ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA CHUYÊN NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP Tên đề tài: CHẾ TẠO, LẮP RÁP MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỖ XE TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG QR CODE. Ngày nay, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông, vận chuyển là thiết yếu, chế tạo, sản xuất nhiều kiểu mẫu xe được ra đời, số lượng người sử dụng tăng lên kèm theo đó là những vấn đề phát sinh, nhiều nơi không có chỗ để phương tiện thuận tiện, đảm bảo an toàn, rất dễ gây hiện tượng ùn tắc đường do không có nơi đỗ xe. Với thực tế và những vấn đề trên, chúng em đã thực hiện đề tài: “Chế tạo, lắp ráp mô hình hệ thống đỗ xe tự động sử dụng QR code”. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành nhưng với kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên em không tránh khỏi những thiếu sót và nhầm lẫn, vì vậy em rất mong các thầy, cô đóng góp những ý kiến quý báu để đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn nhà trường cùng khoa Điện-Điện Tử đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình nghiên cứu học tập của chúng em. Em cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Đạt trong quá trình chúng em thực hiện đồ án.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐỖ XE TỰ ĐỘNG TỰ ĐỘNG 1
Thực trạng về các hệ thống đỗ xe hiện nay
Cùng với tiến trình đô thị hóa là sự tăng lên mạnh mẽ của dân cư lại các thành phố lớn Theo đó áp lực về giao thông đang đè nặng lên cơ sở hạ tầng hiện có Một yêu cầu bức thiết đặt ra chính là việc đi tìm câu trả lời cho bài toán ùn tắc và bài toán về đỗ xe a) Thực trạng đỗ xe ô tô tại Thủ đô Hà Nội
Theo thống kê chưa đầy đủ của dơn vị hữu quan, tính đến cuối năm 2019 thành phố Hà Nội 5,5 triệu phượng tiện giao thông cá nhân, trong đó hơn 500.000 ô tô Các điểm đỗ xe hiện nay khan hiếm điểm gửi, đỗ xe trở thành vấn đề ngày càng nhức nhối trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt trong khu vực nội đô, một số khu đô thị và bệnh viện…
Do thiếu chỗ gửi xe trầm trọng nên tại một số khu đô thị và bệnh viện lớn, người dân chật vật tìm chỗ gửi xe, phải tìm đến gửi ở các bãi tự phát hoặc đỗ trên vỉa hè, lòng đường Tình trạng này không chỉ khiến người dân bức xúc mà còn gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị
Tỷ lệ thuận với điều đó là tình trạng xe ô tô đỗ bừa bãi ở các tuyến đường nội thị Xe buýt không thể dừng đón khách đúng điểm, ùn tắc giao thông Sau hàng loạt phương án như: Đỗ xe dưới lòng đường từ dọc sang chéo, đỗ ô tô theo ngày chẵn lẻ, đỗ xe bên đường, nhưng vẫn không hiệu quả b) Thực trạng đỗ xe ô tô Thành phố Hồ Chí Minh
Theo như một số thống kê sơ bộ tính đến cuối năm 2023 các quận trug tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được khoảng 70% chỗ đậu xe ô tô, kể cả các chỗ đậu xe được phép trên lề đường và trong các bãi giữ xe công cộng Trong khi đó hàng ngày nhu cầu sử dụng bãi đỗ xe ô tô đều có xung hướng tăng, điều đó dẫn đến tình trạng người sử dụng có thể tìm bất cứ chỗ nào để đậu xe, kể cả đậu xe gây cản trở giao thông Riêng ở các khu vực các tòa trung cư luôn xảy ra tình trạng không đủ chỗ để xe ô tô đẫn đến tình trạng tranh chấp chỗ để xe ở chung cư xảy ra phổ biến trên địa bàn TP.HCM Theo ghi nhận, hiện nay có hàng trăm chung cư vẫn đang tranh chấp chỗ để xe
Trước thực trạng số lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh, điểm đỗ xe ở trung tâm TP Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm, trong khi nhiều dự án bãi đỗ xe ngầm được quy hoạch từ hơn 10 năm trước đến nay vẫn nằm trên giấy, TP Hồ Chí Minh đang hướng đến triển khai các bãi đỗ xe thông minh, lắp ghép mang tính khả thi
Hình 1.2 Cư dân chung cư kéo xuống đường đòi chỗ để xe
Hình 1.3 Xe ô tô đỗ hai bên lòng đường tại Quận 1, TPHCM c) Thực trạng đỗ xe ô tô trên thế giới
Tại Mỹ: Theo thống kê của tổ chức International Parking Institue, loại hình dịch vụ kinh doanh bãi đỗ xe tại Mỹ đang đóng góp một doanh thu hàng năm lên tới
26 tỷ USD Hiện có tới 40000 gara đỗ xe với khoảng 105 triệu chỗ trống Ấy vậy mà cung đó vẫn chưa thể đáp ứng nổi cầu đang ngày càng gia tăng Xây dựng 10 hệ thống giữ xe ở trung tâm, các hệ thống này liên kết với nhau qua máy tính chủ Mọi thông tin về hệ thống như: còn trống chỗ hay đã đầy chỗ được thể hiện trên bảng điện, giúp người lái xe nhanh chóng tìm được chỗ đậu xe
Tại Châu Âu: Thiếu bãi đậu xe là tình trạng chung tại các thành phố lớn trên thế giới Trong đó có Mátxcơva ở Nga, hiện nay đang có xu hướng xây dựng các tòa nhà cao tầng để xe tự động Các tòa nhà đỗ xe với những thiết bị hoàn toàn tự động và hệ thống thông tin về vị trí đỗ đã đầy hay còn trống được thể hiện trên bảng điện tử, rất là thuận tiện cho người đỗ xe vào bãi giữ Không chỉ ở Mátxcơva mà ở các thanh phố lớn của các nước như Anh, Pháp, Đức…đã xây dựng nhiều bãi đỗ xe để giải quyết bài toán: số lượng xe ô tô ngày càng gia tăng mà diện tích bãi đỗ ngày càng thiếu
Ngoài ra họ còn phát triển hệ thống e-Parking hệ thống quản lý đậu xe qua điện thoại Giúp người lái xe nhanh chóng và dễ dàng đặt chỗ cho vị trí giữ xe tại 1 cao ốc vào 1 khoảng thời gian Với hệ thống này có nhiều ưu điêm: dễ dàng quản lý vị trí đỗ xe, cung cấp thông tin chính xác cho người lái xe về khả năng có chỗ trống tại 1 vị trí ở 1 thời điểm nhất định
Tại Châu Á: Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia đi đầu trong việc cơ giới hóa bãi đỗ xe, đặc biệt là Nhật Bản với mật độ dân cư tập trung đông ở các thành phố lớn như Tokyo Nhật Bản đang đứng đầu thế giới về số lượng cũng như chất lượng của bãi giữ xe tự động.
Các hệ thống đỗ xe ô tô tự động hiện nay
Trên thế giới có rất nhiều bãi giữ xe tự động, có thể phân loại chúng theo hệ thống chuyển động bằng: thủy lực, bằng cáp, bằng xích, bằng thanh răng hoặc bánh răng Phân loại theo quy mô cỡ nhỏ hay cỡ lớn; hoặc phân loại chúng theo bố trí nhà
1.2.1 Hệ thống đỗ xe xoay vòng ngang (Total Parking)
