Cuốn sách dựa trên những thông tin trực tiếp được thu thập từ các chuyến thăm 90 thành phố ở 28 tiểu bang của Hoa Kỳ và các tài liệu thứ cấp khác lấy tảo hôn làm chủ đạo và thể hiện đầy
NỘI DUNG
Triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam và với thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được thành lập và phát triển theo đó hình thành quy định về hôn nhân trong bài sưu tầm của Lê Thanh Phong về "Lễ cưới người Việt":
“Việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái, cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ, cấm lấy vợ lẽ”
Sau đó những quy định bất thành văn này được thể chế hóa thành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 do Chủ tịch Quốc hội Xuân Thủy ký ngày 29/12/1959
Sau khi đăng ký kết hôn các đôi trai gái sẽ được pháp luật bảo vệ Tuy nhiên, trong ý thức và văn hóa của người Việt, việc kết hôn không chỉ là việc lập giấy hôn thú mà còn phải trải qua lễ cưới Đây là thời điểm mà gia đình, bạn bè và những người xung quanh chính thức công nhận mối quan hệ của đôi trẻ là vợ chồng Để quản lý xã hội thì mỗi nhà nước đều có pháp luật để điều chỉnh các hành vi của các cá nhân trong xã hội, từ khi xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Luật Hôn nhân và gia đình đã trải qua 5 lần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện và phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước Hiện tại nước ta vẫn đang thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TẢO HÔN
Một số khái niệm
Triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam và với thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được thành lập và phát triển theo đó hình thành quy định về hôn nhân trong bài sưu tầm của Lê Thanh Phong về "Lễ cưới người Việt":
“Việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái, cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ, cấm lấy vợ lẽ”
Sau đó những quy định bất thành văn này được thể chế hóa thành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 do Chủ tịch Quốc hội Xuân Thủy ký ngày 29/12/1959
Sau khi đăng ký kết hôn các đôi trai gái sẽ được pháp luật bảo vệ Tuy nhiên, trong ý thức và văn hóa của người Việt, việc kết hôn không chỉ là việc lập giấy hôn thú mà còn phải trải qua lễ cưới Đây là thời điểm mà gia đình, bạn bè và những người xung quanh chính thức công nhận mối quan hệ của đôi trẻ là vợ chồng Để quản lý xã hội thì mỗi nhà nước đều có pháp luật để điều chỉnh các hành vi của các cá nhân trong xã hội, từ khi xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Luật Hôn nhân và gia đình đã trải qua 5 lần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện và phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước Hiện tại nước ta vẫn đang thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Từ khái niệm này đã làm rõ quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi và chỉ khi cả nam, nữ đủ điều kiện kết hôn, đã hoàn thành việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân tức là ly hôn
Mỗi quốc gia sẽ quy định về độ tuổi kết hôn khác nhau, theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Luật pháp của mỗi quốc gia có các quy định riêng về độ tuổi kết hôn của nam và nữ, dựa trên các nghiên cứu khoa học Mục đích chính của việc quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu là bảo đảm sức khỏe cho nam và nữ, đồng thời đảm bảo rằng họ có đủ khả năng nhận thức và thực hiện trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm chồng Điều này giúp đảm bảo rằng cuộc sống gia đình được ổn định, hạnh phúc và kéo dài Quy định độ tuổi kết hôn cũng giúp đảm bảo rằng các con sau này sinh ra từ các cặp vợ chồng này sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt về cả thể chất lẫn trí tuệ Ngoài ra, quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu cho phụ nữ thường là từ 18 tuổi trở lên nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của người vợ sau khi kết hôn Bản thân người kết hôn khi kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn Trên cơ sở căn cứ các quy định của pháp luật, người kết hôn biết bản thân được phép và không được phép làm gì khi kết hôn và thực hiện các nghĩa vụ trong hôn nhân
Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội và muốn xã hội muốn phát triển tốt thì nền tảng những gia đình cũng phải tốt Quan hệ hôn nhân và gia đình luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ trên cơ sở phát triển bền vững Pháp luật đã đặt ra hành lang pháp lý nhằm quy định về chế độ hôn nhân gia đình, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Vì thế,
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân trong các trường hợp được liệt kê dưới đây:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Vi phạm chế độ một vợ một chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn
Qua những bài nghiên cứu thì tảo hôn được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định”
Tảo hôn ở Việt Nam sẽ thuộc một trong 03 trường hợp sau:
- Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi
- Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi
- Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi
Các hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm quy định pháp luật, sẽ bị xử lý theo quy định
Các quốc gia trên thế giới quy định độ tuổi kết hôn khác nhau vậy nên độ tuổi tảo hôn của các quốc gia cũng khác nhau Nhật Bản, một số vùng yêu cầu độ tuổi này là 16 hoặc 18 Nữ 16 tuổi và nam 18 tuổi có thể lập gia đình với sự đồng ý của cha mẹ Ở tuổi 20, họ có thể kết hôn mà không cần sự đồng ý của cha mẹ Có những quốc gia độ tuổi kết hôn còn nhỏ hơn nữa, theo Luật hôn nhân ở Sudan thay đổi dựa trên tôn giáo Người Hồi giáo cho phép một cô gái được kết hôn khi đến tuổi dậy thì, và quy định rằng bé gái 10 tuổi có thể kết hôn với sự chứng kiến của người giám hộ và sự đồng ý của tòa Tuy nhiên, luật của những người không theo đạo Hồi năm 1926 lại quy định tuổi kết hôn cho nữ giới là 13 tuổi và cho nam giới là 15 tuổi Trong các nghiên cứu của UNICEF, cứ 3 bé gái ở Sudan thì có 1 bé lập gia đình trước tuổi 18 1
1 Thảo Nguyên (2021), “Quốc gia nào ở châu Âu cho phép kết hôn ở tuổi 15?”, báo Dân Trí
Thậm chí có quốc gia còn không quy định độ tuổi kết hôn như Yemen Luật pháp nước này cho phép cha mẹ quyết định khi nào thích hợp để lập gia đình cho con cái Chính vì vậy, nạn tảo hôn đã ăn sâu ở Yemen do sự đói nghèo và truyền thống tôn giáo UNICEF thống kê rằng khoảng 32% các cô gái Yemen kết hôn trước tuổi 18 2 Ở Estonia với sự cho phép của gia đình, nam nữ ở có thể kết hôn khi 15 tuổi Đây là tuổi kết hôn hợp pháp thấp nhất trong các nước châu Âu Tây Ban Nha từng cho phép kết hôn ở tuổi 14 nhưng từ năm 2015, quy định về kết hôn đã tăng lên là 16 tuổi
Vậy nên độ tuổi kết hôn lẫn tảo hôn của mỗi quốc gia trên thế giới là khác nhau thậm chí có nơi còn không có quy định độ tuổi kết hôn nên không có trường hợp “tảo hôn”.
Một số nội dung cơ bản về tảo hôn
1.2.1 Nguyên nhân và sự tác động của nạn tảo hôn
- Thứ nhất, những vấn đề về sinh kế
Tảo hôn chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế khó khăn, thiếu việc làm, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên có nhiều thời gian nhàn rỗi dẫn đến yêu đương sớm và kết hôn sớm Cũng có thể do nhu cầu lao động trong gia đình nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số thường rất lớn Do vậy, thanh thiếu niên sớm tham gia làm việc phụ giúp gia đình để đảm bảo cuộc sống cũng là đều cần thiết và bình thường Vấn đề trở nên tiêu cực khi cha mẹ thúc đẩy việc tảo hôn cho con với suy nghĩ có thêm nhân lực tham gia hỗ trợ, gánh vác việc nhà cho người lớn, hoặc tham gia các hoạt động kinh tế cho nhà chồng để đảm bảo cuộc sinh kế
- Thứ hai, những vấn đề về gia đình và xã hội
Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường thực hiện năm 2017 với chủ đề “Kết hôn trẻ em tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Phân tích trên góc độ nhân chủng học” cho thấy, trẻ em gái sợ bản thân phải sống cô đơn và ít cơ hội kết hôn khi tuổi đời tăng dần Họ sợ trở thành “bà cô”
2 Thảo Nguyên (2021), “Quốc gia nào ở châu Âu cho phép kết hôn ở tuổi 15?”, báo Dân Trí hoặc “bị ế” Kết hôn khiến họ cảm thấy yên tâm Áp lực và các mối quan hệ xã hội có thể tác động tới quyết định kết hôn của một bé gái Dưới áp lực danh dự và sự đảm bảo về mặt kinh tế, cha mẹ trẻ em thường đồng ý gả con [18]
Nhất là ở các khu vực vùng sâu vùng xa con em đồng bào DTTS khi xung quanh ai ai cũng kết hôn sớm thì bản thân các em cũng sẽ lựa chọn con đường này như một lựa chọn chính đáng Có thể thấy gia đình và xã hội sẽ tác động mạnh mẽ tới tư duy của trẻ em
- Ba là, những vấn đề về giáo dục
Việc giáo dục là một việc sẽ ảnh hưởng tới tư duy của một con người nhiều nhất, giáo dục của cha mẹ với con cái, của thầy cô đối với học sinh Nếu việc giáo dục về giới tính, pháp luật một cách hiệu quả cho trẻ em thì sẽ không có những sai lầm như mang thai ở độ tuổi vị thành niên, các nhận thức cơ bản về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chắc chắn sẽ ít đi những trường tảo hợp tảo hôn do không đủ hiểu biết Giáo dục đầy đủ sẽ xây dựng cho trẻ một tư duy đầy đủ về hôn nhân
- Bốn là, mang thai ở tuổi chưa thành niên
Sự quan tâm và chăm lo của cha mẹ đối với con cái ở nhiều gia đình còn buông lỏng, hời hợt Sự phát triển của mạng xã hội, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, lối sống thử, thiếu kinh nghiệm giới tính…dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn từ đó dẫn đến việc kết hôn trước tuổi pháp luật quy định
- Năm là, chưa được thực thi đầy đủ hoặc không phát huy không hiểu quả pháp Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Việc tuyên truyền chính sách pháp luật còn gặp rất nhiều khó khăn, mức xử lý vi phạm còn thấp chưa đủ sức răn đe Cùng với đó, người dân các dân tộc thiểu số, vùng núi kinh tế còn nghèo nàn thì với mực phạt vài triệu đồng họ không thể nộp và cũng không có các biện pháp khác trong việc xử lý các trường hợp này
- Sáu là, hạn chế của công tác tuyên truyền, vận động
Nhiều hạn chế do rào cản về ngôn ngữ, địa lý trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chống tảo hôn ở vùng DTTS Tại các bản vùng sâu, vùng xa, người dân ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên và không biết chữ, không biết tiếng phổ thông ở phụ nữ còn nhiều Trình độ dân trí hạn chế, người dân chưa hiểu rõ hậu quả của tảo hôn, thiếu kinh phí triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục,… dẫn đến hiệu quả tuyên truyền, vận động chưa được hiệu quả Cuối cùng, do công tác vận động tuyên truyền của các cơ quan của khu vực chưa thật sự phát huy vai trò giám sát và thực thi chính sách pháp luật tại địa phương
1.2.1.2 Hệ lụy của tảo hôn
Tình trạng tảo hôn để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực của địa phương nói riêng và cả nước nói chung Vì những đứa trẻ vị thành niên chưa đủ chín chắn trưởng thành việc chăm lo cho bản thân còn khó khăn mà khi rơi vào tình trạng tảo hôn phải đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ điều mà ngay cả một người trưởng thành cũng khó gánh vác chu toàn
Hệ lụy của tảo hôn thể hiện ở các mặt như sau:
Sức khỏe của người tảo hôn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là với trẻ em gái dưới 15 tuổi, khi cơ thể chưa phát triển mà mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi Ở độ tuổi chưa thật sự trưởng thành, các em chưa đủ kinh nghiệm và nhận thức đúng để chăm sóc bản thân cho mình và cho cả đứa con trong bụng Đó cũng chính là một trong những lý do vì sao khi mang thai ở độ tuổi này có nguy cơ sinh non và sinh non nhẹ cân cao Theo trang thông tin điện tử Trung tâm Y tế Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh có gần 10% trường hợp sinh con ở độ tuổi vị thành niên sinh con nhẹ cân, đồng thời, những đứa trẻ này có nguy cơ tử vong trong năm đầu đời cao hơn gấp 20 lần so với những đứa trẻ bình thường [6] Tảo hôn được xác định là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trong các cộng đồng dân tộc thiểu số Theo báo cáo "Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Vấn đề và các giải pháp can thiệp" được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia vào năm 2019, có một số liệu đáng chú ý Trong mỗi 3 trẻ em thuộc dân tộc thiểu số, có một em bị suy dinh dưỡng trầm trọng (tỷ lệ 33,3%), và trong mỗi 5 em, có một em bị suy dinh dưỡng nhẹ (tỷ lệ 20%) Điều này cho thấy mối liên kết giữa tảo hôn và vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là trong các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Khi kết hôn sớm, trẻ em không được chơi đùa, nghỉ ngơi và học tập, giải trí tham gia các hoạt động như các bạn bè cùng trang lứa khác Tăng cao các bệnh lý về tinh thần nhất là ở các bé gái như dễ bị căng thẳng, tổn thương tình cảm, khủng hoảng tâm lý,…
- Về môi trường giáo dục:
Khi tảo hôn, tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, không có cơ hội học tập, kiến thức xã hội hạn chế, không được tiếp thu kiến thức hiện đại, tiên tiến vì thế không được phát triển tối đa về nhân cách, tài năng và khả năng trí tuệ Hơn nữa khi những đứa trẻ chưa đủ khả năng từ trí tuệ đến vật chất làm bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau này vì những đứa trẻ này rất dễ đi theo "vết xe đổ" của bố mẹ, không những tạo thêm nhiều sức ép về chất lượng dân số cho xã hội, mà còn gây nên nhữngkhó khăn trong công tác quản lý dân số, trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương
Với gia đình, sau khi lấy nhau, hầu hết các cặp vợ chồng này chưa có đủ khả năng tạo ra kinh tế để tạo lập một cuộc sống độc lập vì tuổi còn quá nhỏ Liệu những cặp vợ chồng tảo hôn có thể chăm sóc nhau, nuôi dưỡng con cái được không khi bản thân mình vẫn là người chưa thành niên Như vậy, không ít các cặp vợ chồng tảo hôn rơi vào cảnh bế tắc, đói nghèo đeo bám, tương lai bất định và gây ra gánh nặng đối với gia đình rất là lớn Hơn nữa, trong các gia đình tảo hôn, những đứa con thường xuyên ốm đau gây tốn kém về kinh tế, thậm chí làm nghèo thêm những gia đình vốn đang nghèo
