CURRENT STATUS AND POLICY SOLUTIONS TO PROMOTE THE INTEGRATION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ACTIVITIES WITH TRAINING ACTIVITIES AT UNIVERSITIES IN VIETNAM - Full 10 điểm

17 0 0
CURRENT STATUS AND POLICY SOLUTIONS TO PROMOTE THE INTEGRATION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ACTIVITIES WITH TRAINING ACTIVITIES AT UNIVERSITIES IN VIETNAM - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VNU Journal of Science: P olicy and Management Studies , Vol 38, No 1 (20 22) 31 - 47 31 Original Article Current Status a nd Policy Solutions t o Promote t he Integration o f Science a nd Technology Activities w ith Training Activities a t Universities i n Vietnam Nghi e m Xu a n Huy 1 ,* , Tr a n Thi Hoa i 1 , Bui Vu Anh 1 , Ngo Tien Nha t 1 , Phung Xuan Du 1 , Da o Va n Huy 1 , Nguyen Tha i B a 1 , Vu Van Ti ch 2 , Nguyen Lo c 3 , Pham Thi Thanh Ha i 4 , Nguye n Thi Thu Ha 5 1 VNU Institute for Education Quality Assurance , 144 Xu an Th u y, C a u Gia y, Hanoi , Vietnam 2 Vietnam National University, 144 Xu an Th u y, C a u Giay, Hanoi , Vietnam 3 Ba Ria - Vung Tau University , 80 Truong Cong Dinh , Ward 3, Vung Tau City , Vietnam 4 VNU University of Education , 144 Xu an Th u y, C a u Giay, Hanoi , Vietnam 5 Ministry of Science and Technology, 113 Tran Duy Hung, Cau Giay, Hanoi , Vietnam Received 18 October 202 1 Revised 22 October 2021; Accepted 22 October 2021 Abstract: The article presents the results of research to assess the current situation of how science and technology activities and training activities have been integrated at Vietnamese universities in t he context of the Industrial Revolution 4 0 (IR4 0) Aspects to be considered are: Perception of students, lecturers, managers about the impact of IR4 0 on lea rning and research activities; M odel of scientific and technological activities (SRIC) at univers ities; T he applying level of research results in traini ng and teaching activities; and P olicies and resources to ensure the connection between training and science and technology at universities Survey data was conducted at 6 higher education institutions nationwide and with the obtained survey sample of 392 administrators, 1410 lecturers and 2311 students The initial survey results show that the level of awareness about the impact of the industrial revolution 4 0 on the roles and professional activities of lecturers and students is not as high as expected; students'''' participation in scientific research activities in the learning process is not high; the coordination of universities with enterprises and research centers in training activities still has sho rtcomings; the link between research activities and training activities of each lecturer is still limited; and policies to encourage research, technology transfer and promote the integration of research and training have not been properly synchronized and effective From the survey and analysis results, the paper proposes policy solutions to strengthen the integration of science and technology activities with training at universities, thereby improve the quality of research and training at research - oriented universities in Vietnam Keywords: higher education; integration of training and research; scientific and technological activities; research - oriented university; research policy; education policy * ________ * Corresponding author E - mail addre ss: huynx@vnu edu vn https://doi or g/10 25073/2588 - 1116/vnupam 4368 N X Huy et al / VNU Journal of Science : Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 32 Thực trạng và các giải pháp chính sách thúc đẩy gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ với hoạt động đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam Nghiêm Xuân Huy 1 ,* , Trần Thị Hoài 1 , Bùi Vũ Anh 1 , Ngô Tiến Nhật 1 , Phùng Xuân Dự 1 , Đào Văn Huy 1 , Nguyễn Thái Bá 1 , Vũ Văn Tích 2 , Nguyễn Lộc 3 , Phạm Thị Thanh Hải 4 , Nguyễn T hị Thu Hà 5 1 Viện Đảm bảo Chất lượng G iáo dục, Đ ạ i h ọ c Qu ố c gia H à N ộ i, 144 Xuân Th ủ y, C ầ u Gi ấ y, H à N ộ i , Việt Nam 2 Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Th ủ y, C ầ u Gi ấ y, H à N ộ i , Việt Nam 3 Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, 80 Trương Công Đị nh, Phư ờng 3, Thành phố Vũng Tàu, Việt Nam 4 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Th ủ y, C ầ u Gi ấ y, H à N ộ i , Việt Nam 5 Bộ Khoa học và Công nghệ , 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội , Việt Nam Nhận ngày 18 tháng 10 năm 2021 Chỉnh sửa ngày 22 tháng 10 năm 2021 ; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 10 năm 2021 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng gắn kết giữa hoạt động khoa học, công nghệ với đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4 0 (CMCN 4 0) theo các khía cạnh: Nhận thức của sinh viên, giảng viên, nhà quản lý về tác động của CMCN 4 0 đối với hoạt động học tập và NCKH; Mô hình hoạt động khoa học công nghệ SRIC tại các trường đại học; Mức độ áp dụng kết quả NCKH trong đào tạo và giảng dạy; và các chính sách và nguồn lực hỗ trợ gắn kết giữa đào tạo và KHCN tại trường đại học Dữ liệu khảo sát được thực hiện tại 6 cơ sở giáo dục đại học toàn quốc và thu được mẫu khảo sát bao gồm 392 cán bộ quản lý, 1410 giảng viên và 2311 sinh viên Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy mức độ nhận thức về sự tác động của cách mạng công nghiệp 4 0 tới vai trò, hoạt động chuyên môn của giảng viên và sinh viên là chưa cao so với kỳ vọng; sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập là chưa cao; sự phối hợp của nhà trường với doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu trong hoạt động đào tạo còn có những bất cập; sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu với hoạt động đào tạo của mỗi giảng viên còn hạn chế; chính sách khuyến khí ch nghiên cứu, chuyển giao sản phẩm KHCN và thúc đẩy gắn kết nghiên cứu với đào tạo chưa đồng bộ và hiệu quả Từ kết quả khảo sát và phân tích, bài báo đề xuất các giải pháp về mặt chính sách nhằm tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học, công nghệ vớ i đào tạo tại các trường đại học, qua đó nâng cao chất lượng nghiên cứu, chất lượng đào tạo nói chung tại các trường đại học định hướng nghiên cứu tại Việt Nam Từ khóa: giáo dục đại học; gắn kết đào tạo và nghiên cứu; hoạt động khoa học – công nghệ; đại h ọc nghiên cứu; chính sách khoa học; chính sách đào tạo * ________ * Tác giả liên hệ Địa chỉ email: huynx@vnu edu vn https://doi or g/10 25073/2588 - 1116/vnupam 43 68 N X Huy et al / VNU Journal of Scienc e: Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 33 1 Mở đầu Đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai nhiệm vụ trọng tâm của một trường đại học Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau Thông qua NCKH để tiếp c ận đỉnh cao của tri thức, để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và từ đó nguồn nhân lực chất lượng cao quay trở lại phục vụ hoạt động NCKH Có thể nói, NCKH và đào tạo nhân lực trình độ cao là hai sứ mệnh cốt lõi của trường đại học Do đó, sự gắn kết của hai hoạt động này mang tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động của trường đại học Nhận thức được vai trò, mối quan hệ tác động giữa NCKH với đào tạo trong các trường đại học, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc ban hành các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy gắn kết có hiệu quả hai hoạt động nêu trên Do đó, việc nhận dạng và phân tích, đánh giá và đề xuất hệ thống các giải pháp, chính sách gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo đối với đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nhằm thích ứng với tác động của CMCN 4 0 có ý nghĩa to lớn trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học theo tinh thần nghị quyết 29/TW - NQ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay Những đánh giá thự c tiễn cũng như vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động KH&CN và hoạt động đào tạo sẽ là những luận cứ thực tiễn và lý thuyết để đề xuất các giải pháp chính sác h thúc đẩy gắn kết hoạt động NCKH với hoạt động đào tạo trong các trường đại học hiện nay 2 Tổ ng quan nghiên cứu 2 1 Hoạt động khoa học, công nghệ và sự gắn kết với hoạt động đào tạo tại các trường đại học NCKH và đào tạo nhân lực trình độ cao là hai sứ mệnh cốt lõi của trường đại học Do đó, sự gắn kết của hai hoạt động này mang tính chất quyết đ ịnh đến hiệu quả hoạt động của trường đại học Trong một giai đoạn lịch sử phát triển hoặc trong những bối cảnh giáo dục khác nhau, hai hoạt động này đôi khi được thực hiện độc lập và không có một mối liên hệ, ràng buộc rõ ràng Các tác giả Mari và Sabine [1] đã nghiên cứu về mối quan hệ truyền thống giữa nghiên cứu và đào tạo Tác giả phân tích các quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa các hoạt động nghiên cứu và đào tạo Mặc dù có những sự khác biệt nhưng phần lớn các quan điểm ủng hộ khi nhận định có một mối liên hệ giữa các hoạt động đào tạo và nghiên cứu Robles [2] cũng phân tích các quan điểm dẫn đến nhìn nhận mối liên hệ còn tranh cãi giữa đào tạo và nghiên cứu và đưa ra kết luận trong lớp học, các hoạt động nghiên cứu tạo thêm động lực, sự tò mò cho người học về phương pháp nghiên cứu Theo Callaghan và Coldwell [3] , các giảng viên được tăng lương và thưởng từ hoạt động nghiên cứu sẽ muốn tập trung vào nghiên cứu nhiều hơn so với giảng dạy để đạt được các thứ hạng cao trong thang bậc nghiên cứu , bởi rất khó để giảng viên có thể đạt được cả hai điều này cùng một lúc Tùy theo quan điểm nhìn nhận, một số tác giả lại đánh giá không có mối liên hệ nào giữa hai hoạt động này Hoạt động n ghiên cứu liên quan đến khám phá tri thức theo các nguyên tắc khá c nhau, trong khi giảng dạy liên quan đến truyền đạt thông tin để sinh viên học và không có sự chồng lặp giữa hai hoạt động này [4] Các nhà nghiên cứu thường tham vọng, kiên trì, tin cậy, bao quát, năng nổ, độc lập trong khi giảng viên tự do hơn, hòa đồng , hướng ngoại, bình tĩnh, khách quan, hỗ trợ mọi người, nhạy cảm với vẻ bề ngoài [4] 2 2 Các đặc trưng gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo của đ ạ i học định hướng nghiên cứu trong bối cảnh cuộc CMCN4 0 2 2 1 Hoạt động đào tạo gắn với hoạt động đổi mới, sáng tạo Đại học trong bối cảnh CMCN 4 0 (gọi tắt là đại học 4 0) hoạt động như là một nơi cung cấp tri thức của tương lai; trở thành người dẫn dắt sự phát triển công nghiệp công nghệ cao và thực thi việc vốn hóa nguồn tài sản tri thức và công nghệ củ a mình N X Huy et al / VNU Journal of Science : Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 34 Diễn đàn kinh tế thế giới đã tạo ra làn sóng mới về đại học 4 0 từ đầu năm 2016 Tuy nhiên, trong các NCKH, khái niệm giáo dục 4 0 và đại học 4 0 xuất hiện trong thời gian gần chục năm trở lại đây Harkins [5] đã giới thiệu tư tưởng “Leapfrog Educa tion” là sự chuyển đổi “từ học để ghi nhớ tới học để đổi mới” nhằm hướng tới các mụ c tiêu sau đây trong giáo dục: i) C ó bước tiến khổng lồ ; ii) Đ ẩy nhanh tính cạnh tranh ; iii) “ Nhảy v ọ t ” vào tương lai; và iv) Đ ể sử dụng công nghệ ngày mai từ ngày hôm nay Tác giả giới thiệu bốn thế hệ giáo dục sau đây tương ứng với tư tưởng “Leapfrog Education”: i) Giáo dục 1 0: Học để ghi nhớ ; ii) Giáo dục 2 0: Học số hóa, iii) Giáo dục 3 0: Học để sáng tạo ; và iv) Giáo dục 4 0: Học để đổi mới sáng tạo 2 2 2 Đào tạo gắn với định hướng khởi nghiệp Ngày nay, vai trò và mục tiêu đào tạo thay đổi theo hướng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo cho người học, dạy cho người học biết phát triển tài năng cá nhân, nhưng biết sáng tạo tập thể [6] V ớ i s ự xu ấ t hi ệ n c ủ a nhi ề u n g à nh ngh ề m ớ i, đại học c ầ n x á c đ ị nh c á c ng à nh ngh ề c ầ n đ à o t ạ o trong tương lai, chu ẩ n b ị chương tr ì nh v à c á c kh ó a h ọ c c ậ p nh ậ t ki ế n th ứ c k ĩ năng m ớ i cho ngư ờ i lao đ ộ ng; chu ẩ n b ị c á c năng l ự c lao đ ộ ng t í ch h ợ p c á c ng à nh n ghê [7 - 8 ] Tinh thần sáng nghiệp của đại học 4 0 phải được thể hiện trong đặc điểm ngành nghề và cấu trúc của chương trình đào tạo; công nghệ đào tạo thông minh dựa vào kỹ thuật Internet, điện thoại thông minh và Internet kết nối vạn vật; trong phương thức tổ chức đào tạo mọi lúc, mọi chỗ thông qua hệ sinh thái khởi nghiệp theo mô hình “5 trong 1” của trường đại học Nam Kinh, Trung Quốc [9] 2 2 3 Nghiên cứu hàn lâm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo Nghiên cứu của đại học trước hết phải phù hợp với c ác xu hướng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của thế giới, với các định hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ và kỹ thuật chế tạo cho các lĩnh vực tự nhiên và công nghệ của quốc gia; với các định hướng phát triển cả trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo và công nghiệp văn hóa; phát triển các định hướng khởi nghiệp liên ngành Đặc biệt, các đặc điểm và phương thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu hợp tác với doanh nghiệp được quan tâm thúc đẩy [10] 2 2 4 Đào tạo gắn với hệ sinh thái khởi nghiệp Đây chính là hoạt động chuyển giao công nghệ - một hoạt động đặc trưng của đại học 4 0, không có hoạt động này, đại học chỉ ở dưới mức 3 0 Các trường đại học Nam Kinh (Trung Quốc) [9] và Mahidol (Thái Lan) [6] đang triển khai xây dựng hệ thống ươm tạo định hướng chuy ển giao tri thức theo mô hình “4 trong 1” từ ý tưởng đến sáng tạo, đổi mới và sáng nghiệp Chuyển giao công nghệ từ đại học sáng nghiệp tới xã hội theo các cơ chế chính thức và không chính thức [11] bao gồm i) Các nghiên cứu được tài trợ: Trường đại học n hận nguồn kinh phí thực hiện một dự án nghiên cứu thông qua một hợp đồng ; ii) Bằng phát minh, sáng chế: Quyền hợp pháp được sử dụng các bằng sáng chế tài sản trí tuệ của trường đại học ; iii) Công ty spin - off: Một doanh nghiệp mới được hình thành từ nghiên cứu của giảng viên hoặc từ bằng sáng chế của trường đại học [12] ; iv) Khởi nghiệp sinh viên: Được phát triển từ cựu sinh viên mà không dựa trên tài sản trí tuệ của trường đại học; và v) Tài nguyên con người: Tuyển dụng sinh viên từ trường đại học, đặc biệt là các sinh viên làm việc theo các dự án được tài trợ [13] Có thể nói, vấn đề gắn kết giữa đào tạo và NCKH đã được thảo luận và triển khai khá rộng rãi Tuy nhiên, như trên đã trình bày, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ tới hoạt động giáo dục, đào tạo tại các trường đại học Các nghiên cứu và thực tiễn đã có, do đặc thù bối cảnh, chưa xem xét thấu đáo những yếu tố này 3 Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích, đánh giá tổng quan về đặc điểm sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ và hoạt động đào tạo tại các trường đại học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 Đồng thời, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát (bằng phiếu hỏi và phỏng vấn) với N X Huy et al / VNU Journal of Scienc e: Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 35 các bên quan (sinh viê n, giảng viên, cán bộ quản lý ở trường đại học) nhằm đánh giá về nhận thức, các hoạt động, chính sách liên quan đến sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ và hoạt động đào tạo tại các trường đại học trong phạm vi nghiên cứu Về chọn mẫu và quy trình khảo sát: trong khoảng thời gian từ 6/2020 tới tháng 01/2021, nhóm tác giả đã thực hiện quy trình khảo sát trực tiếp thông qua phiếu khảo sát với 392 cán bộ quản lý, 1410 giảng viên và 2311 sinh viên tại 6 cơ sở giáo dục đại học toàn quốc đảm bảo đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam; tại các thành phố lớn, thành phố vừa và nhỏ cũng như có khác biệt lớn trong quy mô tuyển sinh Về phân tích dữ liệu: dữ liệu sau khi được nhập liệu và xử lý thô được phân tích bằng phần mềm SPSS Ngoài thống kê mô tả để phân tích thực trạng, nhóm tác giả phân tích thêm về hệ số tương quan Pearson để làm rõ mối quan hệ của các biến độc lập và các biến phụ thuộc Về bộ công cụ khảo sát: nhóm tác giả đã xây dựng bộ công cụ khảo sát lấy ý kiến của 3 nhóm đối tượng là cán bộ quản l ý, giảng viên và sinh viên, trong đó nội dung khảo sát bao gồm 6 nội dung chính: Nội dung Nội hàm khảo sát 1 Nhận thức về tác động của cách mạng CN 4 0 đối với hoạt động đào tạo và NCKH 2 Đánh giá về mô hình hoạt động khoa học công nghệ SRIC (Study – Research – Incubator – Commercialization) đang được triển khai tại trường đại học - Hoạt động khoa học công nghệ - Mức độ hiệu quả của các hình thức phối hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị 3 Đánh giá về mức độ áp dụng kết quả NCKH trong đào tạo và giản g dạy - Mở mới chương trình đào tạo từ kết quả nghiên cứu ; Xây dựng học liệu, sách chuyên khảo cho các CTĐT thông qua nghiên cứu ; - Tham gia của sinh viên vào đề tài nghiên cứu 4 Đánh giá về các chính sách hỗ trợ gắn kết giữa đào tạo và KHCN tại trường đại học 5 Đánh giá về các nguồn lực phục vụ gắn kết g i ữa hoạt động đào tạo và hoạt động KHCN ở trường đại học 6 Thu thập các ý tưởng về gắn kết hoạt động đào tạo và hoạt động KHCN Câu hỏi mở Bảng 1 Mẫu khảo sát Đơn vị Cán bộ quản lý Giảng viên S inh viên Tổng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 97 350 504 951 Đại học Quốc gia Hà Nội 98 361 503 962 Trường Đại học Cần Thơ 51 200 400 651 Trường Đại học Quy Nhơn 48 99 401 548 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 49 199 106 354 Trường ĐH Bách Kh oa H N 49 201 397 647 Tổng 392 1410 2311 4113 Ngoài khảo sát thông qua các câu hỏi nhiều lựa chọn, bộ công cụ còn sử dụng các câu hỏi theo thang likert 5 bậc – những nhóm câu hỏi này đã được đánh giá mức độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha Kết quả đánh giá về độ tin cậy cho thấy nhóm câu hỏi đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,8 và tương quan giữa các biến với biến tổng đều ở trên mức 0,4 cho thấy các biến đều có ảnh hưởng tới điều kiện chung và có thể sử dụng trong các phân tích tiếp theo N X Huy et al / VNU Journal of Science : Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 36 Đề tà i thực hiện khảo sát tại 6 cơ sở giáo dục đại học toàn quốc và thu được mẫu khảo sát từ 4113 đối tượng bao gồm 392 cán bộ quản lý (CBQL), 1410 giảng viên (GV) và 2311 sinh viên (SV) tham gia trả lời khảo sát 4 Thực trạng gắn kết hoạt động KH&CN và đào tạ o trong bối cảnh các trường đại học định hướng nghiên cứu tại Việt Nam 4 1 Nhận thức về tác động của CMCN 4 0 đối với hoạt động học tập và NCKH Đối với đối tượng khảo sát là sinh viên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát nhận thức của sinh viên về tác động của CM CN 4 0 đối với hoạt động học tập và NCKH thông qua 3 câu hỏi khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên mới chỉ có hiểu biết ở mức cơ bản đổi với tác động của CMCN 4 0 đối với hoạt động học tập và NCKH Trong đó, có tới 12,4% sinh viên “Chưa từng nghe đến” hoặc “Đã từng nghe nhưng chưa hiểu” về “Năng lực mà bản thân cần có để sẵn sàng với CMCN 4 0 Kết quả khảo sát giảng viên về tác động của CMCN 4 0 đối với hoạt động đào tạo và NCKH cho thấy hầu hết giảng viên đã có “ Hiểu biết cơ bản” đối với các tiêu chí được khảo sát và kết quả cho thấy giảng viên đã có tiếp cận sâu hơn về vấn đề này khi tỷ lệ “Hiểu biết khá rõ”, “Hiểu biết rõ ràng” và điểm đánh giá trung bình đều cao hơn hẳn so với kết quả khảo sát sinh viên Bảng 2 Mức độ hiểu biết của sinh viên về tác động của CMCN 4 0 tới hoạt động học tập và NCKH (1) Số lượng Trung bình Mức độ hiểu biết 1 Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4 0” 2703 3,29 Hiểu biết cơ bản 2 Tác động của CMCN 4 0 tới nghề nghiệp trong tương lai của anh/chị 2700 3,51 Hiểu biế t khá rõ ràng 3 Năng lực mà bản thân cần có để sẵn sàng thích ứng với CMCN 4 0 2695 3,37 Hiểu biết cơ bản Bảng 3 Mức độ hiểu biết của giảng viên về tác động của CMCN 4 0 tới hoạt động học tập và NCKH Trung bình Mức độ hiểu biết Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4 0” 3 63 Hiểu biết khá rõ Tác động của CMCN 4 0 tới xu thế phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực thầy/cô giảng dạy 3 60 Hiểu biết khá rõ Năng lực của giảng viên để thích ứng với CMCN 4 0 3 60 Hiểu biết khá rõ Tác động của CMCN 4 0 tới vai t rò của giảng viên trong hoạt động giảng dạy 3 65 Hiểu biết khá rõ Bảng 4 Mức độ hiểu biết của giảng viên về tác động của CMCN 4 0 tới hoạt động học tập và NCKH Chưa từng nghe đến Đã từng nghe nhưng chưa hiểu Hiểu biết cơ bản Hiểu biết khá rõ Hiểu biết rõ ràng Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4 0” 0,36 3,64 40,54 43,54 11,92 Tác động của CMCN 4 0 tới xu thế phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực thầy/cô giảng dạy 0,43 3,86 40,56 45,14 10,01 Năng lực của giảng viên để thích ứng với CMCN 4 0 0,43 4,71 41 ,37 41,73 11,77 Tác động của CMCN 4 0 tới vai trò của giảng viên trong hoạt động giảng dạy 0,64 4,56 37,16 44,79 12,84 N X Huy et al / VNU Journal of Scienc e: Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 37 Kết quả khảo sát chi tiết cũng cho thấy, số lượng lớn giảng viên đã quan tâm tới “Tác động của CMCN 4 0 tới vai trò của giảng viên tr ong hoạt động giảng dạy” nhằm có hình thức điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân nhằm phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn Kết quả tương tự cũng tới khi khảo sát nhóm đối tượng quản lý với kết quả đánh giá ở mức Hiểu biết khá rõ đối với khái niệm và tá c động của CMCN 4 0: Bảng 5 Mức độ hiểu biết của CBQL về tác động của CMCN 4 0 tới hoạt động học tập và NCKH Trung bình Mức độ hiểu biết Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4 0” 3 60 Hiểu biết khá rõ Tác động của CMCN 4 0 tới cơ cấu ngành nghề đào tạo c ủa nhà trường 3 50 Hiểu biết khá rõ Tác động của CMCN 4 0 tới hoạt động quản lý, quản trị của nhà trường 3 55 Hiểu biết khá rõ Tác động của CMCN 4 0 tới vai trò của giảng viên trong hoạt động giảng dạy 3 60 Hiểu biết khá rõ Năng lực mà bản thân cần có đ ể sẵn sàng thích ứng với hoạt động quản lý trong bối cảnh CMCN 4 0 3 58 Hiểu biết khá rõ Ngoài ra, kết quả phân tích chi tiết cho thấy cán bộ quản lý hầu hết có hiểu biết cơ bản và hiểu biết khá rõ về CMCN 4 0 và tác động tới trường đại học, chỉ có khoản g 10% CBQL chưa từng nghe đến hoặc nghe nhưng chưa hiểu về vấn đề này Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lý có hiểu biết rõ ràng về vấn đề này còn chưa cao và điểm đánh giá trung bình thấp hơn so với giảng viên Bảng 6 Mức độ hiểu biết của CBQL về tác động của CMCN 4 0 tới hoạt động học tập và NCKH Chưa từng nghe đến Đã từng nghe nhưng chưa hiểu Hiểu biết cơ bản Hiểu biết khá rõ Hiểu biết rõ ràng Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4 0” 0 ,5 5,1 39,2 44,4 10,8 Tác động của CMCN 4 0 tới cơ cấu ngành nghề đào tạo của nhà trường 1,0 8,7 36,7 46,7 6,9 Tác động của CMCN 4 0 tới hoạt động quản lý, quản trị của nhà trường 2,1 8,0 38,2 36,4 15,2 Tác động của CMCN 4 0 tới vai trò của giảng viên trong hoạt động giảng dạy 1,5 6,9 34,4 44,0 13,1 Năng lực mà bản thân c ần có để sẵn sàng thích ứng với hoạt động quản lý trong bối cảnh CMCN 4 0 1,8 5,7 37,9 41,8 12,9 Sự thay đổi trong hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng thể hiện rõ hơn qua kết quả khảo sát về vai trò chủ đạo của giảng viên đáp ứng với yêu cầu đào tạo trong bối cảnh CMCN 4 0 khi có tới 52,3% giảng viên tham gia trả lời khảo sát cho biết vai trò chủ đạo của giảng viên trong bối cảnh mới là “NCKH và chuyển giao tri thức” trong khi chỉ có 12,3% cho rằng vai trò chủ đạo hiện tại là “Truyền thụ kiến thức” (B ảng 7) Bảng 7 Vai trò của giảng viên trong CMCN 4 0 Vai trò của giảng viên Số lượng Tỷ lệ Truyền thụ kiến thức 147 12 3 NCKH và chuyển giao tri thức 624 52 3 Khởi nghiệp và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp 137 11 5 Đổi mới sáng tạo 277 23 2 Khác 9 0 8 N X Huy et al / VNU Journal of Science : Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 38 Về những hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo sự phát triển thích ứng với bối c ả nh CMCN 4 0, kết quả khảo sát giảng viên cho thấy chỉ có 3 CBQL cho biết trường của họ chưa sẵn sàng cho việc thích ứng với bối cảnh CMCN 4 0 – cho thấy các cơ sở giáo dục đại học được khảo sát đã có những hoạt động tích cực nhằm sẵn sàng cho sự phát triển của xã hội Trong đó, các đơn vị đặc biệt chú tr ọ ng tới công tác “Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất” (81,6% CBQL đồng ý), tiếp theo đó là “Điều chỉnh hệ thống chuẩn đầu ra CTĐT” và “Nâng cao năng lực nghề nghiệp của giảng viên và cán bộ quản lý” với lần lượt 79,1% và 79,3% CBQL đồng ý Đánh giá của giảng viên cho thấy các cơ sở giáo dục đại học đang tập trung vào 3 mảng chính là cơ sở vật chất; năng lực giảng viên và điều ch ỉnh CTĐT Bảng 8 Các hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo sự phát triển thích ứng với bối c ả nh CMCN 4 0 Hoạt động của nhà trường Số lượng Tỷ lệ Chưa sẵn sàng 3 0,8 Áp dụng quy trình CDIO trong tổ chức đào tạo 233 59,4 Điều chỉnh quy hoạch ngành và c huyên ngành đào tạo 275 70,2 Đào tạo định hướng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo 297 75,8 Điều chỉnh hệ thống chuẩn đầu ra CTĐT 310 79,1 Xây dựng hệ thống chính sách thúc đẩy NCKH gắn với đào tạo 286 73,0 Triển khai kế hoạch số hóa/chuyển đổi số các h oạt động quản lý, đào tạo, nghiên cứu của nhà trường 256 65,3 Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất 320 81,6 Nâng cao năng lực nghề nghiệp của giảng viên và cán bộ quản lý 311 79,3 Thiết lập hạ tầng công nghệ phục vụ quản trị trên nền tảng dữ liệu lớn 209 53 ,3 4 2 Về mức độ áp dụng kết quả NCKH trong đào tạo và giảng dạy Mức độ áp dụng kết quả NCKH trong đào tạo và giảng dạy thể hiện qua việc nhà trường đặt hàng và sử dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động đào tạo; về mức độ sinh viên tham gia NCKH; mức độ sinh viên tham gia thực hành, thực tập thực tế tại các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp Về nguồn thực hiện nghiên cứu, các kết quả này của giảng viên thường được thực hiện từ đề tài nghiên cứu cấp cơ sở (66,4%) và một phần đến từ các đề tài nghiên cứu cấp bộ hoặc phát triển từ bài giảng của giảng viên Việc nhà trường đặt hàng sản phẩm đối với giảng viên còn chưa được chú trọng khi chỉ có 20,6% giảng viên cho biết sản phẩm của họ đến từ đặt hàng của nhà trường Bảng 9 Đầu ra của sản phẩm NCKH Số lượng Tỷ lệ Nội dung Có Không Có Không Đặt hàng của nhà trường 303 1104 21,5% 78,5% Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở 934 473 66,4% 33,6% Đề tài nghiên cứu cập bộ hoặc tương đương 578 829 41,1% 58,9% Phát triển lên từ bài giảng 500 907 35,5% 6 4,5% Về phạm vi tham gia hoạt động NCKH, giảng viên thường tham gia dưới hình thức nhóm nghiên cứu (71,4%) Tuy nhiên, trong số 47,7% giảng viên có nghiên cứu độc lập thì còn có tới 141 giảng viên (13,5%) chỉ tham gia nghiên cứu độc lập chứ không có phối hợp nghiên cứu N X Huy et al / VNU Journal of Scienc e: Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 39 Bảng 10 Phạm vi tham gia hoạt động NCKH Số lượng Tỷ lệ Nội dung Có Không Có Không Cá nhân độc lập 662 470 58,5% 41,5% Nhóm nghiên cứu 989 412 70,6% 29,4% Phối hợp nghiên cứu 618 780 44,2% 55,8% Kết quả khảo sát về việc tham gia N CKH cho thấy, có 52,8% sinh viên đã tham gia NCKH, trong đó, chủ yếu sinh viên bắt đầu tham gia NCKH từ năm thứ 2 và thứ 3 Đặc biệt có 14,1% sinh viên bắt đầu tham gia NCKH từ năm thứ nhất và chỉ 1,3% tới năm thứ 5 mới tham gia NCKH Tuy nhiên, còn có tới 35,5% sinh viên chưa từng tham gia NCKH Bảng 11 Thời điểm sinh viên tham gia NCKH Số dự án/ đề tài Số lượng Tỷ lệ Năm thứ nhất 379 14 1 Năm thứ 2 477 17 8 Năm thứ 3 561 20 9 Năm thứ 4 282 10 5 Năm thứ 5 34 1 3 Chưa từng tham gia 947 35 5 Cũng k hảo sát này đối với giảng viên cho thấy sinh viên đã có sự tham gia tích cực vào hoạt động NCKH cùng giảng viên khi chỉ có 8,1% giảng viên tham gia khảo sát cho biết chưa có sinh viên tham gia NCKH cùng với giảng viên Trong đó số lượng sinh viên tham gia NCKH cùng giảng viên đa số chiếm khoảng dưới 10% Bảng 1 2 Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH cùng giảng viên Số lượng Tỷ lệ Chưa có 112 8 0 Dưới 5% 433 30 9 Từ 5 đến 10% 399 28 5 Từ 10 đến 20% 226 16 1 Trên 20% 232 16 5 Đối với sự tham gia của sinh viên vào hoạt động NCKH, có thể thấy sinh viên chủ yếu tham gia vào việc xây dựng ý tưởng (36,9%) và khảo sát phân tích số liệu (40,1%) , xem Bảng 13 Bảng 13 Các khâu sinh viên thường tham gia NCKH Có tham gia Không tham gia X ây dựng ý tưởng, đề xuất nhiệm vụ 36,9 63,1 Viết thuyết minh nhiệm vụ 18,5 81,5 Viết tổng quan tài liệu 14,6 85,4 Khảo sát, phân tích số liệu 40,1 59,9 Viết báo cáo chuyên đề 19,6 80,4 Viết công trình công bố 5,1 94,5 Kết quả khảo sát về mức độ thườ ng xuyên tham gia thực hành, thực tập, nghiên cứu cho thấy, sinh viên chủ yếu tham gia các hoạt động này tại các trung tâm nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm trong trường (chỉ có 27,5% sinh viên chưa từng hoặc hiếm khi tham gia) Về vấn đề sinh viên tham gia NCKH, một giảng viên hiện đang là Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế cho biết “Cần có cơ chế khuyến khích sinh viên tham gia thực hiện các đề tài NC nhiều hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho các em có cơ hội vận dụng kiến thức, phát triển khả n ăng làm việc nhóm và các kỹ năng khác; Tăng kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu đa dạng nhiệm vụ khoa học công nghệ cho giảng viên” Quan điểm này cho thấy các giảng viên đã ý thức được việc ngoài gắn NCKH của sinh viên với nghiên cứu của giảng viên thì còn cần hướng NCKH gắn với thực tiễn, qua đó giúp sinh viên phát triển phù hợp với định hướng phát triển chung của kinh tế, xã hội Đối với tham gia hoạt động thực hành, thực tập, nghiên cứu tại các tổ chức, doanh nghiệp, phân xưởng, cơ sở sản xuất bên ng oài nhà trường, đây là hoạt động ít được sinh viên tham gia khi có tới 48,3% sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ chưa từng tham gia hoạt động này và N X Huy et al / VNU Journal of Science : Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 40 chỉ có 0,9% sinh viên “Rất thường xuyên” tham gia hoạt động này Mức độ thường xuyên của anh/chị đến th ực hành, thực tập, nghiên cứu tại: Bảng 14 Mức độ tham gia thực hành, thực tập của sinh viên Mức độ thường xuyên của anh/chị đến thực hành, thực tập, nghiên cứu tại: Chưa từng Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên Rất thường xuyên Các trung tâm nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm trong trường Số lượng 406 305 663 1018 281 Tỷ lệ % 15,2 11,4 24,8 38,1 10,5 Các tổ chức, doanh ngh iệp, phân xưởng, cơ sở sản xuất, … bên ngoài nhà trường Số lượng 1149 371 364 713 44 Tỷ lệ % 43,5 14,0 13,8 27,0 1,7 Kết quả cho thấy việc tham gia thực hành, thực tập, nghiên cứu tại các tổ chức, doanh ngh iệp, phân xưởng, cơ sở sản xuất, … bên ngoài nhà trường có ảnh hưởng lớn hơn tới năng lực của sinh viên – đặc biệt là ảnh hưởng rất mạnh tới 2 năng lực “Vận hành, triển khai các sản phẩm, kết quả nghiên cứu trong thực tế” và “Các năng lực thực hành, tác nghiệp của sinh viên được nêu trong CTĐT” Bảng 15 Mối liên hệ giữa mức độ thường xuyên tham gia thực hành, thực tập, nghiên cứu với kỹ năng của SV Mức độ thường xuyên của anh/chị đến thực hành, thực tập, nghiên cứu tại: C ác trung tâm nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm trong trường các tổ chức, doanh nghiệp, phân xưởng, cơ sở sản xuất bên ngoài nhà trường Các kĩ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp 0 143 0 189 Thu thập, phân tích thông tin về sản phẩm/đối tượng nghiên cứu, học tập 0 169 0 224 Lên ý tưởng và thiết kế nghiên cứu/sản phẩm nghiên cứu 0 155 0 280 Triển khai thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm/kết quả nghiên cứu 0 218 0 290 Vận hành, triển khai các sản phẩm, kết qu ả nghiên cứu trong thực tế 0 218 0 322 Các năng lực thực hành, tác nghiệp của sinh viên được nêu trong CTĐT 0 193 0 254 Các kĩ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp 0 143 0 189 4 2 Về các chính sách và nguồn lực hỗ trợ gắn kết giữa đào tạo và KHCN Đối với đánh giá về chính sách hỗ trợ gắn kết giữa đào tạo và NCKH cho thấy sinh viên nhận được sự hỗ trợ Khá nhiều cho 3 bước đầu theo CDIO, tuy nhiên, với đánh giá của giảng viên thì mức độ đáp ứng của “Phân tích, đánh giá ý tưởng/sản phẩm khoa học công nghệ” và “Phát triển và hoàn thiện sản phẩm khoa học công nghệ” còn chưa tương ứng với nhu cầu Đặc biệt chính sách hỗ trợ “Thương mại hóa/chuyển giao sản phẩm” còn rất thấp với mức đánh giá chỉ là 2,877/5 với giảng viên và 3,03 của CBQL cho thấy còn cần có nhiều cải thiện về chính sách hướng tới chuyển giao sản phẩm NCKH Trong kết quả thực tế khảo sát, chính sách có mức độ đáp ứng tốt nhất là “Áp dụng kết quả NCKH vào hoạt động đào tạo” với mức đánh giá 3,341/5 N X Huy et al / VNU Journal of Scienc e: Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 41 Bảng 16 C hính sách hỗ trợ gắn kết giữa đào tạo và NCKH Tiêu chí Sinh viên đánh giá mức độ hỗ trợ Giảng viên đánh giá mức độ đáp ứng CBQL đánh giá mức độ đáp ứng Điểm đánh giá Tần suất hỗ trợ Điểm đánh giá Mức độ đáp ứng Điểm đánh giá Mức độ đáp ứng Chính sách đối với nhóm nghiên cứu mạnh - - 3,026 Vừa phải 3 30 Vừa phải Ý tưởng/hoạt động nghiên cứu 3 51 Khá nhiều 3,340 Vừa phải 3 58 Khá tốt Phân tích, đánh giá ý tưởng/sản phẩm khoa học công nghệ 3 61 Khá nhiều 3,240 Vừa phải 3 56 Khá tốt Phát triển và hoàn thiện sản phẩm khoa học công nghệ 3 63 Khá nhiều 3,147 Vừa phải 3 40 Vừa phải Thương mại hóa/chuyển giao sản phẩm 3 42 Khá nhiều 2,865 Vừa phải 3 06 Vừa phải Áp dụng kết quả NCKH vào hoạt động đào tạo - - 3,330 Vừa phải 3 43 Khá tốt Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết các giảng viên đều đồng ý c hính sách hiện tại còn nhiều bất cập, ngoài ra, phương thức phối hợp giữa cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp còn chưa tốt Cụ thể, một giảng viên được phỏng vấn chia sẻ “… Để sinh viên có môi trường tiếp xúc với thực hiện, gần phải đẩy mạnh hơn nữa chín h sách hỗ trợ sinh viên tham gia thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, đặc biệt, phải có gắn kết nhịp nhàng giữa nhà trường và doanh nghiệp, giúp sinh viên được trải nghiệm thực tiễn dựa trên chính những kiến thức đã học , …” Đồng quan điểm đó, một giản g viên khác cũng cho ý kiến “… Kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp, nhu cầu đào tạo xã hội, để sinh viên thực tập, thực hành nghiên cứu, làm khóa luận tốt nghiệp theo định hướng về yêu cầu doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ từ thầy cô, nhà trường” Các ý k iến này đều cho thấy, giảng viên được phỏng vấn đã có ý tưởng về việc phối hợp giữa cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp thông qua việc giúp sinh viên tiếp cận, làm nghiên cứu và có thể đưa ra sản phẩm trong quá trình thực hành, thực tập tại doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn Đồng quan điểm đó, một giảng viên được phỏng vấn đã cho biết, sinh viên có thể được hỗ trợ nghiên cứu thông qua “… tham gia nghiên cứu theo lab, nhóm phục vụ đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ với gi ảng viên để bồi dưỡng năng lực nghiên cứ gắn liền với thực tế, phục vụ xã hội, cộng đồng…nhà trường có thể tổ chức cuộc thi ý tưởng startup, cuộc thi KHCN về phát triển sản phẩm do tập đoàn, doanh nghiệp tài trợ , …” Về nguồn lực phục vụ gắn kết hoạt động đ ào tạo và KHCN ở trường đại học: Kết quả các chính sách của nhà trường đối với hoạt động của sinh viên, chính sách về học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên NCKH và chính sách hỗ trợ NCKH của sinh viên đã được đánh giá đáp ứng với nhu cầu của đối tượng khảo sát, t uy nhiên, điểm đánh giá không cao ( mức đánh giá đáp ứng là từ 3,4 - 4,2 – cho thấy điểm đánh giá về nguồn lực mới vừa đủ điểm “Khá tốt”) Ngoài ra, có thể thấy, sinh viên phần lớn đánh giá ở 2 mức đáp ứng “Vừa phải” và “Khá tốt” Trong đó, được đánh giá ca o nhất là “Khả năng hỗ trợ sinh viên NCKH của đội ngũ giảng viên” với mức đánh giá 3,75/5 Còn đối với tiêu chí “Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và NCKH” còn chưa được đánh giá cao với mức đánh giá chỉ là 3,6/5 và 14,3% sinh viên đánh giá ở mức độ Rất tốt N X Huy et al / VNU Journal of Science : Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 42 Bảng 17 Nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo và KHCN ở trường đại học (1) Mức độ đáp ứng về nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo và KHCN ở trường đại học Sinh viên Giảng viên CBQL Điểm đánh giá Mức độ đáp ứng Điểm đánh giá Mức độ đáp ứng Điểm đánh giá Mứ c độ đáp ứng Năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ trường - - 3,961 Khá tốt 4 10 Khá tốt Khả năng hỗ trợ sinh viên NCKH của đội ngũ giảng viên 3,75 Khá tốt - - - - Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và NCKH 3,60 Khá tốt 3,961 Khá tốt 3 75 Khá tốt Học bổng, quỹ h ỗ trợ sinh viên tham gia NCKH 3,69 Khá tốt 3,961 Vừa phải 3 54 Khá tốt Chính sách hỗ trợ NCKH đối với sinh viên 3,70 Khá tốt 3,961 V ừ a phải 3 58 Khá tốt Chính sách hỗ trợ sinh viên tham gia thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp 3,60 Khá tốt - - - - C hính sách thu hút và khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các quá trình đào tạo - - 3,086 Vừa phải 3 34 Vừa phải Bảng 18 N guồn lực gắn kết hoạt động đào tạo và KHCN ở trường đại học (2) – đánh giá của sinh viên Mức độ đáp ứng về nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo và KHCN ở trường đại học Chưa đáp ứng Đáp ứng tối thiểu Vừa phải Khá tốt Rất tốt Khả năng hỗ trợ sinh viên NCKH của đội ngũ giảng viên 0,9 5,1 30,2 46,1 17,7 Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và NCKH 1,0 8,6 34,5 41,7 14,3 Học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên tham gia NCKH 1,0 7,5 31,1 41,8 18,6 Chính sách hỗ trợ NCKH đối với sinh viên ,9 7,8 29,9 43,5 17,9 Chính sách hỗ trợ sinh viên tham gia thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp 1,9 9,7 31,9 39,7 16,9 Đặc biệt với khảo sát giảng viên cho thấ y “Hỗ trợ về tài chính cho NCKH”; “Chính sách hỗ trợ NCKH đối với sinh viên” và “Chính sách thu hút và khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các quá trình đào tạo” còn chưa được đánh giá cao khi chỉ đạt mức vừa phải – đặc biệt là chính sách thu hút và khu yến khích doanh nghiệp khi có tới 9,47% giảng viên đánh giá chưa đáp ứng với nhu cầu gắn kết hoạt động đào tạo và NCKH Bảng 19 Nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo và KHCN ở trường đại học (3) – đánh giá của giảng viên Mức độ đáp ứng về nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo và KHCN ở trường đại học Chưa đáp ứng Đáp ứng tối thiểu Vừa phải Khá tốt Rất tốt Năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ trường 0,1 2,1 18,7 59,5 19,5 Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và NCKH 1,2 10,1 35,1 44,2 9,4 Hỗ trợ về tài chính cho NCKH 4,0 16,0 39,1 30,6 10,2 Chính sách hỗ trợ NCKH đối với sinh viên 5,6 18,0 36,2 30,7 9,5 Chính sách thu hút và khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các quá trình đào tạo 10,2 13,8 39,5 30,2 6,3 N X Huy et al / VNU Journal of Scienc e: Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 43 4 3 Nhận xét chung Từ những phân tích, đánh giá nêu tr ên, đề tài rút ra một số điểm nổi bật về thực trạng gắn kết giữa hoạt động đào tạo và hoạt động KH&CN ở các trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, mức độ nhận thức về sự tác động của cách mạng công nghiệp 4 0 tới vai trò, hoạt đ ộng chuyên môn của giảng viên và sinh viên là chưa cao so với kỳ vọng Theo đó, sinh viên mới chỉ có hiểu biết ở mức cơ bản đổi với tác động của CMCN 4 0 đối với hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học Giảng viên cũng đã có quan tâm tới tác động của CMCN 4 0 tới vai trò của mình, tuy nhiên, mới có 51,6% giảng viên tham gia trả lời khảo sát cho biết vai trò chủ đạo của giảng viên trong bối cảnh mới là “Nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức” trong khi 12% cho rằng vai trò chủ đạo hiện tại là “Truyền t hụ kiến thức” Thứ hai, sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa cao Theo kết quả khảo sát, có tới 42,9% sinh viên chưa từng tham gia nghiên cứu khoa học, hơn 50% sinh viên chưa từng tham gia nghiên cứu cùng với giảng viên Bên cạnh đó, mức độ tham gia nghiên cứu của sinh viên còn ở mức đơn giản, chủ yếu ở các khâu xây dựng ý tưởng (38,2%) và khảo sát phân tích số liệu (40,7%), trong khi đó chỉ có 64/1798 (3,5%) sinh viên tham gia trả lời đã có tham gia vào giai đoạn “Thương mại hóa/ Chuyển giao sản phẩm/kết quả nghiên cứu” Thứ ba , sự phối hợp với doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu trong hoạt động đào tạo, hỗ trợ việc học tập của sinh viên chưa có hiệu quả cao Số liệu khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu tham gia các hoạt đ ộng thực hành, thực nghiệm, thực tế tại các trung tâm nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm trong trường Thậm chí, có tới 48,3% sinh viên chưa từng tham gia hoạt động thực hành, thực tập, nghiên cứu tại các tổ chức, doanh nghiệp, phân xưởng, cơ sở sản xuất bên ngoài nhà trường Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo sinh viên hay tư vấn cải tiến CTĐT cùng trường đại học chưa cao khiến cho CTĐT vẫn còn thiếu đi tính liên hệ thực tiễn Thứ tư , sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu với hoạt động đào tạo của giảng viên còn hạn chế Tỷ lệ giảng viên hướng tới thực hiện hoạt động nghiên cứu tới khâu cuối cùng (chuyển giao, thương mại hóa) còn rất thấp (dưới 18%), đa phần chỉ mới hướng tới bước “Phát triển và hoàn thiện sản phẩm/kết quả nghiên cứu ” Tuy nhận được sự đánh giá cao của SV về khả năng hỗ trợ sinh viên NCKH, đội ngũ giảng viên vẫn chưa thu hút được sinh viên cùng tham gia nghiên cứu trong quá trình học tập Đa phần sản phẩm nghiên cứu của giảng viên là bài báo , tỷ lệ sản phẩm định hướng chuyển giao và thương mại hóa thấp Thứ 5, chính sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao và gắn kết nghiên cứu với đào tạo chưa đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là chính sách liên quan đến cơ chế tài chính, huy động nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng nghiên cứu trong đào tạo Các sinh viên được khảo sát đa phần chưa đánh giá cao chính sách hỗ trợ sinh viên tham gia thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp của trường đại học Tương tự, phỏng vấn giảng viên cho thấy hầu hết các giảng viên đều cho rằng chính sách hiện tại còn nhiều bất cập 5 Các giải pháp, chính sách gắn kết hoạt động KH&CN và đào tạo đối với các trường đại học định hướng nghiên cứu tại Việt Nam Từ những nhận định về thực trạng, đặc biệt là những tồn tại trong việc gắn kết giữa hoạt động KH&CN với hoạt động đào tạo nêu ở mục 3, nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp chính sách để cải thiện và thúc đẩy sự gắn kết hoạt động KH&CN và đào tạo ở trường đại học Cụ thể như sau: 5 1 Xây dựng khung chính sách qu ố c gia về gắn kết hoạt động khoa học công nghệ & hoạt động đào tạo của trường đại học nghiên cứu Kết quả khảo sát cho thấy cả GV và sinh viên đều chưa đánh giá cao hiệu quả của hệ thống chính sách khuyến khích thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở trường đại học Các c hính sách hiện nay chưa có sự gắn kết, liên thông để tạo nên một N X Huy et al / VNU Journal of Science : Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 44 hệ sinh thái hoàn chỉnh Do đó, cần có một khung chính sách quốc gia để các cơ sở giáo dục đại học lấy làm căn cứ xây dựng chính sách của mình và triển khai một cách đồng bộ Theo tinh thần N ghị quyết 29/NQ - TW về đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo, cần thiết lập một hệ thống các chính sách quốc gia về về gắn kết hoạt động KHCN & hoạt động đào tạo của trường đại học nói chung và loại hình đại học nghiên cứu nói chung với các nội dung chính sau: - Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến kh ích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, NCKH - Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học , cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng KH&CN; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc - Sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu theo hướng gắn đào tạo với NCKH Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, thực hành - Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và NCKH - Triển khai các giải pháp, mô hình liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học với các tổ chức KH&CN, đặc biệt là các viện nghiên cứu - Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và n ghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại tron g một số cơ sở giáo dục đại học - Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp KH&CN, hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo Hoàn thiện cơ chế đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệ p KH&CN cho các cơ sở giáo dục đại học Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức NCKH và triển khai công nghệ với các trường đại học công lập - Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư và có cơ chế đặc biệt để phát triển một số trường đại học nghiên cứu đa ngành, đ a lĩnh vực sớm đạt trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới 5 2 Phát triển hạ tầng phục vụ gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo Kết quả khảo sát của nghiên cứu này cũ ng đã chỉ ra mức độ tham gia nghiên cứu của sinh viên còn thấp, việc thực hành thực tập của sinh viên tại các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu của trường đại học chưa phổ biến và hiệu quả Nguyên nhân chủ đạo là do hạ tầng phục vụ nghiên cứu, thực hà nh ở các cơ sở giáo dục đại học nhìn chung chưa được đầu tư bài bản, hiện đại và thuận tiện cho người học, sự liên thông liên kết và chia sẻ hạ tầng nghiên cứu giữa các cơ sở giáo dục còn rất hạn chế Để khắc phục những vấn đề này, cần chú trọng triển khai những nội dung sau: - Trên cơ sở xác định rõ các cơ sở đại học nghiên cứu và quy hoạch mạng lưới các đại học nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, cần có nghiên cứu quy hoạch phát triển hạ tầng phục vụ gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo đối với đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến 2030 - Trên cơ sở định rõ sứ mạng, tầm nhìn và các hướng nghiên cứu KH&CN và lĩnh vực đào tạo chính của các đại học nghiên cứu cần xác lập N X Huy et al / VNU Journal of Scienc e: Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 45 Bộ tiêu chí phát triển cơ sở hạ tầng của các đại học nghiên cứu đặc biệt là cơ sở hạ tầng về CNTT và hạ tầng số hóa; Thư viện thông minh/ c ác Phòng thí nghiệm trọng điểm/ Vườn ươm hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo , … Bộ tiêu chí bao gồm các tiêu chí và chuẩn mực/ định mức về số lượng/cơ cấu /chủng loại/ Năm sản xuất/Xuất xứ công nghệ Chú trọng đầu tư trọng điểm cơ sở hạ tầng cho các Nhóm nghiên cứu mạnh ở các Đại học nghiên cứu theo nhu cầu và các Dự án nghiên cứu được phê duyệt và có triển vọng cao; Xây dựng các cơ sở và môi trường đào tạo và nghiên cứu liên ngành đồng bộ Hình thành các resort Nghiên cứu và Đào tạo ở các Đại học nghiên cứu 5 3 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo Mặc dù giảng viên được người học đánh giá cao về năng lực hỗ tr ợ nghiên cứu, nhưng kết quả khảo sát cho thấy giảng viên đại học chưa tham gia sâu vào chuỗi các hoạt động nghiên cứu (tới khâu chuyển giao sản phẩm), sản phẩm nghiên cứu của giảng viên chủ yếu dưới dạng bài báo, năng lực gắn kết hoạt động nghiên cứu vào g iảng dạy còn có những hạn chế nhất định Bên cạnh đó, giảng viên cũng chưa được giao nhiều quyền chủ động trong việc gắn kết hoạt động nghiên cứu và đào tạo Để giải quyết những vấn đề trên, các nhà trường cần quan tâm thực hiện những giải pháp như sau: - N â ng cao năng lực giảng dạy và NCKH của đội ngũ giảng viên đại học đặc biệt là đội ngũ giảng viên cao cấp ở các đại học nghiên cứu Thực hiện định hướng dạy học qua nghiên cứu (giải quyết vấn đề/ xử lý tình huống, dạy học qua dự án ) và nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo - Thực hiện luân chuyển đội ngũ giảng viên đại học định kỳ giữa các Khoa Giảng dạy với các Trung tâm/Viện nghiên cứu/ Phòng thí nghiệm/Xưởng thực hành , … và các cơ sở nghiên cứu ngoài trường Đại học, các Doanh nghiệp KH&CN - Có chính sách đãi ngộ, tôn vinh những cán bộ Giảng dạy có các công trình nghiên cứu KH&CN xuất xắc (đạt các giải thưởng KH&CN quốc gia và quốc tế) và được sinh viên đánh giá cao về năng lực giảng dạy, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp , … - Khuyến khích hình thứ c đào tạo Tiến sĩ qua các Dự án/Đề tài nghiên cứu quốc gia và quốc tế 5 4 Đầu tư nguồn lực tài chính Qua khảo sát thực tiễn, tài chính luôn là vấn đề được cả sinh viên, giảng viên, cơ sở giáo dục quan tâm, trong đó nổi bật là nhu cầu cần có các cơ chế l inh hoạt, hiệu quả trong đầu tư, hỗ trợ các cá nhân tham gia nghiên cứu Hiện tại, đã có một số chính sách nền tảng để các cơ sở giáo dục đa dạng hóa nguồn lực cho nghiên cứu khoa học (Nghị định 99/2014/NĐ - CP và Nghị định 81/2021/NĐ - CP) Tuy nhiên, chìa kh óa cho giải pháp về tài chính là cơ chế quỹ cũng như chính sách tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu Cụ thể như sau: - Lập Quỹ phát triển gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo đối với đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam từ Nguồn vốn NSNN và đóng góp từ các tổ chức xã hội, Doanh nghiệ p - Tăng tài trợ cho các dự án, đề tài nghiên cứu KH&CN có đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo nhân lực (Thạc sĩ/Tiến sĩ) - Tài trợ cho các cá nhân là giảng viên có công bố nhiều công trình khoa học và bài báo quốc tế (ISI/Scop us ) 5 5 Thúc đẩy hợp tác phát triển trong đào tạo và nghiên cứu Một trong những vấn đề nổi bật của thực trạng gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo ở các trường đại học tại Việt Nam là sự phối hợp với doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu trong đào tạo, hỗ trợ sinh viên có hiệu quả chưa cao, thể hiện ở cả khía cạnh nghiên cứu – chuyển giao, thực hành thực tập, đổi mới chương trình đào tạo Sự phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài nhà trường luôn đem lại những giá trị tích cực cả về nguồn lực phát triển, uy tín chuyên môn, cũng như đổi mới giáo dục ở trường đại học Theo đó, những vấn đề dưới đây cần được các bên liên quan xem xét, triển khai: N X Huy et al / VNU Journal of Science : Policy and Management Studies , Vol 38 , No 1 (2022) 31 - 47 46 - Hình thành mạng lưới hợp tác chiến lược và toàn diện giữa các đại học nghiên cứu để chia sẻ nguồn lực phụ c vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học - Thành lập các trung tâm/đơn vị dịch vụ đào tạo và nghiên cứu chuyển giao công nghệ ở các đại học nghiên cứu nhằm thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm và kết quả nghiên cứu của các trường đại học - Hình thành các cơ sở/ trung tâm thực hành đào tạo và nghiên cứu KH&CN theo các lĩnh vực ngành nghề mới và lĩnh vực công nghệ hiện đại 6 Kết luận Gắn kết đào tạo và NCKH được xem là chiến lược trọng yếu để nâng tầm và phát triển trường đại học theo mô hình đại học nghiên cứu, giúp nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội Cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 trên thế giới cũng như chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đem lại nhiều cơ hội phát triển cho trường đại học nói chung và cho sự gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo nói riêng Nhận thức của giảng viên và sinh viên về những yêu cầu và thách thức trong bối cảnh CMCN 4 0 từng bước được nâng cao, tạo tiền đề tốt cho các nỗ lực gắn kết nghiên cứu và đào tạo Các cơ sở giáo dục đại học và các cấp quản lý đang từng bước ban hành những cơ chế, chính sách, giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sự gắn kết này Tuy đã có những thay đổi tích cực và phát triển ban đầu, nhưng tiến trình đổi mới giáo dục thông qua tăng cường sự gắn kế

VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Original Article Current Status and Policy Solutions to Promote the Integration of Science and Technology Activities with Training Activities at Universities in Vietnam Nghiem Xuan Huy1,*, Tran Thi Hoai1, Bui Vu Anh1, Ngo Tien Nhat1, Phung Xuan Du1, Dao Van Huy1, Nguyen Thai Ba1, Vu Van Tich2, Nguyen Loc3, Pham Thi Thanh Hai4, Nguyen Thi Thu Ha5 VNU Institute for Education Quality Assurance, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Vietnam National University, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Ba Ria - Vung Tau University, 80 Truong Cong Dinh, Ward 3, Vung Tau City, Vietnam VNU University of Education, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Ministry of Science and Technology, 113 Tran Duy Hung, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Received 18 October 2021 Revised 22 October 2021; Accepted 22 October 2021 Abstract: The article presents the results of research to assess the current situation of how science and technology activities and training activities have been integrated at Vietnamese universities in the context of the Industrial Revolution 4.0 (IR4.0) Aspects to be considered are: Perception of students, lecturers, managers about the impact of IR4.0 on learning and research activities; Model of scientific and technological activities (SRIC) at universities; The applying level of research results in training and teaching activities; and Policies and resources to ensure the connection between training and science and technology at universities Survey data was conducted at higher education institutions nationwide and with the obtained survey sample of 392 administrators, 1410 lecturers and 2311 students The initial survey results show that the level of awareness about the impact of the industrial revolution 4.0 on the roles and professional activities of lecturers and students is not as high as expected; students' participation in scientific research activities in the learning process is not high; the coordination of universities with enterprises and research centers in training activities still has shortcomings; the link between research activities and training activities of each lecturer is still limited; and policies to encourage research, technology transfer and promote the integration of research and training have not been properly synchronized and effective From the survey and analysis results, the paper proposes policy solutions to strengthen the integration of science and technology activities with training at universities, thereby improve the quality of research and training at research-oriented universities in Vietnam Keywords: higher education; integration of training and research; scientific and technological activities; research-oriented university; research policy; education policy.* * Corresponding author E-mail address: huynx@vnu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4368 31 32 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Thực trạng giải pháp sách thúc đẩy gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ với hoạt động đào tạo trường đại học Việt Nam Nghiêm Xuân Huy1,*, Trần Thị Hồi1, Bùi Vũ Anh1, Ngơ Tiến Nhật1, Phùng Xn Dự1, Đào Văn Huy1, Nguyễn Thái Bá1, Vũ Văn Tích2, Nguyễn Lộc3, Phạm Thị Thanh Hải4, Nguyễn Thị Thu Hà5 Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, 80 Trương Công Định, Phường 3, Thành phố Vũng Tàu, Việt Nam Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 18 tháng 10 năm 2021 Chỉnh sửa ngày 22 tháng 10 năm 2021; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 10 năm 2021 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết nghiên cứu đánh giá thực trạng gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ với đào tạo trường đại học Việt Nam bối cảnh Cách mạng cơng nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) theo khía cạnh: Nhận thức sinh viên, giảng viên, nhà quản lý tác động CMCN 4.0 hoạt động học tập NCKH; Mơ hình hoạt động khoa học công nghệ SRIC trường đại học; Mức độ áp dụng kết NCKH đào tạo giảng dạy; sách nguồn lực hỗ trợ gắn kết đào tạo KHCN trường đại học Dữ liệu khảo sát thực sở giáo dục đại học toàn quốc thu mẫu khảo sát bao gồm 392 cán quản lý, 1410 giảng viên 2311 sinh viên Kết khảo sát bước đầu cho thấy mức độ nhận thức tác động cách mạng công nghiệp 4.0 tới vai trị, hoạt động chun mơn giảng viên sinh viên chưa cao so với kỳ vọng; tham gia sinh viên vào hoạt động nghiên cứu khoa học trình học tập chưa cao; phối hợp nhà trường với doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu hoạt động đào tạo cịn có bất cập; gắn kết hoạt động nghiên cứu với hoạt động đào tạo giảng viên cịn hạn chế; sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao sản phẩm KHCN thúc đẩy gắn kết nghiên cứu với đào tạo chưa đồng hiệu Từ kết khảo sát phân tích, báo đề xuất giải pháp mặt sách nhằm tăng cường gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ với đào tạo trường đại học, qua nâng cao chất lượng nghiên cứu, chất lượng đào tạo nói chung trường đại học định hướng nghiên cứu Việt Nam Từ khóa: giáo dục đại học; gắn kết đào tạo nghiên cứu; hoạt động khoa học – công nghệ; đại học nghiên cứu; sách khoa học; sách đào tạo * * Tác giả liên hệ Địa email: huynx@vnu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4368 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Mở đầu Đào tạo nghiên cứu khoa học (NCKH) hai nhiệm vụ trọng tâm trường đại học Hai nhiệm vụ có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại lẫn Thông qua NCKH để tiếp cận đỉnh cao tri thức, để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực chất lượng cao quay trở lại phục vụ hoạt động NCKH Có thể nói, NCKH đào tạo nhân lực trình độ cao hai sứ mệnh cốt lõi trường đại học Do đó, gắn kết hai hoạt động mang tính chất định đến hiệu hoạt động trường đại học Nhận thức vai trò, mối quan hệ tác động NCKH với đào tạo trường đại học, Đảng Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc ban hành chủ trương, sách nhằm thúc đẩy gắn kết có hiệu hai hoạt động nêu Do đó, việc nhận dạng phân tích, đánh giá đề xuất hệ thống giải pháp, sách gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ đào tạo đại học định hướng nghiên cứu Việt Nam nhằm thích ứng với tác động CMCN 4.0 có ý nghĩa to lớn q trình đổi tồn diện giáo dục đại học theo tinh thần nghị 29/TW-NQ đổi toàn diện giáo dục đào tạo nước ta Những đánh giá thực tiễn vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động KH&CN hoạt động đào tạo luận thực tiễn lý thuyết để đề xuất giải pháp sách thúc đẩy gắn kết hoạt động NCKH với hoạt động đào tạo trường đại học 33 hai hoạt động thực độc lập khơng có mối liên hệ, ràng buộc rõ ràng Các tác giả Mari Sabine [1] nghiên cứu mối quan hệ truyền thống nghiên cứu đào tạo Tác giả phân tích quan điểm khác mối liên hệ hoạt động nghiên cứu đào tạo Mặc dù có khác biệt phần lớn quan điểm ủng hộ nhận định có mối liên hệ hoạt động đào tạo nghiên cứu Robles [2] phân tích quan điểm dẫn đến nhìn nhận mối liên hệ tranh cãi đào tạo nghiên cứu đưa kết luận lớp học, hoạt động nghiên cứu tạo thêm động lực, tò mò cho người học phương pháp nghiên cứu Theo Callaghan Coldwell [3], giảng viên tăng lương thưởng từ hoạt động nghiên cứu muốn tập trung vào nghiên cứu nhiều so với giảng dạy để đạt thứ hạng cao thang bậc nghiên cứu, khó để giảng viên đạt hai điều lúc Tùy theo quan điểm nhìn nhận, số tác giả lại đánh giá khơng có mối liên hệ hai hoạt động Hoạt động nghiên cứu liên quan đến khám phá tri thức theo nguyên tắc khác nhau, giảng dạy liên quan đến truyền đạt thông tin để sinh viên học khơng có chồng lặp hai hoạt động [4] Các nhà nghiên cứu thường tham vọng, kiên trì, tin cậy, bao quát, nổ, độc lập giảng viên tự hơn, hịa đồng, hướng ngoại, bình tĩnh, khách quan, hỗ trợ người, nhạy cảm với vẻ bề [4] Tổng quan nghiên cứu 2.2 Các đặc trưng gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo của đại học định hướng nghiên cứu bối cảnh cuộc CMCN4.0 2.1 Hoạt động khoa học, công nghệ và gắn kết với hoạt động đào tạo tại trường đại học 2.2.1 Hoạt động đào tạo gắn với hoạt động đổi mới, sáng tạo NCKH đào tạo nhân lực trình độ cao hai sứ mệnh cốt lõi trường đại học Do đó, gắn kết hai hoạt động mang tính chất định đến hiệu hoạt động trường đại học Trong giai đoạn lịch sử phát triển bối cảnh giáo dục khác nhau, Đại học bối cảnh CMCN 4.0 (gọi tắt đại học 4.0) hoạt động nơi cung cấp tri thức tương lai; trở thành người dẫn dắt phát triển công nghiệp công nghệ cao thực thi việc vốn hóa nguồn tài sản tri thức cơng nghệ 34 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Diễn đàn kinh tế giới tạo sóng đại học 4.0 từ đầu năm 2016 Tuy nhiên, NCKH, khái niệm giáo dục 4.0 đại học 4.0 xuất thời gian gần chục năm trở lại Harkins [5] giới thiệu tư tưởng “Leapfrog Education” chuyển đổi “từ học để ghi nhớ tới học để đổi mới” nhằm hướng tới mục tiêu sau giáo dục: i) Có bước tiến khổng lồ; ii) Đẩy nhanh tính cạnh tranh; iii) “Nhảy vọt” vào tương lai; iv) Để sử dụng công nghệ ngày mai từ ngày hôm Tác giả giới thiệu bốn hệ giáo dục sau tương ứng với tư tưởng “Leapfrog Education”: i) Giáo dục 1.0: Học để ghi nhớ; ii) Giáo dục 2.0: Học số hóa, iii) Giáo dục 3.0: Học để sáng tạo; iv) Giáo dục 4.0: Học để đổi sáng tạo 2.2.2 Đào tạo gắn với định hướng khởi nghiệp Ngày nay, vai trò mục tiêu đào tạo thay đổi theo hướng thúc đẩy tinh thần đổi sáng tạo cho người học, dạy cho người học biết phát triển tài cá nhân, biết sáng tạo tập thể [6] Với xuất nhiều ngành nghề mới, đại học cần xác định ngành nghề cần đào tạo tương lai, chuẩn bị chương trình khóa học cập nhật kiến thức kĩ cho người lao động; chuẩn bị lực lao động tích hợp ngành nghê [7-8] Tinh thần sáng nghiệp đại học 4.0 phải thể đặc điểm ngành nghề cấu trúc chương trình đào tạo; công nghệ đào tạo thông minh dựa vào kỹ thuật Internet, điện thoại thông minh Internet kết nối vạn vật; phương thức tổ chức đào tạo lúc, chỗ thông qua hệ sinh thái khởi nghiệp theo mơ hình “5 1” trường đại học Nam Kinh, Trung Quốc [9] 2.2.3 Nghiên cứu hàn lâm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo Nghiên cứu đại học trước hết phải phù hợp với xu hướng nghiên cứu đổi sáng tạo giới, với định hướng nghiên cứu phát triển công nghệ kỹ thuật chế tạo cho lĩnh vực tự nhiên công nghệ quốc gia; với định hướng phát triển lĩnh vực công nghiệp sáng tạo công nghiệp văn hóa; phát triển định hướng khởi nghiệp liên ngành Đặc biệt, đặc điểm phương thức tổ chức hoạt động nghiên cứu hợp tác với doanh nghiệp quan tâm thúc đẩy [10] 2.2.4 Đào tạo gắn với hệ sinh thái khởi nghiệp Đây hoạt động chuyển giao công nghệ - hoạt động đặc trưng đại học 4.0, khơng có hoạt động này, đại học mức 3.0 Các trường đại học Nam Kinh (Trung Quốc) [9] Mahidol (Thái Lan) [6] triển khai xây dựng hệ thống ươm tạo định hướng chuyển giao tri thức theo mơ hình “4 1” từ ý tưởng đến sáng tạo, đổi sáng nghiệp Chuyển giao công nghệ từ đại học sáng nghiệp tới xã hội theo chế thức khơng thức [11] bao gồm i) Các nghiên cứu tài trợ: Trường đại học nhận nguồn kinh phí thực dự án nghiên cứu thơng qua hợp đồng; ii) Bằng phát minh, sáng chế: Quyền hợp pháp sử dụng sáng chế tài sản trí tuệ trường đại học; iii) Cơng ty spin-off: Một doanh nghiệp hình thành từ nghiên cứu giảng viên từ sáng chế trường đại học [12]; iv) Khởi nghiệp sinh viên: Được phát triển từ cựu sinh viên mà không dựa tài sản trí tuệ trường đại học; v) Tài nguyên người: Tuyển dụng sinh viên từ trường đại học, đặc biệt sinh viên làm việc theo dự án tài trợ [13] Có thể nói, vấn đề gắn kết đào tạo NCKH thảo luận triển khai rộng rãi Tuy nhiên, trình bày, cách mạng công nghiệp lần thứ tác động mạnh mẽ tới hoạt động giáo dục, đào tạo trường đại học Các nghiên cứu thực tiễn có, đặc thù bối cảnh, chưa xem xét thấu đáo yếu tố Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích, đánh giá tổng quan đặc điểm gắn kết hoạt động khoa học công nghệ hoạt động đào tạo trường đại học bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Đồng thời, nhóm tác giả sử dụng phương pháp khảo sát (bằng phiếu hỏi vấn) với N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 bên quan (sinh viên, giảng viên, cán quản lý trường đại học) nhằm đánh giá nhận thức, hoạt động, sách liên quan đến gắn kết hoạt động khoa học công nghệ hoạt động đào tạo trường đại học phạm vi nghiên cứu Về chọn mẫu quy trình khảo sát: khoảng thời gian từ 6/2020 tới tháng 01/2021, nhóm tác giả thực quy trình khảo sát trực tiếp thông qua phiếu khảo sát với 392 cán quản lý, 1410 giảng viên 2311 sinh viên sở giáo dục đại học toàn quốc đảm bảo đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam; thành 35 phố lớn, thành phố vừa nhỏ có khác biệt lớn quy mơ tuyển sinh Về phân tích liệu: liệu sau nhập liệu xử lý thơ phân tích phần mềm SPSS Ngồi thống kê mơ tả để phân tích thực trạng, nhóm tác giả phân tích thêm hệ số tương quan Pearson để làm rõ mối quan hệ biến độc lập biến phụ thuộc Về cơng cụ khảo sát: nhóm tác giả xây dựng công cụ khảo sát lấy ý kiến nhóm đối tượng cán quản lý, giảng viên sinh viên, nội dung khảo sát bao gồm nội dung chính: Nội dung Nhận thức tác động cách mạng CN 4.0 hoạt động đào tạo NCKH Đánh giá mơ hình hoạt động khoa học công nghệ SRIC (Study – Research – Incubator – Commercialization) triển khai trường đại học Đánh giá mức độ áp dụng kết NCKH đào tạo giảng dạy Đánh giá sách hỗ trợ gắn kết đào tạo KHCN trường đại học Đánh giá nguồn lực phục vụ gắn kết hoạt động đào tạo hoạt động KHCN trường đại học Thu thập ý tưởng gắn kết hoạt động đào tạo hoạt động KHCN Nội hàm khảo sát - Hoạt động khoa học công nghệ - Mức độ hiệu hình thức phối hợp doanh nghiệp đơn vị - Mở chương trình đào tạo từ kết nghiên cứu; Xây dựng học liệu, sách chuyên khảo cho CTĐT thông qua nghiên cứu; Tham gia sinh viên vào đề tài nghiên cứu Câu hỏi mở Bảng Mẫu khảo sát Đơn vị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Quy Nhơn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Trường ĐH Bách Khoa HN Tổng Cán quản lý Giảng viên Sinh viên Tổng 97 350 504 951 98 51 48 361 200 99 503 400 401 962 651 548 49 199 106 354 49 392 201 1410 397 2311 647 4113 Ngồi khảo sát thơng qua câu hỏi nhiều lựa chọn, cơng cụ cịn sử dụng câu hỏi theo thang likert bậc – nhóm câu hỏi đánh giá mức độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha Kết đánh giá độ tin cậy cho thấy nhóm câu hỏi có hệ số Cronbach Alpha lớn 0,8 tương quan biến với biến tổng mức 0,4 cho thấy biến có ảnh hưởng tới điều kiện chung sử dụng phân tích 36 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Đề tài thực khảo sát sở giáo dục đại học toàn quốc thu mẫu khảo sát từ 4113 đối tượng bao gồm 392 cán quản lý (CBQL), 1410 giảng viên (GV) 2311 sinh viên (SV) tham gia trả lời khảo sát Thực trạng gắn kết hoạt động KH&CN đào tạo bối cảnh trường đại học định hướng nghiên cứu Việt Nam 4.1 Nhận thức tác động của CMCN 4.0 đối với hoạt động học tập và NCKH Đối với đối tượng khảo sát sinh viên, nhóm nghiên cứu khảo sát nhận thức sinh viên tác động CMCN 4.0 hoạt động học tập NCKH thông qua câu hỏi khảo sát Kết khảo sát cho thấy, sinh viên có hiểu biết mức đổi với tác động CMCN 4.0 hoạt động học tập NCKH Trong đó, có tới 12,4% sinh viên “Chưa nghe đến” “Đã nghe chưa hiểu” “Năng lực mà thân cần có để sẵn sàng với CMCN 4.0 Kết khảo sát giảng viên tác động CMCN 4.0 hoạt động đào tạo NCKH cho thấy hầu hết giảng viên có “Hiểu biết bản” tiêu chí khảo sát kết cho thấy giảng viên có tiếp cận sâu vấn đề tỷ lệ “Hiểu biết rõ”, “Hiểu biết rõ ràng” điểm đánh giá trung bình cao hẳn so với kết khảo sát sinh viên Bảng Mức độ hiểu biết sinh viên tác động CMCN 4.0 tới hoạt động học tập NCKH (1) Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” Tác động CMCN 4.0 tới nghề nghiệp tương lai anh/chị Năng lực mà thân cần có để sẵn sàng thích ứng với CMCN 4.0 Số lượng 2703 Trung bình 3,29 Mức độ hiểu biết Hiểu biết 2700 3,51 Hiểu biết rõ ràng 2695 3,37 Hiểu biết Bảng Mức độ hiểu biết giảng viên tác động CMCN 4.0 tới hoạt động học tập NCKH Trung bình Mức độ hiểu biết 3.63 Hiểu biết rõ 3.60 Hiểu biết rõ 3.60 Hiểu biết rõ 3.65 Hiểu biết rõ Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” Tác động CMCN 4.0 tới xu phát triển nghề nghiệp lĩnh vực thầy/cơ giảng dạy Năng lực giảng viên để thích ứng với CMCN 4.0 Tác động CMCN 4.0 tới vai trò giảng viên hoạt động giảng dạy Bảng Mức độ hiểu biết giảng viên tác động CMCN 4.0 tới hoạt động học tập NCKH Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” Tác động CMCN 4.0 tới xu phát triển nghề nghiệp lĩnh vực thầy/cô giảng dạy Năng lực giảng viên để thích ứng với CMCN 4.0 Tác động CMCN 4.0 tới vai trò giảng viên hoạt động giảng dạy Chưa nghe đến 0,36 Đã nghe chưa hiểu 3,64 Hiểu biết 40,54 Hiểu biết rõ 43,54 Hiểu biết rõ ràng 11,92 0,43 3,86 40,56 45,14 10,01 0,43 4,71 41,37 41,73 11,77 0,64 4,56 37,16 44,79 12,84 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Kết khảo sát chi tiết cho thấy, số lượng lớn giảng viên quan tâm tới “Tác động CMCN 4.0 tới vai trò giảng viên hoạt động giảng dạy” nhằm có hình thức điều chỉnh hoạt động giảng dạy thân nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn 37 Kết tương tự tới khảo sát nhóm đối tượng quản lý với kết đánh giá mức Hiểu biết rõ khái niệm tác động CMCN 4.0: Bảng Mức độ hiểu biết CBQL tác động CMCN 4.0 tới hoạt động học tập NCKH Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” Tác động CMCN 4.0 tới cấu ngành nghề đào tạo nhà trường Tác động CMCN 4.0 tới hoạt động quản lý, quản trị nhà trường Tác động CMCN 4.0 tới vai trò giảng viên hoạt động giảng dạy Năng lực mà thân cần có để sẵn sàng thích ứng với hoạt động quản lý bối cảnh CMCN 4.0 Ngồi ra, kết phân tích chi tiết cho thấy cán quản lý hầu hết có hiểu biết hiểu biết rõ CMCN 4.0 tác động tới trường đại học, có khoảng 10% CBQL chưa Trung bình 3.60 Mức độ hiểu biết Hiểu biết rõ 3.50 Hiểu biết rõ 3.55 Hiểu biết rõ 3.60 Hiểu biết rõ 3.58 Hiểu biết rõ nghe đến nghe chưa hiểu vấn đề Tuy nhiên, số lượng cán quản lý có hiểu biết rõ ràng vấn đề chưa cao điểm đánh giá trung bình thấp so với giảng viên Bảng Mức độ hiểu biết CBQL tác động CMCN 4.0 tới hoạt động học tập NCKH Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” Tác động CMCN 4.0 tới cấu ngành nghề đào tạo nhà trường Tác động CMCN 4.0 tới hoạt động quản lý, quản trị nhà trường Tác động CMCN 4.0 tới vai trò giảng viên hoạt động giảng dạy Năng lực mà thân cần có để sẵn sàng thích ứng với hoạt động quản lý bối cảnh CMCN 4.0 Sự thay đổi hoạt động giảng dạy giảng viên thể rõ qua kết khảo sát vai trò chủ đạo giảng viên đáp ứng với yêu cầu đào tạo bối cảnh CMCN 4.0 có tới 52,3% giảng viên tham gia trả lời khảo sát cho biết vai trò chủ đạo giảng viên bối cảnh “NCKH chuyển giao tri thức” có 12,3% cho vai trị chủ đạo “Truyền thụ kiến thức” (Bảng 7) Chưa nghe đến 0,5 Đã nghe chưa hiểu 5,1 Hiểu biết 39,2 Hiểu biết rõ 44,4 Hiểu biết rõ ràng 10,8 1,0 8,7 36,7 46,7 6,9 2,1 8,0 38,2 36,4 15,2 1,5 6,9 34,4 44,0 13,1 1,8 5,7 37,9 41,8 12,9 Bảng Vai trò giảng viên CMCN 4.0 Vai trò giảng viên Truyền thụ kiến thức NCKH chuyển giao tri thức Khởi nghiệp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp Đổi sáng tạo Khác Số lượng 147 624 Tỷ lệ 12.3 52.3 137 11.5 277 23.2 0.8 38 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Về hoạt động nhà trường nhằm đảm bảo phát triển thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0, kết khảo sát giảng viên cho thấy có CBQL cho biết trường họ chưa sẵn sàng cho việc thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0 – cho thấy sở giáo dục đại học khảo sát có hoạt động tích cực nhằm sẵn sàng cho phát triển xã hội Trong đó, đơn vị đặc biệt trọng tới công tác “Bổ sung, nâng cấp sở vật chất” (81,6% CBQL đồng ý), “Điều chỉnh hệ thống chuẩn đầu CTĐT” “Nâng cao lực nghề nghiệp giảng viên cán quản lý” với 79,1% 79,3% CBQL đồng ý Đánh giá giảng viên cho thấy sở giáo dục đại học tập trung vào mảng sở vật chất; lực giảng viên điều chỉnh CTĐT Bảng Các hoạt động nhà trường nhằm đảm bảo phát triển thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0 Hoạt động nhà trường Chưa sẵn sàng Áp dụng quy trình CDIO tổ chức đào tạo Điều chỉnh quy hoạch ngành chuyên ngành đào tạo Đào tạo định hướng khởi nghiệp đổi sáng tạo Điều chỉnh hệ thống chuẩn đầu CTĐT Xây dựng hệ thống sách thúc đẩy NCKH gắn với đào tạo Triển khai kế hoạch số hóa/chuyển đổi số hoạt động quản lý, đào tạo, nghiên cứu nhà trường Bổ sung, nâng cấp sở vật chất Nâng cao lực nghề nghiệp giảng viên cán quản lý Thiết lập hạ tầng công nghệ phục vụ quản trị tảng liệu lớn 4.2 Về mức độ áp dụng kết NCKH đào tạo và giảng dạy Mức độ áp dụng kết NCKH đào tạo giảng dạy thể qua việc nhà trường đặt hàng sử dụng kết nghiên cứu vào hoạt động đào tạo; mức độ sinh viên tham gia NCKH; mức độ sinh viên tham gia thực hành, thực tập thực tế phịng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp Số lượng 233 275 297 310 286 Tỷ lệ 0,8 59,4 70,2 75,8 79,1 73,0 256 65,3 320 311 209 81,6 79,3 53,3 Về nguồn thực nghiên cứu, kết giảng viên thường thực từ đề tài nghiên cứu cấp sở (66,4%) phần đến từ đề tài nghiên cứu cấp phát triển từ giảng giảng viên Việc nhà trường đặt hàng sản phẩm giảng viên chưa trọng có 20,6% giảng viên cho biết sản phẩm họ đến từ đặt hàng nhà trường Bảng Đầu sản phẩm NCKH Nội dung Đặt hàng nhà trường Đề tài nghiên cứu cấp sở Đề tài nghiên cứu cập tương đương Phát triển lên từ giảng Về phạm vi tham gia hoạt động NCKH, giảng viên thường tham gia hình thức nhóm nghiên cứu (71,4%) Tuy nhiên, số 47,7% Số lượng Có Khơng 303 1104 934 473 578 829 500 907 Tỷ lệ Có Khơng 21,5% 78,5% 66,4% 33,6% 41,1% 58,9% 35,5% 64,5% giảng viên có nghiên cứu độc lập cịn có tới 141 giảng viên (13,5%) tham gia nghiên cứu độc lập khơng có phối hợp nghiên cứu N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 39 Bảng 10 Phạm vi tham gia hoạt động NCKH Số lượng Nội dung Cá nhân độc lập Nhóm nghiên cứu Phối hợp nghiên cứu Có 662 989 618 Kết khảo sát việc tham gia NCKH cho thấy, có 52,8% sinh viên tham gia NCKH, đó, chủ yếu sinh viên bắt đầu tham gia NCKH từ năm thứ thứ Đặc biệt có 14,1% sinh viên bắt đầu tham gia NCKH từ năm thứ 1,3% tới năm thứ tham gia NCKH Tuy nhiên, cịn có tới 35,5% sinh viên chưa tham gia NCKH Bảng 11 Thời điểm sinh viên tham gia NCKH Số dự án/ đề tài Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Chưa tham gia Số lượng 379 477 561 282 34 947 Tỷ lệ 14.1 17.8 20.9 10.5 1.3 35.5 Cũng khảo sát giảng viên cho thấy sinh viên có tham gia tích cực vào hoạt động NCKH giảng viên có 8,1% giảng viên tham gia khảo sát cho biết chưa có sinh viên tham gia NCKH với giảng viên Trong số lượng sinh viên tham gia NCKH giảng viên đa số chiếm khoảng 10% Bảng 12 Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH giảng viên Chưa có Dưới 5% Từ đến 10% Từ 10 đến 20% Trên 20% Số lượng Tỷ lệ 112 433 399 226 232 8.0 30.9 28.5 16.1 16.5 Đối với tham gia sinh viên vào hoạt động NCKH, thấy sinh viên chủ yếu tham gia vào việc xây dựng ý tưởng (36,9%) khảo sát phân tích số liệu (40,1%), xem Bảng 13 Tỷ lệ Khơng 470 412 780 Có 58,5% 70,6% 44,2% Không 41,5% 29,4% 55,8% Bảng 13 Các khâu sinh viên thường tham gia NCKH Xây dựng ý tưởng, đề xuất nhiệm vụ Viết thuyết minh nhiệm vụ Viết tổng quan tài liệu Khảo sát, phân tích số liệu Viết báo cáo chun đề Viết cơng trình cơng bố Có tham gia Không tham gia 36,9 63,1 18,5 14,6 81,5 85,4 40,1 59,9 19,6 5,1 80,4 94,5 Kết khảo sát mức độ thường xuyên tham gia thực hành, thực tập, nghiên cứu cho thấy, sinh viên chủ yếu tham gia hoạt động trung tâm nghiên cứu phịng thí nghiệm trường (chỉ có 27,5% sinh viên chưa tham gia) Về vấn đề sinh viên tham gia NCKH, giảng viên Trưởng phịng Khoa học cơng nghệ hợp tác quốc tế cho biết “Cần có chế khuyến khích sinh viên tham gia thực đề tài NC nhiều nhằm tạo điều kiện cho em có hội vận dụng kiến thức, phát triển khả làm việc nhóm kỹ khác; Tăng kinh phí cho việc thực nghiên cứu đa dạng nhiệm vụ khoa học công nghệ cho giảng viên” Quan điểm cho thấy giảng viên ý thức việc gắn NCKH sinh viên với nghiên cứu giảng viên cịn cần hướng NCKH gắn với thực tiễn, qua giúp sinh viên phát triển phù hợp với định hướng phát triển chung kinh tế, xã hội Đối với tham gia hoạt động thực hành, thực tập, nghiên cứu tổ chức, doanh nghiệp, phân xưởng, sở sản xuất bên ngồi nhà trường, hoạt động sinh viên tham gia có tới 48,3% sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ chưa tham gia hoạt động 40 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 có 0,9% sinh viên “Rất thường xuyên” tham gia hoạt động Mức độ thường xuyên anh/chị đến thực hành, thực tập, nghiên cứu tại: Bảng 14 Mức độ tham gia thực hành, thực tập sinh viên Mức độ thường xuyên anh/chị đến thực hành, thực tập, nghiên cứu tại: Các trung tâm nghiên cứu Số lượng phịng thí nghiệm Tỷ lệ % trường Các tổ chức, doanh nghiệp, Số lượng phân xưởng, sở sản xuất,… bên nhà Tỷ lệ % trường Chưa 406 305 Thỉnh thoảng 663 Khá thường xuyên 1018 Rất thường xuyên 281 15,2 11,4 24,8 38,1 10,5 1149 371 364 713 44 43,5 14,0 13,8 27,0 1,7 Kết cho thấy việc tham gia thực hành, thực tập, nghiên cứu tổ chức, doanh nghiệp, phân xưởng, sở sản xuất,… bên ngồi nhà trường có ảnh hưởng lớn tới lực sinh viên – đặc biệt ảnh hưởng mạnh Hiếm tới lực “Vận hành, triển khai sản phẩm, kết nghiên cứu thực tế” “Các lực thực hành, tác nghiệp sinh viên nêu CTĐT” Bảng 15 Mối liên hệ mức độ thường xuyên tham gia thực hành, thực tập, nghiên cứu với kỹ SV Mức độ thường xuyên anh/chị đến thực hành, thực tập, nghiên cứu tại: Các kĩ cá nhân, kỹ giao tiếp Thu thập, phân tích thơng tin sản phẩm/đối tượng nghiên cứu, học tập Lên ý tưởng thiết kế nghiên cứu/sản phẩm nghiên cứu Triển khai thử nghiệm hoàn thiện sản phẩm/kết nghiên cứu Vận hành, triển khai sản phẩm, kết nghiên cứu thực tế Các lực thực hành, tác nghiệp sinh viên nêu CTĐT Các kĩ cá nhân, kỹ giao tiếp 4.2 Về sách và nguồn lực hỗ trợ gắn kết đào tạo và KHCN Đối với đánh giá sách hỗ trợ gắn kết đào tạo NCKH cho thấy sinh viên nhận hỗ trợ Khá nhiều cho bước đầu theo CDIO, nhiên, với đánh giá giảng viên mức độ đáp ứng “Phân tích, đánh giá ý tưởng/sản phẩm khoa học cơng nghệ” “Phát triển hồn thiện sản phẩm khoa học công Các trung tâm nghiên cứu phịng thí nghiệm trường 0.143 tổ chức, doanh nghiệp, phân xưởng, sở sản xuất bên nhà trường 0.189 0.169 0.224 0.155 0.280 0.218 0.290 0.218 0.322 0.193 0.254 0.143 0.189 nghệ” chưa tương ứng với nhu cầu Đặc biệt sách hỗ trợ “Thương mại hóa/chuyển giao sản phẩm” cịn thấp với mức đánh giá 2,877/5 với giảng viên 3,03 CBQL cho thấy cịn cần có nhiều cải thiện sách hướng tới chuyển giao sản phẩm NCKH Trong kết thực tế khảo sát, sách có mức độ đáp ứng tốt “Áp dụng kết NCKH vào hoạt động đào tạo” với mức đánh giá 3,341/5 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 41 Bảng 16 Chính sách hỗ trợ gắn kết đào tạo NCKH Tiêu chí Chính sách nhóm nghiên cứu mạnh Ý tưởng/hoạt động nghiên cứu Phân tích, đánh giá ý tưởng/sản phẩm khoa học cơng nghệ Phát triển hoàn thiện sản phẩm khoa học cơng nghệ Thương mại hóa/chuyển giao sản phẩm Áp dụng kết NCKH vào hoạt động đào tạo Sinh viên đánh giá mức độ hỗ trợ Giảng viên đánh giá mức độ đáp ứng Điểm đánh giá Tần suất hỗ trợ Điểm đánh giá Mức độ đáp ứng - - 3,026 Vừa phải 3.51 Khá nhiều 3,340 Vừa phải CBQL đánh giá mức độ đáp ứng Điểm Mức độ đánh đáp ứng giá Vừa 3.30 phải 3.58 Khá tốt 3.61 Khá nhiều 3,240 Vừa phải 3.56 3.63 Khá nhiều 3,147 Vừa phải 3.40 3.42 Khá nhiều 2,865 Vừa phải 3.06 - - 3,330 Vừa phải 3.43 Kết vấn cho thấy hầu hết giảng viên đồng ý sách cịn nhiều bất cập, ngồi ra, phương thức phối hợp sở giáo dục đại học – doanh nghiệp chưa tốt Cụ thể, giảng viên vấn chia sẻ “… Để sinh viên có mơi trường tiếp xúc với thực hiện, gần phải đẩy mạnh sách hỗ trợ sinh viên tham gia thực hành, thực tập doanh nghiệp, đặc biệt, phải có gắn kết nhịp nhàng nhà trường doanh nghiệp, giúp sinh viên trải nghiệm thực tiễn dựa kiến thức học,…” Đồng quan điểm đó, giảng viên khác cho ý kiến “… Kết hợp hoạt động doanh nghiệp, nhu cầu đào tạo xã hội, để sinh viên thực tập, thực hành nghiên cứu, làm khóa luận tốt nghiệp theo định hướng yêu cầu doanh nghiệp với hỗ trợ từ thầy cô, nhà trường” Các ý kiến cho thấy, giảng viên vấn có ý tưởng việc phối hợp sở giáo dục đại học – doanh nghiệp thông qua việc giúp sinh viên tiếp cận, làm nghiên cứu đưa sản phẩm trình thực hành, thực tập doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp thực tiễn Đồng quan điểm đó, giảng viên vấn cho biết, sinh viên hỗ Khá tốt Vừa phải Vừa phải Khá tốt trợ nghiên cứu thơng qua “… tham gia nghiên cứu theo lab, nhóm phục vụ đề tài NCKH chuyển giao công nghệ với giảng viên để bồi dưỡng lực nghiên gắn liền với thực tế, phục vụ xã hội, cộng đồng…nhà trường tổ chức thi ý tưởng startup, thi KHCN phát triển sản phẩm tập đoàn, doanh nghiệp tài trợ,…” Về nguồn lực phục vụ gắn kết hoạt động đào tạo KHCN trường đại học: Kết sách nhà trường hoạt động sinh viên, sách học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên NCKH sách hỗ trợ NCKH sinh viên đánh giá đáp ứng với nhu cầu đối tượng khảo sát, nhiên, điểm đánh giá không cao ( mức đánh giá đáp ứng từ 3,4-4,2 – cho thấy điểm đánh giá nguồn lực vừa đủ điểm “Khá tốt”) Ngồi ra, thấy, sinh viên phần lớn đánh giá mức đáp ứng “Vừa phải” “Khá tốt” Trong đó, đánh giá cao “Khả hỗ trợ sinh viên NCKH đội ngũ giảng viên” với mức đánh giá 3,75/5 Còn tiêu chí “Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo NCKH” chưa đánh giá cao với mức đánh giá 3,6/5 14,3% sinh viên đánh giá mức độ Rất tốt 42 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Bảng 17 Nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo KHCN trường đại học (1) Mức độ đáp ứng nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo KHCN trường đại học Năng lực NCKH đội ngũ cán trường Khả hỗ trợ sinh viên NCKH đội ngũ giảng viên Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo NCKH Học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên tham gia NCKH Chính sách hỗ trợ NCKH sinh viên Chính sách hỗ trợ sinh viên tham gia thực hành, thực tập doanh nghiệp Chính sách thu hút khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào trình đào tạo Giảng viên Sinh viên CBQL Điểm đánh giá Mức độ đáp ứng Điểm đánh giá Mức độ đáp ứng Điểm đánh giá Mức độ đáp ứng - - 3,961 Khá tốt 4.10 Khá tốt 3,75 Khá tốt - - - - 3,60 Khá tốt 3,961 3.75 Khá tốt 3,69 Khá tốt 3,961 3.54 Khá tốt 3,70 Khá tốt 3,961 Khá tốt Vừa phải Vừa phải 3.58 Khá tốt 3,60 Khá tốt - - - - - - 3,086 Vừa phải 3.34 Vừa phải Bảng 18 Nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo KHCN trường đại học (2) – đánh giá sinh viên Mức độ đáp ứng nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo KHCN trường đại học Khả hỗ trợ sinh viên NCKH đội ngũ giảng viên Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo NCKH Học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên tham gia NCKH Chính sách hỗ trợ NCKH sinh viên Chính sách hỗ trợ sinh viên tham gia thực hành, thực tập doanh nghiệp Chưa đáp ứng Đáp ứng tối thiểu Vừa phải Khá tốt Rất tốt 0,9 5,1 30,2 46,1 17,7 1,0 1,0 ,9 8,6 7,5 7,8 34,5 31,1 29,9 41,7 41,8 43,5 14,3 18,6 17,9 1,9 9,7 31,9 39,7 16,9 Đặc biệt với khảo sát giảng viên cho thấy “Hỗ trợ tài cho NCKH”; “Chính sách hỗ trợ NCKH sinh viên” “Chính sách thu hút khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào q trình đào tạo” chưa đánh giá cao đạt mức vừa phải – đặc biệt sách thu hút khuyến khích doanh nghiệp có tới 9,47% giảng viên đánh giá chưa đáp ứng với nhu cầu gắn kết hoạt động đào tạo NCKH Bảng 19 Nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo KHCN trường đại học (3) – đánh giá giảng viên Mức độ đáp ứng nguồn lực gắn kết hoạt động đào tạo KHCN trường đại học Chưa đáp ứng Đáp ứng tối thiểu Vừa phải Khá tốt Rất tốt Năng lực NCKH đội ngũ cán trường Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo NCKH Hỗ trợ tài cho NCKH Chính sách hỗ trợ NCKH sinh viên Chính sách thu hút khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào trình đào tạo 0,1 1,2 4,0 5,6 2,1 10,1 16,0 18,0 18,7 35,1 39,1 36,2 59,5 44,2 30,6 30,7 19,5 9,4 10,2 9,5 10,2 13,8 39,5 30,2 6,3 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 4.3 Nhận xét chung Từ phân tích, đánh giá nêu trên, đề tài rút số điểm bật thực trạng gắn kết hoạt động đào tạo hoạt động KH&CN trường đại học định hướng nghiên cứu Việt Nam sau: Thứ nhất, mức độ nhận thức tác động cách mạng cơng nghiệp 4.0 tới vai trị, hoạt động chuyên môn giảng viên sinh viên chưa cao so với kỳ vọng Theo đó, sinh viên có hiểu biết mức đổi với tác động CMCN 4.0 hoạt động học tập nghiên cứu khoa học Giảng viên có quan tâm tới tác động CMCN 4.0 tới vai trị mình, nhiên, có 51,6% giảng viên tham gia trả lời khảo sát cho biết vai trò chủ đạo giảng viên bối cảnh “Nghiên cứu khoa học chuyển giao tri thức” 12% cho vai trò chủ đạo “Truyền thụ kiến thức” Thứ hai, tham gia sinh viên vào hoạt động nghiên cứu khoa học chưa cao Theo kết khảo sát, có tới 42,9% sinh viên chưa tham gia nghiên cứu khoa học, 50% sinh viên chưa tham gia nghiên cứu với giảng viên Bên cạnh đó, mức độ tham gia nghiên cứu sinh viên mức đơn giản, chủ yếu khâu xây dựng ý tưởng (38,2%) khảo sát phân tích số liệu (40,7%), có 64/1798 (3,5%) sinh viên tham gia trả lời có tham gia vào giai đoạn “Thương mại hóa/ Chuyển giao sản phẩm/kết nghiên cứu” Thứ ba, phối hợp với doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu hoạt động đào tạo, hỗ trợ việc học tập sinh viên chưa có hiệu cao Số liệu khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu tham gia hoạt động thực hành, thực nghiệm, thực tế trung tâm nghiên cứu phịng thí nghiệm trường Thậm chí, có tới 48,3% sinh viên chưa tham gia hoạt động thực hành, thực tập, nghiên cứu tổ chức, doanh nghiệp, phân xưởng, sở sản xuất bên nhà trường Kết nghiên cứu cho thấy mức độ tham gia doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo sinh viên hay tư vấn cải tiến CTĐT trường đại học chưa cao khiến cho CTĐT thiếu tính liên hệ thực tiễn 43 Thứ tư, gắn kết hoạt động nghiên cứu với hoạt động đào tạo giảng viên hạn chế Tỷ lệ giảng viên hướng tới thực hoạt động nghiên cứu tới khâu cuối (chuyển giao, thương mại hóa) cịn thấp (dưới 18%), đa phần hướng tới bước “Phát triển hoàn thiện sản phẩm/kết nghiên cứu” Tuy nhận đánh giá cao SV khả hỗ trợ sinh viên NCKH, đội ngũ giảng viên chưa thu hút sinh viên tham gia nghiên cứu trình học tập Đa phần sản phẩm nghiên cứu giảng viên báo, tỷ lệ sản phẩm định hướng chuyển giao thương mại hóa thấp Thứ 5, sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao gắn kết nghiên cứu với đào tạo chưa đồng hiệu quả, đặc biệt sách liên quan đến chế tài chính, huy động nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu áp dụng nghiên cứu đào tạo Các sinh viên khảo sát đa phần chưa đánh giá cao sách hỗ trợ sinh viên tham gia thực hành, thực tập doanh nghiệp trường đại học Tương tự, vấn giảng viên cho thấy hầu hết giảng viên cho sách cịn nhiều bất cập Các giải pháp, sách gắn kết hoạt động KH&CN đào tạo trường đại học định hướng nghiên cứu Việt Nam Từ nhận định thực trạng, đặc biệt tồn việc gắn kết hoạt động KH&CN với hoạt động đào tạo nêu mục 3, nghiên cứu đề xuất số giải pháp sách để cải thiện thúc đẩy gắn kết hoạt động KH&CN đào tạo trường đại học Cụ thể sau: 5.1 Xây dựng khung sách q́c gia gắn kết hoạt động khoa học công nghệ & hoạt động đào tạo của trường đại học nghiên cứu Kết khảo sát cho thấy GV sinh viên chưa đánh giá cao hiệu hệ thống sách khuyến khích thúc đẩy nghiên cứu khoa học trường đại học Các sách chưa có gắn kết, liên thơng để tạo nên 44 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 hệ sinh thái hồn chỉnh Do đó, cần có khung sách quốc gia để sở giáo dục đại học lấy làm xây dựng sách triển khai cách đồng Theo tinh thần Nghị 29/NQ-TW đổi giáo dục, đào tạo, cần thiết lập hệ thống sách quốc gia về gắn kết hoạt động KHCN & hoạt động đào tạo trường đại học nói chung loại hình đại học nghiên cứu nói chung với nội dung sau: - Đổi mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức, kỹ người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo sở để người học tự cập nhật đổi tri thức, kỹ năng, phát triển lực Chuyển từ học chủ yếu lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, NCKH - Đổi phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết học tập phổ thông yêu cầu ngành đào tạo Đánh giá kết đào tạo đại học theo hướng trọng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; lực nghiên cứu ứng dụng KH&CN; lực thực hành, lực tổ chức thích nghi với mơi trường làm việc - Sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới trường đại học, cao đẳng viện nghiên cứu theo hướng gắn đào tạo với NCKH Thực phân tầng sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, thực hành - Khuyến khích đội ngũ nhà giáo cán quản lý nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ Có sách hỗ trợ giảng viên trẻ chỗ ở, học tập NCKH - Triển khai giải pháp, mơ hình liên thơng, liên kết sở đào tạo, trường đại học với tổ chức KH&CN, đặc biệt viện nghiên cứu - Tăng cường lực, nâng cao chất lượng hiệu NCKH, chuyển giao công nghệ sở giáo dục đại học Gắn kết chặt chẽ đào tạo nghiên cứu, sở đào tạo với sở sản xuất, kinh doanh Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học bản, khoa học mũi nhọn, phịng thí nghiệm trọng điểm, phịng thí nghiệm chun ngành, trung tâm cơng nghệ cao, sở sản xuất thử nghiệm đại số sở giáo dục đại học - Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp KH&CN, hỗ trợ đăng ký khai thác sáng chế, phát minh sở đào tạo Hoàn thiện chế đặt hàng giao kinh phí nghiệp KH&CN cho sở giáo dục đại học Nghiên cứu sáp nhập số tổ chức NCKH triển khai công nghệ với trường đại học công lập - Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư có chế đặc biệt để phát triển số trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực sớm đạt trình độ khu vực quốc tế, đủ lực hợp tác cạnh tranh với sở đào tạo nghiên cứu hàng đầu giới 5.2 Phát triển hạ tầng phục vụ gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo Kết khảo sát nghiên cứu mức độ tham gia nghiên cứu sinh viên thấp, việc thực hành thực tập sinh viên phịng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu trường đại học chưa phổ biến hiệu Nguyên nhân chủ đạo hạ tầng phục vụ nghiên cứu, thực hành sở giáo dục đại học nhìn chung chưa đầu tư bản, đại thuận tiện cho người học, liên thông liên kết chia sẻ hạ tầng nghiên cứu sở giáo dục hạn chế Để khắc phục vấn đề này, cần trọng triển khai nội dung sau: - Trên sở xác định rõ sở đại học nghiên cứu quy hoạch mạng lưới đại học nghiên cứu phạm vi toàn quốc, cần có nghiên cứu quy hoạch phát triển hạ tầng phục vụ gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ đào tạo đại học định hướng nghiên cứu Việt Nam giai đoạn 2021-2030 định hướng đến 2030 - Trên sở định rõ sứ mạng, tầm nhìn hướng nghiên cứu KH&CN lĩnh vực đào tạo đại học nghiên cứu cần xác lập N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 Bộ tiêu chí phát triển sở hạ tầng đại học nghiên cứu đặc biệt sở hạ tầng CNTT hạ tầng số hóa; Thư viện thơng minh/ Phịng thí nghiệm trọng điểm/Vườn ươm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo,… Bộ tiêu chí bao gồm tiêu chí chuẩn mực/ định mức số lượng/cơ cấu/chủng loại/ Năm sản xuất/Xuất xứ công nghệ Chú trọng đầu tư trọng điểm sở hạ tầng cho Nhóm nghiên cứu mạnh Đại học nghiên cứu theo nhu cầu Dự án nghiên cứu phê duyệt có triển vọng cao; Xây dựng sở môi trường đào tạo nghiên cứu liên ngành đồng Hình thành resort Nghiên cứu Đào tạo Đại học nghiên cứu 5.3 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo Mặc dù giảng viên người học đánh giá cao lực hỗ trợ nghiên cứu, kết khảo sát cho thấy giảng viên đại học chưa tham gia sâu vào chuỗi hoạt động nghiên cứu (tới khâu chuyển giao sản phẩm), sản phẩm nghiên cứu giảng viên chủ yếu dạng báo, lực gắn kết hoạt động nghiên cứu vào giảng dạy cịn có hạn chế định Bên cạnh đó, giảng viên chưa giao nhiều quyền chủ động việc gắn kết hoạt động nghiên cứu đào tạo Để giải vấn đề trên, nhà trường cần quan tâm thực giải pháp sau: - Nâng cao lực giảng dạy NCKH đội ngũ giảng viên đại học đặc biệt đội ngũ giảng viên cao cấp đại học nghiên cứu Thực định hướng dạy học qua nghiên cứu (giải vấn đề/ xử lý tình huống, dạy học qua dự án ) nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo - Thực luân chuyển đội ngũ giảng viên đại học định kỳ Khoa Giảng dạy với Trung tâm/Viện nghiên cứu/ Phịng thí nghiệm/Xưởng thực hành,… sở nghiên cứu trường Đại học, Doanh nghiệp KH&CN - Có sách đãi ngộ, tơn vinh cán Giảng dạy có cơng trình nghiên cứu 45 KH&CN xuất xắc (đạt giải thưởng KH&CN quốc gia quốc tế) sinh viên đánh giá cao lực giảng dạy, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp,… - Khuyến khích hình thức đào tạo Tiến sĩ qua Dự án/Đề tài nghiên cứu quốc gia quốc tế 5.4 Đầu tư nguồn lực tài Qua khảo sát thực tiễn, tài ln vấn đề sinh viên, giảng viên, sở giáo dục quan tâm, bật nhu cầu cần có chế linh hoạt, hiệu đầu tư, hỗ trợ cá nhân tham gia nghiên cứu Hiện tại, có số sách tảng để sở giáo dục đa dạng hóa nguồn lực cho nghiên cứu khoa học (Nghị định 99/2014/NĐ-CP Nghị định 81/2021/NĐ-CP) Tuy nhiên, chìa khóa cho giải pháp tài chế quỹ sách tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu Cụ thể sau: - Lập Quỹ phát triển gắn kết hoạt động khoa học, công nghệ đào tạo đại học định hướng nghiên cứu Việt Nam từ Nguồn vốn NSNN đóng góp từ tổ chức xã hội, Doanh nghiệp - Tăng tài trợ cho dự án, đề tài nghiên cứu KH&CN có đào tạo hỗ trợ đào tạo nhân lực (Thạc sĩ/Tiến sĩ) - Tài trợ cho cá nhân giảng viên có cơng bố nhiều cơng trình khoa học báo quốc tế (ISI/Scopus ) 5.5 Thúc đẩy hợp tác phát triển đào tạo và nghiên cứu Một vấn đề bật thực trạng gắn kết nghiên cứu với đào tạo trường đại học Việt Nam phối hợp với doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu đào tạo, hỗ trợ sinh viên có hiệu chưa cao, thể khía cạnh nghiên cứu – chuyển giao, thực hành thực tập, đổi chương trình đào tạo Sự phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức bên nhà trường ln đem lại giá trị tích cực nguồn lực phát triển, uy tín chun mơn, đổi giáo dục trường đại học Theo đó, vấn đề cần bên liên quan xem xét, triển khai: 46 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 - Hình thành mạng lưới hợp tác chiến lược toàn diện đại học nghiên cứu để chia sẻ nguồn lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học - Thành lập trung tâm/đơn vị dịch vụ đào tạo nghiên cứu chuyển giao công nghệ đại học nghiên cứu nhằm thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm kết nghiên cứu trường đại học - Hình thành sở/trung tâm thực hành đào tạo nghiên cứu KH&CN theo lĩnh vực ngành nghề lĩnh vực công nghệ đại Những giải pháp nêu xem xét đưa vào triển khai đồng giúp trường đại học bước trở thành tổ hợp đào tạo nghiên cứu khoa học hàng đầu Bên cạnh giải pháp sách này, trường đại học đưa tiêu nghiên cứu khoa học, giải thưởng khoa học công nghệ, sáng chế công nghệ, công bố khoa học, số lượng sinh viên sau đại học, thành tiêu phát triển, nhằm tập hợp nguồn lực trì quan tâm, đồng thuận hợp tác hệ thống để phát triển Kết luận Lời cảm ơn Gắn kết đào tạo NCKH xem chiến lược trọng yếu để nâng tầm phát triển trường đại học theo mơ hình đại học nghiên cứu, giúp nâng cao hiệu đào tạo nhà trường thúc đẩy đổi sáng tạo toàn xã hội Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giới chủ trương đổi bản, toàn diện giáo dục Đảng Nhà nước đem lại nhiều hội phát triển cho trường đại học nói chung cho gắn kết nghiên cứu đào tạo nói riêng Nhận thức giảng viên sinh viên yêu cầu thách thức bối cảnh CMCN 4.0 bước nâng cao, tạo tiền đề tốt cho nỗ lực gắn kết nghiên cứu đào tạo Các sở giáo dục đại học cấp quản lý bước ban hành chế, sách, giải pháp mang tính tồn diện, đồng để thúc đẩy nâng cao hiệu gắn kết Tuy có thay đổi tích cực phát triển ban đầu, tiến trình đổi giáo dục thông qua tăng cường gắn kết nghiên cứu đào tạo gặp khơng thách thức khó khăn, bật vấn đề sách, nguồn lực, phối hợp, hợp tác bên liên quan (sinh viên, giáo viên, nhà trường, doanh nghiệp) Việc triển khai số giải pháp đồng mặt sách, đầu tư nguồn lực, nâng cao nhận thức, đổi chế quản lý, gia tăng mơ hình hợp tác hiệu trình bày mục viết góp phần tích cực cho việc thúc đẩy gắn kết hoạt động nghiên cứu hoạt động đào tạo trường đại học Nghiên cứu tài trợ đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Quốc gia, mã số ĐTĐLXH - 12/18 Tài liệu tham khảo [1] M Elken, S Wollscheid, The Relationship Between Research and Education: Typologies and Indicators, Report 2016:8, Nordic Institute for Studies in Innovation, Research and Education (NIFU), 2016 [2] M Robles, The Relationship Between Academic Research and Instructional Quality, Association for Business Communication Annual Conference Proceedings, 2016 [3] Callaghan & Coldwell, Research Versus Teaching Satisfaction and Research Productivity, International Journal of Educational Sciences, Vol 7, No 1, 2014, pp 203-218 [4] J Hattie, H W Marsh, The Relationship Between Research and Teaching: A Metaanalysis Review of Educational Research, Vol 66, No 4, 1996, pp 507-542 [5] M A Harkins, Leapfrog Principles and Practices: Core Components of Education 3.0 and 4.0, Futures Research Quarterly, Vol 24, No 1, 2008, pp 19-31 [6] J Wonglimpiyarat, The Innovation Incubator, University Business Incubator and Technology Transfer Strategy: The case of Thailand, Technology in Society, Vol 46, 2016, pp 18-27 [7] World Economic Forum, The Future of Jobs: Employment, Skills and Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution, January, 2016 N X Huy et al / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol 38, No (2022) 31-47 [8] World Economic Forum 2017, Preparing for Fourth Industrial Revolution Requires Deeper Commitments to Education, 2017 [9] P U Lijie, Innovation & Entrepreneurship Education at Nanjing University, Asian University Forum, Mogolia, Vol 6, 2017 [10] D Janssen, C Tummel, A Richert, and I Isenhardt, Virtual Environments in Higher Education – Immersion as a Key Construct for Learning 4.0, iJAC, Kassel University, ISSN 18675565, Vol 9, No 2, 2016, 47 [11] R Brown, Mission Impossible? Entrepreneurial Universities and Peripheral Regional Innovation Systems Industry and Innovation, Vol 23, No 2, 2016 [12] M Stagars, University Startups and SpinOffs: Guide for Entrepreneurs in Academia, Apress, 2015 [13] M Healey, Linking Research and Teaching Exploring Disciplinary Spaces and the Role of Inquirybased Learning, Reshaping the University: New Relationships Between Research, Scholarship and Teaching, 2005, pp 67-78

Ngày đăng: 27/02/2024, 02:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan