1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề thảo luận nhớ số điện thoại

11 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 348,3 KB

Nội dung

Có thể thấy khi ta được nghe số điện thoại của người đọc não bộ ta sẽ bắt đầu ghi nhớ.Đặt: A là người bạn ngồi cạnh bạn- người đọc số điện thoại B là bạn- người nghe số điện thoại 1.Số đ

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KĨ THUẬT

Học Phần: Tâm lý học ứng dụng Mã học phần: ED3280

GVGD: Vũ Thị Lan

Chủ đề thảo luận: Nhớ số điện thoại

Mã lớp: 146223 Nhóm: 4 Tên nhóm trưởng: Đỗ Thùy Linh

Các thành viên trong nhóm:

STT Họ và tên Mã số sinh viên Nhiệm Vụ Ghi chú/ kí tên

1 Đỗ Thùy Linh 20213982 Thuyết Trình

2 Nguyễn Duy Sơn 20226721 Chuẩn bị nội dung

3 Bùi Xuân Đạt 20225274 Làm báo cáo

4 Hà Văn Triệu 20224171 Chuẩn bị phần kết luận

5 Chu Vĩnh Khang 20225863 Chuẩn bị phần mở đầu

6 Nguyễn Trung Kiên 20205090 Thuyết trình

7 Hoàng Tuấn Khôi 20217006 Chuẩn bị nội dung

8 Hoàng Hải Minh 20225362 Thiết kế Slide

Ngày: ,Tháng: ,Năm:

Trang 2

Mục lục:

I Mở đầu 3

II Nội dung 4 Tình huống : Nhớ số điện thoại 4 1.Số điện thoại đã nghe liên tục được lặp đi lặp lại trong trí nhớ nhưng chỉ có một giới hạn nhất định 4

2 Phân đoạn 5

3 Cơ chế ‘phân khúc thông tin’ (Chunking) và luyện tập thông tin của trí nhớ ngắn hạn 6 3.1 Cơ chế phân khúc thông tin 6 3.2 Luyện tập thông tin của trí nhớ ngắn hạn 7

4 Trải qua một khoảng thời gian, liệu bạn có thể đọc lại số điện thoại của người bạn của mình không? 8

5 Tại sao không ghi số điện thoại vào danh bạ? Cách để ghi nhớ tốt 8

6 Dẫn nguồn 10 III Kết luận 10

Trang 3

I Mở đầu

Trí nhớ là một thứ kỳ diệu, giúp chúng ta ghi nhớ mọi thứ từ những điều nhỏ nhặt nhất như tên tuổi, địa chỉ, đến những điều lớn lao như lịch

sử, văn hóa Trí nhớ của con người được chia làm 3 loại chính:

+ Trí nhớ tức thời: Trí nhớ tức thời là giai đoạn đầu tiên của quá trình ghi nhớ, khi thông tin được lưu trữ trong một thời gian rất ngắn, chỉ vài giây đến 1 phút Thông tin trong trí nhớ tức thời được lưu trữ một cách thụ động, không cần sự chú ý của con người Thông tin trong trí nhớ tức thời sẽ bị quên đi nếu không được chuyển sang trí nhớ ngắn hạn

+ Trí nhớ ngắn hạn: là giai đoạn tiếp theo của quá trình ghi nhớ, khi thông tin được lưu trữ trong một thời gian ngắn hơn, từ vài phút đến vài giờ Thông tin trong trí nhớ ngắn hạn được lưu trữ một cách chủ động, cần sự chú ý của con người Thông tin trong trí nhớ ngắn hạn có thể được truy xuất bằng cách lặp lại thông tin + Trí nhớ dài hạn: Giữ được thông tin trong thời gian dài, có thể cả đời

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình có thể nhớ được một số điện thoại

mà mình đã nghe chỉ một lần, nhưng lại quên mất tên của người bạn mới quen? Đó là vì chúng ta thường chủ động ghi nhớ khi nghe số điện thoại, còn khi nghe tên một người chúng ta sẽ không chủ động ghi nhớ nên tên của họ chỉ được lưu trong vùng trí nhớ tức thời Bên cạnh đó, số điện thoại còn có thể ghi nhớ dễ dàng hơn nhờ kĩ thuật phân khúc thông tin Còn khi nhớ tên người khác chúng ta thường sẽ phải ghi nhớ kèm theo

