1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán tại việt nam giai đoạn 2019 2023

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm cơ bản về quản lý và quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoánQuản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý người quản lý, tổ chức quản l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

  

BÀI THẢO LUẬN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI

Quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023

Giảng viên hướng dẫn : Đặng Hoàng Anh Lớp học phần : 232_TECO1011_01 Nhóm thực hiện : 1

Hà Nội, 2024

Trang 2

1.2 Vai trò/ Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán 2

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán 2

1.4 Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán 4

1.4.1 Theo đối tượng quản lý 4

1.4.2 Theo chức năng quản lý 5

1.4.3 Theo phân cấp địa phương 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 - 2023 9

2.1 Tổng quan thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay 9

2.1.1 Quy mô thị trường 9

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 24

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 25

3.1 Định hướng về quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam 25

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam 26

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm

1.1.1 Thị trường chứng khoán

a Khái niệm

Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra các hoạt động phát hành giao dịch mua bán chứng khoán, đó là các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp, khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành từ thị trường sơ cấp Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu vốn đầu tư Giá chứng khoán chứa đựng các thông tin về chi phí vốn, hay còn gọi là giá của vốn đầu tư Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.

b Đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán

- Hàng hóa của thị trường chứng khoán là các loại chứng khoán

- Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi định chế tài chính trực tiếp

- Hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán chủ yếu được thực hiện qua người môi giới

- Thị trường chứng khoán gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Thị trường chứng khoán về cơ bản là thị trường liên tục

1.1.2 Khái niệm cơ bản về quản lý và quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán

Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng bị quản lý) trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách, các nguyên tắc, các quy định và bằng các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và tạo điều kiện cho sự phát triển của đối tượng bị quản lý.

Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế một quốc gia Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán của một quốc gia là sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng, vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán Việc quản lý thị trường chứng khoán xuất hiện với mục đích chống lại những hành vi thao túng, lừa đảo, chống lại sự lạm dụng trong hoạt động chứng khoán Cùng với sự phát triển với quy

Trang 4

2 mô ngày càng rộng lớn và đa dạng, phức tạp của thị trường chứng khoán thì phương thức, nội dung, chức năng của quản lý ngày càng được hoàn thiện và phát triển

1.2 Vai trò/ Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán

Vai trò của việc quản lý thị trường chứng khoán là hướng tới việc tạo lập một thị trường công bằng, công khai, trung thực và hiệu quả

- Tính công bằng trong hoạt động của thị trường chứng khoán được đảm bảo bằng các biện pháp quản lý chống độc quyền và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứng khoán, đặc biệt là công bằng với các nhà đầu tư nhỏ

- Tính công khai trong hoạt động của thị trường chứng khoán được đảm bảo bằng các biện pháp quản lý bắt buộc công khai thông tin của các đối tượng tham gia thị trường, nhằm tránh hoạt động lạm dụng, không lành mạnh

- Tính trung thực trong hoạt động của thị trường chứng khoán được đảm bảo bằng các hoạt động quản lý nhằm làm hạn chế những rủi ro phát sinh là những hoạt động không đúng đắn, rủi ro lây lan do mất lòng tin của công chúng đầu tư

- Thị trường chứng khoán là công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thiếu hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngoài ra chính phủ cũng có thể sử dụng một số biện pháp, chính sách tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư, đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

- Các nhân tố kinh tế: Quá trình quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng chi phối của các yếu tố kinh tế như: quy mô kinh tế, trình độ phát triển nền kinh tế, Sự đa dạng về hình thức tồn tại và tính phức tạp trong hoạt động của các thành phần kinh tế tham gia thị trường chứng khoán sẽ đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý Nhà nước là phải có các chính sách, biện pháp phù hợp để dung hòa lợi ích của các thành phần này khi khai thác tối đa thế mạnh của họ

- Chính sách tiền tệ của chính phủ cũng như các chính sách của các quốc gia trên toàn thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường chứng khoán Nếu chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ hay tăng lãi suất và dành rất ít tiền trong hệ thống tài chính để cho các công ty và cá nhân vay Điều này có thể dẫn đến việc giảm tốc độ tăng trưởng của các công ty Mặt khác,

Trang 5

3 nếu chính phủ nới lỏng việc cho vay với lãi suất thấp thì điều này có thể hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân trong việc mở rộng kinh doanh, do đó thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh hơn

