Tối đa hóa lợi nhuận xe wave alpha 110cc của hãng honda việt nam 3 tháng cuối năm 2023

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tối đa hóa lợi nhuận xe wave alpha 110cc của hãng honda việt nam 3 tháng cuối năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các doanh nghiệp không hợp tác với nhau Các doanh nghiệp sẽ phải quyết định chiến lược trong các chiến lược:  Chiến lược ra quyết định đồng thời Chiến lược ra quyết định đồng thời xảy r Tối đa hóa lợi nhuận xe wave alpha 110cc của hãng honda việt nam 3 tháng cuối năm 2023Tối đa hóa lợi nhuận xe wave alpha 110cc của hãng honda việt nam 3 tháng cuối năm 2023Tối đa hóa lợi nhuận xe wave alpha 110cc của hãng honda việt nam 3 tháng cuối năm 2023

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ

Trang 2

2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

I THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1 Thời gian: 19 giờ ngày 5 tháng 10 năm 2023 2 Địa điểm: Cuộc họp online trên Google Meet II.THÀNH PHẦN THAM DỰ

- Nhóm trưởng: Nguyễn Đình Thắng - Thành viên: 9 bạn thành viên của nhóm III MỤC TIÊU CUỘC HỌP

- Trình bày, lên ý tưởng của dàn bài thảo luận - Phân công công việc

IV KẾT QUẢ CUỘC HỌP

- Qua quá trình thảo luận, bàn bạc đi đến được kết luận dàn bài thảo luận và phân chia rõ ràng công việc cho các thành viên

- Các thành viên xem xét và nhận nhiệm vụ của mình

Kết thúc cuộc họp vào lúc 22 giờ 45 phút Cuộc họp diễn ra thành công tốt đẹp

Nguyễn Đình Thắng

Trang 3

3

BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THẢO LUẬN CỦA NHÓM 3

21 21D160159 Nguyễn Bá Chinh Powerpoint, nhận xét bài thảo luận

22 21D160108 Nguyễn Huyền Diệp Tìm số liệu, giải pháp 23 21D160111 Hoàng Tiến Đạt Chạy mô hình, thuyết

26 21D160161 Lê Trọng Hoàng Dương Lý thuyết

27 21D160213 Vũ Đắc Dương Word, thuyết trình 28 21D160110 Nguyễn Hoàng Đan Tìm số liệu,

powerpoint, giải pháp 29 21D160162 Đặng Anh Đào Lý thuyết, hỗ trợ Word 126 21D160248 Nguyễn Đình Thắng (NT) Tìm số liệu, giải pháp,

nhận xét

Trang 4

1.2 Đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm 6

1.3 Phân loại thị trường độc quyền nhóm 7

1.3.1 Các doanh nghiệp không hợp tác với nhau 7

1.3.2 Các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác với nhau 22

1.4 Giới thiệu về thị trường xe máy Việt Nam 24

1.4.1 Xuất phát điểm 25

1.4.2 Đa dạng hóa sản phẩm 25

1.4.3 Vai trò trong cuộc sống hàng ngày 25

1.4.4 Hình thức độc quyền của Honda Việt Nam 26

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN 27

2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Honda Việt Nam 27

2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh xe gắn máy của Honda Việt Nam 27

2.1.2 Những thành công trong hoạt động kinh doanh 30

2.1.3 Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Honda Việt Nam 31

2.2 Xây dựng hàm cầu xe Wave Alpha 110cc của Honda Việt Nam và xe Sirius của Yamaha 32

2.2.1 Ước lượng hàm cầu đối với sản phẩm xe Wave của Honda 32

2.2.2 Ước lượng hàm cầu đối với sản phẩm xe Sirius của Yamaha 40

2.2.3 Xây dựng đường phản ứng tốt nhất của Honda với sản phẩm xe máy Wave alpha 110cc 43

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘI SỐ GIẢI PHÁP 45

3.1 Tối thiểu hóa chi phí sản xuất 45

Trang 5

5

LỜI MỞ ĐẦU

Một trong những vấn đề quản lý thực tế và có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong phạm trù môn học là thu được lợi nhuận lớn nhất Để nắm được tiến độ sản xuất của một doanh nghiệp, sản phẩm được sản xuất theo quy trình như thế nào,tính toán được chi tiết vấn đề đặt giá cho sản phẩm, việc ước lượng hai hàm trên là thực sự cần thiết Một doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận cao nhất song song với tối thiểu hoá chi phí đầu vào cần dựa trên ước lượng

Trên hành trình phát triển và tạo ra những sản phẩm xuất sắc, Honda Việt Nam không ngừng đặt ra mục tiêu cao cả về sự đổi mới và sáng tạo Trong bối cảnh hấp dẫn của thị trường xe máy Việt Nam, không chỉ là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày mà còn là một phần quan trọng của ngành công nghiệp kinh tế Một trong những sản phẩm đình đám của Honda Việt Nam - Wave Alpha 110cc, đã luôn nắm giữ vị trí độc đáo trong lòng người tiêu dùng, không chỉ bởi sự tin tưởng vào thương hiệu mà còn bởi những giá trị đích thực mà nó mang lại Nhận thấy tiềm năng của doanh nghiệp, nhóm 3 đã lựa chọn đề

tài “Tối đa hóa lợi nhuận xe Wave alpha 110cc của hãng Honda Việt Nam 3 tháng cuối

năm 2023”

