PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢNXUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀN...162.1 Hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp...162.1.1 Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuậ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền
Đặng Trung Hiếu
hieu.dt170346@sis.hust.edu.vn
Ngành Quản lý Công nghiệp
Giảng viên hướng dẫn: TS Cao Tô Linh
Hà Nội, 05/ 2021
1
Chữ ký của GVHD
Trang 2MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀN 6
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 6
1.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Kem Tràng Tiền 6
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 7
1.1.3 Quy mô hiện tại 7
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 8
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh 8
1.2.2 Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh 8
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 9
1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 11
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀN 16
2.1 Hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp 16
2.1.1 Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm 16
2.1.2 Các quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp đang thực hiện 20 2.1.3 Các hình thức tổ chức sản xuất trong phân xưởng 32
2.1.4 Sơ đồ mặt bằng của xưởng sản xuất 33
2.2 Phân tích công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp 33
2.2.1 Các phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng trong doanh nghiệp 34 2.2.2 Phương pháp kiểm soát chất lượng tại xưởng sản xuất 41
2.2.3 Tình hình chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 46 2.2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản
Trang 3CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG CHỌN ĐỀ TÀI TỐT
NGHIỆP 53
3.1 Đánh giá chung về Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền 53
3.1.1 Những điểm mạnh của công ty: 53
3.1.2 Những điểm yếu của công ty: 54
3.2 Hướng đề tài tốt nghiệp 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Bảng cân đối kế toán 13
Bảng 1-2 Bảng tóm tắt báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019-2020 14
Bảng 2-1 Yêu cầu kỹ thuật đối với kem que 18
Bảng 2-2 Yêu cầu kỹ thuật của kem mochi 21
Bảng 2-3 Bảng tổng hợp các lỗi trong quá trình sản xuất 44
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Hình 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Kem Tràng Tiền 11
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất kem que 22
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất kem cân 25
Hình 2.3 Sơ đồ sản xuất kem mochi 28
Hình 2.4 Sơ đồ mặt bằng xưởng sản xuất 30
Hình 2.5 Sơ đồ các lỗi trong quá trình sản xuất 47
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, em xin được cảm ơn các thầy cô ở Viện Kinh tế - Quản lý nói chung và những thầy cô ở Bộ môn Quản lý Công nghiệp nói riêng Cảm ơn các thầy cô rất nhiều về sự nhiệt tình, về sự tâm lý cũng như những kiến thức mà thầy cô mang lại, một hành trang không thể thiếu đối với chúng em ngay chính bây giờ và cả sau này
Vừa qua em được tham gia thực tập ở công ty cổ phần Kem Tràng Tiền Đây là một cơ hội để em có thể mang những kiến thức, lý thuyết mà thầy cô giảng dạy trên trường để thực hiện cũng như nghiên cứu, áp dụng vào trong thực
tế Trên thị trường kem hiện nay, sản phẩm kem của công ty phải cạnh tranh với các công ty khác và các sản phẩm nhập ngoại Nhưng không vì thế mà thương hiệu Kem Tràng Tiền mất đi chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường Việt Nam
Trong khoảng 2 tháng tại công ty, em đã có cơ hội học hỏi rất nhiều công việc khác nhau từ nhân viên kinh doanh, nhân viên xưởng sản xuất, theo dõi kế hoạch hằng ngày đến cách kiểm soát chất lượng, kiểm soat hàng tồn kho hay những công việc vận chuyển, xuất kho tại nhà kho Để hoàn thành bài báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến GVHH của em TS Cao Tô Linh và cô
Lê Thị Thu Hà- Phó giám đốc nhân sự, cùng với các anh/chị trong công ty đã hỗ trợ và ủng hộ em trong quá trình thực tập
Trong khuôn khổ của một bài báo cáo thực tập, em xin trình bày những nét
cơ bản về công ty cổ phần Kem Tràng Tiền về quá trình hình thành và phát triển cũng như các hoạt động hiện tại và phương hướng phát triển của công ty.Bài báo cáo của em gồm 3 phần chính bao gồm:
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần Kem Tràng Tiền
Phần 2: Phân tích quản lý sản xuất của công ty cổ phần Kem Tràng TiềnPhần 3: Đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp
Do thời gian tìm hiểu còn hạn chế và kinh nghiệm của bản thân còn ít, bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót Chính vì vậy em rất mong nhận được đóng góp cũng như nhận xét từ phía thầy cô để giúp em có thể hoàn thiện tốt bài báo cáo của mình Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
Sinh viên thực hiện
Trang 6Đặng Trung Hiếu CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KEM
TRÀNG TIỀN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Kem Tràng Tiền.
