Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và kinh doanh giày dép, một lĩnh vực đầy cạnh tranh khi hiện nay ngày càng có nhiều những doanh nghiệp tham gia vào thị trường này đồng thời
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
Khái quát về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường
– Liên kết các thành viên trực tiếp và gián tiếp – Phối hợp các thông tin, vật chất và tiền bạc
Dòng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hoá và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đám báo đúng và đã về số lượng cũng như chất lượng
Dòng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp, bao gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các dân xếp về trao đổi quyền sở hữu
Dông thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa, chứng từ giữa người gửi và người nhận, thể hiện sự trao đổi thông tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả
Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng tổng quát.
1.1.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng
Phần thượng nguồn gồm tập hợp các nhà cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm, dịch vụ đảm bảo các yếu tố đầu vào cho chuỗi cung ứng
Phần nội bộ, còn gọi là chuỗi cung ứng nội bộ, bao gồm các đơn vị sản xuất và tác nghiệp, có chức năng chuyển hóa về vật chất, tạo ra hàng hóa và dịch vụ hoàn chỉnh Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp (Mua hàng, sản xuất, phân phối, marketing, logistics, ) phải đảm bảo phối hấp cốc đường nội bộ và với các thành viên phía thượng nguồn và hạ nguồn
Phần hạ nguồn gồm tập hợp các nhóm doanh nghiệp, họ phụ trách hoạt động phân phối, bán lẻ, thực hiện khâu đầu ra, đưa hàng hóa vào lưu thông và tiêu dùng
1.1.4 Thành viên chuỗi cung ứng a) Nhà cung cấp: Là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tập trung vào 2 nhóm chính: nhà cung cấp vật liệu thô và nhà cung cấp bán thành phẩm b) Nhà sản xuất: Là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi cung ứng c) Nhà phân phối: Còn gọi là doanh nghiệp bán buôn, thực hiện chức năng duy trì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng Nhà hán buồn mua hàng từ các nhà sản xuất với khối lượng lớn và bản lại cho các nhà bán lẻ hoặc các doanh nghiệp khác để sử dụng vào mục đích kinh doanh d) Nhà bán lẻ: Là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàng cho người tiêu dùng cuối e) Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau cho các thành viên chính trong chuỗi
Hình 1.2 Cấu trúc tổng thể của chuỗi cung ứng.
4 g) Khách hàng: Khách hàng là thành tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng, vì không có khách hàng thì không cần tới chuỗi cung ứng và các hoạt động kinh doanh Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng là người tiêu dùng cuối và kết thúc khi họ nhận được hàng hóa và thanh toán theo giá trị đơn đặt hàng
Khách hàng của chuỗi cung ứng được chia làm hai nhóm là NTD (consumers) và khách hàng tổ chức (organizations) Hai nhóm khách hàng này có vai trò hoàn toàn khác nhau Khách hàng tổ chức là các thành viên chuỗi cung ứng hay mọi thành viên chuỗi cung ứng luôn là khách hàng tổ chức của các thành viên mà nó đứng sau Họ đóng vai trò “kép” vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp trong các mối quan hệ giao dịch diễn ra trong chuỗi cung ứng Trong khi đó khách hàng cá nhân hay NTD không phải là thành viên chuỗi cung ứng, họ không tham dự với tư cách là nhà cung cấp mà có vai trò là mục đích của chuỗi cung ứng
1.1.5 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình cộng tác (hoặc tích hợp) các doanh nghiệp và hoạt động khác nhau vào quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và bị mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