Qua nghiên cứu này, chúng ta sẽ có cơ hội học hỏi và áp dụng những nguyên tắc quản lý hiệu quả vào thực tế, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe máy tại Việt Nam Chúng ta sẽ thấy rằng không chỉ là một mẫu xe đơn thuần, Wave Alpha 110cc là một ví dụ xuất sắc về cách một sản phẩm có thể trở thành biểu tượng về cả chất lượng và hiệu suất kinh doanh

Trang 6

Độc quyền nhóm được hiểu cơ bản là một cấu trúc thị trường mà trong đó có một số lượng nhỏ các công ty mà không công ty nào trong số đó có thể loại bỏ ảnh hưởng đáng kể của các công ty khác Tỉ lệ tập trung đo lường thị phần của các công ty lớn nhất

Ví dụ: Chế tạo sắt thép, ô tô, than, ti vi,

1.2 Đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm

- Số lượng người bán ít nhưng có nhiều người mua

- Hàng hóa của doanh nghiệp đưa ra thị trường có thể giống nhau hoặc khác nhau - Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp rất lớn Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của hình thái độc quyền nhóm Vì vậy, mỗi doanh nghiệp khi xây dựng các đối sách của mình đều phải chú ý đến hành vi của các đối thủ

- Việc gia nhập vào thị trường là rất khó khăn

- Hình thức cạnh tranh phi giá cả: Quảng cáo, bao bì, nhãn mác

Như vậy, thị trường độc quyền nhóm với các đặc điểm đã nêu, khiến các doanh nghiệp trở nên không hẳn là người chấp nhận giá thị trường và cũng không phải là người đặt giá thị trường Doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai cách hành động:

- Cách thứ nhất: Không hợp tác Hãng đó không biết chính xác đối thủ cạnh tranh

của mình đưa ra quyết định như thế nào và ngược lại đối thủ cũng không biết chính xác hãng đó quyết định ra sao Những quyết định trong trường hợp này được gọi là quyết định đồng thời Trong trường hợp này, các hãng sẽ dự đoán hành vi của đối thủ cạnh tranh

- Cách thứ hai: Hợp tác một hãng có thể quyết định trước và một hãng quyết định

sau; hãng quyết định sau sẽ biết được chính xác quyết định của hãng đi trước và căn cứ vào đó để đưa ra quyết định tốt nhất cho mình Đương nhiên, hãng quyết định sau sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của hãng đi trước Do đó, các nhà quản lý sắc sảo sẽ phải phán đoán tình hình nhằm đưa ra các quyết định tốt nhất cho mình trước quyết định của đối thủ trong tương lai Trường hợp này chính là quyết định tuần tự

Trang 7

7

1.3 Phân loại thị trường độc quyền nhóm

1.3.1 Các doanh nghiệp không hợp tác với nhau

Các doanh nghiệp sẽ phải quyết định chiến lược trong các chiến lược:  Chiến lược ra quyết định đồng thời

Chiến lược ra quyết định đồng thời xảy ra trong các thị trường độc quyền nhóm khi các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định cá nhân mà không biết gì về quyết định của các đối thủ cạnh tranh

Không nhất thiết phải xảy ra cùng một thời điểm  Chiến lược ưu thế

Chiến lược ưu thế là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục tốt nhất dù cho các đối thủ có quyết định làm gì đi chăng nữa

Khi tồn tại chiến lược ưu thế, một người quyết định có lý trí luôn áp dụng chiến lược ưu thế

Dự đoán rằng nếu các đối thủ của mình cũng có các chiến lược ưu thế thì họ cũng sẽ áp dụng các chiến lược ưu thế đó

Trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế: tồn tại khi tất cả người ra quyết định đều có chiến lược ưu thế

Ví dụ: Tình thế lưỡng nan của những người tù

Giả sử rằng có hai người Jane và Bill cùng phạm tội và bị bắt Họ bị giam trong hai nhà giam riêng biệt và không thể thông tin với nhau, do đó họ không thể thông đồng được

với nhau khi bị hỏi cung

Hình 1.1 dưới đây chỉ rõ tất cả các kết hợp hành động mà những người chơi thực hiện và các kết cục hay “lợi ích” cho mỗi người chơi Cả hai nghi phạm đều biết bảng lợi ích trên và cả hai đều biết rằng người kia cũng biết bảng lợi ích đó Sự hiểu biết chung về bảng lợi ích này đóng vai trò chủ chốt quyết định kết quả của trò chơi quyết định đồng thời Vì các quyết định của họ được thực hiện đồng thời, nên các nghi phạm không biết là người kia quyết định như thế nào

Trang 8

8

Hình 1: Tình thế lưỡng nan của những người tù

 Đối với Jane:

+ Nếu Bill thú tội thì Jane sẽ đi tù 6 năm nếu thú tội và 12 năm nếu không thú tội  Jane sẽ thú tội khi Bill thú tội

+ Nếu Bill không thú tội thì Jane sẽ đi tù 1 năm nếu thú tội và 2 năm nếu không thú tội  Jane sẽ thú tội khi Bill không thú tội

 Như vậy, Jane sẽ lựa chọn thú tội dù Bill có đưa ra quyết định nào đi nữa  Đối với Bill:

+ Nếu Jane thú tội thì Bill sẽ đi tù 6 năm nếu thú tội và 12 năm nếu không thú tội  Bill sẽ thú tội khi Jane thú tội

+ Nếu Jane không thú tội thì Bill sẽ đi tù 1 năm nếu thú tội và 2 năm nếu không thú tội  Bill sẽ thú tội khi Jane không thú tội

 Như vậy, Bill sẽ lựa chọn thú tội dù Jane có đưa ra quyết định nào đi nữa

Do đó, cả hai người sẽ quyết định thú tội và mỗi người sẽ đi tù 6 năm Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan của người tù, thú tội là chiến lược ưu thế đối với mỗi người tù

Như vậy, nguyên tắc trong trò chơi là: Khi tồn tại một chiến lược ưu thế - tức là một hành động luôn luôn mang lại cho nhà quản lý kết cục tốt nhất dù cho các đối thủ có lựa chọn hành động nào đi nữa - thì một người quyết định có lý trí luôn áp dụng chiến lược ưu thế và dự đoán rằng nếu các đối thủ của mình cũng có các chiến lược ưu thế thì họ cũng sẽ áp dụng các chiến lược ưu thế đó Ở trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế, các đối thủ đều bị thiệt hơn so với trường hợp họ ra quyết định có hợp tác với nhau

Quyết định của nhà quản lý khi có một chiến lược ưu thế

Trang 9

9

Tình thế lưỡng nan của những người tù đã xem xét trong trường hợp những người chơi đều có chiến lược ưu thế và họ sẽ quyết định dựa vào chiến lược ưu thế của mình Trong thực tế, có nhiều quyết định khi mà chỉ một người chơi có chiến lược ưu thế

Bảng 1.1: Định giá của Beta và Alpha: Một chiến lược ưu thế duy nhất

Beta

Alpha

Cao 1100, 1100 700, 1500 Thấp 1500, 500 600, 600

Trong Bảng 1.1, hai hãng Beta và Alpha đưa ra quyết định về giá cho sản phẩm của mình và thu được các mức lợi nhuận tương ứng trong các ô của bảng lợi ích

Đối với Alpha:

+ Nếu Beta đặt giá thấp thì Alpha sẽ thu về 600 nếu đặt giá thấp và 700 nếu đặt giá cao  Alpha sẽ đặt giá cao

+ Nếu Beta đặt giá cao thì Alpha sẽ thu về 1500 nếu đặt giá thấp và 1100 khi đặt giá cao  Alpha sẽ đặt giá thấp

 Alpha không có chiến lược ưu thế  Đối với Beta:

+ Nếu Alpha đặt giá cao thì Beta sẽ thu về 1500 nếu đặt giá thấp và 1100 nếu đặt giá cao  Beta sẽ đặt giá thấp

+ Nếu Alpha đặt giá thấp thì Beta sẽ thu về 600 nếu đặt giá thấp và 500 nếu đặt giá cao  Beta sẽ đặt giá thấp

 Beta có chiến lược ưu thế trong việc đặt giá thấp trong mọi tình huống

Trong trò chơi này, chỉ có Beta có chiến lược ưu thế Do đó, Alpha sẽ biết được rằng, các nhà quản lý của Beta có lý trí và đưa ra quyết định đặt giá “Thấp”, người quản lý của Alpha sẽ đặt mức giá “Cao”

Trang 10

10

Như vậy, nguyên tắc của trò chơi được xác định: Khi một hãng không có chiến lược ưu thế nào, nhưng ít nhất một trong các đối thủ của hãng có chiến lược ưu thế, thì người quản lý hãng có thể dự đoán với độ tin cậy cao rằng các đối thủ sẽ thực hiện chiến lược ưu thế của họ Khi đó, vì gần như biết chắc chắn những hành động mà các đối thủ có chiến lược ưu thế sẽ thực hiện, nên nhà quản lý có thể chọn được chiến lược tốt nhất của mình

Các chiến lược bị lấn át

Trường hợp khi các hãng đưa ra quyết định đồng thời và những chiến lược lấn át (tức là các chiến lược sẽ không bao giờ được lựa chọn vì luôn có một chiến lược tốt hơn chúng) thì các hãng nên loại trừ chiến lược lấn át nhằm rút gọn bảng lợi ích, giúp quá trình ra quyết định đơn giản hơn Việc loại trừ các chiến lược bị lấn át sẽ được thực hiện nhiều vòng trong quá trình ra quyết định trong lý thuyết trò chơi Liên tiếp triệt tiêu các chiến lược bị lấn át là một quá trình ra quyết định lặp lại, trong đó các nhà quản lý trước tiên loại trừ tất cả các chiến lược bị lấn át trong bảng lợi ích ban đầu Vòng loại trừ đầu tiên tạo ra một bảng lợi ích mới, được gọi là bằng lợi ích rút gọn, trong đó có ít quyết định để lựa chọn hơn Tiếp đó, bất cứ chiến lược nào trở nên bị lấn át sau vòng loại trừ thứ nhất lại bị loại trừ tương tự như trước để tạo ra một bảng lợi ích rút gọn khác, bảng này, tất nhiên, lại có ít sự lựa chọn hơn nữa Quá trình loại trừ này tiếp tục cho đến khi không còn chiến lược bị lấn át nào trong bảng lợi ích cuối cùng

Loại trừ liên tiếp các chiến lược bị lấn át

Bảng 1.2: Định giá của Beta và Alpha: Loại trừ liên tiếp các chiến lược bị lấn át

Beta

Alpha

Cao 1100, 1100 1000, 1200 700, 1500 Trung bình 1300, 600 800, 800 650, 700

Thấp 1500, 500 600, 550 600, 600

Để minh họa trường hợp loại trừ các chiến lược bị lấn át, chúng ta có thể xem xét tình huống Beta và Alpha đưa ra chiến lược giá “Cao”, “Trung bình” và “Thấp" Trong hình Bảng 1.2 cả hai hãng đều không có chiến lược ưu thế Tuy nhiên, cả hai nhà quản lý

Trang 11

11

đều có các chiến lược bị lấn át mà họ sẽ không bao giờ chọn lựa trong bàng lợi ích đầu tiên này

 Đối với Beta:

+ Nếu Alpha đặt giá Cao  Beta đặt giá thấp

+ Nếu Alpha đặt giá trung bình  Beta đặt giá trung bình + Nếu Alpha đặt giá thấp  Beta đặt giá thấp

 Chiến lược bị lấn át của Beta: sẽ luôn luôn không chọn đặt mức giá cao  Đối với Alpha:

+ Nếu Beta đặt giá cao  Alpha đặt giá thấp + Nếu Beta đặt giá trung bình  Alpha đặt giá cao + Nếu Beta đặt giá thấp  Alpha đặt giá cao

 Chiến lược bị lấn át của Alpha: sẽ luôn luôn không chọn đặt mức giá trung bình Sau khi các nhà quản lý loại bỏ hai chiến lược bị lấn át đó, thì bảng lợi ích rút gọn minh họa trong Bảng 1.3 chỉ còn hai hàng và hai cột

Lúc này, cả hai hãng đều có chiến lược ưu thế Chiến lược ưu thế của Alpha là đặt mức giá “Cao”, và chiến lược ưu thế của Beta là đặt mức giá “Thấp” Cả hai hãng sẽ đều muốn áp dụng các chiến lược ưu thế mới tìm thấy này Trong Bảng 1.3, mức giá thấp của Alpha và mức giá trung bình của Beta đều là các chiến lược bị lấn át, và khi các chiến lược này bị loại trừ thì tạo ra giải pháp duy nhất ở Bảng 1.4

Trang 12

12

Bảng 1.4: Giải pháp duy nhất

Beta Thấp

Hình 2: Bảng lợi ích của Coke và Pepsi

Trong trường hợp này, cả 2 hãng Coke và Pepsi đều không có chiến lược ưu thế và chiến lược bị lấn át

 Đối với Coke:

+ Nếu Pepsi lựa chọn ngân sách thấp  Coke lựa chọn ngân sách thấp

+ Nếu Pepsi lựa chọn ngân sách trung bình  Coke lựa chọn ngân sách trung bình + Nếu Pepsi lựa chọn ngân sách cao  Coke lựa chọn ngân sách cao

Trang 13

13

 Đối với Pepsi:

+ Nếu Coke lựa chọn ngân sách thấp  Pepsi lựa chọn ngân sách trung bình + Nếu Coke lựa chọn ngân sách trung bình  Pepsi lựa chọn ngân sách trung thấp + Nếu Coke lựa chọn ngân sách cao  Pepsi lựa chọn ngân sách trung cao

Nếu chỉ tồn tại một cân bằng Nash duy nhất Có thể mong đợi các đối thủ thực hiện những quyết định dẫn tới trạng thái cân bằng Nash

Khi có nhiều trạng thái cân bằng Nash: không dự đoán được kết cục có thể xảy ra Cân bằng chiến lược ưu thế chính là cân bằng Nash Cân bằng Nash có thể xảy ra mà không có chiến lược ưu thế hay chiến lược bị lấn át nào

Cân bằng Nash xảy ra khi các đường phản ứng tốt nhất của các hãng cắt nhau

Trong đó: a, d > 0; b, e < 0 và c, f>0

Trang 14

14

Giả sử cả hai hãng có hiệu suất không đổi theo quy mô, gọi cA và cB lần lượt là chi phí cận biên dài hạn và chi phí bình quân của hãng A và B, ta có:

CA(QA)=cAQA và CB(QB)=cBQB Hàm lợi nhuận cho hãng A và B lần lượt là:

A = PAQA  CA(QA) =(PA  cA)(a + bPA + cPB) B = PBQB  CB(QB) = (PB  cB)(d + ePB + fPA) Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của mỗi hãng là

A/PA = a + 2bPA +cPB  bcA = 0 (1) B/PB = d + 2ePB + fPA  ecB = 0 (2)

Giải phương trình (1) được đường phản ứng tốt nhất của hãng A, và giải phương trình (2) được đường phản ứng tốt nhất của hãng B

Đường phản ứng tốt nhất của hãng A:

PA = BRA(PB) = 𝑏𝑐𝐴− 𝑎

2𝑏𝑃𝐵Đường phản ứng tốt nhất của hãng B:

PB = BRB(PA) = 𝑒𝑐𝐵− 𝑑

2𝑒𝑃𝐴Mức giá cân bằng Nash:

𝑃𝐴𝑁 = 2𝑒(𝑏𝑐𝐴 − 𝑎)+𝑐(𝑑−𝑒𝑐𝐵 )

4𝑏𝑒−𝑐𝑓

𝑃𝐵𝑁 = 2𝑏(𝑒𝑐𝐴 − 𝑑)+𝑓(𝑎−𝑏𝑐𝐴 )

4𝑏𝑒−𝑐𝑓

Trang 15

15

Đường phản ứng tốt nhất:

Chiến lược ra quyết định tuần tự

Chiến lược ra quyết định tuần tự trong trường hợp các hãng có phương án lựa chọn giới hạn sẽ được thực hiện theo lý thuyết trò chơi Tuy nhiên, sẽ khác so với chiến lược ra quyết định đồng thời, quyết định tuần tự sẽ được thực hiện khi có một hãng đi trước và hãng theo sau sẽ quyết định khi biết hành vi của hãng đi trước

Cây trò chơi

Cây trò chơi: Là một sơ đồ minh họa các quyết định của các hãng như các nút quyết

định với các nhánh vươn ra từ các nút Mỗi nhãnh địa diện cho mỗi hành động có thể được thực hiện tại nút đó Thứ tự các quyết định thường bắt đầu từ trái sang phải cho đến khi tới được các bảng lợi ích cuối cùng

Trang 16

16

Ví dụ:

Hình 3: Các hãng đặt giá tuần tự (cây trò chơi)

Xét tiếp ví dụ về định giá của Beta và Alpha trong trường hợp trên nhưng giả sử Alpha sẽ quyết định giá trước tại nút quyết định 1, và sau đó Beta định giá sau tại một trong hai nút quyết định được gọi là các nút số 2 Alpha ra quyết định đầu tiên, như được minh họa bởi vị trí bên trái của nút quyết định số 1 Alpha có thể chọn hoặc mức giá cao thuộc nhánh trên hoặc mức giá thấp thuộc nhánh dưới Tiếp đó, Beta quyết định đặt mức giá cao hoặc thấp Vì Beta quyết định thứ hai nên hãng này biết quyết định định giá của Alpha Rồi quyết định của Alpha liên quan đến hai nút quyết định, mỗi nút đều được đánh số 2: một nút minh họa quyết định của Beta nếu Alpha định mức giá “Cao" và một nút minh họa quyết định của Beta nếu Alpha định mức giá “Thấp” Bảng lợi ích của bốn kết quả của bốn quyết định có khả năng xảy ra này được minh họa ở cuối các nhánh quyết định của Beta

Phương pháp quay ngược: là một phương pháp để tìm cân bằng Nash theo một quyết

định tuần tự bằng việc dự đoán các quyết định tương lai nhằm đưa ra các quyết định hiện tại tốt nhất

Ví dụ:

Alpha quyết định trước, vì thế không biết mức giá của Beta khi hãng này đưa ra quyết định về giá của họ Người quản lý của Alpha dự đoán Beta sẽ sử dụng chiến lược ưu thế của mình là mức giá "Thấp" và lúc đó Apha sẽ quyết định giá "Cao" để thu được lợi nhuận cao hơn Quá trình dự đoán các quyết định trong tương lai nhằm đưa ra được quyết định tốt nhất này được gọi là phương pháp quay ngược trong khi đưa ra quyết định kế tiếp

Trang 17

17

Hình 4: Giải pháp quay ngược

Như vậy, nguyên tắc thực hiện như sau: Khi một hãng đưa ra các quyết định kế tiếp, nhà quản lý đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân họ bằng cách đi lùi thông qua cây trò chơi bằng cách sử dụng phương pháp quay ngược Phương pháp quay ngược này dẫn đến một con đường duy nhất và đồng thời là con đường quyết định cân bằng Nash: Mỗi hãng thực hiện điều tốt nhất cho bản thân trong điều kiện các đối thủ đã đưa ra những quyết định tốt nhất cho họ

Lợi thế của người quyết định trước, quyết định sau

Trong chiến lược đưa ra quyết định tuần tự, lợi thế có thể thuộc về một hãng đưa ra quyết định trước hoặc hãng đưa ra quyết định sau Lợi thế của người đi trước xảy ra khi một hãng đưa ra quyết định đầu tiên làm tăng lợi ích của mình nếu đối thủ quyết định chiến lược làm cho hãng đó có lợi hơn Ngược lại, lợi thế của người đi trước đạt được khi hãng đi sau thu được lợi nhuận cao hơn bằng quyết định để đổi thủ đi trước Bằng cách sử dụng phương pháp quay ngược để xác định một hãng có lợi thế đi trước hay đi sau

Trong phân tích, nếu lợi ích tăng lên do ra quyết định trước thì hãng sẽ có lợi thế của người đi trước Nếu lợi ích tăng lên do quyết định sau thì hãng sẽ có lợi thế của người đi sau Nếu lợi ích không đổi khi thay đổi thứ tự quyết định thì có nghĩa là thứ tự quyết định không tác động đến lợi ích mà các hãng thu được

Ví dụ:

Trang 18

18

 Về trường hợp của 2 hãng hàng không Vietnam Airlines (ra đời trước) và Vietjet Air (ra đời sau) Ra đời sau rất nhiều năm nhưng Vietjet Air nhìn thấy được lỗ hổng trong tệp khách hàng của Vietnam Airlines đó là chỉ tập trung khai thác lượng khách hàng có thu nhập khá cho đến cao Chính vì vậy Vietjet Air đã hướng tới nhóm khách hàng còn lại đó là người có thu nhập trung bình và thấp để có thể tồn tại được trong ngành