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền
- Tên quốc tế: TRANG TIEN ICECREAM JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: TRANG TIEN ICECREAM., JSC
- Địa chỉ: Số 35 Tràng Tiền, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Mã số thuế: 0104156185
- Người đại diện: TRƯƠNG ANH TUẤN
Ngoài ra TRƯƠNG ANH TUẤN còn đại diện các doanh nghiệp:QUẦY BÁN HÀNG - CÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀNQUẦY BÁN HÀNG - CÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀNQUẦY BÁN HÀNG - CÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀNQUẦY BÁN HÀNG - CÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀNQUẦY BÁN HÀNG - CÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀNCÔNG TY CỔ PHẦN KEM TRÀNG TIỀN - CHI NHÁNH SÀI GÒN
- Số điện thoại: 043 8256341/ 5251416
- Email: kd@kemtrangtien.vn
Trang 7- Website: https://kemtrangtien.vn/
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
- Năm 1958, Kem Tràng Tiền là công ty nhà nước được thành lập với 1
cơ sở tại địa chỉ số 35 Tràng Tiền
- Năm 2000, Kem Tràng Tiền được cổ phần hóa và trở thành Công ty
1.1.3 Quy mô hiện tại.
Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền hiện có 1 phân xưởng sản xuất với diện tích hơn 2000m2 với khoảng gần 100 công nhân Đứng đầu phân xưởng là quản đốc chịu trách nhiệm về mọi vấn đề trong xưởng và báo cáo lên Phó giám đốc Trong xưởng sản xuất có nhiều tổ sản xuất khác nhau với người đứng đâu là tổ trưởng có trách nhiệm giám sát toàn tổ, tham gia sản xuất, lập kế hoạch sản xuất Các tổ sản xuất được phân ra theo loại sản phẩm sản xuất chính là tổ kem que, tổ kem cân, tổ kem mochi và tổ bếp
Công ty có trụ sở chính cũng là cơ sở chính tại 35 Tràng Tiền với diện tích 1500m2 được chia thành 4 quầy bán kem và 1 bộ phận kho Người đứng đầu cơ sở là trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm với toàn bộ cơ sở 35 Tràng Tiền cũng như toàn bộ các đại lý kinh doanh của công ty và báo cáo các vấn đề lên Phó giám đốc Ở mỗi quầy sẽ có 1 tổ
Trang 8trưởng có trách nhiệm giám sát và tham gia quá trình bán hàng, báo cáo kết quả bán hàng Các quầy cũng được chia ra theo các loại sản phẩm kinhdoanh chính là kem que, kem cân, kem mochi và kem tươi.
Hệ thống đại lý của công ty được tổ chức thành mạng lưới theo khuvực địa lý Với hình thức này đảm bảo sản phẩm có thể tiếp cận được nhiều khách hàng nhất Hiện nay công ty đang có hơn 100 đại lý tại hơn
20 tỉnh thành, chủ yếu là các tỉnh thành phía Bắc và Bắc trung bộ Các đại
lý tại miền trong tập trung chủ yếu tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền hiện được đánh giá là một doanh nghiệp vừa với:
- Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm là 96
- Doanh thu trung bình năm là 120 tỷ đồng
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Trang 91.2.2 Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh.
Hiện nay công ty đang sản xuất và kinh doanh 3 sản phẩm chính là kem que, kem cân và kem mochi Trong đó kem que và kem cân là những loại kem đã có truyền thống sản xuất lâu đời và đang không ngừng thử nghiệm thêm các hương vị mới Còn kem mochi là một mặt hàng mới nghiên cứu và đưa vào sản xuất những năm gần đây
o Kem que: Gồm 8 loại:
Trang 101.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Hình 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Kem Tràng Tiền
Công ty được tổ chức theo trực tuyến chức năng, tách bạch giữa sản xuất
và kinh doanh, gắn liền giữa trách nhiệm và quyền lợi Các phòng ban chuyên môn chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc, phân xưởng sản xuất quản lý
hệ thống dây chuyền sản xuất dưới sự điều hành trực tiếp phòng sản xuất Các phòng ban luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban trong sơ đồ tổ chức của công ty như sau:
Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý cả Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi
của Công ty, thành viên của HDQT là đại diện 2 bên liên doanh bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Phó giám đốc nhân sự và 2 thành viên giám sát HDQT là nơi đưa ra những định hướng hành động kinh doanh của công ty, quyết định bộ máy quản lý Điều hành sản xuất của công ty bao gồm Giám đốc
Trang 11các trưởng phòng (phòng tài vụ, phòng markerting, phòng vật tư, phòng kĩ thuật, phòng kinh doanh, phòng).
Phó giám đốc nhân sự: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong
quản lý điều hành Phó tổng giám đốc trực tiếp quản lý vấn đề nhân sự, hệ thống dây chuyền sản xuất và chịu trách nhiệm trước Công ty về các vấn đề này
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ điều độ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu
thị trường, thiết lập và quản lý hệ thống kênh phân phối, xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, các hoạt động xúc tiến Quản lý các hoạt động liên quan đến việc tham gia các giải thưởng của ngành, hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
Phòng sản xuất: Có chức năng thực hiện quá trình sản xuất của công ty
Quản lý toàn bộ quá trình sản xuất và lên kế hoạch sản xuất Đảm bảo quá trình sản xuất của công ty diễn ra ổn định Chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về sản xuất và chất lượng sản phẩm trước phó giám đốc nhân sự
Phòng tài vụ: Có chức năng hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tại Công ty và các chi nhánh, kiểm tra việc sử dụng vật tư, tài sản, vốn, phân tích tình hình tài chính, phối hợp với phòng thị trường và phòng vật tư tính toán giáthành kế hoạch và sản lượng thực hiện từng thời kỳ, lập dự toán ngân sách và
cơ cấu tài chính từng thời kỳ, tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của Công ty
Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư cho sản xuất, quản lý
các kho vật tư đảm bảo cung cấp liên tục, giảm chi phí và phù hợp với tình hình kho bãi hiện có, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng năm, tính giá thành sản phẩm, tham gia Hỗ trợ quản lý kho thành phẩm cho bộ phận sảnxuất và kho trung chuyển cho bộ phận kinh doanh
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ các vấn đề về máy
móc, thiết bị trong toàn công ty Đảm bảo toàn bộ máy móc thiết bị dưới xưởng vận hành trơn tru, xử lý nhanh các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất Định kì chăm sóc bảo dưỡng máy móc
1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 12
Bảng 1-1: Bảng cân đối kế toán
Qua bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy năm 2020 so với năm 2019:
Trang 13Điểm mạnh của phương pháp này là giúp cho quá trình sản xuất được đảm bảo ngay từ khâu đầu tiên và có thể truy vết tìm kiếm được ngay các lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất Từ đó đưa ra được phương án khắc phục nhanh và kịp thời đảm bảo quá trình sản xuất liêntục.