Hệ thống đỗ xe dạng xoay vòng ngang là loại thiết bị rất hiệu quả cho các diện tích có hình vuông, hình chữ nhật có nhiều tầng, nhiều hàng ngầm dưới mặt đất Xe được đưa vào và lấy ra khỏi hệ thống bằng thiết bị nâng di chuyển theo hai trục đứng và ngang theo một trật tự lập trình trước Các đặc điểm chính của hệ thống gồm:
− Thời gian đưa xe vào/lấy xe ra có thể giảm tối thiểu nhờ sự vận hành đồng thời theo trục đứng và ngang của hệ thống thang nâng
− Tăng diện tích sử dụng nhờ thiết kế lắp đặt dạng nhiều hàng và nhiều tầng
− Việc điều hành hệ thống rất thuận lợi nhờ hệ thống tương thích vi tính điều khiển trung tâm
− Hệ thống lắp đặt ngầm dưới đất, phù hợp cho mặt bằng nhỏ hẹp
− Xe được đặt trên các bàn nâng (pallet), hệ thống xoay vòng tròn 360 o trên 1 mặt phẳng ngang để di chuyển các pallet đến vị trí thang nâng để đưa xe ra / vào hệ thống
− Số lượng xe tối ưu của hệ thống: 12-36 xe
Hình 1.4 Hệ thống đỗ xe xoay vòng ngang 1.2.2 Hệ thống đỗ xe xoay vòng tầng (Cycle Parking)
Hệ thống lắp đặt ngầm dưới đất, phù hợp cho mặt bằng nhỏ hẹp Xe được đặt trên các bàn nâng (pallet), hệ thống xoay vòng tròn 360 o theo phương thẳng đứng bằng 1 thang phụ để di chuyển lần lượt các pallet đến vị trí thang nâng chính khi xe ra / vào hệ thống
- Ưu điểm: Chứa được nhiều xe trên 1 diện tích nhỏ
- Nhược điểm: Chi phí xây dựng cao, cơ khí phức tạp
Hình 1.5 Hệ thống đỗ xe xoay vòng tầng 1.2.3 Hệ thống đỗ xe dạng thang nâng (Lift Slide System)
Loại hệ thống đỗ ô tô dạng thang nâng là loại hệ thống rất thuận tiện, an toàn, kinh tế Với loại này sẽ tăng tối đa diện tích sử dụng, 60 xe có thể đỗ trên diện tích đất dành cho 3 xe (khoảng 48 m 2 ); tốc độ xe ra vào nhanh (60m/phút) Hệ thống tương thích PLC lập trình điều khiển toàn bộ vận hành của hệ thống nên các vấn đề xảy ra (nếu có) sẽ có thể được phát hiện và giải quyết tức thời Do tương thích PLC nên hệ thống liên tục cập nhật các thông tin về tình trạng hoạt động của hệ thống và thu thập dữ liệu về xe vào, ra, cước phí trên cơ sở từng giờ, từng ngày, từng tuần… Hệ thống có thể được thiết kế với các kích thước khác nhau phù hợp với kích thước cho phép bên trong toà nhà Rung động, tiếng ồn và lượng điện tiêu thụ được giảm thiểu nhờ thiết bị biến tần
− Hệ thống lắp ngầm hoặc nổi, mặt bằng từ trung bình đến lớn
− Xe được đặt trên các bàn nâng (pallet), thang nâng sẽ vừa di chuyển theo chiều ngang vừa nâng hạ để đưa xe vào vị trí đỗ
− Số lượng xe tối ưu của hệ thống: 40-70 xe
Hình 1.6 Hệ thống đỗ xe dạng thang nâng di chuyển 1.2.4 Hệ thống đỗ xe dạng tháp (Sky Parking)
Là hệ thống xây dựng hình tháp nhiều tầng, tự động nâng xe lên xuống trong thang nâng theo chiều thẳng đứng để xếp xe vào các tầng, tại mỗi tầng có lắp đặt pallet để di chuyển ngang từ tầng đến thang nâng
− Số lượng xe đỗ tối đa trong 1 diện tích tối thiểu: khoảng 60 xe có thể đỗ trong diện tích thông thường dành cho 3 xe Số tầng tối ưu nên lắp đặt là 25 tầng, tối đa 36 tầng Nơi đặt xe vào tháp chỉ cần diện tích 2400 mm x 1800 mm Tốc độ di chuyển nâng hạ nhanh (60-120 m/phút), êm nhẹ Xếp xe và lấy xe hoàn toàn tự động, điều khiển bằng hệ thống vi tính
