằm biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng hơn, hào hứng hơn Đặc biệt trò chơi ô chữ sẽ giúp các em tiếp cận vấn đề nhanh hơn, khi vui chơi, trong không khí cổ vũ sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn Trò chơi ô chữ cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của học sinh - nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập Trò chơi ô chữ tạo nên hình thức "học mà chơi, chơi mà học" đang được khuyến khích ở tiểu học nhất là trong chương trình phân môn Luyện từ và câu, việc tổ chức trò chơi ô chữ ngay trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “V ậ n d ụ ng trò ch ơ i ô ch ữ trong vi ệ c d ạ y các bài t ậ p Luy ệ n t ừ và Câu l ớ p 3”.
Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng trò chơi ô chữ để dạy các bài tập Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 3
3.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh và giáo viên lớp 3 trường tiểu học Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức trò chơi ô chữ trong dạy các bai tập Luyện từ và Câu lớp 3
Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức trò chơi ô chữ nhằm nâng cao chất lượng để dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3
Thực nghiệm các giải pháp để nâng cao chất lượng của việc tổ chức trò chơi ô chữ nhằm nâng cao chất lượng để dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3.
Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.1.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu
Chọn và đọc các sách báo, tài liệu có liên quan đến vấn đề để chọn lọc và tổng hợp thông tin phục vụ cho đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát trong các tiết học ở trường tiểu học thực nghiệm, thái độ của giáo viên và học sinh
5.2.2 Phương pháp điều tra và thống kê
Chúng tôi điều tra và thống kê các con số trong quá trình thực nghiệm và sau đó tính toán để xử lý số liệu nhằm đảm bảo kết quả đúng và trung thực nhất trong đề tài nghiên cứu
5.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã xây dựng các phiếu bài tập, tiến hành thực nghiệm và đối chứng với trường tiểu học để đánh giá việc vận dụng trò chơi ô chữ dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng hệ thống bài tập Luyện tập và Câu để góp phần nâng cao kỹ năng học tốt tiếng Việt nói chung phân môn Luyện từ và Câu nói riêng
- Lê thị Thu Hiền đã có công trình nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về câu trong phân môn Luyện từ và Câu lớp 4” do Thọc sinh.Võ Thị Hoa hướng dẫn (năm 2012)
- Nguyễn Thị Út đã có công trình nghiên cứu “Giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua dạy môn Tiếng Việt” do Thọc sinh Võ Thị Hoa hướng dẫn (năm 2012)
- Phạm Thị Thiên Hương đã có công trình nghiên cứu “ Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và Câu” do Thọc sinh Mai thị Liên Giang hướng dẫn ( năm 2015)
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu đầy đủ nhất về việc
“ Vận dụng trò chơi ô chữ trong việc dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3”.
Đóng góp của đề tài
- Để có tiết học tốt thì nội dung bài học và phương pháp dạy học phải có sự gắn bó, phù hợp và hấp dẫn
- Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học, là trò chơi có kiến thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân để tham gia trò chơi Trong đó trò chơi ô chữ là hoạt động mà các em được củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào tình huống của trò chơi
- Trò chơi ô chữ có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức
- Qua trò chơi, giáo viên có thể đánh giá học sinh về kiến thức nội dung bài học, năng lực và phẩm chất đạo đức.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Vận dụng trò chơi ô chữ dạy Luyện từ và Câu lớp 3 Phạm vi về địa bàn: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam.
Cấu trúc tổng quan của đề tài
Ngoài trang viết tắt, mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục; nội dung khóa luận bao gồm: Phần nội dung nghiên cứu:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề vận dụng trò chơi ô chữ để dạy bài tập Luyện từ và Câu ở lớp 3
- Chương 2: Vận dụng trò chơi ô chữ trong việc dạy các bài tập Luyện từ và Câu lớp 3
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1.1.1 Phân môn Luyện từ và Câu
Luyện từ và câu là một trong bảy phân môn của Tiếng Việt Việc dạy Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu thể hiện tư tưởng, tình cảm gia đình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các kiểu câu trong nói và viết với người khác
Bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập giáo vien đặt ra cho học sinh Trên cơ sở những thông tin đã biết học sinh phải từ duy, tìm ra cách giải quyết góp phần lĩnh hội nội dung học tập, rèn luyện kỹ năng và đặt được mục tiêu bài học, môn học đề ra
1.1.1.3 Các khái niệm cơ bản
Một số nhà tâm lý – giáo dục học theo phái sinh học như K.Gross, S.Hall, Vstern … cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa
Còn G.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ
Còn với tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa:
+ Một là kiểu chơi có luật (tập hợp quy tác, định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia
+ Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi …
CƠ SỞ Ý LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ VẬN DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ ĐỂ DẠY BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3
Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Phân môn Luyện từ và Câu
Luyện từ và câu là một trong bảy phân môn của Tiếng Việt Việc dạy Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu thể hiện tư tưởng, tình cảm gia đình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các kiểu câu trong nói và viết với người khác
Bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập giáo vien đặt ra cho học sinh Trên cơ sở những thông tin đã biết học sinh phải từ duy, tìm ra cách giải quyết góp phần lĩnh hội nội dung học tập, rèn luyện kỹ năng và đặt được mục tiêu bài học, môn học đề ra
1.1.1.3 Các khái niệm cơ bản
Một số nhà tâm lý – giáo dục học theo phái sinh học như K.Gross, S.Hall, Vstern … cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa
Còn G.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ
Còn với tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa:
+ Một là kiểu chơi có luật (tập hợp quy tác, định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia
+ Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi …
Và tác giả Hà Nhật Thăng cho rằng trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà mọi người tham gia phải tuân thủ
Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó
Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vì chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi
- Có những quan niệm khác nhau về trò chơi học tập Trong lý luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập … không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi học tập
Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi học tập còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học
Trò chơi học tập có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học
- Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứa về trò chơi học tập của các nhà nghiên cứa Xô Viết, tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trình nghiên cứa: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ em học toán lớp 1”, khẳng định rằng trò chơi học tập được hiểu là trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi học tập là trò chơi có nội dung và luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ
Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi các em tham gia trò chơi gọi là trò chơi học tập
Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi học tập được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập
Trò chơi học tập được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn học cụ thể Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học
1.1.1.4 Trò chơi ô chữ là gì?
Trò chơi học tập phần lớn được xem là một thủ thuật, bện pháp cũng cố kiến thức học sinh vừa học trong tiết học Tuy nhiên, trò chơi ô chữ có thể tổ chức ở tất cả các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một số bài học, khi học sinh đã có kiến thức tổng hợp Vận dụng trò chơi ô chữ là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy Luyện từ và câu nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 N ộ i dung ch ươ ng trình Luy ệ n t ừ và Câu l ớ p 3
Thống kê nội dung chương trình SGK Tiếng Việt về phân môn Luyện từ và Câu ở lớp 3
Tuần Nội dung Tuần Nội dung
1 Ôn tập về từ chỉ sự vật So sánh
19 Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
2 Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi 20 Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
3 Ôn tập câu: Ai là gì?
21 Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
4 Mở rộng vốn từ: Gia đình Ôn tập câu: Ai là gì?
22 Mở rộng vốn từ: Sáng tạo
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi
5 So sánh 23 Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
6 Mở rộng vốn từ: Trường học
24 Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật
7 Ôn tập về từ chỉ hoạt động
25 Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả câu hỏi: Vì sao?
8 Mở rộng vốn từ: Cộng đồng Ôn tập câu: Ai là gì?
26 Mở rộng vốn từ: Lễ hội
10 So sánh Dấu chấm 28 Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
11 Mở rộng vốn từ: Quê hương Ôn tập câu: Ai là gì?
29 Mở rộng vốn từ: Thể thao
12 Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái
30 Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì?
13 Mở rộng vốn từ: Từ địa phương
Dấu chấm hỏi, chấm than
31 Mở rộng vốn từ: Các nước
14 Ôn tập về từ chỉ đặc điểm Ôn tập về câu: Ai thế nào?
32 Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm
15 Mở rộng vốn từ: Các dân tộc
Luyện tập đặt câu có hình ảnh so sánh
16 Mở rộng vốn từ: Thành thị -
34 Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
17 Ôn tập về từ chỉ đặc điểm Ôn tập câu: Ai thế nào?