 Xét ví dụ, giả sử hai công ty Old và Young độc quyền nhóm trong thị trường viễn thông di động, cùng cung cấp dịch vụ di động và lưu lượng data ở thị trường Việt Nam Hai công ty đang nghiên cứu đưa ra chiến lược khuyến mại cho hai dịch vụ này Chiến lược khuyến mại mà các công ty đang nghiên cứu để quyết định bao gồm hai chiến lược: thứ nhất, khuyến mại theo combo tức là kết hợp khuyến mại hai dịch vụ và thứ hai, khuyến mại theo dịch vụ tức là khuyến mại theo riêng từng dịch vụ

Bảng 1.5: Lợi thế của người đi đầu trong việc lựa chọn chiến lược khuyến mại

Trang 19

19

Ở bảng 1.5, trong trường hợp lựa chọn đồng thời, lúc này có hai cân bằng Nash được xác định chính là (Combo, Combo) và (Dịch vụ, Dịch vụ) Công ty Old là người đưa quyết định trước, do đó nhà quản lý của công ty sẽ phải sử dụng phương pháp quay ngược để phân tích

Khi đưa ra quyết định của mình, nhà quản lý của Old phải tính toán đến quyết định sau này của Young và điều đó sẽ tác động đến lợi nhuận mà Old thu được Các quyết định tốt nhất của Young nằm ở các nút quyết định của công ty này trên cây trò chơi

 Tại nút quyết định mà Old đưa ra chiến lược khuyến mại Combo thì quyết định tốt nhất của Young là Combo

 Tại nút quyết định mà Old đưa ra chiến lược khuyến mại dịch vụ thì Young sẽ đưa ra quyết định tốt nhất cho mình là dịch vụ

Nhà quản lý của Old biết rằng Young sẽ đưa ra quyết định tốt nhất cho mình khi Old đưa ra chiến lược trước Dùng phương pháp quay ngược, Old biết rằng nếu mình lựa chọn chiến lược khuyến mại Combo thì chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận là 1200 do Young quyết định chiến lược tốt nhất cho mình là Combo; nếu Old quyết định lựa chọn chiến lược khuyến mại dịch vụ thì sẽ thu được lợi nhuận là 1100 do Young sẽ đưa ra quyết định tốt nhất cho mình là dịch vụ Như vậy, Old luôn có lợi thế hơn dù lựa chọn chiến lược nào đi chăng nữa và quyết định tốt nhất của Old chính là chiến lược lựa chọn khuyến mại Combo để có được lợi nhuận lớn nhất điều này được thể hiện trên nhánh có mũi tên ở Hình 5 Như vậy, công ty Old thu được lợi thế của người đi trước

Các động thái chiến lược

Theo Thomas and Maurice (2015), có ba hành động chiến lược mà các nhà quản lý có thể thực hiện để đạt được kết quả có lợi hơn cho bản thân, thường là được lợi dựa trên tổn thất của đối thủ Các hành động chiến lược này được các nhà lý thuyết trò chơi coi như các động thái chiến lược được gọi là các cam kết, đe dọa và hứa hẹn Điều này chỉ có hiệu quả khi động thái chiến lược đó là đáng tin cậy

Cam kết: Động thái này là những hành động không điều kiện của một hãng nhằm

tăng lợi ích của mình Các nhà quản lý cam kết bằng cách họ sẽ tuyên bố hoặc biểu thị cho đối thủ biết rằng họ sẽ tự rằng buộc bản thân vào việc thực hiện một hành động hay đưa ra một quyết định nào đó bất chấp đối thủ có thực hiện hành động gì hay ra quyết định gì

Trang 20

20

chăng nữa Do đó, cam kết là hành động vô điều kiện mà hãng đưa ra cam kết thực hiện nhằm mục đích tăng lợi ích của bản thân Một cam kết chỉ thành công khi đối thủ tin rằng hãng đưa ra cam kết trói buộc bản thân vào một quyết định nào đó hay một chuỗi hành động nào đó Các cam kết đưa ra phải đáng tin cậy thì mới có giá trị chiến lược Các cam kết đáng tin cậy là những cam kết không thể thay đổi được

Ví dụ:

- Công ty Samsung đã cam kết đầu tư hàng tỷ đô la vào nghiên cứu và phát triển để phát triển các công nghệ mới, như màn hình OLED và chip xử lý Exynos Điều này đã gửi tín hiệu cho các đối thủ cạnh tranh rằng Samsung không dễ dàng bị đánh bại

- Nghiên cứu tiếp ví dụ về hai công ty Young và Old trong việc lựa chọn chiến lược khuyến mại ở Bảng 1.5 Trong trường hợp này, hai công ty cùng thực hiện lựa chọn chiến lược đồng thời và sẽ có hai cân bằng Nash Do đó, các nhà quản lý của cả hai công ty sẽ khó quyết định chiến lược Tuy nhiên, nhà quản lý của Old đã đưa ra cam kết bằng cách thực hiện các thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại với Bộ Công thương và thực hiện các nội dung truyền thông đến người tiêu dùng Việc thực hiện các thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đồng thời các hoạt động truyền thông đến người tiêu dùng đã được thực hiện thì sẽ đảm bảo chắc chắn rằng công ty Old sẽ không thể thay đổi Do đó, cam kết này của Old là đáng tin cậy và Young tin chắc điều đó sẽ xảy ra Như vậy, cam kết này của Old đã giúp chuyển tình thể quyết định đồng thời ở Bảng 1.5 thành quyết định tuần tự theo cây trò chơi ở Hình 5 và lúc đó Old lại có lợi thế của người đi đầu

