CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG/CHỐNG SỰ SUY GIẢM ĐỘ MÀU CỦA ĐẤT - Ngô Ngọc Hưng

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG/CHỐNG SỰ SUY GIẢM ĐỘ MÀU CỦA ĐẤT - Ngô Ngọc Hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, các sản phẩm của sự khoáng hoá chấthữu cơ trong đất sẽ khác nhau Như vậy sự khoáng hoá chất hữu cơ giải phóng một lượng lớn các chất dinh dưỡngcần th

Trang 1

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG/CHỐNG SỰ SUY GIẢM ĐỘ MÀU CỦA ĐẤT

Giảng viên: PGs Ts Ngô Ngọc Hưng

1 DUY TRÌ/NÂNG CAO KHẢ NĂNG KHOÁNG HOÁ CHẤT HỮU CƠ

Sự khoáng hoá chất hữu cơ là sự giải phóng trở lại cho đất các chất dinh dưỡng cóích cho cây trồng dưới dạng hợp chất vô cơ

Chất hữu cơ trong đất bị khoáng hoá do tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu vàvi sinh vật sống trong đất Vận tốc khoáng hoá của các hợp chất hữu cơ không giống nhau.Các chất không mùn thường bị khoáng hoá nhanh, trong đó protein và carbuahydrate phângiải nhanh nhất Lignin tanin, các chất nhựa phân giải rất chậm Các chất mùn trong đất bịkhoáng hoá rất chậm, nhưng phóng thích nhiều đạm và chất khoáng hơn các chất không mùn.Trong các chất mùn, acid fulvic thường bị khoáng hoá nhanh hơn acid humic

Quá trình khoáng hoá chất hữu cơ trong đất xảy ra dưới tác động của các enzimes dovi sinh vật tiết ra Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, các sản phẩm của sự khoáng hoá chấthữu cơ trong đất sẽ khác nhau

Như vậy sự khoáng hoá chất hữu cơ giải phóng một lượng lớn các chất dinh dưỡngcần thiết cho cây trồng Ngoài ra các hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình phân huỷ cũnggóp phần vào quá trình phong hoá các tinh khoáng, làm cho độ hữu dụng của một số nguyêntố tăng lên

Tuy nhiên, nếu sử dụng đất liên tục, ít bón phân hữu cơ sẽ làm cho sự khoánghoá chất hữu cơ xảy ra quá mạnh dẫn đến làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất.Đất trồng trọt khi bị giảm chất hữu cơ sẽ trở nên thoái hoá, có tính chất vật lý và hoá họckém, độ phì nhiêu và sức sản xuất của đất sẽ giảm Bón phân hữu cơ cho đất là biện pháptốt nhất để duy trì và làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất

Thời gian bỏ hoá đất sẽ giúp cho đấttích luỹ lượng dưỡng chẩt hữu dụng đượctạo ra từ sự khoáng hoá chất hữu cơ và sẽtạo nên sự gia tăng năng suất có ý nghĩađối với cây trồng (Hình 8.11)(NguyễnBảo Vệ và csv., 2002) Do đó, năng suấtlúa đạt được từ độ phì của N tự nhiên trongđất không thể thay thế bằng cách tănglượng N của phân bón (Cassman et al.1995)

Hình 8.11 So sánh năng suất giữa “không trồnglúa vụ Đông xuân” và “có trồng lúa vụ Đông xuân” trên 4 điểm thí nghiệm Hè thu 2000.

2 KHAI THÁC KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM SINH HỌC

Khí quyển trái đất là nguồn cung cấp Nitơ vô tận, trên mỗi hecta bề mặt đất có tớihơn 70.000 tấn khí Nitơ Tuy nhiên, N2 của không khí không hữu dụng cho đa số cây trồng,chúng phải được biến đổi sang các hợp chất đạm vô cơ, dưới dạng muối hoà tan NH4+, NO3-

thì cây mới sử dụng được Sự biến đổi từ N2 sang các hợp chất đạm hữu cơ, vô cơ do nhiều

Trang 2

phản ứng sinh học và hoá học khác nhau, trong đó các phản ứng sinh học với sự tham gia củacác vi sinh vật thường chiếm ưu thế