Về bản chất, SCM tập trung vào việc phối hợp một cách hiệu quả tất cả các thành viên và các hoạt động của họ vào mục tiêu chung, các hoạt động này được thực hiện ở tất cả các bậc quản trị chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp
1.1.6 Mục tiêu và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng a) Mục tiêu
Mục tiêu tối thượng của SCM là tối đa hóa toàn bộ giá trị (Value) chuỗi cung ứng Đối với hầu hết các chuỗi cung ứng, giá trị của chuỗi tạ ra có liên quan mật thiết đến lợi nhuận chuỗi cung ứng (Supply chain surplus) tạo ra Giá trị hay lợi nhuận của một chuỗi cung ứng chỉ có được từ nguồn thu nhập duy nhất là dòng tiền mặt của khách hàng Giá trị này được tạo ra từ sự chênh lệch giữa doanh thu bán sản phẩm và chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm Cũng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản phẩm mà khách hàng mua gọi là giá trị khách hàng(Customer value) với tổng chi phí phát sinh trong chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng Theo quan điểm của Chopra thì giá trị chuỗi cung ứng được tính theo công thức dưới đây:
Giá trị chuỗi cung ứng = Giá trị khách hàng – Chi phí chuỗi cung ứng
Nói cách khác, toàn bộ ý tưởng của SCM là cung cấp các giá trị tối đa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời đem lại lợi nhuận lớn nhất cho các thành viên trong chuỗi cung ứng Trong một chuỗi cung ứng, chỉ có một nguồn lợi nhuận duy nhất thu được từ hoạt động bán sản phẩm ở đầu ra khi mà NTD chấp nhận mua sản phẩm Tất cả các khoản chi trả giữa những tổ chức hay cá nhân hợp tác với nhau trong chuỗi chỉ là những khoản trao đổi b) Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
Là tạo ra và duy trì sự liên kết giữa các bước trong quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ từ nguồn cung đến khách hàng cuối cùng Quản trị chuỗi cung ứng đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và phân phối một cách hiệu quả, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường và tối ưu hóa các hoạt động như tồn kho, vận chuyển, và quản lý thông tin.
Nội dung quản trị chuỗi cung ứng
a) Mô hình quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất
Giống với mô hình chuỗi cung ứng tổng quát
Hình 1.3 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất.
Hoặc ở mức đơn giản b) Nội dung quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp
Quản lý quan hệ khách hàng: CRM (Customer Relations Management) cung cấp cách duy trì và phát triển các mối quan hệ khi hàng
Quản lý dịch vụ khách hàng: DVKH cung cấp cho khách hàng thông tin thực về thời gian chuyển, tính sẵn có của sản phẩm thông qua các giao diện với các chi năng sản xuất và logistics DVKH còn bao gồm việc hỗ trợ khách với các hỗ trợ sau bán hàng
Quản lý nhu cầu: Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi và biển do đó quản lý nhu cầu là chìa khóa để SCM hiệu quả
Thực hiện đơn hàng: Các đơn đặt hàng của khách hàng là điểm - khởi đầu cho các hoạt động SCM, thực hiện đơn đặt hàng hiệu quả là nội dung cốt lõi trong đáp ứng khách hàng
Quản lý dòng sản xuất: Quản lý dòng sản xuất trong SCM bao gồm - tất cả các hoạt động cần thiết để tạo ra và di chuyển sản phẩm qua các - nhà máy và đạt được tính linh hoạt trong đáp ứng
Quản lý quan hệ nhà cung cấp: SRM (Supplier relationship management) là quá trình xác định cách thức một công ty tương tác và thúc đẩy mối quan hệ với các nhà cung cấp
Phát triển và thương mại hóa sản phẩm: Khách hàng và nhà cung cấp phải được tích hợp vào quá trình phát triển sản phẩm để giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
Quản lý thu hồi: Việc thực hiện tốt quy trình này giúp giảm tỷ lệ sản phẩm thu hồi không mong muốn kiểm soát các tài sản có thể tái sử dụng như bao bì và container.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
1.3.1 Môi trường vĩ mô a) Môi trường kinh tế
Hình 1.4 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất ở mức đơn giản.
