1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập kỹ thuật lab industrial instrumentation iot laboratory ii il

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Triệu chứngH nh 1.H nh ảnh triêu chứng bệnh đốm nâuVết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành cácvết bệnh màu nâu đậm hơn.. Điều kiện phát sinh bệnh

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘITRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬTTRẦN TUẤN ANH

Ngành KT Điều khiển & Tự động hóa

Chữ ký của sinh viên:

PGS TS Bùi Đăng Thảnh

Hà Nội, 9/2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi ĐăngThảnh, giảng viên viện Kỹ Thuật điều khiển và Tự động hóa, người đã trangbị cho em những kiến thức, kỹ năng để có thể hoàn thành kỳ thực tập kỹthuật này.

Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Trần Xuân Kiên đã nhận em thựctập tại viện Trí tuệ nhân tạo thời gian đầu.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP KỸ THUẬT

Thực tập kỹ thuật của bản thân em gồm: Thực tập tại viện Trí tuệ nhân tạo, thực tập tạiLab Industrial Instrumentation & IoT Laboratory ( II & IL).

Thực tập tại viện Trí tuệ nhân tạo đã trang bị thêm cho bản thân em những kiến thức từ thực tế tại khu vực nhà màn của dự án Nông nghiệp thông minh và những kiến thứcvề nguyên lý cũng như thực tế chế tạo thiết bị sấy lạnh nông sản.

Thực tập tại Lab Industrial Instrumentation & IoT Laboratory ( II & IL) Đề tài “ Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI ) vào phát hiện sâu bệnh trên cây lúa” ; “ Tìm hiểu xây dựng phần mềm quản lý chất lượng xét nghiệm và liên thông kết quả xét nghiệm y học”.Kiến thức sau khi hoàn thành đồ án bao gồm: Đọc hiểu nguyên lý thiết bị, Thiết kế môhình thiết bị, tìm hiểu về xây dựng trí tuệ nhân tạo nhận diện custom data, xây dựng mô hình trí tuệ nhân tạo nhận diện xâu bệnh.

Trang 4

A THỰC TẬP TẠI VIỆN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 6

I Nghiên cứu nguyên lý và chế tạo máy sấy lạnh 6

1 Tóm tắt về các phương pháp sấy và yêu cầu của sản phần 6

II Thực hiện chuẩn bị cơ sở dữ liệu 15

1 Chuẩn bị cơ sở dữ liệu 15

3 Phương hướng phát triển đề tài 18

C TÌM HIỂU XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM VÀ LIÊN THÔNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM Y HỌC 19

I Nội dung nhiệm vụ 19

1 Đặt vấn đề 19

2 Tổng quan về nội dung báo cáo 19

3 Nhiệm vụ được phân công 19

II Kết quả đạt được 19

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Bảng Bảng 1.Bảng tóm tắt các phương pháp sấy 6

Hình ảnhHình 1.Hình ảnh triêu chứng bệnh đốm nâu 7

Hình 2.Hình ảnh triệu chứng bệnh rầy nâu 9

Hình 3.Hình ảnh các giai đoạn biến thái của rầy nâu 10

Hình 4.Hình ảnh triệu chứng bệnh vàng lá 12

Hình 5.Hình ảnh triệu chứng bệnh khô vằn 13

Hình 6.Hình ảnh triệu chứng bệnh đạo ôn 14

Hình 7.Hình ảnh chú thích gán nhán cho ảnh 15

Hình 8.Hình ảnh nhận diện thử với model pre-train 16

Hình 9.Hình ảnh nhận diện thử với model đã train 16

Hình 10.Ví dụ 1 Hình ảnh trước khi nhận diện 17

Hình 11.Ví dụ 1.Hình ảnh sau khi nhận diện 17

Hình 12.Ví dụ 2 Trước và sau khi nhận diện 18

Trang 6

A THỰC TẬP TẠI VIỆN TRÍ TUỆ NHÂN TẠOI Nghiên cứu nguyên lý và chế tạo máy sấy lạnh

1 Tóm tắt về các phương pháp sấy và yêu cầu của sản phầnTóm tắt các phương pháp sấy

Bảng 1.Bảng tóm tắt các phương pháp sấyYêu cầu sản phầm:

