1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạngvi phạm trật tự an toàn giao thông hiện nay

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục Tình Trạng Vi Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Đăc Hoàng, Phạm Khắc Hoàng, Vũ Nguyễn Quốc Hoàng, Đào Anh Huy, Ngô Quốc Huy, Nguyễn Lưu Nhật Huy, Nguyễn Phúc Khang, Trương Vĩnh Khang
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Luyến
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,75 MB

Nội dung

Từ vấn đề trên, ta nhận rõ được tính cấp thiết của việcbảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay đồng thời nghiêncứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả về lâu dài

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ

ĐỀ CƯNG TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH 2

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG

VI PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Luyến

Lớp : DHDTMT18ATT

Tiểu đội: Tiểu Đội A4

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 17 THÁNG 02 NĂM 2022

Trang 2

2

Trang 3

và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này một cách chính xác và đúng đắn nhất Môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 là môn học vô cùng thú vị, bổ ích

và có tính thiết thực cao Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, gắn liền với như cầuthực tiễn của sinh viên chúng em Do chưa có nhiều kinh nghiệm, khả năng tiếp thuthực tiễn còn nhiều hạn chế để làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức,trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cònchưa chính xác Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía

cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô Ban giám hiệu Trường Đại họcCông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và cùng cô Nguyễn Thị Luyến thật nhiều sứckhỏe, thành công và hạnh phúc

Trang 4

MỤC LỤC

Nội Dung Bài Luận

Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của vấn đề: 6

2 Mục đích: 6

3 Phương pháp: 6

NỘI DUNG 7

I Phòng chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông .7

7

7

7

9

9

II Thực trạng tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam 10

III Nguyên nhân xảy ra tình trạng giao thông ở Việt Nam 13

1 Nguyên nhân, điều kiện quan 13

2 Nguyên nhân, điều kiện chủ quan 14

IV Một số biện pháp khắc phục 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

4

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ

Chữ viết tắt, thuật ngữ Giải nghĩaTTANGT Trật tự an toàn giao thôngGTĐB Giao thông đường bộNQ-CP Nghị Quyết – Chính PhủTNGT Tai nạn giao thông

ATGT An toàn giao thông

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề:

Giao thông, đi lại từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu của con người, là huyết mạchkinh tế của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới, đồng thời là thước đo đánh giá trình độphát triển kinh tế - văn hóa của một xã hội Ngày nay, giao thông được phân chia thànhnhiều loại hình khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng khôngtrong đó giao thông đường bộ luôn là mảng quan trọng nhất, xét trên tất cả các phươngdiện kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng Trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước hội nhập với thế giới, Việt Nam luôn đặc biệt chútrọng vào việc đầu tư phát triển giao thông vận tải cũng như đề ra những quy tắc ứng xửchung khi tham gia giao thông nhằm nâng cao chất lượng vận tải, đảm bảo quốc phòng

an ninh và rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.Tuy nhiên, một thực tế là giaothông đường bộ ở Việt Nam luôn chứa đựng những nguy hiểm khó lường, gây nênnhững rủi ro, thiệt hại lớn về người và của cho xã hội Trong những năm gần đây, vớitốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng cao, đặc biệt là tại các khu đô thị, cácthành phố lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng nghĩa với việc

số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng và công tác quản lý nhà nước

về trật tự an toàn giao thông còn nhiều hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tình hình trật tự antoàn giao thông ở nước ta diễn biến rất phức tạp, nạn ùn tắc giao thông ngày càng phổbiến, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tăng nhanh kèm theo đó là sự gia tăng các

ca tử vong, thương tích do mất an toàn giao thông Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tớitình hình an ninh trật tự an toàn xã hội cũng như gây ra ảnh hưởng nặng nề tới sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Từ vấn đề trên, ta nhận rõ được tính cấp thiết của việcbảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay đồng thời nghiêncứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả về lâu dài để đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật

về an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giaothông

2 Mục đích:

Việc nguyên cứu và thực hiện giúp chúng ta tìm hiểu rõ về thực trạng, phân tích và chỉ

rõ những nguyên nhân, hậu quả để đưa ra những đề xuất giải pháp cải thiện các tình hìnhnan giải hiện nay Bảo đảm hoạt động giao thông trật tự, an toàn, thông suốt; chủ độngphòng ngừa tai nạn, vi phạm và ùn tắc giao thông; bảo vệ quyền con người; góp phầnphục vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

3 Phương pháp:

Chúng em đã thực hiện bài tiểu luận bằng những phương pháp sau để nguyên cứu:phương pháp nguyên cứu tổng hợp và phương pháp nguyên cứu phân tích, phương phápquan sát khoa học, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,…

