1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch môn tư tưởng hồ chí minh

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương;các cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dàihơn 30 năm; phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thu HàSinh viên thực hiện:

Trần Nhật QuangPhùng Tiến Thành

Hà Nội, tháng 12/2022

Trang 2

Con đường đi tìm đường cứu nước của bác Hồ từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930

5

Trang 3

Lời mở đầu

1 Khái quát

Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc, người lèo lái con thuyền cách mạng ViệtNam đi đến bờ thắng lợi, người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc trướcnhững thế lực ngoại bang hùng mạnh, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đưanước ta từ một nước nô lệ thành một nước hoàn toàn độc lập tự do Để làm được điều đó,Người phải có nghị lực phi thường, một ý chí mạnh mẽ để vượt qua những thử tháchkhắc nghiệt nhằm đi tới thắng lợi cuối cùng Từ đó đã khiến người ra đi tìm đường cứunước tại bến cảng nhà rồng 5/6/1911 và trong suốt quá trình ra đi tìm đường cứu nước,người

2 Lý do chọn đề tài

Nhằm tìm hiểu thêm về hoạt động của Bác Hồ trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và hiểu sâu hơn về chuyên đề “Người đi tìm hình của Nước”

3 Mục đích nghiên cứu chủ đề

 Nghiên cứu và hiểu chuyên đề “người đi tìm hình của nước”

 Nắm bắt được quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ ngày 5/6/1911 đến khi thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

 Hiểu được công lao của người và sự vất vả gian lao trong suốt quá trình ra đi tìmđường cứu nước

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

 Khoảng thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ 5/6/1911 đến năm 1930 Phạm vi nghiên cứu: Quá trình Bác đi tìm đường cứu nước 5 Phương pháp nghiên cứu

 Đề tài sử dụng các phương pháp: khảo sát, phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh, liệt kê.

 Đề tài sử dụng những hình ảnh tại buổi ngoại khóa.

Trang 4

 Đề tài bám sát những gì được giới thiệu trong buổi ngoại khóa và một số thông tin thu thập trên các trang mạng

 Đề tài sử dụng các kiến thức đã được giảng dạy trong quá trình học bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh

6 Kết cấu của bài thu hoạch

Con đường đi tìm đường cứu nước của bác Hồ từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

Con đường đi tìm đường cứu nước của bác Hồ từ ngày 5/6/1911 đến khithành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

“Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn BácKhi bờ bãi dần lui, làng xóm khuấtBốn phía nhìn không bóng một hàng tre”

Đó là những câu mở đầu trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế LanViên Những câu thơ đã trở nên gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình cảm với mỗi người ViệtNam, gợi nhớ hình ảnh Bác Hồ, người đã rời xa Tổ quốc thân yêu ra đi tìm đường cứunước.

Ngày 5/6/1911, đánh dấu một dấu son lịch sử vẫn luôn sáng mái trong tâm thứchàng triệu trái tim con người Việt Nam và bạn bè thế giới Người thanh niên yêu nướcNguyễn Tất Thành đã rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước.

Trang 6

Tranh cổ động kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước của họa sỹ

Bùi Đại Hào (Hà Nội)

Bác ra đi giữa lúc đất nước đang chìm trong đau thương, khi mà triều đình nhàNguyễn đang ở thời kì suy vong bạc nhược nhất Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dânPháp và phong kiến tay sai, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiềuxu hướng khác nhau Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương;các cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dàihơn 30 năm; phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục… do các sĩ phu yêu nước chịuảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo.Mặc dù diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi nhưng tất cả các phong trào đó đều thất bại vì thiếumột con đường và phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước vàbối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.

Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộchành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước

Trước sự bế tắc, lầm than của dân tộc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đómới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự

Trang 7

do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tấtcả những điều tôi hiểu”.

Mục đích của chuyến đi này, hơn 10 năm sau, năm 1923, Người đã trả lời nhà thơ,nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtan: “… Lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do, Bìnhđẳng, Bác ái… Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền vănminh Pháp, muốn tìm những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy…”.

Một lần khác, trả lời nhà văn Mỹ Aana Luy Xơtơrông, Người nói: “Nhân dân ViệtNam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau, ai là người sẽ giúpmình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này thì nghĩ là Nhật, người kia thì nghĩ làAnh, có người thì nghĩ là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xemxét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Rút kinh nghiệm của các sĩ phu yêu nước đương thời hướng con đường cứu nướcvề phía Trung Quốc hay Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc cho rằng muốn đánh đuổi kẻ thùphải biết rõ kẻ thù của mình Vì thế, ngày 5-6-1911, Người xuất dương tìm đường cứunước, đi sang Tây Âu trước hết là Pháp, để xem nước Pháp và các nước khác như thế nào

nhằm giải đáp đâu câu hỏi “Đâu là con đường cứu nước?”

Và ngày 5/6/1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ bến cảng NhàRồng, Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìmcon đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước Vào thời điểm đó, không ai biết rằngvận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người màlịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường Đánh dấu một dấu son lịch sử vẫn luôn sángmãi trong tâm thức hàng triệu trái tim con người Việt Nam và bạn bè thế giới

Hình ảnh con tàu Amiral Latouche Tréville

Trang 8

Với tên mới Văn Ba, làm phụ bếp trên tàu, Nguyễn Tất Thành ra đi trong tư cáchmột người lao động, khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng Trong suốt hành trình 30 năm bônba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc ấy, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đãđi qua 3 đại dương, 4 châu lục, qua gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố, vượt qua muônvàn gian khổ, chông gai và làm rất nhiều nghề để kiếm sống, với quyết tâm cháy bỏng :“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấylà tất cả những điều tôi hiểu”.

Ngày 6/7/1911, ngay sau khi đặt chân tới nước Pháp người đã nhận thấy rằng‘người Pháp trên đất nước Pháp thì lịch sự hơn rất nhiều so với người Pháp ở ĐôngDương’ và người cũng thấy rằng ‘người Pháp trên đất nước Pháp cũng có rất nhiều ngườinghèo khổ giống như nhân dân An Nam chúng ta’ Và người đã viết một bức thư chotổng thống Pháp vào ngày 15/9/1911 rằng người mong muốn tổng thống Pháp nhậnngười vào học bồi trú của trường thuộc địa để người học chuyên môn giúp ích cho đấtnước Pháp và trở về giúp ích cho nhân dân Việt Nam Tuy vậy lời đề nghị của người đãbị từ chối

Do vậy người chỉ ở lại Pháp 3 tháng, rồi tiếp tục cuộc hành trình, đi theo nhiều tàubuôn khác, đến nhiều nơi, Với những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm trong 10 nămròng, từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã tận dụng mọi cơ hội để được đếnnhiều nơi trên thế giới Bàn chân của người thanh niên yêu nước này đã in dấu trên nhiềunước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ.

Đặc biệt ở 3 nước là Mỹ, Anh và Pháp, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân khảo sátkhá lâu Người hòa mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc gì đểsống và hoạt động, như : Phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê…

Trên cơ sở đó Nguyễn Tất Thành rút ra một kết luận có tính chất nền tảng đầutiên : Ở đâu đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác ; ở đâu những người lao động cũng bịbóc lột, áp bức và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người : Giốngngười bóc lột và giống người bị bóc lột” Cũng từ đó đã giúp người thanh niên NguyễnTất Thành có một nhận thức quan trọng : Nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoànkết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị ; cùng nhau thực hiện nguyệnvọng chung là độc lập, tự do Từ những nhận biết căn bản đó càng thôi thúc người thanhniên yêu nước quyết tâm tìm con đường giải phóng mà anh đã từng nung nấu, ấp ủ từngày rời Tổ quốc.

Trang 9

Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp tham gia Hội những người Việt Namyêu nước ở Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp Giữa lúc này Cách mạng xã hội chủ nghĩatháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi, tiếp đó là Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc.Các nước đế quốc thắng trận trong thế chiến I, họp hội nghị ở Vecxay (Pháp) để phânchia lại the giới và phân chia những quyền lợi cướp được sau chiến tranh.

Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris (Pháp) năm 1919

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng rất lớn đếntình cảm và nhận thức của Nguyễn Tất Thành Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành thamgia Đảng xã hội Pháp Ngày 18 – 6 – 1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, chàng thanh niênthay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vécxâyyêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam Tuy bản yêusách không được chấp nhận nhưng đã được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trongdư luận nước Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa ; đồng thời cũngđem lại cho Nguyễn Ái Quốc một nhận thức là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ cóthể dựa vào sức của chính mình

Trang 10

Bản yêu sách Tám điểm của nhân dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc và nhóm ngườiViệt Nam yêu nước gửi Nghị viện Pháp và các đoàn đại biểu dự Hội nghị Vécxây

Bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lênin đã đến với Người

vào tháng 7-1920, làm cho Người « rất cảm động, phấn khởi sáng tỏ, tin tưởng biết

bao » Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, đứng hẳn về quốc tế thứ III Tại Đại hội

Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18 họp ở Tua (từ 25 đến 30-12-1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏphiếu tán thành quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sảnPháp và là người Cộng sản Việt Nam đầu tiên Sự kiện này đánh dấu bước nhảy vọt trongquá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc Từ một người yêu nước, ra đi tìmđường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và trở thành một người cộng sản Ngườiđã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho Nhân dân Việt Nam, con đường giải phóngtheo học thuyết Mác – Lênin, con đường kết hợp giữa đấu tranh giải phóng dân tộc vớigiải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.

Trang 11

Chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xãhội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương.

“Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởngbiết bao ! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lênnhư đang nói trước quần chúng đông đảo : “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ Đây là cáicần thiết với chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta !” Sau này, Người đã viếtnhư thế về thời điểm lịch sử đầy ý nghĩa này.

Cuối tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III,đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, đồng thời cũngđánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu quá trình kếthợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội, tinh thần yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản Người thanh niên yêunước Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đi theo con đường của Lêninvĩ đại Người kết luận : “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nàokhác con đường cách mạng vô sản”.