− Thuận tiện sử dụng tối đa mặt bằng: lối đưa xe vào có thể từ dưới hoặc trên, hoặc giữa hệ thống
− Có thể xây dựng bê tông hoặc kết cấu thép, xây dựng tòa nhà riêng biệt hoặc bên trong kiến trúc khác
− Thiết bị bảo đảm an toàn đa cấp
− Nếu hướng vào của xe không phù hợp với hướng sắp xe của hệ thống thì có thể lắp đặt thêm bàn xoay quay 360 o
Hình 1.7 Hệ thống đỗ xe dạng tháp
Nhược điểm: Thi công lặp đặt cơ khí khó khăn vì chiều cao của tháp cao
1.2.5 Hệ thống đỗ xe xoay vòng đứng (Rotary Parking Mini) Ở dạng này, xe được xếp vào bàn nâng (pallet) xoay khép kín và nặng nề, mỗi lần muốn đưa xe vào hay đưa xe ra, hệ thống bàn nâng phải xoay và kéo theo tất cả xe chứa trên nó Quy trình diễn ra như sau: xe được lái vào đúng vị trí của một ô trong guồng được đặt ngay dưới đất, sau đó cả hệ thống bàn nâng quay để có được ô trống nằm ngay mặt đất Khi lấy xe ra bàn nâng cũng quay để đưa chiếc xe được yêu cầu ở vị trí mặt đất và người dùng có thể lên xe và lái xe ra
Là hệ thống mang lại hiệu quả cho các diện tích nhỏ và trung trên mặt đất Hệ thống đỗ xe dạng xếp hình là loại giải pháp kỹ thuật trong đó xe được đặt trên các bàn nâng (pallet), các pallet này di chuyển xoay vòng 360 o quanh trục cố định, có thể đảo chiều xoay Hệ thống được lập trình để chọn cách thức di chuyển xe sao cho có thể lấy xe ra nhanh nhất
Hình 1.8 Hệ thống đỗ xe xoay vòng đứng
1.3 Lựa chọn hệ thống đỗ xe cho đề tài
Từ những yêu cầu thực tế hiện nay ở các thành phố lớn tại Việt Nam Các thành phố lớn xây dựng chủ yếu nhà cao tầng nhưng mặt bằng đất thì nhỏ hẹp do đó thiếu nơi đỗ xe ô tô Từ đó, ta thấy phương án hệ thống xoay vòng tầng (cycle parking) là đơn giản và thích hợp hơn Đó là phương án kết hợp giữa nâng và dịch xe di chuyển vòng ngang Trong phương án này ta cũng có nhiều sự lựa chọn như:
Phương án 1: Cửa ra vào bãi đỗ xe ô tô đặt ở giữa hệ thống xoay vòng tầng Phương án 2: Cửa ra vào bãi đỗ xe ô tô đặt ở bên cạnh hệ thống xoay vòng
Qua 2 phương án ta thấy phương án 1 Vì phương án 1 giải quyết được bài toán hẹp để ghép nhiều block lại với nhau
Hình 1.9 Hệ thống đỗ xe đỗ xe xoay vòng đứng thực tế a) Đặc điểm, ưu điểm chung của hệ thống xoay vòng tầng
− Hệ thống lắp đặt trên mặt đất, phù hợp cho mặt bằng nhỏ hẹp
− Cơ cấu nâng pallet xoay vòng luân phiên quanh trục giống đu quay đơn giản dễ lắp đặt
− Hệ thống được thiết kế khá gọn thích hợp với những khu có diện tích đất sử dụng không quá rộng tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được diện tích tối thiểu để lắp bãi đỗ xe kiểu này
− Có thời gian lắp đặt nhanh thường từ 10-15 ngày đối với hệ thống khác để lắp được khoảng 10-14 xe cần tối thiểu 20 ngày với cùng một lượng lao động như nhau
− Việc di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác rất linh hoạt, thao tác tháo lắp đơn giản
− Chi phí bảo hành bảo dưỡng thấp
− Tốc độ lấy xe nhanh hơn các dạng bãi đỗ xe khác b) Nhược điểm chung của hệ thống xoay vòng thẳng đứng