Cây họ đậu là nguồn quan trọng nâng cao lượng N trong đất Nhờ vào sự cộng sinh

của vi khuẩn Rhizobium, các vi khuẩn này cố định N từ không khí vào trong nốt sần của rễcây họ đậu Trong điều kiện thuận lợi, lượng N được cố định do vi khuẩn Rhizobium thay đổi

từ 15 đến 20 kgN/ha (mức trung bình) đến 200 kgN/ha (tối đa)

Cây họ đậu sinh trưởng thích hợp trong điều kiện đất trung tính, Trong điều kiện đấtchua, cần bón vôi trước khi trồng cây họ đậu Cũng cần cung cấp P và K để cây trồng sinhtrưởng thuận lợi.

Đất lúa ngập nước có khả năng duy trì phì nhiêu N trong đất khi mà cây lúa đượctrồng nhiều năm mà không bón phân N Trong điều kiện này, N được cung cấp chủ yếu từ sựcố định N sinh học và đó là nguồn duy nhất để duy trì năng suất lúa Theo ước lượng củaKoyama và App (1977), N được cung cấp từ tự nhiên là 15-50 kg N/ha.

3 BÓN PHÂN DUY TRÌ ĐỘ MÀU CỦA ĐẤT

Bón phân là biện pháp bù đắp những nguyên tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất một cách tích cực nhất, nhằm duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất Sự vùi chất hữu cơvào đất, đặc biệt kết hợp với phân vô cơ, thường làm sự phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn.Điều này nhờ hoạt động của vi sinh vật được tạo thuận lợi (Konboon et al., 1998)

Để duy trì độ màu của đấtbằng cách bón phân phải chú ý đến những điều kiện sau: - Phân bón phải bù đắp cho đất những nguyên tố cây đã lấy đi từ đất

- Bón phân phải đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng cách

- Không được sử dụng đơn thuần một loại phân mà phải kết hợp nhiều loại phân bón vớinhau

- Không chỉ sử dụng hoàn toàn phân khoáng mà phải chú ý bù đắp chất hữu cơ cho đất

4 CÀY XỚI ĐÚNG LÚC ĐÚNG KỸ THUẬT

Cày xới tự nó không mang lại cho đất chất dinh dưỡng, nhưng nó tạo điều kiệnthuận lợi để huy động được các dưỡng chất có sẵn trong đất, cho phép rễ cây có thể hút thu tốtcác dưỡng chất đã có Mỗi loại cây có yêu cầu riêng về làm đất Việc cày và phơi đất cungcấp những yếu tố cần thiết cho sự khoáng hoá chất hữu cơ đất và diệt trừ cỏ dại Cày xới cũngcải thiện chế độ khí của đất, làm cho đất có cấu trúc hợp lý, góp phần nâng cao sức sản xuấtcủa đất

5 PHÁT TRIỂN SINH VẬT ĐẤT ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ MÀU SINH HỌC

Hoạt động của sinh vật đất là không thể thiếuđược trong đất có độ phì nhiêu cao Phần lớn cáchoạt động của sinh vật đất là có lợi cho nông dândo chúng phân huỷ chất hữu cơ để tạo thành chấtmùn và do đó tạo các đoàn lạp trong đất giúp đấtcó cấu trúc tốt Một số sinh vật đất có chức năngbảo vệ rễ cây trồng khỏi sự tấn công của nấm bệnhvà ký sinh Một số tạo ra kích thích tố tăng trưởngthực vật (hormone) giúp cây mọc tốt Hầu hết cácphản ứng sinh hoá xảy ra trong đất thực hiện dướisự tham gia của sinh vật đất

Sau khi thâm nhập vào đất và được tiêu hoá bởi giun đất, các dạng không hoà tan củaN, P và S có chứa trong các phần tử của chất hữu cơ được chuyển hoá thành dạng hữu dụng

Trang 3

cho cây trồng thông qua hoạt động của các vi khuẩn Các vi sinh vật đất còn đóng vai trò thiếtyếu trong chu trình N trong đất như amôn hoá, nitrat hoá, khử nitrat và cố định N.