Chương trình dạy học phân môn Luyện từ và Câu ở lớp 3 bao gồm các kiến thức:
+ Về từ: Ôn tập về từ chỉ sự vật, Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, Ôn tập về từ chỉ đặc điểm
+ Mở rộng vốn từ bao gồm mở rộng các vốn từ như: Thiếu nhi, Gia đình, Trường học, Cộng đồng, Quê hương, Từ địa phương, Các dân tộc, Thành thị - nông thôn
Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Các nước, Thiên nhiên
+ Về câu: Học sinh được học các kiến thức về các dạng mẫu câu như: Ai là gì? Ai thế nào? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Bằng gì?
+ Về dấu câu: Dấu chấm, dấu hỏi, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than
+ Về biện pháp tu từ: Gồm có biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa
Nhìn chung ở lớp 3 trong phân môn Luyện từ và Câu các kiến thức của các em được học rất nhiều: Về từ, câu, các dạng mẫu câu, dấu câu, và mở rộng vốn từ Tuy nhiên, các kiến thức các em được học là các kiến thức sơ giản không phức tạp và sâu sắc Khi học về biện pháp tu từ thì ở lớp 3 các em chỉ học về biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa mà không đi sâu nghiên cứu về các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ …
1.2.2 Kh ả o sát th ự c tr ạ ng
1.2.2.1 Khảo sát tình hình sử dụng trò chơi học tập trong phân môn dạy Luyện từ và Câu lớp 3 tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam
Tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 nhằm mục đích tìm hiểu thực tế hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, về việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 và biết được những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi vận dụng trò chơi ô chữ vào dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 Từ đó, tạo cơ sở cho việc vận dụng trò chơi ô chữ vào dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 nhằm nâng cao kết quả dạy học
3 giáo viên dạy khối lớp 3 cùng với 71 học sinh ở 2 lớp 3/2; 3/6 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
Nội dung khảo sát của đề tài gồm các vấn đề sau:
- Nhận thức của giáo viên về trò chơi học tập nói chung và trò chơi ô chữ nói iêng
- Thực trang sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và Câu lớp 3
- Thực trạng tiếp nhận trò chơi ô chữ của học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và Câu
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi vận dụng và tổ chức trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu
1.2.2.1.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về trò chơi ô chữ
Qua câu hỏi 1, phụ lục 1, chúng tôi đã thu thập được những ý kiến của giáo viên về nội dung chương trình phân môn Luyện từ và Câu đối với trình độ nhận thức của học sinh, kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1 Đánh giá của giáo viên về nội dung chương trình phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 với trình độ nhận thức của học sinh
(Căn cứ vào khảo sát Câu 1/71HS/2 lớp – Phụ lục 1)
Nội dung chương trình Số lượng Tỉ lệ %
Vừa sức với học sinh 1 33,3
Quá sức với học sinh 0 0
Phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh 2 66,7
Qua bảng số liêu trên, ta thấy rằng, có 2 giáo viên (chiếm 66,7%) cho rằng nội dung chương trình phân mon Luyện từ và Câu lớp 3 là phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh đã cho thấy các giáo viên nắm khá vững về nội dung chương trình phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 Đúng như ý kiên đa số của các giáo viên đã chọn, chương trình Tiếng Việt nói chung và chương trình phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 nói riêng được biên soạn với nhiều kiểu bài, nhiều dạng bài tập để học sinh có thể tự đi tìm kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tuy nhiên, vẫn còn số lượng nhỏ 33,3% ý kiến giáo viên cho là vừa sức với học sinh Chương trình Luyện từ và Câu phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh là đã bao hàm tính vừa sức với học sinh và đảm bảo về đặc điểm tâm lí của các em Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dung trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 Để biết được những nhận xét, đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Luyện từ và Câu lớp 3, tôi đã tiến hành điều tra thông qua câu hỏi 2 (câu hỏi 2, phụ lục 1), kết quả thể hiện trên biểu dồ sau:
Biểu đồ 1 Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 (Căn cứ vào khảo sát câu 2/71HS/2 lớp - phụ lục 1)
Rất cần thiếtCần thiếtKhông cần thiết
Qua biểu đồ trên cho thấy đa số giáo viên đều nhận thức và đánh giá cao về tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Có 33,3% ý kiến giáo viên cho rằng trò chơi học tập là rất cần thiết trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu; có tới 66,7% giáo viên cho là sử dụng trò chơi học tập trong dạy học ở mức độ cần thiết và không có giáo viên nào cho là không cần thiết Qua đó, ta có thể khẳng định giáo viên đã có nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
Bảng 2 Nhận thức của giáo viên về tác dụng của việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3
(Căn cứ vào khảo sát Câu 3/71HS/2 lớp – Phụ lục 1)
STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ %
1 Nâng cao hiệu quả bài dạy 2/3 66,6
2 Kích thích hứng thú học tập của học sinh 2/3 66,6
3 Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh 2/3 66,6
6 Học sinh hiểu và nắm kiến thức sâu hơn 2/3 66,6
7 Nâng cao tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học 2/3 66,6
8 Giờ học sinh động, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức 3/3 100
Qua kết quả điều tra, ta thấy: có 2/3 (66,6%) số ý kiến cho rằng trò chơi ô chữ có tác dụng nâng cao hiệu quả bài dạy và phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh Có 3/3 (100%) ý kiến cho rằng trò chơi ô chữ có tác dụng trong việc tập trung sự chú ý của học sinh và làm cho giờ học sinh động, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức Có 3/3 (chiếm 100%) ý kiến cho là trò chơi ô chữ có tác dụng rèn luyện trí nhớ và giúp học sinh hiểu và nắm kiến thức sâu hơn Có 2/3 (chiếm 66,6%) ý kiến giáo viên cho rằng trò chơi ô chữ kích thích hứng thú học tập của học sinh và nâng cao tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
Thông qua việc phân tích kết quả trên, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết giáo viên đã khẳng định đúng tác dụng của việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3
Hiệu quả sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu của giáo viên
Thông qua câu hỏi 7 (câu hỏi 7, phụ lục 1) về hiệu quả sử dụng trò chơi học tập nói chung và trò chơi ô chữ nói riêng của giáo viên trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Biểu đồ 2 Hiệu quả sử dụng trò chơi học tập nói chung và trò chơi ô chữ nói riêng trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu của giáo viên
Qua biểu đồ trên, ta thấy rằng, không có giáo viên nào cho rằng việc sử dụng trò chơi học tập nói chung và trò chơi ô chữ nói riêng trong các tiết dạy Luyện từ và Câu là rất hiệu quả và không hiệu quả; có 75% ý kiến giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi học tập trong các tiết dạy Luyện từ và Câu là hiệu quả; có 25% ý kiến giáo viên cho là bình tường Từ kết quả trên cho thấy việc sử dụng trò chơi học tập của giáo viên đã mang lại những hiệu quả nhất định Mặc dù không phải ở mức độ tuyệt đối nhưng cũng không xảy ra trường hợp không có hiệu quả
1.2.2.1.3.2 Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy Luyện từ và Câu lớp 3
VẬN DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG VIỆC DẠY CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
Mục đích yều cầu khi vận dụng trò chơi ô chữ
Để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, thì đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ Khi tổ chức và vận dụng trò chơi ô chữ phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Trò chơi mang tính ý nghĩa giáo dục, phát huy được tính tích cực học tập, sáng tạo của học sinh
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học, không đơn thuần là trò chơi giải trí
- Trò chơi phải gắn với mục tiêu, nội dung từng bài dạy
- Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năng của học sinh và cơ sở vật chất của nhà trường
- Trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện, có luật chơi rõ ràng dễ hiểu
- Trò chơi phải thú vị để học sinh thích tham gia, phải thu hút tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia
- Trò chơi không được tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến các tiết học khác; tránh sự ồn ào quá mức ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
Quy trình vận dụng trò chơi ô chữ
* Bước 1: Phân tích yêu cầu, mục tiêu của hoạt động định tổ chức trò chơi
* Bước 2: Chọn thử một trò chơi trong các loại trò chơi ô chữ và tiến hành lồng ghép, thay đổi nhiệm vụ nhận thức, luật chơi cho phù hợp Phân tích nội dung và khả năng giáo dục của trò chơi đó
* Bước 3: Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục của trò chơi vừa chọn với yêu cầu, mục đích của hoạt động Nếu phù hợp thì tiến hành hoạt động, nếu không phù hợp thì trở lại bước 2
* Bước 4: Thiết kế “giáo án” trò chơi
- Chuẩn bị: Tùy thuộc từng trò chơi nêu các phương tiện vật chất cần thiết như đồ chơi, phần thưởng
- Cách tiến hành: Nội dung trò chơi, luật chơi, cách đánh giá
* Bước 5: Chuẩn bị thực hiện “giáo án”
- Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện: Một phần do giáo viên chuẩn bị, một phần do học sinh chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Giới thiệu tên trò chơi
- Nêu yêu cầu của trò chơi
* Bước 7: Hướng dẫn trò chơi
- Giáo viên giải thích rõ ràng, mạch lạc nội dung chơi, luật chơi và chơi thử (nếu cần)
- Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện các hành động chơi của học sinh, theo dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ của học sinh; động viên, khuyến khích học sinh tham gia chơi, theo dõi tiến độ chơi và đánh giá kết quả bộ phận
* Bước 9: Giúp học sinh nhận xét về:
- Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi
- Thành tích của học sinh trong khi chơi
- Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi
* Bước 10: Giáo viên nhận xét lại, nhận xét chung, phát phần thưởng
* Bước 11: Củng cố: giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại các kiến thức từ, câu cần ôn tập trong trò chơi; giúp học sinh được rút ra bài học về một số cách thức học từ, câu mà học sinh học được thông qua trò chơi.
Vận dụng trò chơi ô chữ
2.3.1 Trò ch ơ i ô ch ữ s ử d ụ ng trong d ạ y t ừ
2.3.1.1 Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
- Củng cố và mở rộng vốn từ theo các chủ điểm
- Rèn luyện tinh thần tập thể, tính nhanh nhẹn, chính xác
- Bảng phụ kẻ sẵn có ô chữ (có thể soạn trong Power point để trình chiếu)
Ví dụ: Bài tập 1/Tuần 6: Mở rộng vốn từ Trường học Dấu phẩy
Bài tập 1: Giải ô chữ Biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là Buổi lễ mở đầu năm học mới
- Dòng 1: Được học tiếp lên lớp trên (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L)
- Dòng 2: Đi thành hàng ngang qua lễ đài hoặc đường phố để biểu dương sức mạnh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ D)
- Dòng 3: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ S)
- Dòng 4: Lịch học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ T)
- Dòng 5: Những người được gọi là phụ huynh học sinh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C)
- Dòng 6: Nghỉ giữa buổi học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ R)
- Dòng 7: Học trên mức khá (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ H)
- Dòng 8: Có thói xấu này thì không thể học giỏi (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L)
- Dòng 9: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ G)
-Dòng 10: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ T)
- Dòng 11: Người phụ nữ dạy học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C)
* Hướng dẫn sử dụng trò chơi cho bài tập trên:
- Số đội chơi: 4 đội Các thành viên của 4 đội đều có thể tham gia chơi
+ Các đội chơi lần lượt chọn các ô hàng ngang được đánh số từ 1 đến 11 Lượt chọn đầu tiên là đội số 1, tiếp đến là các đội 2, 3, 4 Với mỗi lượt chọn ô hàng ngang, giáo viên đọc các gợi ý tương ứng với ô hàng ngang mà đội đó chọn Các đội thảo luận tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con
+ Mỗi câu trả lời đúng được tặng một hoa học tốt Các đội phát hiện từ cột dọc ở bất kì thời điểm nào cũng có quyền trả lời Từ cột dọc là 3 hoa học tốt Đội nào có tổng số hoa nhiều hơn là đội thắng cuộc
- Ô chữ hàng dọc: Lễ khai giảng
Phạm vi vận dụng vận dụng trò chơi
Trò chơi này có thể được sử dụng khi dạy các bài tập về dạng giải ô chữ để tìm từ ngữ thích hợp trong chủ điểm Giáo viên có thể thiết kế các ô chữ dưới nhiều hình thức khác nhau; linh hoạt thay đổi cách tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, nhằm thu hút sự tập trung, chú ý, phát huy tính tích cực của học sinh
Những bài tập có thể sử dụng trò chơi “Ô chữ kì diệu”: Bài tập 2/Tiết 7/ Tuần 9; Bài tập 2/ Tiết 7/ Tuần 27 …
2.3.1.2 Trò chơi “Ghép các ô chữ”
- Nhận biết nét nghĩa chung của từ
- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh các nghĩa của từ
- Các từ trên được ghi thành bảng, photo thành nhiều bảng chia cho các đội chơi tham gia
- Mỗi đội chơi đều có một bảng từ và bút để ghép các từ theo nhóm
Ví dụ: Bài tập 1/Tuần 11: Mở rộng vốn từ quê hương Ôn tập câu Ai lầm gì?
Bài tập 1: Ghép những ô từ ngữ sau vào hai nhóm:
* Hướng dẫn sử dụng trò chơi cho bài tập trên:
- Số đội chơi: 2 đội Mỗi đội gồm 5 em tham gia (học sinh cả lớp cỗ vũ và làm trọng tài)
- Thời gian chơi 3 đến 4 phút
+ Mỗi đội chơi được giáo viên phát 1 bảng chứa các ô cần phần loại (Bảng này được gắn trên bảng lớp)
Em đầu tiên dùng bút sắp xếp 1 từ phù hợp theo ô ở nhóm rồi đi xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứ tiếp nối cho đến em cuối cùng Quá trình này lặp lại cho đến khi hết thời gian chơi
+ Những trường hợp phạm quy là: 2 bạn của một đội chơi lên bảng cùng một lúc; một người đánh dấu 2 từ cùng mọt lúc
+ Hết thời gian quy định đội phân loại được đúng và nanh nhất sẽ là đội thắng cuộc
Chỉ sự vật ở quê hương
Chỉ tình cảm đối với quê hương
Cây đa Nhớ thương Con đò Yêu quý
Chỉ sự vật ở quê hương
Chỉ tình cảm đối với quê hương
* Phạm vi vận dụng trò chơi
Giáo viên có thể vận dụng trò chơi này khi dạy về các bài tập tìm từ ngữ trong chủ điểm và sắp xếp loại chúng; tìm những từ ngữ có tiếng chung và xếp loại các từ ngữ đó, cụ thể ở các bài tập sau: Bài tập 2/Tuần 04; Bài tập 1/Tuần 08; Bài tập 1/Tuần 20 … Tuy vào nội dung từng bài tập mà giáo viên linh hoạt thay đổi hình thức, phương tiện chơi cho phù hợp với yêu cầu của bài tập
2.3.2 Trò ch ơ i ô ch ữ s ử d ụ ng trong d ạ y câu
Rèn kĩ năng nói; luyện tư duy và phản ứng nhanh
Slide có các ô số và nội dung câu hỏi, đáp cho từng ô số
VD: BT4/Tuần 11: Mở rộng vốn từ quê hương Ôn tập câu Ai làm gì? Bài tập 4: Dùng mỗi từ đặt câu theo mẫu Ai làm gì?: a) Bác nông dân b) Em trai tôi c) Những chú gà con d) Đàn cá
* Hướng dẫn sử dụng trò chơi:
Trò chơi tổ chức cho cả lớp cùng tham gia
Giáo viên trình chiếu trên màn hình các ô số Tương ứng với mỗi ô là nói về các cụm từ cần đặt câu: 1 Bác nông dân 2 Em trai tôi 3 Những chú gà con 4
Chỉ sự vật ở quê hương
Chỉ tình cảm đối với quê hương
Tự hào Đàn cá Giáo viên mời học sinh chọn bất kì các ô số nào mà mình thích Với một ô số được mở ra, học sinh chọn ô số nào thì học sinh đó phải đặt được những câu theo mỗi từ ngữ đó Học sinh dưới lớp cũng tham gia trò chơi bằng cách xung phong đặt tiếp những câu theo yêu cầu mà bạn đã chọn Mỗi học sinh đặt một câu
Cứ như vậy cho đến khi hết các từ để đặt
Giáo viên cùng các học sinh kiểm tra xem các bạn có đặt câu đúng với bạn trước không Nếu có thì đặt lại câu khác Cuối cùng trò chơi, những bạn đặt được nhiều câu hỏi theo yêu cầu là người thắng cuộc
* Đáp án: Một số câu trả lời: a) + Bác nông dân đang cuốc đất
+ Bác nông dân đang phát rẫy
+ Bác nông dân đang gánh lúa b) + Em trai tôi đang học bài
+ Em trai tôi đang chơi bắn bi
+ Em trai tôi đang đọc truyện c) + Những chú gà đang nhặt thóc ở ngoài sân
+ Những chú gà đang bới đất tìm gun
+ Những chú gà đang đi theo mẹ
Phạm vi vận dụng trò chơi
Trò chơi này có thể được sử dụng khi dạy các bài tập khi đặt câu theo các mẫu câu cho sẵn, như: Bài tập 2/ Tuần 17; Bài tập 3/ Tuần 7;…
2.3.3 Trò ch ơ i ô ch ữ s ử d ụ ng trong d ạ y d ấ u câu
2.3.3.1 Trò chơi “Ô số bí mật”
- Luyện kĩ năng sử dụng đúng dấu câu
- Rèn khả năng tư duy, phản ứng nhanh nhẹn
- Slide có các ô số và nội dung câu hỏi, đáp án cho từng ô số
Ví dụ: Bài tập 3/ Tuần 20: Mở rộng vốn từ Tổ quốc Dấu phẩy
Bài tập 3: Em đặt thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng?
Giặc Minh Xâm chiếm nước ta Chúng làm điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận Bấy giờ ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa Trong những nằm đầu nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây Có lần giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây Giặc bắt được ông, nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát
* Hướng dẫn sử dụng trò chơi cho bài tập trên:
- Số đội chơi: cả lớp
+ Giáo viên chiếu trên màn hình các ô số bí mật Tương ứng với mỗi ô là một câu in nghiên trong bài cần điền dấu phẩy Giáo viên mời bất kì học sinh nào trong lớp chọn ô số Với một ô số được mở ra, học sinh lựa chọn ô số sẽ được quyền trả lời trước Nếu học sinh đó trả lời không đúng thì học sinh khác trong lớp trả lời giúp bạn Cứ như vậy cho đến khi mở hết các ô số
+ Mỗi câu trả lời đúng sẽ được nhận một hoa học tốt
* Đáp án: Ô số 1: Bấy giờ, ở Lam Sơn, có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa Ô số 2: Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây Ô số 3: Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi
Phạm vi vận dụng trò chơi:
Trò chơi này có thể được sử dụng khi cho các em luyện tập về cách đặt dấu câu trong câu văn, đoạn văn Tùy theo số lượng câu và yêu cầu từng bài mà giáo viên thiết kế ô chữ cho phù hợp
Những bài tập có thể vận dụng trò chơi “Ô số bí mật”: Bài tập 12/ Tuần 6; Bài tập 3/ Tuần 16; Bài tập 3/ Tuần 17; …
2.3.3.2 Trò chơi “Điền vào ô trống”
- Rèn kĩ năng phân biệt, sử dụng dấu câu
- Rèn khả năng tư duy, phản ứng nhanh nhẹn
Bảng phụ có ghi nội dung bài tập (đánh số thứ tự vào các vị trí cần điền dấu câu), 1 bảng phụ ghi sẵn đáp án của bài tập
Ví dụ: Bài tập 3/Tuần 28: Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than
Bài tập 3: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sâu?
Phong đi học về thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à
- Vâng con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế
- Sao con nhìn bài của bạn
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
- Số đội chơi: Cả lớp
- Cách chơi: Giáo viên dán bài tập có nội dung bài tập lên bảng Khi có hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, 1 học sinh trong lớp đặt câu hỏi cho cả lớp với nội dung là phải chọn dấu gì để điền vào các ô trống, những học sinh còn lại giơ tay giành quyền trả lời Học sinh nào trả lời đúng thì được quyền đặt câu hỏi tiếp theo, học sinh trả lời sai sẽ nhờ bạn khác trong lớp hỗ trợ
Học sinh A: Bạn nào cho mình biết ở ô trống số 1 ta phải điền dấu gì? Học sinh B: Ở ô trống số 1 ta điền dấu chấm
Cứ như vậy cho đến hỏi và trả lời xong các ô trống trong bài tập Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tặng 1 hoa học tốt
Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à?
- Vâng! con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế
- Sao con nhìn bài của bạn?
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
Phạm vi vận dụng trò chơi
Trò chơi này có thể được sử dụng khi dạy các dạng bài tập về chọn các dấu câu cho sẵn vào ô trống Tuy theo yêu cầu bài tập mà giáo viên linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức cho phù hợp
Một số bài tập có thể sử dụng trò chơi “Điền vào ô trống”: Bài tập 3/Tuần
2.3.4 Trò ch ơ i ô ch ữ s ử d ụ ng trong d ạ y bi ệ n pháp tu t ừ
2.3.4.1 Biện pháp tu từ so sánh
- Củng cố kiến thức về cách so sánh, nhân hóa và cách sử dụng phép so sánh, nhân hóa
- Luyện khả năng tư duy cho học sinh
- Bốn cái bảng con, ghi lần lượt trên hai mặt
- Giáo viên: Hệ thống cáô câu hỏi và các đáp án
- Học sinh: Bảng con, phấn, giẻ lau
Ví dụ: Ở phần củng cố bài học ở tuần 33: Nhân hóa
- Số người chơi: Chia lớp thành 4 đội chơi
Hướng dẫn sử dụng trò chơi ô chữ
Khi vận dụng trò chơi ô chữ, cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Xác định rõ mục tiêu dạy học – giáo dục của mỗi trò chơi: cần làm rõ những gì là nhiệm vụ, quan hệ nội dung và tình huống chơi, và bên cạnh đó những gì là nhiệm vụ, quan hệ, nội dung và tình huống dạy học – giáo dục
- Trò chơi cần được xem như môi trường hoạt động của người học, để học chính nội dung của đề tài, bài học thông qua ứng xử, xử lý, thực hiện hành động với các đối tượng, quá trình, quan hệ và tình huống chơi
- Trò chơi phải quan hệ chặt chẽ với nội dung học tập và nội dung cần phù hợp với thực tế tổ chức trò chơi
- Chỉ lựa chọn những yếu tố, vấn đề quan trọng, cần thiết và thích hợp với phương thức chơi để đưa vào trò chơi với phán đoán rằng trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với giờ học bài bản
- Trong trò chơi, các vai chơi và các vai trò của người chơi cần được xác định rõ ràng Đặc biệt phải tránh làm cho người chơi lẫn lộn vai chơi trong các trò chơi phân vai đóng kịch và một số trò chơi phóng tác với vai trò hoạt động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, vai trò trách nhiệm đối với công việc trong quá trình chơi
- Trong quá trình chơi, chỉ cho phép một số học sinh tham gia hành động, nhập vai chơi, còn số học sinh kia quan sát học tập, sau đó đảo lại tiến trình chơi Không thể đưa tất cả học sinh vào tình huống chơi và biến trò chơi thành giải trí đơn thuần
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc mắc của học sinh, hướng dẫn và điều chỉnh quá trình chơi, tổ chức tổng thể trò chơi theo đúng thể loại đặc thù của nó
- Các quy luật và quy tắc chơi cần tự nhiên đến mức cao nhất, tránh gò bó và được người học hiểu rõ, chấp nhận trước khi tiến hành trò chơi
- Thảo luận sau trò chơi cần được kết hợp với giao bài tập, nhiệm vụ về nhà và bước chuẩn bị cho việc học tập tiếp theo
- Giáo viên cần sử dụng một số biến pháp và hình thức đánh giá kết quả và hành vi học tập của học sinh trong các điều kiện của trò chơi và những hoạt động khác nhau dưới hình thức chơi Điều đó giúp giáo viên thu được thông tin ngược cả cho việc dạy học nói chung lẫn cho việc tổ chức hướng dẫn các trò chơi sau này hiệu quả hơn
Việc tìm hiểu, tìm hiểu ý kiến của giáo viên và học sinh trường Tiểu học
Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam về việc vận dụng trò chơi ô chữ trong dạy phân môn Luyện từ và Câu giúp chúng tôi nắm bắt tình hình thực tế về thực trạng này
Nhìn chung, hầu hết giáo viên và học sinh đều có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và Câu Đa phần giáo viên đều hiểu được vai trò, tác dụng của trò chơi ô chữ trong dạy học
Các giáo viên đã có những cố gắng nhất định trong việc vận dụng trò chơi ô chữ nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh và đã mang lại một số kết quả nhất định Tuy nhiên trong quá trình vận dụng vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết
Chúng tôi đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến vấn đề này Đây là cơ sở thực tiễn có giá trị, là tiền đề, căn cứ để chúng tôi vận dụng các trò chơi ô chữ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả học tập phân môn Luyện từ và Câu.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Mục đích thực nghiệm
Dựa trên cơ sở điều tra và tìm hiểu về thực tế xây dựng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam chúng tôi đã xây dựng hệ thống trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh học tập tích cực, hiệu quả Để kiểm tra tính khả thi và khả năng ứng dụng của những trò chơi trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm Mục đích chính của việc làm thực nghiệm là kiểm tra xem với những trò chơi đưa ra có phù hợp với các em học sinh hay không? Có thể tạo hứng thú cho học sinh, gúp học sinh học tập tích cực, hiệu quả hay không?