Yêu cầu: Nhiệt độ cần sấy là 30-50°C trong 24 tiếngSấy rau: (lát mỏng )

- Cài đặt MPLABX IDE, tìm hiểu căn bản MPLABC30Combov3

Trang 7

- Tìm hiểu căn bản về dsPIC33

III Tìm hiểu mô hình nông nghiệp thông minh tại Thái Bình

- Khảo sát tính ứng dụng thực tế tại mô hình nhà màn

B THỰC TẬP ĐỀ TÀI ÁP DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI ) VÀO PHÁT HIỆN SÂU BỆNH TRÊN CÂY LÚA

I Tổng quan về các bệnh hại và các phương pháp phát hiện chúng trên cây lúa

1.Đốm nâu

1.1.Thế nào là bệnh đốm nâu?

Bệnh đốm nâu hại lúa là một loại bệnh do nấm Bipolaris oryzae Cochliobolus miyabeanus gây ra, xuất hiện trên tất cả các vùng trồng lúa Bệnh được ví như là một “bệnh mãn tính” của cây lúa vì hầu hết không có ruộng lúa nào mà không bị bệnh đốmnâu Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà mức độ bệnh sẽ khác nhau.

Bệnh đều có thể gây thiệt hại quanh năm, nhưng nặng nhất là vào vụ mùa lúa Hè – Thu.

1.2 Triệu chứng

H nh 1.H nh ảnh triêu chứng bệnh đốm nâu

Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành cácvết bệnh màu nâu đậm hơn Ở giống lúa kháng bệnh, đốm bệnh hẹp, ngắn, màu nâu đậm có kích thước từ 2 - 10x1 mm; với những giống nhiễm bệnh, đốm bệnh dài và rộng hơn, có màu nâu nhạt hơn và ở giữa có màu sáng Tổng thể đốm bệnh thường có

Trang 8

màu nâu đỏ, ở mép lá màu nhạt hơn nên ruộng bị nhiễm nặng có màu đỏ rực Vết bệnhgây hại trên hạt có màu nâu, sau biến màu đen.

- Loài nấm thứ hai gây ra triệu chứng là: vết bệnh hình sọc ngắn hoặc không định hìnhmàu nâu tím hoặc nâu xám, cũng có khi là những chấm nhỏ gần tròn màu nâu, nâu tímhoặc nâu xám Ở trên hạt vết bệnh là những vết tròn nhỏ gần giống vết bệnh do loại nấm thứ nhất gây ra (trước đây người ta gọi là bệnh đốm nâu hay vết nâu)1.4 Điều kiện phát sinh bệnh đốm nâu trên cây lúa

- Do điều kiện phát sinh phát triển của hai loài nấm này rất giống nhau, mặt khác vết bệnh do hai loài nấm này gây ra lại nằm xen kẽ với nhau trên cùng một cây lúa Vết bệnh do chúng gây ra trên lá tuy có khác nhau ở một số chi tiết, nhưng cũng có những nét tương tự giống nhau.

- Bệnh đốm nâu phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng như vùng đất phèn, vùngđất cát bán sơn địa ven chân núi hay ở vùng đất bị ngộ độc hữu cơ, nói chung là những nơi đất có vấn đề làm bộ rễ lúa phát triển kém Bệnh cũng thường xuất hiện ở những vùng đất quá úng hay khô hạn làm cho cây lúa thiếu nước, khả năng hút dinh dưỡng của bộ rễ gặp nhiều khó khăn khiến cây lúa sinh trưởng kém Những ruộng bạcmàu nghèo dinh dưỡng, những ruộng lúa thiếu phân bón, những giống lúa phàm ăn, nhưng không được cung cấp đủ phân (nhất là phân đạm) Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.

1.5 Các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế bệnh đốm nâu trên cây lúa

Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp nhiều biện pháp, trong đó chủ yếu là những biện pháp canh tác (đặc biệt là phân bón và nước) tạo điều kiện thuận lợi chocây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu với bệnh từ đó hạn chế tác hại do bệnh gây ra Sau đây là một số biện pháp chính:

- Cày bừa, xới xáo làm đất kỹ (trừ những chân đất có tầng phèn nằm cạn, dễ bị xì phènkhi làm đất), những ruộng đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân chuồng để cải tạo và tăng cường chất dinh dưỡng cho đất.

Trang 9

- Không nên gieo sạ quá dày, dễ làm lúa thiếu thức ăn sinh trưởng, phát triển kém, bệnh dễ phát sinh.

- Những ruộng bị nhiễm phèn hoặc dư thừa xác hữu cơ cần tăng cường bón thêm vôi bột, phân lân để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ và nâng cao độ pH cho đất, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

- Phải luôn cung cấp đầy đủ nước cho ruộng lúa, nhất là vào đầu vụ Hè Thu thời tiết khô hạn, nếu thiếu nước phèn từ tầng đất dưới sẽ xì lên tầng canh tác gây ngộ độc rễ làm cây lúa sinh trưởng kém, tạo điều kiện cho bệnh tấn công.

- Phải bón đầy đủ và cân đối giữa đạm lân và kali (nhất là với những giống phàm ăn), tuyệt đối không được để cây lúa thiếu đạm, thiếu dinh dưỡng sẽ sinh trưởng phát triển kém.

Ngoài những biện pháp trên đây, để hạn chế bệnh truyền qua vụ sau thông qua con đường hạt giống và tàn dư cây trồng, nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Sau khi thu hoạc lúa cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu dọn sạch tàn dư cây lúa để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lan truyền cho vụ sau.

- Không lấy lúa ở những ruộng vụ trước đã bị nhiễm bệnh nặng để làm giống cho vụ sau Trước khi ngâm ủ phải phơi khô, quạt thật sạch để loại bỏ hết những hạt lép lửng (là những hạt mang nhiều nấm bệnh).

- Do nấm bệnh tồn tại ngay trên vỏ trấu vì thế để diệt trừ một cách triệt để nguồn bệnhban đầu lây nhiễm cho vụ sau, trước khi ngâm ủ các bạn phải xử lý giống bằng nước nóng 540C sau đó vớt ra đãi sạch rồi đem ủ bình thường.

2 Rày nâu

2.1 Rày nâu hại lúa là gì?

Rầy nâu hại lúa có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal, thuộc họ Delphacidae (Muội bay), bộ Homoptera (Cánh đều) Rầy nâu gây hại lúa bằng cách chích hút nhựa lúa, truyền bệnh virus Rầy nâu là đối tượng nguy hiểm thường gây hại ở giai đoạn lúatrổ, đặc biệt gây hại nặng khi lúa vào chắc xanh – chín Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, rầy bộc phát gia tăng mật độ và gây hại trên diện rộng.

H nh 2.H nh ảnh triệu chứng bệnh rầy nâu

Trang 10

2.2 Các đặc điểm hình thái của rầy nâu hại lúa

H nh 3.H nh ảnh các giai đoạn biến thái của rầy nâu

Trứng: Trong suốt, đẻ ở bẹ, gân lá, ổ giống nải chuối.

- Rầy non: rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm Rầy non có 5 tuổi Sau 2 lần lột xác (tuổi 3) bắt đầu có màu nâu và mọc cánh.

Cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa trong cây lúa để sống, có thể làm giảm năng suất hoặc làm cho cây lúa vàng và chết hoàn toàn gọi là “cháy rầy” Rầy nâu gây hại chủ yếu giai đoạn lúa làm đòng - chín Ngoài ra, vết chích hút và nơi đẻ trứng của rầy sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập; Rầy nâu là môi giới truyền bệnh “lùn xoắn lá” và “bệnh vàng lùn”.

Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera):

- Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một vệt màu trắng hoặc vàng nhạt chạy từ đỉnh đầu đến mảnh lưng ngực và một chấm đen trên mép cánh dọc hai cánh mép ngoài có 2 sọc trắng Khi rầy đậu cánh xếp trên lưng nên nhìn như có một chấm đen trên lưng.

- Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực thường chỉ có dạng cánh dài, dạng cánh ngắn rất ít gặp Thân dài 3,4 - 4,6 mm Mặt hoàn toàn màu nâu tối, trên tráncó 3 đường gờ màu vàng hoặc vàng nhạt chạy song song.

- Trứng rầy lưng trắng có dạng ”quả chuối tiêu” như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn Trứng được đẻ thành từng ổ theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ từ 2-7 quả Trứng mới đẻ trong suốt, sau chuyển màu vàng, sắp nở có haiđiểm mắt đỏ.

- Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên lưng.

Trang 11

Cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa trong cây lúa để sống Rầy lưng trắng gây hại trên lúa ngay từ đầu vụ, chủ yếu trong giai đoạn lúa đẻ nhánh - làm đòng Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa cây lúa, rầy lưng trắng còn là môi giới truyền virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam.

Rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus)

- Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có hình dáng tương tự như rầy nâu nhưng con trưởng thành cánh ngắn mình thon nhỏ hơn rầy nâu và rầy lưng trắng Đầu vàng nhạt, một số cá thể có mắt kép màu đỏ Ngực khớp nối với cánh màu đen (con đực), màu vàng nhạt ở giữa, màu đen dọc theo mép sau (con cái) Có vân đen giữa cánh về phía cuối cơ thể.

- Thân dài 2,6 - 4,1mm Rầy tuổi 1,2 có màu nâu đậm hơn rầy nâu, con trưởng thành có màu nâu xám, chúng đều có khả năng nhảy rất nhanh

- Mặt có đường sống giữa màu trắng, đốt thứ nhất râu đầu màu vàng nhạt.

- Trứng của rầy nâu nhỏ bước đầu xác định đẻ trên gân lá, khác với rầy nâu đẻ trứng ở trong bẹ lá Triệu chứng gây hại chỉ thấy rầy non và trưởng thành chích hút nhựa ở trên bông lúa, lúa chét và hạt lúa, không thấy triệu chứng gây hại trên thân; trên lá lúa có rải rác vết thâm kéo dài, nơi có mật độ cao thì trên lá xuất hiện lớp muội đen nhưnghầu như cả thân và lá lúa vẫn xanh tươi.

Cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa trong cây lúa để sống Rầy nâu nhỏ thường tập trung gây hại trên bông lúa, gây hại chủ yếu ở giai đoạn trỗ - chín Ngoài tác hại trực tiếp chích hút gây lép, lửng cho lúa, rầy nâu nhỏ còn truyền vi rút gây bệnh cho cây như: Bệnh đốm sọc virus, bệnh lùn sọc đen virus (trên lúa), bệnh lùnnhám virus (trên ngô),

3.Cuốn lá3.1 Triệu chứng

Lá lúa bị cuốn, sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá, ăn dọc theo gân lá tạo thành các vệt trắng dài, liên kết với nhau thành từng mảng trắng, làm giảm diện tích quang hợp và đặc biệt nếu gây hại trên lá đòng và lá công năng sẽ làm giảm năng suất rõ rệt

3.2 Nguyên nhân

Sâu cuốn lá non có khả năng di chuyển linh hoạt, nhả tơ khâu 2 mép lá cuốn thành tổ dể ẩn mình và gây hại Sâu có thể di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới, cứ thế phá hại 5-9 lá Vào ngày nắng nóng hoạt động vào buổi chiều (6-9h), ngày trời râm mát có thể di chuyển bất cứ lúc nào.

Ngài trưởng thành hoạt động đẻ trứng từ 9h tối đến sáng hôm sau, tất cả hoạt động giao phối, đẻ trứng diễn ra vào ban đêm Mỗi con có thể đẻ 50-100 quả trứng.

Trang 12

Xuất hiện nhiều ở ruộng lúa cấy trước xanh tốt, ruộng lúa thừa đạm, những ruộng gần khu dân cư, gần đường quốc lộ, khi trời tối sẽ có nhiều ánh sáng nên mật độ bướm caohơn, trứng sâu sẽ nở sớm hơn.

3.3 Biện pháp

- Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày ải lật gốc rơm rạ,phơi ruộng; áp dụng IPM (?); bón cân đối NPK, tránh bón lai rai, nặng dầu nhẹ cuối, tránh bón thừa đạm.

- Biện pháp hóa học: 25 con/m2 với giai đoạn đẻ nhánh, 10 con/m2 đối với giai đoạn cây lúa làm đòng – trổ, quá giới hạn này sẽ phun trừ sâu Ruộng lúa bị nặng phun lần 2 sau 3-5 ngày, luân phiên thay đổi thuốc, phun đẫm lá và thân; phun lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.

4 Vàng lá

4.1 Nguyên nhân: Bệnh vàng lá lúa do virus có sự phối trộn của 3 loại virus lùn lúa cỏ, lùn xoăn lá do rầy nâu truyền bệnh và bệnh Tungro do rầy xanh đuôi đen truyền bệnh.

H nh 4.H nh ảnh triệu chứng bệnh vàng lá4.2 Triệu chứng

4.2.1 Bệnh vàng lá lúa do ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn

Bệnh vàng lá lúa do ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ có triệu chứng giống bệnh vàng lùn, cây lúa bị vàng và lùn Đối với trường hợp này, bà con chỉ cần nhổ khóm lúa lên, rửa sạch rễ và kiểm tra Nếu quan sát thấy rễ đen (ngộ độc hữu cơ), đỏ vàng (ngộ độc phèn) kèm theo rễ bị thối, ít hoặc không có rễ trắng (rễ mới), cây không hút đủ nước và dinh dưỡng gây nên hiện tượng vàng và lùn xuống.

Khuyến cáo bà con nên ngừng bón đạm, rút nước ra khỏi ruộng nếu điều kiện thủy lợi cho phép (ngộ độc phèn cần thay nước nhiều lần) Nên bón khoảng 400 kg/ha vôi bột đã và để ruộng khô nứt chân chim sau đó cho nước vào ruộng.

Trang 13

Nếu như lúa dày quá, không thể bón vôi thì bà con nên tiến hành rút nước ra khỏi ruộng, rồi đắp bờ và hòa vôi bột đầu dòng nước chảy vào ruộng Bà con có thể phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân) Sau 1 tuần bón thêm cho lúa khoảng 200 kg/ha Super lân Phun phòng trừ nấm bằng các thuốc như Nevo 300EC, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC nếu cần.

4.2.2 Bệnh vàng lá lúa do vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra.Ban đầu phía bìa lá chuyển vàng trước, tiếp theo phần chóp vàng và hóp lại như mo cau, vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục Ở phần giữa mô bệnh và mô khỏe có ranh giới rõ ràng, giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng, có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng, triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh vàng lá và khô đầu lá do sinh lý.

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra.Ban đầu phía bìa lá chuyển vàng trước, tiếp theo phần chóp vàng và hóp lại như mo cau, vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục Ở phần giữa mô bệnh và mô khỏe có ranh giới rõ ràng, giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng, có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng, triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh vàng lá và khô đầu lá do sinh lý.

5 Khô vằn5.1 Nguyên nhân

Nguyên nhân: do nấm Rhizoctonia solani

H nh 5.H nh ảnh triệu chứng bệnh khô vằn5.2.Triệu chứng

Trang 14

Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.

Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây Khi bệnh nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi.

Vết bệnh ở lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng ra rất nhanh chiếm hết cảbề rồng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ Các lá già ở dướihoặc lá sát mặt nước là nơi bệnh phát sinh trước sau đó lan lên các lá ở trên.

Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màuxám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.

Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.

6 Đạo ôn6.1 Nguyên nhân

Nguyên nhân: nấm Pyricularia grisea

H nh 6.H nh ảnh triệu chứng bệnh đạo ôn6.2 Triệu chứng

Vết bệnh ban đầu mới xuất hiện có màu trắng chuyển dần thành màu nâu nhỏ bằng đầu kim Vết bệnh nhanh chóng lan rộng, có hình thoi màu nâu nhạt, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, vòng ngoài cũng có màu nâu vàng nhạt Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành những vết lớn làm cho lá bị cháy (gọi là bệnh cháy lá) Nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, từ đó làm cho bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục.

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:25

w