Hầu hết hệ động thực vật đất sống trong điều kiện háo khí Tuy nhiên, một số loàisống trong điều kiện yếm khí như vi khuẩn khử nitrat.

Nguyên tố quan trọng nhất đối với sinh vật đất là Carbon (C) Các sinh vật nhỏ trongđất như giun, côn trùng đào hang để ở và sử dụng chất hữu cơ làm nguồn thức ăn chính Mứcđộ CO2 hiện diện trong đất nói lên hoạt tính của sinh vật đất.

Các điều kiện tối hảo cho sự hoạt động của sinh vật đất bao gồm: ẩm độ, pH khoảng5-6, nhiệt độ trong khoảng 15-350C, lượng hữu cơ.

Nông dân có thể nâng cao hoạt động thuận lợi cho sinh vật đất qua:- Duy trì đất thoáng khí, bảo đảm đủ ẩm độ và thoát thuỷ tốt.

- Duy trì pH đất ở khoảng tối hảo (pH = 5-6) bằng cách bón vôi với lượng vừa phải.- Bổ sung hữu cơ vào đất.

- Duy trì lớp phủ thực vật để giảm rửa trôi và bảo quản ẩm độ đất.

- Tránh sử dụng hoá chất bừa bãi mà nó có thể gây hại đến cân bằng trong đất đưa đếnthiệt hại cây trồng.

5 LUÂN CANH CÂY TRỒNG HỢP LÝ

Hiện tượng suy giảm năng suất trên đất lúa độc canh đã được Ponnamperuma ghi nhậntrong các thí nghiệm thực hiện ở IRRI trong những năm 1966-1978 (Ponnamperuma, 1979).Chiều hướng giảm năng suất trên lúa cũng được ghi nhận qua các thí nghiệm dài hạn nhiềunơi ở Philippines (Flinn và De Datta,1984).

Sự luân canh hoặc xen canh nhiều loại cây trồng trên một diện tích đất sẽ làm thay đổithường xuyên kiểu canh tác, lượng và dạng phân bón sử dụng Vì vậy có tác dụng duy trì vàlàm tăng độ phì nhiêu của đất.

Hình 8.12 So sánh chiều cao và sự nởbụi của lúa trên các hệ thống cây trồng.Châu Thành, Cần Thơ, Hè Thu 2003.

Hình 8.13 So sánh ảnh hưởng của lượng N (0N và100N) trên năng suất hạt của lúa trên các hệthống cây trồng Châu Thành, Cần thơ, Hè Thu2003.

Trang 4

Nhu cầu về chất dinh dưỡng của các loại cây trồng trong luân canh khác nhau làmcho chế độ dinh dưỡng trong đất không bị mất cân đối Hệ rễ của các loại cây trồng cũng khácnhau, chúng có thể hút được chất dinh dưỡng ở những độ sâu khác nhau, làm cho đất không bịnghèo kiệt dinh dưỡng.

Thí nghiệm gần đây về ảnh hưởng của hệ thống luân canh trên năng suất cây trồng chothấy năng suất của lúa luân canh với một số cây màu cho năng suất cao hơn so với độc canhlúa (Hình 8.12 và 8.13) Đặc biệt là năng suất lúa cao nhất trên hệ thống luân canh lúa vàkhoai lang (Ngô Ngọc Hưng, 2004) Rễ khoai lang có sự kết hợp với vi khuẩn cố định N

Azospirillum brasilense (Hill và csv., 1983; Hill và Bacon, 1984) Mặc dù sự để lại xác bả của

khoai lang sau vụ trồng có thể nâng cao lượng N và chất hữu cơ cho đất, quá trình xáo trộnđất do lên líp khi trồng và cuốc xới khi thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến các tiến trình lý, hoásinh của đất Điều này có thể làm tăng độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất và dođó làm tăng năng suất lúa kế vụ khoai.