Tình trạng tảo hôn vẫn tiếp tục diễn ra, cho thấy việc tuân thủ pháp luật của nhà nước không được thực hiện một cách nghiêm túc Hậu quả của việc này là sự mất ổn định trong xã hội Gia đình được coi là tế bào của xã hội; gia đình mạnh mẽ thì xã hội mới mạnh mẽ, ngược lại, khi gia đình tan vỡ, xã hội sẽ suy đồi Một vấn đề khác đã được chứng minh trong thực tế là tảo hôn là một trong những nguyên nhân gây tăng cao tình trạng đói nghèo, dẫn đến tăng nhanh dân số nhưng giảm chất lượng cuộc sống và gây ra những rủi ro cho sự phát triển của xã hội ở mọi lĩnh vực như kinh tế, y tế Tảo hôn không chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân của tình trạng nghèo đói, thất học và suy giảm chất lượng cuộc sống Chính vì thế, việc tảo hôn và hậu quả của tảo hôn là một gánh nặng cho xã hội và cần được loại trừ
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo hôn
- Thứ nhất, trình độ học vấn
Theo những số liệu tống kê và các bài phân tích về tảo hôn thì yếu tố học vấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng Có thể thấy, thanh thiếu niên nhất là những con em DTTS có rất ít cơ hội để phát triển và thực hành năng lực bản thân nếu không tiếp tục được đi học Khi đến tuổi dậy thì, các em nếu không cắp sách đến trường phần nhiều sẽ đi tiếp trên con đường lập gia đình ở độ tuổi còn chưa hiểu rõ về cuộc sống Ngược lại, các thanh thiếu niên tiếp tục việc học lên các cấp độ cao hơn thường kết hôn muộn hơn do họ cần dành thời gian cho việc học tập Một phần cũng có thể do họ ngày càng nhận thức rõ hơn về lợi ích và quy định pháp luật liên quan đến tuổi kết hôn Việc này mang lại cho họ nhiều hiểu biết và kỹ năng, giúp họ nhận thức được tác hại của tảo hôn, hiểu biết về pháp luật và quyền lợi của bản thân trong quá trình quyết định về hôn nhân, cũng như nhận thức về bình đẳng giới và các kiến thức liên quan đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần Từ đó, việc nâng cao trình độ học vấn và thúc đẩy trẻ em tham gia vào hệ thống giáo dục trở thành yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ và làm tăng độ tuổi khi kết hôn
Quy định của pháp lý hiện hành về tảo hôn
Tảo hôn là một trong những trường hợp vi phạm điều kiện của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nên việc xử lý vi phạm của tảo hôn cũng được quy định trong pháp luật Việt Nam Từ những hệ lụy của hành vi tảo hôn tổ chức tảo hôn là hành vi bị nghiêm cấm và người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
“Điều 58 Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn
2 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”
* Lưu ý: Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 81/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Riêng hành vi tổ chức đã hôn còn có thể bị xử lý hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại điều 183 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm
“Điều 183 Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, Lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
* Một số lý luận và cơ sở pháp lý về công tác dân số và chống tảo hôn
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới khẳng định quan điểm nhất quán: “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”;
- Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS” của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/4/2015;
- Quyết định số 1679/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến
2030, trong đó có mục tiêu số 2 - “Bảo vệ và phát triển dân số các DTTS có dưới
10 nghìn người, đặc biệt là những DTTS rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi” và mục tiêu số 4 - “Nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu đến năm 2030”, với các chỉ tiêu: “Cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn trong vùng DTTS” và “Giảm 50% số cặp tảo hôn” của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/11/2019; Đây là những cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý hết sức quan trọng để các Bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội ban hành các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về công tác dân số, trong đó có việc chống tảo hôn, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu do Đảng, Nhà nước đặt ra, phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn và tình hình thực tiễn.
Tảo hôn và cách giải quyết vấn nạn tảo hôn tại một số địa phương ở Việt Nam hiện nay
Nhiều năm qua, tại tỉnh Sơn La tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS vẫn còn tồn ở các xã vùng sâu, vùng xa đã phần nào kéo lùi sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên trong việc kết hôn đã được triển khai để hạn chế tình trạng tảo hôn, dù vậy vẫn chưa mang đến nhiều kết quả tích cực
Tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn tỉnh những năm gần đây có giảm, nhưng vẫn còn cao Năm 2022, toàn tỉnh có gần 700 trường hợp tảo hôn, chiếm 10,5% số cặp vợ chồng Riêng trong Quý I/2023, toàn tỉnh có 335 cặp tảo hôn, chủ yếu vùng đồng bào dân tộc Mông, Thái Các huyện có nhiều trường hợp tảo hôn gồm: Phù Yên
70 trường hợp; Bắc Yên 67 trường hợp; Mường La 48 trường hợp thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La Đây là vấn đề xã hội khá nan giải bởi những tập quán lạc hậu của một số cộng đồng vùng dân tộc thiểu số không thể giải quyết trong “một sớm, một chiều” [22]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn ở tỉnh Sơn La như:
- Một số nơi quan niệm, hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào nhận thức của người dân, bà con cho rằng, cho con kết hôn sớm để gia đình có thêm người lao động;
- Trình độ dân trí, hiểu biết về pháp luật và những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của đồng bào còn hạn chế
- Việc can thiệp, ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của chính quyền địa phương chưa triệt để, thiếu quyết liệt Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khắc phục các khó khăn, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi
Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, giai đoạn 2015-2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã tích cực chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn trong nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số về sức khỏe tiền hôn nhân, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La đã phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh các công tác khác nhau để đẩy lùi nạn tảo hôn như:
- Tổ chức truyền thông nhóm và các cuộc trao đổi, thảo luận chuyên đề tại các cộng đồng, kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng và trẻ vị thành niên về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật [1]
- Tăng cường công tác tuyên truyền và vận động tại cấp địa phương, tiếp cận từng hộ gia đình để thúc đẩy cam kết không tảo hôn, và đồng thời phát hiện những trường hợp có nguy cơ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, thông qua sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các trưởng bản để tuyên truyền và giáo dục [1]
