skkn cấp tỉnh sử dụng câu hỏi đúng sai củng cố lý thuyết hóa học lớp 10

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh sử dụng câu hỏi đúng sai củng cố lý thuyết hóa học lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài1.2 Mục đích nghiên cứu1.3 Đối tượng nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáodục

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghịTài liệu tham khảo

1616171920

Trang 2

1 MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài.

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, đôi khi nó được gọi là môn khoa họctrung tâm vì nó là cầu nối các ngành khoa học như vật lý, sinh học, địa chất học…Là một ngành học rất thiết thực, liên quan đến cuộc sống của con người như cái ăn,cái mặc, các đồ dùng hàng ngày…nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh quay lưngvới môn Hóa học, có rất nhiều lý do, một trong những lý do quan trọng đó là kếtquả các kì thi của môn hóa, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thườngthấp làm cho học sinh “sợ hãi” môn hóa học Với hình thức thi trắc nghiệm thìngoài việc học sinh không chỉ làm được bài mà còn phải làm bài nhanh và chínhxác.

Một trong những xu hướng phát triển của bài tập hoá học hiện nay là tăngcường khả năng tư duy hoá học cho sinh ở cả ba phương diện: lí thuyết, thực hànhvà ứng dụng Tuy nhiên, với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay, những bài tập tínhtoán áp dụng các định luật các công thức tính nhanh không còn là vấn đề khó khănđối với học sinh Kết quả của các kì thi, những bài kiểm tra cho thấy hầu hết học

sinh đều “làm sai” những bài tập lý thuyết, đặc biệt các câu hỏi lý thuyết dạng

ĐÚNG- SAI trong cấu trúc đề thi Hóa học THPT 2025 của Bộ Giáo Dục theo xuhưởng đổi mới Điều này cũng dễ hiểu vì lý thuyết hoá, có nhiều phần kiến thứckhá trừu tượng, khó đối với học sinh đặc biệt dạng câu hỏi lý thuyết ĐÚNG – SAI Ưu điểm của việc sử dụng câu hỏi đúng sai là sự trực tiếp và nhanh chóng trong việc đánh giá kiến thức của học sinh Nó không chỉ tạo ra một cơ hội để học sinh kiểm tra kiến thức của mình mà còn giúp họ nhận biết và sửa chữa những sai lầm một cách tự tin Hơn nữa, câu hỏi đúng sai còn khuyến khích sự chủ động và tưduy logic, vì học sinh phải suy nghĩ một cách sâu sắc để đưa ra câu trả lời chính xác.

Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng câu hỏi đúng sai cũng trở nên dễdàng hơn bao giờ hết Các nền tảng học trực tuyến và ứng dụng di động cho phép giáo viên tạo ra các bài kiểm tra linh hoạt và đa dạng, từ đó tạo ra một môi trường học tập động lực và thú vị cho học sinh.

Là một nhà giáo tâm huyết với hơn 20 năm kinh nghiệm trong giảng dạy Hóa học THPT, tôi luôn trăn trở tìm kiếm những phương pháp mới mẻ, hiệu quả để truyền cảm hứng cho học sinh, giúp các em chinh phục đỉnh cao môn Hóa một cáchtự tin và hứng thú nhất.

Nắm bắt xu hướng đổi mới trong cấu trúc đề thi Hóa học THPT 2025 với sự xuất hiện của dạng câu hỏi đúng sai và với những ưu điểm của dạng câu hỏi này,

Trang 3

Tôi đã từng bước áp dụng và hoàn thiện ý tưởng để giải quyết vấn đề trên, bằng hệ thống câu hỏi, bài tập lý thuyết đúng sai Tôi đã thu được kết quả tương đối hài lòng, nên tôi muốn trao đổi một số kinh nghiệm để nhân rộng kết quả này trong các

trường THPT Tôi chọn đề tài " SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐÚNG - SAI ĐỂ CỦNG CỐ LÝ THUYẾT HOÁ HỌC LỚP 10".

Với đề tài này, tôi tin tưởng rằng đây sẽ là chìa khóa giúp học sinh chinh phục được lý thuyết Hóa học lớp10, tự tin bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2025 và gặt hái nhiều thành tích xuất sắc.

