Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .... Mục tiêu chính nhằm đo lường được năng suất của các yếu tố đầu vào
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ
-
BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ
Đề tài
“Xây dựng hàm sản xuất và hàm chi phi sản xuất tại Công ty TNHH In tổng hợp trong giai đoạn 2018 – 2022 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp.”
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lương Nguyệt Ánh
Lớp học phần: 23101MIEC0811
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Lý do triển khai nghiên cứu 4
1.2 Mục đích nghiên cứu 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu 4
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4
1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 6
1.5 Kết cấu của nghiên cứu 6
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT VÀ HÀM CHI PHÍ SẢN XUẤT 7
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 7
2.1.1 Sản xuất và hàm sản xuất 7
2.1.2 Chi phí sản xuất và hàm chi phí sản xuất 7
2.2 Một số vấn đề về ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất 8
2.2.1 Ước lượng hàm sản xuất 8
2.2.2 Ước lượng hàm chi phí sản xuất 8
2.3 Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất 9
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH IN TỔNG HỢP TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 10
3.1 Tình hình hoạt động của Công ty TNHH In tổng hợp trong giai đoạn 2018 - 2022 10
3.1.1 Tình hình hoạt động sản xuất 10
3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 12
3.2 Phân tích mô hình ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất của công ty TNHH In tổng hợp 12
3.2.1 Ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn 12
3.2.2 Ước lượng hàm chi phí sản xuất trong ngắn hạn 13
3.3 Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 15
3.3.1 Hàm sản xuất 15
3.3.2 Hàm chi phí sản xuất 16
Trang 33.3.3 Ý nghĩa ước lượng đồng thời hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất trong
ngắn hạn của Công ty 16
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 17
4.1 Kết luận 17
4.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cho công ty trong thời gian tới 17
DANH MỤC BẢNG BIỂU 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do triển khai nghiên cứu
Theo Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA), ngoài sự cạnh tranh khốc liệt
từ các doanh nghiệp cùng ngành trong nước, các doanh nghiệp in ấn bao bì Việt Nam cũng đang gặp sức ép cạnh tranh rất lớn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Doanh nghiệp FDI có công nghệ hiện đại, năng suất cao và chi phí thấp, nên luôn chiếm ưu thế Là doanh nghệp giấy trong nước, Công ty TNHH In tổng hợp cũng không thể tránh khỏi áp lực trên Chính vì vậy, phòng kinh doanh quyết định chọn triển khai nghiên cứu tiếp cận ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất
để góp phần cải thiện phương án sản xuất kinh doanh, giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tối ưu hóa trong sản xuất mang ý nghĩa rất quan trọng và cũng là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp Nghiên cứu này tiến hành ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí Mục tiêu chính nhằm đo lường được năng suất của các yếu tố đầu vào và tính toán chi phí sản xuất để doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trong công tác lập kế hoạch
Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của Công ty TNHH In tổng hợp
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dự án tập trung nghiên cứu về hàm sản xuất và hàm chi phí được ước lượng dựa vào nguồn dữ liệu về sản lượng, lao động, chi phí bình quân nhằm đưa ra các giải pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Nguồn dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập trong giai đoạn từ quý I năm