- Củng cố, duy trì hoạt động mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại 35 xã và 11 điểm trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh; tổ chức nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn can thiệp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 99 xã vùng 3 [1]
- Xây dựng và duy trì hoạt động mô hình thí điểm “Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái” tại 4 xã: Mường Sang, Đông Sang, Chiềng Sơn, Chiềng Hắc và tại 4 trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở của huyện Mộc Châu, với nội dung chủ yếu tuyên truyền về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống [1]
- Trạm Y tế Chiềng Sinh (Thành phố) và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh là hai tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
- Còn nhiều phương pháp khác để ngăn chặn nạn tảo hôn được thực hiện trên địa bàn
Với việc tích cực triển khai nhiều giải pháp, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Sơn La đã từng bước giảm xuống tỷ lệ tảo hôn đã giảm từ 21,2% năm 2015 xuống còn 10,5% năm 2022 theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La [1]
Tỉnh Quảng Trị tảo hôn chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào DTTS và chủ yếu ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, người dân nơi đây có đời sống kinh tế còn khá khó khăn, trình độ dân trí thấp, tồn tại một số hủ tục
Nhiều năm qua, Quảng Trị đã quyết liệt triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn I từ 2016 - 2021 và giai đoạn II từ 2021 - 2025” trên địa bàn
Báo cáo lên tỉnh giai đoạn 2016 - 2021 huyện Đakrông có tổng 484 cặp tảo hôn, chiếm tỉ lệ 20,96%, trong đó có 81,5% là nữ giới; 81 cặp tảo hôn cả vợ và chồng Huyện Hướng Hóa năm 2021 có 122 cặp tảo hôn (trong đó có 5 cặp tảo hôn cả vợ và chồng), chiếm 30,27% so với tổng số cặp kết hôn Ngoài ra do tâm lý của một số địa phương vẫn đang còn e ngại khi báo cáo thực trạng tảo hôn nên có thể số liệu báo cáo còn thấp hơn nhiều so với thực tế [23]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn ở 2 huyện này, một trong những nguyên nhân phổ biến là do:
- Tâm lý muốn lấy vợ, chồng sớm của người dân nơi đây
- Một số gia đình muốn con lấy vợ, lấy chồng sớm để có thêm lao động phụ giúp kinh tế gia đình
THỰC TRẠNG TẢO HÔN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN NẠN TẢO HÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM
Khái quát chung về huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hình 2.1 Bảng đồ hành chính huyện Bắc Trà My
Nguồn gốc tên gọi Trà My có từ bao giờ không ai nhớ rõ nhưng có nhiều cách giải thích về tên gọi Trà My Cách giải thích được nhiều người chấp nhận nhất Trà My là tên gọi của một con suối có tên DakTamin được chọn đặt tên cho vùng đất này thuộc thị trấn Trà My và dần dần được đọc trại thành Trà My [28]
Lịch sử hình thành huyện Bắc Trà My được trang mạng Vansudia – https://vansudia.net/ tổng hợp và trình bày
Qua những chặng đường dài của lịch sử đến giai đoạn cách mạng tháng Tám thành công từng bước tiến hành việc lập chính quyền và phân chia địa giới hành chính ở Trà My Ngày 19 tháng 3 năm 1947 thành lập Châu Trà My gồm vùng đất Trà My và Phước Sơn ngày nay, tháng 10 năm 1948 Châu Trà My được tách ra thành hai huyện Trà My và huyện Phước Sơn
Tháng 6 năm 1975 sau ngày đất nước thống nhất huyện Nam Trà My và huyện Bắc Trà My được hợp Thành huyện Trà My
Ngày 20/6/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP Theo đó, chia huyện Trà My thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My Khoảng thời gian này, huyện Bắc Trà My bao gồm thị trấn Trà My và 11 xã: Trà Đông, Trà Dương, Trà Bui, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Kót, Trà Đốc, Trà Giác, Trà Giang, Trà
Vào ngày 8/3/2007, xã Trà Sơn được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 4.295 ha diện tích tự nhiên và 2.939 người của thị trấn Trà My [28]
Huyện Bắc Trà My có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay
Theo số liệu ghi nhận từ cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam thì huyện Bắc Trà My có diện tích tự nhiên là: 823,05 km2, là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, nằm ở 15017'13'' đến 18018'00'' vĩ độ bắc, 1080 09'16'' đến 108017'58'' kinh độ đông
Huyện Bắc Trà My có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Trà My (huyện lỵ) và 12 xã: Trà Bui, Trà Đốc, Trà Đông, Trà Dương, Trà Giác, Trà Giang, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Kót, Trà Nú, Trà Sơn, Trà Tân
- Ranh giới hành chính tiếp giáp:
+ Phía Bắc: Huyện Hiệp Đức, Huyện Tiên Phước, Huyện Phú Ninh
+ Phía Đông: Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Ngãi
+ Phía Tây: Huyện Phước Sơn
+ Phía Nam: Huyện Nam Trà My
- Địa hình Địa hình núi cao: Khu vực này có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 - 700 m, dạng địa hình này chiếm khoảng 35% tổng diện tích tự nhiên của huyện Tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam của huyện thuộc các xã Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Nú Ngọn núi cao nhất của huyện là Hòn Bà cao 1.347m thuộc xã Trà Giang Địa hình núi thấp: Dạng địa hình này chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên; tập trung ở các xã phía Tây Bắc của huyện: xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân và độ cao trung bình từ 200 - 500 m Địa hình gò đồi: Chiếm 40% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình từ 200 - 500m Dạng địa hình phổ biến ở Thị trấn Trà My; các xã: Trà Đông, Trà Dương, Trà Nú, Trà Kót, Trà Giang
Bão từ tháng 8 đến tháng 10 là thời gian bão thường xuất hiện, đặc biệt có hiện tượng sương muối thường xuất hiện từ tháng 1, 2
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên khu vực huyện có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8; là một trong hai vùng mưa lớn nhất của tỉnh Quảng Nam Mùa mưa thường trùng với mùa gió bão nên thường xảy ra lũ quét, sạt lở ở vùng đồi núi cao; ngập lụt ở các khu vực ven sông suối vùng trung và thấp Mùa khô, mưa ít nền nhiệt cao gây hạn, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất Tuy vậy với tổng lượng mưa lớn và điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển nhiều loại cây trồng
Dòng sông lớn nhất chảy qua địa phận Bắc Trà My là sông Tranh dài 43 km do hợp lưu của thượng nguồn của sông Thu Bồn, bắt nguồn từ phía Tây, đoạn chảy qua huyện khoảng 20 km; các nhánh sông khác chảy qua địa phận huyện là: sông Bui, sông Tam Lang, sông Trường và nhiều khe suối, hồ chứa khác
- Đất đai Đất đai của Bắc Trà My có nhiều nhóm, gồm: đất phù sa được bồi hàng năm; đất phù sa ngòi suối; đất nâu vàng trên phù sa cổ; đất dốc tụ; đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất; đất mùn vàng đỏ trên Macma axit; đất vàng trên đá Macmaaxit Nhóm đất mùn phân bố trên những vùng núi cao, đất vàng đỏ phân bố hầu hết các xã và đất phù sa phân bổ tập trung chính ở các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Giáp, Trà Đốc… Đất tự nhiên là 82.543,6 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 3.863,3 ha, đất lâm nghiệp 55.126,6 ha;… Được thiên nhiên ưu đãi, nên đất Bắc Trà My có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau: lúa, bắp, sắn, khoai, đậu phụng… đặc biệt ở Bắc Trà My, quế được trồng nhiều nhất ở các xã: Trà Giáp, Trà Ka, Trà Giác, Trà Bui, do phát triển trong môi trường thích hợp, quế Bắc Trà My đạt chất lượng cao, từ lâu được thị trường thế giới ưa chuộng, được gọi bằng nhiều tên: "vua của các loại quế" trước kia và