Trong phạm vi khóa luận, mục đích ấy được cụ thể như sau:
- Triển khai, sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ đã được xây dụng vào thực tiễn dạy học
- Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của nội dung các trò chơi ô chữ được áp dụng
- Đối chiếu kết quả giữa dạy – học có sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong khóa luận với kết quả dạy – học theo nội dung và phương pháp hiện nay
- Tìm ra được những khó khăn và thuận lợi, những điều làm được và chưa làm được khi sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ này
Thông qua kết quả thực nghiệm, có thể điều chỉnh hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy Luyện từ và Câu lớp 3 sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 3 và nâng cao hứng thú hiệu quả học tập phân môn Luyện từ và Câu cho các em, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt theo hướng hiện đại, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tối đa năng lực người học hiện nay.
Nội dung thực nghiệm
- Đối với lớp thực nghiệm (lớp 3/2) tổ chức tiến hành tiết dạy thực nghiệm:
Sử dụng các trò chơi ô chữ có trong đề tài nghiên cứu để dạy thực nghiệm
- Đối với lớp đối chứng (lớp 3/6) tổ chức tiết dạy bình thường: sử dụng các phương pháp như đàm thoại, giảng giải để dạy đối chứng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ L ễ h ộ i Dấu phẩy
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Lễ hội (hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội, biết tên một số lễ hội, hội; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội)
- Ôn luyện về dấu phẩy (đặt sau trạng ngữ chỉ nguyên nhân và ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu)
II Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: + Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2
+ Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ hoặc có thể soạn trên Power point để trình chiếu (bài tập 1, tiết Luyện từ và Câu tuần 25)
+ 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 1
+ Bảng phụ kẻ sẵn các ô chữ ở bài tập 2
+ 4 băng giấy, mỗi bảng viết 1 câu văn ở bài tập 3
- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt 3, tập 2
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
- Treo bảng có nội dung 2 câu thơ bài tập 1, gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở nháp, gọi 2 học sinh trả lời miệng câu hỏi sau:
+ Hai câu thơ dưới đây tả những sự vật gì? Cách gọi và tả chúng có gì hay? (những sự vật được miêu tả trong hai câu thơ: tre, lúa Hai sự
- Cả lớp làm bài vào vở nháp, học sinh đứng tại chỗ trả lời
5 – 6 phút vật này đã được thân hóa:
Cách gọi: chị lúa, cậu tre
Cách tả: phất phơ bím tóc, bá vai nhau đứng học.)
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung
Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những từ ngữ thuộc chủ điểm Lễ hội và làm bài tập về sử dụng dấu phẩy
3.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Bài tập này giúp các em hiểu đúng nghĩa các từ: Lễ, hội, lễ hội
Các em hãy đọc kỹ nội dung bài và dựa vào sự hiểu biết qua thực tế để nối nghĩa thích hợp ở cột B với từ thích hợp ở cột A
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập, gọi một học sinh lên bảng làm vào bảng phụ
- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng
- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng:
+ Lễ là các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa
- Cả lớp làm bài tập vào vở bài tập, 1 học sinh làm trên bảng phụ
+ Hội là cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt
+ Lễ hội hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội
- Gọi học sinh nhắc lại
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”:
+ Nêu tên trò chơi: Ô chữ kì diệu
+ Phổ biến luật chơi, luật chơi:
Cách chơi: Chia lớp làm 4 đội Các thành viên của 4 đội đều có thể tham gia chơi, các Các đội chơi lần lượt các ô hàng ngang được đánh số từ 1 đến 11 Lượt chọn đầu tiên là đội số 1, tiếp đến các đội 2, 3, 4 Với mỗi lượt chọn ô hàng ngang, giáo viên đọc các gợi ý tương ứng với ô hàng ngang mà đội đó chọn Các đội thảo luận tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con
Luật chơi: Mỗi câu trả lời đúng được tặng 1 hoa học tốt Đội nào có tổng số hoa nhiều hơn là đội thắng cuộc
Thưởng/ phạt: Đội thua cuộc sẽ hát tặng đội thắng cuộc 1 bài hát
+ Tổ chức cho học sinh chơi
Dựa vào các gợi ý và các chữ cái
- 3 học sinh lần lượt nhắc lại
8 – 10 phút đã có ở hàng dọc em hãy tìm tên một số hội thường được tổ chức trong lễ hội hoặc ngày hội lớn
1 Hội có sự trổ tài của những chiếc diều đủ loại
2 Hội có sự tham gia của các đô vật
3 Hội tổ chức trên sông
4 Hội thường được tổ chức ở Tây
5 Hội có sự góp công của các chú ngựa
6 Hội là dịp để các liền anh liền chị đua tài
- Giải thích một số lễ hội, hội, trò chơi trong lễ và hội
- Cho học sinh xem lời giải đúng:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Các em hãy quan sát vào 4 câu trong bài Ở 4 câu đều có 1 điểm chung là có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Nhờ đâu?
- Dán câu văn a lên bảng, yêu cầu học sinh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đó:
+ Câu hỏi: Vì sao Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải?
+ Câu trả lời: Vì thương dân
- Vậy đó là bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”, để ngăn cách bộ phận này với thành phần chính của câu ta dùng dấu phẩy
- Trong phần a, các em cần điền dấu phẩy vào những vị trí nào nữa?
(sau hai từ trồng lúa và nuôi tằm)
- Dán 4 băng giấy có các câu văn của bài tập, gọi 4 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở bài tập
- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng
- Nhận xét, chốt đáp án:
Câu a: Vì thương dân, Chử Đồng
Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải
Câu b: Vì nhớ lời mẹ dặn không
- Quan sát, suy nghĩ 1 học sinh đặt câu hỏi, 1 học sinh trả lời
- 4 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập
- Lắng nghe, quan sát, sửa bài trong vở bài tập được làm phiền người khác, chị em
Xô – phi đã về ngay
Câu c: Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua
Câu d: Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa
- Qua tiết học hôm nay, các em đã tìm hiểu một số từ về lễ, hội, lễ hội và mở rộng vốn từ theo chủ điểm trên Đồng thời làm bài tập về cách sử dụng dấu phẩy
- Nhận xét chung tiết học, tuyên duong những học sinh tích cực và có tiến bộ trong học tập
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại các bài Luyện từ và Câu đã học để chuẩn bị cho bài ôn tập tiếp theo
Đối tượng thực nghiệm
Vì lý do giới hạn nội dung và thời gian, chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên học sinh ở 2 lớp 3/2 và 3/6 của trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Số lượng học sinh 2 lớp không bằng nhau: lớp 3/2:
36 học sinh; lớp 3/6: 35 học sinh Thông qua kết quả học tập học kì I thì chúng tôi nhận thấy học sinh 2 lớp có trình độ khá đồng đều Trong đó lớp 3/2 là lớp đối chứng, lớp 3/6 là lớp thực nghiệm Đây là trường mà chúng tôi thực tập sư phạm Chính vì có thời gian tìm hiểu tình hình chung và làm quen với học sinh nên sẽ có những hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm kiểm tra trước tác động và sau tác động của học sinh qua bài kiểm tra tôi đã xây dựng thang đo định lượng như sau:
Bảng 9: Kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động (đánh giá theo thang đo định lượng)
(Căn cứ vào phiếu kiểm tra trước tác động và sau tác động về khả năng Luyện từ và câu – Phụ lục 3 và 4) giữa 2 lớp thực nghiệm (Lớp 3/2) và lớp đối chứng (Lớp
Lớp thực nghiệm (36 học sinh) Lớp đối chứng (35 học sinh) Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Dựa vào bảng thống kê trên, tôi lập biểu đồ so sánh kết quả dạy học thực nghiệm như sau:
Biểu đồ 8: Kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động (theo thang đo định lượng) (Bảng 9)
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi thấy có dấu hiệu
TRƯỚC TÁC ĐỘNG LỚP THỰC
NGHIỆM SAU TÁC ĐỘNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG LỚP ĐỐI
Giỏi Khá Trung bình khả quan trong thời gian 4 tuần thực nghiệm Ban đầu, tỉ lệ bài làm ở mức giỏi, khá, trung bình của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng gần như bằng nhau Nhưng qua thời gian tổ chức dạy thực nghiệm thì tỉ lệ xếp loại có chuyển hướng mới, cụ thể:
- Ở bài kiểm tra sau tác động, tỉ lệ học sinh làm bài đạt mức giỏi ở lớp thực nghiệm đã tăng từ 47,2% lên 61,1% (tăng 13,9)
- Tỉ lệ học sinh đạt mức khá ở lớp thực nghiệm giảm từ 33,3% xuống 27,8%
- Số học sinh đạt mức giỏi, khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
- Tỉ lệ học sinh đạt mức trung bình ở lớp thực nghiệm giảm từ 19,5% xuống 11,1%
- Số học sinh đạt mức trung bình ở lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm
Cụ thể sự này là 2,9%
Trong khi đó, kết quả kiểm tra sau tác động ở lớp đối chứng không có sự chuyển biến lớn, cụ thể:
- Từ 51,4% học sinh đạt mức giỏi ở bài kiểm tra trước tác động tăng lên là 54,3% học sinh đạt điểm mức tốt ở bài kiểm tra sau tác động (chỉ tăng 2,9%), thấp hơn nhiều so với lớp thực nghiệm
- Tỉ lệ học sinh có bài làm đạt mức khá không đổi là 34,3%
- Tỉ lệ học sinh có bài làm đạt loại trung bình giảm từ 14.3% xuống 11,4% Học sinh đạt mức trung bình ở bài kiểm tra sau tác dộng của lớp đối chứng cao hơn so với lớp thực nghiệm
Như vậy, sau hơn một tháng sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy Luyện từ và Câu, kết quả làm bài của học sinh đã được nâng cao hơn so với trước đó Điều này chứng tỏ học sinh đã biết học tập tích cực, không học theo cảm tính, học sinh đã chủ động tham gia học tập, một số lỗi sai của các em đã được cải thiện rõ rệt Đồng thời, khẳng định việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và Câu là có tác dụng tích cực Để biết được mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học Luyện từ và câu qua tiết dạy thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi đã điều tra, quan sát và kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 10 Mức độ hứng thú học tập của học sinh trong tiết học ở 2 lớp thực nghiệm (lớp 3/2) và đối chứng (lớp 3/6)
Mức độ Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng tôi lập biểu đồ so sánh mức độ hứng thú trong tiết học Luyện từ và câu ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như nhau:
Biểu đồ 9 Mức độ hứng thú học tập của học sinh trong tiết học ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng (Bảng 10)
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta nhận thấy rằng:
- Mức độ hứng thú của hoc sinh là rất thích học giờ Luyện từ và câu ở lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với lớp đối chứng Cụ thể: Lớp thực nghiệm là 27.8% và lớp đối chứng chỉ có 17.1%
- Ở lớp thực nghiệm mức độ học sinh thích học trong giờ Luyện từ và câu chiếm tỉ lệ khá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng Cụ thể, lớp thực nghiệm chiếm 38.9%, lớp đối chứng chiếm 25.7% Điều đó cho thấy, ở lớp thực nghiệm giáo viên sử dụng trò chơi thì mức độ hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học nổi lên rõ rệt Học sinh thực sự cuốn hút vào hoạt động học, vào hệ thống trò chơi mà giáo viên tổ chức cho học sinh Học sinh tham gia vào trò chơi một cách hăng say, thích thú, cảm thấy không mệt mỏi và nhàm chán nữa, và thông qua trò chơi các em có thể rút ra được nội dung bài học
LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG
Rất thích Thích Bình thường Uể oải, nhàm chán
- Ở lớp đối chứng tỉ lệ học sinh cảm thấy uể oải, nhàm chán trong giờ học Luyện từ và câu chiếm nhiều hơn so với lớp thực nghiệm Lớp thực nghiệm có 8.3% học sinh cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán nhưng lớp đối chứng có tới 20% tỉ lệ học sinh uể oải, nhàm chán trong giờ học Luyện từ và câu Điều đó cho thấy, ở lớp đối chứng giáo viên sử dụng phương pháp dạy học cũ, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời nên học sinh học tập một cách thụ động, chỉ thu hút được một số học sinh tham gia vào giờ học Tiết học không sử dụng hình thức trò chơi nào vào bài dạy nên giờ học cảm thấy buồn chán, chưa kích thích được hứng thú học tập của học sinh, chưa lôi cuốn được học sinh vào bài học Vì vậy mà kết quả về mức độ hứng thú trong giờ học Luyện từ và câu thấp hơn nhiều so với lớp thực nghiệm.