- Những thay đổi về chính trị và thể chế Nhà nước cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Thể chế chính trị và đường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền của một nước chi phối đến mục tiêu, phương hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán nước đó Bên cạnh đó, sự ổn định hay bất ổn về mặt chính trị sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Từ đó có tác động đến nội dung và biện pháp quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán, cấu trúc và chức năng của hệ thống

- Môi trường pháp lý: Công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán bị chi phối và phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp Bên cạnh đó, vấn để này còn phụ thuộc cả vào tính chặt chẽ, đầy đủ, nhất quán của các quy định pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế - Quan điểm của các nhà đầu tư: Tâm lý đóng vai trò nhất định trong việc đưa ra quyết định đầu tư Vì giá trị của một cổ phiếu dựa trên quy luật cung và cầu nên tâm lý nhà đầu tư đóng một vai trò rất lớn trong thị trường chứng khoán Nếu các nhà đầu tư bi quan về tương lai của thị trường, họ sẽ bán cổ phiếu, điều này khiến cho thị trường đi xuống thấp hơn và ngược lại

- Xu thế hội nhập quốc tế: Hiện nay hội nhập quốc tế đang diễn ra khá mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trong đó có thị trường chứng khoán Việc mở cửa thị trường chứng khoán hội nhập quốc tế sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho một quốc gia song cũng nảy sinh những rủi ro và thách thức không nhỏ Điều này tác động đến các chính sách quản lý và phát triển thị trường chứng khoán của các nước Chính sách quản lý Nhà nước không chi chí phải giải quyết các vấn đề nảy sinh do có sự xuất hiện của các yếu tố quốc tế trên thị trường chứng khoán, mà còn phải tìm ra hướng hội nhập sao cho vừa đảm bảo an toàn, vừa khai thác tốt nhất các lợi ích mà hội nhập mang lại

- Các nhân tố khác: Hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán còn chịu tác động bởi các nhân tố khác như: trình độ ứng dụng tin học trong quản lý, truyền thông bản sắc văn hóa dân tộc, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành chứng khoán và các ngành có liên quan, lịch sử phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán… Trong đó yếu tố lịch sử thường đặt ra các vấn đề về cải cách và hoàn thiện mô hình và tổ chức quản lý

Trang 6

4

1.4 Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán

Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán thường được thực hiện thông qua các phương tiện và cơ chế quản lý khác nhau

1.4.1 Theo đối tượng quản lý

- Quản lý, kiểm soát thị trường chứng khoán trên thị trường

+ Quản lý việc cấp phép kinh doanh, kiểm tra thủ tục, quy trình cho các doanh nghiệp hoạt động hoạt động tại thị trường chứng khoán Tổ chức các cơ quan như Ủy ban Chứng khoán hoặc Sở giao dịch Chứng khoán để giám sát và quản lý hoạt động và theo dõi sự phát triển của thị trường, đảm bảo tuân thủ các quy định và xử lý các vi phạm

+ Quản lý chất lượng về thị trường chứng khoán Nhà nước xây dựng, ban hành và công bố các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng hoạt động chứng khoán Tiến hành kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ cho những cơ quan tài chính có căn cứ thẩm định hoạt động chứng khoán trên thị trường theo các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã công bố

+ Quản lý và kiểm soát giá thị trường chứng khoán:

Quản lý đăng ký, niêm yết giá: Đảm bảo các công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể; xác định cách thức và quy trình niêm yết giá cổ phiếu mới hoặc trong quá trình giao dịch hàng ngày, đảm bảo sự minh bạch và công bằng cho các nhà đầu tư.

Kiểm soát giá độc quyền: Theo dõi hoạt động của các nhà đầu tư lớn hoặc các tổ chức có ảnh hưởng lớn đến thị trường để phát hiện và ngăn chặn các hành vi thao túng giá độc quyền, theo dõi các hoạt động giao dịch để kịp thời xử lý các hành vi bất thường Ngoài ra, xem xét cấu trúc thị trường để đảm bảo không có bất kỳ tổ chức nào có quyền kiểm soát giá độc quyền một cách không lành mạnh và cả cả các hành vi bán phá giá

- Quản lý các nhà đầu tư, kiểm soát hoạt động và giao dịch diễn ra trên thị trường chứng khoán