Các nhân tố chính thuộc môi trường kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế; Lãi suất; Chính sách tiền tệ tỷ giá hối đoái; Tình trạng lạm phát; Kim ngạch xuất nhập khẩu, lãi suất, Việc kinh tế tăng trưởng không chỉ là tín hiệu tốt cho các ngành sản xuất kinh doanh mà còn là một bước đệm cho các ngành dịch vụ phát triển Việc gia nhập các tổ chức, hiệp định thương mại góp phần làm gia tăng giá trị của chuỗi
Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế bao gồm hệ thống cầu, đường cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ, thông tin tín hiệu, đèn báo, biển báo,… Hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hiệu suất hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa do các doanh nghiệp logistics cung cấp cho khách hàng b) Môi trường công nghệ kỹ thuật
Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động logistics từ sản xuất, dự trữ, kho bãi đến vận chuyển, phân phối sẽ hoạt động dựa trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0 mà có thể tự động hoạt động, kết nối chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả và nhanh chóng c) Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa
Nó bao gồm nhân tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quan điểm về thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức,… Khi có sự thay đổi về các nhân tố này sẽ tạo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Việc nắm bắt các nhân tố này sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của khách hàng, có hoạt động sản xuất hoặc marketing phù hợp d) Môi trường tự nhiên
Các yếu tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của chuỗi có thể kể đến như: vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, tài nguyên,… Bên cạnh đó cũng phải kể đến Ảnh hưởng của sự khan hiếm các nguyên, nhiên vật liệu, sự gia tăng của chi phí năng lượng Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm cao nên gây ra nhiều khó khăn cho công tác dự trữ, bảo quản
8 e) Môi trường chính trị, pháp luật
Hoạt động chuỗi cung ứng có mang lại hiệu quả còn phụ thuộc vào môi trường chính trị, pháp lý có đầy đủ và đảm bảo sự thông thoáng hay không Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường vi mô có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thông qua các yếu tố như biến động giá cả, sự biến đổi trong nhu cầu của khách hàng, sự biến động của nguồn cung, và các yếu tố khác như thời tiết, thay đổi chính sách, và sự kiện không mong đợi Điều này có thể dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, tăng giá thành và giảm hiệu quả Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp thường cần phải áp dụng các chiến lược linh hoạt và có khả năng thích ứng để giảm thiểu tác động tiêu cực của môi trường vi mô và tối ưu hóa hoạt động của mình
1.3.3 Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh cũng có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thông qua các yếu tố như chiến lược giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, khả năng sản xuất và cung ứng linh hoạt, cũng như khả năng tương tác và hợp tác trong mạng lưới cung ứng Sự cạnh tranh có thể thúc đẩy các doanh nghiệp cải thiện hiệu suất và tăng cường sự linh hoạt của chuỗi cung ứng, nhưng cũng có thể tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nhỏ và không cập nhật với các xu hướng mới
Những yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp, như quản lý chuỗi cung ứng, tài chính, sản xuất, và quy trình vận hành, cũng có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng
Sự tổ chức hiệu quả và quản lý chi phí, cũng như khả năng phản ứng linh hoạt đối với biến động trong môi trường vi mô, đều quan trọng để duy trì sự ổn định và tăng cường hiệu suất của chuỗi cung ứng
PHÂN TÍCH VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY BITI’S
Giới thiệu sơ lược về công ty Biti’s
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Năm 1982: Thành lập tổ hợp vạn thành Xuất phát từ gia đình có truyền thống làm giày dép từ những năm 1960 Biti’s - Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên, là một thương hiệu chuyên về sản xuất giày, dép tại Việt Nam, được thành lập tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1982 Biti’s khởi nghiệp từ tổ hợp sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản với 20 công nhân
Năm 1986: Sáp nhập với tổ hợp Bình Tiên Từ số tiền dành dụm được, ông bà Vưu Khải Thành mua lại tổ hợp Bình Tiên và sáp nhập vào tổ hợp cũ, thành lập Hợp tác xã Cao su Bình Tiên, chuyên sản xuất các loại giày dép, hài với chất lượng cao cho Việt Nam và xuất khẩu sang Đông Âu, Tây Âu
Năm 1990: Công nghệ Eva từ Đài Loan Sau thời gian nghiên cứu với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, ông bà Vưu Khải Thành đã mạnh dạn dọn sang Đài Loan học công nghệ mới và sau đó đầu tư máy móc từ Đài Loan, thực hiện sản xuất sản phẩm mới - giàu dép xốp EVA với chất lượng tốt nhất bấy giờ
Năm 1991, Công ty liên doanh Sơn Quán - đơn vị liên doanh giữa Hợp tác xã Cao su Bình Tiên với công ty SunKuan Đoài Loan – được thành lập Đây là Công ty liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tư nhân Việt Nam với một Công ty nước ngoài (thời hạn 18 năm) Năm sau, Hợp tác xã Cao su Bình Tiên cũng chuyển thể thành Công ty Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) Thời gian tiếp nữa, Biti's thành lập Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's), mở cả văn phòng đại diện tại Vân Nam, Trung Quốc
Năm 1992: Chính thức đổi tên thành Biti’s Ở thời kỳ đổi mới của đất nước, ông bà Tổng giám đốc chính thức đổi tên doanh nghiệp thành Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - hay Biti’s
Trong những ngày đầu lập nghiệp, Biti’s đã xác định sản phẩm luôn hướng tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng và thông dụng, bởi nó phù hợp cho mọi người và mọi lúc, mọi nơi Giai đoạn năm 1995 – 2002, Biti’s dần hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ
Năm 2002 cũng chính là thời điểm Biti’s tung ra chiến dịch quảng cáo lớn mạnh đầu tiên mang tên “Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt” thay cho lời khẳng định về một sứ mệnh bền bỉ đồng hành theo từng bước đổi mới đi lên của đất nước Âm thanh hào hùng, dồn dập được ví như “Bước chân Tây sơn thần tốc”, vượt dãy Trường Sơn…
Nắm bắt được sự vận động của thị trường, đến nay, Biti’s không ngừng cải tiến, sáng tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho ra đời những mẫu mã giày dép đa dạng, thu hút đối tượng người tiêu dùng ở mọi độ tuổi khác nhau
Năm 2005: Thành lập Trung tâm Thương mại Biti’s Miền Bắc
Năm 2006: Thành lập Trung tâm Thương mại Biti’s ở Lào Cai và Đà Nẵng Năm 2008: Thành lập Trung tâm Kinh doanh Biti’s Miền Tây
Năm 2009: Thành lập chi nhánh Biti’s Miền Nam
Các dự án về nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ khác Nổi bật là Khai trương khách sạn 4 sao Sapaly Hotel Lào Cao ( 2013 ) do Biti’s đầu tư xây dựng và hợp tác quản lý cùng tập đoàn Best Western
Bên cạnh đội ngũ gần 8.500 lao động, với quy mô 130 cửa hàng tiếp thị bán sản phẩm Biti’s, 1.200 trung gian phân phối trên cả nước, một lần nữa Biti’s chứng minh cho thương hiệu giày dép Việt đã và đang lớn mạnh, sẵn sàng “vượt sóng lớn” và làm nên nhiều điều đặc biệt Đến nay, Biti's đã sở hữu một hệ thống phân phối sản phẩm trải dài từ Bắc vào Nam với 07 Trung tâm chi nhánh, 156 cửa hàng tiếp thị và hơn 1.500 trung gian phân phối bán lẻ Đồng thời, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 9.000 người lao động tại Biti’s và Công ty Dona Biti’s với sản lượng hàng năm trên 20 triệu đôi
Bên cạnh mục tiêu phát triển bền vững trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép, Biti's cũng thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác như khách sạn, resort, du lịch… Cụ thể, Công ty đã ra mắt tuyến tàu lửa Sapaly
Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội; khai trương khách sạn 4 sao đầu tiên tại Lào Cai: Sapaly Hotel Lào Cai
Qua gần 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, giờ đây, Biti’s đã lớn mạnh và phát triển đi lên cùng đất nước, trở thành một thương hiệu uy tín, tin cậy và quen thuộc với người tiêu dùng và là niềm tự hào của người Việt Nam về một “Thương hiệu Quốc gia” chất lượng trong lĩnh vực giày dép Nhìn chung, sản phẩm của Biti’s
11 phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như giày thể thao cao cấp, giày nữ thời trang, giày tây da, giày vải, dép xốp EVA, hài đi trong nhà…
Ngoài thị trường trong nước, Biti’s còn có 4 văn phòng đại diện với 30 tổng kinh tiêu, hơn 300 điểm bán hàng tại Trung Quốc để từng bước đưa sản phẩm Biti’s chiếm lĩnh thị trường biên mậu đầy tiềm năng này Với thị trường Campuchia đầy tiềm năng, Biti’s có nhà phân phối chính thức là Công ty Cambo Trading phân phối sản phẩm Biti’s trên toàn lãnh thổ Campuchia
Biti’s đã xuất khẩu qua 40 nước trên thế giới như Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ, Mexico… Biti’s còn được các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi tiếng như Decathlon, Clarks, Speedo, Skechers, Lotto… tin tưởng chọn lựa trở thành đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá trị lớn
2.1.2 Mục tiêu Đối tượng khách hàng mục tiêu của Biti’s Hunter là Nam và Nữ có độ tuổi từ
Phân tích thực trạng quản lý chuỗi cung ứng tại công ty Biti’s
2.2.1 Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng của công ty
Biti’s phát triển theo mô hình quản lý chuỗi giá trị đầy đủ, từ thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng Các công ty thành viên đều là mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm của công ty, góp phần tăng giá trị sản phẩm và giảm chi
17 phí sản xuất Chuỗi cung ứng của Biti’s bao gồm: nhóm nhà cung cấp, bao gồm các nhà cung cấp nước ngoài và trong nước, nhóm sản xuất gồm khâu thiết kế và khâu sản xuất trong đó có hai công ty là Biti’s và Dona Biti’s, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển tới kho và tới hệ thống kênh phân phối là các trung tâm thương mại, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ và các cửa hàng tiếp thị, từ đây sản phẩm sẽ tới được người tiêu dùng cuối cùng
Mô hình chuỗi cung ứng của công ty:
2.2.2 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty
Vị trí và vai trò của cụ thể của các nhà cung ứng chủ chốt ở bậc 1:
Hiện nay, theo nhu cầu đa dạng hóa chủng loại mặt hàng tham gia kinh doanh trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cho các khách hàng của Công ty, Biti’s đang triển khai kế hoạch hợp tác kinh doanh với các nhà cung cấp trong và ngoài nước chuyên sản xuất các chủng loại vật tư nguyên phụ liệu như: dây quai lưới, Si
PU, Nubuck, PVC, da, da dê, da cừu, nút tán, khoen khóa nhựa (kim loại), mark kim loại, quai dép lào, nylon viền, bao PP-PE-HD, vải thun, Satin, Kaki, thun bốn chiều Nhóm gót, đế, xá tẩy, cao su, hóa chất ngành giày dép, xốp EVA: keo, hạt nhựa EVA- LDPE mực in trên lụa EVA
Hình 2.3 Mô hình chuỗi cung ứng của Biti’s.
Biti’s có nhu cầu về nguyên, nhiên liệu sản xuất rất lớn, tuy nhiên các nguyên liệu này còn rất hạn chế, các doanh nghiệp có sản xuất nhưng không đảm bảo yêu cầu mà Biti’s đặt ra Vì vậy mà có tới 60% các nguyên liệu đầu vào của Biti’s là được nhập từ nước ngoài, chỉ có 40% được lấy từ các nhà sản xuất trong nước Với phương châm xem nhà cung cấp là bạn đối tác “Hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận” Biti’s đem đến cho nhà cung cấp các chính sách và cơ hội kinh doanh tốt nhất
Hiện nay, hợp tác với Biti’s có các nhà cung cấp chính sau đây:
Biti’s chọn Công ty Cổ phần Da Thuộc Wei Tai, là công ty 100% vốn đầu tư của Đài Loan, chuyên sản xuất gia công các mặt hàng da thành phẩm Công ty có trụ sở chính ở KCN Nhơn Trạch III, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai, do ông Huang
Yu Gsiu là Giám Đốc, đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến nguồn nguyê n liệu và dịch vụ gia công chất lượng cho Biti's
Wei Tai không chỉ đóng vai trò là một nhà cung cấp nguyên liệu đơn thuần Thay vào đó, họ là đối tác đáng tin cậy trong một hệ thống cung ứng phức tạp, giúp Biti's đảm bảo sự ổn định và chất lượng trong quá trình sản xuất Đầu tiên, Wei Tai cung cấp nguyên liệu da chất lượng cao, làm nền tảng cho sự phát triển của các sản phẩm giày của Biti's Sự chuyên nghiệp và kỹ năng chế biến của họ đã giúp Biti's nhận được những nguyên liệu tốt nhất để tạo ra các sản phẩm cuối cùng đạt chuẩn Ngoài ra, Wei Tai cũng tham gia vào quá trình gia công các thành phẩm da, cung cấp sự linh hoạt và hiệu suất cao trong sản xuất giày của Biti's Với sự hỗ trợ từ một đối tác như Wei Tai, Biti's có thể tập trung vào việc nâng cao chất lượng và thiết kế sản phẩm mà không cần lo lắng về khâu sản xuất Đặc biệt, với trụ sở chính tại KCN Nhơn Trạch III, Đồng Nai, do ông Huang Yu Gsiu làm Giám Đốc, Wei Tai không chỉ đóng vai trò trong việc cung cấp nguyên liệu và dịch vụ, mà còn đóng vai trò quản lý chuỗi cung ứng và quản lý sản xuất Điều này giúp Biti's đảm bảo rằng mọi quy trình đều được thực hiện một cách hiệu quả và chất lượng Trong tổng thể, Công ty
Cổ phần Da Thuộc Wei Tai không chỉ là một nhà cung ứng đơn giản mà còn là một đối tác đồng hành đáng tin cậy, giúp Biti's thúc đẩy sự phát triển và tạo ra những sản phẩm giày chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng
Về nút tán, khoen khóa:
Biti's ưu tiên các công ty nội địa Với Nút tán, khoen khoá, mark kim loại, Biti's chọn công ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Tim Đỏ Từ năm 1980 thương
19 hiệu nút kim loại Tim Đỏ đã được các công ty và khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm bởi sản phẩm chất lượng và luôn áp dụng nhu cầu đa dạng của thị trường Với mục tiêu ngày càng phát triển, Tim Đỏ đã không ngừng đầu tư các kỹ thuật máy móc hiện đại và ứng dụng các công nghệ mới nhất trên thị trường hiện nay vào các lĩnh vực sản xuất cùng đội ngũ chuyên gia và công nhân lành nghề, được đào tạo kỹ lưỡng để đáp ứng để đáp ứng nhu cầu của các công ty và khách hàng ngày càng tốt hơn
Tim Đỏ không chỉ là một đối tác cung cấp nguyên liệu, mà còn là một đối tác chiến lược, đồng hành cùng Biti's trong hành trình phát triển và tạo ra những sản phẩm chất lượng Sự cam kết lâu dài của họ với chất lượng và đa dạng sản phẩm đã khiến cho Biti's tin tưởng lựa chọn Họ cung cấp những nguyên liệu này đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và thẩm mỹ, giúp Biti's tạo ra những sản phẩm giày có hình ảnh độc đáo và chất lượng vượt trội, làm nổi bật thương hiệu trước mắt khách hàng Hơn nữa, vai trò của Tim Đỏ còn nằm ở việc tiếp tục nghiên cứu và đầu tư vào công nghệ mới nhất, đảm bảo rằng họ luôn ở phía trước trong ngành công nghiệp sản xuất nút tán, khoen khóa và mark kim loại Nhờ vào sự tiên tiến này, họ có thể đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với các yêu cầu thay đổi từ phía Biti's, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả
Biti's chọn công ty TNHH Triệu Phong Xuất thân từ một cơ sở nhỏ với tên gọi "Tổ hợp sản xuất Hoàn Mỹ" chuyên sản xuất giày dép, dép xốp, dép da, sandal, để cao su, công ty TNHH Giày Triệu Phong đã ra đời vào ngày 10 tháng 10 năm
1992 Trụ sở và xưởng sản xuất đặt tại 549A đường u Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình với diện tích 1.500m2 và nhân sự khoảng 30 người Là đơn vị hoạt động trong ngành giày dép, thấy rõ sự hạn chế trong việc phải nhập các phụ liệu từ nước ngoài, công ty đã định hướng và tập trung sản xuất vào mặt hàng khoen, khóa nhựa và đế giày Với sự nỗ lực và quyết tâm phấn đấu của Ban Giám đốc và đội ngũ nhân viên công ty, Triệu Phong đã từng bước lớn mạnh và không ngừng phát triển, trở thành nhà cung cấp phụ liệu chính cho các công ty lớn, có thương hiệu trong ngành giày dép thời trang Việt Nam và nước ngoài
Hạt nhựa tổng hợp: Công ty chủ yếu nhập về từ Hà Lan và Pháp Ngoài ra công ty cũng lựa chọn một số nhà cung cấp trong nước điển hình trong việc lựa chọn này là Công ty TNHH Polystyrene Việt Nam Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sản xuất hạt nhựa EPS, HIPS, GPPS, BPO; công ty đã thực hiện tốt việc cung cấp các sản phẩm nhựa cho Biti's
Gót, đế giày: Biti's đã lựa chọn công ty Tae Sung Từ khi thành lập đến nay, công ty Tae Sung luôn là công ty hàng đầu về sản xuất sản phẩm từ plastic Ngoài ra, Biti's cũng chọn công ty TNHH Triệu Phong làm một trong các nhà cung cấp đế giày cho mình
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Định hướng của công ty
Xuất phát điểm chỉ từ một hợp tác xã nhỏ với vỏn vẹn hơn 20 công nhân chuyên sản xuất các sản phẩm dép cao su thô sơ, qua gần 40 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu, Biti's hôm nay đã tự hào vươn lên khẳng định vị thế thương hiệu giày dép hàng đầu Việt Nam với 25 triệu sản phẩm giày dép đủ chủng loại phục vụ người tiêu dùng mỗi năm Có được thành công này là do Biti’s luôn trung thành với tôn chỉ hoạt động "Lấy uy tín và chất lượng làm đầu", chú trọng vào khâu thiết kế và cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng tối ưu nhất, mang lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm thú vị và sự thoải mái, dễ chịu khi sử dụng sản phẩm giày dép Biti's, đúng với Slogan "Nâng niu bàn chân Việt"
Song song với phát triển các dòng sản phẩm truyền thống, từ ngày thành lập đến nay Biti's cũng đã cho ra mắt thị trường nhãn hàng Biti's Hunter (giày thể thao), Gosto by Biti’s (sản phẩm cao cấp) góp phần đưa thương hiệu Biti's ngày càng tiệm cận với người tiêu dùng bằng những sản phẩm mẫu mã đa dạng, chất lượng vượt trội đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao theo xu thế hiện đại của người tiêu dùng
Ngoài ra để đưa Biti's tồn tại và phát triển lớn mạnh hơn không thể không kể đến việc tiếp tục dựng xây nên thương hiệu và văn hóa Biti's trường tồn mãi với thời gian Từ nền tảng vững chắc này sẽ giúp cho những định hướng chiến lược của Biti's luôn được mọi người ủng hộ và cùng nhau nghiên cứu cải tiến, liên tục có những đột phá từ thiết kế sản phẩm, tiếp thị marketing cho đến phát triển thị trường, giúp công ty ngày càng chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng và gia tăng thị phần trong nước
Biti's xác định thị trường trong nước chính là thị trường trọng điểm giúp công ty phát triển Đó là lý do Biti's luôn ủng hộ và tích cực đồng hành cùng Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" của Bộ Chính trị Nhiều người đánh giá Biti's chọn con đường phát triển thị trường trong nước là lạc hậu và chậm phát triển thương hiệu; tuy nhiên với quan niệm rằng giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp phải đi từ sự bền vững thì mới có thể tiến dài hơn, lâu hơn, xa hơn và thị trường nội địa cũng chính là nền tảng vững chắc "chắp cánh" cho Biti's vươn ra thế giới trong tương lai
Trong bối cảnh thị trường tràn lan hàng giả, hàng nhái thương hiệu trong nước và một số thương hiệu nổi tiếng thế giới, Biti's cũng đối mặt với không ít khó khăn từ cơ chế quản lý thị trường hiện nay của Nhà nước Do đó công ty xác định muốn
25 trụ và đứng vững thì phải tập trung vào 3 mục tiêu cốt lõi: Sản phẩm đẹp - Chất lượng
- Giá thành Để thực hiện 3 mục tiêu trên, Biti's đã tập trung nghiên cứu sâu về xu hướng thời trang thế giới và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước để từ đó cho ra đời những sản phẩm đẹp và tốt nhất cho người tiêu dùng Về cải tiến sản xuất, công ty dành nguồn lực đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến, cải tiến các công đoạn trong sản xuất bằng hệ thống tự động hóa để giảm lao động thủ công; đầu tư công nghệ hiện đại trong hệ thống quản trị, hệ thống logistic giúp cập nhật thông tin nhanh và chính xác Ngoài ra Biti's cũng chú trọng tinh gọn bộ máy vận hành để tiết kiệm chi phí sản xuất trên cơ sở vẫn nâng cao năng suất, chất lượng, mang đến cho người tiêu dùng cơ hội sử dụng các sản phẩm giày dép chất lượng cao với giá thành hợp lý
Biti's cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các doanh nghiệp trong nước thực hiện chủ trương của Chính phủ; tập trung cải tiến chuyên sâu gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ số trong hệ thống quản trị tại doanh nghiệp để chống lãng phí và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế Trong thời kỳ toàn cầu hóa và tự do thương mại như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục chuyển mình mới có thể thích nghi với sự thay đổi và chính nỗ lực này sẽ giúp Biti's ngày càng phát triển nhanh hơn, vững bền hơn trong hiện tại cũng như tương lai.
