1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh tuyên truyền bài an toàn giao thôngcho học sinh thpt qua bài học phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH THPT QUA BÀI HỌC “PHÒNG CHỐNG

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

Lĩnh vực : Giáo dục Quốc phòng - an ninhTác giả: Lê Thị Hằng

Chức vụ : Giáo viên

Bộ môn giảng dạy: GD QP - AN

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Giới hạn của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II NỘI DUNG 3

3.3 Cách chia nhóm, phân công công việc 6

3.4 Dự đoán và giải quyết tình huống phát sinh 7

3.5 Hỗ trợ phương tiện cho học sinh 7

3.6 Cách thức thực hiện mang lại hiệu quả cao 7

3.7 Kinh nghiệm để phát huy tốt tinh thần của tiết học tuyên truyền về An toàngiao thông 9

3.8 Tiết học đạt yêu cầu 9

4 Kết quả các giải pháp 10

PHẦN 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12

1 Kết luận 12

2 Kiến nghị, đề xuất: 13TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

1

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

78911

Trang 5

PHẦN I MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh là chuẩn bị cho họcsinh, hoàn thiện về tinh thần và thể chất, tự giác tham gia và thực hiện tốt nhiệmvụ bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh và bảo đảmtrật tự an toàn xã hội, đưa đất nước ổn định và ngày một phát triển về mặt kinhtế, xã hội Là quá trình truyền thụ lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm củaông cha ta, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh giúp khơi gợi cho học sinh về tinhthần yêu nước, tinh thần khách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước.Trong quá trình công tác, nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:

a) Thuận lợi

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường về tổchức triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng- an ninh cho họcsinh Đặc biệt, chỉ đạo về xây dựng kế hoạch và lựa chọn các hình thức dạy họctích cực; Các giáo viên cũng thường xuyên được tập huấn về đổi mới phươngpháp dạy học, từ đó đã mạnh dạn thay đổi cách soạn giáo án, phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi học sinhcũng như nội dung kiến thức của môn học Việc đổi mới phương pháp dạy họclà vấn đề được toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng rất quan tâm,nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong quá trình dạy và học, điều đó càng đòihỏi người giáo viên tích cực tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để đạtđược mục tiêu giáo dục đề ra.

Cơ sở vật chất nhà trường được hoàn thiện, hệ thống tivi 100% các lớpđược trang bị và có kết nối internet tạo điều kiện tốt cho quá trình giảng dạy ứngdụng công nghệ thông tin vào việc dạy sinh động hơn, tăng hứng thú trong tiếthọc cho học sinh.

Chương trình THPT bộ môn Giáo dục quốc phòng- an ninh với thời lượng105 tiết ở ba khối lớp 10, 11, 12 đã truyền tải cho học sinh những kiến thức phổthông về truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc, truyền thống của quân

Trang 6

đội, công an nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về biển đảo, phòngchống ma tuý, những kỹ năng động tác trong quân sự, đặc biệt là nội dung bàihọc “ Phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông” nằm trongchương trình khối 10 Là bài học mang nội dung thực tế với tình hình xã hộihiện nay, với mục đích tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông,hướng dẫn, định hướng học sinh nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự, antoàn giao thông và tích cực tham gia, tuyên truyền, phổ biến, vận động ngườithân và cộng đồng thực hiện tốt pháp luật về an toàn giao thông.

b) Khó khăn

Trang thiết bị thư viện của nhà trường còn sơ sài, chưa đáp ứng được hếtcác tranh, ảnh minh họa cho việc dạy và học của thầy trò Việc tìm kiếm các tưliệu, đầu sách tham khảo phục vụ cho việc dạy học cũng như nghiên cứu khoahọc còn hạn chế.

Trong thực tế, tình trạng học sinh THPT vi phạm luật khi tham gia giao thônggây hậu quả đáng tiếc ngày càng tăng cao Đa số học sinh còn hiếu động, chưa nắmrõ luật an toàn giao thông khi sử dụng các phương tiện giao thông trên đường.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Học sinh có cơ hội trải nghiệm, nghiên cứu, thẩm định và phản biện để

quán triệt, cảm thụ và thấm nhuần kiến thức đặc thù của môn giáo dục quốcphòng và an ninh.

- Tiết học tuyên truyền về An toàn giao thông giúp học sinh tự trang bị

được kiến thức, kỹ năng, học để biết, học để làm, học chung sống và tự hoànthiện bản thân trong chương trình đổi mới giáo dục hiện nay.

- Tiết học tuyên truyền về An toàn giao thông giúp giáo viên, nhà trường

phát hiện, phân loại đánh giá học sinh một cách chính xác, khách quan nhất, nhằmthúc đẩy và phát huy khả năng tích cực sáng tạo của học sinh qua các phươngpháp giáo dục đổi mới bằng những hoạt động, trải nghiệm, sáng tạo và tạo nênđược những sản phẩm thực tế có nhũng sản phẩm mang tính ứng dụng cao.

- Theo yêu cầu của giáo dục tiên tiến, với nội dung học tập người học phải

đạt được 6 bậc thang quan trọng từ biết, hiểu, vận dụng đến phân tích, tổng hợp

Trang 7

và xác định giá trị ứng dụng nội dung bài học vào trong cuộc sống.

- Mục đích lấy người học làm trung tâm – học sinh không chỉ nghe, chép,

ghi nhớ trong giờ học mà còn có cơ hội trải nghiệm, nghiên cứu, thẩm định vàphản biện để quán triệt, cảm thụ và thấm nhuần kiến thức từng môn học tạo ranhững sản phẩm mang tính tuyên truyền giáo dục cao về pháp luật phòng chốngvi phạm an toàn giao thông.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là nội dung: Tuyên truyền pháp luật về trật tự, an

toàn giao thông cho học sinh THPT hiện nay, thông qua bài học “ Phòng, chốngvi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông”.

- Phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại trường THPT, song tập trung chủ

yếu ở học sinh khối lớp 10.

4 Giới hạn của đề tài

- Đề tài được thực hiện tại trường THPT Hoằng Hóa, nằm trong chươngtrình học kì I của học sinh khối lớp 10, năm học 2023- 2024.

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài sángkiến gồm:

- Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa giáo dục quốc phòng an ninh.- Thực hành thông qua quá trình giảng dạy

- Điều tra kết quả học tập của học sinh từ đó thấy được mức độ và hiệu quả

đạt được của học sinh khi thực hiện đề tài Qua đó rút kinh nghiệm và thực hiệntốt hơn trong quá trình xây dựng đề tài.

PHẦN II NỘI DUNG1 Cơ sở lý luận

Mỗi chúng ta đều biết rằng, trong xã hội hiện nay, cuộc sống văn minh, antoàn là điều mà tất cả mọi người trên khắp thế giới đều hướng đến Sự an toànđó thể hiện ở rất nhiều vấn đề, nhất là an toàn giao thông, đây là tiền đề quantrọng nhằm mục đích giúp phát triển kinh tế, xã hội, qua đó thể hiện một đấtnước giàu mạnh và phát triển.

Trang 8

An toàn giao thông là việc đảm bảo cho các chủ thể, là những người thamgia giao thông có thể giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông và cũngtừ đó mà con người có thể hạn chế thấp nhất các rủi ro về vật chất, tính mạng vàtinh thần Trong đó tai nạn giao thông được hiểu cơ bản là những sự việc có tínhchất bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người bởi vì vi phạm quytắc an toàn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản.

Nguyên nhân chủ quan gây mất an toàn giao thông đó là xuất phát từ sựthiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông Điều này thể hiện ở cáchành vi của các chủ phương tiện như; Điều khiển phương tiện khi đã uống rượu,phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, lấn làn, đi hàngba Hiện tại, ta nhận thấy thực tế từ nguyên nhân chủ quan gây mất an toàn giaothông đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn 95% Vấn đề này xảy ra nhiều ở lứa tuổi vịthành niên, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh THPT, với bản chất hiếu động,xem nhẹ, chưa nắm rõ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nên đã gây ranhiều hậu quả đáng tiếc.

Trước thực trạng đó, đề tài sáng kiến kinh nghiệm sẽ đi sâu vào tìm hiểu vàthực hiện việc tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho đốitượng học sinh tại đơn vị công tác.

2 Thực trạng của giải pháp

Hiện nay trong các phương pháp dạy học còn dập khuôn, mang tính hìnhthức, giáo điều, nhiều phương pháp dạy không còn phù hợp trong bối cảnh xãhội phát triển và tiến tới phát triển con người toàn diện chính vì vậy áp dụngphương pháp dạy và học mới là điều tất yếu để đáp ứng với những yêu cầu đó.

Trong quá trình học tập học sinh còn thụ động, không phát huy hết đượcnăng lực và tính sáng tạo, cách đánh giá cũ thiếu khách quan và bỏ qua nhiềucác yếu tố kỹ năng khác của học sinh chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy vàhọc là yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời đổi mớicách đánh giá mang tính khách quan.

Tình trạng học sinh THPT vi phạm luật khi tham gia giao thông gây hậuquả đáng tiếc ngày càng tăng cao Đa số học sinh không nắm vững luật, các em

Trang 9

chủ quan, thờ ơ khi tham gia giao thông chính vì vậy việc xây dựng tiết họctuyên truyền phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông giúphọc sinh hình thành kĩ năng, nhận thức thông qua các sản phẩm học tập là điềuhết sức cần thiết.

3 Các giải pháp

- Học sinh làm chủ tiết học, tự tìm hiểu bài trước theo trọng tâm của bài học

(với định hướng của giáo viên), cùng trình bày, thảo luận trước lớp, cùng nhaurút ra kết luận, đánh giá bài học và tạo nên những sản phẩm mang tính chất thựctế, ứng dụng có sức lan tỏa trong giáo dục đặc biệt là với những bài học mangtính chất tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông…

- Học sinh và giáo viên có thể sáng tạo các phương pháp, cách thức triển

khai để bài học sinh động, hấp dẫn hơn VD: vẽ tranh cố động, làm poster; dựngtiểu phẩm, đóng phim; chia nhóm để thuyết trình…

- Giáo viên và cả lớp chuẩn bị trước về nội dung kiến thức, viết kịch bản

cho tiết học Trong tiết học, giáo viên chỉ định hướng về nội dung kiến thứctrọng tâm, giải thích những điểm cả lớp còn thắc mắc.

- Học sinh chủ động, tích cực và thích thú, tạo ra những sản phẩm có ích

mang tính giáo dục cao.

- Có thể áp dụng với tất cả các bộ môn, áp dụng trong tổ, khối, trường cấp

sở hoặc có thể phổ biến rộng rãi hơn.

- Để áp dụng sáng kiến phải từ sự chủ động thay đổi trong tư duy giáo dục

từ các cấp, từ người dạy từ người học Khi thực hiện các giải pháp đã gặp nhiềukhó khăn như sau:

- Thời gian chuẩn bị ít, áp lực học tập lớn do học qua nhiều môn, áp lực thicử, học đối phó, học sinh chưa nhận thức rõ được vấn đề, nội dung trọng tâmcủa bài.

- Học sinh chưa sử dụng thành thạo các phương tiện phục vụ tiết học.

- Chưa hiểu rõ về cách thức thực hiện và tính liên hệ thực tế và hiểu quảmang lại khi thực hiện,

3.1 Tiêu chí chọn bài cho tiết học tích cực có tính tuyên truyền phápluật

Trang 10

3.2 Những việc cần chuẩn bịa) Đối với giáo viên

- Chuẩn bị về tài liệu, giáo án, nội dung kịch bản tiết học, phương tiện dạyhọc, phương pháp đánh giá quá trình thực hiện.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn.

- Hướng dẫn, định hướng giới thiệu nguồn tư liệu phù hợp cho học sinh.

b) Đối với học sinh

- Nắm rõ nội dung bài học.

- Tìm hiểu thêm tài liệu, tư liệu (nội dung, hình ảnh…) liên quan đến nội

dung bài học (giáo viên kiểm tra và duyệt các nguồn tư liệu).

- Chuẩn bị phương pháp và cách thức triển khai tiết học theo kịch bản đã đề ra.

- Chia nhóm, phân công nội dung công việc.

- Chuẩn bị về phương tiện, vật chất triển khai tiết học.

3.3 Cách chia nhóm, phân công công việc

- Chia nhóm theo tổ hoặc tiểu đội Mỗi nhóm thực hiện một nội dung củabài (nội dung bài do giáo viên chỉ định cho mỗi nhóm hoặc các nhóm bốc thăm).- Mỗi nhóm phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân Ví dụ: chuẩn bịnguyên vật liệu làm sản phẩm, tìm hình ảnh, tự liệu, câu hỏi, câu trả lời, làm tiểuphẩm, làm thuyết trình:

- Nhóm 1: Làm tranh cổ động và tuyên truyền về “Phòng chống vi phạmpháp luật về trật tự an toàn giao thông”.

- Nhóm 2: Đóng và dựng phim về “Phòng chống vi phạm pháp luật về trậttự an toàn giao thông”.

- Nhóm 3: Phỏng vấn người xung quanh và đưa ra báo cáo về thực trạng vi

Trang 11

phạm giao thông ở học sinh THPT hiện nay.

- Nhóm 4: Đóng tiểu phẩm trực tiếp trong tiết học về “Phòng chống viphạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối với học sinh THPT”.

3.4 Dự đoán và giải quyết tình huống phát sinh

- Nếu nội dung, cách thực hiện không đúng với trọng tâm của bài thì giáoviên cho dừng lại để hướng học sinh đi vào nội dung trọng tâm hoặc cho họcsinh chuẩn bị lại.

- Nếu nội dung tìm hiểu xa hơn với chương trình giảng dạy thì giáo viêndừng lại và hướng học sinh trở lại nội dung trọng tâm, cần tìm hiểu bài phù hợpvới sự hiểu biết của học sinh.

- Chú ý: Giáo viên bắt buộc duyệt trước về nội dung, tư liệu, tài liệu thamkhảo và cách thức thực hiện của các nhóm, phân công nội dung cho từng nhóm.

3.5 Hỗ trợ phương tiện cho học sinh

- Giáo viên hướng dẫn cách thức sử dụng phương tiện (nguyên vật liệu làmsản phẩm, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật, tin học, các cơ sở vật chất phục vụphương pháp tiến hành tiết học của học sinh).

- Giáo viên định hướng về nội dung, kịch bản, phương pháp cách thức thựchiện, hỗ trợ về tư liệu, tài liệu cho học sinh.

3.6 Cách thức thực hiện mang lại hiệu quả cao

- Với nhóm 1 - làm tranh cổ động và tuyên truyền về “Phòng chống viphạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông”: làm sản phẩm theo nhóm, tranhcổ động cần thể hiện được đầy đủ trách nhiệm của học sinh khi tham gia giaothông và mang tính răn đe.

Trang 12

- Với nhóm 3 - phỏng vấn người xung quanh và đưa ra báo cáo về thực

trạng vi phạm giao thông ở học sinh THPT hiện nay: tiến hành phỏng vấn vàkhảo sát 2 đối tượng là học sinh và người lớn (giáo viên, cha mẹ học sinh,…);sau đó lập bảng báo cáo và thuyết trình.

Hình 2: Tiến hành phỏng vấn và khảo sát về hiểu biết về Luật khitham gia Giao thông

- Với nhóm 4 - đóng tiểu phẩm trực tiếp trong tiết học về “Phòng chống vi

phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối với học sinh THPT”: học sinhcần thiết kế kịch bản, lên kế hoạch khi diễn ra tiết học có thể mời chính cáckhách mời tham gia cùng, phải có mở và kết cho nội dung thông điệp mà bài họchướng đến.

Trang 13

Hình 3: Học sinh lên kịch bản và phân vai đóng tình huống An toàn giao thông

- Trong các cách thức thực hiện trên giáo viên đóng vai trò là người cùngtham gia, quan sát, theo dõi, định hướng, đánh giá các hoạt động và kết luận.

3.7 Kinh nghiệm để phát huy tốt tinh thần của tiết học tuyên truyền vềAn toàn giao thông

- Giáo viên hướng dẫn, đánh giá, kết luận nội dung trọng tâm của bài;hướng học sinh áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

- Khen ngợi, khuyến khích những hoạt động tích cực những phương phápsáng tạo trong học tập; góp ý, định hướng lại với những nội dung, phương phápchưa phù hợp.

3.8 Tiết học đạt yêu cầu

a) Với giáo viên

- Đã hoàn thành tốt công việc hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt tiếtcực, phân chia nhóm, duyệt trước nội dung, kịch bản, tình huống

Trang 14

- Phát hiện những học sinh tích cực sáng tạo và những học sinh chưa pháthuy được khả năng nhằm phân loại đánh giá để có biện pháp thích hợp thúc đẩycác học sinh chưa đạt, chưa tich cực, chưa sáng tao.

- Phát huy tính sáng tạo, ý thức tự giác học tập, tinh thần đoàn kết trong

mỗi học sinh tạo sự phát triển toàn diện.

4 Kết quả các giải pháp

- Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng trong nhà trường bắt đầu từ năm

học 2022 – 2023.

- Sáng kiến có thể áp dụng với tất cả các bộ môn, áp dụng trong tổ, khối,

trường cấp sở hoặc có thể phổ biến rộng rãi hơn.

- Để áp dụng sáng kiến phải từ sự chủ động thay đổi trong tư duy giáo dục

từ các cấp, từ người dạy từ người học.

- Số lượng học sinh tham gia: 2 lớp (khối 10 – 85 học sinh)

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w