Mặc dù phần sinh khối trên mặt đất của cây họ đậu thường chứa lượng N chủ yếu, rễvà nốt sần của chúng cũng chứa một lượng N đáng kể (George và csv., 1992) Theo nghiêncứu của Chapman và Myers (1987), rễ của đậu xanh, đậu nành chứa lượng N trung bình là40 kg ha-1 Nhiều tác giả cũng đã khẳng định trồng lúa sau vụ trồng cây họ đậu thường chonăng suất cao hơn so với trồng lúa sau vụ trồng không phải là cây họ đậu (Evans và csv.,1991; Holford và Crocker, 1997)

Trang 5

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG/CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚCGiảng viên: PGs Ts Ngô Ngọc Hưng

Tác động của ô nhiễm do phân bón, nông dược và hoạt động khác gây ảnh hưởng đến sứckhoẻ cho người, chất lượng nước và các sinh vật trong đất Tuy nhiên, nếu quản lý tốt các vấnđề này hợp lý sẽ bảo đảm được an toàn môi trường.

- Vùng canh tác : phân bón, xói mòn.

- Khu vực chăn thả : phân súc vật và các sản phẩm thối rữa, xói mòn.- Các khu chứa phân bón.

- Nước thải dân dụng công nghiệp.

Phân hữu cơ là nguồn phân bón quan trọng, đã và đang góp phần làm tăng năng suấtcây trồng và ổn định độ phì nhiêu của đất Tuy nhiên, rất nhiều vùng ở miền núi, người dâncòn có tập quán nuôi thả rông, chuồng trại không hợp vệ sinh, vừa lãng phí nguồn phân bónvừa gây ô nhiễm môi trường nước và không khí nghiêm trọng.

Liên quan đến vấn đề sử dụng phân bắc, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 200/T.Tg về việc“ngăn cấm dùng phân bắc tươi bón cho cây hoặc nuôi cá trên sông rạch, ao hồ công cộng.

Mặc dù lượng bón bình quân còn thấp, việc lãng phí phân bón, bón không đúng liềulượng, kỹ thuật và hiện tượng bón “thừa” một số nguyên tố gây nên “thiếu “một số nguyên tốkhác còn rất phổ biến Hiệu suất sử dụng phân bón phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên(mùa vụ, nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, tính chất đất đai), giống, cây trồng cũng như kỹ thuậtcanh tác Bón phân không đúng kỹ thuật còn làm đất bị thoái hoá nhanh do đất bị lấy đi một

hoặc nhiều chất dinh dưỡng.

2 Ô NHIỄM NO3 TRONG NGUỒN NƯỚC

Nitrate trong dung dịch đất hữu dụng ngay cho cây và cũng dễ dàng bị thấm hoặc rửatrôi Các cây màu thường hút thu N ở dạng nitrate.

Cây trồng có thể sử dụng ammonium tương đối chậm vì dạng này dễ hấp phụ trên keosét và sau đó dần dần được phóng thích.

- NH4+có thể chuyển hoá thành dạng NO3- do sự nitrate hoá (nitrification) do VSVđất Nitrosomonas và rồi chuyênø thành NO2- do VSV đất Nitrobacter.

- Dạng NO3 do từ bón phân hoặc được tạo ra từ sự nitrate hoá thì rất dễ bị rửa trôi vìkhông bị hấp phụ bởi keo đất mang điện tích dương.

Động thái của N trong đất rất là phức tạp Tiến trình quan trọng của nitrification (sựchuyển ammonium thành nitrate do VSV) diễn ra rất nhanh khi nhiệt độ nóng ấm Ở nhiệt độ20-25oC, lượng bón 50-100 kgN/ha sẽ bị nitrate hoá trong 1-2 tuần.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, N-NO3- là phương thức chính mà nó bị rửa trôi khỏi hệthống nông nghiệp Mặc dù nitơ thực vật rất cần, nhưng nó gần như không bị đất hấp thụ vàluôn tồn tại trong dung dịch đất dưới dạng ion NO3- linh động và do đó, dễ bị rửa trôi qua cáctầng xuống phía dưới.

NO3- xâm nhập vào nước ngầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố : sự phong phú các ion; tỷlệ C/N, loại đất : độ sâu mực nước ngầm; loại thực vật cây trồng; mùa vụ và biến động củakhí hậu Khi tỷ lệ C/N = 20/1 hoặc lớn hơn, các vi sinh vật đất sẽ sử dụng lượng cacbonphong phú này như là nguồn năng lượng để mọc nhanh và sinh sôi nảy nở Kết quả là đa sốnitơ sẽ bị cố định trong sinh khối vi sinh vật Do đó, giảm nguy cơ rửa trôi NO3-, ít nhất là

Trang 6

trong thời gian ngắn Loại đất với thành phần cơ giới và cấu trúc khác nhau cũng ảnh hưởngtới rửa trôi NO3- thông qua tốc độ và tổng lượng nước chuyển động xuống phía dưới Đất cát,đất lẫn nhiều sỏi cuội, lượng nước sẽ chuyển động mạnh xuống phía dưới cùng nhiều chất hoàtan như NO3- Một mặt khác, các loại đất này có xu thế thoáng khí tốt, tạo điều kiện thuận lợiđể chuyển đổi các dạng nitơ thành dạng NO3- Ngược lại, sự rửa trôi NO3- ở đất sét thườngkhông là vấn đề lớn NO3- sẽ chuyển động xuống độ sâu lớn hơn trong đất cát so với đất sétvà nguy cơ rửa trôi NO3- xuống nước ngầm lớn hơn ở đất có mực nước ngầm ở nông.

Khả năng hút thu nitơ của thực vật cũng ảnh hưởng mạnh đến khả năng rửa trôi củaNO3- Do đó, sử dụng phân bón và chất thải vào đúng thời kỳ thực vật cần nhiều nitơ đặc biệtrất quan trọng để làm giảm nguy cơ rửa trôi NO3-.

Như vậy việc sử dụng phân đạm liên quan tới rửa trôi NO3- xuống nước ngầm và ảnhhưởng tới nước uống Do đó, cộng đồng Châu Âu quy định mức chuẩn cho nước uống là 50gNO3-/m3).

Cách đây hàng trăm năm, người ta đã ghi nhận nồng độ cao của NO3- trong các giếngnước ăn Nhưng điều phát hiện mới là NO3- có liên quan tới sức khoẻ cộng đồng do gây nên2 loại bệnh :

- Methaemoglobinaemia : Hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh.- Ung thư dạ dày ở người lớn.

Thực ra NO3- không độc, nhưng khi nó bị khử thành nitrit (NO2- ) trong cơ thể thì trở nênrất độc

Methaemoglobinaemia : Hội chứng trẻ xanh (Blue baby) thường xảy ra khi đứa trẻdưới 1 tuổi Các vi khuẩn trong dạ dày khử NO3- thành NO2- và khi NO2- xâm nhập vàomáu, nó phản ứng với haemoglobin chứa Fe2+ là phần tử làm chức năng vận chuyển oxy đikhắp cơ thể Một oxyhaemoglobin bình thường chứa ion Fe2+ sẽ biến đổi thànhmethaemoglobinaemia chứa ion Fe3+ có rất ít năng lực vận chuyển oxy của máu và do đó,gây nên sự tắc nghẽn hoá học Trẻ sơ sinh thường rất nhạy bén với bệnh này, bởi vìhaemoglobin bào thai có ái lực với NO2- mạnh hơn haemoglobin thông thường được xuấthiện trong khoảnh khắc ở các mạch máu và do đó, dạ dày của chúng không đủ độ axit để ngănchặn các vi khuẩn biến đổi NO3- thành NO2- NO2- còn làm trầm trọng thêm bệnh viêm dạdày và đường ruột.

Ung thư dạ dày gây suy nhược, đau đớn và chết Bệnh này cũng liên quan tới hàmlượng NO3- trong nước Mối liên quan này được giải thích là nitrit sinh ra từ nitrat, phản ứngvới một loại amin thứ sinh xuất hiện khi phân huỷ mỡ hoặc prôtêin ở bên trong dạ dày và tạohợp chất N - nitroso (là hợp chất gây ung thư) có công thức :

R1 R1

N - H + NO2- + H+ N - N = O + H2O R2 R2

Sự nitrate hoá có thể được làm chậm lại trong vài tuần bằng cách trộn phân bón vớichất ngăn cản (inhibitor) Điều này sẽ hạn chế một lượng tích luỹ nitrate trong hoa màu hoặchạn chế sự mất đi do rửa trôi.

Do bón thừa N hoặc bón không đúng cách, N2O được tạo ra do denitrification là mộtvấn đề nghiêm trọng trong sự phá huỷ tầng ozone.

Các nguyên nhân khác gây ra sự ô nhiễm nitrate:- Bón dư thừa phân chuồng;

- Chuyên canh cây màu;

- Bón lượng thừa vào giai đoạn cuối do ước đoán năng suất tối hão cho cây lớn hơn sovới thực tế;

- Lượng N thừa còn lại trong đất không được sử dụng do các yếu tố hạn chế: thiếu vilượng hoặc trung lượng.

3 PHÚ DƯỠNG VÀ SỰ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

Trang 7

Phú dưỡng là sự tăng hàm lượng N và P trong các ao hồ do nguồn nước chảy vào, nógây ra sự tăng trưởng các loài thực vật bậc thấp (rong, tảo ) Chất lượng nước sẽ trở nên kémdo thiếu oxy trong nước từ sự hoạt động này.

Một số loài tảo đặc biệt mà nó phát triển ở những vùng sông hồ rộng lớn với ô nhiễmdưỡng chất, loài tảo này tiết ra trong nước những chất mà nó gây độc ở nồng độ thấp (hình ).

Hình 2.6 Ảnh phóng đại của loài tảo roi (dinoflagelates) có tên Uroglena

americana (a), là thủ phạm tạo ra thuỷ triều đỏ của một vùng thuỷ vực

rộng lớn (b)., Sêo Paolo, Brazil [UNEP 2000]

Cơ sở sinh hoá của hiện tượng phú dưỡng là phản ứng quang hoá (Photosynthesis).Đây là phản ứng, phức tạp xảy ra theo nhiều bước : Trước hết, các chất diệp lục (Chlorophyll)và các sắc tố (pigment) trong cây xanh hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ từ H2Ovà CO2 Tiếp theo là quá trình biến đổi sinh hoá, tổng hợp nên các tế bào.

Với thực vật phù du, một phân tử có thể được mô tả bằng công thức :(CH2O)106 (NH3)16 H3PO4

Sự phân huỷ tảo là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thiếu oxy nghiêmtrọng trong nước, phương trình:

- Duy trì hoặc làm tăng chất hữu cơ trong đất thường làm giảm thiểu sự rửa trôi.

Trang 8

- Kiểm tra nitrate trong nguồn nước để cảnh báo và điều chỉnh sự ô nhiễm kịp thời; - Sử dụng loại phân hoặc phương pháp bón để N chậm tan;

- Thời kỳ bón N phải tương ứng với nhu cầu cây; - Chia phân N làm nhiều lần bón;

- Cân bằng các dưỡng chất: P, K và các chất dinh dưỡng khác để cây trồng sử dụng N tốiđa.

Sử dụng phân hữu cơ

Bón phân hữu cơ để duy trì độ màu của đất và tăng tính hấp phụ phân bón, các dư thừathực vật cần phải bón trả lại đất sau vụ trồng.

Giáo dục ý thức cộng đồng

Tổ chức hội thảo, truyền thanh và truyền hình về tác hại của ô nhiễm nguồn nước sôngrạch; tập huấn kỹ thuật canh tác sử dụng hiệu quả phân bón không dư thừa từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

TÀI LIệU THAM KHảO

ARSENIA G CAGAUAN 1999 The study of rice-fish-azolla-duck farming system in thePhilippines PhD Thesis, the Central Luzon State University, Philippines.http://www.asahi-net.or.jp/~it6i-wtnb/azollanews~E.html#Ch4.

BUI XUAN MEN, TRAN KIM TINH, T.R PRESTON, R BRIAN OGLE AND JAN ERIKLINDBERG 1999 Use of local ducklings to control insect pest and weeds in thegrowing rice field Livestock Research for Rural Development (11)2 1999.

CASSMAN, K.G., S.K DE DATA, D.C OLK, J ALCANTARA., M SAMSON, J.DESCALSOTA, AND M DIZON 1995 Yield decline and the nitrogen economy oflong-term experiments on continuous, irrigated rice system in the tropics In: Soilmanagement: Experimental basis for sustainability and environmental quality (eds R.Lal & B.A Stewart) pp 11-225-2 CRC/Lewis Publisher, Boca Raton, Florida.

CHAPMAN, A.L., MYERS, R.J.K., 1987 Nitrogen contributed by grain legumes to ricegrown in rotation on the Cununurra soils of the Ord Irrigation Area Western Australia.Aust J Exp Agric 27, 155-163.

DOBERMANN A., and C WITT 2000 The Potential impact of crop intensification on

carbon and nitrogen cycling in intensive rice systems In Carbon and nitrogen Dynamics in

Flooded Soils Edited by G.J.D Kirk and D.C Olk International Rice Research Institute.Los Banos, La Guna, Philippines P 1-25.

E.S MARX J HART & R.G STEVEN, 2004 Soil Interpretation Guide http://www.western

laboratories.com/homeframe.html Tháng 04/2004.

EVANS, J., FETTELL, N.A., COVENTRY, D.R., O’CONNOR, G.E., WALSGOTT, D.N.,MAHONEY, J., ARMSTRONG, E.L., 1991 Wheat response after temperate croplegumes in southeastern Australia Aust J Agric Res 42, 31–43.

FAO and IFA 2000 Fertilizers and their use Four edition, revised, published by Food andagriculture organization of the united nations (FAO) and International Fertilizer industryassociation, Rome 2000.

FLINN, J.C AND DE DATTA, S.K., 1984 Trends in irrigated-rice yields under intensivecropping at Philippine research stations Field Crops Res 9, 1-15.

FRENEY J.R., TREVITT A.C.F., DE DATTA S.K., OBCEMEA W.N and REAL J.G 1990.The interdependence of ammonia volatilization and denitrification as nitrogen lossprocesses in flooded rice fields in the Philippines, Biology and Fertility of Soils, 31-36.FURUNO, TAKAO 1999 One Duck Revolution, Integrated Rice and Duck Farming.

Translated by Tony Boys, Puck Brecher and Tom Eskildsen

Trang 9

FURUNO, TAKAO 1999 One Duck Revolution, Integrated Rice and Duck Farming.Translated by Tony Boys, Puck Brecher and Tom Eskildsen

GEORGE, T., LADHA, J.K., BURESH, R.J., GARRITY, D.P., 1992 Managing native andlegume-fixed nitrogen in lowland ricebased cropping systems Pl Soil 141, 69-93.

HILL, W.A and BACON P 1984 Fertilizer N use efficiency and associative N2-fixation ofsweet potato In: Proceeding of the Sixth Symposium of the International Society forTropical Root Crops, International Potato Center (CPI), Lima, Peru, 535-542.

HILL, W.A., BACON-HILL, P., CROSSMAN, S.M AND STEVEN, C 1983.Characterization of N2-fixing bacteria associated with sweet potato roots CanadianJournal of Microbiology, 29, 860-862.

HOLFORD, I.C.R., CROCKER, G.J., 1997 A comparison of chickpea and pasture legumesfor sustaining yields and nitrogen status of subsequent wheat Aust J Agric Res 48,305–315.

HORST MARSCHNER.1990 Miniral Nutrition of Higher Plants Academic Press Limited.University Press(Belfast)LTD Nothern Ireland

KONBOON Y., K NAKLANG, D SURIYA-ARUNOJ, G BLAIR, A WHITBREAD, andR LEFROY 1998 Managing the decomposition rate of crop residues and leaf litters tomatch nutrient demand and enhance the sustainability of lowland rice-cropping systems.In: Rainfed Lowland Rice: Advances in nutrient Management Research p 169-188.Edited by J.K Ladha, L Wade, A Dobermann, W Reichardt, G J D Kirk, and C.Piggin International Rice Research Institute, Los Banos, Philippines.

KOYAMA T AND APP A.A 1979 Nitrogen balance in flooded rice soils Pages 95-104 in

Nitrogen in rice International Rice Research Institute, P.O Box 933, Manila,Philippines.

KUMAR, K., KUAN M GOH 2002 Management practices of antecedent leguminous andnon-leguminous crop residues in relation to winter wheat yields, nitrogen uptake, soilnitrogen mineralization and simple nitrogen balance European Journal of Agronomy 16,295–308.

LÊ ĐÌNH THẮNG và NGUYỄN THẾ BÌNH 1994 Phát triển chăn nuôi vịt vùng Đồng bằngsông Cửu long Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội

MDS HARRIS 2003 Understanding A Soil Analysis http://www.ag.mdsharris.com/

NGO NGOC HUNG, U SINGH, VO TONG XUAN, R.J BURESH, J.L PADILLA, TRAN

THANH LAP, AND TRUONG THI NGA 1994 Improving nitrogen-use efficiency ofdirect-seeded rice on alluvial soils of the Mekong River Delta In Vietnam and IRRI: A

Partnership in Rice Research (Ed By G.L Denning and Vo Tong Xuan) p137-149.NGÔ NGỌC HƯNG 2004 Ảnh hưởng các thời kỳ bón phân urea trên họat động phiêu sinh

thực vật và sự mất đạm ruộng lúa.Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số02/2004 Trang 202-203.

NGUYỄN BẢO VỆ, NGÔ NGỌC HƯNG, NGUYỄN THÀNH HỐI, PHẠM ĐỨC TRÍ VÀ

NGUYỄN VĂN NHIỀU EM 2002 Ảnh hưởng của độ phì nhiêu đất và kỹ thuật canh

tác đối với sinh trưởng và năng suất lúa Hè Thu ở ĐBSCL Tạp chí Khoa học đất số16/2002, trang 76-83.

PONNAMPERUMA, F.N., 1979 Soil problems in the IRRI farm IRRI Thursday Seminar, 8November 1979 International Rice Research Institute, Los Banƒos, Philippines.

Trang 10

SINGH U, RITCHIE J.T, GODWIN D.C 1993 A user’s guide to CERES-Rice - V2.10.Simulation manual IFDC-SM-4 Int Fert Dev Center, Muscle Shoals, AL.

STEBAN, E.S HERRERA, 2004 Soil Test Interpretations Extension Horticulturist Collegeof Agriculture And Home Economics New Mexico State University.

http://www.cahe.nmsu.edu/pubs/_a/a-122.html Tháng 04/2004.

TRẦN THÀNH LẬP, TRƯƠNG THỊ NGA, NGÔ NGỌC HƯNG, LÊ ĐẮC LIÊU, LƯƠNG

THU TRÀ, BÙI HỒNG THANH 1995 Hiệu quả sử dụng đạm phân bón của lúa cao

sản trồng trên đất phù sa không phèn ĐBSCL (Ứng dụng kỹ thuật đồng vị 15N) Hội nghịkhoa học khoa Trồng trọt, trường Đại học Cần Thơ năm1995, trang 16-23.

TRẦN VĂN NHƯ VÀ PHẠM CÔNG PHIN 1999 Lợi ích của phương pháp canh tác kếthợp lúa-vịt Trong Canh tác kết hợp lúa-vịt ích lợi toàn diện Nhà xuất bản hải phòng.Trang 47-57.

WASHINGTON UNIVERSITY TREE FRUIT RESEACH & EXTENTION CETER, 2001.Western Agricultural Laboraties http://www.westernAgriculturalLaboraties/

Solublesalts Com/Image /buton/html.

WATANABE I 2004 Revival of Azolla use in Vietnum integrated with rice-duck farming.

In Scenery of using Azolla as rice greenmanure at northern Vietnam in 1979

http://www.asahi-net.or.jp/~it6i-wtnb/azolla~E.html Tháng 04/2004.

WETSELAAR R T., T SHAW., J FIRTH and H THITIOPCA 1977 Ammoniavolatilization from variously placed ammonium sulphate under lowland rice fieldconditions in central Thailand Proc Int Seminar SEFMIA Tokyo, Japan, Society ofScience of Soil and Manure, Tokyo, Japan.

Ngày đăng: 16/06/2024, 16:42

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan