1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ARCHITECTURE OF TRADITIONAL COMMUNITY HOUSE OF BA NA ETHNIC COMMUNITIES IN KON TUM CITY, KON TUM PROVINCE - SITUATION AND PRESERVATION SOLUTIONS

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến trúc Nhà Cộng Đồng Truyền Thống Dân Tộc Ba Na Tại Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum - Thực Trạng Và Giải Pháp Bảo Tồn
Tác giả ThS. KTS Nguyễn Phong Cảnh, TS. KTS Trương Hoàng Phương
Trường học Khoa Kiến trúc, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Chuyên ngành Kiến trúc
Thể loại Bài báo
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Kiến trúc - Xây dựng 1 KIẾN TRÚC NHÀ CỘNG ĐỒNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC BA NA TẠI THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ARCHITECTURE OF TRADITIONAL COMMUNITY HOUSE OF BA NA ETHNIC COMMUNITIES IN KON TUM CITY, KON TUM PROVINCE - SITUATION AND PRESERVATION SOLUTIONS ThS. KTS Nguyễn Phong Cảnh TS. KTS Trương Hoàng Phương Khoa Kiến trúc, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế ktsphongcanhgmail.com hoangphuongktsyahoo.com Tóm tắt Nhà cộng đồng truyền thống các dân tộc thiểu số ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum hay Nhà Rông (theo cách gọi của đồng bào dân tộc địa phương) là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc trong đó có dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên Việt Nam nói chung. Đối với các làng đồng bào dân tộc Ba Na ở tỉnh Kon Tum thì sự tồn tại của làng gắn với nhà Rông là mối quan hệ không thể tách rời. Hiện nay nhà Rông với kiến trúc truyền thống của nó đang dần bị mai một, thay vào đó là tình trạng bê tông hóa, thay đổi hình dạng kiến trúc do nhiều nguyên nhân đang dần phổ biến. Cần có những khảo sát và nghiên cứu cụ thể về thực trạng cũng như quá trình biến đổi của kiến trúc nhà Rông nhằm tìm ra nguyên nhân từ đó đề suất giải pháp nhằm bảo tồn thích ứng đảm bảo cho giá trị kiến trúc cộng đồng truyền thống này không bị suy giảm. Từ khóa: nhà cộng đồng truyền thống, nhà Rông, dân tộc Ba Na, tình trạng bê tông hóa. Abstract Traditional ethnic community houses in Kon Tum City, Kon Tum Province are characterized by the Rong house. The Rong house is a place of community cultural activities of ethnic minorities including the Ba Na ethnic group in Kon Tum province in particular and the Central Highlands of Vietnam in general. For Ba Na ethnic minority villages in Kon Tum province, the existence of the village associated with the Rong house is an inseparable relationship. Nowadays, the Rong house with its traditional architecture is gradually being lost. Instead, the state of concreting and changing the architectural form due to many reasons are gradually popularizing. It is necessary to have specific surveys and studies on the current situation of the Rong house and the process of change of the Rong house architecture to find the cause, thereby proposing solutions to conserve adaptation to ensure these traditional community house architecture values not being diminished. Key words: traditional community house, Rong house, Ba Na ethnic group, concreting status. 2 Giới thiệu Nhà cộng đồng truyền thống các dân tộc ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum hay còn gọi là Nhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc Ba Na trên địa bàn thành phố Kon Tum nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung. Đối với các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum thì sự tồn tại của làng gắn với nhà Rông là mối quan hệ không thể tách rời. Nhà Rông là linh hồn, là phần “thiêng” của làng dân tộc ở nơi đây. Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như Đình làng người Kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng Tây Nguyên, cũng là nơi đón khách (theo phong tục người Ba Na), dù khách riêng của gia đình hay chung của làng. Không có số liệu chính xác về thời điểm xuất hiện nhà Rông nhưng khi mới thành lập làng những người trong tộc thường xây dựng cho mình một ngôi nhà chung. Họ gọi ngôi nhà chung này là Hnam Rông, Jơng hoặc là Jông, đây là nơi diễn ra các lễ hội, các sự kiện trọng đại của buôn làng. Nhà Rông được xây dựng ở trung tâm của làng, một nơi thoáng, rộng rãi có thể chứa số lượng người nhiều gấp 2- 3 lần số lượng người trong làng, được hội đồng già làng chọn từ trước khi lập làng. Tùy vào địa hình, điều kiện kinh tế và tài hoa của những người đứng đầu mỗi làng mà nhà Rông được dựng lên to hay nhỏ, cao hay thấp và mang tính thẩm mỹ riêng của mỗi làng, mỗi vùng. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na...ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nội dung 1. Nét đặc trưng kiến trúc nhà Rông truyền thống Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà có kiến trúc cao và to hơn nhiều so với nhà bình thường. Có những ngôi nhà cao tới 18m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ. Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu lấy từ núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô...theo kết cấu kiến trúc nhà sàn nhưng có dáng vẻ cao thanh thoát với tỷ lệ hài hòa. Nhà gồm hai mái chính và hai mái phụ hình tam giác cân và nhỏ. Khung mái nhà được kết cấu từ nhiều loại cây dài được dựng thẳng đứng gọi là pơjô (rùi). Mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh phơi kỹ cho đến khi khô vàng, sau đó làm thành tấm có độ dày 3cm cột vào những hàng cây mè trên khung mái. Gần đến đỉnh được đan nẹp có hoa văn chạy song song với đỉnh tạo sự bền chặt của mái. Khung nhà Rông rất cao chịu lực bởi 8 cột to làm bằng gỗ quý, thẳng, chắc, thường là gỗ trắc, sến, lim,.... Các cột liên kết với nhau theo thể thức cột vì kèo. Trên những vì kèo được chạm khắc, trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tín ngưỡng tôn giáo, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ 3 thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những hoa văn thể hiện cảnh sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Ngoài ra, bên trong nhà còn treo trống, cung tên và giáo mác, sừng trâu, xương hàm, xương sọ những thú rừng đã săn bắt được… Khi có lễ hội, ở giữa nhà còn dựng lên một cây cột cao (nơi cột rượu thiêng của lễ) được chạm khắc tinh vi hình mặt trời (s’drang mặt ‘năr), sao tám cánh (sơ nglong bloong tar), hình thoi… nối liền là hàng cây cột vào các cột thấp hơn chạy theo chiều dài của nhà Rông. Sàn nhà Rông được lắp ghép bằng những tấm được chẻ bằng lồ ô, nứa hoặc tấm ván gỗ. Trên nền sàn, ở hai đầu của nhà Rông đặt hai bếp lửa vừa thuận tiện trong việc tổ chức lễ hội, vừa sưởi ấm cho các chàng trai vào những đêm đông giá rét. Phên vách được đan bằng tre nứa, lồ ô tạo nên một dải hoa văn rất sinh động. Cửa chính được mở ở gian chính giữa của một vách chính, cửa phụ mở ở vách phụ của đầu hồi phía bên phải cửa chính. Trước cửa chính và cửa phụ buôn làng làm thêm hiên (pra) là nơi dừng chân nghỉ ngơi chờ đợi khi có nhiều người ra vào nhà hay lên xuống cầu thang, thông thường cầu thang được chặt đẽo 7 hoặc 9 bậc. Nhà Rông thuộc khu vực bắc Tây Nguyên khá đặc sắc và đa dạng. Tùy theo từng dân tộc khác nhau mà Nhà Rông được xây dựng với hình dáng khác nhau và có nhiều tên gọi khác nhau. Nhà Rông nhỏ và thấp thường là của người Giẻ Triêng, còn nhà Rông của người Xê Ðăng lại vút cao mạnh mẽ. Nhà Rông của người Ba Na thì mềm mại nhưng vẫn uy nghi. Nhà Rông của người Gia Rai có kiến trúc thanh thoát như lưỡi rìu dựng ngược lên trời. 2. Chức năng nhà Rông Nhà Rông có chức năng giống ngôi Đình của người Việt, nhà Rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo , tín ngưỡng… là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống, là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống , vũ khí, các đầu con vật được hiến sinh trong các ngày lễ và là nơi trẻ em từ tấm bé đã được quay quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan, nơi người lớn được tụ tập hằng đêm nói cho nhau nghe những câu chuyện của núi rừng. Nhà Rông là nơi tiến hành các lễ cúng chung thường kỳ và không thường kỳ nhằm các mục đích dân an vật thịnh, cầu mùa màng tươi tốt như cúng mừng lúa mới, cúng mừng bắc máng nước, cúng cầu mưa, cúng mừng chiến sĩ, cúng lập làng mới, cúng lên nhà Rông... Nhà Rông của người Tây Nguyên đóng vai trò đa chức năng trong đó có chức năng về tín ngưỡng tôn giáo. Trong tín ngưỡng của người Tây Nguyên, nhà Rông là chỗ ở của vị thần 4 bản mệnh của cộng đồng, vị thần chung được coi là linh thiêng nhất của làng. Phổ biến ở các dân tộc tục thờ bản mệnh của làng trong một vật thiêng, thường là hòn đá đặc biệt đặt trong túi vải treo trong nhà Rông. Nhà Rông đẹp chắc chắn sẽ được các vị thần phù hộ. Nhà Rông được coi là linh hồn của làng, nơi hội tụ khí thiêng của trời đất, sông núi, là nơi lưu giữ các giá trị thiêng liêng của buôn làng. Buôn làng có nhà Rông là như được tiếp thêm sức sống. 3. Việc xây dựng nhà Rông Nhà Rông thường được các Già làng và những người lớn tuổi trong làng lựa chọn sao cho có vị trí quan trọng nhất, thường được chọn ở ngay chính giữa làng, bên cạnh những con sông và được xây dựng đầu tiên. Sau đó, người dân mới dựng nhà ở xung quanh và mặt của nhà thường hướng về phía Nhà Rông. Đây là kiến trúc làng cổ mà hiện nay rất ít làng còn lưu giữ. Theo già làng A Xép - dân tộc Ba Na (làng Konktu, xã Đăkrơwa thành phố Kon Tum), mỗi khi phải chuyển buôn đến một vùng đất khác hoặc do làng đông người quá không có đất đủ sinh sống phải tách buôn thì già làng và mọi người đi tìm nơi mới, khi đã chọn được đất thì tiến hành cất nhà Rông, nếu trong thời gian dựng không có biến cố gì xảy ra gây đổ hoặc nguy hiểm đến tính mạng người nào thì coi như "Giàng đã đồng ý", lúc đó mới bầu già làng mới và cho nhổ nhà dân đến dựng xung quanh. Làng Konktu của A Xép khi mới thành lập cũng được xây dựng như vậy. Hình 1. Cư dân bản địa Kon Tum trước đây, làng của người Ba Na năm 1947 ở Kon Tum (nguồn: internet) Để xây dựng một nhà Rông mới cần có cả một quá trình nhiều năm và phải huy động tất cả người dân góp công sức để hoàn thành. Chính điều đó càng tạo nên sự kết nối cộng đồng sâu sắc trong lòng người đồng bào dân tộc thiểu số. 4. Thực trạng nhà Rông trên toàn tỉnh Kon Tum Tỉnh Kon Tum hiện có 445 nhà Rông truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó khoảng 77 giữ đúng nguyên mẫu cột gỗ, mái tranh, xung quanh tre nứa, còn lại 23 được xây dựng hiện đại hóa bằng các vật liệu bê tông, sắt, thép, mái lợp tôn. 5 Huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum có 3538 nhà Rông đã bị tôn hóa, bê tông hóa. Ông Trần Văn Tiên, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sa Thầy cho biết, ngoài khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu truyền thống, nhà Rông truyền thống rất dễ cháy, hư hỏng nên người dân ở các thôn, làng trên địa bàn huyện thống nhất xây dựng nhà Rông theo kiểu bê tông. Hình 2. Nhà Rông thôn Klêch (trái) và nhà Rông thôn Kroong Klah (phải) tại thành phố Kon Tum đã bị bê tông hóa và lợp tôn (nguồn:tác giả) Hình 3. Nhà Rông thôn Konjơri (trái) và nhà Rông thôn Konktu (phải), xã Dakrơwa tại thành phố Kon Tum vẫn còn giữ được nét đặc trưng về kiến trúc truyền thống (nguồn: tác giả) Theo Ông A Dót làng Rắc, xã Ia Xiêr (huyện Sa Thầy) lúc trước mái nhà Rông truyền thống là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả làng, là điểm tựa tinh thần khi làng có chuyện lớn, bé nhưng nay nhìn nhà Rông bị bê tông hóa, người dân trong làng không còn gần gũi nhà Rông như xưa, nên các lễ hội truyền thống và những sinh hoạt cộng đồng cũng dần mai một. Từ năm 1999, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum đã tiến hành khảo sát toàn diện thực trạng Nhà Rông trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chỉ thị 21 về việc khôi phục và xây dựng Nhà Rông truyền thống cho các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 575 Nhà Rông trên tổng số 588 làng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 97,8. Việc khôi phục và xây dựng mới Nhà Rông ở các thôn, làng phần lớn do nhân dân đóng góp (xây dựng mới được hỗ trợ từ 7-15 triệu đồngcái, trong khi giá trị thực để xây dựng một Nhà Rông phải từ 200-800 triệu đồng). 6 Nhiều địa phương như huyện Kon Plông có 100 làng có Nhà Rông; huyện Đăk Tô có gần 98 số làng, thành phố Kon Tum có 96 số làng có Nhà Rông. 5. Tổng quan dân tộc Ba Na ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum Người Ba Na (các tên gọi khác: Bahnar, Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Ba Na cư trú chủ yếu ở cao nguyên trung phần Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ba Na ở Việt Nam có dân số 227.716 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ba Na cư trú tập trung tại các tỉnh: Gia Lai (150.416 người, chiếm 11,8 dân số toàn tỉnh và 66,1 tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Kon Tum (53.997 người, chiếm 12,5 dân số toàn tỉnh và 23,7 tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Phú Yên (4.145 người), Bình Định (18.175 người, chiếm 8,0 tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Đắk Lắk (301 người), Bình Thuận (133 người). Người Ba Na có nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hay phong tục tập quán mỗi vùng. Hình 4. Biểu đồ so sánh sô lượng các dân tộc tỉnh Kon Tum và thành phố Kon Tum năm 2018 (nguồn: Ban Dân tộc, tinh Kon Tum) 6. Thực trạng việc sử dụng nhà Rông dân tộc Ba Na tại thành phố Kon Tum Thành phố Kon Tum hiện có 183 thôn, làng, tổ dân phố; trong đó có 62 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn thành phố hiện có 57 nhà Rông, trong đó có 56 nhà Rông của 56 làng đồng bào dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 91,9; 01 nhà Rông của xã Ia Chim. Còn 06...

Trang 1

KIẾN TRÚC NHÀ CỘNG ĐỒNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC BA NA TẠI THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN

ARCHITECTURE OF TRADITIONAL COMMUNITY HOUSE OF BA

NA ETHNIC COMMUNITIES IN KON TUM CITY, KON TUM PROVINCE - SITUATION AND PRESERVATION SOLUTIONS

ThS KTS Nguyễn Phong Cảnh

TS KTS Trương Hoàng Phương Khoa Kiến trúc, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

ktsphongcanh@gmail.com hoangphuongkts@yahoo.com

Tóm tắt

Nhà cộng đồng truyền thống các dân tộc thiểu số ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum hay Nhà Rông (theo cách gọi của đồng bào dân tộc địa phương) là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc trong đó có dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên Việt Nam nói chung Đối với các làng đồng bào dân tộc Ba Na ở tỉnh Kon Tum thì sự tồn tại của làng gắn với nhà Rông là mối quan hệ không thể tách rời Hiện nay nhà Rông với kiến trúc truyền thống của nó đang dần bị mai một, thay vào đó là tình trạng bê tông hóa, thay đổi hình dạng kiến trúc do nhiều nguyên nhân đang dần phổ biến Cần có những khảo sát và nghiên cứu cụ thể về thực trạng cũng như quá trình biến đổi của kiến trúc nhà Rông nhằm tìm ra nguyên nhân từ đó đề suất giải pháp nhằm bảo tồn thích ứng đảm bảo cho giá trị kiến trúc cộng đồng truyền thống này không bị suy giảm

Từ khóa: nhà cộng đồng truyền thống, nhà Rông, dân tộc Ba Na, tình trạng bê tông hóa

Abstract

Traditional ethnic community houses in Kon Tum City, Kon Tum Province are characterized by the Rong house The Rong house is a place of community cultural activities of ethnic minorities including the Ba Na ethnic group in Kon Tum province in particular and the Central Highlands of Vietnam in general For Ba Na ethnic minority villages in Kon Tum province, the existence of the village associated with the Rong house is an inseparable relationship Nowadays, the Rong house with its traditional architecture is gradually being lost Instead, the state of concreting and changing the architectural form due to many reasons are gradually popularizing It is necessary to have specific surveys and studies on the current situation of the Rong house and the process of change of the Rong house architecture to find the cause, thereby proposing solutions to conserve adaptation to ensure these traditional community house architecture values not being diminished

Key words: traditional community house, Rong house, Ba Na ethnic group, concreting status

Trang 2

Giới thiệu

Nhà cộng đồng truyền thống các dân tộc ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum hay còn gọi là Nhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc Ba Na trên địa bàn thành phố Kon Tum nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung Đối với các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum thì sự tồn tại của làng gắn với nhà Rông là mối quan hệ không thể tách rời Nhà Rông là linh hồn, là phần “thiêng” của làng dân tộc ở nơi đây Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như Đình làng người Kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng Tây Nguyên, cũng là nơi đón khách (theo phong tục người Ba Na), dù khách riêng của gia đình hay chung của làng Không có số liệu chính xác về thời điểm xuất hiện nhà Rông nhưng khi mới thành lập làng những người trong tộc thường xây dựng cho mình một ngôi nhà chung Họ gọi ngôi nhà chung này là Hnam Rông, Jơng hoặc là Jông, đây là nơi diễn ra các lễ hội, các sự kiện trọng đại của buôn làng Nhà Rông được xây dựng ở trung tâm của làng, một nơi thoáng, rộng rãi có thể chứa số lượng người nhiều gấp 2-3 lần số lượng người trong làng, được hội đồng già làng chọn từ trước khi lập làng Tùy vào địa hình, điều kiện kinh tế và tài hoa của những người đứng đầu mỗi làng mà nhà Rông được dựng lên to hay nhỏ, cao hay thấp và mang tính thẩm mỹ riêng của mỗi làng, mỗi vùng Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum

Nội dung

1 Nét đặc trưng kiến trúc nhà Rông truyền thống

Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà có kiến trúc cao và to hơn nhiều so với nhà bình thường Có những ngôi nhà cao tới 18m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu lấy từ núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô theo kết cấu kiến trúc nhà sàn nhưng có dáng vẻ cao thanh thoát với tỷ lệ hài hòa Nhà gồm hai mái chính và hai mái phụ hình tam giác cân và nhỏ Khung mái nhà được kết cấu từ nhiều loại cây dài được dựng thẳng đứng gọi là pơjô (rùi) Mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh phơi kỹ cho đến khi khô vàng, sau đó làm thành tấm có độ dày 3cm cột vào những hàng cây mè trên khung mái Gần đến đỉnh được đan nẹp có hoa văn chạy song song với đỉnh tạo sự bền chặt của mái Khung nhà Rông rất cao chịu lực bởi 8 cột to làm bằng gỗ quý, thẳng, chắc, thường là gỗ trắc, sến, lim, Các cột liên kết với nhau theo thể thức cột vì kèo Trên những vì kèo được chạm khắc, trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tín ngưỡng tôn giáo, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ

Trang 3

thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những hoa văn thể hiện cảnh sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống buôn làng

Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng Ngoài ra, bên trong nhà còn treo trống, cung tên và giáo mác, sừng trâu, xương hàm, xương sọ những thú rừng đã săn bắt được… Khi có lễ hội, ở giữa nhà còn dựng lên một cây cột cao (nơi cột rượu thiêng của lễ) được chạm khắc tinh vi hình mặt trời (s’drang mặt ‘năr), sao tám cánh (sơ nglong bloong tar), hình thoi… nối liền là hàng cây cột vào các cột thấp hơn chạy theo chiều dài của nhà Rông

Sàn nhà Rông được lắp ghép bằng những tấm được chẻ bằng lồ ô, nứa hoặc tấm ván gỗ Trên nền sàn, ở hai đầu của nhà Rông đặt hai bếp lửa vừa thuận tiện trong việc tổ chức lễ hội, vừa sưởi ấm cho các chàng trai vào những đêm đông giá rét Phên vách được đan bằng tre nứa, lồ ô tạo nên một dải hoa văn rất sinh động Cửa chính được mở ở gian chính giữa của một vách chính, cửa phụ mở ở vách phụ của đầu hồi phía bên phải cửa chính Trước cửa chính và cửa phụ buôn làng làm thêm hiên (pra) là nơi dừng chân nghỉ ngơi chờ đợi khi có nhiều người ra vào nhà hay lên xuống cầu thang, thông thường cầu thang được chặt đẽo 7 hoặc 9 bậc

Nhà Rông thuộc khu vực bắc Tây Nguyên khá đặc sắc và đa dạng Tùy theo từng dân tộc khác nhau mà Nhà Rông được xây dựng với hình dáng khác nhau và có nhiều tên gọi khác nhau Nhà Rông nhỏ và thấp thường là của người Giẻ Triêng, còn nhà Rông của người Xê Ðăng lại vút cao mạnh mẽ Nhà Rông của người Ba Na thì mềm mại nhưng vẫn uy nghi Nhà Rông của người Gia Rai có kiến trúc thanh thoát như lưỡi rìu dựng ngược lên trời

2 Chức năng nhà Rông

Nhà Rông có chức năng giống ngôi Đình của người Việt, nhà Rông là nơi diễn ra toàn

bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo , tín ngưỡng… là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống, là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống , vũ khí, các đầu con vật được hiến sinh trong các ngày lễ và là nơi trẻ em từ tấm bé đã được quay quần quanh bếp lửa nghe người già

kể khan, nơi người lớn được tụ tập hằng đêm nói cho nhau nghe những câu chuyện của núi rừng Nhà Rông là nơi tiến hành các lễ cúng chung thường kỳ và không thường kỳ nhằm các mục đích dân an vật thịnh, cầu mùa màng tươi tốt như cúng mừng lúa mới, cúng mừng bắc máng nước, cúng cầu mưa, cúng mừng chiến sĩ, cúng lập làng mới, cúng lên nhà Rông Nhà Rông của người Tây Nguyên đóng vai trò đa chức năng trong đó có chức năng về tín ngưỡng tôn giáo Trong tín ngưỡng của người Tây Nguyên, nhà Rông là chỗ ở của vị thần

Trang 4

bản mệnh của cộng đồng, vị thần chung được coi là linh thiêng nhất của làng Phổ biến ở các dân tộc tục thờ bản mệnh của làng trong một vật thiêng, thường là hòn đá đặc biệt đặt trong túi vải treo trong nhà Rông Nhà Rông đẹp chắc chắn sẽ được các vị thần phù hộ Nhà Rông được coi là linh hồn của làng, nơi hội tụ khí thiêng của trời đất, sông núi, là nơi lưu giữ các giá trị thiêng liêng của buôn làng Buôn làng có nhà Rông là như được tiếp thêm sức sống

3 Việc xây dựng nhà Rông

Nhà Rông thường được các Già làng và những người lớn tuổi trong làng lựa chọn sao cho có vị trí quan trọng nhất, thường được chọn ở ngay chính giữa làng, bên cạnh những con sông và được xây dựng đầu tiên Sau đó, người dân mới dựng nhà ở xung quanh và mặt của nhà thường hướng về phía Nhà Rông Đây là kiến trúc làng cổ mà hiện nay rất ít làng còn lưu giữ Theo già làng A Xép - dân tộc Ba Na (làng Konktu, xã Đăkrơwa thành phố Kon Tum), mỗi khi phải chuyển buôn đến một vùng đất khác hoặc do làng đông người quá không có đất

đủ sinh sống phải tách buôn thì già làng và mọi người đi tìm nơi mới, khi đã chọn được đất thì tiến hành cất nhà Rông, nếu trong thời gian dựng không có biến cố gì xảy ra gây đổ hoặc nguy hiểm đến tính mạng người nào thì coi như "Giàng đã đồng ý", lúc đó mới bầu già làng mới và cho nhổ nhà dân đến dựng xung quanh Làng Konktu của A Xép khi mới thành lập cũng được xây dựng như vậy

Hình 1 Cư dân bản địa Kon Tum trước đây, làng của người Ba Na năm 1947 ở

Kon Tum (nguồn: internet)

Để xây dựng một nhà Rông mới cần có cả một quá trình nhiều năm và phải huy động tất

cả người dân góp công sức để hoàn thành Chính điều đó càng tạo nên sự kết nối cộng đồng sâu sắc trong lòng người đồng bào dân tộc thiểu số

4 Thực trạng nhà Rông trên toàn tỉnh Kon Tum

Tỉnh Kon Tum hiện có 445 nhà Rông truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó khoảng 77% giữ đúng nguyên mẫu cột gỗ, mái tranh, xung quanh tre nứa, còn lại 23% được xây dựng hiện đại hóa bằng các vật liệu bê tông, sắt, thép, mái lợp tôn

Trang 5

Huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum có 35/38 nhà Rông đã bị tôn hóa, bê tông hóa Ông Trần Văn Tiên, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sa Thầy cho biết, ngoài khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu truyền thống, nhà Rông truyền thống rất dễ cháy, hư hỏng nên người dân ở các thôn, làng trên địa bàn huyện thống nhất xây dựng nhà Rông theo kiểu bê tông

Hình 2 Nhà Rông thôn Klêch (trái) và nhà Rông thôn Kroong Klah (phải) tại thành phố Kon

Tum đã bị bê tông hóa và lợp tôn (nguồn:tác giả)

Hình 3 Nhà Rông thôn Konjơri (trái) và nhà Rông thôn Konktu (phải), xã Dakrơwa tại thành

phố Kon Tum vẫn còn giữ được nét đặc trưng về kiến trúc truyền thống (nguồn: tác giả)

Theo Ông A Dót làng Rắc, xã Ia Xiêr (huyện Sa Thầy) lúc trước mái nhà Rông truyền thống là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả làng, là điểm tựa tinh thần khi làng có chuyện lớn, bé nhưng nay nhìn nhà Rông bị bê tông hóa, người dân trong làng không còn gần gũi nhà Rông như xưa, nên các lễ hội truyền thống và những sinh hoạt cộng đồng cũng dần mai một

Từ năm 1999, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum đã tiến hành khảo sát toàn diện thực trạng Nhà Rông trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chỉ thị 21 về việc khôi phục và xây dựng Nhà Rông truyền thống cho các làng đồng bào dân tộc thiểu số Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 575 Nhà Rông trên tổng số 588 làng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 97,8% Việc khôi phục và xây dựng mới Nhà Rông ở các thôn, làng phần lớn do nhân dân đóng góp (xây dựng mới được hỗ trợ từ 7-15 triệu đồng/cái, trong khi giá trị thực để xây dựng một Nhà Rông phải từ 200-800 triệu đồng)

Trang 6

Nhiều địa phương như huyện Kon Plông có 100% làng có Nhà Rông; huyện Đăk Tô có gần 98% số làng, thành phố Kon Tum có 96% số làng có Nhà Rông

5 Tổng quan dân tộc Ba Na ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Người Ba Na (các tên gọi khác: Bahnar, Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba

Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng,

Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam Người Ba

Na cư trú chủ yếu ở cao nguyên trung phần Việt Nam Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ba Na ở Việt Nam có dân số 227.716 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Ba Na cư trú tập trung tại các tỉnh: Gia Lai (150.416 người, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh và 66,1% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Kon Tum (53.997 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 23,7% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Phú Yên (4.145 người), Bình Định (18.175 người, chiếm 8,0% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Đắk Lắk (301 người), Bình Thuận (133 người) Người Ba Na có nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hay phong tục tập quán mỗi vùng

Hình 4 Biểu đồ so sánh sô lượng các dân tộc tỉnh Kon Tum và thành phố Kon Tum năm 2018

(nguồn: Ban Dân tộc, tinh Kon Tum)

6 Thực trạng việc sử dụng nhà Rông dân tộc Ba Na tại thành phố Kon Tum

Thành phố Kon Tum hiện có 183 thôn, làng, tổ dân phố; trong đó có 62 làng đồng bào dân tộc thiểu số Đến nay, toàn thành phố hiện có 57 nhà Rông, trong đó có 56 nhà Rông của

56 làng đồng bào dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 91,9%; 01 nhà Rông của xã Ia Chim Còn 06 thôn, làng chưa có nhà Rông hoặc có nhưng đã xuống cấp và bị cháy không còn sử dụng được Trong 57 nhà Rông, có 24 nhà Rông làm bằng nguyên vật liệu xây dựng truyền thống , 05 nhà Rông làm bằng nguyên vật liệu xây dựng hiện đại, 28 nhà Rông làm bằng nguyên vật liệu xây dựng truyền thống và hiện đại (Báo cáo hiện trạng việc quản lý sử dụng nhà Rông tại các thôn, làng trên địa bàn thành phố Kon Tum năm 2017)

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

-đăng

ia-rai Hrê Brâu

ăm Kin

ờ Nù

Dìu Tày Thái Thổ

Tỉnh KonTum

TP Kon Tum

Trang 7

Hình 5 So sánh thực trạng nhà cộng đồng tại thành phố Kon Tum và huyện Nam Đông, tỉnh

Thừa Thiên Huế (nguồn: Phòng VHTT thành phố Kon Tum và TS Trương Hoàng Phương)

Hình 6 Vị trí 14 nhà Rông Ba Na được chọn kháo sát tại thành phố Kon Tum và ngoại vi Nhà

Rông truyền thống: chấm tròn màu đỏ và nhà Rông nửa truyền thống và hiện đại: chấm vuông màu lục (1 Konhơgon cơtu; 2 Konrbang; 3 Konklor; 4 Konktu; 5 Konjơri; 6.Konklor 2; 7 Chư Hreng; 8 Măng Laklah; 9 Klêch; 10 Kleng; 11 Sa Thầy; 12 Khúc Na; 13 Kroong Klah; 14 Konhơra cơtu)

(nguồn: tác giả)

Xã Ia Chim có 11 thôn, làng, trong đó có 9 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số Hiện nay nhà Rông ở những làng này đều được tôn hóa, xi măng hóa Theo Già A Láo, 88 tuổi ở làng Plei Sar, xã Ia Chim: “Khi nhà Rông cũ bị hư, cả dân làng đều mong muốn được làm lại nhà Rông truyền thống Tuy nhiên, do việc tìm kiếm nguyên vật liệu quá khó khăn nên không còn cách nào khác, dân làng phải đồng ý làm nhà Rông bằng xi măng, lợp mái tôn”

Ông Hoàng Nguyên Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ia Chim, thành phố Kon Tum cho biết: "Trước đây, nhà Rông văn hóa xã được thiết kế và làm theo đúng mẫu truyền thống với mái tranh, trụ, sàn, tường gỗ Đến năm 2015, nhà Rông bị hư hỏng nhiều, bà con đã tập trung làm lại Mặc dù vẫn giữ đúng hình dáng truyền thống nhưng do không có các nguyên

Trang 8

vật liệu như gỗ, tranh nên bà con buộc phải đồng ý xây nhà Rông theo kiểu tường gạch, mái tôn, trụ bêtông Đây là ngôi nhà mang hình dáng nhà Rông chứ không còn là biểu tượng của đại ngàn như nhà Rông truyền thống nữa vì nguyên vật liệu chính là gỗ, tranh không có nên đành thay thế bằng xi măng, sắt thép”

7 Sự biến đổi trong chức năng nhà Rông dân tộc Ba Na tại Kon Tum hiện nay

Thực tế cho thấy, trong nhà Rông hiện nay, nhiều làng đã treo ảnh, tượng Bác Hồ, cờ Tổ quốc, Quốc hiệu Nhiều làng còn treo nội qui, hương ước của làng tại nhà Rông để mọi người đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng Bên cạnh việc sinh hoạt mang tính tín ngưỡng, cổ truyền, tâm linh, thì hiện nay nhiều làng còn tổ chức các sinh hoạt với nhiều hình thức mới như: tổ chức chào cờ đầu tuần, lễ mừng báo công, nơi phát động các phong trào lớn của các tổ chức, đoàn thể… Nơi đây, các phong trào như "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phong trào xây dựng nông thôn mới… cũng phát triển Bên cạnh đó, Nhà Rông được sử dụng để hội họp, học tập quán triệt các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Ðảng và Nhà nước, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa mới như thông tin lưu động, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, mít tin do các cơ quan, đoàn thể tổ chức Nếp sinh hoạt nhà Rông nói chung ngày nay đã khác trước rất nhiều Nếu như xưa kia, theo phong tục phổ biến ở nhiều tộc người, nhà Rông như ngôi nhà dành cho đàn ông, phụ nữ hầu như không vào hoặc rất ít khi vào nhà Rông thì nay ở các thôn làng nữ giới cũng thường xuyên đến nhà Rông Các cuộc họp thôn, các dịp liên hoan, sinh hoạt đoàn thể, phổ biến chế độ chính sách, vận động hay phát động phong trào v.v đều tổ chức ở nhà Rông Mọi người thường tụ họp hàng ngày ở đây lúc rảnh rỗi chủ yếu để xem tivi, xem chương trình qua băng đĩa Tập quán thanh thiếu niên nam đến ngủ qua đêm ở nhà Rông cũng ngày một mất đi, không còn phổ biến và bắt buộc như xưa Những lễ cúng cộng đồng tại nhà Rông vẫn tiến hành cơ bản theo nếp cổ truyền nhưng những kiên cử nặng nền khắc khe thì hầu như không còn nữa

8 Sự biến đổi trong kiến trúc nhà Rông dân tộc Ba Na ở Kon Tum hiện nay

Một thời kỳ dài nhà Rông dân tộc Ba Na bị mai một trầm trọng Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt suốt hàng chục năm, tiếp đến là công cuộc phát triển nông thôn và xây dựng nếp sống mới triển khai mạnh mẽ sau giải phóng miền Nam năm (1975), nhà Rông đã chịu nhiều tác động cùng với những đổi thay lớn chưa từng có Từ chỗ xưa kia hầu như làng nào cũng có nhà Rông, thậm chí những làng lớn của dân tộc Ba Na còn dựng hai nhà Rông, nhưng nay nhiều làng không còn nhà Rông nữa Kết quả khảo sát năm 1999 tại 625 làng ở tỉnh Kon Tum cho hay: chỉ còn 265 làng có nhà Rông, thậm chí trong số 63 làng ở huyện Ngọc Hồi chỉ 6 làng có nhà Rông Tới nay người Brâu vẫn chưa làm lại nhà Rông của mình Những năm 80 trong thế kỷ trước, những nhà Rông ở Kon Tum phổ biến là đang ở tình trạng “tạm thời” Do

Trang 9

đó mà khó có thể tìm được một nhà Rông hoàn chỉnh Từ khoảng đầu những năm 90 trở đi, ở Bắc Tây Nguyên, nhất là tỉnh Kon Tum, xuất hiện phong trào làm “nhà Rông văn hóa”, theo

sự chỉ đạo và định hướng của công tác văn hóa - thông tin, sự can thiệp của công tác định canh định cư Ngôi nhà Rông được dựng lên để làm trụ sở sinh hoạt, trung tâm thông tin và phổ biến văn hóa mới tại thôn, xã, gọi là “nhà Rông văn hóa” Cùng với phong trào đó, một số làng cũng tự phục hồi nhà Rông Việc phục hồi diễn ra theo 2 hướng: có sự tổ chức và đầu tư nhà nước và do dân tự thực hiện Từ năm 1999, chính quyền tỉnh Kon Tum đề ra chủ trương duy trì và khôi phục nhà Rông truyền thống Trong vùng người Cơ Tu ở Quảng Nam, từ năm

2000, việc dựng lại ngôi nhà chung tại các làng cũng được chính quyền khuyến khích Do đó phong trào làm nhà Rông ở hai nơi này tiến triển khá nhanh

Nhìn chung nhà Rông dựng ở thời kỳ sau năm 1975 có nhiều biến đổi, nhất là ở Bắc Tây Nguyên Sự đổi khác không chỉ thấy phổ biến ở những “nhà Rông văn hóa”, mà cả ở một số nhà Rông không thuộc diện này Nhà Rông kiểu mới thường xuất hiện dưới dạng mái lợp tôn,

có khi lợp ngói hay phibroxi măng, sàn và vách thường làm bằng ván gỗ xẻ, có trường hợp làm vách trát đất như nhà ở nông thôn người kinh trước đây, đã xuất hiện những nhà Rông có cột, dầm bê tông cốt thép, lắp cửa nhôm kính Ở nhiều làng nhà Rông mới thường thấp, nhỏ chiều cao có khi không quá 10m Sàn cũng thấp chỉ trên dưới 1,5m và diện tích chỉ khoảng 50m2 trở xuống; do đó không đủ vẻ bề thế uy nghi như nhà Rông xưa Các quy cách về thang lên xuống, về trổ cửa, bố trí sàn sân đã không còn chặt chẽ và rõ nét Tại một số nơi gần đây loại nhà Rông to lớn, lợp tôn múi màu đỏ xanh mọc lên nhiều Nhà Rông cũ nhỏ hơn lợp bằng tôn phẳng lại không còn được áp dụng nhiều nữa Nhiều nơi thuê thợ người kinh dựng nhà Rông khiến cho nhiều nhà giống nhau từ làng này sang làng khác, chỉ khác màu tôn và một vài chi tiết nhỏ ở lan can Một số doanh nghiệp , công ty tài trợ tiền làm nhà Rông cho dân làng, nhưng lại quyết định luôn cả việc thiết kế, thi công, can thiệp vào hình thức dẫn đến méo

mó, biến dạng nhà Rông theo tư duy của nhà tài trợ

Trang trí bên trong nhà Rông ngày nay thường cũng không đầy đủ, cầu kỳ nữa, mà thiên

về xu hướng đơn giản và đại khái, với sự tiếp nhận một số yếu tố mới lặp đi lặp lại ở khắp nơi, như dùng sơn công nghiệp nên màu sắc tươi chói; bên cạnh các sắc đen, trắng, đỏ của phổ màu truyền thống, đã sử dụng cả màu đen, vàng, nâu Dải trang trí nên nóc của nhiều nhà Rông nay được làm bằng tôn hoặc sắc Trên mái hoặc vách ở mặt trước nhà thường gắn tấm biển có hàng chữ nổi bật như nhãn hiệu của ngôi nhà, để giới thiệu đó là “nhà Rông văn hóa” của thôn sở tại Trong nhà, cũng thường gặp những hình thức trang trí hoàn toàn mới mẻ , như

vẽ hình đôi chim hòa bình, treo cờ đỏ sao vàng, ảnh Bác Hồ, áp – phích cổ động, khẩu hiệu, giấy khen, lịch, tranh

Trang 10

9 Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi trong kiến trúc nhà Rông ở Kon Tum hiện nay

a Khó khăn về vật liệu gỗ do tài nguyên rừng đang bị giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt thiếu loại gỗ đủ dài và to để dựng nhà theo quy cách kích thước nhà Rông truyền thống Chính sách bảo vệ rừng, hạn chế khai thác gỗ của Nhà nước cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho việc khai tác vật liệu làm nhà Rông

c Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa mới, với những biến đổi trong cuộc sống và trong quan niệm, nhận thức, kể cả sự biến đổi của làng và nếp sống trong làng:

Sự gia tăng nhanh chóng dân số người Kinh và nhiều dân tộc khác đến Tây Nguyên, sự mở rộng giao thông vận tải, mạng lưới điện, sự phát triển công tác giáo dục, các cuộc vận động thực hiện định canh định cư, sự phát triển ruộng nước, làm kinh tế vườn và sự tác động của yếu tố kinh tế thị trường

d Những người có kinh nghiệm làm nhà Rông dần trở nên già và ít đi, thêm vào đó lớp trẻ ít quan tâm tìm hiểu về nhà Rông cũng là một nguyên nhân gây khó khăn trong công tác xây dựng nhà Rông theo phương pháp và vật liệu truyền thống

e Việc truyền bá đạo Tin lành và Công giáo là một nhân tố đáng kể khác tạo nên những thay đổi và có tác động tới nhà Rông nhất là tại những làng theo đạo

10 Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn kiến trúc nhà Rông ở Kon Tum

a Đánh giá thực trạng chi tiết các nhà Rông hiện có tại địa bàn thành phố Kon Tum, phân loại mức độ xuống cấp cho từng trường hợp cụ thể

b Tìm hiểu về lịch sử, biện pháp thi công, chi tiết kiến trúc cho từng trường hợp cụ thể nhà Rông để có giải pháp bảo tồn cải tạo phù hợp Cần phỏng vấn, ghi chép và vẽ lại từ những người có kinh nghiệm làm nhà Rông các kỹ thuật xây dựng nhà Rông để tránh mai một và thất truyền kỹ thuật làm nhà

c Cần giữ lại nguyên trạng nhất có thể các chi tiết kiến trúc gốc Đối với các chi tiết đã

bị hư hại cần được lấy ra và thay thế mà không làm hư hại đến các cấu kiện kiến trúc còn lại

Hình 7 Thi công nhà Rông Ba Na tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam theo đúng nguyên mẫu kỹ

thuật thi công nhà Rông Konrbang thành phố Kon Tum (nguồn: Lưu Hùng)

Ngày đăng: 16/06/2024, 21:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w