Từ khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành người cộng sản, Nguyễn ÁiQuốc hăng say hoạt động cách mạng, học tập nghiên cứu lý luận và tìm cách truyền báchủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức và cánbộ cách mạng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp và cùng với một số ngườiyêu nước của các dân tộc thuộc địa Pháp, Người đã sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc

Trang 12

thuộc địa Pháp ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng, chống chủ nghĩa thực dânvà thông qua tổ chức đó đưa chủ nghĩa Mác – Lênin đến với các dân tộc thuộc địa Đâyđược coi là hiện tượng có một không hai trong lịch sử bởi lần đầu tiên ngay tại đất nướcPháp đất nước mà chủ nghĩa tư bản đã ra đời và ăn sâu bám rễ thì Nguyễn Ái Quốc lạicho ra đời một tổ chức chống lại chủ nghĩa tư bản trên chính đất nước Pháp

Năm 1922, Hội xuất bản tờ báo « Người cùng khổ » do Nguyễn Ái Quốc làm chủbút kiêm quản lí tờ báo Tờ báo xuất bản 32 số, đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dãman của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, truyền bá chủ nghĩaMác – Lênin, tinh thần quốc tế vô sản nhằm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấutranh tự giải phóng

Hình ảnh bài báo Mau lên vi hành do Nguyễn Ái Quốc biên soạn được đăng trên

tuần báo Người cùng khổ

Người còn viết nhiều bài cho các Báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và đặc biệtlà viết cuốn sách nổi tiếng : « Bản án chế độ thực dân Pháp » Mặc dù nhà cầm quyềnPháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo đó vẫn được bí mật chuyển về ViệtNam Nhờ đó, quần chúng Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đếquốc, hiểu được Cách mạng Tháng Mười Nga.

Trang 13

Hình ảnh cuốn sách « Bản án chế độ thực dân Pháp »

Giữa năm 1923, người bí mật từ Pháp đi Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân vàđược bầu vào Ban chấp hành Tiếp đó, Người hoạt động, học tập và nghiêm cứu ở Quốctế cộng sản, viết bài cho Báo Sự thật, Tạp chí Thư tín quốc tế Tháng 7-1924, Người dựĐại hội lần thứ 5 của Quốc tế công sản Tại Đại hội, Người trình bày những quan điểmcủa mình về vị trí, chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa ; vai trò to lớn của giaicấp nông dân ở các nước thuộc địa ; mối quan hệ giữa phong trào đấu tranh giải phóngdân tộc ở các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước chính quốc…

Người được chỉ định làm Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụtrách Cục Phương Nam của Quốc tế cộng sản Sau đó, Người còn dự các cuộc Hội nghịcủa Quốc tế Công hội, Thanh niên, Phụ nữ Những quan điểm cơ bản đó của Nguyễn ÁiQuốc được truyền bá vào nước ta là bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng, chính trị chosự thành lập Đảng ta sau này.

Đầu năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) Tại đây, Ngườibắt đầu xây dựng những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam như : Truyền bá Chủnghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhândân, của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, phát triển lực lượngcách mạng, xây dựng các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam Với tác phẩm“Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ BáoThanh Niên ra ngày 21-6-1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 14

Ngày 11/11/1924, với bí danh là Lý Thủy, Quảng Châu Trung Quốc với tư tưởngtam dân của Tông Chung Sơn đã đưa Quảng Châu Trung Quốc trở thành một Moskva thunhỏ và thu hút rất nhiều thanh niên ưu tú của chúng ta sang sinh sống và hoạt động ởQuảng Châu Người tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây vàcải tổ tổ chức Tâm Tâm xã để thành lập ra một tổ chức cách mạng mới là Hội Việt Namcách mạng Thanh niên (gọi tắt là Thanh Niên) với nòng cốt là “”Cộng sản đoàn » vào 6-1925 với nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác Lenin và xây dựng cho phong trào côngnhân và phong trào yêu nước ở nước ta giác ngộ và từ đó đưa đến sự ra đời tất yếu củaĐảng cộng sản Việt Nam sau này Để có thể tuyên truyền cho hội ngày 21-6, Người choxuất bản tờ báo Thanh Niên làm cơ quan ngôn luận của hội Tờ báo hoạt động từ 6-1925đến 4-1927, xuất bản 88 số Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên bằng tiếng Việt.

Hình ảnh tớ bào Thanh Niên số 66 và 67

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạonhững thanh niên yêu nước thành cán bộ cách mạng rồi đưa họ về nước hoạt động Tạingôi nhà số 13/1 Đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc Người đã đào tạo cácchiến sĩ cách mạng và trong 3 khóa huyến luyện đã đào tạo được 75 chiến sĩ cộng sản đầutiên chính 75 hạt giống gạo do chính tay Nguyễn Ái Quốc ươm mầm với rất nhiều nhữnghọc trò ưu tú của người mà sau này đã trở thành những người lãnh đạo trong phòng tràocách mạng Việt Nam sau này

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w