Đe dọa: là hành động có điều kiện Đe dọa được thực hiện với mệnh đề điều kiện:

“Nếu anh thực hiện hành động A, tôi sẽ thực hiện hành động B mà anh không mong muốn hoặc sẽ buộc anh phải trả giá đắt” Hành động đe dọa của một hãng được thực hiện theo

hướng tăng lợi ích cho hãng đó nhằm thay đổi quan niệm của đối thủ về hành vi có thể có của họ Đe dọa không phải lúc nào cũng thành công trong việc làm thay đổi quyết định của đối thủ Để có thể thành công trong việc làm thay đổi hành vi của đối thủ, đối thủ phải tin rằng sự đe dọa đó sẽ thực sự được thực hiện

Ví dụ:

Trang 21

21

Tiếp tục theo dõi ví dụ về hai công ty Old và Young trong việc lựa chọn chiến lược khuyến mại Giả sử trước khi đưa ra quyết định đồng thời, Old đe dọa Young bằng cách

tuyên bố rằng: “Nếu anh chọn chương trình khuyến mại dịch vụ cho các thuê bao di động

của anh thì chúng tôi sẽ chọn khuyến mại combo" Khi đưa ra lời đe dọa như vậy đối với

Young thì Old muốn Young nghĩ rằng nếu mình chọn khuyến mại dịch vụ thì Old sẽ lựa chọn combo nên mình sẽ chọn combo vì lúc đó mình có lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên, Young sẽ có tư duy khác so với suy nghĩ của Old, Young cho rằng, lời đe dọa của Old là không đáng tin cậy vì khi Young chọn khuyến mại dịch vụ thì Old cũng có quyết định tốt nhất là khuyến mại dịch vụ, do đó Old sẽ không thực hiện lời đe dọa đó Như vậy, đe dọa cũng cần phải là chiến lược đáng tin cậy thì mới thực hiện được

Hứa hẹn: giống như đe dọa, hứa hẹn cũng là các mệnh đề có điều kiện, phải có tính

đáng tin cậy thì mới có thể tác động đến các quyết định chiến lược Hứa hẹn có dạng của

một mệnh đề có điều kiện như sau: “Nếu anh thực hiện hành động A, tôi sẽ thực hiện hành

động B mà anh mong muốn hoặc mang lại lợi ích cho anh"

Ví dụ:

Hai hãng sản xuất ô tô AMY và BIR đang cạnh tranh nhau trong việc giành thị phần ở thị trường Mỹ Hãng AMY, có một mẫu xe mới đang được phát triển Mẫu xe này có nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn nhiều rủi ro Hãng AMY cần các đại lý của hãng BIR, để

phân phối mẫu xe này ở Mỹ Hãng AMY có thể hứa hẹn với hãng BIR rằng “Nếu anh đồng

ý phân phối mẫu xe mới này, tôi sẽ sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các đại lý của

Trang 22

Nếu hãng AMY thực hiện hành động B, họ sẽ có thể tăng thị phần của mình ở Mỹ Nếu hãng AMY không thực hiện hành động B, hãng BIR có thể không phân phối mẫu xe mới của họ ở Mỹ, điều này sẽ làm giảm cơ hội của hãng AMY trong việc giành thị phần ở Mỹ

1.3.2 Các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác với nhau

Độc quyền nhóm hợp tác ngầm

Khi một nhóm các doanh nghiệp không thực hiện các hiệp định rõ ràng hoặc hợp đồng cụ thể để hợp tác, nhưng vẫn tạo ra sự độc quyền trong một thị trường cụ thể thông qua các hành động ngầm định Điều này có thể xảy ra khi các doanh nghiệp có sự hiểu biết về hành động của nhau và có xu hướng hành động theo cách giúp họ duy trì sự ổn định và sự độc quyền trong thị trường mà họ hoạt động

Các hành động ngầm định trong một độc quyền nhóm hợp tác ngầm có thể bao gồm: Điều chỉnh giá cả: Các doanh nghiệp có thể tương tác với nhau để điều chỉnh giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp, mà không cần sự thỏa thuận rõ ràng Điều này có thể dẫn đến giá cả ổn định và không cạnh tranh

Phân chia thị trường: Các doanh nghiệp có thể tự ái phân chia thị trường, nghĩa là mỗi doanh nghiệp tập trung vào một khu vực định sẵn hoặc một phân đoạn cụ thể của thị trường, mà không cạnh tranh trực tiếp với nhau

Giới hạn sự cạnh tranh: Các doanh nghiệp có thể hạn chế việc mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ vào các lĩnh vực mà các đối thủ khác đang hoạt động

- Mô hình lãnh đạo giá cố định:

Mô hình lãnh đạo giá cố định là một phương pháp trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, mà một doanh nghiệp hoặc một nhóm các doanh nghiệp đóng vai trò lãnh đạo thị trường

Trang 23

23

bằng cách thiết lập và duy trì một mức giá cố định cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ Trong mô hình này, mức giá này thường được coi là mức giá tiêu chuẩn trong ngành, và các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực sẽ tuân theo nó

Mô hình lãnh đạo giá cố định thường xảy ra khi một doanh nghiệp hoặc một nhóm các doanh nghiệp lớn và quyền lực kiểm soát một phần lớn thị trường Những doanh nghiệp này có thể sở hữu quyền lực thương hiệu mạnh, quyền lực sản xuất lớn, hoặc chi phí thấp hơn so với đối thủ Lợi ích của mô hình này bao gồm sự ổn định trong thị trường, khả năng quản lý lợi nhuận một cách dễ dàng, và kiểm soát thị trường

Mô hình lãnh đạo giá cố định có thể gây ra các vấn đề liên quan đến cạnh tranh và việc lạm dụng độc quyền, và có thể dẫn đến các cuộc điều tra về việc vi phạm quyền cạnh tranh và luật cạnh tranh

- Mô hình lãnh đạo giá cân bằng:

Là một phương pháp trong quản lý kinh doanh, trong đó các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc thị trường hợp tác để thiết lập hoặc điều chỉnh giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ Thường có sự thỏa thuận rõ ràng giữa các doanh nghiệp về cách họ sẽ hợp tác để duy trì giá cả ổn định và chia sẻ thị trường

Mô hình này có thể bao gồm các yếu tố như sự đàm phán giữa các đối tác cạnh tranh, sự thỏa thuận về mức giá cố định hoặc phạm vi giá, hay thậm chí sự phân chia thị trường, trong đó mỗi doanh nghiệp tập trung vào một khu vực hoặc phân đoạn cụ thể của thị trường Mục tiêu của mô hình này là đảm bảo tính ổn định và dự đoán trong thị trường, giúp các doanh nghiệp giảm thiểu cuộc đua giá và cạnh tranh ác liệt

Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình lãnh đạo giá cân bằng có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật cạnh tranh Mô hình này cần phải tuân theo các quy định và luật pháp về cạnh tranh để đảm bảo rằng các doanh nghiệp không lạm dụng quyền độc quyền và ràng buộc cạnh tranh

Độc quyền nhóm hợp tác công khai

Là một khái niệm phức tạp thường xuất hiện trong ngữ cảnh về sự phối hợp giữa các tổ chức phi lợi nhuận và lợi ích cộng đồng Trong bối cảnh này, "độc quyền" không chỉ đề cập đến quyền độc quyền trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn đề cập đến sự tập trung quyền lực và tài nguyên vào một tổ chức hoặc nhóm cụ thể trong một lĩnh vực cộng đồng

Nhóm hợp tác công khai thường được tạo ra với mục tiêu chung để giải quyết một vấn đề xã hội hoặc mục tiêu phi lợi nhuận cụ thể Tuy nhiên, khi một tổ chức hoặc nhóm

Trang 24

24

này đạt được tình trạng "độc quyền" trong việc thực hiện mục tiêu này, có thể xuất hiện các vấn đề về quản lý quyền lực, áp đặt ý kiến, và sự không minh bạch Điều này có thể đe dọa tính bình đẳng và minh bạch trong nhóm hợp tác, và đặt ra câu hỏi về tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự tham gia của tất cả các thành viên trong quá trình ra quyết định và triển khai dự án

Để đảm bảo tính bình đẳng và công bằng trong "độc quyền nhóm hợp tác công khai," các nguyên tắc như tài trợ minh bạch, quản lý dự án đồng thuận và sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan có thể được thúc đẩy Chúng giúp đảm bảo rằng mục tiêu của nhóm hợp tác vẫn được đảm bảo và không bị đặt lên trên lợi ích của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức cụ thể nào

Ví dụ:

OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) là một ví dụ điển hình về độc quyền nhóm hợp tác công khai trong ngành dầu mỏ OPEC là một tổ chức quốc tế gồm 13 quốc gia sản xuất dầu mỏ quan trọng, bao gồm các quốc gia như Saudi Arabia, Iran, Iraq, Kuwait, và Venezuela Độc quyền của OPEC xuất phát từ việc nhóm các quốc gia này hợp tác chặt chẽ để kiểm soát việc sản xuất, giá cả, và cung cấp dầu mỏ trên thị trường thế giới

Dưới sự điều hành của OPEC, các quốc gia thành viên thường đồng lòng để quyết định mức sản lượng dầu mỏ họ sản xuất và xuất khẩu Bằng cách này, họ có thể kiểm soát nguồn cung cấp và giữ giá cả ổn định trên thị trường thế giới Thỉnh thoảng, OPEC có thể quyết định tăng sản lượng hoặc giảm sản lượng để ảnh hưởng đến giá dầu và đảm bảo rằng họ duy trì sự ổn định trên thị trường

Điều này là một ví dụ cụ thể về độc quyền nhóm hợp tác công khai trong lĩnh vực dầu mỏ, vì OPEC tạo ra sự đồng thuận giữa các quốc gia sản xuất quan trọng để đạt được lợi ích chung và đảm bảo rằng họ có thế ảnh hưởng lớn đối với thị trường dầu mỏ thế giới

1.4 Giới thiệu về thị trường xe máy Việt Nam

Thị trường xe máy tại Việt Nam đã trải qua một sự phát triển đáng kể trong thập kỷ gần đây, biến nó thành một trong những thị trường phát triển nhanh và đa dạng nhất trong lĩnh vực giao thông và công nghiệp ô tô của Đông Nam Á Việt Nam không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên tươi đẹp và văn hóa đa dạng mà còn với phong cách sống đô thị sôi động và phổ biến việc sử dụng xe máy Thị trường xe máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cảnh quan giao thông đô thị và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:19