đó là hình ảnh của người đó ví dụ như khuôn mặt, dáng người,

Để ghi nhớ được nhiều thông tin hơn, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật phân khúc thông tin Phân khúc thông tin là quá trình mà các phần riêng

lẻ của một tập thông tin được chia nhỏ và sau đó được nhóm lại với nhau thành một tổng thể có ý nghĩa Kỹ thuật phân khúc thông tin là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả, có thể áp dụng trong nhiều trường hợp

Trang 4

khác nhau, chẳng hạn như ghi nhớ số điện thoại, tên địa chỉ, danh sách công việc,

II Nội dung

Tình huống : Nhớ số điện thoại

Hãy hỏi xin số điện thoại của người bạn ngồi cạnh bạn Nếu người đó chỉ đọc 1 lần, hãy thử xem bạn nhớ được bao nhiêu số trong chuỗi số điện thoại?

Có thể thấy khi ta được nghe số điện thoại của người đọc não bộ ta sẽ bắt đầu ghi nhớ

Đặt: A là người bạn ngồi cạnh bạn- người đọc số điện thoại

B là bạn- người nghe số điện thoại

1.Số điện thoại đã nghe liên tục được lặp đi lặp lại trong trí nhớ nhưng chỉ có một giới hạn nhất định

Ví dụ: Khi A đọc liên tục một dãy số gồm 10 chữ số, B nhận thức được đó là số điện thoại của A nhưng não bộ chỉ kịp ghi nhớ 6 số, B có thể nhớ mang máng cả 4 số sau nhưng hành vi nhẩm lại liên tục trong não sẽ khiến B rơi rớt một vài số mang tính nhớ ngắn hạn Kết quả là B

sẽ liên tục nhẩm đi nhẩm lại những số B thuộc và chắc chắn đúng (6 số đầu)

Đối với 4 số sau , B chỉ nhớ mang máng nên lúc nhẩm lại não bạn xuất hiện suy nghĩ “Mình nghĩ như này có đúng không nhỉ?” (hoài nghi vào trí nhớ) và sẽ thường bỏ qua 4 số cuối để đảm bảo tính đúng đắn Trong trường hợp suy nghĩ của B hổng số và não bộ từ điền số vào (hình dung cụm số quen thuộc như 098, 097,028, ) thì kể cả khi số B nhẩm đi nhẩm lại liên tục trong đầu là sai thì B vẫn nghĩ dãy số chắc chắn đúng, nếu được nghe lại dãy số đúng thì rất dễ nãy sinh tình huống lẫn lộn giữa dãy số sai và dãy số đúng trong suy nghĩ của B

Trang 5

Ta có thể thấy việc nghe rồi ghi nhớ số điện thoại thuộc trí nhớ ngắn hạn

Trí nhớ ngắn hạn là một phần của hệ thống trí nhớ, nơi lưu trữ một lượng trí nhớ nhất định trong một khoảng thời gian hữu hạn

Trí nhớ làm việc cũng là một phần của hệ thống trí nhớ, cho phép thần kinh chúng ta làm việc, thao tác với những thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn hạn Cùng với nhau, chúng cho phép ta thực hiện hàng loạt các hoạt động trí óc

Tuy nhiên thông tin trong trí nhớ ngắn hạn sẽ bị quên đi nhanh chóng do không có sự ôn tập diễn ra

Ví dụ:

Việc bạn đọc mã OTP từ tin nhắn rồi quay trở lại ứng dụng để nhập mã Bạn đã thực hiện một việc là: nhẩm đi nhẩm lại mã trong đầu cho tới khi hoàn thành việc điền nó – đó là ôn tập Nếu không có sự ôn tập đó, bạn sẽ quên thông tin rất nhanh

Từ ví trụ trên ta có thể thấy trí nhớ ngắn hạn:

Diễn ra: ngắn ngủi, chốc lát

Vai trò:

- Tiếp thu kinh nghiệm

- Cơ sở cho trí nhớ dài hạn

2 Phân đoạn.

Để dễ dàng cho việc ghi nhớ A chia số điện thoại thành 3 khúc (Số của bạn đó là số điện thoại cá nhân) Đây là cách chia thường thấy đối với dãy số điện thoại gồm 10 chữ số

