Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học
Trang 1TÓM LƯỢC
Tối đa hóa lợi nhuận là cái đích và mong muốn đạt được của các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân khi tham gia sản xuất kinh doanh Lợi nhuận chính là đòn bẩy, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các thành phần tham gia vào nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn nên muốn có được lợi nhuận là cả một quá trình nỗ lực của các doanh nghiệp Chính vì vậy, yếu tố lợi nhuận luôn là động cơ để các doanh nghiệp phấn đấu dành được và phát triển hơn nữa trong ngành nói riêng và phát triển trong nền kinh tế nói chung Vậy, làm thế nào
để đạt được tối đa hóa lợi nhuận trong môi trường khó khăn hiện nay? Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải phân tích các nhân tố tạo lên và nhân tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp Một trong những nhân tố chiếm vị trí quan trọng và tác động chủ yếu đến lợi nhuận là chi phí Qua đề tài, tác giả đã nghiên cứu về chi phí, lợi nhuận và chỉ ra mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận để giúp Công ty cổ phần Tư vấn
và Đầu tư Viễn thông Tin học có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí để đạt được tối đa hóa lợi nhuận của công ty trong thời gian sắp tới
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các vấn đề lý luận cơ bản về chi phí và lợi nhuận Sau đó, tác giả tiếp tục phân tích dựa trên dữ liệu thu thập được
về chi phí và lợi nhuận của công ty, từ đó tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận Tác giả sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng hàm lợi nhuận, hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân Từ những kết quả ước lượng, tác giả sẽ tiến hành
so sánh đối chiếu với kết quả thực tế mà công ty đã thực hiện trong giai đoạn 2010 -
2013 xem đã phù hợp hay chưa, rút ra những hạn chế trong quá trình thực hiện chi phí
và lợi nhuận tại công ty Từ các kết luận, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận và kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan để công ty phát huy các ưu điểm, bên cạnh đó khắc phục những hạn chế còn tồn tại, cuối cùng là tối thiểu hóa được chi phí mà vẫn đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học, được tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty, cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô trong bộ môn Kinh tế học vi mô, em
quyết định lựa chọn đề tài: “Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Với thời gian thực tập tìm hiểu thực tế
về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và những kiến thức được học tại trường em
đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài Tuy nhiên, do thời gian có hạn và kiến thức thực
tế cũng như kinh nghiệm viết đề tài còn thiếu sót do vậy em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn
Trong quá trình viết và hoàn thiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn tới:
Các thầy cô là giảng viên trường Đại học Thương mại, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Kinh tế học vi mô đã giành hết tâm huyết của mình giảng dậy cho em những kiến thức và hiểu biết trong suốt quá trình học tập tại trường để em có nền tảng kiến thức nghiên cứu và thực hiện đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn tới CN.CHV Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Giảng viên
bộ môn Kinh tế học vi mô đã hướng dẫn, chỉnh sửa tận tình giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu cần thiết trong quá trình tác giả thực tập tại công ty và hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2014
Nguyễn Thị Trang
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG BIỂU V DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VII
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀINGHIÊNCỨU 1
2.TỔNGQUANCÁCCÔNGTRÌNHNGHIÊNCỨU 2
3.XÁCLẬPVÀTUYÊNBỐĐỀTÀI 5
4.ĐỐITƯỢNG,MỤCTIÊUVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
4.3 Phạm vi nghiên cứu 6
5.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 7
5.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 7
6.KẾTCẤUKHÓALUẬNTỐTNGHIỆP 8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 9
1.1 MỘTSỐKHÁINIỆMCƠBẢN 9
1.1.1 Khái niệm chi phí 9
1.1.2 Khái niệm lợi nhuận 9
1.2 MỘTSỐLÝTHUYẾTVỀCHIPHÍVÀLỢINHUẬN 9
1.2.1 Lý thuyết về chi phí 9
1.2.2 Lý thuyết về lợi nhuận 17
1.3 NỘIDUNGVÀNGUYÊNLÝVỀKIỂMĐỊNHMỐIQUANHỆGIỮACHIPHÍ VÀLỢINHUẬN 21
1.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 21
1.3.2 Xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG TIN HỌC TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 24
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG
Trang 4TIN HỌC GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 24
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học 24
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học trong giai đoạn 2010 - 2013 24
2.2.ĐÁNH GIÁTHỰC TRẠNGCHI PHÍVÀ LỢI NHUẬN TRONGHOẠT ĐỘNG KINHDOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG TINHỌCTRONGGIAIĐOẠN2010-2013 27
2.2.1 Thực trạng thực hiện chi phí của công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học giai đoạn 2010 - 2013 27
2.2.2 Phân tích thực trạng lợi nhuận của công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học giai đoạn 2010 - 2013 29
2.2.3 Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học giai đoạn 2010 - 2013 qua mô hình ước lượng 30
2.3 CÁCKẾTLUẬNRÚTRATỪNGHIÊNCỨU 36
2.3.1 Kết luận về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học trong giai đoạn 2010 - 2013 36
2.3.2 Thành công công ty đã đạt được 36
2.3.3 Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 37
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG TIN HỌC TỚI NĂM 2020 39
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯVẤNVÀĐẦUTƯVIỄNTHÔNGTINHỌC 39
3.1.1 Mục tiêu phát triển của Công ty tới năm 2020 39
3.1.2 Phương hướng phát triển 40
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNTƯVẤNVÀĐẦUTƯVIỄNTHÔNGTINHỌCTỚINĂM2020 40
3.2.1 Lựa chọn mức sản lượng và mức giá tối ưu 40
3.2.2 Giải pháp tiết kiệm chi phí 41
3.2.3 Một số giải pháp thương mại 42
3.3 MỘTSỐKIẾNNGHỊ 43
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 43
3.3.2 Kiến nghị đối với các cơ quan liên quan 44
3.4 NHỮNGVẤNĐỀĐẶTRACẦNTIẾPTỤCNGHIÊNCỨU 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 30 Bảng 2.2: Kết quả ƣớc lƣợng hàm lợi nhuận 31 Bảng 2.3: Bảng so sánh mức sản lƣợng thực tế và sản lƣợng ƣớc lƣợng 35
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đồ thị về nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận chung 20
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tình hình thực hiện chi phí của công ty trong giai đoạn 2010
- 2013 27
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFC Short – run Average Fixed Costs Chi phí cố định bình quân ngắn hạn ATC Short – run Average Total Costs Tổng chi phí bình quân ngắn hạn AVC Short – run Average Variable Costs Chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn
INCOM Informatic Lelecommunication
Consultants and Investment
Tƣ vấn và Đầu tƣ Viễn thông Tin học
LAC Long – run Average Cost Chi phí bình quân dài hạn
LMC Long – run Marginal Cost Chi phí cận biên dài hạn
LTC Long – run Total Cost Tổng chi phí dài hạn
MC Short – run Marginal Costs Chi phí cận biên ngắn hạn
MR Marginal Revenue Doanh thu cận biên
ROA Return On Total Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE Return On Common Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu
TC Short – run Total Costs Tổng chi phí ngắn hạn
TFC Total Fixed Cost Tổng chi phí cố định ngắn hạn
TVC Total Variable Cost Tổng chi phí biến đổi
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm vừa qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933 Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ
mô Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực
và thế giới như ASEAN, WTO Nhìn lại năm 2013 của nước ta thấy rằng năm 2013 là
năm thứ 6, kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới mức tiềm năng Theo giới chuyên gia, 2013 cũng là bước tiếp nối của giai đoạn Việt Nam đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất kể từ thập niên 1990
Bên cạnh đó, trong năm 2013 số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm 2012, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40.116 doanh nghiệp, tăng 8,6% Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong thời buổi khó khăn như vậy? Đó là câu hỏi mà các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học (INCOM) nói riêng đều cần phải đặt ra và tìm câu trả lời phù hợp cho doanh nghiệp mình nhất Một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, đồng thời là yếu tố sống còn của doanh nghiệp đó là lợi nhuận Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hướng tới giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra mà vẫn đạt được mục tiêu lợi nhuận để duy trì và phát triển doanh nghiệp mình
Trong thời gian qua, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn trong thời kỳ suy thoái chung của nền kinh tế nhưng công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học vẫn khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của mình, là một trong những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực Viễn thông Tin học Nhưng bên cạnh đó, công
ty vẫn còn bộc lộ những mặt yếu kém cần khắc phục, điển hình doanh thu tăng liên tục