- Phát triển năng lực tư duy phản biện, khả năng phân tích, đánh giá của học sinh.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một là: nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học hoá học ở

trường phổ thông.

Hai là: nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của giáo viên

cùng bộ môn để đánh giá và rút ra phương pháp giảng dạy thích hợp, đồng thời nghiêncứu hiệu quả học tập của học sinh trong suốt quá trình thực hiện giải pháp.

Ba là: trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc

áp dụng.

Bốn là: từng bước xây dựng, lựa chọn, sắp xếp có hệ thống câu hỏi ĐÚNG

-SAI về lý thuyết Hoá lớp 10, đặc biệt chú trọng dạng lý thuyết đúng- sai theo từngbài, từng chương và tổng hợp.

Năm là: tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các lớp dạy theo lộ trình, rút kinh

nghiệm sau mỗi giai đoạn: năm 2022-2023 áp dụng cho các lớp 10 tôi dạy, từ đóxác định hiệu quả của đề tài, rút ra kinh nghiệm Năm học 2023-2024 áp dụng chotoàn khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2.

Sáu là: Đề xuất việc sử dụng đề tài vào các tiết học trong chương trình hóa

học lớp 10 bậc trung học phổ thông.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

a Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 4

Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài Đọc vàkhái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: chủ yếu là sách giáo khoavề bài tập hóa học lớp 10, thông qua các trang mạng chuyên môn về hóa học.

b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát:

Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại học sinh (giỏi,khá, trung bình, yếu, kém) để đưa ra cách giải hợp lý cho từng đối tượng

- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu

Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giáthực trạng và đề xuất các giải pháp.

- Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên trong tổ chuyên môn, và thamkhảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.

c Phương pháp thống kê toán học

Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi chohọc sinh kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng lớp, từ đó rút ra tỉlệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của củaviệc dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.

d Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp trường bạn, trường mình.

Từ kinh nghiệm của chính bản thân qua các năm làm công tác giảng dạy

e Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm theo lộ trình qua các năm: năm 2022-2023 áp dụng cho các lớp

10 tôi dạy, từ đó xác định hiệu quả của đề tài, rút ra kinh nghiệm Từ năm học2023-2024 trở đi sẽ áp dụng cho toàn khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2.

1.5 Những điểm mới của SKKN

Theo cấu trúc đề thi mới, kỳ thi sẽ tập trung đánh giá khả năng tư duy phản

biện, giải quyết vấn đề và phân tích của học sinh Trong bối cảnh này, sử dụng câuhỏi đúng-sai để củng cố lý thuyết hóa học là một phương pháp đổi mới nhằm đánhgiá sự hiểu biết của học sinh về các khái niệm cơ bản và khả năng áp dụng chúngvào các tình huống thực tế.

- Tập trung vào các khái niệm cơ bản: Các câu hỏi đúng/sai sẽ tập trung kiểm trasự hiểu biết của học sinh về các khái niệm cơ bản trong hóa học như cấu trúcnguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng hóa học và tính chất hóa học.

- Câu hỏi dựa trên ứng dụng: Các câu hỏi sẽ được thiết kế để kiểm tra khả năng của học sinh trong việc áp dụng các khái niệm này vào các tình huống thực tế, khiến chúng trở nên phù hợp và hấp dẫn hơn đối với học sinh.

Trang 5

Tư duy phản biện và phân tích: Các câu hỏi đúng/sai sẽ yêu cầu học sinh tư duy phản biện và phân tích thông tin được trình bày, khiến chúng trở nên thách thức và hiệu quả hơn trong việc đánh giá sự hiểu biết của học sinh.

- Tăng cường nhấn mạnh vào kiến thức khoa học: Hình thức mới nhằm mục đích thúc đẩy kiến thức khoa học bằng cách khuyến khích học sinh suy nghĩ chín chắn về các khái niệm khoa học và ứng dụng của chúng.

- Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Các câu hỏi đúng/sai sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách yêu cầu các em phân tích thông tin, xác định các khuôn mẫu và tạo mối liên hệ giữa các khái niệm.

- Cải thiện đánh giá kiến thức của học sinh: Dạng đúng-sai sẽ đưa ra đánh giá toàn diện hơn về kiến thức và sự hiểu biết của học sinh về các khái niệm hóa học, ngoài các câu hỏi trắc nghiệm truyền thống.

- Tăng cường sự tham gia của học sinh : Hình thức mới có thể sẽ thu hút học sinh tích cực hơn vào quá trình học tập, vì họ sẽ được khuyến khích tư duy phản biện vàáp dụng kiến thức của mình vào các tình huống thực tế.

Tóm lại, việc sử dụng câu hỏi đúng-sai để củng cố lý thuyết hóa học cho họcsinh lớp 10 là một hướng tiếp cận mới, phù hợp với cấu trúc mới của Kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông quốc gia (THPT) năm 2025 của Bộ Giáo Dục và Đạo Tạo Nó nhằm mục đích đánh giá kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và phân tích của học sinh đồng thời thúc đẩy hiểu biết khoa học và cải thiện sự tham gia của học sinh.

Trang 6

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được xác địnhtrong nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI (11-2013), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2019), được cụ thể hóa trong các chỉthị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong điều 30 của Luật giáo dục (2019) đã ghi:“ Phương pháp giáo dục phổthông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp vớiđặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡngphương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập;phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục”

Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên giáo viên cần vận dụngcác phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh, từ đó phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.

Việc dạy học Hóa học nói chung cần đảm bảo nguyên tắc giáo dục, đây làcác luận điểm có tính chất chỉ đạo, những qui định, yêu cầu cơ bản mà người giáoviên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học Việcsử dụng hệ thống câu hỏi lý thuyết đúng sai phù hợp với nội dung kiến thức đã họccăn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Hóa học)

Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi lý thuyếtđúng sai để dạy chủ đề ôn tập là rất phù hợp, không những đáp ứng được lượngkiến thức của bài học, đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh mà đốivới phương pháp này còn cho thấy tính tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiếnthức Từ đó học sinh có nhiều hứng thú hơn trong học tập bài học này nói riêng vàbộ môn Hóa học nói chung.

Trong thực tế hóa học để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh đặc biệt ởbộ môn Hóa học - bộ môn mà học sinh cho rằng khô khan, khó học là một việclàm tương đối khó khăn Hơn thế nữa từ trước đến nay học sinh thường được họctheo các phương pháp truyền thống giáo viên truyền giảng, học sinh là người lĩnhhội kiến thức Chính bởi vậy kiến thức mà học sinh nhận được là thụ động, mauquên, khả năng vận dụng vào các dạng bài tập vận dụng không linh hoạt

Trang 7

Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập lý thuyết đúng sai ở mỗi chương bài vàohọc tập sẽ tạo điều kiện cho học sinh chủ động trong học tập, tạo cơ hội cho các emthể hiện mình, từ đó tăng hứng thú và sự tập trung cho học sinh, tạo điều kiện làmnảy sinh óc sáng tạo của học sinh.

2.3 Cơ sở thực tiễn

Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đềtạo hứng thú học tập môn hóa học qua tranh ảnh, phim tư liệu, mô hình, một sốphương pháp như thảo luận nhóm, tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác sử dụng hệthống câu hỏi lý thuyết đúng sai vào một chủ đề ôn tập Đặc biệt, với định hướngđổi mới kiểm tra đánh giá, cấu trúc đề thi Hóa học THPT 2025 của Bộ Giáo Dục đãxuất hiện dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Chính vì vậy tôi mạnh dạn trình bàymột vài ý tưởng mà tôi đã áp dụng ở trường THPT Hậu lộc 2, bước đầu đã cónhững biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ họchóa học được nâng lên rõ rệt

Kết quả áp dụng phương pháp sử dụng câu hỏi đúng sai để dạy học môn Hoáhọc 10 cho thấy hiệu quả tích cực:

- Học sinh hứng thú học tập hơn, nắm vững kiến thức tốt hơn.- Kết quả kiểm tra, thi cử của học sinh được cải thiện.