Đánh giá thực nghiệm
Dựa vào kết quả phân tích và so sánh ở trên, có thể đi đến đánh giá:
- Việc vận dụng trò chơi ô chữ trong việc dạy Luyện từ và Câu lớp 3 sẽ mang lại kết qủa khả quan Cụ thể:
+ Tạo ra mối quan hệ tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh
+ Gây hứng thú học tập đối với phân môn Luyện từ và Câu Thông qua tro chơi ô chữ nhằm lôi cuốn, kích thích niềm say mê học đối với bài học
+ Tích cực hóa quá trình học tập của học sinh
- Thông qua các trò chơi ô chữ trong giờ học Luyệ từ và Câu đã giúp học sinh học tốt mang kiến thức về phân môn Luyện từ và Câu Từ đó phát huy được khả năng học tiếng Việt của các em
Như vậy, trò chơi ô chữ mà chúng tôi vận dụng hoàn toàn khả thi khi áp dụng vào thực tiễn Điều này mở ra một hướng mới và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều kết quả hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học
Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên cơ sở sử dụng các trò chơi đã vận dụng ở chương 2 Chúng tôi đã đưa ra được mục đích thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, thời gian thực nghiệm, nội dung thực nghiệm và chuẩn bị thực nghiệm một cách chu đáo
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, trong tiết học có sử dụng trò chơi ô chữ một cách khoa học, hợp lí thì tiết học diễn ra sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động tham gia và hiệu quả giờ học nâng lên rõ rệt Qua thực nghiệm, bước đầu đã khẳng định được tính khả thi của đề tài.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Giống như các môn học khác, muốn học tốt môn Tiếng Việt thì mỗi học sinh cần say và hứng thú Ở phân môn Luyện từ và câu cũng vậy, sự say mê và hứng thú ấy chỉ có được khi các em được tham gia vào các trò chơi Để học sinh tham gia trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Học mà chơi – chơi mà học” một cách hứng thú và bổ ích thì mỗi giáo viên cần phải có sự dày công nghiên cứu, một sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu là đào tạo một thế hệ trẻ “năng động – sáng tạo”
Như chúng ta đã biết, ở nhà trường tiểu học, học sinh được xem là nhân vật trung tâm, một hoạt động cần phải tập trung và hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh Do đó, việc sử dụng trò chơi ô chữ trong giờ học sẽ làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu, thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi
Việc sử dụng trò chơi ô chữ có rất nhiều tác dụng Do vậy, khi sử dụng trò chơi ô chữ trong giờ học Luyện từ và câu, giáo viên cần phải nắm được các nguyên tắc và quy trình tổ chức trò chơi ô chữ Giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức trò chơi ô chữ để học sinh cảm thấy không nhàm chán
Dạy học thông qua trò chơi trong dạy Luyện từ và câu chính là tạo ra một môi trường học tập mà học sinh có thể tích cực chủ động hơn Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động Từ đó những kĩ năng giao tiếp được phát triển Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các trò chơi học tập vào tiết học
- Nhà trường cần tổ chức thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học, khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
- Cần chỉ đạo mọt cách sát sao và tổ chức thường xuyên hơn, có chất lượng hơn nữa các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi ô chữ trong dạy học nói chung và trong dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng
- Cần trang bị thêm cơ sở vật chất, trang bị dạy học đầy đủ, hiện đại tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc giảng dạy
- Nhà trường cần khuyến khích, tạo điềm kiện cũng như cần kiểm tra và đánh giá thường xuyên hơn nữa việc tổ chức trò chơi ô chữ trong quá trình giảng dạy của giáo viên
- Giáo viên trong tổ cần thường xuyên sinh hoạt chuyên môn hơn đê trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc vận dụng trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và câu cũng như các phương pháp dạy học khác nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh
- Cần nâng cao ý thức tự học, tìm tòi, tự bồi dưỡng, cập nhật nhanh những kiến thức có liên quan đến tiếng Việt để dạy tốt
- Giáo viên có thể sưu tầm và thiết kế sẵn nhiều hơn nữa các trò chơi ô chữ để dạy Luyện từ và câu làm tài liệu tham khảo phục vụ cho bài dạy của mình ngày một tốt hơn và góp phần nâng cao chát lượng dạy học
- Học sinh cần phải ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học phân môn Luyện từ và câu Phải tích cực học tập để trang bị các kiến thức cần thiết cho tương lai sau này
- Học sinh cần phải nghiêm túc trong học tập và có sự chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Cần phải có đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc học tập tốt hơn.
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ giáo dục và đào tạo, (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học, lớp 3, NxB Giáo dục
2 Bộ giáo dục và đòa tạo, (2004), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (Tập 1,
3 Bộ giáo dục và đòa tạo, (2004), Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 (Tập 1,
4 Bộ giáo dục và đòa tạo, (2004), Thông tư 30 về đánh giá học sinh Tiểu học
5 Lê A, Nguyễn Trí, Lê Phương Nga, (2002), phương pháp dạy học tiếng
Việt, NxB Giáo dục, Hà Nội
6 Nguyễn Thái Hòa, (2006), Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học, NxB Giáo dục, Hà Nội
7 Võ Thị Hòa, (2008), Bài giảng phương pháp dạy học tiếng Việt, trường Đại học Quảng Nam
8 Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NxB Đại học Quốc gia Hà Nội
9 Vũ Minh Hồng, (1980), Trò chơi học tập, NxB Giáo dục
10 Đinh Trọng Lạc, (1996), Phong cách học tiếng Việt, NxB Giáo dục Hà Nội
11 Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở
Tiểu học, NxB Đại học Quốc gia Hà Nội
12 Hà Nhật Tăng, Nguyễn Dụng Quang, (2001) tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lí, trí tuệ thể lực cho học sinh, NxB Giáo dục
13 Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức, (2005), 150 trò chơi thiếu nhi, NxB
14 Nguyễn Ánh Tuyết, (2000), trò chơi trẻ em, NxB phụ nữ Hà Nội
15 Nguyễn Minh Tuyết, (2004) Hỏi – đáp về dạy học tiếng Việt 3, NxB
1 Lý do chọn đề tài 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
7 Đóng góp của đề tài 6
8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6
9 Cấu trúc tổng quan của đề tài 6
B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
Chương 1: CƠ SỞ Ý LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ VẬN DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ ĐỂ DẠY BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3 7
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 7
1.1.1.1 Phân môn Luyện từ và Câu 7
1.1.1.3 Các khái niệm cơ bản 7
1.1.1.4 Trò chơi ô chữ là gì? 9
1.1.2 Vài trò của trò chơi ô chữ trong các phương pháp dạy học tích cực hiện đại 9
1.1.3 Ưu điểm của trò chơi ô chữ 10
1.1.4 Các loại trò chơi ô chữ 11
1.1.4.1 Trò chơi ô chữ bí mật 11
1.1.4.2 Trò chơi ô chữ kì diệu 12
1.1.5 Vị trí của phân môn Luyện từ và Câu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học 13
1.1.6 Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và Câu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học 14
1.1.7 Phương pháp dạy học tiếng Việt hiện nay 14
1.1.8 Phương pháp dạy Luyện từ câu lớp 3 nói riêng 21
1.1.9 Đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3 24
1.1.9.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3 24
1.1.9.2 Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3 25
1.1.10 Hệ thống bài tập Luyện từ và Câu lớp 3 25
1.1.10.1 Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 25
1.1.10.2 Hệ thống bài tập về câu 34
1.1.10.3 Hệ thống bài tập sử dụng dấu câu 35
1.1.10.4 Hệ thống bài tập về biện pháp tu từ so sánh 36
1.2.1 Nội dung chương trình Luyện từ và Câu lớp 3 39
1.2.2.1 Khảo sát tình hình sử dụng trò chơi học tập trong phân môn dạy Luyện từ và Câu lớp 3 tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam 41
1.2.2.1.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về trò chơi ô chữ 41
1.2.2.1.3.2 Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy Luyện từ và Câu lớp 3 44
1.2.2.1.3.3 Thực trạng tiếp nhận trò chơi học tập của học sinh lớp 3 48
1.2.2.1.3.4 Thực trạng về mức độ hứng thú của học sinh lớp 3 với trò chơi ô chữ 49
1.2.2.1.4 Đánh giá thực trạng để chuyên sang chương 2 52
1.2.2.1.4.1 Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi vận dụng và sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 3 52
1.2.2.1.4.2 Nguyên nhân của thực trạng 54
Chương 2: VẬN DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG VIỆC DẠY CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 56
2.1 Mục đích yều cầu khi vận dụng trò chơi ô chữ 56
2.2 Quy trình vận dụng trò chơi ô chữ 56
2.3 Vận dụng trò chơi ô chữ 58
2.3.1 Trò chơi ô chữ sử dụng trong dạy từ 58
2.3.1.1 Trò chơi “Ô chữ kì diệu” 58
2.3.1.2 Trò chơi “Ghép các ô chữ” 60
2.3.2 Trò chơi ô chữ sử dụng trong dạy câu 62
2.3.3 Trò chơi ô chữ sử dụng trong dạy dấu câu 63
2.3.3.1 Trò chơi “Ô số bí mật” 63
2.3.3.2 Trò chơi “Điền vào ô trống” 64
2.3.4 Trò chơi ô chữ sử dụng trong dạy biện pháp tu từ 66
2.3.4.1 Biện pháp tu từ so sánh 66
2.3.4.2 Biện pháp tu từ nhân hóa 68
2.4 Hướng dẫn sử dụng trò chơi ô chữ 70
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72
C PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
D PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
UBND TỈNH QUẢNG NAM PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO GIÁO VIÊN
(Dành cho giáo viên dạy lớp 3) Để giúp chúng tôi hoàn thành để tài nghiên cứu của mình, mong quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng với ý kiên của thầy (cô) hoặc đưa ra ý kiến bằng cách điền vào chỗ chấm (….) vào một số câu hỏi dưới đây
Các thông tin thu thập trong phiếu này chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, không sử dụng vào các mục đích khác
Xin chân thành cảm ơn! THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI
Năm sinh: Dân tộc: Trình độ: THSP CĐSP ĐHSP
Thâm niên giảng dạy:……… Tên trường thầy (cô) đang giảng dạy:……… Hiện đang dạy lớp:………
Câu 1: Thầy (cô), có nhận thức như thế nào về nội dung chương trình phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 đối với học sinh?