Thường là 3-3-4 hoặc 4-3-3, nhóm số có số chữ số nhiều nhất thường xuất hiện ở đầu hoặc đuôi

Ví dụ:

Trang 6

097-304-9999 (3-3-4) do ở cuối là nhóm số bốn số 9 nên người nói sẽ vô thức gộp lại để tạo thành nhóm số đẹp

0983-666-357 (4-3-3) ở giữa có một nhóm số ba chữ số 6, để tạo bộ đẹp khi đọc người nói đã gộp 4 số đầu lại thành một nhóm

3 Cơ chế ‘phân khúc thông tin’ (Chunking) và luyện tập thông

tin của trí nhớ ngắn hạn.

3.1 Cơ chế phân khúc thông tin

Phân khúc là một quá trình mà các phần riêng lẻ của một tập thông tin được chia nhỏ và sau đó được nhóm lại với nhau thành một tổng thể có ý nghĩa Các phần mà thông tin được nhóm lại nhằm mục đích cải thiện khả năng lưu trữ tài liệu trong thời gian ngắn, do đó bỏ qua khả năng lưu trữ hạn chế của bộ nhớ làm việc

Ví dụ: 0983-666-357

Ở đây, nếu đứng tách lẻ ba nhóm số 0983, 666, 357 thì không thể cấu thành một số điện thoại có 10 chữ số mà chỉ là 3 số có 3 chữ số đặt gần nhau Não bộ tự chia lẻ 10 chữ số thành bộ 4-3-3 để tiện cho việc lưu trữ thông tin cũng như truyền đạt đến người khác

Cách phân khúc thông tin của A mang tính cá nhân của bạn đó, nghĩa là cách chia bộ số dựa trên nhận thức của A và kinh nghiệm trong quá khứ,

có thể được liên kết với tệp thông tin Kích thước thường dao động từ

2-6 kí tự Có thể liệt kê một số lí do như sau:

A từng thấy người khác chia như vậy nên chia theo

A cố gắng chia gần số chữ số trong số điện thoại

A cảm thấy đọc lên thuận miệng và muốn nhóm ra nhóm số đẹp mắt (666)

Lý giải cho việc A phân khúc thông tin thành bộ 4-3-3:

Trang 7

Giả sử A chia thành nhóm 2-2-4-2 thì ở 3 nhóm đầu 2-2-4 rất dễ liên tưởng đến định dạng dd/mm/yyyy thay hình dung như nhóm số cho số điện thoại thông thường

Giả sử A chia thành 2-3-3-2 thì thay vì chỉ cần nhớ bộ ba nhóm số cho

số điện thoại thông thường thì ở đây cần nhớ bộ 4 nhóm số

09-836-663-57 rời rạc, thiếu tính liên kết và không có nhóm số đặc biệt (666) thuận lợi cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn

Hiện tượng phân khúc như một cơ chế ghi nhớ đơn giản bị ảnh hưởng bới các yếu tố chủ quan của người sử dụng

3.2 Luyện tập thông tin của trí nhớ ngắn hạn.

Hành động nhẩm đi nhẩm lại ngay lập tức sau khi tiếp nhận thông tin là một cách để tạo ra trí nhớ ngắn hạn (thời gian ngắn) về thông tin đó (số điện thoại)

Nói cụ thể hơn về trí nhớ ngắn hạn Nếu hình dung trí nhớ dài hạn là ổ cứng của máy tính thì trí nhớ ngắn hạn như RAM vậy, chỉ có tác dụng lưu trữ tạm thời và sẽ biến mất sau khi tắt máy (ngưng hoạt động lưu giữ thông tin trên trí nhớ ngắn hạn) Trí nhớ ngắn hạn có dung lượng lưu trữ khoảng “bảy cộng hoặc trừ hai” Dĩ nhiên, trên cả mặt lí thuyết và thực hành, có thể tăng trí nhớ ngắn hạn đối với các mục có hàm lượng thông tin thấp một cách hiệu quả bằng cách tính nhẩm chúng thành một số lượng nhỏ hơn các mục có hàm lượng thông tin cao (tách nhóm số trên dãy số điện thoại có 10 chữ số)

Ngoài ra, một lí do ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn là các lí do cá nhân (không quen thuộc với cách chia của A/ lần đầu nghe dạng thông tin như vậy/ etc) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng ghi nhớ tốt hơn nếu đó là dạng thông tin quen thuộc Tuy nhiên, cũng có nhược điểm là có xu hướng tạo ra các phần quen thuộc

Ví dụ:

09x, não sẽ tự động chèn x bằng một bộ quen thuộc 098 Sự quen thuộc

đó cho phép nhớ nhiều phần nội dung riêng lẻ hơn nhiều phần nói chung

Trang 8

(con người có xu hướng nhớ đến tổng quát nhiều hơn chi tiết) Nên việc cần làm là luyện tập đối với thông tin đó sao cho quen thuộc và có thể dễ dàng hình dung ngay khi hàm lượng thông tin cao được chia nhỏ

4 Trải qua một khoảng thời gian, liệu bạn có thể đọc lại số điện

thoại của người bạn của mình không?

Câu trả lời phần lớn sẽ là không Như đã đề cập đến ở trên, trí nhớ ngắn hạn có dung lượng nhỏ và thời gian lưu giữ rất ngắn Việc nhẩm đi nhẩm lại nhằm mục đích chuyển thông tin ngắn hạn sang thông tin lưu trữ lâu dài nhưng đã dừng lại Như vậy, trí nhớ ngắn hạn sẽ tự đồng làm để lưu trữ thông tin ngắn hạn mới (nếu có) B (bạn) không thể đọc lại được số điện thoại của A ( người bạn bên cạnh bạn) Trong trường hợp B đã chuyển sang thông tin lưu trữ lâu dài thì B hoàn toàn có thể đọc lại được

y nguyên số điện thoại của A (kể cả B tự bổ thêm thông tin sai)

Do thời gian lưu giữ trí nhớ ngắn hạn của mọi người khác nhau, nên có thể đối với C hoặc D vẫn có thể nhớ y nguyên số điện thoại của A thì ngược lại B đã quên Và đó là một điều bình thường nếu như tiếp xúc với thông tin mới có độ phức tạp cao và chỉ được nghe hướng dẫn một lần

5 Tại sao không ghi số điện thoại vào danh bạ? Cách để ghi nhớ

tốt.

Khi nghe đến chủ này các bạn có thể bạn đang tự hỏi tại sao lại cần nhớ

số điện thoại khi điện thoại thông minh của bạn có sẵn danh bạ Tuy nhiên, việc ghi nhớ số điện thoại có nhiều lợi ích:

- Tiết kiệm thời gian: bạn sẽ không cần phải mở điện thoại để tìm số điện thoại mỗi lần cần liên lạc và bạn sẽ trở nên độc lập hơn trong việc quản lý thông tin cá nhân của mình

- Tăng tính tiện lợi: bằng cách nhớ số điện thoại, bạn luôn sẵn sàng liên lạc với người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng Thay vì phụ thuộc

Trang 9

vào danh bạ điện thoại hoặc thiết bị di động của mình, bạn có thể tự tin liên lạc với bất kỳ ai mà bạn muốn ngay lập tức

- Ứng dụng linh hoạt: Kỹ thuật ghi nhớ số điện thoại có thể được áp dụng cho nhiều ngành nghề và hoạt động trong cuộc sống như giao tiếp hiệu quả, quản lý công việc, chăm sóc tình cảm cá nhân

Vậy cần làm thế nào để ghi nhớ tốt?

• Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say mê với tài liệu

ghi nhớ

• Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ phù hợp

• Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ

Giữ gìn bằng cách nào?

• Phải ôn tập tích cực, bằng cách tái hiện là chủ yếu: Tái hiện lại toàn

bộ, từng phần và tái hiện toàn bộ, xây dựng mối liên hệ logic

Phải ôn tập ngay, không để lâu

Phải ôn tập xen kẽ

Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi

Thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập

Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?