− Hệ thống đỗ xe quay vòng đứng chỉ có thể chế tạo riêng cho xe sedan hoặc xe SUV, nếu chế tạo cho SEDAN thì không thể dùng SUV, còn ngược lại chế tạo cho SUV có thể dùng cho SEDAN nhưng tốn chi phí và không qian để xe
− Giá thành đầu tư một hệ thống khá cao so với nhu cầu sử dụng thực tế tại Việt Nam So với nước ngoài thì hợp lí hơn
Lựa chọn hệ thống đỗ xe cho đề tài
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỖ XE XOAY
2.1 Giải pháp thiết kế cơ khí cho hệ thống
2.1.1 Kết cấu của hệ thống giữ xe
Cấu trúc chung của hệ thống đỗ xe ôtô tự động thường thấy đó là có cấu tạo nhiều tầng Mỗi tầng có nhiệm vụ chịu tải trọng toàn bộ xe được giữ trên tầng đó Do đó, các tầng phải đủ độ cứng cũng như độ bền để chúng không bị biến dạng đáng kể Chính vì vậy, các tầng thường được xây dựng theo hai cách sau:
− Cấu tạo bằng bê tông: được tạo ra bằng phương pháp đúc bê tông các cột đỡ và sàn tầng giống như xây dựng các tòa nhà để ở thường thấy Các tầng tạo ra bằng phương pháp này có cấu tạo chắc chắn, chịu được tải trọng lớn đồng thời có tuổi thọ cao Tuy nhiên phương pháp này mất rất nhiều chi phí
− Cấu tạo bằng kết cấu thép: được tạo ra nhờ sự liên kết các dầm thép theo phương ngang và phương đứng Các dầm thép được liên kết với nhau bằng liên kết bulông hoặc được hàn chặt với nhau Các dầm thép thường là thép định hình C, I, V, o, có thể tìm thấy trên thị trường Khối lượng cũng như chí phí đầu tư tạo ra các tầng thấp hơn phương pháp xây dựng bằng bê tông Bên cạnh đó việc xây dựng theo phương pháp này đơn giản hơn cho nên chi phí xây dựng thấp Tuy vậy các tầng dạng này có độ bền và tuổi thọ thấp hơn dạng có cấu tạo bằng bê tông
2.1.2 Thiết bị nâng – chuyển xe Được dùng để thực hiện việc nâng chuyển ôtô từ trạm đầu đến vị trí lưu giữ, cũng như lấy xe ra khỏi vị trí lưu giữ và chuyển đến trạm đầu ra Để thực hiện các nhiệm vụ này, thiết bị nâng chuyển có khả năng chuyển động theo phương ngang và phương đứng Do đó một hệ thống giữ xe tự động thường phải có ba hệ thống truyền động sau:
- Thiết bị di chuyển theo phương ngang: có thể dùng cầu di chuyển hai dầm, băng chuyền, xích, thanh răng – bánh răng, Trong đó cầu di chuyển và xích được sử dụng nhiều nhất
- Thiết bị nâng theo phương đứng: thang nâng, xích, cáp, nguyên lý trục vít, Trong đó thang nâng được sử dụng phổ biến nhất.
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỖ XE XOAY VÒNG ĐỨNG
Giải pháp thiết kế cơ khí cho hệ thống
2.1.1 Kết cấu của hệ thống giữ xe
Cấu trúc chung của hệ thống đỗ xe ôtô tự động thường thấy đó là có cấu tạo nhiều tầng Mỗi tầng có nhiệm vụ chịu tải trọng toàn bộ xe được giữ trên tầng đó Do đó, các tầng phải đủ độ cứng cũng như độ bền để chúng không bị biến dạng đáng kể Chính vì vậy, các tầng thường được xây dựng theo hai cách sau:
− Cấu tạo bằng bê tông: được tạo ra bằng phương pháp đúc bê tông các cột đỡ và sàn tầng giống như xây dựng các tòa nhà để ở thường thấy Các tầng tạo ra bằng phương pháp này có cấu tạo chắc chắn, chịu được tải trọng lớn đồng thời có tuổi thọ cao Tuy nhiên phương pháp này mất rất nhiều chi phí