Vừa sức với học sinh
Quá sức với học sinh
Phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh
Câu 2: Theo thầy (cô), sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu như thế nào?
Câu 3: Theo thầy (cô), sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy phân môn Luyện từ và Câu các tác dụng như thế nào?
Nâng cao hiệu quả bài dạy
Kích thích hứng thú học tập của học sinh
Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh
Học sinh hiểu và nắm kiến thức sâu hơn
Nâng cao tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học Giờ học sinh động, học chủ động chiếm lĩnh kiến thức
Câu 4: Trong dạy học phân môn Luyên từ và Câu, tần suất sử dụng trò chơi ô chữ của thầy (cô) như thế nào?
Không sử dụng trò chơi nào
Từ 3 trò chơi trở lên
Câu 5: Mức độ sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 của thầy (cô) như thế nào?
Câu 6: Thầy (cô) thường tổ chức trò chơi ô chữ trong dạy phân môn Luyện từ và Câu lớp 3 theo hình thức nào?
Tùy theo từng trò chơi mà có cách tổ chức khác nhau
Câu 7: Theo thầy (cô) việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy phân môn Luyện từ và Câu của thầy (cô) đã mang lại hiệu quả như thế nào?
Câu 8: Thầy (cô) thường gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi thiết kế và sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy phân môn Luyện từ và Câu?
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã cộng tác và giúp đỡ!
UBND TỈNH QUẢNG NAM PHIẾU ĐIỀU TRA
TRƯỜNG ĐAI HỌC QUẢNG NAM
PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH
(Dành cho học sinh lớp 3) Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, mong các em học sinh vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của các em
Câu 1: Em có thích học các tiết Luyện từ và Câu không?
Câu 2: Em thấy việc giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy phân môn Luyện từ và Câu như thế nào?
Câu 3: Khi giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ trong các tiết Luyện từ và Câu, mức độ tiếp nhận trò chơi của các em như thế nào?
Hiểu không rõ cách chơi và nhiệm vụ trò chơi
Nắm vững cách chơi và nhiệm vụ trò chơi
Không chú ý khi giáo viên phổ biến trò chơi
Câu 4: Trong các tiết Luyện từ và Câu, khi giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ, thái độ của em như thế nào?
Tự giác, chủ động tham gia trò chơi
Bị ép buộc tham gia trò chơi
Không tham gia trò chơi
Câu 5: Theo em, việc giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ cho học sinh thực hiện trong dạy học Luyện từ và Câu là:
Câu 6: Trong giờ học Luyện từ và Câu, em yêu thích các hình thức hoạt động nào do giáo viên tổ chức?
Tổ chức trò chơi ô chữ
Câu 7: Trong các tiết Luyện từ và Câu, khi giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ em thường:
Suy nghĩ và làm theo yêu cầu
Suy nghĩ vấn đề nhưng không tự giác tham gia
Không quan tâm, không tham gia
Câu 8: Em có thích giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ trong giờ học Luyện từ và Câu không?
Câu 9: Trong các tiết Luyện từ và Câu, khi giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ em cảm thấy như thế nào?
Câu 10: Theo em việc sử dụng trò chơi ô chữ trong các tiết Luyện từ và Câu có tác dụng như thế nào?
Hình thành không khí vui vẻ trong giờ học
Giúp em hiểu bài, nhớ bài lâu hơn
Giúp em có hứng thú học tập hơn
Không có tác dụng gì
PHỤ LỤC 3 PHIẾU KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG VỀ KHẢ NĂNG HỌC LUYỆN TỪ
VÀ CÂU CỦA HỌC SINH Bài 1: Em hãy gạch chân dưới những câu văn chứa các hình ảnh so sánh trong đoạn văn dưới đây:
Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa Tôi lim dim ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường Con đen tuyền, con trắng tuyết, con đổ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liueex rũ
Bài 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Lúa đng cơn khát Buồn thỉu buồn thiu Bỗng láu cười reo Vui như ngày hội Lúa xanh phơi phới Chào bác máy bơm!
Máy càng khỏe hơn Nước tuôn dào dạt.
Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa và nhân hóa bằng cách nào?
Bài 3: Em hãy điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây và viết lại cho đúng: Đêm trăng biển yên tĩnh một số chiến sĩ thả câu một số khác quay quần bên bông tàu ca hát thổi sáo bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi mooyj người kêu lên cá heo anh em ùa ra vỗ tay hoan hô
Bài 4: Hãy xếp những từ sau đây vào hai nhóm thích hợp?
Diễn viên, đóng phim, ca sĩ, múa, vẽ, nhà văn, nhà thơ, viết kịch, nhạc sĩ, nặn tượng, quay phim, kiến trúc sư, biên đạo múa, nhà soạn kịch, làm văn
- Nhóm 1: Chỉ những người hoạt động nghệ thuật:
- Nhóm 2: Chỉ các hoạt động nghệ thuật:
Bài 5: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc Là ai?) trong mỗi câu sau: a) Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình b) Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học c) Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại
PHỤ LỤC 4 PHIẾU KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG VỀ KHẢ NĂNG HỌC LUYỆN TỪ
VÀ CÂU CỦA HỌC SINH Bài 1: Em hãy gạch chân dưới những câu văn chứa cá hình ảnh so sánh trong đoạn văn dưới đây:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hông tươi Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh Tất cả đều long lánh lung linh trong nắng
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tiếng dừa làm diệu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra Đứng cánh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
Trong đoạn thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa và nhân hóa bằng cách nào?
Bài 3: Em hãy điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây và viết lại cho đúng:
Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục năm nay nhờ chăm chỉ luyện tập kết quả học tập môn thể dục của Tuấn đã khá hơn nhiều để học tốt mon này Tuấn phải tiếp tục cố gắng
Bài 4: Hãy xếp những từ sau đây vào ba nhóm thích hợp:
“Giúp đỡ, cưu mang, tàn bạo, đùm bọc, độc ác, che chở, tranh giành, ác ôn, xâm lược, đánh chiếm, yêu thương”
- Nhóm 1: Chỉ đức tính tốt của con ngươi, yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống:
- Nhóm 2: Chỉ những đức tính xấu của con người:
- Nhóm 3: Chỉ sự tranh giành, đánh đá lẫn nhau:
Bài 5: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? Trong mỗi câu sau: a) Hội làng ta năm nay tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng b) Trẻ em thích đi xem hội vì được biết nhiều điều lạ c) Vì đau chân, thủ môn của đội bóng đá lớp 3/1 không thể ra sân được
PHỤ LỤC 5 ĐÁP ÁN PHIẾU KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Bài 1: Những câu văn chứa các hình ảnh so sánh trong đoạn văn là:
Tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa Tôi lim dim ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường Con đen tuyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rũ
Trong đoạn thơ Máy bơm nước, những sự vật được nhân hóa là: máy bơm, nước, lúa Nhân hóa bằng cách dùng những từ ngữ chỉ người để tả sự vật Cụ thể:
+ Gọi máy bơm bằng bác
+ Lúa: buồn thỉu buôn thiu, cười reo, vui
Bài 3: Đêm trăng, biển yên tĩnh Một số chiến sĩ thả câu Một số khác quay quần bên bông tàu ca hát, thổi sáo Bỗng có tiếng đập nước ùm umfnhw có ai đang tập bơi Một người kêu lên: Cá heo! Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô
- Nhóm 1: Chỉ những người hoạt động nghệ thuật: Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà soạn kịch, kiến trúc sư, biên đạo múa
- Nhóm 2: Chỉ các hoạt động nghệ thuật: Đóng phim, múa, vẽ, viết kịch, nặn tượng, quay phim, làm văn
Bài 5: a) Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình b) Thầy cô gáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học c) Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại
PHỤ LỤC 6 ĐÁP ÁN PHIẾU KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Bài 1:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh Tất cả đều là lánh lung linh trong nắng