• Phải lạc quan, tin tưởng sẽ hồi tưởng lại được

• Phải kiên trì hồi tưởng

• Đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần nhớ lại

• Sử dụng sự kiểm tra của tư duy, tưởng tượng về quá trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng

• Sử dụng liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng

Khi đã có đầy đủ kiến thức rồi ta sẽ bắt tay vào thực hành:

Thực hành ghi nhớ số điện thoại: Bạn có thể bắt đầu bằng việc ghi lại

số điện thoại của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Tạo các từ khóa ngắn gọn hoặc sử dụng các ứng dụng quản lý số điện thoại để dễ dàng ghi nhớ

và thực hành tích cực

Trang 10

6 Dẫn nguồn.

- Slide bài giảng cô Lan, tập tài liệu tâm lý học ứng dụng, Slides thầy Hạnh

- Từ điển tâm lý học APA https://dictionary.apa.org/

- Lyon, Don R (1977-10-01) “ Sự khác biệt cá nhân trong việc thu hồi nối tiếp ngay lập tức: Vấn đề của việc ghi nhớ? ” Tâm lý học nhận thức

- Sổ tay Oxford về trí nhớ Tulving, Endel; Craik, Fergus I M (2005-05-05)

III Kết luận

Quan điểm của nhóm : Bài trình bày đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc ghi nhớ số điện thoại, bao gồm:

Trí nhớ ngắn hạn: Trí nhớ ngắn hạn là một hệ thống lưu trữ thông tin trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 7 ± 2 thông tin Do đó, việc ghi nhớ số điện thoại, một dãy số gồm 10 chữ số, là một thách thức đối với trí nhớ ngắn hạn

Cơ chế phân đoạn thông tin: Phân đoạn thông tin là một cách để cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin trong trí nhớ ngắn hạn Bằng cách chia một dãy số thành các nhóm nhỏ hơn, chúng ta có thể dễ dàng ghi nhớ và lưu trữ thông tin đó

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi nhớ số điện thoại: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi nhớ số điện thoại bao gồm:

Cách thức chia thông tin: Cách chia thông tin hợp lý và có ý nghĩa

sẽ giúp chúng ta ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn

Sự quen thuộc với thông tin: Thông tin quen thuộc sẽ dễ ghi nhớ hơn thông tin mới

Sự tập trung và hứng thú: Tập trung và hứng thú khi ghi nhớ thông tin sẽ giúp chúng ta ghi nhớ thông tin tốt hơn

Kết luận:

Trang 11

Bài trình bày đã cung cấp một số kiến thức cơ bản về việc ghi nhớ số điện thoại Để ghi nhớ số điện thoại tốt, chúng ta cần hiểu rõ về trí nhớ ngắn hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi nhớ số điện thoại Ngoài

ra, chúng ta cần luyện tập ghi nhớ số điện thoại thường xuyên để cải thiện khả năng ghi nhớ của mình

Một số gợi ý để ghi nhớ số điện thoại tốt:

Sử dụng các kỹ thuật phân đoạn thông tin: Chia dãy số điện thoại thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 2-3 chữ số

Tạo các từ khóa ngắn gọn: Ghép các chữ số trong dãy số điện thoại thành các từ khóa ngắn gọn, dễ nhớ

Liên tưởng các chữ số với những hình ảnh, âm thanh hoặc câu chuyện: Liên tưởng các chữ số với những hình ảnh, âm thanh hoặc câu chuyện quen thuộc sẽ giúp chúng ta ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn

Thực hành ghi nhớ số điện thoại thường xuyên: Luyện tập ghi nhớ

số điện thoại thường xuyên sẽ giúp chúng ta cải thiện khả năng ghi nhớ của mình

Ngoài ra, hiện tượng tâm lý nhớ được nhiều số điện thoại có thể có một

số ứng dụng thực tiễn Dưới đây là một số ví dụ:

1 Quảng cáo và marketing: Các nhà quảng cáo và nhà điều hành marketing sử dụng hiểu biết về khả năng nhớ số điện thoại của con người để tạo ra các chiến dịch quảng cáo và marketing hiệu quả Với việc sử dụng số điện thoại dễ nhớ, họ có thể tạo ra ấn tượng mạnh và gắn kết thương hiệu với khách hàng

2.Sử dụng trong các môn học: Hiểu biết về khả năng nhớ số điện thoại có thể được áp dụng trong các môn học như quản trị kinh doanh, tiếp thị, cuộc sống con người, tâm lý học và học tập Thông qua việc nghiên cứu về cách con người nhớ các loại thông tin khác nhau, chúng ta có thể hiểu rõ hơn cách tăng cường sự nhớ và áp dụng nó vào các lĩnh vực khác nhau.

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w