1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học lý thuyết tài chính tiền tệ đồng tiền việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồng Tiền Việt Nam
Tác giả Bùi Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Bích Nguyệt
Trường học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Lý thuyết tài chính tiền tệ
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 10,67 MB

Nội dung

Lịch sử hình thành và phát triển của đồng tiền Việt Nam: 1.Thời Bắc thuộc:Thời điểm này nước ta chưa dành được độc lập chủ quyền, vẫn đang chịu ách đô hộcủa nhà Hán, vì vậy tiền tệ lưu h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

-

 -Môn học: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI:

ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM

Tác giả: Bùi Thị Diệu Linh

MSSV: 20213455 Lớp: Kế Toán – 01 Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Bích Nguyệt

Hà nội, tháng 5 năm 2022

Trang 2

A MỞ ĐẦU:

Gắn liền với sự hình thành phát triển kinh tế hàng hóa, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích đáp ứng cho nhu cầu phát

triển của nền kinh tế, đặc biệt là các hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi

hàng hoá Bên cạnh đó là hệ thống các lý thuyết, nghiên cứu về nguồn gốc,

bản chất, chức năng và sự phát triển của tiền tệ mà các nhà kinh tế học qua các thời kỳ đã đổ rất nhiều công sức để có thể tìm ra những chính sách tiền tệ phù hợp Vậy nên, để khái quát lại một cách tổng quan hơn quá trình hình thành và lịch sử phát triển tiền tệ trong các học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế học,

em xin trình bày tiểu luận “Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ” Mặc dù

em đã nỗ lực, cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, nhưng do năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu còn thiếu sót nhiều Em rất mong có thể nhận được những góp ý của cô và các bạn quan tâm để có thể giúp đỡ em bổ sung, chỉnh sửa, góp

phần hoàn thiện tiểu luận này

Em xin cảm ơn!

A NỘI DUNG:

I Tìm hiểu về đồng tiền Việt Nam:

1 Khái niệm đồng tiền :

- Thế nào là đồng tiền? “Đồng” (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, doNgân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành

- Tiền là gì? “Tiền” là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hànghóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận

Vậy, đồng tiền là vật đúc bằng kim loại hoặc in bằng giấy dùng là phương tiện giaodịch, được sử dụng để tính giá trị, để dành tích luỹ, để dùng thanh toán, để làm kinhdoanh, để mang cho vay, để đi trả nợ và để dùng vào hầu hết các hoạt động của conngười

Trang 3

Ngoài ra, đồng tiền còn có vai trò đặc biệt quan trọng, ít nhiều thể hiện chủ quyền,

vị thế, uy tín, biểu tượng, lịch sử của một quốc gia

2 Quy định pháp lý về đồng tiền Việt Nam:

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định, đơn vị tiền của ViệtNam là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND” (trên thực tế hay

bị viết nhầm thành VNĐ) Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất pháthành tiền giấy, tiền kim loại

3 Đặc điểm và các loại mệnh giá của đồng tiền Việt Nam:

Mỗi đồng tiền thường chỉ được phát hành một lần, sau đó là in, đúc thêm nhiều lần có ghi các năm in, đúc khác nhau Một số đồng tiền vẫn được lưu hành hợp pháp (như đồng 10.000 đồng màu đỏ, in bằng cotton hay đồng 50 đồng màu xanh in bằng cotton) nhưng lại không nằm trong số 12 đồng tiền nêu trên Mặt trước tất cả tiền giấyđểu có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh Điều này khác với đại đa số đồng tiền các nước in các hình ảnh khác nhau

Cho đến năm 2020, tiền giấy có kích thước chiều rộng từ 59 - 65 mm, chiều dài

từ 120 - 158 mm, tiền kim loại có đường kính từ 19 - 25,3 mm Nhìn chung, kíchthước đồng tiền tăng lên theo mệnh giá, ngoại trừ tiền giấy có 2 cặp 200 - 500 và2.000 - 5.000 đồng bằng nhau; tiền kim loại có đồng 5.000 kích thước lớn hơn 10.000đồng, đồng 200 và 500 đồng lớn hơn 1.000 đồng Đồng tiền kim loại gần như khôngcòn lưu thông trên thực tế

Năm 2020, đồng tiền Việt Nam có 12 loại mệnh giá khác nhau

+ Tiền giấy gồm 12 loại mệnh giá gồm:

 5 loại được in bằng polymer là 500.000, 200.000, 100.000, 50.000, 20.000, 10.000

 7 loại in bằng cotton là 5.000, 2.000, 1.000, 500, 200 và 100 đồng; + Đồng tiền kim loại có 5 loại mệnh giá gồm: 5.000, 2.000, 1.000, 500, 200 (trùng với mệnh giá tiền giấy) đồng bằng hợp kim, thép mạ đồng thau và thép

mạ niken (phát hành từ 2003 – 2004) Trước đó, đồng tiền kim loại được đúc bằng đồng và nhôm

Trang 4

II Lịch sử hình thành và phát triển của đồng tiền Việt Nam:

1 Thời Bắc thuộc:

Thời điểm này nước ta chưa dành được độc lập chủ quyền, vẫn đang chịu ách đô hộcủa nhà Hán, vì vậy tiền tệ lưu hành trong nước là tiền đồng Trung Quốc Căn cứ vào cáchoạt động khảo cổ, thời kỳ này tiền đồng Trung Quốc được lưu hành tại Việt Nam nhưHán nguyên thông bảo của nhà Hán, Khai nguyên thông bảo của nhà Đường và cả nhữngđĩnh vàng, đĩnh bạc cũng được lưu hành

2 Thời phong kiến độc lập :

Mỗi triều đại nước ta thường cho đúc một loại tiền riêng, bao gồm tiền đồng, tiềnkẽm, tiền sắt, tiền xu, tiền giấy như Đồng Thiên phúc trấn bảo thời Tiền Lê, Thuận Thiênđại bảo thời Lý Thái Tổ Cuối năm 1820 (cuối triều Gia Long), song song với tiền đồng,các thoi vàng, thoi bạc, đồng vàng, bạc cũng được sử dụng

1.1 Khái quát về tiền xưa, tiền cổ, tiền xu :

Tiền xưa, tiền cổ, tiền xu của Việt Nam được biết đến chủ yếu là tiền xu đượcphát hành lần đầu vào giữa thế kỷ 10 khi đó nước ta lấy niên hiệu là Đại Cồ Việt Cácloại tiền cổ được ra đời dựa và đồng tiền cổ Trung Quốc và được sử dụng để làm vậttrung gian trong các giao dịch mua bán và trao đổi hàng hóa

Trong đó, có các loại tiền xưa, tiền cổ được giới thiệu trong các tư liệu lịch sửnhưng lại không được chứng minh bởi các nhà khảo cổ học hoặc nó chưa được tìm ra

do đã ngừng sử dụng cách đây thời gian quá dài Và các loại tiền cổ Việt Nam qua cácthời kỳ đều có những đặc điểm chung gồm:

a) Mặt trước của tiền xưa, tiền cổ, tiền xu của Việt Nam:

 100% các loại tiền cổ được phát hiện trong nước, đều được làm bằngkim loại với dạng hình tròn và có lỗ vuông ở chính giữa dùng để sâuchuỗi nhằm mục đích cất giữ cũng như bảo quản Mặt trước có các chữHán thể hiện chính niên hiệu của các vị vua tại thời điểm đồng tiền cógiá trị lưu hành

 Tiền thường có viền tròn và viền bao quanh lỗ vuông thường là cácđường nổi Mục đích được tham khảo là để giảm bớt sự hao mòn củacác chữ trên tiền cổ xưa Bên cạnh đó, các chữ in trên tiền xu ở mặt

Trang 5

trước có thể biết theo chiều thuận kim đồng hồ hoặc là viết để bạn đọcchéo sẽ ra ý nghĩa.

b) Mặt sau của tiền xưa, tiền cổ, tiền xu của Việt Nam:

Mặt sau của tiền xu cổ thường không có chữ hay hoa văn họa tiết gì Tuynhiên, nếu nó có các chi tiết được in trên đó thì thường là biểu thị của một sốđiều sau:

 Triều đại nhà vua như Đinh, Lê, Tiền Lê, Trần…

 Năm phát hành của đồng tiền như Nhâm Tuất, Qúy Tỵ…

 Nơi đúc tiền như Hà Nội hoặc Sơn Tây, Công cho Bộ Công…

 Thể hiện chính pháp công bằng như chữ Chính ở mặt sau tiền…

 Hoặccũng có thể là các chi tiết thể hiện trọng lượng tiền và giá trị ấnđịnh…

c) Kích thước và trọng lượng của tiền cổ:

Kích thước tiêu chuẩn của các loại tiền su, tiền cổ Việt được phát hiện đều ởmức từ 22mm- 24mm, những đồng lớn có đường kính 25 – 26mm hoặc 18 – 20mm.Kích thước của lỗ vuông ở chính giữa trung bình vào khoảng 5 mm hoặc 7 mm.Chiều dày của mỗi đồng tiền đạt từ 0,5 đến 1 mm

Với kích thước như vừa nêu trên thì trọng lượng tiền xu kim loại thường rơivào khoảng 3,5 – 4 gram là vừa phải Và có đồng tiền nặng nhất sẽ đạt từ 6,2 gram.Chính vì thế, một người có thể mang trên người một lúc nhiều đồng tiền xu mà không

hề cảm thấy nặng hay vướng víu khó chịu

Trang 6

=> Hiện nay, các loại tiền xưa, tiền cổ, tiền xu của Việt Nam không còn giá trị lưu thông hàng hóa Chúng cũng đã không được sản xuất từ khi tiền giấy ra đời

từ thời nhà Hồ Tuy nhiên, nhưng loại tiền này vẫn đang được tìm kiếm ra nhiều và nó thường xuất hiện trong những bộ siêu tầm đồ cổ của những người sành đồ cổ Giá trị của tiền cổ càng cao khi thời gian tồn tại của nó càng lớn Chính vì thế, việc sở nhiều đồng tiền kim loại cổ bạn có thể đang

có một gia tài lớn đấy nhé Và xu hướng tìm mua và chơi tiền xu đang là một hot trends ở mọi lứa tuổi

http://nganhang24h.vn/tien-xua-tien-xu-tien-co-viet-nam/

1.2 Đồng tiền thời nhà Đinh

Nước ta bị lệ thuộc Trung Hoa nhiều năm nên các đồng tiền Trung Hoa cùngthời là tiền tệ chi dùng cho cả nước Khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng liền cho đúcloại tiền mang niên hiệu của mình để chỉ dùng trong dân chúng, chứng tỏ nước tagiờ đây đã có chủ quyền Đồng tiền mang tên ĐẠI BÌNH HƯNG BỬU, vì là đúclần đầu nên kỹ thuật khắc, đúc khá thô sơ nhưng dầy dẫn, được dân chủng hoannghênh đón nhận với mong nước nhà được an bình, hưng thỉnh Được xem là đồngtiền đầu tiên của một nước tự chủ, tiền đời nhà Đinh được đúc bằng đồng nhiều tạpchất nên ngày nay phần lớn đều bị hoen rỉ, đáng chú ý là nét chữ Đại Bình HưngBửu rất thô sơ nên có giả thuyết đó là chữ Thái bị mất dấu chấm phía dưới nên trônggiống chữ Đại nhưng theo một số nhà ngôn ngữ học : vào thời ấy chữ Đại hay chữThái đều đọc và nghĩa như nhau Thực tế qua sưu tầm, tất cả những đồng mà tôi đãgặp đều viết ĐẠI BÌNH HƯNG BỬU nhưng căn cứ niên hiệu của Vua Đinh Tiên

Trang 7

Hoàng nên hầu hết các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tập đều thống nhất đọc là THÁIBÌNH HƯNG BỬU

Đến nay, về cơ bản chúng ta đã tìm thấy ba loại tiền THÁI BÌNH HƯNGBỬU Một loại phía sau có chữ Đinh nằm trên lỗ vuông, một loại cỏ chữ Đinh nằmdưới lỗ vuông và một loại mặt sau không có chữ Hầu hết những đồng có chữ Đinhdưới lỗ vuông thường đây và nặng hơn hai loại kia Trong quá trình sưu tập, như đãnói ở trên , tiền Thái Bình hưng bửu có 3 loại cơ bản và mức độ quý hiếm đượcphân tích như sau

– Loại Thái Bình Hưng Bửu : Lưng trơn là hiếm nhất

– Loại Thái Bình Hưng Bửu : Chữ Đinh trên lỗ vuông

– Loại Thái Bình Hưng Bửu: Chữ Đinh dưới lỗ vuông

+ Tiền Thái Bình Hưng Bửu có chữ đinh trên lỗ vuông là do Vua Đinh Tiên Hoàng đúcvới chữ đình ở vị trí trên lỗ vuông để khẳng định chủ quyền quốc gia, quốc tính Tiền nàyđược đúc với số lượng khá nhiều nên qua bao nhiêu dâu bề đến nay ta vẫn còn tìm thấykhá nhiều

+ Chữ Đinh còn có nghĩa khác là "con trai" nên có thể tiền Thái Bình Hưng Bửu có chữđinh dưới lỗ vuông được đúc dưới triều Vua Đinh Toàn với chữ định ở vị trí dưới lỗvuông mang hàm ý khiêm nhường ở dưới vua cha Những đồng tiền ở dạng này thườngdày dặn và nặng hơn những đồng Thái Bình hưng bữu khác, tôi cho rằng kinh tế quốc gia

đã đi vào ổn định và phát triển, Vua Đinh Toàn khi lên ngôi vẫn giữ niên hiệu Thái Bìnhcủa vua cha và cho đúc tiền này

- Tiền Thái Bình Hưng Bửu lưng tiền để trơn được Thập đạo tướng quân Lê Hoàn chođúc khi được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng sĩ trao quyền nhưng chưa lên ngôi

Trang 8

vua với hình thức lưng tiền để trơn ngụ ý rằng : Nước Cồ Việt vẫn còn chủ quyền của NhàĐinh với niên hiệu Thái Bình nhưng tiền không do người họ Đinh đúc để chi dùng trongdân chúng và chuẩn bị sửa soạn đánh quân xâm lược Bắc Tống lúc bấy giờ lăm le xâmphạm bờ cõi nước ta Mặt khác, vì ngôi vua không phải là truyền thừa nên cũng cần phải

có giai đoạn tế nhị để làm bước đệm đồng thời mẫu khuôn đúc tiền Thái Bình đang có sẵnchỉ cần bỏ chữ đinh ở mặt lưng đi là có thể đúc tiền dùng được ngay Tiền này được đúcvới số lượng ít hơn nên ngày nay hiếm hơn hai loại có chữ đinh ở lưng tiền

=> Tiền Thái Bình Hưng Bảo là đồng tiền đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập Cho dù phạm vi lưu thông còn hạn chế, nhưng đối với lịch sử phát triển tiền tệ Việt Nam có một ý nghĩa vô cùng trọng yếu

http://nghethuatxua.com/tien-te-thoi-nha-dinh/

1.3 Đồng tiền thời nhà Tiền Lê

Khi đó, nước nhà mới giành lại độc lập, đang lo củng cố, quy tắc chưa nghiêm, mặtkhác nền kinh tế còn non yếu, chưa phát triển, nhu cầu trao đổi bằng tiền chưa phổ biến,đồng tiền cho đúc ra lúc đầu chỉ mang tính cách độc lập có chủ quyền chứ chưa phát hànhrộng rãi trong dân chúng Lương bổng quan chức, quân lính phát bằng hiện vật là chính.Thuế khoá các nơi cũng nộp bằng hiện vật Trong 29 năm thuộc kỷ nhà Lê, chính sử chỉ

có một dòng ngắn ngủi về việc đúc tiền “…năm giáp thân 984, mùa xuân tháng hai, đúctiền Thiên Phúc…”

Tiền THIÊN PHÚC TRẤN BỬU do Vua Lê Đại Hành cho đúc vào năm thứ 5 lấy theo niên hiệu của ngài và có lẽ về sau này Lê Long Đĩnh có cho đúc thêm nhiều để giao thương với Trung Hoa Sử trung Hoa cho biết lúc bấy giờ người Việt đến buôn bán ở châuLiêm và châu Khâm (có trấn Như Hồng) đến nay vẫn còn được tìm thấy khá nhiều Về cơ bản, tiền Thiên Phúc Trấn Bửu có nhiều đặc điểm giống tiền Ðại Bình Hưng bửu Tuy vậy, ta cũng thấy rằng Nhà Lê noi theo Nhà Ðinh, không theo quy tắc đúc tiền của Trung Hoa để đúc tiền Thiên Phúc Viết quốc tính lên mặt sau đồng tiền để khẳng định chủ quyền và phân biệt rõ ràng với tiền Trung Hoa vốn đã được dùng ở nước Việt từ trước

Trang 9

=>Ta cũng thấy rằng Nhà Lê noi theo Nhà Ðinh, không theo quy tắc đúc tiền của Trung Hoa để đúc tiền Thiên Phúc Viết quốc tính lên mặt sau đồng tiền để khẳng định chủ quyền và phân biệt rõ ràng với tiền Trung Hoa vốn đã được dùng ở nước Nam từ trước.

http://www.covatvietnam.info/tien-co/tien-te-thoi-nha-tien-le/

1.4 Đồng tiền thời nhà Lý

Đồng tiền đầu tiên của nhà Lý, được xác định là “Thuận Thiên đại bảo” Điều này được nhiều người xác nhận, và các bảo tàng, các nhà trưng bày có trưng bày đồng tiền này cũng khẳng định đó là đồng tiền đầu tiên của nhà Lý, được dùng phổ biến từ năm

1010 đến năm 1028

Thuận Thiên đại bảo có đường kính từ 24 đến 25,5mm Trên lưng đồng tiền này cóchữ “Nguyệt” Bề mặt tiền có in 4 chữ Hán “Thuận Thiên đại bảo” in kiểu chữ chân

Trang 10

đọc đối, nghiêng lệch Tiền có gờ viền và lỗ rộng Đây là loại tiền tương đối hiếm, dovậy, được trưng bày thường chỉ với 1 đồng duy nhất Một số nhà sưu tập đã cung cấpnhiều mẫu khác nhau của đồng tiền này, điều này giúp suy đoán rằng “Thuận Thiên đạibảo” có thể được in nhiều đợt.

Trong lịch sử các nước phong kiến phương Đông, chỉ có 2 vị vua lấy niên hiệu làThuận Thiên, đó là Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ Cả 2 vị vua này đều là vua nước Việt.Trong lịch sử tiền tệ, có 3 loại tiền mang niên hiệu này, đó là Thuận Thiên đại bảo,Thuận Thiên nguyên bảo loại nhỏ và Thuận Thiên nguyên bảo loại lớn Thuận Thiênnguyên bảo loại lớn do Sử Tử Minh thời Đường đúc năm 759, mang đặc điểm của tiềnphong kiến phương Bắc Như vậy, Thuận Thiên đại bảo và Thuận Thiên nguyên bảoloại nhỏ là tiền của nước Việt Bởi vậy, có người xếp Thuận Thiên đại bảo hay ThuậnThiên nguyên bảo đều là của nhà Lê, do Lê Thái Tổ cho đúc Tuy vậy, điều này làkhông đúng

Tuy cổ sử không chép về việc Lý Thái Tổ cho đúc tiền, nhưng về lý mà nói thì vịvua đầu triều của một dòng họ trong thời kỳ tương đối yên ả, thái bình thì khó chấpnhận việc không có đồng tiền riêng Hơn nữa, Thuận Thiên đại bảo hiếm gặp và chỉxuất hiện trong các di tích thời Lý – Trần hoặc lẫn với các đồng tiền khác thời Lý –Trần Trong khi đó, ở các di tích thời Lê chưa lần nào gặp loại tiền này, mà chỉ gặpThuận Thiên nguyên bảo Ngoài ra, cách khắc 3 chữ “thuận”, “thiên” và “bảo” ở 2 loạitiền này có sự khác biệt rất lớn Bởi vậy, nhiều người nhất trí phân loại: Thuận Thiênđại bảo là tiền được đúc dưới thời Lý Thái Tổ, còn Thuận Thiên nguyên bảo là tiềnđược đúc dưới thời Lê Thái Tổ

=>Như vậy, tuy mới lên ngôi thay cho Lê Ngọa Triều vốn hoang tàn, bạo ngược,

mở ra thời kỳ đất nước thái bình dưới thời Lý, nhưng Thái Tổ Lý Công Uẩn đã rất quan tâm tới việc đúc tiền khẳng định quyền lực tập trung trong tay vua và qua đó khẳng định nền độc lập của nước Đại Cồ Việt, quốc hiệu nước ta dưới thời Lý Thái Tổ

“ http://nghethuatxua.com/tien-te-thoi-nha-ly/ ”

1.5 Đồng tiền thời nhà Trần:

Sang đến thời Trần, quốc gia được củng cố và nền kinh tế được phát triển sau hailần đánh đuổi quân Mông Cổ nên công thương nghiệp có phương tiện phát triển, kinhthành mở rộng với 61 phường Về tiền tệ, mặc dù suốt 175 lịch sử triều Trần, chỉ thấyxác nhận có 10 loại tiền nhưng có lẽ lượng tiền lưu hành không nhỏ vì theo sách ĐạiViệt sử ký toàn thư cô ghi Trong đời Trần Phế Đế, năm Kỷ Mùi 1379, tháng 9, vua saiquân tải tiền đồng vào núi Thiên Kiện để chôn giẫu “Mùa đông, tháng 10 chôn giấutiền ở khám Khả Lăng thuộc Lạng Sơn, sợ nạn người Chiêm Thành đốt cung điện” “ Mùa đông, tháng 10 năm 1390, đời Trần Thuận Tông, sai thợ đá ở An Hoạchđào động ở núi Thiên Kiện và động ở núi Khuẩn Mai để lấy tiền của đã chôn khi trước"Với những việc như nêu trên cùng với việc phát hành tiền giấy Thông Bửu hỏi sao về

Trang 11

sau này đã làm cho tiền nhà Trần trở nên khan hiếm Một số hiệu tiền như: Thiệu Long,Thiệu Khánh, Xương Phù thông bửu, gần như không còn.

Thiệu Long thông bửu – Thiệu Khánh thông bửu – Xương phù thông

Xương phủ thông bửu Trong thời nhà Trần, vàng bạc được cho đúc thành phânlượng để tiện việc chi tiêu và có dấu hiệu của Hoàng triều

Giá trị đồng tiền được qui định rõ ràng:

+ 1 lạng vàng bằng 10 lạng bạc

+ 1 quan ấn 600 đồng tiền điều

+ 1 Tiền ăn 70 đồng tiền điều

Nộp tiền cho nhà Vua thì mỗi tiền là 70 đồng Tiền này gọi là Thương cung tiền.Dẫn tiêu dùng với nhau, 1 tiền ăn 60 đồng Tiền này gọi là Tĩnh mạch tiền

Theo sử sách, khi Dương Nhật Lễ lên ngôi có cho đúc tiền Đại Định Thông bừunhưng qua nghiên cứu tôi nhận thấy Tiền Đại Định hiện nay được xếp vào tiền nhàTrần còn nhiều điểm cần nghiên cứu sâu hơn Cuối thời Trần có nhiều cuộc nổi dậychống Triều đình, nhiều thủ lãnh đã tiềm hiệu xưng vương, đúc tiền như : Nguyễn Bố

ở Bắc Giang Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai, Trần Thiêm Bình Trần Quý Khoảng, Lê Ngã

“http://nghethuatxua.com/tien-te-thoi-nha-tran/”

1.6 Đồng tiền thời nhà Hồ

Thật ra việc phát hành THÔNG BỬU HỘI SAO (tiền giấy) do Hồ Quý Ly đề xướng

từ trước không phải đợi đến lúc soán ngôi lập ra nhà Hồ mà đã có từ năm 1379, dưới thờiTrần Nghệ Tông, vì lúc đó Hồ Quý Ly đã điều khiển mọi việc trong triều Vì sợ ChiêmThành cướp phá kinh đô, tháng 9 năm 1379, vua Trần Nghệ Tông sai quân lính tài tiềnđồng giấu trong núi Thiên Kiện gần kinh thành rồi vẫn chưa an tâm lại sai đem giấu tậnLạng Sơn Chẳng may, khi thắng được quân Chiêm, vua Trần sai đến chỗ giấu tiền để đàothì núi đá bị sập kín lấp cửa động và không còn thể nào tìm được địa điểm Tiền chôn hẳn

Trang 12

là khá nhiều mà không tìm ra tất nhiên triều đình phải lâm vào thế quẫn bách phải nghetheo lời Hồ Quý Ly phát hành TIỀN GIẤY để thay thế

Việc phát hành THÔNG BỬU HỘI SAO thực hiện vào năm 1396, có ghi trong chính

sử : “Mùa Hạ, tháng 4 năm Bính Tí, niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1396) bắt đầu phát hànhtiền giấy Thông Bửu Hội Sao Ai làm tiền giả phải tội tử hình và bị tịch thu tài sản Ai cómột quan tiền đồng được đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy Tiền đồng phải đem nộp kho để đổi,

ai giấu giếm và mang ra tiêu dùng sẽ bị tội như làm tiền giả" Theo đó có 7 hạng tiềngiấy :

– Giấy vẽ rêu bể : ăn 10 đồng

– Giấy vẽ sóng nước : 30 đồng

– Giấy vẽ đám mây : 1 tiền (69 đồng)

– Giấy vẽ con qui : 2 tiền

– Giấy vẽ con lân : 3 tiền

– Giấy vẽ con phượng : 5 tiền

– Giấy vẽ con rồng : 1 quan

Vì sử ghi chép quá sơ lược nên ta không rõ tờ giấy có cỡ lớn nhỏ thế nào và hình vẽ

là nền cho cả tờ bạc hay chỉ vẽ trang trí một phần thôi Hồ Quý Ly còn tung tiền giấy chocác phủ, lộ để thu mua thóc lúa theo thời giá Có thể hình thức như thế này :

Khi Hồ Quý Ly thay thế tiền đồng bắt dân chúng dùng tiền giấy không có một quýkim hay quý vật nào bảo đảm cho tiền giấy Sự đổi 1 quan 2 tiền giấy lấy 1 quan tiền đồngchỉ là dụ cho dân thấy lợi chứ không phải là giá trị căn bản Dân chúng đã quen với giá trịthực tế của tiền đồng do bản thân kim loại và tiền đồng có tính chất bền vững, dễ chôn

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w