− Cấu tạo bằng kết cấu thép: được tạo ra nhờ sự liên kết các dầm thép theo phương ngang và phương đứng Các dầm thép được liên kết với nhau bằng liên kết bulông hoặc được hàn chặt với nhau Các dầm thép thường là thép định hình C, I, V, o, có thể tìm thấy trên thị trường Khối lượng cũng như chí phí đầu tư tạo ra các tầng thấp hơn phương pháp xây dựng bằng bê tông Bên cạnh đó việc xây dựng theo phương pháp này đơn giản hơn cho nên chi phí xây dựng thấp Tuy vậy các tầng dạng này có độ bền và tuổi thọ thấp hơn dạng có cấu tạo bằng bê tông
2.1.2 Thiết bị nâng – chuyển xe Được dùng để thực hiện việc nâng chuyển ôtô từ trạm đầu đến vị trí lưu giữ, cũng như lấy xe ra khỏi vị trí lưu giữ và chuyển đến trạm đầu ra Để thực hiện các nhiệm vụ này, thiết bị nâng chuyển có khả năng chuyển động theo phương ngang và phương đứng Do đó một hệ thống giữ xe tự động thường phải có ba hệ thống truyền động sau:
- Thiết bị di chuyển theo phương ngang: có thể dùng cầu di chuyển hai dầm, băng chuyền, xích, thanh răng – bánh răng, Trong đó cầu di chuyển và xích được sử dụng nhiều nhất
- Thiết bị nâng theo phương đứng: thang nâng, xích, cáp, nguyên lý trục vít, Trong đó thang nâng được sử dụng phổ biến nhất
- Thiết bị chuyển xe ôtô từ trạm đầu vào thiết bị nâng chuyển hoặc thiết bị nâng chuyển vào ô lưu trữ và ngược lại: dùng xích, xilanh thủy lực, thanh răng, bánh răng, xe con, rôbôt tự hành,
- Thiết bị xoay: dùng để xoay ôtô theo hướng có lợi nhất trong khi xe ôtô di chuyển ra hoặc vào hệ thống Thường được dùng trong trường hợp hệ thống chỉ có một lối đi chung cho việc gửi xe và lấy xe nên việc xoay đầu xe theo hướng di chuyển thuận tiện cho khách hàng
Tùy theo qui mô, diện tích đất mà ta có thể xây dựng hệ thống kết hợp lại các dạng truyền động trên tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh
2.1.3 Block giữ xe – ô lưu giữ xe
Là nơi chứa xe cuối cùng trong hệ thống, kết cấu và kích thước được làm sao cho giữ được các loại xe có cùng kích thước, kết cấu sao cho thuận tiện cho thiết bị chuyển xe ôtô từ trạm đầu vào thiết bị nâng chuyển hoặc từ thiết bị nâng chuyển vào ô lưu trữ và ngược lại dễ dàng.
Giải pháp thiết kế điều khiển cho hệ thống
2.2.1 Lựa chọn thiết bị cho hệ thống điều khiển
1) PLC Mitsubishi FX3G-14MT/ES
FX3G-14MT/ES là sản phẩm thuộc dòng PLC FX3G, dòng sản phẩm PLC này được cải tiến từ dòng FX1N truyền thống, nó đã được kế thừa tất cả các tính năng nổi bật của dòng PLC FX
Hình 2.2 Sơ đồ chân FX3G-14MT/ES
• Số ngõ vào (input): 8, lựa chọn S/S, 24VDC
• Số ngõ ra (output): 6, transistor (sink)
• Nguồn cung cấp: 100-240VAC (+10%/-15%), 50/60 Hz
• Các cổng truyền thông: USB, RS232C, RS485
• Bộ đếm tốc độ cao: 60Hz x4 kênh và 10Hz x2 kênh
Hình 2.3 Cấu tạo chi tiết của dòng FX3G
Các tính năng đặc biệt của dòng PLC FX3G
• Có sẵn các model với ngõ vào ra cơ bản 14, 24, 40, 60 input/output
• Terminal đầu cuối dạng khối có thể tháo rời
• Dao diện đơn vị lặp trình tiêu chuẩn
• Phần mềm hỗ trợ giao tiếp giữa máy tính cá nhân và HMI
• Kiểu điện áp DC có thể nhận điện Áp 12VDC hoặc 24VDC
• Tích hợp đồng hồ thời gian thực
• Khe cắm thay đổi giao tiếp I/O cho modul mở rộng
• Tránh môi trường có khí ăn mòn, và lắp đặt nơi ít bụi
• Số input/output kết nối tối đa: 128 input/output
• Bộ nhớ chương trình tối đa: 8000 steps
• Ngôn ngữ chương trình: Step ladder, instruction list, SFC Ứng dụng của PLC FX3G Ứng dụng khác biệt dòng FX3G so với các thế hệ PLC FX3U là ngoài kết nối qua cổng RS422 truyền thống thì còn hỗ trợ thêm cổng USB-mini vì vậy cho phép vừa kết nối HMI vừa kết nối PC mà không cần thêm board mở rộng Tuy nhiên, FX3G-14MT/ES-A hỗ trợ ít bộ nhớ chương trình và đầu vào ra hơn nên phù hợp cho ứng dụng nhỏ mang tính kinh tế hơn vì vẫn giữ nguyên các chân tốc độ cao và phát xung so với mã FX3U tương đương
Hình 2.5 Mặt sau HMI Weintek MT6070iH
• Kích thước hiển thị: 7 inch TFT
• Độ phân giải (WxH dots): 800×480
• Kích thước bao ngoài (WxHxD) 200.4 x 146.5 x 34 mm
• COM1 (RS-232, RS-485 2W/4W), COM2 (RS-232), COM3 (RS- 232/RS-
• Hiệu suất ổn định và đáng tin cậy: MT8071iP được thiết kế để hoạt động một cách ổn định và đáng tin cậy trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, đảm bảo sự liên tục và hiệu quả của các quy trình tự động hóa
• Giao diện người dùng thân thiện: Thiết bị này được trang bị phần mềm EasyBuilder Pro, giúp người dùng dễ dàng tạo và thiết kế giao diện người dùng theo ý muốn một cách nhanh chóng và tiện lợi
• Tính linh hoạt trong kết nối và tích hợp: MT8071iP hỗ trợ nhiều cổng kết nối, cho phép tích hợp dễ dàng vào các hệ thống tự động hóa hiện đại và kết nối với các thiết bị khác
• Kết nối Internet và hỗ trợ đám mây: Thiết bị này tích hợp các tính năng mới như kết nối Internet và hỗ trợ đám mây, giúp dễ dàng quản lý và kiểm soát từ xa
• Giá cả: Mặc dù MT8071iP là một sản phẩm chất lượng, nhưng giá cả của nó có thể cao hơn so với một số sản phẩm HMI cùng phân khúc trên thị trường
• Hạn chế về tính năng: Mặc dù MT8071iP cung cấp các tính năng cơ bản và cần thiết cho một HMI công nghiệp, nhưng có thể không đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt và nâng cao của một số ứng dụng cụ thể
• Cập nhật phần mềm: Việc cập nhật phần mềm và firmware có thể phức tạp hơn so với một số sản phẩm khác trên thị trường, đặc biệt nếu không có kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn về phần mềm HMI
• Tóm lại, HMI Weintek MT8071iP là một sản phẩm chất lượng với hiệu suất ổn định, giao diện người dùng thân thiện và tính linh hoạt trong kết nối và tích hợp, tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế như giá cả và hạn chế về tính năng so với một số sản phẩm cùng phân khúc khác trên thị trường
Bộ điều khiển động cơ bước Stepper Motor Driver Microstep 3.5A 40VDC sử dụng IC Driver là SI09AFTG của Japan cho khả năng điều khiển động cơ bước 2 pha với công suất tối đa lên đến 3.5A 40VDC a) Thông số kĩ thuật
• IC Driver: SI09AFTG của Japan
• Nguồn cấp tối đa: 40VDC
• Có thể điều khiển đảo chiều quay
• Tích hợp chân Reset và Enable
• Tích hợp tính năng Standby
• Tích hợp bảo vệ quá nhiệt TSD
• Tích hợp bảo vệ quá áp UVLO
• Kích thước: 96 x 57 x 35mm b) Sơ đồ nối chân
Hình 2.7 Driver Step trong tủ điện
• +VCC: Nối với nguồn điện từ 9 – 42VDC
• GND: Điện áp (-) âm của nguồn
• A+ và A -: Nối vào cặp cuộn dây của động cơ bước
• B+ và B-: Nối với cặp cuộn dây còn lại của động cơ
• PUL+: Tín hiệu cấp xung điều khiển tốc độ (+5V) từ BOB cho M6600
• PUL-: Tín hiệu cấp xung điều khiển tốc độ (-) từ BOB cho M6600
• DIR+: Tín hiệu cấp xung đảo chiều (+5V) từ BOB cho M6600
• DIR-: Tín hiệu cấp xung đảo chiều (-) từ BOB cho M6600
• ENA+ và ENA -: khi cấp tín hiệu cho cặp này động cơ sẽ không có lực momen giữ và quay nữa
4) Bộ điều khiển Servo driver Mitsubishi MR-J4-20A
Bộ điều khiển servo driver MR-J4-20A Mitsubishi do công ty TNHH thiết bị công nghiệp Động Lực (Dongluchp) nhập khẩu chính hãng từ Mitsubishi
Electric Nhật Bản, bảo hành và phân phối trên toàn quốc với giá tốt nhất thị trường hiện nay
Hình 2.8 Driver Mitsubishi MR-J4-20A a) Thông số kỹ thuật:
• Thương hiệu: Mitsubishi Electric – Japan
• Nguồn điện cung cấp: 3-phase 200 đến 230VAC, 50/60Hz.
• Biến động tần số cho phép: ±5%
• Dòng định mức ( đầu vào ): 1.5A
• Dòng định mức ( đầu ra ): 1.5A
• Chức năng: điều khiển giảm rung tiên tiến II, bọ lọc thích ứng II, bọ lọc mạnh mẽ, điều chỉnh tự động, một chạm, chức năng ổ đĩa cứng, ghi ổ đĩa, chuẩn đoán máy, giám sát công suất.
• Chức năng bảo vệ: ngắt quá dòng, quá áp tái tạo, quá tải ( nhiệt điện tử), bảo vệ quá nhiệt động cơ servo, lỗi bộ ,ã hoá, lỗi tái tạo, thiếu điện áp, mất điện áp tức thời, quá mức, cực từ phát hiện, lỗi điều khiển tuyến tính.
• Nhiệt độ môi trường hoạt động: 0 đến 55 °C ( không đóng băng ).
• Nhiệt độ môi trường bảo quản trong kho: −20 đến +65 °C ( không đóng băng ).
• Độ ẩm môi trường xung quanh: 90%RH trở xuống (không ngưng tụ)
• Cấp độ bảo vệ: IP20
• Trọng lượng: 0,8kg b) Bộ điều khiển Servo driver MR-J4-20A bản vẽ kích thước
Hình 2.9 MR-J4-20A bản vẽ kích thước
5) Hộp số giảm tốc động cơ Servo
Hộp số giảm tốc cho động cơ Servo Panasonic, Delta, Mitsubishi 200w có độ chính xác cao, chất lượng cao, dùng cho động cơ có mặt bích là 60mm
Hộp số cho động cơ servo có các tỉ lệ: 1:10
Kích thước trục đầu vào: 14mm
Mô hình mặt bích đầu vào: NEMA24
Kích thước lỗ khoan đầu ra: 14mm
Hộp số giảm tốc cho động cơ Servo 200w được chế tạo từ linh kiện nhập khẩu từ Nhật Bản, vòng bi NSK nên cho độ chính xác cao, độ cứng cao, tải trọng cao, hiệu quả cao, tỷ lệ tốc độ cao, tuổi thọ cao, quán tính thấp, rung thấp, tiếng ồn thấp, nhiệt độ thấp tầng, ngoại hình đẹp, cấu trúc nhẹ nhỏ, dễ lắp đặt, định vị và các đặc điểm khác thích hợp cho động cơ AC servo, động cơ servo DC, động cơ bước, động cơ thủy lực
Hình 2.10 Hộp số giảm tốc động cơ Servo
- Thông số kỹ thuật cơ bản:
• Model : PLF60, PLF90, PLF130, PLF180
• Độ rơ :