"Cao Sơn ngọc quế" ngày nay
Theo số liệu thống kê huyện Bắc Trà My có 82.305 ha đất, rừng Bắc Trà My có nhiều loại gỗ quý như: lim, chuồn, gõ, dổi,…; rừng Bắc Trà My là nơi sinh sống của nhiều loài động vật rừng quý hiếm thuộc các loài trong sách đỏ như: voi, cọp, gấu… ở các sông suối có nhiều loại cá, cua, ếch… trong đó đặc biệt là cá niên Cá niên, cá chình, cá chiên, cá men… với những hương vị riêng, không thể hoà lẫn hương vị với các loài cá ở một số địa phương khác
Theo những thăm dò, điều tra thì huyện Bắc Trà My có các loại khoáng sản như: thiếc ở Trà Giác, đồng, niken ở Trà Giáp, vàng ở Trà Giáp, Trà Bui; nước khoáng nóng ở Trà Bui; vàng sa khoáng có ở các xã Trà Bui, Trà Tân, Trà Giác, Trà Đốc , còn có một số loại quặng có giá trị kinh tế như quặng Thiếc, Titan ở Trà Đốc, Trà Tân
Vì giao thông đường sông không thuận lợi nên đường bộ trở nên rất quan trọng Tuyến đường ĐT 616 nối liền các địa bàn Bắc Trà My - Tiên Phước - Tam
Kỳ là tuyến đường chính của huyện Bắc Trà My với các huyện khác Đây là tuyến đường được Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trở thành tuyến đường Nam Quãng Nam nối từ Tam Thanh đến Đắc Tô
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo thống kê UBND Huyện Bắc Trà My có tổng dân số 48.488 người (11.612 hộ), trong đó có 26.813 người DTTS (6.345 hộ) với 27 thành phần dân tộc, bao gồm Xê Đăng (Ca Dong) 40,2%, Co 11,24%, Mơ Nông 1,83%, và dân tộc thiểu số khác chiếm 2,02% (Thái, Tày, Nùng, Mường, Hre, Cơ Tu, Chăm ) Trong đó, các dân tộc Xê Đăng, Co, Mơ Nông là người bản địa.với mật độ dân số bình quân 47,26 người/km2
Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Bắc Trà My đã từng bước giải quyết những khó khăn, tập trung vào khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương Vì vậy, nền kinh tế của huyện phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
Tình trạng tảo hôn ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
2.2.1 Khái quát về tảo hôn trên địa bàn huyện Bắc Trà My trước năm 2020
Quảng Nam có 9 huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên chiếm trên 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; là địa bàn cư trú tập trung, lâu đời của nhiều thành phần DTTS như: Cơ Tu, Cor, Xơ Đăng, Giẻ Triêng và một số DTTS như: Tày, Nùng, Mường… di cư từ phía Bắc vào Đồng bào DTTS cư trú trên địa bàn 74 xã, tập trung ở 6 huyện vùng cao Tình trạng tảo hôn ở Quảng Nam tập trung ở 6 xã với 1.534 trường hợp Các huyện có nhiều trường hợp tảo hôn như: huyện Nam Trà
My, Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Tây Giang Giai đoạn 2015-
2020, toàn tỉnh ghi nhận 830 trường hợp tảo hôn, giảm 704 trường hợp so với giai đoạn trước, bình quân giảm 9,2%/ năm Về kết hôn cận huyết thống, ghi nhận 31 trường hợp giảm 70 trường hợp so với giai đoạn trước bình quân mỗi năm giảm 13,8%.[19]
Hình 2.2 Đồng bào DTTS ở Quảng Nam
(Nguồn: Báo Biên phòng - Quảng Nam:Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chuyển biến tích cực)
Trên địa bàn huyện Bắc Trà My giai đoạn 2010-2015 ghi nhận thực trạng tảo hôn trên 116 trường hợp và ở tất cả 12 cấp xã “Trong 11 xã có nạn tảo hôn thì xảy ra 98 trường hợp đã và đang kết hôn trước tuổi quy định, trong đó có 24 nam và
75 nữ Những trường hợp tảo hôn hầu hết đều là đồng bào các DTTS, làm nông, có trình độ học vấn dưới lớp 10 Bình quân tuổi kết hôn của nữ giới 15,7 tuổi, của nam giới 18,4 tuổi và cá biệt có trường hợp nữ chỉ mới có 12 tuổi, phổ biến tuổi kết hôn ở nữ giới trong giai đoạn này khoảng 14 - 15 tuổi”.[5]
Từ năm 2015 đến tháng 6/2017 các xã, thị trấn đều có xuất hiện tình trạng tảo hôn Nhiều nhất là xã Trà Đốc, 23,3% (14 cặp); xã Trà Bui, 16,7% (10 cặp); xã Trà Giáp, 15,0% (9 cặp) Tuổi kết hôn ở trẻ em gái trung bình là 16 tuổi; trẻ m gái kết hôn ở tuổi thấp nhất là 14 tuổi Trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn ở huyện Bắc Trà My đó là phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc bám sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay Đối với người Ca Dong, việc lấy vợ, lấy chồng chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên và sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm.[7]
Trong 5 năm từ 2015-2020, tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn Huyện Bắc Trà My đã phối hợp và thực hiện theo sự chỉ đạo của tỉnh đẩy mạnh truyền thông về kết hôn đúng pháp luật với các hình thức đa dạng, phong phú như: tổ chức các hội thi bài trừ tảo hôn; sáng tác thơ, biểu diễn tiểu phẩm liên quan đến tảo hôn; xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về tảo hôn trên các phương tiện truyền thông; trình chiếu phim tư liệu liên quan đến vấn đề trên cho người dân và học sinh ở vùng địa bàn dân tộc thiểu số xem Đối với thanh thiếu niên trên địa bàn Trung tâm Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình huyện phối hợp với các trường học, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức các hoạt động như rung chuông vàng, giao lưu kiến thức, hội thi tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình… các em học sinh có thể trao đổi những kiến thức về hệ lụy của tảo hôn về chăm sóc sức khỏe sinh sản dưới sự trợ giúp của giáo viên chủ nhiệm và các tư vấn viên
2.2.2 Tình trạng tảo hôn ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn
Vấn nạn tảo hôn tại các huyện vùng sâu, vùng xa vẫn là thách thức trong công tác dân số Đến nay, huyện Bắc Trà My đã không còn tình trạng kết hôn cận huyết thống nhưng vẫn tồn tại nạn tảo hôn, đặc biệt là ở các địa phương vùng sâu vùng xa Chẳng hạn như trường hợp của em N.T.T.N (sinh năm 2006, xã Trà Bui) đang là học sinh lớp 10, nhưng có thai phải bỏ học giữa chừng về quê lấy chồng và bắt đầu hành trình làm mẹ khi mới 16 tuổi Chồng của em sinh năm 2004, cũng phải làm chồng, làm bố ở cái tuổi còn quá nhỏ Hai vợ chồng ở độ tuổi quá non nớt phải cán đáng việc nhà, chuyện mưu sinh khiến cuộc sống càng khó khăn hơn
Em N chia sẻ: “Em cũng muốn đến trường nhưng mà có con phải nghỉ học Vất vả lắm nhưng không biết làm sao” [14]
Hình 2.3 Cảnh sinh hoạt hàng ngày của gia đình vợ chồng em N.T.T.N
(Nguồn: Bộ Y tế, tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Trung tâm tư vấn và cung ứng dịch vụ về Những nỗ lực ngăn chặn tảo hôn ở Huyện Bắc Trà My - Quảng Nam)
Qua số lượng thống kê từ Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My giai đoạn 2020
- 2023 nhóm tác giả đã lập nên sơ đồ số lượng tảo hôn và sơ đồ số lượng tảo hôn ở các địa phương trên địa bàn huyện để phân tích rõ hơn tình trạng tảo hôn trên địa bàn
Biểu đồ 2.1 Số lượng tảo hôn giai đoạn 2020-2023