Trang 9qua các năm xong lợi nhuận thực tế thu về lại thấp và có sự biến động thất thường do sức ép của chi phí nên việc phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả Đây thực sự
là vấn đề bức thiết đối với công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học Sau thời gian thực tập tại công ty, tìm hiểu hoạt động kinh doanh cũng như vấn đề mà công
ty đang gặp phải, tác giả nhận thấy việc giải quyết mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận nhằm giảm thiểu chi phí để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty là vấn
đề hết sức cần thiết Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học” làm khóa luận của mình
2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mà nó còn được những nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm Nghiên cứu về chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận đã được nhiều tác giả cả trong và ngoài nước nghiên cứu, làm rõ trong suốt thời gian qua Tuy nhiên, mỗi đề tài đều tập trung giải quyết những vấn đề khác nhau và những phạm vi khác nhau hướng tới mục đích cụ thể cần giải quyết của mỗi đề tài
Theo Vũ Thị May (2010), Đại học Thương mại, tác giả của đề tài “Mối quan hệ
giữa chi phí và lợi nhuận Một số giải pháp tối thiểu hóa chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH” trên cơ sở nghiên cứu
lý thuyết về chi phí và lợi nhuận để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận, đưa ra mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty Đề tài đã xây dựng được mô hình hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân (AVC) và xác định được sản lượng, mức giá tối ưu làm cơ sở để công ty điều chỉnh nhằm đạt được kết quả kinh doanh một cách cao nhất Đồng thời, bằng các phương pháp so sánh đối chiếu, đồ thị… tác giả đã đưa ra được những mặt thành công; những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại Nhưng bên cạnh đó, tác giả vẫn chưa đi sâu nghiên cứu và phân tích cụ thể chi phí nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của công ty để từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp nhất để tối đa hóa lợi nhuận của công ty
Theo Nguyễn Thị Mơ (2012), Đại học Thương mại, trong đề tài “Kiểm định mối
quan hệ giữa chi phí - lợi nhuận và đề xuất giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH thiết bị và công nghệ y tế Việt Nam” tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân
tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận trong kinh doanh sản phẩm thiết
bị y tế tại công ty TNHH thiết bị và công nghệ y tế Việt Nam; xem xét sự biến động của chúng, so sánh với các công ty trong ngành Đề tài đã xây dựng mô hình hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân, sử dụng mô hình kinh tế lượng Eviews để ước lượng
Trang 10và phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty, áp dụng điều kiện tối
đa hóa lợi nhuận để tìm ra mức sản lượng tối ưu trong hoạt động kinh doanh sản phẩm thiết bị y tế của công ty Tác giả cũng đưa ra được những thành công, hạn chế còn tồn tại của công ty và các giải pháp giải quyết phù hợp Tuy nhiên, đề tài vẫn còn hạn chế
là chưa đưa ra được các nguyên nhân cụ thể nên các giải pháp đưa ra chưa sát vào vấn
đề và cũng chưa giải quyết triệt để khó khăn về chi phí mà công ty đang gặp phải
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thương (2013), Đại học Thương mại là
“Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí - lợi nhuận và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thành Phú Trường” Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã có sự phân tích khá
đầy đủ và hoàn thiện về tình thực hiện chi phí, lợi nhuận của sản phẩm bột chống thấm
và sơn Jumbotox của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thành Phú Trường giai đoạn 2010 - 2012, đã đưa ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thực hiện chi phí và lợi nhuận, những thành công, hạn chế còn tồn tại của công ty từ đó đưa
ra những giải pháp phù hợp làm giảm chi phí Tác giả đã sử dụng các phương pháp khác để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, đặc biệt tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định mối quan hệ giữa chi phí - lợi nhuận bằng phần mềm Eviews để ước lượng hàm cầu, hàm chi phí biển đổi bình quân Xong đề tài vẫn chưa chỉ ra được các vấn đề tiếp tục cần nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận nói chung
“Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học (INCOM)” của Nguyễn Thị
Lan (2013), Học viện Ngân hàng Tác giả cũng nghiên cứu trong phạm vi không gian
là công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học Bằng phương pháp thu thập
dữ liệu, điều tra, phân tích tổng hợp tác giả đã làm rõ được các vấn đề về công tác kế toán tiền lương, là một trong những bộ phận cấu thành trong chi phí của công ty Tác giả đã đưa ra được thực trạng của công tác và đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế của công tác tiền lương Tuy nhiên, tác giả chỉ làm rõ một phần rất nhỏ liên quan đến chi phí, chưa đưa ra về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học
Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008) đã đưa ra các khái niệm về chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp một cách rõ ràng và dễ hiểu Đồng thời, các tác giả còn đưa ra các nội dung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu và các loại thu nhập khác của doanh nghiệp, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận Xong, các tác giả chưa đưa ra được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận về mặt lý thuyết cũng như thực tế vào một doanh nghiệp cụ thể
Trang 11Adnan Kasman, Canan Yildirim (2006) “Cost and profit efficiencies in transition
banking: the case of new EU members”, bài viết này phân tích chi phí và lợi nhuận
hiệu quả trong ngân hàng thương mại trong tám nước Trung Âu và Đông đã trở thành mới các thành viên Liên minh châu Âu Đã đưa ra được tác động ảnh hưởng đến chi phí, hiệu quả sử dụng chi phí thấp ở trong các ngân hàng, đưa ra các phương pháp thực hiện và dẫn chứng cụ thể Xong, bài viết chưa nêu được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, và mang tầm rộng không vào một ngân hàng cụ thể để thể hiện rõ hơn
Anca and Ciumag, Marin (2010) “Analysis of the relationship between cost, price
and profit in lignite extraction”, các tác giả đã nói lên mối quan hệ giữa chi phí, giá cả
và lợi nhuận trong khai thác than non Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho việc khai thác than non Tuy nhiên, các tác giả chỉ nói được về mặt tổng quan, chưa cụ thể và tính ứng dụng chưa cao
Francesco Aiello, Grazielle Bonanno (2013) “Profit and cost efficiency in the
Italian banking industry (2006 – 2011)”, các tác giả phân tích lợi nhuận và hiệu quả
chi phí trong ngành công nghiệp ngân hàng Ý trong giai đoạn 2006 - 2011 Bằng cách tiếp cận trung gian các tác giả đã đưa ra được thực trạng thực hiện chi phí của các ngân hàng và nhận xét đánh giá sát thực cho thấy các ngân hàng Ý thực hiện tốt, xong vẫn
có sự bất đồng nhất cao trong kết quả Bên cạnh đó, các tác giả vẫn chưa đưa ra mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của các ngân hàng, và chi phí tác động như thế nào tới lợi nhuận và nguyên nhân chưa những hạn chế tồn tại chưa được đưa ra để có giải pháp khắc phục phù hợp
Như vậy, các đề tài nghiên cứu trước đây đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chi phí, lợi nhuận hay mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của nhiều ngành hàng và các cấp khác nhau Hơn nữa, đối với công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học từ trước đến nay cũng có một số đề tài nghiên cứu về các khía cạnh khác của công ty đã được thực hiện bởi sinh viên thuộc nhiều trường đại học
khác nhau Tuy nhiên, vấn đề về “kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận”
của công ty và đưa ra giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty thì chưa có đề tài nào được thực hiện nên tác giả lấy vấn đề này làm đề tài nghiên cứu tại công ty INCOM
Để có thể kiểm định cho kết quả tốt nhất thì tác giả ngoài việc phân tích cơ sở lý luận
về nội dung có liên quan đến chi phí lợi nhuận, tác giả còn thu thập số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có tại công ty trong giai đoạn 2010 - 2013 sau đó sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews để ước lượng hàm cầu, hàm AVC nhằm đưa ra các giải pháp tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty
Trang 123 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Căn cứ vào tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu đồng thời khi đánh giá tổng quan nghiên cứu đề tài tác giả thấy các đề tài năm trước chưa có đề tài nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn
thông Tin học vì vậy tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài: “Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học”
Trong bài khóa luận này tác giả xin tập trung nghiên cứu các vấn đề để trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày lý luận về chi phí và lợi nhuận Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, cơ sở lý luận về mối quan hệ chi phí và lợi nhuận trên lý thuyết
- Tình hình thực hiện chi phí, lợi nhuận của công ty INCOM giai đoạn 2010 -
2013 như thế nào? Đã đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh hay chưa? Hạn chế tồn tại và nguyên nhân các hạn chế đó là gì?
- Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty INCOM? Sử dụng mô hình kinh tế để ước lượng và các phần mềm kinh tế nào được sử dụng trong quá trình ước lượng?
- Xác định mức chi phí tối ưu để đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận của công ty INCOM Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong thực hiện các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty?
- Giải pháp và kiến nghị nào giúp công ty INCOM có thể tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh?
4 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác giả đi sâu vào “nghiên cứu thực trạng thực hiện chi phí, lợi nhuận từ đó tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học”
4.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 13và lợi nhuận; ước lượng hàm lợi nhuận, hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân và tìm mức sản lượng và giá cung cấp tối ưu cho công ty Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá đưa ra những thành tựu, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế Từ đó, đưa ra các giải pháp, đề xuất và kiến nghị đối với Nhà nước và các ban ngành liên quan giúp công ty INCOM tối thiểu hóa chi phí nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Công ty INCOM thực hiện các lĩnh vực: tư vấn; thiết kế, xây dựng, chế tạo lắp đặt các công trình; đầu tư hạ tầng thông tin Bưu chính viễn thông cho thuê; cung cấp thiết bị và các giải pháp giải pháp trong ngành Viễn thông; xây dựng, thiết kế phần mềm công nghệ thông tin và viễn thông Xong lĩnh vực chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng như đóng góp phần lớn vào doanh thu của công ty là lĩnh vực tư vấn; thiết kế, xây dựng, chế tạo lắp đặt các công trình Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung thu thập phân tích chi phí, lợi nhuận và mối quan
hệ chi phí và lợi nhuận về hai lĩnh vực trên của công ty
Phạm vi không gian
Để nắm được chi tiết và đầy đủ hơn, cũng như để đề tài mang ý nghĩa thực tế tác giả tiến hành phân tích số liệu là những số liệu tổng thể được thu thập từ tất cả các ngành dịch vụ công ty đăng ký kinh doanh và toàn thị trường của INCOM trên cả
Trang 145 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học, tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, mục tiêu và định hướng phát triển của công ty cũng như kế hoạch dài hạn của công ty liên quan đến các vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài Các dữ liệu này do phòng tài chính - kế toán và phòng kinh doanh của công ty cung cấp Ngoài ra, để hoàn thiện đề tài, tác giả tham khảo, thu thập các số liệu từ các tài liệu thứ cấp như các bài nghiên cứu có liên quan, nguồn sách báo, internet… về các số liệu khác có liên quan, về những cơ sở lý luận về chi phí và lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng
Việc thu thập những dữ liệu này được sử dụng xuyên suốt từ đầu đến cuối trong
đề tài nhằm cung cấp các thông tin, số liệu đã thu thập được nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu từ viết phần cơ sở lý luận đến quá trình phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí lợi nhuận và xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty INCOM
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Dựa trên các số liệu về chi phí và lợi nhuận đã thu thập được tại công ty INCOM trong giai đoạn 2010 - 2013, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu
để thực hiện là một trong những phương pháp nghiên cứu trong đề tài này Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong chương 2 nhằm phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty từ kết quả so sánh, đối chiếu các kết quả Công ty đạt được, xem xét lợi nhuận của năm sau so với năm trước thay đổi như thế nào? Chi phí bỏ ra tương ứng của các năm có chênh lệch ra sao? Và lợi nhuận thu về có tương xứng với chi phí bỏ ra hay không? Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm tối thiểu hóa chi phí đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty
Phương pháp biểu đồ, đồ thị
Phương pháp biểu đồ, đồ thị sử dụng các con số kết hợp hình vẽ, đường nét, màu sắc để trình bày đặc điểm của đối tượng giúp nhận thức được những tác đặc điểm cơ bản bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng Các đồ thị về các hàm chi phí,
đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, đồ thị tối đa hóa lợi nhuận trong các trường hợp cụ thể được trình bày trong chương 1 Phương pháp lập bảng biểu, sử dụng phổ biến ở chương 2 nhằm đưa ra các số liệu cụ thể về chi phí, doanh thu, lợi nhuận cụ thể để phục vụ cho việc xây dựng hàm tương ứng
Trang 15 Phương pháp phân tích hồi quy
Là phương pháp nghiên cứu sự phụ thuộc một biến vào các biến khác với ý tưởng
cơ bản là ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập Để thực hiện phương pháp này tác giả sử dụng phần mềm Eviews để tiến hành ước lượng mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận bằng việc sử dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất OLS Các bước ước lượng được tác giả tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định mô hình ước lượng
Xác định phương trình các hàm cần ước lượng: hàm chi phí lợi nhuận, hàm cầu
và hàm chi phí biến đổi bình quân
Bước 2: Thu thập và xử lý các số liệu
Thu thập các dữ liệu của các biến trong hàm cầu và chi phí lợi nhuận theo quý của các năm trong giai đoạn 2010 - 2013, sau đó tiến hành xử lý số liệu cho phù hợp với mô hình đưa ra
Bước 3: Tiến hành ước lượng
Nhập dữ liệu, sử dụng Eviews để tiến hành ước lượng các mô hình hàm cầu và chi phí của công ty bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
Bước 4: Kiểm định sự phù hợp mô hình đã ước lượng và đưa ra kết quả
- Kiểm tra sự phù hợp về dấu của các tham số so với cả lý luận và thực tế
- Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình
6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần mở đầu, tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của khóa luận có kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về chi phí và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học trong giai đoạn 2010 - 2013 Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm tối đa hóa lợi nhuận đối với công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học tới năm 2020
Trang 16CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA CHI PHÍ - LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm chi phí
Tất cả doanh nghiệp, từ công ty cung cấp dịch vụ hàng không đến cửa hàng rất nhỏ bán thực phẩm, đều phải quan tâm đến chi phí họ sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ Chi phí của một doanh nghiệp là yếu tố quan trọng của quyết định sản xuất và định giá Tuy nhiên, việc xác định xem những gì là chi phí của doanh nghiệp không phải chuyện đơn giản như người ta vẫn tưởng Vậy, chi phí được hiểu như thế nào? Theo Paul A.Samuelson (2007, tr.236): “Chi phí chỉ đơn thuần là sự hấp dẫn của cạnh tranh”
Như vậy, chi phí có thể được hiểu là những phí tổn (lượng tiền) mà doanh nghiệp
đã bỏ ra, gánh chịu để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
1.1.2 Khái niệm lợi nhuận
Các doanh nghiệp luôn có các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn được đưa ra để hướng tới mục đích tồn tại và phát triển ngày càng mạnh hơn Doanh thu cao thì sẽ tốt? Câu trả lời là chưa chắc đã tốt nếu chi phí sản xuất và cung ứng dịch vụ quá cao Vậy điều mà các doanh nghiệp đều hướng tới và đưa ra mục tiêu kinh tế hàng đầu là
“lợi nhuận”, là một động cơ kinh tế cho các doanh nghiệp Lợi nhuận là gì?
Theo David Begg (1992, tr.139) đưa ra “lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu
so với chi phí”
Lợi nhuận được định nghĩa một các khách quan là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (Ngô Đình Giao, 2007, tr.127)
Tóm lại, lợi nhuận chính là phần tài sản mà nhà đầu tư có được từ đầu tư sau khi
đã trừ đi các khoản chi phí bỏ ra đầu tư, là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí…
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
1.2.1 Lý thuyết về chi phí
1.2.1.1 Vai trò của chi phí
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có chi phí Chi phí là yếu tố đầu tiên và cần thiết mà doanh nghiệp cần bỏ ra khi bắt tay vào hoạt động, đồng thời nó còn phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh và nó luôn vận động thay đổi trong quá trình tái sản xuất Do đó, chi phí có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của
Trang 17doanh nghiệp Chi phí được coi là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, là một trong những căn cứ cơ bản nhất để đánh giá hoạt động giữa các kỳ với nhau trong doanh nghiệp hoặc với các doanh nghiệp trong ngành, rộng hơn là các doanh nghiệp ngoài ngành Tuy nhiên, để
có được kết quả tốt thì chi phí phải sử dụng một cách hợp lý có kế hoạch rõ ràng Để quản lý chi phí tốt thì cần phải nắm vững được bản chất của chi phí và đặt trong mối quan hệ doanh thu - chi phí - lợi nhuận để đưa ra những hướng đi phù hợp để doanh nghiệp sử dụng chi phí một cách hiệu quả nhất
1.2.1.2 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hạch toán kiểm tra giúp doanh nghiệp tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí hướng tới mục tiêu lợi nhuận Thông thường có một số phương pháp chủ yếu để phân loại chi phí như sau:
a, Căn cứ vào nội dung và tính chất của các khoản chi
Theo Nguyễn Văn Dần (2007) đưa ra căn cứ vào nội dung và tính chất của các khoản chi, chi phí bao gồm các loại sau:
Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội của một vật là tất những vật khác bạn phải bỏ đi
để có được nó Nó gồm 2 loại:
Chi phí cơ hội hiện: Là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí lương công nhân sản xuất, tiền trả lãi, tiền mua nguyên vật liệu…
Chi phí cơ hội ẩn: Là những chi phí không thể hiện trong tính toán trên sổ sách
giấy tờ, thể hiện một phần thu nhập bị mất đi
Chi phí kế toán: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã thực hiện chi ra để
sản xuất hàng hóa và dịch vụ Đó chính là chi phí hiện
Chi phí kinh tế: Là chi phí kế toán và chi phí ẩn hay nói cách khác nó bao gồm
cả chi phí hiện và chi phí ẩn
Chi phí chìm: Là khoản chi tiêu đã thực hiện và không thể thu hồi được
Chi phí tài nguyên: Là tổng các nguồn tài nguyên được sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
b, Căn cứ vào thay đổi của đầu vào
Căn cứ vào thay đổi của đầu vào, chi phí được phân biệt làm hai loại như sau:
Chi phí trong ngắn hạn: Là những chi phí của thời kỳ mà trong đó số lượng (và
chất lượng) của một vài đầu vào không thay đổi Ví dụ như: quy mô nhà máy, diện tích sản xuất được coi là không thay đổi (Vũ Kim Dũng, 2010, tr.139)
Trang 18Chi phí trong dài hạn: Là những chi phí của thời kỳ mà hãng có thể thay đổi tất
cả các đầu vào của nó Đặc trưng cơ bản của dài hạn là không có chi phí cố định (Vũ Kim Dũng, 2010, tr.144)
c, Căn cứ vào tính chất biến đổi của chi phí so với mức sản lượng
Căn cứ vào tính chất biến đổi của chi phí so với mức sản lượng, chi phí được phân biệt thành hai loại:
Chi phí cố định (TFC): Là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi
Nói rộng ra chi phí cố định là những chi phí mà một doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất ra một sản phẩm nào (Vũ Kim Dũng, 2010, tr.155) Trong ngắn hạn, khi số lượng và cơ cấu hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp không thay đổi thì chi phí
cố định không thay đổi Ví dụ: tiền thuê nhà máy, tiền khấu hao máy móc…
Chi phí biến đổi (TVC): Là những chi phí phụ thuộc vào các mức sản lượng,
tăng giảm cùng với việc tăng giảm của sản lượng (Vũ Kim Dũng, 2010, tr.155) Chi phí này luôn biến đổi cùng chiều với mức sản lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ được
Ví dụ như tiền mua nguyên vật liệu, nhiên vật liệu, tiền lương công nhân viên…
d, Căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh
Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008) cho rằng căn cứ vào công dụng kinh
tế và địa điểm phát sinh thì chi phí được phân thành các khoản mục chi phí sau:
Chi phí vật tư trực tiếp: Là các chí phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động
lực tiêu dung trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản mà doanh nghiệp trả cho người
lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp
Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân
xưởng, bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp ăn ca cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chi cho phân xưởng, khấu hao TSCĐ thuộc phạm vi phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất
Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi hoa hồng cho đại lý, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chi phí vật liệu bao bì, dụng cụ…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý
hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp cho hội đồng quản trị, bán giám đốc và
Trang 19các nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi bảo hiểm, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp, các khoản chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, chi phí bảo vệ môi trường…
e, Căn cứ theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau đây:
Chi phí vật tư: Là toàn bộ giá trị các vật tư mà doanh nghiệp mua từ bên ngoài
để dung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí phân bổ công cụ, phụ tùng thay thế, dụng cụ lao động…
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ mà doanh
nghiệp trích trong kỳ
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Là toàn bộ các khoản tiền
lương, tiềng công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản trích nộp theo tiền lương như chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các
dịch vụ đã sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở bên ngoài cung cấp như các khoản chi về điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tiển thuê kiểm toán, thuê dịch vụ pháp lý…
Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí ngoài các khoản đã nêu trên như
các khoản thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài, tiền thuế thuê đất, chi về đào tạo lao động, chi phí công tác y tế, chi phí giao dịch, khuyến mại, quảng cáo…
1.2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích chi phí
a, Chi phí sản xuất ngắn hạn
Các chỉ tiêu về tổng chi phí
Theo Nguyễn Văn Dần (2007, tr.116) cho rằng:
Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất ra một loại sản phẩm là toàn bộ chi phí về
các tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó Tổng chi phí bao gồm hai loại chi phí: tổng chi phí cố định (TFC) và tổng chi phí biến đổi (TVC)
Tổng chi phí cố định (TFC): Là những chi phí không thay đổi khi sản lượng
thay đổi
Tổng chi phí biến đổi (TVC): Là những chi phí phụ thuộc vào mức sản lượng,
tăng giảm cùng với sự tăng giảm của mức sản lượng
Đồ thị về các đường tổng chi phí TC, TFC, TVC được trình bày trong phụ lục 1
Trang 20 Các chỉ tiêu về chi phí bình quân
Tổng chi phí bình quân (chi phí trung bình - ATC): Là chi phí sản xuất tính
trên một đơn vị sản phẩm (Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.116) Công thức tính:
ATC = TC/Q
Chi phí cố định bình quân (AFC): Là tổng chi phí cố định tính trên một đơn vị
sản phẩm (Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.116) Công thức tính:
AFC = TFC/Q
Chi phí biến đổi bình quân (AVC): Là tổng chi phí biến đổi tính trên một đơn vị
sản phẩm, (Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.116) Công thức tính:
AVC = TVC/Q
Ta có TC = TFC + TVC, do đó ta có thể tính ATC bằng tổng chi phí cố định bình quân với chi phí biến đổi bình quân Cụ thể,
ATC = TC/Q = (TFC + TVC)/Q = TFC/Q + TVC/Q = AFC + AVC
Các đường chi phí bình quân được thể hiện ở phụ lục 2 của đề tài
Chỉ tiêu chi phí cận biên
Chi phí cận biên (chi phí biên - MC): Là chi phí tăng them do sản xuất them
một đơn vị sản phẩm, (Vũ Kim Dũng, 2010, tr.141) Công thức tính:
Chi phí cận biên = Thay đổi của tổng chi phí
Thay đổi của tổng sản lượng
MC = TC/ Q Đường chi phí cận biên MC được biểu thị ở phụ lục 2
b, Chi phí sản xuất dài hạn
Tổng chi phí trong dài hạn (LTC)
Chi phí trong dài hạn là những chi phí của thời kỳ mà hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào của nó Đặc trưng cơ bản của dài hạn là không có chi phí cố định (Vũ Kim Dũng, 2010, tr.144)
Đường LTC được đưa ra trên đồ thị ở phụ lục 3 của đề tài
Chi phí bình quân dài hạn (LAC)
Là chi phí bình quân để sản xuất ra tổng mức sản lượng khi tất cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi (Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.123) Đường chi phí bình quân LAC trong dài hạn có dạng hình chữ U Công thức tính:
LAC = LTC/Q
Chi phí cận biên dài hạn (LMC)
Được xác định dựa trên đường LAC dài hạn, nó đo lường sự thay đổi tổng chi phí do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm trong dài hạn Công thức tính:
LMC = LTC Q
Trang 21LMC nằm dưới đường LAC khi đường LTC đi xuống và nằm trên đường LAC khi đường LAC đi lên Giao điểm của hai đường này là điểm cực tiểu của đường LAC,
cụ thể hình dạng của đường LMC và LAC được biểu diễn trên đồ thị tại phụ lục 4
Mối quan hệ giữa chi phí trong ngắn hạn và chi phí trong dài hạn
Theo hình ở phụ lục 5 thể hiện “Mối quan hệ giữa chi phí trong ngắn hạn và chi
phí trong dài hạn” ta thấy rằng, mỗi một điểm trên đường chi phí bình quân dài hạn
cũng là một điểm trên đường chi phí bình quân trong ngắn hạn, mà tại đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí Đường LAC được hình thành bởi một tập hợp các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn và là đường bao của tất cả các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn (ATC) Điểm tiếp xúc giữa đường LAC và ATC phản ánh chi phí ngắn hạn thấp nhất tại mức sản lượng đó Tại mức sản lượng ở điểm tiếp xúc này, SMC = LMC
1.2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí
Tỷ suất chi phí trên doanh thu thuần: Là chỉ tiêu cho biết trong 100 đồng doanh thu thu về, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí
Tỷ suất chi phí trên doanh thu thuần = Tổng chi phí
Doanh thu thuần x 100%
Đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu tỷ suất càng nhỏ chứng tỏ lượng chi phí bỏ ra ít mà doanh thu thu
về cao cho thấy khả năng kiểm soát tốt chi phí và ngược lại
Tỷ suất chi phí cố định trên doanh thu thuần: Là chỉ tiêu cho biết trong 100
đồng doanh thu thu về, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cố định
(CPCĐ) Nó phản ánh hiệu quả sử dụng CPCĐ của doanh nghiệp
Tỷ suất CPCĐ trên doanh thu thuần = Chi phí cố định
Doanh thu thuần x 100%
Tỷ suất chi phí biến đổi doanh thu thuần: Là chỉ tiêu cho biết trong 100 đồng doanh thu thu về, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí biến đổi (CPBĐ)
Tỷ suất CPBĐ trên doanh thu thuần = Chi phí biến đổi
Doanh thu thuần x 100%
Tỷ suất này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí biến đổi (CPBĐ) của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.5 Các nhân tố tác động đến chi phí
a, Nhân tố chủ quan
Khối lượng hàng hóa sản xuất ra
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD) trong một kỳ nhất định thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp Khi khối lượng hàng
Trang 22hóa được sản xuất ra tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tăng khối lượng các yếu tố đầu vào như nhiên liệu, nguyên vật liệu, vốn sản xuất kinh doanh để mở rộng sản xuất, do đó làm chi phí của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán sản xuất trong mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đối với CPSXKD của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ góp phần tiết kiệm nhiên liệu, thời gian và nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp làm giảm CPSXKD của doanh nghiệp và ngược lại
Cơ cấu hàng hóa sản xuất kinh doanh
Sản phẩm SXKD của các doanh nghiệp hiện nay thường rất phong phú và đa dạng về chủng loại Có sản phẩm chi phí rất cao nhưng trong kinh doanh yêu cầu hao phí lao động thấp, ngược lại có sản phẩm giá trị thấp nhưng yêu cầu hao phí lao động rất cao Bởi vậy, với quy mô SXKD không đổi về cơ cấu hàng hóa sẽ làm thay đổi tổng mức chi phí và tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
Giá cả yếu tố đầu vào: Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến CPSXKD của doanh
nghiệp như giá cả của nhiên liệu, nguyên vật liệu, dụng cụ, đồ dùng… hoặc giá cả của các lao vụ, dịch vụ Nếu giá cả của yếu tố đầu vào tăng lên thì CPSXKD sẽ tăng lên và ngược lại Giả sử một doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L) Lúc đó tổng chi phí của doanh nghiệp sẽ được tính theo công thức:
Trang 23TC = w.L + r.K Tổng chi phí của doanh nghiệp này phụ thuộc vào giá thuê lao động và vốn Vì vậy, doanh nghiệp cần có phương án lựa chọn yếu tố đầu vào hợp lý để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp
Trong đó: TC: là tổng chi phí
L: là số lượng lao động được thuê K: là lượng vốn sử dụng
W: là giá thuê lao động R: là giá thuê vốn
Cạnh tranh: Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh một mặt thúc đẩy doanh nghiệp hạ thấp hao phí lao động cá biệt để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Mặt khác, nó lại có tác động làm tăng CPSXKD do doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí khác để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong ngành như: chi phí quảng cáo, chi phí trả cho dịch vụ môi giới, chi phí tư vấn… Chính vì thế, làm tăng CPSXKD của doanh nghiệp
Do đó, doanh nghiệp cần có các chiến lược và chính sách cụ thể để cạnh tranh lành mạnh mà vẫn đảm bảo phát triển…
Các chính sách của Nhà nước: Đặc trưng của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Điều đó có nghĩa Nhà nước đóng vai trò là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua các luật lệ, chính sách và các biện pháp kinh tế Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động phát triển SXKD và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào những ngành nghề có lợi cho đất nước, cho đời sống nhân dân Doanh nghiệp SXKD, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước đang áp dụng như: Chế độ tiền lương, tiền công,
cơ chế hạch toán kinh tế… Sự hoàn thiện các chế độ quản lý kinh tế là điều kiện cơ
bản cho việc áp dụng chế độ phân tích kiểm tra hạch toán CPSXKD của doanh nghiệp
Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ: Khoa học kỹ thuật, quy trình công
nghệ mới ngày càng hiện đại giúp chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao sẽ góp phần tăng thêm năng suất lao động và chất lượng tốt nhằm giảm lao động chân tay, vận chuyển hàng hóa nhanh và tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, chi phí cho việc áp dụng
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ là một con số khá lớn, vì thế để đảm bảo SXKD hiệu quả doanh nghiệp cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng
Các nhân tố khác: Tỷ giá hối đoái, hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước, cơ
sở hạ tầng giao thồng vận tải, quan hệ thương mại giữa các nước và xúc tiến thương mại… cũng là những yếu tố có tác động tới chi phí SXKD của các doanh nghiệp
Trang 241.2.2 Lý thuyết về lợi nhuận
1.2.2.1 Vai trò của lợi nhuận
a, Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp nó có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Lợi nhuận còn là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc và tạo khả năng tái sản xuất và mở rộng nhằm phát triển quy mô sản xuất, tăng thêm vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng giúp doanh nghiệp đầu
tư chiều sâu mở rộng quy mô SXKD, là điều kiện để củng cố thêm sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Lợi nhuận còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình SXKD kể từ khi bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình SXKD, đến khâu tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thị trường
Nó phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình SXKD của doanh nghiệp
b, Đối với người lao động
Nếu như mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận thì mục đích của người lao động là tiền lương, tiền lương có hai chức năng đối với doanh nghiệp nó là một yếu tố chi phí còn đối với người lao động nó là thu nhập là lợi ích kinh tế của họ Khi người lao động họ được trả lương thoả đáng họ sẽ yên tâm lao động, phát huy khả năng sáng tạo của mình và năng suất lao động sẽ tăng lên, đây cũng là một biện pháp để doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận Chính vì thế, doanh nghiệp làm ăn phát đạt và lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng nó gắn liền với lợi ích của người lao động được tăng
c, Đối với nhà nước
Mỗi doanh nghiệp là một phần tử trong nền kinh tế, nó tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước Lợi nhuận là một nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội, từ đó Nhà nước có vốn để đầu tư phát triển xã hội, tạo sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước thực hiện công bằng xã hội, là động lực cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân, ở bất kỳ một quốc gia nào Chính phủ đều mong muốn các doanh nghiệp phát triển tốt Bởi vì, lợi ích quốc gia gắn liền với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Sự phồn thịnh của mỗi quốc gia chính là sự phồn thịnh và phát triển của hệ thống doanh nghiệp ở quốc gia đó Lợi nhuận là thước đo tính hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với
sự quản lý hoạt động SXKD của các doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
Trang 25quả và lợi nhuận ngày càng cao nghĩa là các chính sách vĩ mô của Nhà nước ngày càng đúng đắn và thành công trong việc kích thích các doanh nghiệp phát triển và ngược lại
1.2.2.2 Công thức xác định lợi nhuận
Lợi nhuận được xác định bằng 2 công thức chính như sau:
Tổng lợi nhuận chính là hiệu số giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm với tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra chúng:
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
= TR – TC Hoặc cũng có thể tính lợi nhuận bằng cách xác định lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách xác định lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm và nhân số đó với sản lượng:
Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị x Khối lượng sản phẩm
= (P – ATC) Q Trong đó: Lợi nhuận bình quân = Giá bán (P) – Tổng chi phí bình quân (ATC)
TR: là tổng doanh thu TC: là tổng chi phí P: giá sản phẩm ATC: chi phí bình quân Q: khối lượng sản phẩm bán ra
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (LNst) trên doanh thu thuần hay hệ số lợi nhuận ròng, phản ánh mối quan hệ giữa lợi LNst và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp Là chỉ tiêu cho biết trong 100 đồng doanh thu thu về, có bao nhiêu đồng lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra
Hệ số lợi nhuận ròng =Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần x 100%
Hệ số này càng lớn chứng tỏ lãi thu về của doanh nghiệp, hoạt động SXKD là có hiệu quả, ngược lại nếu là thấp hoặc âm thì thể hiện hoạt động SXKD của doanh nghiệp chưa đạt kết quả tốt hoặc thua lỗ, là cơ sở để doanh nghiệp nhìn nhận, rà soát đưa ra chiến lược và chính sách phù hợp nhằm phát triển hiệu quả hơn
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Là mối quan hệ giữa LNst với vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ Giúp chủ sở hữu đánh giá được khoản lợi nhuận mà mình được hưởng khi đầu tư là bao nhiêu?
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu x 100%
Trang 26 Tỷ suất lợi nhuận sau thế trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi nhuận của một đồng vốn đầu tư Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho quá trình SXKD càng cao và ngược lại hệ số thấp chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào kém khả năng sinh lời từ nguồn tài sản thấp cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả hơn
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản x 100%
1.2.2.4 Các nhân tố tác động đến lợi nhuận
Giá cả và chất lượng của các yếu tố đầu vào
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có được các yêu tố đầu vào với giá cả hợp lý và chất lượng tốt thì sẽ giúp CPSXKD giảm, làm cho giá thành sản phẩm giảm và với mức giá bán không đổi thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ
Khi nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tăng cao, thúc đẩy hoạt động SXKD nhằm tạo ra mức sản lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Chính
vì vậy, tận dụng được lợi thế theo quy mô và làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại nếu sản xuất không hiệu quả không tiêu thụ được hàng hóa và dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ bị giảm lợi nhuận có thể bị âm
Năng lực và trình độ lao động
Doanh nghiệp có đội ngũ quản lý có trình độ, chuyên môn cao biết sắp xếp phân
bổ hợp lý nguồn lực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả SXKD là làm tăng sản lượng với chi phí thấp hơn giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại Đội ngũ nhân viên và những lao động phổ thông của doanh nghiệp nếu được đào tạo bài bản, nhanh nhẹn, biết xử lý tốt các tình huống trong công việc sẽ giúp cho việc SXKD hiệu quả giúp cho chi phí phát sinh ít và tiết kiệm được tối đa chi phí vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn
Giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
Dựa vào tình hình cung cầu trên thị trường cũng như dự đoán đối thủ cạnh tranh trong ngành doanh nghiệp đưa ra mức giá bán hàng và cung cấp dịch vụ tốt nhất Đảm bảo có tính cạnh tranh để không làm mất đi khách hàng đồng thời cũng đảm bảo doanh nghiệp thu được lợi nhuận chứ không bị lỗ Giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 27 Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Doanh nghiệp không chỉ bị chi phối bởi các quy luật của thị trường mà còn bị chi phối bởi những chính sánh kinh tế vĩ mô của Nhà nước Các chính sách này tác động đến cả đầu vào là giá cả của nguyên vật liệu, nhiên liệu… cũng như các yếu tố đầu ra như mức giá sàn, giá trần, thuế doanh nghiệp… ảnh hưởng đến lợi nhuận theo nhiều chiều hướng khác nhau, nếu chính sách tốt doanh nghiệp sẽ giảm chi phí và làm tăng
lợi nhuận và ngược lại
1.2.2.5 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
a, Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới Để có thể tối đa hóa lợi nhuận nghĩa là các doanh nghiệp phải làm cho chênh lệch giữa tổng doanh thu với tổng chi phí là lớn nhất có thể Vậy làm thế nào để đạt được điều đó? Để tìm hiểu về tối đa hóa lợi nhuận, trước hết ta cần nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu cận biên (MR) và chi phí cận biên (MC):
Doanh thu cận biên là doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị hàng hóa Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa
Hình 1.1: Đồ thị về nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận chung
Công thức tính lợi nhuận là: = TR - TC
Trang 28- Nếu MR < MC, doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng là Q2, lúc đó doanh nghiệp sẽ chịu lỗ một khoản lợi nhuận là S2 và việc giảm Q sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp;
Do đó khi MR = MC là mức sản lượng tới ưu (Q*) để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ( max) Nói một cách khác, quy tắc chung để hãng tối đa hóa lợi nhuận là tăng sản lượng khi nào doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên thì dừng lại
Tóm lại, trong ngắn hạn doanh nghiệp quyết định lựa chọn mức sản lượng MR =
MC và doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng đó đến chừng nào P AVC Doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất tại một mức thua lỗ với điều kiện ít nhất cũng bù được phần chi phí cố định
b, Tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn
Cũng giống như ngắn hạn, trong dài hạn doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng tại đó chi phí cận biên dài hạn (LMC) bằng doanh thu cận biên MR Tuy nhiên, trong dài hạn doanh nghiệp không chấp nhận thua lỗ, do đó điều kiện tối đa hóa lợi nhuận đối với các doanh nghiệp độc quyền là: LMC = MR Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo khi có LACmin thì điều kiện tối đa hóa lợi nhuận là:
LMC = P LAC min
1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ VỀ KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
1.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Trong doanh nghiệp, chi phí và lợi nhuận luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh cũng là các nhân tác động đến lợi nhuận Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận được thể hiện thông qua sự tiếp cận từ tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí (TC)
Tổng doanh thu (TR) là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ, được tính bằng giá thị trường (P) của hàng hóa dịch vụ nhân với lượng hàng hóa bán ra (Q): TR(Q) = P Q Độ dốc của đường TR chính là doanh thu cận biên MR của doanh nghiệp Tổng chi phí (TC) bao gồm tổng chi phí cố định (TFC) và tổng chi phí biến đổi (TVC) nên đường tổng chi phí TC được bắt đầu từ tổng chi phí
cố định TFC ở phía trên gốc tọa độ Dộ dốc của đường TC chính là đường chi phí cận biên MC Tổng lợi nhuận ( = TR – TC) được xác định là khoảng cách thẳng đứng từ
TC đến TR Cụ thể, mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận được thể hiện ở phụ lục 6 Ban đầu, khi doanh nghiệp sản xuất tại các mức sản lượng Q = Q0 < Q1 thì đường
TC nằm phía trên đường TR (6b), tổng doanh thu không bù đắp tổng chi phí, do đó lợi nhuận thu về âm thể hiện mức lợi nhuận nằm phía dưới trục hoành (6c) Khi sản xuất
Trang 29tại mức sản lượng Q1, ở phụ lục 6b TR giao TC (TR = TC), lúc này = 0 (6c), doanh nghiệp hòa vốn Nếu tăng sản lượng từ Q1 => Q* thì đường TR nằm phía trên đường
TC, tức là TR – TC > 0 doanh nghiệp đã có lãi, thể hiện ở phụ lục 6c Đồng thời, khi sản lượng tăng dần từ Q1 => Q* thì khoảng cách giữa TR và TC càng lớn hay lợi nhuận thu về của doanh nghiệp tăng dần theo chiều tăng sản lượng Vì thế, trong khoảng này tăng chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tại mức sản lượng Q* có MR = MC, tại đây thì TR và TC cách nhau bằng ở phụ lục 6b (E, F lần lượt
là tiếp điểm của hai tiếp tuyến song song của TR và TC) Lúc này max = và A ở phụ lục 6a gọi là điểm sản xuất tối ưu của doanh nghiệp tại mức sản lượng Q* Vượt qua mức sản lượng Q*, tăng đến Q2 thì MR < MC làm cho TR giảm, TC tăng làm khoảng cách TR và TC ngắn lại, lợi nhuận giảm ( > 0 do TR vẫn nằm trên TC) Vì thế, trong khoảng này tăng chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Khi tiếp tục tăng sản lượng với mức sản lượng Q = Q2 thì tại đó TR = TC, doanh nghiệp hòa vốn ( = 0) Nếu vẫn tiếp tục tăng sản lượng Q > Q2, làm TC tiếp tục tăng trong khi
TR liên tục giảm xuống, lúc này đường TC nằm phía trên đường TR do đó lợi nhuận thu về âm, doanh nghiệp bị lỗ, thể hiện ở phụ lục 6c đường lợi nhuận đi xuống và ở phía dưới trục hoành
Tóm lại, từ đồ thị trên cho thấy mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận:
Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q < Q1 thì sẽ bị lỗ do TC > TR; Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q1 hay Q2 thì tại đó = 0, doanh nghiệp hòa vốn;
Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q1 < Q< Q* thì thu được > 0, tăng chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh ngiệp;
Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q = Q*, tại đó MR = MC, doanh nghiệp thu được tối đa hóa lợi nhuận ( max);
Nếu tăng sản lượng Q*< Q< Q2 thì thu được > 0, nhưng tăng chi phí làm cho lợi nhuận giảm;
Nếu tiếp tục giảm sản lượng Q > Q2, thì lợi nhuận âm, doanh nghiệp thua lỗ, tăng chi phí càng làm lợi nhuận giảm
1.3.2 Xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
1.3.2.1 Mô hình ước lượng về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Hàm tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận có dạng:
Y = a + b1X1 + b2X2Trong đó: Y là biến lợi nhuận
X1: là biến chi phí tư vấn thiết kế và dịch vụ
Trang 30X2: là biến chi phí xây lắp Dấu của các hệ số phản ánh mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận Nếu lớn hơn
0, thì chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận Ngược lại, nếu nhỏ hơn 0 thì chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
1.3.2.2 Mô hình ước lượng hàm cầu
Hàm cầu cầu đối với sản phẩm có dạng:
Q = c + dP + ePr +fM + gN + hT + kPe Trong đó: Q: là lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp theo quý
P: là giá hàng hàng hóa dịch vụ Pr: là giá cả của dịch vụ thay thế hoặc bổ sung M: thu nhập của người tiêu dùng
N: số lượng người mua trên thị trường T: là thị hiếu của người tiêu dùng Pe: là kỳ vọng về giá trong tương lai
Dự kiến dấu các hệ số:
d = Q/ P, mang dấu âm, giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch;
e = Q/ Pr, mang dấu dương nếu là hàng hóa thay thế và mang dấu âm nếu là hàng hóa bổ sung;
f = Q/ M, mang dấu dương đối với hàng hóa thông thường và mang dấu âm đối với hàng hóa thứ cấp;
g = Q/ N, mang dấu dương vì doanh số bán của công ty tỷ lệ thuận với tốc độ tăng số lượng người tiêu dùng
h = Q/ T, mang dấu dương vì khi mong muốn tiêu dùng tăng làm cho lượng cầu về hàng hóa tăng và ngược lại
k = Q/ Pe, mang dấu dương vì nếu kỳ vọng giá tương lai tăng thì lượng mua hiện tại tăng lên và mang dấu âm nếu kỳ vọng giá trong tương lai giảm
Do giới hạn về kiến thức và thời gian cũng như do một số yếu tố khó có thể lượng hóa nên tác giả đi ước lượng mô hình như sau: Q = c + dP + ePr
1.3.2.3 Mô hình ước lượng hàm chi phí biển đổi bình quân
Hàm chi phí biến đổi bình quân có dạng: AVC = l + mQ + nQ2
Để phù hợp với lý thuyết, các tham số phải thỏa mãn điều kiện: l > 0, m < 0, n >
0 Tiến hành ước lượng hàm bằng phương pháp (OLS), sau đó phân tích các hệ số và ý nghĩa của các hệ số Phân tích giá trị của hệ số xác định R2
, R2 thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập cho biến phụ thuộc là bao nhiêu % hay đo lường tỷ lệ % sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi hàm hổi quy Từ đó, đưa ra các kết luận về mô hình ước lượng
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU
TƯ VIỄN THÔNG TIN HỌC TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2013
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG TIN HỌC GIAI ĐOẠN 2010 - 2013
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học
Công ty Cổ Phần Tư Vấn và Đầu Tư Viễn Thông Tin Học - INCOM.,JSC được thành lập năm 2006 tại số nhà 15A, ngõ 461/42, Phố Minh khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng Giấy chứnga nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103010785 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Đăng ký lần đầu ngày 08/02/2006 Đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 27/10/2006 Thay đổi lần thứ 7 ngày 18 tháng 12 năm 2012 Lĩnh vực kinh doanh chính: Tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án, giám sát, quản
lý dự án các công trình Bưu chính viễn thông; các công trình tin học, data center; xây dựng công trình Bưu chính viễn thông; lắp đặt và giám sát lắp đặt thiết bị các công trình Bưu chính viễn thông, tin học, dân dụng và công nghiệp; đầu tư hạ tầng thông tin Bưu chính viễn thông cho thuê; cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị và các giải pháp trong ngành Viễn thông, Tin học, Dầu khí và an ninh
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học trong giai đoạn 2010 - 2013
2.1.2.1 Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế: Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi
chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi
và tăng trưởng khá nhanh Năm 2010, GDP tăng 6,78% và GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1160 USD Năm 2011, vốn đầu tư xã hội/GDP đạt 33,3%; lãi suất chưa giảm nhiều; nhu cầu ngoại tệ và sức ép tỷ giá cuối năm còn lớn; nhiều doanh nghiệp còn rất khó khăn; mức tăng trưởng kinh tế của cả năm 2011 chỉ đạt 5,89 Bước sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới Với việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ kịp thời đã giúp kiểm soát được CPI của năm 2012 tăng 6,81%, lãi suất ngân hàng giảm dần Nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 chỉ đạt 5,03% Năm
2013, kết thúc với tăng trưởng GDP 5,42% so với năm 2012 Xong lạm phát cao, tình
hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài Khả năng tiếp
Trang 32cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ Tình hình kinh tế thời gian qua có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến hoạt động SXKD của công ty INCOM, kinh tế tăng trưởng tốt giúp cho nhu cầu về viễn thông được mở rộng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên lạm phát ở mức cao, giá xăng dầu, điện nước, chi phí vận tải tăng dẫn đến chi phí của công ty tăng cao làm SXKD không hiệu quả ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty
Môi trường dân cư: Dân số Việt Nam năm 2013 đã chạm mốc 90 triệu người
phân bổ trên diện tích cả nước Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới với thứ hạng 14 và cũng là một trong những nước có mật độ dân số khá cao Đối với ngành viễn thông, dân số và mật độ dân số cao cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, tác động tích cực đến tổng cầu của ngành Mặt khác, mật
độ dân số cao sẽ thuận lợi cho ngành viễn thông trong việc phát triển hạ tầng truyền dẫn kết nối, nâng cao hiệu suất sử dụng hạ tầng mạng lưới viễn thông và giúp cho công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn thông Tin học hoạt động và phát triển tốt
Môi trường chính trị và pháp luật: Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có
nền chính trị ổn định, môi trường sống an toàn, an ninh tốt tạo điều kiện tích cực cho các ngành phát triển nói chung và ngành viễn thông, công ty INCOM nói riêng Là công ty cổ phần hoạt động đại chúng và tiến hành niêm yết trên thị trường viễn thông, mọi hoạt động của công ty INCOM chịu sự điều tiết của pháp luật Thời gian qua, hệ thống cơ chế chính sách và văn bản quy phạm pháp luật trong ngành viễn thông đã được xây dựng, hoàn thiện theo cơ chế đổi mới tổ chức và quản lý thúc đẩy cạnh tranh trên toàn bộ các mặt như công nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bị, xây dựng công trình viễn thông và đặc biệt là trong ngành kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông Đó là điều kiện tốt cho công ty trong hoạt động Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều
cơ chế chính sách chưa được ban hành kịp thời, chặt chẽ và phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ và thị trường nên gây ra những khó khăn nhất định cho công ty
2.1.2.2 Môi trường ngành
Khách hàng và nhu cầu trên thị trường: Việt Nam là nước đang phát triển, các
nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc, điện tín truyền tải, văn minh hiện đại được hình thành Tạo điều kiện cho công ty INCOM hoạt động và phát triển vững mạnh hơn nữa Thị trường mà Công ty INCOM hướng tới là các Tập đoàn viễn thông, điện lực, dầu khí, Bộ quốc phòng, cơ quan Ngành, Bộ, các doanh nghiệp cũng như thị trường tiêu dùng đang ngày càng phát triển tại Việt Nam nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trọn gói Một số khách hàng lớn của INCOM như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone); Tập đoàn Điện lực - EVN Telecom; Vietnam mobile; Tập đoàn dầu khí Việt Nam; Viện chiến lược - Bộ Quốc
Trang 33phòng; Bộ Tư lệnh Hải quân… Đối với các khách hàng Công ty INCOM luôn thiết lập được các quan hệ hợp tác lâu dài và hỗ trợ khách hàng bằng việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật và tư vấn thiết kế kỹ thuật chất lượng cao, trung thực và tận tụy với khách hàng
Đối thủ cạnh tranh: Ngành viễn thông tin học ở Việt Nam là một ngành mới đầy
tiềm năng, các công ty, tập đoàn không ngừng phát triển Sức cạnh tranh ngày càng lớn hơn, nên đối thủ cạnh tranh của INCOM trong ngành tương đối lớn Cụ thể một số đối thủ như: công ty cổ phần các Hệ thống Viễn thông VNPT-Fujitsu; công ty cổ phần Định Vị Tiên Phong; công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội (HTE); công ty cổ phần Xây lắp và Bảo dưỡng Cơ điện VNK; Công ty Cổ phần Viễn thông Vạn Xuân Bởi vậy, công ty INCOM phải không ngừng tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phong phú đa dạng với giá cả hợp lý
2.1.2.3 Môi trường nội tại
Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty: Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định
một phần không nhỏ vào chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty Các văn phòng của công ty đều được trang bị các thiết bị hiện đại: máy tính với phần mềm thiết kế cao, điện thoại, máy photocopy, máy scan, điều hòa, máy in, bình lọc nước… đã tạo điều kiện tốt cho các giao dịch thương mại và tạo môi trường thuận lợi cho các nhân viên sáng tạo, làm việc nâng cao hiệu quả SXKD của công ty
Nguồn nhân lực: Tổng số nhân viên trong công ty INCOM là 69 người, trong đó
có 16 nhân viên nữ và 53 nhân viên nam Với đội ngũ cán bộ trên 90% có trình độ đại học và trên đại học, cử nhân maketting, thương mại điện tử, luật, kỹ sư công nghệ thông tin, xây dựng, kiến trúc, dầu khí, tin học, viễn thông đây là một trong những thế mạnh để công ty INCOM phát triển Chính vì vậy, công ty cần có những chiến lược, kế hoạch vận dụng được thế mạnh về nhân lực để đưa công ty phát triển hơn
Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính cũng là một yêu tố quan trọng tác động
đến chi phí và lợi nhuận của công ty Trong giai đoạn 2010 - 2013, về tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm từ 47.289 triệu đồng năm 2010 xuống 46.625 triệu đồng năm 2011 và 38.643 triệu đồng năm 2012 đến năm 2013 được tăng lên và đạt 45.964 triệu đồng Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nguồn vốn Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công
ty làm kết quả chưa đạt hiệu quả cao
Nguồn lực vô hình: Là hình ảnh, uy tín của công ty trên thị trường viễn thông tin
học cũng như hệ thống kinh doanh thương mại, là tài sản vô hình công ty đã xây dựng trong quá trình hoạt động SXKD Hoạt động từ năm 2006 đến nay, công ty INCOM đã
có vị thế và hình ảnh trong ngành viễn thông tin học, thu hút được lượng lớn khách