1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật việt nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

65 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Tác giả Trịnh Thị Quỳnh
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Đức Thiện
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,47 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU (9)
    • 1. Lí do chọn đề tài (9)
    • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (10)
    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
    • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (13)
    • 6. Những điểm mới của khóa luận (13)
    • 7. Kết cấu khóa luận (14)
  • PHẦN II NỘI DUNG (15)
  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN (15)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng (15)
      • 1.1.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (15)
      • 1.1.2. Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (18)
      • 1.1.3. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (19)
    • 1.2. Sơ lược sự hình thành, phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (21)
    • 1.3. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (26)
  • CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (34)
    • 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (34)
      • 2.1.1. Quyền yêu cầu chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân . 26 2.1.2. Mục đích chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (34)
      • 2.1.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (36)
      • 2.1.4. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (38)
      • 2.1.5. Hình thức và nội dung của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (40)
      • 2.1.6. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (40)
      • 2.1.7. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hô n nhân (42)
      • 2.1.8. Vô hiệu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (44)
    • 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (44)
      • 2.2.1. Thực tiễn giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (44)
      • 2.2.2. Hạn chế quy định pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng (49)
      • 2.2.3. Ưu điểm của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (51)
      • 2.2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (51)
        • 2.2.4.1. Hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (51)
        • 2.2.4.2. Những lưu ý khi giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng (54)
        • 2.2.4.3. Một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (55)
  • KẾT LUẬN (60)
  • PHỤ LỤC (65)

Nội dung

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .... Bài viết này của tác giả Phùng Trung Tập phân tích các quy địn

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Gia đình – hai từ thiêng liêng cao quý nhất trong cuộc đời con người Mỗi chúng ta sinh ra đều có một gia đình lớn là điểm tựa yêu thương, theo năm tháng khi trưởng thành, đủ chín chắn, trách nhiệm như một sự thật hiển nhiên nam, nữ vươn đôi cánh đi tìm hạnh phúc riêng, là người chồng, người vợ hợp pháp cùng tiến tới xây dựng mái ấm gia đình nhỏ Khi nam, nữ có mong muốn tiến tới hôn nhân và tạo dựng gia đình sẽ được pháp luật quản lý Trong mỗi giai đoạn phát triển tính chất, kết cấu gia đình có thể khác, tuy nhiên các chức năng cơ bản như chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế được xem là những yếu tố cấu thành nên gia đình Hoạt động kinh tế đóng vai trò như chiếc chìa khóa đảm bảo sự tồn tại của mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung

Cùng với sự phát triển của xã hội vợ, chồng ngày càng có nhu cầu thực hiện các hoạt động kinh tế độc lập, khẳng định quyền tự do định đoạt tài sản riêng Hơn nữa, những năm gần đây tỷ lệ vợ, chồng ngoại tình ngày càng gia tăng, như một bước lui và sự chủ động trong việc thừa hưởng tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân Từ đó, pháp luật hôn nhân và gia đình ghi nhận sự chuyển biến nhu cầu xã hội đã đưa ra quy định cụ thể“Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” Trong sự ghi nhận này quan hệ tài sản phát sinh, sự điều chỉnh được thực hiện thông qua hai hướng, công nhận sự thỏa thuận nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật HN&GĐ, BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật Cách thức giải quyết vụ việc thứ hai được thực hiện thông qua Tòa án

Từ những lý do nêu trên tôi thấy được sự cấp thiết và cần phải nghiên cứu chuyên sâu nên chọn chủ đề khóa luận tốt nghiệp như sau: “Pháp luật Việt

Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân’’.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Nhắc đến các vấn đề trong hôn nhân ai cũng có thể nghĩ đến việc duy trì và phát triển bền vững, xét đến hai yếu tố cơ bản tác động chính là tài sản và quan hệ nhân thân

Nhóm các bài viết trên tạp chí

Nghiên cứu “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” của tác giả Phùng Trung Tập trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2012 Bài viết này của tác giả Phùng Trung Tập phân tích các quy định pháp luật có liên quan chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, chỉ ra các bất cập và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực chai tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Tại công trình này tài sản được tác giả nhắc đến là động sản như một loại tài sản vợ, chồng phân chia, nhưng còn rất mờ nhạt Hơn nữa, văn bản pháp luật bài viết áp dụng hiện hành khi đó sử dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nên chưa thể cập nhật hết tình hình giai đoạn hiện nay, tuy nhiên những gì mà bài viết nghiên cứu, thực nghiệm đã để lại là những giá trị quý giá

Bài viết nghiên cứu “Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân”, do tác giả Ngô Thị Vân và Đặng Lê Phương Uyên trên tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2019 Bài viết đi sâu nghiên cứu các nội dung về phạm vi tài sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tiếp đó chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì mục đích đầu tư, kinh doanh; Đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi vợ, chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì mục đích đầu tư, kinh doanh Khi nghiên cứu cả hai tác giả đều đề xuất các kiến

3 nghị hoàn thiện pháp luật Bài viết phân tích sâu các vấn đề tổng thể, trong đó có đề cập đến tài sản là bất động sản

Nhóm bài viết khóa luận, luận văn

Luận văn Thạc sĩ “Chia tài sản chung vợ, chồng là bất động sản trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận” do ThS.Lương Trọng Kha Bài viết của tác giả nghiên cứu vấn đề chia tài sản chung là bất động sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận, khi thỏa thuận tài sản phải thông qua hình thức công chứng để xác định nội dung văn bản không bị vô hiệu do vi phạm về mặt nội dung phân chia Ngoài ra, còn đề cập đến hình thức chia thứ hai là Tòa án giải quyết Qua quá trình nghiên cứu đó tác giả đã thấy những quy định pháp luật về vấn đề này chưa sâu nên đã chỉ ra những hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện

Khoá luận tốt nghiệp “Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” của tác giả Đặng Lê Phương Uyên năm 2018 tại Trường Đại học Luật TP HCM Khóa luận đi phân tích một cách toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, và tác giả có sử dụng bất động sản để nghiên cứu các vấn đề liên quan nêu trên; Tác giả cũng làm rõ các bất cập, tồn tại từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện Tuy nhiên, vì giới hạn của khóa luận nên thực tiễn giải quyết các tranh chấp hay yêu cầu về chia tài sản chung là bất động sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa có điều kiện để phân tích nhiều.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ từ văn bản HN&GĐ 1986, 2000 đến 2014 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, từ đó đánh giá, đưa ra nhận xét về sự thay đổi,

4 tiến bộ giữa các văn bản pháp luật Tiếp đó, làm sáng tỏ quy đinh pháp luật HN&GĐ 2014 hiện hành và đi liên hệ các bản án giải quyết vụ việc thực tế của cấp Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm Cuối cùng, đưa ra các kiến nghị cũng như giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật

Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên vạch ra những nhiệm vụ định hướng đúng các quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình, hệ thống chuẩn mực các kiến thức từ lý luận cơ sở đến đánh giá thực trạng

Một là, khái quát cơ sở lý luận về phân chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời chỉ ra sự thay đổi của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 so với những quy định trước

Hai là, đi sâu phân tích các quy định pháp luật hiện hành như quyền yêu cầu, lý do, các trường hợp, hình thức và nội dung, hiệu lực, vô hiệu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Ba là, giải quyết các kiến nghị đề ra thông qua những giải pháp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định về chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Luật HN&GĐ 2014, Nghị định 126/2014 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật Hôn nhân và gia đình

Về phạm vi không gian: Chủ yếu trong phạm vi các quy định pháp luật về chia TSC trong thời kỳ hôn nhân từ luật HN&GĐ 1986 đến hiện nay Ngoài ra sử dụng một số bản án thực tế từ năm 2018-2020

Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam từ giai đoạn 1986-2014

Về phạm vi nội dung: Đề tài tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, ý nghĩa, sơ lược sự hình thành phát triển của Luật HN&GĐ từ năm

1986 đến năm 2014; Tìm hiểu quy định pháp luật HN&GĐ 2014.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng một số phương pháp cụ thể để làm rõ các nội dung của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

- Phương pháp nghiên cứu được dùng để giải quyết cho những nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất là:

Sử dụng phương pháp diễn giải, phương pháp lịch sử, nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung liên quan đến quy định pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để xem xét tìm hiểu các vấn đề giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam quy định quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Thông qua phương pháp nghiên cứu đưa ra một số vụ án giải quyết thực tế về việc yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Những điểm mới của khóa luận

Đề tài khóa luận là một nghiên cứu mới khác biệt so với các bài viết trước đó Bài viết nghiên cứu đầy đủ, chính xác một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đưa ra những cơ sở lý luận chung Sơ lược sự hình thành, phát triển quy định pháp luật về vấn đề này của

6 các văn bản pháp luật Tìm hiểu các kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng pháp luật Giúp người đọc hiểu rõ hơn quyền được yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hình thức và nội dung của việc chia tài sản Chỉ ra hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung và chấm dứt hiệu lực như thế nào Đưa những bản án thực tế Tòa án giải quyết để hướng tới việc làm rõ các quy định pháp luật quy định như thế nào Cuối cùng đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chia TSC của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân Tóm lại, đây là những điểm mới mà các nghiên cứu trước đó của một số tác giả chưa thực hiện.

Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 2 Chương cơ bản

Chương i: Một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Chương ii: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng

1.1.1 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”[23,tr.88] Câu nói trên khẳng định tầm vóc lớn lao của gia đình tác động vào sự cân bằng, ổn định của xã hội Những ưu điểm, giá trị tốt đẹp gia đình mang tại Khoản 2 Điều 36 Hiến Pháp 2013 ghi nhận, quy định “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”[1,tr.24] Như vậy Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn chú trọng và lấy hôn nhân và gia đình là trọng tâm để phát triển các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội “Hôn nhân” là cam kết giữa người nam và người nữ sau khi kết hôn, dưới sự điều chỉnh của pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Khi có sự cam kết bằng pháp luật nam, nữ trở thành vợ chồng hợp pháp của nhau tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân từ đó hình thành “Thời kỳ hôn nhân” Sau khi thời kỳ hôn nhân hình thành vợ chồng phát sinh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

Thời kỳ hôn nhân được tính từ khi nam, nữ kết hôn và có sự công nhận pháp luật, giai đoạn thời kỳ đầu của hôn nhân tài sản chung vợ, chồng có được chủ yếu do tặng cho chung, sau một thời gian vợ, chồng làm ăn, sinh sống số tài sản chung được phát triển nhiều hơn Những tài sản này do hai vợ, chồng quản lý và đồng sở hữu, nhưng phải chịu sự tác động và điều chỉnh của BLDS

2015 và Luật HN&GĐ 2014 Luật quy định vợ, chồng được thực hiện quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng tài sản chung theo nguyên tắc tự

8 nguyện, bình đẳng Dựa vào mối liên hệ xã hội quan hệ tài sản gồm hai nhóm cơ bản, nhóm liên quan đến quyền sở hữu và nhóm hình thành trong quá trình lưu chuyển tài sản giữa các chủ thể Đối với nhóm lưu chuyển thứ hai này sẽ phù hợp với chế định chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản chung gồm những tài sản vợ, chồng tạo ra trong lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác Theo quy định pháp luật vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, Khoản 2 Điều 210 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Như vậy, vợ chồng có quyền thỏa thuận, phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Tuy nhiên, để nắm rõ và đi cụ thể từng khái niệm trong một nội hàm lớn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải tách bạch khái niệm “Thời kỳ hôn nhân” là gì? Và “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”

Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại, bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên vợ hoặc chồng chết Trong trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn thì thời kỳ hôn nhân chấm dứt trước pháp luật kể từ khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật Trong thời kỳ hôn nhân có hai quan hệ phát sinh song song, quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản Quá trình này tài sản là công cụ chủ yếu đảm bảo các hoạt động của gia đình và tài sản cũng là yếu tố dễ phát sinh tranh chấp nhất khi hai bên vợ chồng mâu thuẫn

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện nay là một khái niệm mới chưa được nhiều nhà làm luật định nghĩa rõ ràng, nhưng căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 38, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vợ, chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Để hiểu rõ thế nào là chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đầu tiên phải làm rõ “chia” là như thế nào, chia theo từ điển Tiếng Việt là “Phân ra, san ra từng phần từ

9 một chỉnh thể” Vậy hiểu một cách cơ bản chia là phân số tài sản chung của vợ chồng thành khối tài sản nhỏ hơn, theo yêu cầu Và từ đây cũng có một số nhà luật học tiếp cận khái niệm thế nào là “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” được ghi nhận tại các bài khóa luận, luận văn thạc sĩ

Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân định nghĩa: “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ, chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng cho mỗi bên vợ, chồng dựa trên các căn cứ luật định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng dựa trên các căn cứ luật định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng và người thứ ba có liên quan mà không làm châm dứt quan hệ giữa vợ và chồng trước pháp luật”[21]

ThS Lưu Việt Thắng đưa ra khái niệm như sau: “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ, chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng cho mỗi bên vợ, chồng theo quy đinh của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng và người thứ ba có liên quan Việc chia tài sản chung này không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trước pháp luật”[22]

Những nhận định trên của các tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân và Lưu Việt Thắng gần như đã tiếp cận một số góc nhìn về chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, dưới góc độ này có thể hiểu pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận, tài sản trước khi chia thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng cân bằng lợi ích các bên Hơn nữa việc chia tài sản không làm chấm dứt lợi ích các bên

Từ những gì tìm hiểu các đầu sách chính thống thì đến nay chưa có một định nghĩa chính xác, chuyên sâu về chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, nhưng qua những tìm hiểu ở trên đã có một số nhà luật học đưa ra khái niệm theo ý kiến khách quan Vậy nên, cũng nhìn nhận từ một số góc độ tiếp cận tôi xin mạnh dạn đưa ra khái niệm sau: “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng thỏa thuận với nhau phần tài sản cần chia và lập thành văn bản Văn bản này phải đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật Và khi tài sản vợ chồng yêu cầu chia không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho vợ chồng” Đặt ra quy định chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân sau khi vợ, chồng kết hợp tạo ra khối tài sản chung hợp nhất, thì trong sự ghi nhận này lại phân khối tài sản ra thành của riêng nhưng điều đáng lưu ý tại đây quan hệ tài sản có thể thay đổi nhưng quan hệ nhân thân và hôn nhân thực tế vẫn còn tồn tại Tài sản chia ra như dòng lưu chuyển tuy tách bạch nhưng không chấm dứt nghĩa vụ đối với các bên còn lại

1.1.2 Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Thông qua khái niệm, đã có thể hình dung được những quyền và yêu cầu vợ, chồng cần đáp ứng khi thực hiện hành vi dân sự Nhưng để hiểu và nắm đúng bản chất thì thông qua đặc điểm bên ngoài sẽ giúp bộc lộ rõ hơn

Thỏa thuận, phân chia theo quy định pháp luật

Khi vợ chồng phân chia số tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ số tài sản chung Ghi nhận sự thỏa thuận thông qua văn bản Văn bản này phải được công chứng đúng theo quy định Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 Khi công chứng thì công chứng viên tại văn phòng phải chứng thực tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự

Giải quyết khi vợ chồng có nhu cầu phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Khi vợ chồng cùng nhau thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhưng không thể thỏa thuận được chia tài sản như thế nào thì yêu cầu Tòa án giải quyết Tòa án sẽ căn cứ yêu cầu của vợ chồng để đưa ra quyết định, việc Tòa án đồng ý hay không đồng ý phải được lập dưới hình thức một bản án có hiệu lực pháp luật Quyết định cuối cùng có hiệu lực pháp luật phải bằng phán quyết của Tòa án ghi lại đã có sự việc xảy ra và đưa ra phương án giải quyết căn cứ vào các quy định của BLDS, BLTTDS, Luật HN&GĐ, Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ tài sản vợ chồng

Trong tất cả các tranh chấp dân sự, yếu tố cần không được vi phạm đó là giữ đúng nguyên tắc giải quyết của các bên, ở đây nói đến nguyên tắc vợ, chồng khi chia tài sản chung trong TKHN phải được đáp ứng đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp Ngoài ra song song với quyền là nghĩa vụ vợ, chồng khi được hưởng tài sản cần thực hiện đúng trách nhiệm với vợ, chồng, con chưa thành niên và đã thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động để nuôi sống chính bản thân, đây là những người có nhân thân quan hệ trực tiếp đối với mối quan hệ tài sản vợ, chồng yêu cầu chia

1.1.3 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể rút ra được ba nguyên tắc cơ bản

Sơ lược sự hình thành, phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển khá sớm, qua các thời kỳ lịch sử quy định pháp luật có sự thay đổi theo nhu cầu thực tế đặt ra và đánh giá đúng bản chất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên quy định Luật HN&GĐ vào năm 1959 ghi nhận việc đưa các chế định hôn nhân vợ, chồng vào trong luật nhằm khẳng định hôn nhân được hình thành từ sự tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tiếp nối ra đời do luật năm1959 chưa bao quát được các yếu tố cần của hôn nhân và các quan hệ tài sản, nhân thân nên Quốc Hội đã sửa đổi thay thế bằng Luật HN&GĐ 1986, tại đây pháp luật hình thành quy định “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, tiếp nối kế tục là sự ra đời của Luật HN&GĐ 2000 Cho đến

14 hiện nay tại văn bản Luật HN&GĐ 2014 đã xây dựng quy định về chia tài sản chung của vợ, chồng một cách rõ ràng, mạch lạc hơn

Năm 1986 Luật HN&GĐ đưa việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân vào luật Tại Điều 18 có quy định vợ, chồng được thực hiện việc CTS nếu đưa ra được lý do Xét về “lý do” có thể hiểu như là bên vợ hoặc chồng cho rằng trong quá trình chung sống vợ, chồng có những mâu thuẫn, bất đồng trong quan điểm sống, tình cảm, hay mong muốn được thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản riêng, Đây là những lý do chính đáng nhằm mục đích đạt được mong muốn của vợ, chồmg Tuy nhiên, tiến hành CTS phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 42 của Luật HN&GĐ 1986, pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận giữa vợ, chồng trước, nhưng việc này phải thông qua Tòa án công nhận cuối cùng, giá trị của việc công nhận không làm hạn chế đi quyền được hưởng tài sản do vợ, chồng tạo ra mà là để chứng minh sự thỏa thuận được pháp luật thừa nhận, nếu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra giữa hai bên sau khi chia sẽ có căn cứ đối chất Ngoài trường hợp trên, nếu vợ, chồng không thể cùng nhau ngồi lại thỏa thuận chia theo nguyện vọng, ý chí tự quyết thì Tòa án sẽ là người đứng giữa trực tiếp phân định, dựa trên nguyên tắc Những tài sản trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng vì vậy khi phân chia số tài sản này vẫn thuộc sở hữu riêng, không được đặt vào cùng khối tài sản chung để phân chia Thêm một nguyên tắc đặt ra, tài sản vợ, chồng chia đôi cần phải đảm bảo tình hình tài sản như thế nào, hiện nay gia đình có bao nhiêu thành viên, ai phải cần có sự cấp dưỡng, hỗ trợ của vợ, chồng để đảm bảo sinh hoạt ổn định Có một vấn đề rất quan trọng cần chú trọng khi xét đến việc chia tài sản, cần xác định rõ công sức đóng góp của từng người Trong quá trình phân chia pháp luật cũng nêu rõ quy định quyền lợi của người vợ và con chưa đủ 18 tuổi trong gia đình được ưu tiên hàng đầu, tiếp theo không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Pháp luật Việt Nam luôn phát triển đi lên sự ra đời của Luật HN&GĐ

2000 là minh chứng Nhà nước ta lấy hôn nhân và gia đình phát triển các mặt của đời sống xã hội Tại Điều 29 của luật này có ghi nhận trong khi hôn nhân vẫn đang tồn tại, nếu bên vợ, chồng muốn sử dụng tài sản chung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của riêng cá nhân thì có thể đề xuất chia tài sản chung của vợ, chồng trong TKHN Ngoài ra, với mong muốn thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với tài sản thì cá nhân có thể tác động trực tiếp lên những đối tượng tài sản như là tiền, các bất động sản và động sản, giấy tờ có giá và quyền tài sản Pháp luật còn quy định trường hợp yêu cầu nữa là vợ, chồng có thể đưa ra được lý do chính đáng Nhưng những gì thỏa thuận phải được ghi lại thông qua dạng văn bản Tại Điều 30 Luật HN&GĐ 2000 đưa ra hậu quả chia tài sản, sau khi tài sản chung đã được chia cho hai vợ, bằng hình thức thỏa thuận hay phán quyết của Tòa án thì tài sản sau khi tách từ khối chung sẽ thành khối tài sản riêng, những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia sẽ do vợ, chồng sở hữu riêng, còn đối với tài sản không muốn chia vẫn nằm trong số tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân Thông tư 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ 2000 Điều 6 có ghi nhận nội dung trong trường hợp vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi lập văn bản cần đưa ra được lý do chính đáng, ngoài ra những tài sản là bất động sản, động sản (đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, thêm vào đó là các quyền tài sản như quyền sở hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng, trong văn bản cũng cần nêu rõ những tài sản là hiện vật thì phân chia như thế nào, còn đối với tài sản có giá trị là tiền, vàng cần thì vợ, hay chồng sẽ được nhận, tuy nhiên giá trị phân chia dù là tiền hay hiện vật đều phải được chia công bằng Hai vợ, chồng tiến hành thỏa thuận cần ghi rõ ngày, tháng, năm, cuối văn bản phải có chữ ký Đã đảm bảo các yếu tố trên hoàn thiện văn bản về mặt hình thức bước cuối cùng xác lập văn bản có giá trị pháp lý cần phải thực hiện công chứng, chứng thực theo yêu cầu

16 Đưa ra một so sánh giữa Điều 18 Luật HN&GĐ 1986 và Điều 29 Luật HN&GĐ 2000, do Luật năm 1986 ra đời trước nên điều luật thể hiện nội dung mang tính chung chung, tại đây có nêu Tòa án là cơ quan công nhận sự thỏa thuận của vợ, chồng nhưng không nêu rõ khi vợ, chồng thỏa thuận có cần lập thành văn bản hay không Tuy nhiên, tại Điều 29 Luật HN&GD 2000 lại đưa ra một quy định bao quát về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện văn bản trong điều này yêu cầu khi thỏa thuận vợ chồng lập thành văn bản Lập văn bản ở đây như một dạng hợp đồng của giao dịch dân sự và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thời gian bắt đầu giao dịch có hiệu lực ghi nhận tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 đầu tiên phải đáp ứng về chủ thể tham gia, phải có đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự, tiếp theo trong văn bản những nội dung được cam kết, thỏa thuận của hai bên không được trái quy định pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội và không có sự ép buộc bên vợ hoặc chồng đưa ra ý kiến dựa vào ý chí tác động Về mặt hình thức thể hiện của giao dịch dân sự bằng nhiều cách khác nhau như lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể Chỉ qua hơn 10 năm Luật Hôn nhân và gia đình đã xây dựng khá thành công quy định về “Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân”

Như vậy, có thể khẳng định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là chia tài sản chung hợp nhất đây được xem là một GDDS Để đảm bảo các yếu tố đó cần tuân thủ các quy định về mặt hình thức và nội dung điều này được thể hiện rõ hơn tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 theo đó ngoài việc thỏa thuận Tòa án công nhận chia TSC của vợ, chồng ra thì Tòa án có thể đưa ra phán quyết cuối cùng Có một vấn đề đặt ra mà cần đi sâu nghiên cứu ở giai đoạn này, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của vợ, chồng nhưng nếu vợ chồng một bên mất năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết như thế nào Thì cần dựa vào các căn cứ pháp lý và những lập luận về tính chất quan hệ sở hữu chung hợp nhất giữa vợ và chồng Khoản 2 Điều 24 Luật HN&GĐ

2000 nêu ra bên vợ hoặc chồng có thể đại diện để thực hiện GDDS khi bên còn lại mất năng lực hành vi dân sự nhưng phải đảm bảo các điều kiện thì mới được trở thành người giám hộ Vợ chồng mắc các bệnh tâm thần thì phải được Tòa án đưa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự và dựa trên kết quả của tổ giám định Còn nếu vợ, chồng hạn chế năng lực hành vi dân sự như vợ chồng nghiện ma túy, hoặc các chất kích thích đưa đến hành vi phá tán tài sản Theo những gì quy định nêu trên thì có một hạn chế đối với việc đưa ra thỏa thuận vợ, chồng trong TKHN bên vợ, chồng mất năng lực hoặc hạn chế năng lực sẽ không có quyền thỏa thuận mà trong trường hợp này Tòa án sẽ quyết định

Hoàn thiện và kế thừa những quy định trên Luật Hôn nhân và gia đình

2014 tại Điều 38 có đưa ra ba khoản liên quan đến vấn đề “Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân” quyền được yêu cầu theo thỏa thuận thông qua văn bản làm căn cứ pháp luật, trường hợp không thỏa thuận thì bản án giải quyết Tòa án ra phán quyết cuối cùng Chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung là sự tiến bộ vượt bậc Sự hoàn thiện của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay đang hướng tới hơn 26 triệu hộ gia đình, mỗi gia đình lại đóng một vai trò và mang các chức năng truyền thống, chức năng sinh đẻ nhằm duy trì nòi giống, chức năng giáo dục phát huy tri thức, chức năng kinh tế tạo ra của cải, vật chất, chức năng tình cảm lưu giữ các giá trị tinh thần Nếu biết cách lưu giữ, bảo tồn, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp bốn chức năng trên mới thật sự tạo nên một gia đình ổn định Ngược lại không thực hiện, phát huy đầy đủ các chức năng trên chất lượng gia đình sẽ mất cân đối

Qua sự so sánh sánh cũng như đánh giá, phân tích các điều luật nêu trên có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa văn bản Luật HN&GĐ 2014 so với những văn bản trước đó được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 38

Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trên thế giới có tổng số 6 Châu lục và những Châu lục này nằm ở các vị trí khác nhau trên trái đất, vì vậy mà chế độ chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội cũng đã có sự không đồng nhất Sự khác biệt về vị trí địa lý, khí hậu đã tạo ra những ngôn ngữ, chữ viết riêng cho người dân ở các quốc gia Không chỉ vậy để đảm bảo cuộc sống, giữ gìn trật tự an ninh ở mỗi nước lại xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật riêng Trong đó, phải kể đến Châu Âu một trong những châu lục phát triển khá sớm và gồm các quốc gia thành viên như Áo, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ý , là những nước tiêu biểu đi đầu về hoạt động kinh tế Bởi do các nước kể trên đã tham gia vào các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai đi xâm chiếm các nước thuộc địa, nên kinh tế cũng như pháp luật được xây dựng rất chắc Tiêu biểu phải đề cập đến Pháp, nói đến Pháp phải nhớ đến ngay một nhà chính trị kiệt xuất, tài ba Napoleson Bonaoarte-ông là người trực tiếp chỉ đạo cho ra đời BLDS Pháp

1804, trong bộ luật này có quy định các nội dung về tài sản vợ, chồng theo pháp định và tài sản theo ước định Ngoài BLDS Pháp, tại khu vực Châu Á, Thái Lan được ví như “Thiên đường du lịch” vị trí địa lý đắc địa, nền văn hóa và lịch sử lâu đời đã tạo nên sự phát triển ổn định Tuy nhiên, để có sự vững mạnh như ngày hôm nay Thái Lan đã liên tiếp kế tục, cho ra đời các Bộ luật quy định tài sản vợ, chồng Đây cũng là hai quốc gia tiêu biểu mà Việt Nam cần học hỏi về cách phát triển kinh tế cũng như tiếp thu giá trị của điều luật các nước, đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình a) Pháp luật Dân sự Pháp 1804

Ngay sau cuộc cách mạng tư sản Pháp thành công, vị tướng Napoleon Bonaoarte lên nắm quyền và cho ra đời BLDS Pháp 1804 đầu tiên Cho đến nay bộ luật này vẫn tồn tại và chưa có một văn bản pháp luật nào thay thể, bởi

19 nội dung được các nhà làm luật tại đất nước nhìn nhận khá xa Đến năm 2000 thì nước Pháp có sự thay đổi về chế độ Nghị viện-Tổng thống, trước kia chỉ bầu một lần nhưng do chính sách quản lý chưa phù hợp nên đã chuyển sang nhiệm kỳ 5 năm bầu tổng thống một lần Trong đó ghi nhận quyền lực cao thuộc về Tổng thống, phân cho Thủ tướng đứng đầu Chính Phủ đảm bảo thi hành pháp luật trong nước, quyền Lập pháp do Quốc Hội và Thượng viện nắm giữ Như vậy, chế độ pháp luật cũng như quản lý các mặt chính trị tại quốc gia Pháp được phân bổ khá là hợp lý gồmTổng thống và Nghị viện, sau khi có sự thay đổi về chính trị BLDS Pháp cùng năm 2000 đã tách và phân thành ba quyển, tại Thiên V quyển thứ ba quy định cụ thể về chế độ tài sản vợ, chồng trong hôn nhân

Năm 1804 văn bản có hiệu lực pháp luật cho đến năm 2000, Pháp chia BLDS thành ba quyển, trong đó Thiên V quyển thứ ba quy định về khế ước hôn nhân và các chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân Căn cứ vào quy định thì chế độ tài sản gồm có “chế độ tài sản pháp định” và “chế độ tài sản ước định” Pháp luật đưa ra chế độ tài sản cơ bản giúp vợ, chồng có thể tự do lựa chọn chế độ tài sản phù hợp với điều kiện, kinh tế của gia đình Chế độ tài sản pháp định được hiểu như là một giải pháp hữu hiệu thay thế trong trường hợp vợ, chồng không thể thỏa thuận bằng hôn ước, hoặc vợ, chồng chọn lựa chế độ tài sản áp dụng đúng với mục đích Điều 1400 BLDS Pháp quy định: “Chế độ tài sản chung được xác lập khi không có khế ước hôn nhân hoặc khi vợ chồng lựa chọn kết hôn theo chế độ tài sản chung” [14] Tài sản ở đây là khối tài sản có và khối tài sản nợ Xác lập tài sản chung vợ, chồng gồm: Tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có được từ công việc tự thân kiếm được, được thừa kế tặng cho chung hoặc người khác di tặng có thể là bố, mẹ, ông, bà…, một số tài sản khác không có minh chứng đó là tài sản riêng

Tại Điều 1401 BLDS Pháp quy định: Tài sản công cộng gồm thu nhập chung vợ, chồng hoặc riêng, nguồn gốc công việc, khoản tiền hoa lợi, lợi tức

20 phát sinh từ tài sản riêng vợ, chồng tạo ra Ngoài ra, bộ luật cũng khẳng định những tài sản vợ, chồng không thể chứng minh là chung hay riêng của vợ, chồng thì theo quy định pháp luật tài sản dù là động sản hay bất động sản đều xem là thu nhập chung của vợ, chồng Những tài sản muốn chấm dứt phải có căn cứ làm chấm dứt theo quy định của BLDS Pháp trong đó nêu như thế nào là việc tách riêng tài sản chung giữa vợ và chồng Điều 1443 BLDS Pháp quy định tách riêng (chia) tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Nếu xảy ra sự xáo trộn trong công việc làm ăn của vợ, chồng do ý thức và đạo đức quản lý và duy trì tài sản kém vào việc bảo vệ chế độ tài sản chung gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên vợ hoặc chồng, thì một trong hai bên bị ảnh hưởng đến lợi ích có thể yêu cầu Tòa án cho tách riêng tài sản Pháp luật cũng nêu rõ mọi trường hợp yêu cầu tách riêng tài sản bị vô hiệu Nắm được tình hình, đưa tầm nhìn ra xa hơn dự liệu các rủi ro pháp lý xảy ra các nhà làm luật Pháp đưa ra hai trường: Một là, công việc không điều chỉnh như mong muốn có thể phát triển theo chiều đi lên hoặc chiều lợi ích đi xuống Hoặc là xét đến trường hợp hai, do vợ chồng thiếu đạo đức, thực hiện hành vi phá tán tài sản, hoặc tự thực hiện giao dịch làm tổn hại tới tài sản chung Hai trường hợp này không thể thỏa thuận thông qua văn bản, mà phải do Tòa án quyết định Điều này khác với Luật HN&GĐ Việt Nam, Điều 38 Luật HN&GĐ 2014 đưa ra hai trường hợp giải quyết chia tài sản là tự thỏa thuận và lập văn bản, hoặc do Tòa án quyết định Như vậy, so ngang với luật dân sự Pháp góc nhìn pháp luật Việt Nam có sự “cởi mở” hơn Ngoài ra, Điều 1443 BLDS Pháp chỉ ra, chia tài sản chung chỉ có vợ hoặc chồng được đề xuất tách riêng tài sản, người thứ ba không có quyền yêu cầu

Như vậy, pháp luật dân sự Pháp qua những phân tích nêu trên, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được nhà nước bảo hộ và chủ thể pháp luật hướng tới ở đây là vợ, chồng và thương nhân Pháp luật ghi

21 nhận những quyền trên nhằm hạn chế thấp nhất nhưng tranh chấp phát sinh trong tương lai Trước tiên nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi bên vợ chồng không phải tồn tại mỗi quyền mà còn có cả nghĩa vụ song hành Tiếp nữa sự dịch chuyển tài sản của vợ chồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người thứ ba có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nắm được tình hình người thứ ba thanh toán các khoản nợ, vay…Đây là cơ sở chứng minh rõ nguồn gốc tài sản trong trường hợp có tranh chấp giữa vợ và chồng và người có liên quan Điều 1448 có nêu ra nghĩa vụ mà vợ chồng phải thực hiện Tài sản được tách riêng vợ, chồng phải có trách nhiệm đóng góp các chi phí cho việc nuôi dạy con tùy vào khả năng của hai bên Nếu hết tài sản sau khi tách riêng tài sản, thì bên còn lại trả hết các chi phí trên,

Dù việc tách riêng tài sản chung được thực hiện với mục đích gì thì vợ chồng phải có ý thức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho đời sống chung của gia đình như chi phí sinh hoạt, chi phí học tập cho con cái, mua sắm các vật dụng thiết yếu, các nghĩa vụ với người thứ ba…Vợ, chồng sau khi nhận phần tài sản được chia cho dù số tài sản ít hay nhiều vợ, chồng đều phải chăm lo cho sự phát triển của con Bởi vì, gia đình là điểm tựa tinh thần, vật chất chắp cánh cho những người con nuôi dưỡng ước mơ sau này Ngoài ra, BLDS Pháp cũng quy định hậu quả pháp lý của việc tách riêng tài sản này Chế độ tài sản chung của vợ chồng chấm dứt khi quyết định Tòa án có hiệu lực và chuyển sang chế độ tách tài sản riêng, tài sản của người nào sẽ thuộc sở hữu của người đó Điều 1449 BLDS Pháp quy định: “Tách riêng tài sản do Tòa án quyết định có hiệu lực đặt vợ chồng dưới chế độ của các điều 1536”[14] Đối với vấn đề tách riêng tài sản, các bên có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ cho bên thứ ba khi việc tách tài sản thành của riêng của vợ, chồng có hiệu lực pháp lý, khi được Tòa án tuyên bố Quy định này cũng nhằm bên vợ, chồng không trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba

22 b) Pháp luật Dân sự và Thương mại Thái Lan 1996 Đông Nam Á có 11 nước thành viên, trong số đó có 10 nước trở thành thuộc địa bị các nước tư bản xâm chiếm, chỉ riêng Thái Lan quốc gia duy nhất không phải trải qua chế độ thuộc địa Để có được sự thống nhất không lệ thuộc đó Thái Lan đã có những hiệp định ký kết với các nước tạo mối quan hệ thương mại song phương Các hiệp định Thái Lan tham gia ký kết đã tạo sự thuận lợi cho quốc gia giao thương, ngoại giao với các nước phương Tây, nên văn hóa phương Tây là nền văn hóa mở, những nước tư bản này đi đầu về công nghệ, kĩ thuật việc được học hỏi, tiếp thu từ nền kinh tế lẫn pháp luật các nước sẽ giúp đất nước Thái Lan phát triển hơn so với các nước trong khu vực Ngay từ khi sơ khai, khởi đầu đất nước Thái Lan hình thành phát triển xã hội tư duy pháp lý của đất nước cũng có phần nghiêng theo xu hướng Phương Tây, đặc biệt ảnh hưởng bởi pháp luật Châu Âu lục địa Thế kỉ XIX, Thái Lan thấy được đất nước lớn mạnh phải xây dựng hệ thống văn bản pháp luật vững chắc nên đã tiến hành cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp Các nhà làm luật Thái tiếp thu triết lý pháp luật, tổ chức tòa án và tố tụng của pháp luật Châu Âu xem pháp luật Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Ý và Nhật Bản là những mô hình xây dựng pháp luật trong nước Lần lượt các BLDS và Thương mại Thái Lan ra đời, đầu tiên phải kể đến bộ luật năm 1996, hơn một thập kỷ tồn tại những giá trị bộ luật mang lại trong đời sống người Thái hết sức lớn lao Đặc biệt quy định về HN&GĐ ghi nhận từ Điều 1435 đến Điều 1598 Quyển 5 của Bộ luật là những quy định giúp nhân dân Thái Lan có thể định hình hôn nhân bao quát những vấn đề như thế nào Do hệ tư tưởng ảnh hưởng một phần pháp luật Châu Âu nên quyền sở hữu ở Thái của vợ, chồng cũng điều chỉnh bằng hai phương thức: Theo hôn ước mà vợ, chồng lập ra trước khi cưới và theo quy định của pháp luật khi vợ chồng không có hôn ước đó sẽ vô hiệu TSC quy định gồm có “Sin

Somros” và tài sản riêng “Sin Suan Tua”, tại Điều 1474 BLDS và Thương mại

Thái Lan được xác định tài sản bao gồm: Tài sản vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, tài sản thông qua di chúc hoặc tặng cho được ghi nhận là tài sản chung, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng, ngoài ra trong trường hợp tài sản có nguồn gốc nhưng vợ, chồng không chứng minh được tài sản đó thuộc về bên nào thì cũng được xem là tài sản chung

Tại các Điều 1488, Điều 1484, Điều 1491, Điều 1598 BLDS Thương Mại Thái Lan đối với tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia thành bốn mục cụ thể: Thứ nhất, Một bên vợ, chồng phải có nghĩa vụ riêng với bên thứ ba về các nghĩa vụ thanh toán, vay nợ, tuy nhiên những tài sản riêng trước đó không có hoặc không đủ để hoàn ứng và chi trả thì buộc vợ, chồng phải sử dụng khối tài sản chung Thứ hai, trách nhiệm khi vợ, chồng được giao quản lý tài sản theo “Sin Somros” khi thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản chung theo hình thức này thì bên vợ, chồng đầu tiên pháp luật quy định bên có hành vi gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản mà không đưa ra được lý do chính đáng, tiếp theo khi vợ chồng lâm vào tình trạng khó khăn nhưng không giúp đỡ, tiếp đó vợ, chồng lâm vào tình trạng nợ nần vượt quá giá trị tài sản chung đang có, cuối cùng thực hiện việc cản trở quản lý tài sản đồng nghĩa với việc vi phạm pháp luật Thứ ba, vợ, chồng do làm ăn kinh doanh thua lỗ dẫn đến phải tuyên bố phá sản Thứ tư, vợ, chồng bị tuyên mất năng lực hành vi, tuy nhiên xét về các mặt thì bên còn lại vợ, chồng không được trở thành người giám hộ bởi tranh chấp đang diễn giữa hai bên, trong trường hợp này bố, mẹ sẽ trở thành người giám hộ cho bên bị tuyên mất năng lực để cùng thực hiện đồng sở hữu tài sản Trong trường hợp xảy ra vấn đề này bên vợ, chồng có thể yêu cầu Tòa án đưa ra quyết định tuyên bố phần tài sản chung cần chia Tại Điều 1492 BLDS và Thương Mại Thái Lan cũng đưa ra được hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung cụ thể như phần tài sản khi đã tiến hành chia sẽ có sự thay đổi, những tài sản đã được chia cho bên vợ thì sẽ thuộc tài sản riêng của vợ và ngược lại tài sản chia cho chồng cũng vậy và những tài sản có được từ tài sản chung sẽ trở thành tài sản riêng

24 của người đó, không ai được xâm phạm vào quyền lợi của hai bên Và số tài sản được thừa kế, tặng cho chung khi chia cũng mặc nhiên biến thành tài sản riêng, ngoài ra những hoa lợi, lợi tức phát sinh cũng được xác nhận của bên được chia Khẳng định lại, tài sản chung đã chia trong thời kỳ hôn nhân biến TSC vợ, chồng có được trong hôn nhân thành tài sản riêng của từng người, từ chế độ TSC thay thế bằng chế độ biệt sản Pháp luật Thái Lan đưa ra Điều 1493 quy định sau khi tài sản được chia vợ, chồng cùng nhau đảm bảo trách nhiệm chi trả các chi tiêu của gia đình theo tỷ lệ tương ứng với số tài sản mà các bên được nhận Đây là điểm tương đồng lớn của BLDS và Thương Mại Thái Lan với BLDS Pháp, khẳng định nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái

So sánh bộ luật giữa hai nước cùng quy định về chế độ chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân một bên đại diện cho khu vực Châu Âu và một bên đại diện cho khu vực Châu Á, cả hai bộ luật đều mang lại những giá trị nhận thức cho luật gia các nước Nói đến BLDS và Thương mại Thái Lan “Sin Somros” thì khôi phục chế độ tài sản vợ, chồng là điểm mới, Tòa án sẽ có lệnh hủy bỏ chia tài sản sau khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu và giải quyết bằng sự công nhận Theo “Sin Somros” nếu vợ, chồng phản đối yêu cầu thì Tòa án không được ra quyết định hủy bỏ việc chia, trừ trường hợp “Sin Somros” tự chấm dứt Với những tính chất, kết cấu của quy định pháp luật nêu trên BLDS và Thương mại Thái Lan có nhiều điểm hợp lý hơn so với Việt Nam, phải kể đến trường hợp chia TSC, hậu quả đối với gia đình và con, tuy nhiên nhìn nhận khách quan thì pháp luật các nước sử dụng dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội, Thái Lan áp dụng chế độ biệt sản sau khi chia TSC thì Việt Nam do không phù hợp nên đưa vào luật sẽ tạo ra phép đối nghịch Xét đến BLDS Pháp, chế định chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được xây dựng từ năm 1804 nhưng các quy định vẫn đáp ứng theo xu hướng của thời đại

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

2.1.1 Quyền yêu cầu chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo từ điển luật học “quyền” được hiểu là những điều mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với các cá nhân, tổ chức Nói cách khác quyền là cái mà cá nhân, tổ chức được hưởng, được làm, được đòi hỏi và không ai được ngăn cản, hạn chế Quyền như định nghĩa trên được hiểu theo hàm ý rộng, quyền được bảo hộ trong Hiến Pháp 2013 tại Khoản 1 Điều 14 ghi nhận

“Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” Như vậy, theo như Hiến Pháp ở nước Việt Nam giá trị quyền con người được đề cao, nuôi dưỡng lấy sự phát triển con người là mũi nhọn nhằm đẩy mạnh các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Trong sự nhận thức cao về quyền con người cần chú trọng đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bởi hoạt động kinh tế mà gia đình tạo ra như ngọn lửa thắp sáng đất nước, hình thành hôn nhân mới tạo nên một gia đình Trong một gia đình phải có sự kết nối giữa vợ, chồng khi đó những mối quan hệ xoay quanh bắt đầu phát sinh, hiểu một cách cơ bản sẽ có hai mối quan hệ luôn song song tồn tại nếu hôn nhân chưa chấm dứt là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

Quan hệ tài sản vợ, chồng được ghi nhận cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, từ đó thấy được khi xảy ra tranh chấp vợ, chồng yếu tố vật chất hay còn gọi là tài sản sẽ phát sinh đầu tiên Điều 38 ghi nhận quyền yêu cầu chia tài

27 sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tại Khoản 1 khẳng định quyền được thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung thuộc về vợ, chồng Tài sản chung là gì? Thì theo điều 105 BLDS 2015 quy định ( Tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá, tài sản o gồm cả bất động sản và động sản) Tuy nhiên, để tài sản trở thành TSC phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 nếu tài sản là đất đai cần đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong trường hợp một số tài sản chỉ đứng tên vợ hoặc chồng thì quyền được yêu cầu đăng ký cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định tên cả vợ, chồng được đứng vào tài sản chung vấn đề này quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-

2.1.2 Mục đích chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Điều 29 Luật HN&GĐ 2000 nêu rõ khi hôn nhân vẫn tồn tại nếu đưa ra được lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung Theo đó vợ, chồng có thể thỏa thuận chia tài sản để đầu tư kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ dân sự, những tài sản này được tạo ra do vợ chồng thu nhập do lao động, các hoạt động sản xuất khác, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân Ngoài điều kiện đảm bảo trên thì loại trừ đi khoản 1 Điều 40 Luật HN&GĐ 2014 trong trường hợp khi tài sản đã được chia đều cho vợ chồng là hoa lợi, lợi tức từ số tài sản chung đã chia sẽ thành tài sản riêng của vợ chồng và ngoài ra còn có một số thỏa thuận khác Phần tài sản hai bên cam kết không chia thì vẫn là TSC

- Chia tài sản để hạn chế hành vi phá tán tài sản Để hạn chế hành vi phá tán tài sản giữa vợ chồng nhằm mục đích vợ hoặc chồng không thể thực hiện hành vi cất giấu tài sản bằng cách để ở nhiều địa điểm hoặc chia, giao tài sản cho nhiều người khác nhau Phá tán tài sản nhằm

28 trốn tránh việc vợ chồng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ phải thực hiện đối với bên thụ hưởng Đây là một lý do rất cơ bản để vợ chồng có thể thực hiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

- Giảm thiểu rủi ro kinh doanh đối với gia đình

Kinh tế gia đình đóng vai trò quan trọng duy trì cuộc sống hôn nhân Bởi nếu không có đủ tiền bạc hôn nhân sẽ trở nên thiếu sức sống, không đảm bảo chất lượng Nhằm cải thiện, phục vụ nhu cầu sống vợ, chồng bắt đầu hình thành các hoạt động kinh doanh như đầu tư cổ phiếu, buôn bán bất động sản, chứng khoán, gửi tiết kiệm ngân hàng, vàng và ngoại tệ, tham gia bảo hiểm nhân thọ những hình thức đầu tư trên có rất nhiều rủi ro

- Mâu thuẫn tình cảm vợ, chồng do không tìm được tiếng nói chung

Khi nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ, trở thành vợ chồng hợp pháp của nhau lúc này, vợ chồng chung nhau chia sẻ phần trách nhiệm về con cái, tiền bạc, đất đai, đối nội, đối ngoại hai bên Khi đó, cuộc hôn nhân trở nên bộn bề, lo toan, áp lực Mâu thuẫn giữa hai bên bắt đầu hình thành, vợ chồng đưa ra giải pháp vẫn giữ quan hệ vợ, chồng không được ly hôn để có tổ ấm quay về sau những giờ làm việc vất vả nhưng hai bên thỏa thuận với nhau việc chia khối tài sản chung hai người tạo dựng để có thể tự do sử dụng vào cuộc sống một cách chủ động không cần thông qua ý kiến vợ hoặc chồng

2.1.3 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Vợ chồng đều có quyền đề xuất chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng việc chia phải có nguyên tắc và dựa trên những cơ sở nhất định Và khi giữa vợ chồng không đạt được mục đích thỏa thuận thì Tóa án sẽ đưa ra bản án

29 giải quyết những vấn đề tài sản cần chia Từ đó, hình thành các trường hợp chia tài sản chung

Trường hợp chia tài sản theo thỏa thuận

Khi áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng cần đáp ứng theo quy định Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP Đối với thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản Văn bản phải đáp ứng quy trình công chứng theo quy định Điều 40 Luật Công chứng

2014 Hồ sơ yêu cầu công chứng cần chuẩn bị phải có phiếu yêu cầu công chứng, trong phiếu có đầy đủ các thông tin cá nhân gồm họ tên, địa chỉ, nội dung thỏa thuận công chứng, danh mục các giấy tờ kèm theo (giấy chứng minh nhân dân, CCCD, sổ hộ khẩu, hộ chiếu có giá trị sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, tên tổ chức công chứng…; Dự thảo hợp đồng, giao dịch Tổ chức hành nghề công chứng khi tiếp nhận hồ sơ phải giải quyết cho người dân không quá 02 ngày và nếu văn bản quá dài thì không quá 10 ngày làm việc Trên là những điều kiện cần khi vợ chồng yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận pháp luật HN&GĐ, tuy nhiên pháp luật cũng nêu không phải trong mọi trường hợp đều phải công chứng

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 Luật HN&GĐ 2014 quy định thời điểm thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực khi vợ, chồng thỏa thuận chia tài sản chung thì thời điểm có hiệu lực là ngày được ghi trong văn bản và nếu văn bản không ghi rõ ngày hai bên thỏa thuận có thể lấy ngày lập văn bản làm căn cứ có hiệu lực của thỏa thuận Ngoài ra, trong thỏa thuận vợ chồng về chia tài sản chung theo quy định pháp luật cần tuân thủ một số hình thức nhất định và hiệu lực văn bản được tính từ khi tuân thủ các hình thức pháp luật hiện hành

Trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết

Hai bên vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau về cách giải quyết tài sản chung chia trong thời kỳ hôn nhân thì Tòa án đưa ra bản án giải quyết yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng căn cứ quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ 2014 Tài sản vợ chồng theo luật định thì khi việc giải quyết tài sản phải do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc cả hai bên Tòa án sẽ giải quyết dựa trên nguyên tắc chia đôi nhưng sẽ căn cứ vào một số các yếu tố về hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp giữa vợ chồng vào việc tạo lập tài sản chung để duy trì cuộc sống của gia đình Bảo vệ lợi ích của các bên khi đang sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu theo Điểm c Khoản 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Việc chia tài sản chung vợ, chồng tuyệt đối phải đảm bảo việc thực hiện kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên nếu bên vợ hoặc chồng nhận phần kinh doanh thì phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch cho bên còn lại Khi bảo vệ lợi ích chính đáng của hai bên vợ, chồng trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp khác thì pháp luật có nêu rõ dù lâm vào tình trạng xấu đều không được xâm phạm vào điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự [12] Tài sản do vợ chồng tạo ra có thể chia bằng hiện vật hoặc bằng tiền nếu bên này nhận tài sản thì phải bồi hoàn số tiền lại cho bên kia bằng với giá trị của tài sản Khẳng định Tòa án đưa ra bản án có hiệu lực pháp luật giải quyết những yêu cầu tài sản vợ, chồng đều phải nhìn nhận ở một góc độ thực tế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ chồng

2.1.4 Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân a) Chia một phần tài sản chung

Theo cách hiểu chung nhất, phạm vi tài sản chung được chia (một phần hay toàn bộ) sẽ do vợ chồng quyết định dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh thực tế gia đình Nếu hai bên xác định tài sản đó chỉ cần chia một phần nhỏ để vợ hoặc chồng tự mình quyết định mục đích sử dụng đối với tài sản được chia thì có thể thỏa thuận thông qua văn bản

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

2.2.1 Thực tiễn giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Bảng 1.1: Bản án yêu cầu giải quyết chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

Tên Ngày Cấp xét xử

1 Bản án 20/2018/HNGĐ-ST 27/09/2018 Sơ Thẩm

2 Bản án 07/2018/HNGĐ-PT 11/01/2018 Phúc Thẩm

3 Bản án 21/2020/HNGĐ-PT 31/07/2020 Phúc Thẩm

4 Bản án 08/2019/HNGĐ-PT 07/03/2019 Phúc Thẩm a) Bản án 1

Nguyên đơn: Ông Quách Văn C, sinh năm 1962; Bị đơn: Bà Lữ Thị Kim

Tóm tắt và đánh giá bản án: Ông C và bà D xác lập hôn nhân thực tế vào năm 1982, và đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn C Quá trình chung sống ông

D và bà C có tạo lập được tài sản chung là 700.000.000 đồng, số tiền làm ra vợ chồng gửi tiết kiệm tại ngân hàng C, đứng tên số tài khoản 21891xxxxx của bà

D Và ngay tại bản án trong quá trình làm ăn sinh sống ông C và bà D có vay số tiền 30.000USD của bà Lữ Thị Kiều T để mua căn nhà phục vụ cho hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, số tiền bà T cho vay cũng khá lâu và chưa thấy ông C và bà D chủ động trả nên ngày 25/7/2016 bà T khởi kiện lên Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh, yêu cầu vợ, chồng ông C, bà D trả số tiền nợ 30.000 USD Sau khi tiếp nhận đơn Tóa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp cho phong tỏa số tài khoản ngân hàng của bà D Bản án sơ thẩm số 03/2017/DS-ST đã đồng ý một phần yêu cầu khởi kiện của bà T và buộc bà D trả số tiền nợ 30.000USD

38 cho bà T Tại phiên tòa nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện bị đơn và chia đều mỗi người 350.000.000 đồng Sau khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của các nguyên đơn dân sự cung cấp thì Tòa án không chấp nhận đơn khởi kiện của ông C b) Bản án 2

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1950; Bị đơn: Ông Nguyễn Văn R, sinh năm 1950

Tóm tắt nội dung và đánh giá vụ án: Bà Đ và ông R xuất phát từ tình cảm đơn thuần nam, nữ, sau một thời gian tìm hiểu thì năm 1969 hai người quyết định kết hôn và đăng ký tại UBND xã T năm 1996 Cưới nhau xong thì hai vợ chồng sống cùng mẹ ruột ông R đến năm 1987 tại ấp T, khi chung sống do bà Đ và ông R chủ động chăm sóc, phụng dưỡng mẹ nên được mẹ chồng tặng cho chung hai vợ, chồng các thửa đất 2831,2839 và 2840, tờ bản đồ số 1 Thửa đất số 3585, tờ bản đồ số 1, tổng S=1.645.8m2 là tài sản riêng của ông R, được mẹ đẻ khi còn sống cho ông vào năm 2011-2012 Đến năm 2014, ông đi kê khai số tài sản của ông đang có và được Phòng tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Phần đất được cho riêng ông R đem bán cho bà

M một phần đã sang tên, còn một phần ông bán cho bà T2 và ông P, khi bán ông chưa kịp làm thủ tục chuyển nhượng cho ông bà T2 và P vì bà Đ tranh chấp Năm 1997 các thửa đất được cho trước đó ông R đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông thay mặt chủ hộ đứng tên Thời gian chung sống do có nhiều bất đồng, mâu thuẫn nên ông R hay xuống tay đánh đập bà Đ, do không chịu được cảnh khổ cực như vậy nên bà Đ đã sang ở với các con Hai vợ, chồng đã ly thân từ năm 1987 Trong đơn khởi kiện nguyên đơn gửi Tòa án có nêu thửa đất 3585 là tài sản chung của bà và ông R do được tặng cho chung thực tế bà không quản lý, tại đơn bà yều cầu chia cho bà S822,9m2 thửa đất

39 trên, những phần đất còn lại ông R đã bán cho bà M và bà T2 thì bà Đ không cần chia cho bà

Sau khi nhận đơn và thụ lý đơn khởi kiện, Tòa đã tiến hành cho hai bên hòa giải bị đơn không đồng ý chia tài sản theo yêu cầu của nguyên đơn vì ông bảo đây là tài sản mẹ đẻ ông cho riêng ông Qua quá trình tiếp nhận một thời gian do thấy những gì mà nguyên đơn dân sự cung cấp tài liệu cũng như chứng cứ kèm theo chứng minh phần đất thuộc về bà Đ thì cấp Tòa án sơ thẩm thấy chưa hợp lý nên tuyên xử bác yêu cầu khởi kiện của bà Đ và đình chỉ yêu cầu khởi tố của ông R Nhận được kết quả xét xử vụ án sơ thẩm bà Đ thấy những lý lẽ của tòa án chưa thật sự thuyết phục vì vậy, ngày 10/10/2017 bà Đ kháng cáo nội dung bản án lên cấp phúc thẩm giải quyết Tuy nhiên những tài liệu bà Đ cung cấp cho Tòa án cấp phúc thẩm, chưa thể chứng minh phần đất đó là mẹ ông cho chung hai vợ, chồng nên tại phiên tòa thẩm phán tuyên bố không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Đ và giữ nguyên bản án sơ thẩm c) Bản án 3

Nguyên đơn: Chị Phan Thị Tr, sinh năm 1981; Bị đơn: Anh Ngũ Hồng H sinh năm 1964

Tóm tắt nội dung và đánh giá bản án: Chị Tr và anh H kết hôn với nhau ngày 9/4/2012, đăng ký kết hôn tại UBND xã D Khi về chung một nhà chung sống được một thời gian ngắn hai bên đã phát sinh những mâu thuẫn và vợ, chồng ly thân từ tháng 01/2016 Trong TKHN vợ chồng có gây dựng được một số tài sản phục vụ cho cuộc sống hôn nhân là (01 căn nhà cấp 4 xây năm 2012, hai thửa đất số 1371, số 789), tổng giá trị tài sản vợ, chồng có là 1.042.600.000 đồng Quá trình làm ăn gây dựng tài sản, ngày 01/2/2012 anh H có vay của anh

Th số tiền 650.000.000 đồng để vợ, chồng mua đất và sau một thời gian thì anh

H đã đem 200.000.000 đồng trả cho anh Th và còn nợ lại 450.000.000 đồng

40 Được một thời gian sau anh H lại tiếp tục sang vay 400.000.000 đồng, tổng số tiền anh H vay anh Th là 850.000.000 đồng

Tại đơn khởi kiện chị Tr có nêu sau khi ly thân anh H không cho chị vào nhà và còn khóa trái cửa, nên chị viết đơn mong tòa án chia TSC trong TKHN số tài sản anh, chị làm ra để hai mẹ con ổn định cuộc sống, trong đơn chị có đưa ý kiến chia cho chị phần đất thửa đất số 1371, còn cho anh H thửa đất 901 và tài sản trên đất có giá trị nhiều hơn Cuối cùng, tại phiên tòa sơ thẩm tuyên chia có chị Tr sử dụng thửa 1371 và thửa 789, giao anh H thửa số 901 Sau khi nhận được quyết định của Tòa án anh H thấy hợp lý nên anh đã làm đơn kháng cáo gửi lên Tòa án phúc thẩm Cấp phúc thẩm đã đồng ý một phần nội dung đơn kháng cáo của anh H và đã mở phiên tòa xét xử lại d) Bản án 4

Nguyên đơn: Nguyễn Thị M (Nguyễn Thị L), sinh năm 1943; Bị đơn: Phạm Văn C, sinh năm 1941

Tóm tắt nội dung và đánh giá vụ án: Cụ M với cụ C sống chung với nhau từ năm 1963, hai người ở thời kỳ này đã tạo lập hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận Quá trình chung sống vợ, chồng tạo lập được tài sản chung là 03 phần đất thuộc thửa 356 tại xã T gồm những tài sản (cụ M được cha,mẹ là cụ

Q, cụ L thừa kế 4.000m2; Cụ C và M mua 4.203m2 và có căn nhà trị giá 200.000.000 đồng; hai cụ M và C mua 4.000m2 cặp lộ 864 Sau thời gian chung sống cụ M làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án chia đôi tài sản Bị đơn, ông C có nêu về những phần đất hai vợ, chồng làm ra và được thừa kế phần đất 4.000m2 là đất do mẹ vợ của cụ C cầm cố cho cụ C1, còn phần đất 2.000m2 khi gả con gái đã được bên nhà chồng cho 1.000m2 đất, sau đó cụ C, M đã bán đất đi và góp tiền mua thêm 4.000m2 Còn căn nhà hai vợ, chồng mua cụ C không đồng ý chia ẵ giỏ trị như cụ M yờu cầu, cụ C muốn chia cho cụ M 1/3 diện tớch đất và căn nhà Sau một thời gian tiếp nhận đơn khởi kiện, thì ngày 11/10/2018 Tòa

41 án Tiền Giang mở phiên xét xử sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cụ M, chia cho cụ M diện tích 1.300,6m2 Cụ C và bà L được nhận tổng 10.699,9m2 Tuy nhiên, khi tiếp nhận quyết định sơ thẩm của Tòa án do chưa thấy phần tài sản được chia đảm bảo quyền lợi được hưởng nên cụ M đã làm đơn kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu giải quyết, tại đây căn cứ vào những tài liệu nguyên đơn dân sự cung cấp Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận đơn khởi kiện của cụ M và hủy đi một số quyết định mà cấp sơ thẩm đã xét xử

Tóm lại, các bản án trên đã phản ánh thực tế diễn ra việc áp dụng pháp luật của Tòa án trong giải quyết các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Qua những gì nguyên đơn và bị đơn trình bày Tòa án các cấp xét xử bám sát vào nội dung trình bày vụ việc đưa ra bản án cuối cùng giải quyết yêu cầu của các bên về chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN Việc Tòa án giải quyết nhiều vụ án nêu trên cũng phản ánh được thực tế nhu cầu cần chia tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân ngày càng nhiều và tăng cao, đòi hỏi Nhà nước, các cấp Đảng cần chú trọng hoàn thiện các quy định pháp luật nói chung và luật Hôn nhân và gia đình nói riêng

2.2.2 Hạn chế quy định pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Xét ở góc độ quan hệ pháp luật hay quan hệ xã hội, gia đình đều có một sự kết nối nhất định, trong gia đình được điều chỉnh không thể tách bạch hoàn toàn về phương diện xử lý các tranh chấp Luật HN&GĐ 2014 đã thừa nhận chế độ tài sản vợ chồng đa nguồn và đa hướng Việc xác lập nền tảng Luật này cũng có quy định về trường hợp có thể xảy ra trong đời sống vợ chồng-trường hợp vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để tài sản khi chia trở thành tài sản riêng của vợ, chồng Đây là một sự tiến bộ vượt bậc đáp ứng nhu cầu xã hội, hiện đại, văn minh, trong đó đề cao

42 lợi ích chung của gia đình và giải phóng được người phụ nữ Tuy nhiên, vấn đề quy định này vẫn tồn tại một số bất cập

Một là, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chưa xét tới những đặc thù của hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cũng như tính hệ thống pháp lý trong những tranh chấp hợp đồng Hiện nay, khi nói tới hiệu lực hợp đồng chỉ mới đề cập đến điều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu, mà hạn chế nói tới nội dung hiệu lực hợp đồng Về nguyên tắc, hợp đồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ có hiệu lực khi hôn nhân có hiệu lực, như vậy hợp đồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực phụ thuộc Hợp đồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thiếu sự gắn kết với các quy định về hợp đồng trong BLDS 2015, làm thiếu đi tính hệ thống trong văn bản quy phạm pháp luật, hơn nữa Luật HN&GĐ thiếu nhiều quy định liên quan tới sự vô hiệu của hợp đồng, nội dung hiệu lực hợp đồng

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w