(Nguồn:Phân tích theo thống kê từ Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My)
Qua biểu đồ giai đoạn 2020 - 2023 số lượng tảo hôn diễn ra ở huyện bắc trà my giao động trong khoảng từ 9 - 15 trường hợp, con số này biến thiên qua từng năm năm 2020 có 12 trường hợp, năm 2021 tăng lên 15 trường hợp, năm 2022 giảm xuống còn 9 trường hợp và đến năm gần nhất 2023 lại tăng lên 15 trường hợp Năm 2023 so với năm 2020 cao hơn 1,25 lần có thể thấy số lượng trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện tuy thấp nhưng số lượng tảo hôn lại không có xu hướng giảm chứng tỏ đây vẫn là vấn nạn còn tồn đọng dai dẳng
Số lượng trường hợp tảo hôn khi cả hai bên chưa đủ tuổi chỉ khoảng 2 cặp/năm những cặp đôi này đa số quen nhau ở cùng thôn hoặc cùng xã hoặc khác huyện tuy nhiên các em không có cặp nào quen nhau mà cách địa chỉ cư trú quá xa vì các em còn nhỏ các mối quan hệ xã hội “gần gũi” nên các đối tượng kết hôn cũng trong phạm vi này Thậm chí các cặp đôi tảo hôn một bên chưa đủ tuổi cũng ít
SỐ LƯỢNGTẢO HÔN GIAI ĐOẠN 2020-2023
2020 2021 2022 2023 số lượng Cả hai Một bên trường hợp kết hôn với các đối tượng bên ngoài tỉnh Chẳng hạn như 2 trường hợp năm 2023, cặp đầu tiên hai em đều cư trú tại xã Trà Đốc, cặp thứ hai cư trú Thị trấn - xã Trà Đông Qua đó thấy một trong những nguyên nhân tảo hôn ở địa bàn là do các em chưa thoát khỏi sự kìm hãm do khó khăn về địa lý, cơ sở giao thông, sự ảnh hưởng của xã hội xung quanh, khiến phạm vi quan hệ xã hội của các em nhỏ hẹp làm thúc đẩy việc lập gia đình sớm
Số lượng tảo hôn ở các địa phương cũng không đồng đều, tập trung chủ yếu ở một số địa bàn
Bảng 2.1 Số lượng tảo hôn ở cấp xã giai đoạn 2020-2023
(Nguồn:Phân tích theo thống kê từ Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My)
Bảng 2.1 về số lượng tảo hôn ở cấp xã giai đoạn 2020-2023 các trường hợp tảo hôn diễn ra rải rác trên địa bàn các xã/thị trấn của huyện, mỗi năm có khoảng từ 4/13 đến 6/13 đơn vị hành chính cấp xã để xảy ra tảo hôn Các xã có số lượng tảo hôn lớn và nhiều năm liên tiếp gồm xã Trà Giáp, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Kót đây là các xã tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đất có địa hình chủ yếu là đồi núi dốc và có tình hình kinh tế còn rất khó khăn vậy nên muốn giảm thiểu các trường hợp tảo hôn ở các khu vực này cần nhiều nguồn lực mới có thể giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn ra tảo hôn Theo đó, nguyên nhân tảo hôn là điều kiện cư trú, kinh tế khó khăn, việc lập gia đình sớm sẽ phụ giúp kinh tế
Bảng 2.1 cho thấy năm 2023 trên địa bàn Thị trấn Bắc Trà My có 2 trường hợp tảo hôn cho thấy dù là khu vực phát triển về nhiều mặt thì vẫn hạn chế trong công tác phòng, chống tảo hôn
Ngoài ra tỷ lệ chênh lệch về số lượng nam - nữ tảo hôn ở khu vực trên địa bàn cũng có sự phân chia rõ rệt
Biều đồ 2.2 Số lượng tảo hôn nam nữ tảo hôn giai đoạn 2020-2023
(Nguồn:Phân tích theo thống kê từ Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My)
Đánh giá chung về việc giải quyết vấn nạn tảo hôn trên địa bàn huyện huyện Bắc Trà My
2.3.1 Kết quả triển khai thực hiện
UBND huyện Bắc Trà My đã thực hiện các nhiệm vụ về phòng chống tảo hôn xuyên suốt, hằng năm:
Chỉ đạo đưa mục tiêu, nhiệm vụ về hôn nhân và gia đình về phòng, chống tảo hôn trong vùng DTTS vào chương trình, kế hoạch hoạt động của chính quyền và các đoàn thể ở địa phương hàng năm dựa trên Kế hoạch số 5804/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về thực hiện đề án “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025” (giai đoạn II);
Chỉ đạo cơ quan công tác dân tộc căn cứ Kế hoạch, xây dựng kế hoạch của địa phương mình, phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương, triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025” đạt kết quả tốt nhất Tập trung triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, vận động, can thiệp, tuyên truyền tại các điểm thôn, tổ, khu dân cư, tại các đơn vị trường học, các câu lạc bộ, các mô hình và trên các phương tiện truyền thông tại địa phương nhằm góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân; giảm thiểu tảo hôn;
Hằng năm bố trí kinh phí thực hiện Ngoài ra huyện hằng năm còn lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh để xem xét, tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí theo quy định;
Cùng với nguồn kinh phí Đề án, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, chính sách và nguồn vốn địa phương thực hiện các nhiệm vụ của Đề án;
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình
Từ những hoạt động trên và nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương huyện Bắc Trà My và người dân trong thời gian qua, công cuộc phòng chống nạn tảo hôn trên địa bàn đã có những chuyển biến tốt đẹp được sự công nhận từ tỉnh Quảng Nam
Các xã cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kế hoạch công tác phòng, chống tảo hôn; tăng cường công tác rà soát, nắm bắt tình hình thanh thiếu niên để kịp thời phát hiện các trường hợp có ý định tảo hôn để tuyên truyền, vận động, can thiệp trước khi xảy ra tảo hôn Bên cạnh đó có thể thấy độ tuổi tảo hôn của địa bàn đã tăng, trường hợp 14,15 tuổi ít hơn giai đoạn trước
Thông qua các hoạt động như treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống tảo hôn; các tài liệu truyền thống như tờ rơi, tờ tin, sổ tay pháp luật cho người dân; tuyên truyền qua các thông tin đại chúng, đài phát thanh địa phương, trình chiếu phim tư liệu liên quan đến vấn đề trên cho người dân và học sinh ở vùng địa bàn có đồng bào DTTS xem, Người dân trên địa bàn nhất là những vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã hiểu rõ thế nào là tảo hôn, hệ lụy của tảo hôn, pháp luật về hôn nhân và gia đình Đây được xem là tín hiệu lạc quan, không chỉ ngăn chặn được hủ tục tồn tại suốt nhiều năm, mà còn góp sức tích cực cho công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng đời sống người dân miền núi
Thành lập các mô hình “Chi hội phụ nữ nói không với tảo hôn” tại nhiều thôn làng, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong công tác ngăn ngừa, xóa bỏ nạn tảo hôn trong cộng đồng;
Các hoạt động ngoại khóa, tập huấn cho cán bộ, công chức, học sinh trên địa bàn được triển khai thực hiện thường xuyên hơn;
Nhiều hạn mục đầu tư vào kinh tế, cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm tạo tiền đề cho công tác phòng chống tảo hôn đã đang được thực hiện;
Tình trạng tảo hôn, sinh con dưới 18 tuổi vẫn xảy ra trên địa bàn, qua những số liệu mà nhóm tác giả thu thập cho thấy giai đoạn này vẫn chưa ghi nhận được những chuyển biến tích cực dù ở vùng khó khăn hay phát triển Dẫn đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực, việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn bị ảnh hưởng
Một bộ phận đồng bào DTTS vẫn còn tư tưởng kết hôn, sinh con sớm, sinh nhiều con để có người lao động; ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế
Một số cấp ủy, chính quyền cấp xã chưa quyết liệt và thực hiện chưa hiệu quả công tác phòng, chống tảo hôn; có nơi chưa kịp thời phát hiện sớm các trường hợp có ý định tảo hôn trên địa bàn Có nơi còn lúng túng trong việc xử lý vi phạm, xử lý chưa nghiêm theo quy định của pháp luật; thống kê số liệu tảo hôn, phụ nữ sinh con dưới 18 tuổi chưa chính xác và đầy đủ; chưa có các giải pháp can thiệp toàn diện, bền vững để phòng ngừa và xóa bỏ tảo hôn tại địa phương; báo cáo không kịp thời tình hình tảo hôn diễn ra trên địa bàn, có biểu hiện né tránh trách nhiệm trong thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn
Việc đưa nội dung cam kết liên quan đến hôn nhân và gia đình vào hương ước, quy ước thôn, bản, nóc thực hiện chưa đồng bộ; chế tài xử phạt vi phạm trong tảo hôn chưa đủ sức răn đe
Công tác tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức và hành vi của người dân chưa đạt hiệu quả cao; chưa có sự tham gia nhiệttình từ các trưởng làng, trưởng nóc, người có tiếng nói trong nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động người dân phòng chống tảo hôn; công tác phối hợp thực hiện phòng, chống tảo hôn giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chặt chẽ; sự vào cuộc của ngành giáo dục, y tế còn hạn chế; nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn còn hạn chế
- Huyện Bắc Trà My có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; trình độ phát triển của mỗi dân tộc lại không đồng đều; trình độ dân trí, đời sống văn hóa và các tiến bộ xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VẤN NẠN TẢO HÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY
Một số định hướng chung của huyện Bắc Trà My về việc giải quyết vấn nạn tảo hôn
Định hướng của huyện của huyện Bắc Trà My dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết tảo hôn như sau:
- Cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về hôn nhân và gia đình, phù hợp với điều kiện Các xã/thị trấn tùy thuộc vào tình hình thực tiễn của địa phương mình để đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả;
- Trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đối với các huyện miền núi, huyện Bắc Trà My sẽ đẩy mạnh thu hút đầu phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống giao thông và ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn, khó khăn để cải thiện đời sống người dân;
- Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở vùng DTTS của huyện;
- Nhân rộng Mô hình điểm và các Mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn” tại địa phương nhất là các xã vùng cao (Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân, Trà Giác, Trà Giáp và Trà Ka) và các xã có nhiều trường hợp tảo hôn;
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên tham gia tuyên truyền, ngăn ngừa tảo hôn ở cơ sở; thường xuyên bám sát thực tiễn, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người đồng bào DTTS; chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của đồng bào để người đồng bào DTTS hiểu rõ tác hại của việc tảo hôn;
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động phòng chống tảo hôn
- Phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, Ban Tuyên giáo huyện ủy, Ban Dân vận huyện ủy, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, huyện Đoàn Bắc Trà My và các tổ chức chính trị - xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao với Phòng Dân tộc huỵện và các phòng, ban, ngành liên quan và chỉ đạo của cơ quan chủ quản trong việc triển khai trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án về tảo hôn do tỉnh Quảng Nam đề ra.
Một số kiến nghị giải pháp
3.2.1 Vận động tuyên truyền pháp luật về hôn nhân - gia đình và tăng cường giáo dục giới tính Để ngăn chặn, đẩy lùi tảo hôn thì vấn đề mấu chốt là cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tuyên truyền đây là biện pháp cơ bản đã và đang thực hiện ở nhiều địa phương trong đó huyện Bắc Trà My, tuy nhiên thời gia qua công tác tuyên truyền về dân số - kế hoạch hóa gia đình, pháp luật về hôn nhân và gia đình trên địa bàn còn nhiều hạn chế nên phát huy chưa được hiệu quả
Cần tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em vùng sâu, vùng xa Qua đó, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, nhất là cần thực hiện mạnh mẽ ở các cơ sở giáo dục Một số phương pháp khả thi để tuyên truyền như: thông qua các bài đăng trên trang điện tử của địa phương; các cuộc thi pháp luật về hôn nhân gia đình, tìm hiểu về tảo hôn và hệ lụy của tảo hôn bắt buộc cho vị thanh niên trên địa bàn; lồng ghép trong các cuộc họp thôn, họp làng, Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục phải mở rộng theo hướng xã hội hóa Tận dụng triệt để thế mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, internet, mạng xã hội trong truyền thông giáo dục về dân số và chống tảo hôn
Mặt khác, cần đưa ra nhiệm vụ giảm thiểu thấp nhất tình trạng tảo hôn vào chương trình công tác của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường tuyên truyền, giáo dục và đẩy mạnh xây dựng các Mô hình điểm ở các thôn, bản, nóc và trường học trên địa bàn gây hiệu ứng lan tỏa đến các khu vực xung quanh Đảm bảo việc thực hiện theo đúng định hướng của tỉnh, huyện đã đề ra để phòng chống tảo hôn Ở lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông các em hầu hết chuẩn bị hoặc đã bước sang lứa tuổi dậy thì Tâm sinh lý bắt đầu thay đổi, các em cảm thấy bỡ ngỡ, dễ bất đồng, dễ tổn thương và càng dễ bị vấp ngã nếu không được tư vấn kịp thời Việc nắm bắt kiến thức về giới tính góp phần giúp các em vượt qua sự căng thẳng, những cạm bẫy và chắc chắn các em sẽ cảm giác được an toàn, được yêu thương, được chia sẻ, được giúp đỡ, được tôn trọng ngăn ngừa những tư tưởng
“bỏ học về lập gia đình”
Ngoài ra, việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về giới tính, sức khỏe sinh sản từ đó giảm thiểu mang thai vị thành niên và tảo hôn Do đó mỗi năm học chính quyền địa phương cần khuyến khích tổ chức ít nhất 1 buổi tạo đàm hoặc ngoại khóa về giáo dục giới tính cho các trường học trên địa bàn
Cần tiếp tục tăng cường công tác hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, đội, câu lạc bộ, tổ, nhóm… trong trường học để tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với học sinh Có nhiều cuộc thi kết hợp nhiều yếu tố để tuyên truyền phòng chống tảo hôn như: Rung chuông vàng tuyên truyền về tảo hôn của Trường Phổ thông dân tộc bán trú – Trung học cơ sở Pố Lồ (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang); Trường phổ thông dân tộc Nội trú Nam Trà My cũng tổ chức hội thi “Tìm hiểu kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sức khỏe sinh sản vị thành niên”; tại Hòa Bình, sẽ diễn ra Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh với hai vòng thi là thi cụm và thi tỉnh; Huyện Bắc Trà My có thể tham khảo và vận dụng các cuộc thi đã tổ chức sao cho phù hợp với tình hình của địa phương
3.2.2 Tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Theo quan niệm của những người dân nhất là người dân miền núi việc kiếm miếng cơm manh áo hàng ngày là một điều quan trọng nhất trong cuộc sống của họ, bởi vì từ nhỏ họ đã sống trong cảnh đói nghèo dai dẳng Vậy nên so với việc tập trung quan tâm đến việc học tập các kiến thực trên trường lớp thì nhiều con em đồng bào DTTS trên địa bàn có ý định bỏ học giữa chừng, thậm chí là bị bố mẹ bắt ở nhà không cho đến trường đi học để ở nhà làm việc kiếm thêm thu nhập Đây vừa là nguyên nhân dẫn đến thiếu hiểu biết, lạc hậu, vừa là nguyên nhân vướng mắc khiến cho công tác tuyên truyền giáo dục không phát huy hiệu quả như mong đợi Do đó, cần phải kết hợp giữa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần với công tác phổ cập kiến thức Tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân Khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức đầy đủ kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình thì tình trạng tảo hôn sẽ được kéo giảm Một số trọng tâm cần chú ý khi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn:
- Thứ nhất, chính quyền địa phương các xã khó khăn phải đảm bảo cho tất cả gia đình DTTS có đất để sản xuất và việc làm đủ đảm bảo các nhu cầu sống cơ bản về vật chất từ đó người dân mới tập trung vào việc quan tâm đến các chính sách pháp luật của nhà nước, quan tâm đến con về cả tâm lý và học tập
- Thứ hai, cần tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực giao thông vận tải vì nó là cầu nối giữa các địa phương và là con đường vận chuyển hàng hóa thúc đẩy kinh tế trong khu vực Do hoạt động kinh tế ở các khu vực này chủ yếu là trồng keo, buôn bán những hàng hóa như: búp chuối, măng, ốc, ớt, rau rừng, việc buôn bán này có thể cải thiện điều kiện kinh tế của khu vực nếu có sự chênh lệch giá cả khi bán ở các vùng khác nếu giao thông khu vực được cải thiện Tiếp tục mở các tuyến đường tới các nóc lớn trên địa bàn, người dân cũng ít “e ngại” việc đi tham dự các buổi họp, tập huấn, tuyên truyền do chính quyền địa phương tổ chức
- Thứ ba, đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế; giải quyết việc làm cho người dân theo hướng phát triển chủ yếu từ kinh tế lâm nghiệp, dược liệu, chăn nuôi và các sản phẩm hàng hóa đặc hữu có lợi thế của khu vực.Chú trọng việc tích hợp các nội dung hướng nghiệp và đào tạo nghề vào chương trình giảng dạy cho học sinh, đặc biệt là những ngành nghề đang thiếu hụt trên địa bàn huyện như sửa chữa xe máy, thiết kế và sửa chữa thiết bị điện tử, và ngành xây dựng.Để đảm bảo công tác đào tạo nghề và giải quyết vấn đề việc làm ở cấp địa phương, cần sự hỗ trợ và chỉ đạo từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, thông qua việc đề xuất và triển khai các phương pháp phù hợp
- Thứ tư, tập trung đầu tư ở các địa bàn trọng điểm về tảo hôn, từng bước mở rộng và tiến tới phổ cập cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn Đặc biệt chú trọng triển khai cung cấp dịch vụ phát hiện sớm nguy cơ, phòng ngừa di truyền các bệnh nguy hiểm ở thai nhi Phụ nữ tảo hôn khi mang thai cần được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh, đảm bảo mục tiêu “70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất” (Nghị quyết số 21-NQ/TW đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030), phải có phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác y tế trên địa bàn
- Thứ năm,tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực, bao gồm: nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn tài trợ khác tạo sự đồng thuận trong xã hội chung tay góp phần giảm thiểu tỉ lệ tảo hôn trên địa bàn Hiện nay, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện và công chức Tư pháp xã là không đủ để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật liên quan tới hôn nhân và gia đình nói riêng
- Thứ sáu, cần tham mưu, xây dựng điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn Quan trọng nhất là đảm bảo ưu tiên sự dụng các nguồn lực để thực hiện các chính sách phát triển liên quan đến kinh tế - xã hội, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo Huy động các nguồn lực đầu tư và phát triển nhất là cho các khu vực đặc biệt khó khăn, nhằm tránh tình trạng đầu tư không tập trung và lãng phí
3.2.3 Đẩy mạnh sức ảnh hưởng của người có tiếng nói trong thôn, bản, làng, nóc
Người có tiếng nói trong thôn, bản, làng, nóc là người uy tín trong cộng đồng cho dù với đồng bào DTTS hay với dân tộc Kinh Những cá nhân có tiếng nói mạnh mẽ đóng vai trò then chốt trong việc truyền đạt các nguyên tắc và chính sách của Đảng và Nhà nước đến Nhân dân Khi muốn tuyên truyền, phổ biến bất cứ vấn đề nào đến với người dân thì cần phải thông qua các buổi thảo luận nhỏ với những người có tiếng nói trên địa bàn Một phần là người uy tín có kinh nghiệm trong cuộc sống, có học thức, am hiểu nhiều vấn đề họ là trụ cột tinh thần của nhiều người đân vì vậy để tuyên truyền đến người dân hiệu quả nhất là các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội trong đó có vấn đề tảo hôn cần thông qua những người có tiếng nói trên địa bàn Đó là cầu nối quan trọng giúp chính quyền địa phương kết nối với dân, nắm bắt tình hình tại cơ sở Do đó, huyện Bắc Trà My nên triển khai nhiều giải pháp để phát huy vai trò người có uy tín, góp phần nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn Để phát huy thế mạnh đó, huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao vị thế, vai trò của người có uy tín Huyện cử những cán bộ biết tiếng đồng bào đi đến các bản gặp gỡ người có uy tín trò chuyện, trao đổi những thông tin về chủ trương, chính sách, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện để người có uy tín tuyên truyền vận động nhân dân phát triển kinh tế, tuyên truyền pháp luật Một số phương án thúc đẩy sự liên kết của Đảng, Nhà nước với người có tiếng nói như:
- Hằng năm, chính quyền địa phương nên hướng dẫn các cơ quan chức năng tiến hành việc đánh giá và bình chọn cho các già làng, trưởng bản, trưởng nóc và người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số; sau đó tôn vinh, khen ngợi và thưởng cho những người xuất sắc, nhằm tạo động lực và lan tỏa tầm ảnh hưởng của họ trong công tác truyền thông Việc mở rộng các sự kiện như “Lễ tuyên dương người có uy tín tiêu biểu” đó là cách khuyến khích và thúc đẩy vai trò của già làng, trưởng bản, và những người có uy tín trong cộng đồng trong lĩnh vực truyền thông chính sách Mặt khác tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với các trưởng thôn, bản, trưởng nóc, người có uy tín để gia đình, người thân vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để làm gương răn đe
- Cần nâng cao trình độ và nhận thức cho đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng nóc và những người có uy tín để tăng cường hiệu quả trong công tác truyền thông chính sách Để mang chính sách và pháp luật đến gần hơn với người dân, cấp chính quyền cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về pháp luật để làm cho đội ngũ này cập nhật liên tục các quy định mới và triển khai chúng một cách đúng đắn và phản ánh đời sống thực tế Ngoài ra, việc tổ chức các chương trình tập huấn và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về truyền thông chính sách cho già làng, trưởng bản, và những người có uy tín là quan trọng