6

Trang 7

NỘI DUNG

I Phòng chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

1.1 Một số khái niệm cơ bản

- được hiểu cơ bản chính là thuật ngữ được sử dụngmột cách phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên thuật ngữ an toàn giao thông này lại chưa

có định nghĩa nào được đưa ra một cách thống nhất Ta có thể hiểu, an toàn giao thôngchính là việc đảm bảo cho các chủ thể là những người tham gia giao thông giúp cho cácchủ thể đó có thể giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông và cũng từ đó mà cácchủ thể có thể hạn chế tốn thất về vật chất, tính mạng, tinh thần của con người khi xảy

ra những vụ việc tai nạn giao thông

- được hiểu cơ bản chính là những sự việc cótính chất bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người bởi vì vi phạm quy tắc

an toàn giao thông hoặc các chủ thể đã gặp phải các tình huống, sự cố mà các chủ thể đó

đã không kịp phòng tránh gây ra thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội

Trật tự, an toàn giao thôngđường bộ là trạng thái xã hội được điều chỉnh bằng hệ thống quy phạm pháp luật bắtbuộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo và xử sự có văn hóa nhằmbảo đảm an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế đến mức thấpnhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, giao thông được tiện lợi, thông suốt, antoàn, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu mỹ quan giao thông, chống ô nhiễm môitrường

Như vậy thông qua 02 định nghĩa trên ta kết luật được, nhằm đảm bảo an toànkhi tham gia giao thông, Nhà nước bằng công cụ quản lý đã thiết lập một hệ thống phápluật, để người dân tuân thủ khi tham gia giao thông, từ việc tuân thủ các quy định phápluật về giao thông đã góp phần tạo nên một trật tự xã hội, và trật tự đó gọi là trật tự giaothông

là tổng thể các quy phạm phápluật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm đảm bảo hoạt động giao thôngđường bộ được diễn ra thông suốt, trật tự và an toàn

Pháp luật an toàn giao thông đã xác định các trách nhiệm, nhiệm vụ của các chủthể khi tham gia giao thông Do đó, người tham gia phải chấp hành nghiêm chỉnh các

Trang 8

quy định Từ đó mang đến trật tự giao thông, cũng chính là bảo vệ các quyền lợi hợppháp của họ.

- Là hành vi vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm thực hiện Từ

đó không đảo bảo an toàn, trật tự giao thông trên thực tế

- Xâm phạm tới an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc sự điều chỉnh củapháp luật an toàn giao thông Từ đó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cácchủ thể, quyền lợi khác được pháp luật bảo vệ

- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lýxâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnhcủa pháp luật giao thông

- Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở LuậtGiao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản pháp luậthướng dẫn cụ thể, chi tiết Các văn bản này thể hiện nội dung quy định, trách nhiệm củachủ thể và phương tiện khi tham gia giao thông

- Các hành vi vi phạm có thể làm mất an toàn giao thông trên thực tế Vì vậy,hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trênđược coi là vi phạm luật giao thông

Vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông có dạng vi phạm: Viphạm hành chính, vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông), cụthể như sau:

- Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông làhành vi có lỗi do chủ thể thực hiện vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo trật tự antoàn giao thông mà không phải là tội phạm

- Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy hiểm cho xãhội được quy định trong Bộ luật hình sợ, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thựchiện và phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi vô ý, cố ý xâm phạm vàonhưng quy định của Nhà nước vè an toàn giao thông mà theo quy định của Bộ luật hìnhsự

- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, antoàn giao thông đường bộ:

8

Trang 9

+ Tính nguy hiểm cho xã hội

+ Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ + Tính có lỗi

+ Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngđường bộ là hành vi bị xử phạt hành chính

- Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông đường bộ:

+ Khách thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ oMặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ

+ Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ o Mặtchủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ

hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức,biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật vềbảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm ngăn chặn, hạn chế và từng bướcloại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra khỏi đờisống xã hội

hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định củapháp luật, thực hiện các biện pháp theo quy định để phát hiện những hành vi vi phạmpháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do cá nhân, tổ chức thực hiện.Qua đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử lýtương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàngiao thông đường bộ

1.2 Nội dung việc phòng chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

- Đề xuất, tham mưu với Nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống cácvăn bản pháp luật để làm cơ sở cho cho công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảođảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

- Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm đề ra các chủtrương, biện pháp hiệu quả về lâu dài về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộphù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường

bộ nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn gioa thôngđường bộ cho toàn thể nhân dân

Trang 10

- Phát động các phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật vềđảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vận động thực hiện phong trào “Toàn dântham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ

sở tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thôngđường bộ

- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi pạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàngiao thông đường bộ theo quy định của pháp luật

- Các cấp, các ngành, các lực lượng và tổ chức xã hội phải phối hợp tốt với nhautrong việc phòng, chóng vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đườngbộ

II Thực trạng tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam.

Nhiều nhà nghiên cứu xã hội và dư luận đều xác định, tai nạn giao thông ở một

số quốc gia, trong đó có Việt Nam, có mức độ thảm khốc hơn cả những cuộc chiến tranhthời hiện đại, nếu đem so sánh về số người thương vong, thiệt hại kinh tế - xã hội và nỗiđau tinh thần cho người ở lại Theo thống kê, trung bình hằng năm, ở Việt Nam cókhoảng 8.000 người chết, 15.000 người bị thương khi tham gia giao thông; thiệt hại vềmặt kinh tế ước tính 5 - 12 tỷ USD và thiệt hại về tinh thần là vô cùng to lớn

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và ý thức tham gia giaothông được nâng lên của người dân, tình hình tai nạn giao thông đang có xu hướng cảithiện Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 6 tháng đầu năm 2019, tainạn giao thông đã giảm cả 3 tiêu chí: Tổng số xảy ra 8.385 vụ tai nạn giao thông (giảmhơn 7%), làm chết 3.810 người (giảm hơn 7,5%), bị thương 6.358 người (giảm hơn9,6%); cả nước có 47 tỉnh, thành phố giảm được số người chết do tai nạn giao thông sovới cùng kỳ năm 2018 Đây được đánh giá là mức giảm sâu nhất trong nhiều năm qua.Tuy nhiên, trong một xã hội hiện đại, những con số trên là khó chấp nhận, khi mỗi ngàytrong số những người tham gia giao thông tại Việt Nam sẽ có khoảng 20 người khôngbao giờ trở về nhà được nữa

Năm 2021, công tác xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản quyphạm pháp luật tiếp tục được các Bộ, ban ngành quan tâm chỉ đạo, đưa ra các khuôn khổpháp lý đầy đủ, có hệ thống các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ,qua đó giảm thiểu hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, giảm thiểu tainạn giao thông nghiêm trọng Cụ thể, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành 03 Nghịđịnh về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong đó Nghị định số 03/2021/NĐ-CPngày 15-1-2021 có quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 NĐ 03, từ 1-3-2021, cá nhân mua bảo hiểm bắtbuộc được cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử Người tham gia giao thông phải luônmang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khitham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao

10

Trang 11

thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật Việc muabảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm hạn chế tổn thất do tainạn giao thông đường bộ gây nên.

Đối với dự án luật sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ Giao thôngvận tải đã và đang tiếp thu ý kiến của đa số Đại biểu Quốc hội (Thông báo số4152/TTKQH-QPAN ngày 2/12/2020 của Tổng Thư ký Quốc hội) để hoàn thiện Dự ánsửa đổi Luật Giao thông đường bộ Bộ Giao thông vận tải đang trình dự thảo Luật Giaothông đường bộ (sửa đổi) lên các cơ quan, đơn vị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cácđịa phương xin ý kiến cũng như tiếp tục trình lên Chính phủ để xem xét, quyết định

Về các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã banhành theo hẩm quyền 11 Thông tư liên quan đến công tác bảo đảm an toàn giao thông

Bộ Giao thông vận tải còn ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chấtlượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe đảm bảo an toàn giao thông” nhằmđảm bảo chất lượng của đội ngũ lái xe, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về antoàn giao thông đường bộ

Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo dảm trật tự antoàn giao thông đường bộ còn tồn tại nhiều bất cập , điển hình là tình trạng nợ đọng cácvăn bản hướng dẫn, một số quy đinh xử phạt vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự antoàn giao thông áp dụng ở địa phương còn chậm thậm chí là không thể áp dụng dokhông phù hợp hoặc do thiếu nguồn lực Một số cac cấp ủy Đảng tại cơ sở chưa quantâm sâu sát nên việc chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản bản về công tác bảo đảm trật tự

an toàn giao thông đường bộ còn chậm Ngoài ra, công tác lãnh đạo, đôn đốc còn thựchiện chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, chưa huy động được toàn bộ hệ thống chính trịvào cuộc, coi trách nhiệm chỉ thuộc về Công an và Giao thông vận tải

Có nhiều nghiên cứu khác nhau, từ cả các chuyên gia trong và ngoài nước, giải

mã các nguyên nhân về tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam Về cơ bản, có thể phânchia thành các nhóm nguyên nhân:

Qua các báo cáo, nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông, đặc biệt là cácthảm kịch gây tử vong là do người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia Thực tế đãnảy sinh ra vô vàn nghịch cảnh, chất chồng thêm bi kịch khi ngày vui trở thành ngàybuồn và ngày buồn càng trở thành buồn hơn, do sau các cuộc “ma chay, hiếu, hỉ” nhiềungười sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và trở thành nạn nhân hoặc là người gâytai nạn giao thông; trong những ngày vui chung, đại lễ của đất nước, số vụ, số ngườithương vong vì tai nạn giao thông đều tăng vọt, nhiều số phận đã không còn có thể hòa

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w