2018 đến quý IV năm 2022
1.4 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu theo chuỗi thời gian Dữ liệu sản lượng sản xuất, chi phí bình quân, số người lao động được thu thập từ quý I năm 2018 đến quý IV năm 2022, nguồn số liệu dựa vào báo cáo thường niên của Công ty TNHH
In tổng hợp Chi phí biến đổi bình quân bằng chi phí biến đổi chia sản lượng đầu ra Trong đó, chi phí biến đổi bằng tổng chi phí trừ đi chi phí cố định Đơn vị sản lượng là triệu trang Các thông tin khác được lấy trên trên website của Công ty và các bài viết liên quan
Trang 5BẢNG 1 THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG ĐẦU RA VÀ CHI PHÍ, NGUỒN LỰC SẢN
XUẤT GIAI ĐOẠN 2018-2022
Thời gian Sản lượng (Q)
(triệu trang in)
Chi phí biến đổi bình quân (AVC)
(nghìn đồng)
Số lao động(L) (người)
Trang 6Quý II/2022 1491 10,909 140
Nguồn: Thu thập từ báo cáo thường niên của Công ty 1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh, phương pháp kinh tế lượng Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng ước lượng hàm chi phí, hàm sản xuất bằng mô hình hồi quy tuyến tính và được xây dựng trên các giả thuyết sau:
Đặc trưng mô hình hàm sản xuất - biến sản lượng Q là biến nội sinh, có nghĩa là giá trị của nó được xác định bởi mô hình
Biến độc lập như lao động… là biến ngoại sinh
Các giả thuyết đối với mô hình hồi quy tuyến tính được thỏa mãn
Trình tự phân tích dữ liệu như sau:
Bước 1: Thu thập số liệu, xác định các biến và hàm
Bước 2: Chạy phần mềm Eview và hàm hồi quy
Bước 3: Kiểm tra ý nghĩa thống kê và sự phù hợp
Bước 4: Nhận xét
1.5 Kết cấu của nghiên cứu
Gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý luận về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất
Chương 3 Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH
In tổng hợp trong giai đoạn 2018 – 2022
Chương 4 Kết luận và đề xuất một số giải pháp
Trang 7CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT VÀ HÀM CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1 Sản xuất và hàm sản xuất
Sản xuất là quá trình tạo ra các yếu tố (hàng hóa, dịch vụ) từ các yếu tố đầu vào hay các nguồn lực
Hàm sản xuất là mô hình toán học cho biết lượng đầu ra tối đa có thể thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định tại một thời kỳ nhất định Hàm sản xuất có dạng tổng quát:
Q = f (𝑋1, 𝑋2, , 𝑋𝑛) Trong đó:
Q: mức sản lượng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp có thể thu được
𝑋1, 𝑋2, , 𝑋𝑛: là số lượng các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất Trong nghiên cứu này, doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn (kí hiệu
là K) và lao động (kí hiệu là L) Khi đó, hàm sản xuất sẽ có dạng: Q = f (L, K) nghĩa là sản lượng tối đa có thể được sản xuất với K đơn vị vốn và L đơn vị lao động
Sản xuất trong ngắn hạn: Là quá trình tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các đầu vào hoặc nguồn lực, trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào của sản xuất là không thể thay đổi được Hàm sản xuất sẽ chỉ nghiên cứu ở dạng đơn giản đó là sản lượng chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, khi đó hàm sản xuất có dạng: Q = f (L, K) Trong ngắn hạn, yếu tố đầu vào vốn thường là yếu tố cố định, vì vậy sản lượng sản xuất
ra chỉ phụ thuộc vào yếu tố đầu vào lao động biến đổi Hàm sản xuất lúc này sẽ có dạng đơn giản là: Q = f (L, K ) = f (L) Hàm ý được thể hiện đó là trong ngắn hạn doanh nghiệp đã lựa chọn một mức vốn đầu tư cố định, doanh nghiệp sẽ chỉ có một cách duy nhất để thay đổi mức sản lượng đó là thay đổi lượng lao động được thuê
2.1.2 Chi phí sản xuất và hàm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là các phí tồn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay gánh chịu trong một khoảng thời gian nhất định
Hàm chi phí là một hàm của giá đầu vào và số lượng đầu ra, mà giá trị của nó là chi phí tạo ra sản phẩm đó với giá đầu vào Hàm chi phí sản xuất có dạng:
TC = TFC + TVC Trong đó:
Trang 8TFC là tổng chi phí cố định
TVC là tổng chi phí biến đổi
Chi phí sản xuất là một hàm số phụ thuộc vào sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất
ra Trong thực tế, ngoài mức sản lượng sản xuất, chi phí sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như quy mô hoạt động của hãng, giá của yếu tố đầu vào, yếu tố công nghệ, sự hiệu quả trong quản lý Và khi đó, hàm chi phí sản xuất được thể hiện như sau:
TC = f(Q, S, P, T, E) Trong đó:
TC là tổng chi phí sản xuất
Q là sản lượng mà hãng sản xuất
P là giá của các yếu tố đầu vào
S là quy mô nhà máy hay quy mô hoạt động của doanh nghiệp
T là yếu tố về công nghệ
E là yếu tố thể hiện sự hiệu quả trong quản lý
2.2 Một số vấn đề về ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất
2.2.1 Ước lượng hàm sản xuất
Dạng hàm thích hợp dùng để ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn hay dài hạn là hàm sản xuất bậc ba:
Q = 𝑎𝐾3𝐿3+ 𝑏𝐾2𝐿2 Trong ngắn hạn, yếu tố đầu vào vốn là cố định: K = 𝐾̅, nên hàm sản xuất ngắn hạn
có dạng: Q = 𝑎𝐾̅3𝐿3 + 𝑏𝐾̅2𝐿2 Đặt A = 𝑎𝐾̅3, B = 𝑏𝐾̅2 Khi đó, hàm sản xuất ngắn hạn
có dạng:
Q = 𝐴𝐿3+ 𝐵𝐿2 Hàm sản xuất này thể hiện sản lượng sản xuất ra chỉ phụ thuộc vào yếu tố đầu vào lao động
2.2.2 Ước lượng hàm chi phí sản xuất
Để ước lượng hàm chi phí sản xuất trong ngắn hạn, sử dụng phương trình:
TC = TFC + TVC = 𝑎𝑄 + 𝑏𝑄2+ 𝑐𝑄3+ 𝑑
Trang 9Trong đó: TFC = d và TVC = 𝑎𝑄 + 𝑏𝑄2+ 𝑐𝑄3
Ngoài ra, sử dụng phương trình hàm chi phí sản xuất biến đổi bình quân (trên 1 sản lượng) là:
AVC = 𝑎𝑄+𝑏𝑄
2 +𝑐𝑄3
𝑄 = 𝑎 + 𝑏𝑄 + 𝑐𝑄2 Các tham số của hàm chi phí sản xuất phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, c > 0
2.3 Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào và đầu ra Từ
mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem xét việc kết hợp các yếu
tố đầu vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán được sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhất định của vốn và lao động., để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất
Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán chi phí bỏ ra trong khi sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem chi phí mà doanh nghiệp
sẽ bỏ ra có hợp lý không? Có thể cạnh tranh với các hãng khác không? Từ hàm chi phí sản xuất doanh nghiệp có thể xác định được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đó tính toán mức giá bán hàng trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận tối đa
Trang 10CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH IN TỔNG HỢP TRONG GIAI ĐOẠN 2018 –
2022
3.1 Tình hình hoạt động của Công ty TNHH In tổng hợp trong giai đoạn 2018 -
2022
3.1.1 Tình hình hoạt động sản xuất
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực in ấn, trong đó các dịch vụ chính của công ty là in tổng hợp và in bao bì Hiện nay, sản phẩm sản xuất chủ lực là in trên: Biểu mẫu, sách, tạp chí, bao bì hộp giấy; và đặc biệt in các chứng từ có giá như: hóa đơn GTGT, vé cầu đường, vé số các loại
Một số hình ảnh về sản phẩm in của Công ty như sau:
IN HỘP GIẤY IN TÚI GIẤY
IN ẤN SÁCH HỌC HÓA ĐƠN – BIÊN LAI
IN ẤN VÉ SỐ
Trang 11BẢNG 2 SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
Khoản mục Đơn vị Năm
2018 Năm 2019 Năm
2020
Năm
2021
Năm
2022 Sản lượng sản xuất
Triệu trang
- Nhóm hàng Tổng
Nguồn: Thu thập từ báo cáo thường niên của Công ty
Trong giai đoạn 2018 - 2022, sản lượng sản xuất của công ty liên tục tăng từ 2.855 triệu trang đến 6.031 triệu trang Trong năm 2022 sản lượng sản xuất đạt 6.031 triệu trang, tăng 21, 15% so với năm 2021 Năm 2021 sản lượng đạt 4.978 triệu trang, tăng 27,64% so với năm 2020 Năm 2020 sản lượng đạt 3.900 triệu trang, tăng 19,67% so với năm 2019 Năm 2019 sản lượng sản xuất đạt 3.259 triệu trang, tăng 14,15% so với năm 2018
BẢNG 3 THỐNG KÊ MÔ TẢ SỐ LIỆU
Trang 12Jarque-Bera 1.726218 4.506134 4.430509
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews
Kết quả thống kê trong giai đoạn 2018 – 2022 ở Bảng 3 cho thấy, sản lượng cao nhất đạt 1,667 triệu trang in vào quý IV năm 2022, tăng gấp 2.48 lần so với sản lượng thấp nhất ở quý I năm 2018 (671 triệu trang in) Trong khi đó, chi phí biến đổi bình quân khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng giảm dần qua từng quý với mức trung bình là 18,802,000 triệu đồng Ngoài ra, số lượng lao động cũng tăng gần gấp 3 lần khi
so sánh giữa quý IV năm 2022 và quý I năm 2018 (tăng từ 63 người lên 180 người)
3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh
Với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ in ấn, doanh thu từ mảng hoạt động này luôn chiếm trên 95% doanh thu thuần của Công ty qua các năm, còn lại là doanh thu từ việc bán phế liệu (giấy vụn…) phát sinh trong quá trình sản xuất
Trong năm 2019, doanh thu thuần của Công ty đạt 83,07 tỷ đồng, tăng 0.95% so với năm 2018 (82,29 tỷ đồng) Năm 2020, doanh thu thuần của Công ty đạt 93,85 tỷ đồng, tăng 12.97% so với năm 2019 Năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt 106.72
tỷ đồng, tăng 13.71% so với 2020 Năm 2022, doanh thu thuần của Công ty đạt 118.78
tỷ đồng, tăng 11.30% so với 2021
Sự tăng trưởng liên tục của doanh thu là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh với việc sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có cũng như các khách hàng truyền thống vẫn tiếp tục được duy trì và ký hợp đồng với Công ty
3.2 Phân tích mô hình ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất của công
ty TNHH In tổng hợp
3.2.1 Ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, hàm sản xuất của Công ty có dạng: 𝑄 = 𝐴𝐿3+ 𝐵𝐿2, điều kiện:
A > 0, B < 0
Trang 13Sau khi ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn, mô hình cho ra kết quả như Bảng 4
BẢNG 4 ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN
hồi quy Sai số
Thống kê kiểm định
Giá trị Prob
𝑅2 0.962833 Giá trị trung bình của biến phụ thuộc 1051.150
𝑅2 hiệu chỉnh 0.960769 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 308.0378
Nguồn: Kết quả từ phần mềm EViews
Từ kết quả ở Bảng 5, ta có mô hình hồi quy như sau:
Q = -0.00076𝐿3 + 0.187613𝐿2
Tiến hành kiểm định các tham số ước lượng:
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến 𝐿3, 𝐿2 có dấu phù hợp với
kỳ vọng ban đầu và đều có ý nghĩa thống kê
A = -0.000776 < 0
B = 0.187613 > 0
R2 = 0.9628 là khá cao Điều này có nghĩa là 96,28% sự biến thiên của sản lượng phụ thuộc vào số lượng lao động
Với các giá trị Prob có giá trị bằng 0.0000 cho thấy mô hình đưa ra là phù hợp
3.2.2 Ước lượng hàm chi phí sản xuất trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, hàm chi phí của doanh nghiệp có dạng: 𝐴𝑉𝐶 = 𝑎 + 𝑏𝑄 + 𝑐𝑄2, điều kiện a > 0, b < 0, c > 0
Sau khi hồi quy, mô hình cho ra kết quả như Bảng 5
Trang 14BẢNG 5 ƯỚC LƯỢNG HÀM CHI PHÍ BIẾN ĐỔI BÌNH QUÂN TRONG
NGẮN HẠN
hồi quy Sai số
Thống kê kiểm định
Giá trị Prob
𝑅2 0.825863 Giá trị trung bình của biến phụ thuộc 18802.25
𝑅2 hiệu chỉnh 0.805376 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 7064.023
Giá trị p của
Nguồn: Kết quả từ phần mềm EViews
Từ kết quả ở Bảng 5, ta có mô hình hồi quy như sau:
AVC = 66497.76 - 71.19742Q + 0.022713𝑄2
Tiến hành kiểm định các tham số ước lượng:
Xét dấu của kết quả hồi quy cho thấy:
a = 66497.79 >0
b = -71.19742 <0
c = 0.022713 >0
Như vậy, mô hình ước lượng có dấu phù hợp với kỳ vọng ban đầu (a>0; b<0; c>0)
Kiểm tra ý nghĩa thống kê
+) Với mức ý nghĩa 5%, ta có:
Pvalue(a) = 0.0000 <0.05 = 5%
Vậy a có ý nghĩa thống kê
P value(b) = 0.0031 < 0.05 = 5%
Vậy b có ý nghĩa thống kê
P value ( c) = 0.0235 <0.05 = 5%