Nhà nước quy định các điều kiện, thủ tục đăng ký, cấp phép hoạt động chứng khoán hoặc chứng nhận đủ điều kiện Các nhà đầu tư hoặc các công ty chứng khoán phải đăng ký và có giấy phép từ các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Điều đó sẽ giúp kiểm soát và quản lý ai được tham gia thị trường

Trang 7

5 - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ, quy định chính sách, pháp luật về chứng khoán đối với các nhà đầu tư, các công ty phát hành chứng khoán

Nhà nước quy định về tổ chức và nội dung công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định chính sách, pháp luật về chứng khoán của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng như các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán như: thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định chính sách, pháp luật về các hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán,

- Đấu tranh chống gian lận hoạt động chứng khoán, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, lợi ích của Nhà nước

Ngày nay các hiện tượng gian lận, bán phá giá cổ phiếu, trái phiếu, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao gia tăng và biểu hiện rất phức tạp Nó gây ảnh hưởng lớn và xấu đến sự phát triển lành mạnh của thị trường, nền kinh tế, xã hội và an ninh Do vậy, đây là một nội dung mang tính thời sự và là nhiệm vụ rất nặng nề của lực lượng chức năng thực thi quản lý nhà nước về chứng khoán ở nước ta hiện nay.

- Các nội dung quản lý khác

Tổ chức, quản lý hoạt động chứng khoán trên thị trường; Tổ chức, quản lý đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân lực; Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thị trường và đầu tư; Kiểm tra thực hiện các điều ước quốc tế, tham gia chương trình đổi mới chính sách, pháp luật liên quan đến chứng khoán…

1.4.2 Theo chức năng quản lý

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động chứng khoán

Nhà nước điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư bằng các văn bản quy phạm pháp luật Tổ chức bộ máy và triển khai thực thi các quy định chính sách, pháp luật đối với các quy định về chứng khoán, đảm bảo các nguyên tắc phân công, phân cấp và phân quyền trong quản lý nhà nước

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán

Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện các công cụ định hướng phát triển thị trường chứng khoán bao gồm: Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong từng giai đoạn;

Trang 8

6 Các chương trình, dự án cụ thể hóa mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong một giai đoạn cụ thể,

- Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy chứng nhận và quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động chứng khoán trên thị trường

Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra, đo lường và kiểm định chất lượng để cấp giấy chứng nhận sản phẩm theo đúng quy chuẩn quốc gia, công nhận chứng nhận chất lượng, sự uy tín của doanh nghiệp, công ty đó Kiểm tra các điều kiện kinh doanh và cơ sở hạ tầng hợp chuẩn

- Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tình hình thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động chứng khoán

Giới thiệu, phổ biến, tuyên truyền (truyền thông) và hướng dẫn các quy định chính sách, pháp luật về chứng khoán, các chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cho mọi đối tượng liên quan như: cán bộ, viên chức trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về chứng khoán các cấp; các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chứng khoán trên thị trường.

Chỉ đạo sử dụng hợp lý, kịp thời và có hiệu quả các hình thức tổ chức, phương tiện truyền thông để giúp các đối tượng tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chính sách một cách nhanh chóng, thuận lợi và chính xác Truyền thông về quy định trách nhiệm quản lý ngành và phối hợp giữa các ngành chức năng: thông tin, văn hóa, khoa học và công nghệ, Phải thông tin cả gương điển hình mặt tốt và những mặt hạn chế.

- Cấp phép kinh doanh và thu hồi các loại giấy phép kinh doanh

Chứng khoán liên quan đến nhiều ngành như: tài chính, khoa học và công nghệ, nên phải có đầu mối quản lý cấp phép thống nhất và hướng dẫn các thủ tục quy trình, lập hồ sơ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Ngoài ra, còn phải đảm bảo thuận tiện về thủ tục, quy trình và đáp ứng các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật về chứng khoán

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật đối với lĩnh vực chứng khoán

Nội dung chủ yếu của công tác này là thanh tra, kiểm tra vấn đề cấp phép kinh kinh doanh (có đúng quy định của pháp luật không?, có phù hợp với các định hướng chiến lược không?, ); thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, luật pháp đối với các hoạt động chứng khoán

Trang 9

7 - Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật đối với lĩnh vực chứng khoán

Nhà nước phải kiến tạo bộ máy tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước) để triển khai các quy định phân công và hợp tác giữa các cơ quan phân tích hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thị trường chứng khoán Nhà nước phải thiết kế và duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về chứng khoán.