Giải pháp và kiến nghị
3.2.1 Tăng cường nâng cao chất lượng và sáng tạo sản phẩm
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Biti's nên thành lập một đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm chuyên nghiệp, kết hợp với việc hợp tác với các trung tâm nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực thời trang Việc này giúp thương hiệu tạo ra các sản phẩm độc đáo và chất lượng, phản ánh đúng nhu cầu và xu hướng của thị trường
Hợp tác sáng tạo: Biti's có thể hợp tác với các nhà thiết kế thời trang và các đối tác khác để tạo ra các sản phẩm mới và hấp dẫn Hợp tác này không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm độc đáo mà còn mở rộng mạng lưới và tăng cường tầm nhìn của thương hiệu
3.2.2 Phát triển chiến lược marketing chuyên sâu
Tạo ra chiến lược marketing toàn diện: Biti's cần phát triển một chiến lược marketing toàn diện, bao gồm cả quảng cáo truyền thống và kỹ thuật số, sự kiện, tài trợ và các chiến dịch quảng bá khác Chiến lược này cần tập trung vào việc tăng
26 cường nhận thức và tầm nhìn của thương hiệu, cũng như tạo ra một hình ảnh đồng nhất và hấp dẫn trên các nền tảng truyền thông
Tương tác trực tiếp với khách hàng: Sử dụng kênh truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến khác để tương tác trực tiếp với khách hàng, lắng nghe và phản hồi nhanh chóng đến phản ứng của họ Điều này giúp tạo ra một cộng đồng trung thành và tăng cường sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng
3.2.3 Xây dựng mối quan hệ khách hàng tốt
Tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực: Biti's cần tạo ra một trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, chính sách đổi trả linh hoạt và việc cung cấp thông tin sản phẩm đầy đủ và chính xác
Tích hợp phản hồi khách hàng: Sử dụng phản hồi khách hàng để liên tục cải thiện sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng Biti's cũng nên xem xét việc tổ chức các sự kiện hoặc khảo sát để thu thập phản hồi từ khách hàng
3.2.4 Đổi mới và mở rộng kế hoạch kinh doanh Đánh giá cẩn thận các cơ hội mở rộng: Biti's cần tiến hành một cuộc đánh giá kỹ lưỡng về các cơ hội mở rộng quy mô hoặc ra thị trường quốc tế Đánh giá này cần bao gồm cả việc đánh giá rủi ro và lợi ích liên quan đến tài chính, quản lý chuỗi cung ứng và xây dựng thương hiệu
Xây dựng kế hoạch kinh doanh linh hoạt: Biti's cần phát triển các kế hoạch kinh doanh linh hoạt và đa dạng để đối phó với các tình huống rủi ro và thách thức Đồng thời, thương hiệu cũng cần đảm bảo rằng họ có sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường
3.2.5 Tích hợp công nghệ và kỹ thuật số: Đầu tư vào công nghệ: Biti's cần đầu tư vào công nghệ để tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng cường hiệu suất Việc này có thể bao gồm việc sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thông minh và phần mềm CRM để quản lý khách hàng
Phát triển trang web và ứng dụng di động: Biti's nên phát triển một trang web và ứng dụng di động dễ sử dụng và linh hoạt, giúp tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng Trang web và ứng dụng này cũng nên tích hợp các tính
27 năng như thanh toán trực tuyến và chương trình thưởng khách hàng để tạo ra trải nghiệm mua sắm thuận tiện và hấp dẫn
3.2.6 Đa dạng hóa các nhà cung cấp và các đơn vị vận chuyển
Việc đa dạng hóa các nhà cung cấp góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu rủi ro trong tình hình chính trị hiện nay Những đối tác Trung Quốc là những bạn hàng thuận lợi đối với Việt Nam nhưng không phải luôn luôn thuận lợi, điều đó thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử Việc bổ sung nguồn nguyên liệu từ thị trường Ấn Độ hay Nam Mỹ có thể được coi là những giải pháp thay thế tiềm năng cho yếu tố đầu vào Các đơn vị vận chuyển cũng có thể được đa dạng hóa từ đội tàu của các đơn vị vận chuyển khác nhau trên thế giới có thể giúp việc vận chuyển đơn hàng với những chi phí hợp lý nhất