- Phương pháp này được nhiều giáo viên áp dụng và đánh giá cao.

Sử dụng câu hỏi đúng sai để củng cố lý thuyết môn Hoá học 10 theo cấu trúc đề thi 2025 có cơ sở khoa học giáo dục, tâm lý học tập và thực tiễn vững chắc Đây là phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học và học tập môn Hoá học 10.

2.3 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng biện pháp

a Thuận lợi:

- 100% giáo viên đã đạt chuẩn.

- Trong quá trình giảng dạy môn hóa, giáo viên đều cố gắng thay đổi phươngpháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông quacác phương pháp như: phương pháp trực quan, phương pháp dạy học dự án,phương pháp hoạt động nhóm, kĩ thuật bàn tay nặn bột, phương pháp lớp học đảongược, phương pháp góc….

- Giáo viên đã sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học như thí nghiệm,mô hình, tranh và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học.

- Học sinh chú ý nghe giảng, tập trung quan sát thí nghiệm, giải thích một sốhiện tượng trong cuộc sống và tích cực thảo luận, thực hiện các yêu cầu hoạt độngnhóm do giáo viên đặt ra.

b Khó khăn:

Trang 8

- Đa số các em ngại học lý thuyết, đôi khi bị kiểm tra thì học nhanh, học ẩu,ghi nhớ có tính máy móc, đối phó nên nhanh quên.

- Một số em thì nhìn đáp án của bạn, khi được hỏi thì đọc đáp án chính xáclàm tôi yên tâm các em ấy đã nắm được lý thuyết, dẫn đến việc chủ quan trongcông tác kiểm tra

- Nội dung chương trình học môn Hoá học 10 có nhiều khái niệm trừu tượng,khó hiểu, khiến học sinh dễ nản lòng và gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức - Phương pháp dạy học truyền thống chưa chú trọng đến việc rèn luyện tư duyphản biện, khả năng phân tích, đánh giá, dẫn đến việc học thụ động, thiếu sáng tạo Học sinh thiếu hứng thú học tập, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không hiệu quả.

- Chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng câu hỏi đúng sai để dạy học môn Hoá học 10 Giáo viên chưa được tập huấn đầy đủ về phương pháp sử

dụng câu hỏi đúng sai Thiếu tài liệu tham khảo về cách biên soạn câu hỏi đúng sai hiệu quả.

Từ việc nhận ra thực trạng trên, tôi đã thay đổi cách kiểm tra dạng bài tậpnày bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp gợi mở khi kiểm tra và hướng dẫnhọc trò ghi nhớ lý thuyết, đặc biệt là dạng bài tập lý thuyết đúng sai, sẽ giúp họcsinh ghi nhớ tích cực hơn, ghi nhớ sâu hơn và tăng thêm tình yêu môn hóa học.

2.4 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Biện pháp 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học hoá

học ở trường phổ thông Tham khảo sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học,các ấn phẩm khoa học về phương pháp dạy học môn Hoá học và phương pháp sửdụng câu hỏi đúng sai

Biện pháp 2: Nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của

giáo viên cùng bộ môn để đánh giá và rút ra phương pháp giảng dạy thích hợp,đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh trong suốt quá trình thực hiệngiải pháp.

Biện pháp 3: Nghiên cứu cấu trúc đề thi môn Hoá học THPT Quốc gia 2025

để xây dựng hệ thống câu hỏi đúng sai đúng cấu trúc, phù hợp với đối tượng họcsinh, tạo mọi điều kiện nâng cao hoạt động nhận thức cho học sinh Phát huy khảnăng tư duy của học sinh từ thấp đến cao, tránh hình thức học thuộc lòng máy móc -Xác định các kiến thức trọng tâm trong chương trình học môn Hoá học 10.

- Biên soạn câu hỏi đúng sai theo các dạng: +Kiến thức nhận thức: Nhận biết, ghi nhớ + Kiến thức hiểu: Hiểu, thông hiểu.

+ Kiến thức vận dụng: Vận dụng, phân tích, đánh giá.- Đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan của câu hỏi.

- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh.

Trang 9

Học sinh yếu kém thường khả năng tiếp thu kém nên giáo viên cần chắc lọcnhững kiến thức cơ bản và trọng tâm nhất cho các em Sau mỗi bài học giáo viêncung cấp hệ thống câu hỏi lý thuyết dạng đúng, sai để các em ôn tập

Với học sinh khá giỏi, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi nâng cao hơn, đòihỏi tư duy logic và kiến thức vững để giải quyết vấn đề

Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực

Sau khi cho học sinh làm bài, thay vì chỉ kiểm tra đáp án ĐÚNG- SAI giáoviên sử dụng kĩ thuật hỏi đáp tích cực, gợi mở giúp học sinh hiểu sâu hơn, ghi nhớtốt hơn Quan tâm phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề khó mà học sinhthường mắc phải.

Ví dụ: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Trong mồi ý a), b), c), d) ở mồi

câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1: Cho nguyên tử 2713X

a Số khối của nguyên tử X là 27 (Đ)b Nguyên tử X có 14 proton (S)

c Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s2 (S)

d X là nguyên tố kim loại (Đ)

Câu 2 Cho các phát biểu sau:

a Tất cả các nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt proton, neutron, electron (S) b Nguyên tử được cấu tạo bởi hai phần, hạt nhân nguyên tử và lớp vỏ electron (Đ)

c Nguyên tử cấu tạo đặc (S)

d Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số neutron (S)

Phạm vi sử dụng

Trang 10

Có thể sử dụng trong chương “cấu tạo nguyên tử” – hóa học 10

Câu hỏi vấn đáp

Mệnh đề a: Nêu ví dụ chứng minh mệnh đề a sai? (ví dụ nguyên tử 11H, có 1 protonvà 1 electron, không có notron)

Mệnh đề c: Vì sao nguyên tử có cấu tạo rỗng?

Mệnh đề d: Tại sao số proton bằng số electron thì nguyên tử trung hoà về điện?Từ đó khắc sâu kiến thức điện tích của các hạt cơ bản

Câu 3 Cho các nguyên tử: 1326X, 1226Y, 1224Z

a X và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.(S)b X, Y, Z là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.(S)c Z và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.(Đ)d Z và X có cùng số khối.(Đ)

Nhận xét: Với kĩ thuật hỏi đáp tích cực và câu hỏi gợi mở, mở rộng vấn đề

như trên tôi nhận thấy học sinh học lý thuyết kĩ hơn, sâu hơn Đặc biệt kích thíchđược trí tò mò, óc phân tích và lòng đam mê học tập của các em Những học sinh

khá giỏi thì cảm thấy vui vẻ khi trả lời được câu hỏi, học sinh kém hơn khi nghebạn trả lời lại được hiểu rõ hơn những vấn đề một lần nữa Tôi nhận thấy chất

lượng chuẩn bị bài của các em tốt hơn, một phần do lo lắng cô sẽ hỏi “vặn vẹo”những vấn đề liên quan khác.

Biện pháp 5: Tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của học sinh.

Trong quá trình ôn tập tôi tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh thường xuyênnhằm phát hiện những chỗ học sinh còn yếu để có biện pháp khắc phục điều chỉnhkịp thời Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy học sinh phải tự giác tìm tòi học hỏithêm Đôi khi, trong các giờ ôn tập tôi tạo điều kiện để các em tự ghép đôi, hỏi đáptích cực, giáo viên và các bạn khác lắng nghe làm trọng tài, tạo không khí vui vẻ,hào hứng để các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Biện pháp 6: Vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

Trong những năm gần đây trường chúng tôi đã trang bị đầy đủ tivi, máychiếu ở các phòng học Công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho bản thân tôi rất nhiềutrong công tác ôn tập lý thuyết hoá cho học sinh Tôi đã vận dụng như sau :

+ Sử dụng máy chiếu, tivi để truyền đạt các kiến thức khó mang tính chấtđộng như trình chiếu các thí nghiệm ảo mà học sinh khó hoặc không thể thực hiện

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:49

Tài liệu liên quan