1.4.3 Theo phân cấp địa phương

Ban hành các văn bản cụ thể hóa và triển khai hướng dẫn thực thi chính sách, pháp luật nhà nước về thị trường chứng khoán trên địa bàn

Chính quyền địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành các văn bản cụ thể hóa nội dung trách nhiệm quản lý thị trường chứng khoán trên địa bàn lãnh thổ theo quy định phân cấp và hướng dẫn của chính phủ Các cơ quan chức năng thuộc Sở quản lý ngành của địa phương có trách nhiệm soạn thảo các văn bản quản lý trình UBND phê duyệt và ban hành theo phân công và hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ quản lý Các văn bản quản lý do địa phương soạn thảo chủ yếu tập trung vào cụ thể hóa và hướng dẫn các Nghị định, quyết định của Chính phủ,

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình dự án phát triển chứng khoán của địa phương

Chính quyền cấp tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm chính về xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển chứng khoán trên địa bàn phù hợp với chiến lược và định hướng mục tiêu chiến lược quốc gia Để thực hiện hóa điều này, chính quyền và các cơ quan chức năng Sở quản lý ngành cần phải cụ thể hóa chính sách của Chính phủ, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù của địa phương, các chương trình mục tiêu và dự án, kế hoạch cụ thể cho từng thời gian của giai đoạn quy hoạch.

- Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật về thị trường chứng khoán trên địa bàn

Chính quyền địa phương phải kiến tạo bộ máy quản lý theo nguyên tắc quyền lực trong tay nhà nước là thống nhất, triển khai theo hướng dẫn của Chính phủ về phân công, phân cấp, về thẩm quyền và trách nhiệm đảm bảo tính hợp lý về phân công, phối hợp trong nội bộ từng cấp cũng như giữa cấp tỉnh, huyện và xã Cấp tỉnh tập trung quản lý chiến lược, quy hoạch và

Trang 10

8 chính sách phát triển chứng khoán địa phương; cấp huyện, xã tập trung triển khai thực hiện và quản lý tác nghiệp

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại và xử lý các vi phạm quy định chính sách, pháp luật về chứng khoán trên địa bàn

Công tác quản lý, kiểm soát thị trường chứng khoán gắn liền với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trên từng địa bàn lãnh thổ Cấp tỉnh cụ thể hóa các quy định về thanh tra của Chính phủ, về quản lý thị trường của Bộ Công thương phù hợp với yêu cầu, nội dung phân cấp và điều kiện của địa phương về nội dung nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và các nguồn lực, phương tiện.

- Nội dung quản lý khác

Trao đổi hỗ trợ và đầu tư chứng khoán giữa các địa phương; Hợp tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực về quản lý thị trường chứng khoán của địa phương; Hợp tác chống gian lận, bán phá giá cổ phiếu, trái phiếu; phối hợp các hoạt động phòng chống tội phạm, lừa đảo trong lĩnh vực chứng khoán xuyên quốc gia,

Trang 11

9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

2.1 Tổng quan thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay

2.1.1 Quy mô thị trường

Tổng khối lượng và giá trị chứng khoán niêm yết lần lượt đạt 154,9 tỷ chứng khoán và hơn 1,53 triệu tỷ đồng, tăng 7,7% về khối lượng và 7% về giá trị so với năm 2022.

- Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến hết quý I/2023 đạt 5,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,74% so với thời điểm cuối năm 2022 Vốn hóa tăng tại cả thị trường niêm yết và thị trường đăng ký giao dịch Theo đó, so với thời điểm cuối năm 2022, vốn hóa trên HoSE tăng 5,7%, trên HNX tăng 2,75% và 1,24% trên Upcom

- Về hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch, đến cuối tháng 1/2023, thị trường có 758 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 859 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.983 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2022 (tương đương 20,8% GDP ước tính năm 2022)

- Khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 736,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch bình quân phiên 15.120 tỷ đồng; tương ứng tăng 12,62 về khối lượng bình quân và giảm 11,07% về giá trị bình quân so với năm 2022

2.1.2 Cấu trúc thị trường

- Sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE)

HoSE là tên viết tắt của Hochiminh Stock Exchange, đây là sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HoSE là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam, được thành lập từ năm 2000 và là sàn có sự tham gia của nhiều mã chứng khoán cũng như sự tham gia của cá nhà đầu tư lớn nhất.

Sàn chứng khoán HoSE trực thuộc Uỷ ban chứng khoán và quản lý hệ thống các giao dịch chứng khoán được niêm yết tại thị trường Việt Nam Sàn giao dịch chứng khoán HoSE có mã chứng khoán VN30.

Các giao dịch chứng khoán trên sàn HoSE diễn ra từ 9h - 15h trong ngày từ thứ 2 đến thứ 6, trừ những ngày lễ theo quy định.

- Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX)

HNX là tên viết tắt của Hanoi Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội được ra đời năm 2005 và chính thức hoạt động giao dịch năm 2009.

Trang 12

10 Sàn HNX không có phiên khớp lệnh giá mở cửa mà chỉ có phiên khớp lệnh giá đóng cửa, tuy nhiên sàn HNX sẽ có thêm phiên khớp lệnh sau giờ nhằm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.

- Sàn chứng khoán UPCOM

Sàn UPCOM viết tắt của Unlisted Public Company Market, là nơi diễn ra các giao dịch chứng khoán của những mã cổ phiếu không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên sàn HoSE, HNX Sàn UPCOM được ra đời năm 2009 và được quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

2.1.3 Đánh giá và xếp hạng

Với tính chất của thị trường chứng khoán Việt Nam, khi số lượng các nhà đầu tư cá nhân chiếm 99,8% thì vai trò của dòng tiền từ khối này rất quan trọng, sẽ tác động vào xu hướng của thị trường trong nhiều thời điểm Xét cụ thể các kênh đầu tư hiện có trên thị trường tài chính và đầu tư thì chứng khoán đang có ưu thế lớn Tính đến năm 2023, Chứng kiến sự bán ròng mạnh mẽ từ khối ngoại Lần đầu tiên trong nhiều năm gần đây, khối ngoại đã bán ròng hơn 1 tỷ USD.VN-Index kết thúc một năm đầy kịch tính và bất ngờ So với quốc gia lân cận, thị trường chứng khoán Việt Nam có hiệu quả đầu tư tốt hơn các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan (-16.6%) Trung Quốc (-4,8%), Singapore (-4,2%), Philippines (-1,3%) Thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao về các tổ chức quốc tế về tiềm năng tăng trưởng và sự ổn định Thị trường chứng khoán đón nhận nhiều thông tin khá tích cực cả trong nước và quốc tế Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Australia lên mức cao nhất - quan hệ

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam

- Tình hình kinh tế: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch

COVID-19 Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đều tăng trưởng, tạo ra môi trường tích cực cho hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố vĩ mô trong nước và trên

thế giới như lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia, áp lực tỷ giá…

- Chính sách kinh tế và tiền tệ: Chính sách kinh tế và tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam đang hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việc duy trì mức lãi suất thấp và các biện pháp khuyến khích đầu tư có thể tạo ra sự thuận lợi cho các nhà đầu tư Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, từ tháng 11 đến nay TTCK bước vào giai đoạn thoái lui và thận trọng Sau thời kỳ doanh số giao dịch lớn kỷ lục, thị trường đi vào chu kỳ điều chỉnh bởi sự tác động từ chính sách vĩ mô và tiền tệ Bên cạnh nguyên nhân Ngân hàng Nhà

Trang 13

11 nước (NHNN) thắt chặt chính sách tiền tệ (CSTT), sự căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và diễn biến bất thường của giá vàng, ngoại tệ cũng có những tác động lớn đến TTCK Sau năm 2022 thắt chặt, chính sách tiền tệ đang bắt đầu được nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá ổn định Trong khi đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp dường như đã rơi về đáy trong quý I/2023 Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng đang bước vào một

chu kỳ tăng trưởng mới, kết thúc chu kỳ giảm

- Biến động giá cả: Thị trường chứng khoán Việt Nam thường xuyên trải qua các biến

động giá cả, phản ánh sự dao động của cung và cầu trên thị trường.Các chỉ số chính như Index và HNX-Index thường có những biến động mạnh mẽ trong ngắn hạn, nhưng vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng dài hạn.Chỉ số dừng lại ở 1.224 điểm với thanh khoản gần 16.900 tỷ đông giảm 17,2% so với năm ngoái Trong đó, riêng khối ngoại bán ròng 21.000 tỷ đồng , dòng vốn cá nhân được kỳ vọng bùng nổ trở lại nhà lãi xuất chạm đáy nhưng thực tế tiền vào không đáng kể và nhỏ giọt.Biến động giá cả trên thị trường chứng khoán Việt Nam phản ánh sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, từ tình hình kinh tế và chính trị đến tâm lý thị trường và thông tin doanh nghiệp Để đảm bảo đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần cân nhắc và đánh giá