Quản trị chất lượng trong và sau khâu bán hàng:
Trước đây nghiệp vụ này ít được công ty quan tâm, nhưng trong giai đoạn hiện nay nó có tác dụng rất to lớn trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng thị trưởng của doanh nghiệp Để khách hàng khai thác hết công dụng của sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, Công ty đang rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng trong khâu này Làm tốt công tác này không chỉ cólợi cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp
Để làm tốt công tác này công ty đã thực hiện một số công việc
cơ bản sau:
-Tổ chức mạng lưới phân phối thuận lợi Nếu như nhà quản lý chất lượng mà không nắm được đặc điểm kênh phân phối của mình thì thật khó có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình còn nguyên vẹnđến tay người tiêu dùng Như kênh tiêu thụ trong Miền Nam có điều kiện về địa lý xa xôi, khí hậu khác biệt với ngòai Bắc nếu không có biện pháp hợp lý về bao gói, vận chuyền thì kem rất dễ thay đổi tính chất đây là điều công ty cần quan tâm vì hiện nay hiện tượng này vẫn thường xảy ra gây lãng phí rất lớn cho công ty và làm giảm uy tín của doanh nghiệp
-Trong quá trình sử dụng sản phẩm khách hàng rất cần hướng dẫn cách sử dụng, điều kiện cũng như phạm vi sử dụng hay quá trình bảo quản phải trong những điều kiện nào thì sản phẩm giữ được chất lượng tốt nhất Chính vì vậy mà tất cả các nhân viên bán hàng đều phải
có hiểu biết về quy trình bảo quản cũng như hạn sử dụng với từng điều kiện bảo quản sản phẩm
Trang 14-Thực hiện dịch vụ sau bán hàng, như tổ chức bảo hành, dịch vụ
kỹ thuật, Dịch vụ bảo hành là rất quan trọng nó là sự bảo đảm về chấtlượng sản phẩm kem của công ty trong một khoảng thời gian định trước
đã được ghi trên bao bì Trong giai đoạn bảo hành mọi sự sai hỏng, thayđổi về chất sẽ được công ty kiểm tra và xử lý theo quy định Dịch vụ này gây dựng được niềm tin uy tín với khách hàng đồng thời nó cũng giúp cho công ty có điều kiện tốt để tìm hiểu hơn về khách hàng và thị trường của mình
Việc thực hiện những công việc này đã giúp cho công ty có được
sự tín nhiệm của rất nhiều khách hàng Tạo được sự khác biệt lớn đối với những thương hiệu giả mạo cũng như có điều kiện cạnh tranh với các ông lớn khác trong ngành
Tuy nhiên với tính chất mặt hàng là kem với điều kiện bảo quản rất hạn chế thì việc quản lý chất lượng sau bán vẫn còn bất cập và đôi khi ảnhhưởng đến công ty Như việc khách hàng chưa được tu vấn về các vấn đề bảo quản dẫn đến lỗi sản phẩm, tuy nhiên khách hàng lại quy toàn bộ tráchnhiệm lên công ty và đồi bồi thường dẫn đến tranh chấp không đáng có
2.2.3 Tình hình chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Trong thời gian qua, cùng với nhiệm vụ tập trung đa dạng hoá chủng loại phát triển sản phẩm mới công ty còn chú trọng vào việc đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có cũng như những sản phẩm mới đưa vào sản xuất bằng các biện pháp kinh tế - kỹ thuật hợp lý mà chất lượng sản phẩm của công ty ngày một cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp đất nước
Bất kỳ một sản phẩm nào kể cả sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng đều có hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm đó Các chỉ tiêu này không chỉ được người sản xuất quan tâm mà đặc biệt là người tiêu dùng và các cơ quan quản lý CLSP
Trang 15Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền xây dựng các chỉ tiêu CLSP của kem dựa trên cơ sở: nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tính năng kinh tế - kỹ thuật của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ, đặc điểm vốn có về đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như các loại nguyên vật liệu đầu vào và đưa vào hệ thống các chỉ tiêu chuẩn chất lượng, chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước và đăng ký với trung tâm đo lường, được trung tâm cho phép sản xuất các loại kem theo tiêu chuẩn
đã được duyệt
1.1.1.1 Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng và thực trạng kem
Các chỉ tiêu chất lượng chính của sản phẩm được đăng kí với Cục
- Về yêu cầu vệ sinh
Không được có các loại vi khuẩn hiếmgây bệnh
Không được chứa Ecoli
Không được chứa nấm mốc độc tố Tổng số nấm mốc không được > 100con/g
- Yêu cầu về cảm quan Kem phải có hình dáng theo khuôn rõ ràng
Mùi vị phải rõ ràng với từng loại kem Màu sắc phải rõ ràng với từng loại kem