VN-kỹ lưỡng các yếu tố này trước khi đưa ra quyết định đầu tư

- Lợi Suất Đầu Tư:

Hiện nay, lợi suất đầu tư tại Việt Nam đang ổn định và đa dạng, đồng thời mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Mức lợi suất từ các loại tài sản như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản và tiền gửi ngân hàng đều đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư ở mức khá tốt Tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 của các doanh nghiệp trên toàn thị trường có thể chỉ đạt mức 3,6%, chủ yếu do trụ đỡ từ nhóm Ngân hàng có mức tăng trưởng khoảng 10%, trong khi những nhóm ngành khác đều ghi nhận mức tăng trưởng âm Điểm rơi lợi nhuận của thị trường có thể rơi vào quý IV/2023.Điều này phản ánh sự phát triển ổn định của nền kinh tế và thị trường tài chính của Việt Nam.

Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ thường mang lại lợi suất ổn định và an toàn cho nhà đầu tư Thị trường cổ phiếu Việt Nam cũng thường xuyên đem lại cơ hội sinh lợi từ sự tăng trưởng của doanh nghiệp và triển vọng kinh tế Bất động sản vẫn là một lựa chọn đầu tư phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh giá trị bất động sản tăng cao và thu nhập từ cho thuê ổn định Tiền gửi ngân hàng, mặc dù lợi suất thấp hơn so với các loại tài sản khác, nhưng lại mang lại tính an toàn cao và sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

Trang 14

12 Như vậy, đối với nhà đầu tư, việc lựa chọn loại tài sản phù hợp với mục tiêu và mức độ rủi ro là rất quan trọng Sự ổn định của lợi suất đầu tư tại Việt Nam tạo ra một môi trường đầu tư tích cực và thuận lợi cho các nhà đầu tư.

2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023

2.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo thực thi chính sách, pháp luật đối với thị trường chứng khoán

Trải qua quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, hệ thống văn bản pháp lý điều hành, quản lý hoạt động của TTCK nước ta từng bước được hoàn chỉnh, hoàn thiện nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan QLNN Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019 Tiếp theo là hoàng loạt các Nghị định được dự thảo để triển khai thi hành luật Chứng khoán, cụ thể gồm: Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quyết định 37/2020/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam; Thông tư số 134/2017/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính ban hành các thông tư văn bản hướng dẫn về công bố thông tin; tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán; hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán như: Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành,…

2.2.2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, các chương trình dự án và kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán

Ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cụ thể hóa phương hướng và nhiệm vụ phát triển TTCK gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Chiến lược phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Sau khi thực hiện triển khai chiến lược đã đạt được

Trang 15

13 những thành tựu nhất định đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế như cấu trúc của TTCK còn mất cân đối trong từng cấu phần và giữa các cấu phần của thị trường, hàng hóa chưa thực sự đa dạng và chất lượng hàng hóa cần tiếp tục được cải thiện, thị trường vẫn tập trung chủ yếu vào các sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, TPCP Năng lực hoạt động và cạnh tranh của một số tổ chức trung gian hạn chế thể hiện ở quy mô vốn và phạm vi cung cấp dịch vụ… Đây sẽ là những cơ sở để Nhà nước tiếp tục cải thiện thị trường chứng khoán, đặt định hướng mục tiêu chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.

Ngày 07/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, theo đó việc thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở sắp xếp lại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 28 tháng 02 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 242/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động quản lý, giám sát thị trường, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về phạm vi đầu tư, lĩnh vực đầu tư, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chủ đạo các Sở giao dịch Chứng khoán, trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam nghiên cứu cải tiến chất lượng các chỉ số hiện hành nghiên cứu triển khai các loại lệnh mới và việc nới biên độ giao dịch theo từng phân bảng cổ phiếu niêm yết; xây dựng cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp…

Ngày 29 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đưa ra Quyết định Số 1726/QĐ-TTg về việc phê duyệt “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐẾN NĂM 2030” với những mục tiêu cụ thể như: Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025 và đạt 120% GDP vào năm 2030 Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên TTCK đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030, trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài Hoàn thành việc phân bảng cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong năm 2025…

2.2.3 Ban hành các quy chuẩn, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy chứng nhận và quản lý, kiểm soát thị trường chứng khoán

Trong việc quản lý và kiểm soát thị trường chứng khoán, nhà nước chịu trách nhiệm ban hành các quy chuẩn, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy chứng nhận và thực hiện các biện pháp quản lý để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và an toàn cho môi trường kinh

Trang 16

14 doanh và đầu tư Công việc này không chỉ là một phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư mà còn là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Trước hết, nhà nước thường ban hành các quy chuẩn, kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho các hoạt động trên thị trường Các quy chuẩn này đặt ra các nguyên tắc và quy định về giao dịch, báo cáo tài chính, quản lý rủi ro và tuân thủ pháp luật Mục tiêu của việc này là đảm bảo rằng các hoạt động trên thị trường được thực hiện một cách đồng nhất và đạt được mức độ chất lượng nhất định Trong thông tư số 91/2020/TT-BTC về quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ Tài chính ban hành, đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm các công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Theo quy định của Thông tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả tính toán Các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn sử dụng để tính giá trị vốn khả dụng và các giá trị rủi ro phải được cập nhật tới thời điểm tính toán

Ngày 03/6/2021, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 379/QĐ-UBCK ngày 03/6/2021 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến trên thị trường chứng khoán, quy định yêu cầu chi tiết về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và dữ liệu dự phòng, an toàn bảo mật, xác thực và nhận dạng thiết bị đặt lệnh, quy định về nhân quản lý hệ thống công nghệ thông tin…nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dịch vụ giao dịch chứng khoán.

Ngày 28/4/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 25/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán Ngoài ra, Bộ Tài chính có quy định về hành nghề chứng khoán trong Thông tư số 197/2015/TT-BTC, quy định về việc: Cấp, thu hồi và cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán và tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Quản lý, giám sát người hành nghề chứng khoán tại các tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán…

Tổng quát, việc ban hành các quy chuẩn, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy chứng nhận và thực hiện các biện pháp quản lý và kiểm soát thị trường chứng khoán là cơ sở quan

Trang 17

15 trọng để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán vững mạnh và bền vững trong nền kinh tế.

2.2.4 Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tình hình thực thi chính sách, pháp luật đối với thị trường chứng khoán

Nhà nước thường tiến hành các hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tình hình thực thi chính sách, pháp luật đối với thị trường chứng khoán nhằm tăng cường nhận thức và tuân thủ từ phía các bên tham gia thị trường Dưới đây là cách nhà nước thường thực hiện các hoạt động này:

Thông tin và Tuyên truyền:

- Nhà nước thông tin và tuyên truyền về các chính sách, quy định mới, và thay đổi trong pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán thông qua các kênh truyền thông khác nhau như truyền hình, radio, báo chí, và các trang web chính thức của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính, Cổng thông tin Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Cổng thông tin điện tử Chính phủ…

- Các thông tin này thường được thiết kế một cách dễ hiểu và minh bạch để mọi bên có thể tiếp cận và hiểu rõ về các thay đổi và yêu cầu mới.

Hướng dẫn và Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật:

Nhà nước cung cấp hướng dẫn và giải thích về các văn bản quy phạm pháp luật mới thông qua các buổi hội thảo, đào tạo, và tư vấn trực tuyến Các buổi này thường được tổ chức bởi cơ quan quản lý thị trường chứng khoán hoặc các tổ chức chuyên nghiệp Mục tiêu là giúp các doanh nghiệp và cá nhân hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định mới để tuân thủ pháp luật và tránh các vi phạm tiềm ẩn.

Tổ chức Sự kiện và Hội nghị:

Nhà nước thường tổ chức các sự kiện và hội nghị thường niên hoặc định kỳ để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, và tạo điều kiện cho các bên liên quan gặp gỡ và trao đổi ý kiến Đây là cơ hội để nhà nước và các bên tham gia thị trường chứng khoán tương tác trực tiếp và cùng nhau thảo luận về các vấn đề và thách thức của thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức Hội nghị Tập huấn về hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán Hội nghị được tổ chức nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán, hỗ trợ cho hoạt động lập

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w