Việc chuẩn bị tâm thế, hành trang cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là thực sựrất cần thiết, vì: nhiều trẻ sẽ bở ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn lúc mới vàolớp 1, khi đang quen được chă
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ TỐT
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI BƯỚC VÀO LỚP 1
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THỦY
Người thực hiện: Phạm Thị Hường Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Thủy SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 22 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 22.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 42.3.1 Chuẩn bị về mặt thể lực thông qua việc chăm sóc giáo dục
dinh dưỡng sức khỏe với phát triển vận động cho trẻ 42.3.2 Chuẩn bị về mặt phát triển ngôn ngữ, cho trẻ sẵn sàng với
việc học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình tiểu
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá
Phụ lục
Trang 31.1 Lí do chọn đề tài
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Như chúng ta đã biết Trẻ ở độ tuổi mầm non là những bậc thang, làm nềnmóng cho những bước đi kế tiếp cho cuộc đời của trẻ, chính vì thế việc đếntrường tiểu học được coi là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời, là mộtbước chuyển biến mang tính nhảy vọt Vì trẻ có sự biến đổi giữa lớp mầm non
và một hoạt động mới, một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới củamột người học sinh thực thụ
Có thể nói đi học lớp Một là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ
vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạtđộng học tập Ở trường tiểu học, học là hoạt động chính và bắt buộc, học phảitạo ra sản phẩm (hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏitheo tiến độ của cả lớp) Vì vậy biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáobước vào lớp 1 giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và thích được đi học là một việc làm vôcùng cần thiết
Chuẩn bị hành trang cho trẻ 5- 6 tuổi giúp các con có khả năng tư duy, sángtạo, tự tin, hòa nhập và phát triển những kỹ năng học tập, làm việc nhóm Bêncạnh đó bé còn làm chủ hoàn toàn bản thân và tạo điều kiện để con chuyển môitrường một cách tự tin, hòa nhập tốt hơn Giúp các con hình thành những kĩnăng quan trọng như kĩ năng hợp tác, thận thiện và gần gũi, quan tâm, yêuthương với những mối quan hệ xung quanh cuộc sống
Chính vì vậy, là một cô giáo phụ trách lớp mẫu giáo lớn, tôi đã chuẩn bị
tâm lí và một số tố chất sẵn sàng cho trẻ của lớp tôi
Việc chuẩn bị tâm thế, hành trang cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là thực sựrất cần thiết, vì: nhiều trẻ sẽ bở ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn lúc mới vàolớp 1, khi đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới,với hoạt động học tập là chính, ngồi một chỗ, viết bài, làm toán trong thời giandài
Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của trường mầm non thông qua đó các côgiáo chuẩn bị cho trẻ bằng cách thiết kế những hoạt động, nội dung theo chươngtrình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, ngôn ngữ, nhậnthức, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ Chính vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề
tài: “Một số giải pháp chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5 - 6 tuổi bước vào lớp 1 tại
trường Mầm non Nga Thủy” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 4-+ Nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục chotrẻ mẫu giảo 5 - 6 tuổi nhằm chuẩn bị những tâm thế tốt nhất cho trẻ
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
- Tập trung nghiên cứu “Một số giải pháp chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5 - 6
tuổi bước vào lớp 1 tại trường Mầm non Nga Thủy”
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp khảo sát chất lượng trẻ trên lớp
- Phương pháp thực hành, luyện tập
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 có vai trò vô cùng quan trọng vàcần thiết đối với trẻ Để đáp ứng được những nhu cầu của hoạt động học tập khilên tiểu học, vì vậy chúng ta luôn chú trọng trang bị cho trẻ về mọi mặt từ thểlực, nhận thức đến các kỹ năng sống cơ bản… góp phần tạo cho trẻ một tiền đềtốt, nhằm giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào lớp 1 và học được tốt hơn
Việc chuẩn bị cho trẻ đến trường là một công việc quan trọng vẫn còn một
số trẻ chưa được chuẩn bị tốt về mặt tâm thế, trí tuệ, khả năng thích ứng với hoạtđộng chủ đạo mới
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1 là cần phải chuẩn bị tốt
về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiếtcho hoạt động học: Phát triển khả năng tư duy của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tingiúp trẻ hình thành những kỹ năng học tập, làm chủ việc học và những kỹ năngsống thiết yếu, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp
Giúp trẻ làm chủ bản thân tốt hơn và đặc biệt là cho trẻ một không gianchuyển tiếp để tự tin hòa nhập trong môi trường mới
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tâm lý của trẻ chưa chủ định, khả năng chú
ý học tập của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ởgiai đoạn này chú ý không chủ định (chú ý tự do) chiếm ưu thế hơn chú ý có chủđịnh Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tánbởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập Trẻ thường quan tâmchú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn cónhiều tranh ảnh, trò chơi Thời gian chú ý có chủ định chỉ kéo dài tối đa từ 25đến 30 phút
Mặt khác, tri giác trẻ mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tínhkhông ổn định, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan Vì vậy, chúng ta cầnphải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt, khác
lạ so với bình thường thì mới kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chínhxác
Trang 5Vì vậy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là rất cần thiết, vì: Trẻ
từ mầm non sang lớp 1 là một bước chuyển lớn Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thểgặp không ít khó khăn lúc mới vào lớp 1, khi đang quen được chăm sóc, vuichơi phải chuyển sang môi trường mới, với hoạt động học tập là chính, ngồi mộtchỗ, viết bài, làm toán trong thời gian dài
Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của trường mầm non thông qua đó các côgiáo chuẩn bị cho trẻ bằng cách thiết kế những hoạt động, nội dung theo chươngtrình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, ngôn ngữ, nhậnthức, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ
Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu họcphải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức đã được hình thành thì
ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ caohơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động chủ đạo
là vui chơi sang hoạt động học tập ở trường tiểu học Đây là việc làm cần thiếtcủa cô giáo và các bậc phụ huynh để giúp trẻ có tâm thế thoải mái yên tâm khichuẩn bị vào lớp 1
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Năm học 2023 - 2024 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáolớn 5 - 6 tuổi với tổng số học sinh là 30 cháu
Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ tôi nhận thấy cómột số thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi:
- Về phía nhà trường:
+ Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận và bồidưỡng học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời cácchương trình mầm non mới
+ Nhà trường đã mua sắm các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo quy định
để phục phụ cho việc dạy và học
- Về giáo viên:
+ Bản thân tôi có trình độ chuyên môn trên chuẩn, đồng thời đã có nhiềunăm phụ trách lớp mẫu giáo lớn nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chứccác hoạt động dạy trẻ
+ Là một giáo viên có tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm nhiệttình trong mọi phong trào
+ Bản thân trực tiếp chăm sóc nuôi dạy trẻ, là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu
và giảng dạy trẻ một cách phù hợp và hiệu quả hơn
- Về trẻ, phụ huynh:
+ Trẻ đi học đều, tích cực tham gia các hoạt động Hầu như là các cháu đều
ăn bán trú tại trường nên các hoạt động lồng ghép tích hợp dạy trẻ hình thành kỹnăng tạo hình đặc biệt là các kỹ năng vẽ vào tất cả các thời điểm trong ngày củatrẻ được đảm bảo chất lượng và tất cả các trẻ đều được tham gia
Trang 6+ Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, quan tâm đến việc giáo dục con emmình, luôn phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất chotrẻ tham gia một cách tích cực trong mọi hoạt động, luôn phối kết hợp với giáoviên trong giáo dục kỹ năng vẽ cho trẻ ở nhà.
2.2.2 Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên chưa thật sự quan tâm và hiểu hết về trẻ để tạo cơ hội cho trẻ
tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình Khi trang bị kiếnthức cũng như tâm thế cho trẻ đôi khi chưa khoa học, còn lẫn lộn
- Đối với cha mẹ trẻ:
+ Đa số cha mẹ trẻ lớp tôi làm nông nghiệp và một số cha mẹ trẻ đi làmcông ty nên việc chăm sóc, giáo dục còn hạn chế, nhất là nhận thức của một sốcha mẹ trẻ về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ Cho rằng không cần các cô dạy lênlớp một các cháu biết hết, chỉ cần con thuộc chữ cái và chữ số là được, chưaquan tâm nhiều đến sự phát triển về mặt thể chất cũng như tinh thần của con emmình Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc vàgiáo dục trẻ
- Đối với trẻ:
+ Năm học 2023-2024, tôi được phân công phụ trách nhóm lớp 5 - 6 tuổituổi với tổng số trẻ 30 cháu, 14 cháu nam và 16 cháu nữ, hầu hết đầu năm họcchưa có nề nếp sinh hoạt, chưa mạnh dạn tự tin khi giao tiếp, còn rụt rè, nhútnhát Một số cháu sức khỏe kém, thể lực không có nên khả năng tiếp thu kiếnthức lớp 1 cũng phần nào bị hạn chế
2.2.3 Kết quả thực trạng:
Đầu năm học 2023- 2024 tôi tiến hành khảo sát trên trẻ các nội dung chuẩn
bị tâm thế cho trẻ như về thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội,thẩm mỹ và các kỹ năng sống của trẻ
Số liệu điều tra các nội dung đầu năm khi chưa áp dụng giải pháp được thểhiện qua bảng tổng hợp như sau:
Bảng khảo sát 1: Trước khi áp dụng biện pháp:
Qua khảo sát, tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt bình quân đang còn thấp = 42 %, tỷ lệ trẻchưa đạt bình quân cao = 58% Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăntrở phải làm gì? Làm như thế nào để chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi mà tôi phụ trách bước vào lớp một Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa
ra một số giải pháp cụ thể như sau:
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Chuẩn bị về mặt thể lực thông qua việc chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe với phát triển vận động cho trẻ.
Lúc sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói “Một tâm hồn minh mẫntrong một cơ thể cường tráng”, thật vậy một điều kiện quan trọng ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình học tập của học sinh là thể lực
Trang 7Trẻ ở lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh về thể lực và trí lực, nếu đượcnuôi dưỡng đầy đủ khoa học trẻ sẽ phát triển tốt về 5 mặt (Đức – trí - thể mỹ, laođộng, thể lực) Ở lứa tuổi này dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thểhơn người lớn Mặt khác, do sức ăn của trẻ còn hạn chế, bộ máy tiêu hóa, chứcnăng tiêu hóa hấp thụ chưa hoàn chỉnh, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế Ngay từ những ngày đầu lên lớp mẫu giáo lớn tôi đã cùng với nhà trườngkết hợp với nhà trường và trạm y tế xã Nga Thủy cân đo khám sức khoẻ định kỳcho trẻ để chấm biểu đồ tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, phân loại bệnh tật,tôi theo dõi ghi kết quả lên góc tuyên truyền để phụ huynh tiện theo dõi
* Giáo dục dinh dưỡng:
Như chúng ta đã biết Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao, trongnhững năm đầu của cuộc sống nhu cầu phát triển cả về thể chất và tinh thần đặcbiệt trong giai đoạn trẻ từ 0 - 6 tuổi là thời gian trẻ phát triển đầy đủ các yếu tố
về thể chất và tinh thần nên nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng
Trong lần cân đo, khám sức khỏe định kỳ vào tháng 9/2023 Lớp tôi có 3/30 =10% trẻ bị suy dinh dưỡng Ngoài việc thông báo kết quả trên góc tuyên truyền vớiphụ huynh, trong giờ đón trả trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh có con bị suy dinhdưỡng phối hợp cùng với cô giáo nuôi dưỡng chăm sóc cháu đúng khoa học, bổsung thêm chế độ ăn cho cháu như gửi sữa, đồ ăn cho trẻ đến trường để cô độngviên trẻ ăn thêm ngoài bữa chính và bữa phụ ở trường
Bên cạnh đó, tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường phân phối chế độdinh dưỡng theo tuần, sinh hoạt hợp lý cho trẻ theo mùa để trẻ được đảm bảo ăn
đủ lượng (ăn đủ suất, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất béo,chất bột dường, chất vi ta min và muối khoáng), ngủ đủ giấc
- Cần cho trẻ có một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập mộtcách khoa học và hợp lý:
Ví dụ: Bữa chính cho trẻ ăn từ 10h30p đến 11h, trẻ ngủ trưa dậy, vận động
nhẹ nhàng sau đó ăn bữa phụ từ 14h30 đến 15h, khoảng cách các bữa ăn cáchnhau 4 tiếng đến 4,5 tiếng lúc đó lượng thức ăn của các bữa trước đã hấp thụ gầnhết cả bữa chính và bữa phụ cần phải cho trẻ ăn hết xuất mới đảm bảo lượngkalo cần thiết trong ngày theo quy định
Hình ảnh 1: Giờ ăn trưa của trẻ lớp 5 - 6 tuổi (Hoa Cúc)
* Giáo dục phát triển vận động:
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là chuẩn bị về chiều cao
và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ,dẻo dai có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo củabàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan…
- Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏquai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ Các thói quen này rất cóích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác
Trang 8Chú trọng phát triển vận động cho trẻ thông qua các bài tập phát triển vậnđộng Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô: chạy sức bền, trèo lênxuống thang, ném bóng, đá bóng…
Bên cạnh đó ở lớp, tôi luôn chú ý rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh,khả năng tự phục vụ của bản thân như:
+ Vào thời điểm học và chơi: Trẻ tự cất đồ dùng sau khi tham gia vào cáchoạt động học có chủ định, cất đồ chơi sau khi chơi xong, cất sách vở tập tô vàotúi đựng riêng của mình
+ Vào giờ ăn: Trẻ tự sắp xếp bàn ăn, Trẻ tự xúc cơm ăn, tự rửa tay, rửa mặttrước và sau khi ăn, tự xếp bát vào chậu gọn gàng sau khi ăn xong
+ Giờ ngủ: Trước khi ngủ Trẻ tự lấy chăn gối Sau giờ ngủ tự gấp và cấtchăm gối, tự chải đầu, mặc quần áo
Các thói quen này rất có ích đối với trẻ Từ những thói quen này sẽ hìnhthành ở trẻ sự đoàn kết cùng nhau làm việc, tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lạivào người khác
Hay qua các giờ phát triển vận động của lứa tuổi như: đi chạy trèo leo, bòbằng bàn tay cẳng chân tôi hướng dẫn trẻ cách bò cách phối hợp tay nọ chân kia;rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay của các giác quan như trẻ tự xỏ quai dày,
tự cài cúc áo…Cho trẻ chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như: Mèođuổi chuột, kéo co, rồng rắn lên mây… giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho
cơ thể Giúp cơ thể khoẻ mạnh
Hoạt động lao động tập thể cũng góp phần cho trẻ làm quen đến những ảnhhưởng của cá nhân với tập thể điều này rất quan trọng khi trẻ lên lớp 1
Ngoài những giờ luyện vận động cơ bản cho trẻ, tôi còn đẩy mạnh việcluyện tập thể dục sáng cho trẻ dưới nhiều hình thức để trẻ hứng thú tham gia nhưtập với vòng gậy thể dục, tập theo băng đĩa nhạc… Ngoài ra tôi còn luyện chotrẻ các bài tập Aerobic với các động tác vừa sức Đây là một trong những biệnpháp phát triển thể lực tốt nhất cho trẻ vì trẻ được luyện tập đều đặn, giúp các cơphát triển săn chắc và bền bỉ
Hình ảnh 2: Trẻ chơi kéo co trong khi tham gia hoạt động ngoài trời Kết quả: Thể lực của trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt: Trẻ ăn ngon miệng
hết xuất, hấp thu tốt, 100% trẻ tăng cân qua các kỳ cân Hình thành ý thức vănminh, lịch sự trong ăn uống Trẻ ngủ sâu, ngon giấc, đảm bảo thời gian Sau khingủ dậy trẻ tỉnh táo, nhanh nhẹn Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực tham gia cáchoạt động của trường của lớp 100% trẻ đạt các chỉ số về phát triển thể chất theo
bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 100% trẻ đạt kênh bình thường
2.3.2 Chuẩn bị về mặt phát triển ngôn ngữ, cho trẻ sẵn sàng với việc học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình tiểu học.
Tất cả những nội dung, kiến thức nói cho đến cùng đều phải thông quatiếng mẹ đẻ Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trongsinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Trẻ
có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư
Trang 9duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… của trẻ cũng phát triển tốt Khả năng giaotiếp với mọi người xung quanh cũng rất quan trọng Nhiều trẻ có kiến thức, cónăng lực nhưng lại không nói lên được suy nghĩ của mình, hay diễn đạt để chomọi người xung quanh hiểu Vì vậy việc phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngônngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách phong phú; hình thành một số kỹ năngchuẩn bị cho việc đọc, viết, thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, laođộng, các buổi tham quan, dạo chơi… cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ
đẻ, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết diễn đạt một cách rõràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí
Thông qua hoạt động làm quen chữ cái tôi luôn luôn chú ý cách rèn cho trẻphát âm chuẩn, chính xác, dạy trẻ cách ghi nhớ, miêu tả đặc điểm, cấu tạo củacác chữ cái Do đặc điểm phát âm của địa phương trẻ hay phát âm ngọng một số
từ (l,n) nên tôi chú trọng việc sửa ngọng cho trẻ Tôi hướng dẫn trẻ cách đặt lưỡi
và mở miệng đúng cách để phát âm cho chuẩn
Đối với trẻ em 5 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn Tiếng Việt ở lớpmột thì chúng ta cần tổ chức các hoạt động nghe nói như:
Phát triển tư duy thông qua hoạt động kể chuyện, đọc thơ
Cho trẻ xem hình ảnh, kể lại truyện theo sự ghi nhớ và tưởng tượng của trẻ,đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung, suy luận, phán đoán thông qua câu đố, tròchơi và thông qua câu trả lời của trẻ
Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằngbảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân Cho trẻ làm quen chữ cái thôngqua một số trò chơi:
+ Tìm từ phù hợp với hình
+ Tìm chữ cái đã học thông qua bài thơ
+ Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao, câu chuyện
+ Trò chơi sao chép chữ cái, chơi đóng vai
Ví dụ: Khi phát âm chữ l: Mở miệng rộng và lưỡi cong lên.
Khi phát âm chữ n: Hơi mở miệng lưỡi hơi hơi cong và đẩy hơi ra ngoài
- Chú ý nghe trẻ nói và diễn đạt Từ đó phát hiện ra những câu, từ trẻ sai đểsửa cho trẻ kịp thời
- Uốn nắn, sửa sai cho những trẻ nói ngọng, nói giọng địa phương: Phát âmsai giữa ă và â; l và n; s và x; p và q…
Việc làm quen với chữ viết được được tôi bố trí và tạo cơ hội để được diễn
ra ở mọi lúc mọi nơi tự nhiên và hứng thú cho trẻ
Ví dụ: Khi cho trẻ vui chơi tôi cũng chuẩn bị giấy bút ở mỗi góc chơi, góc
bác sĩ trẻ dùng bút ghi tên bệnh nhân, góc bán hàng ghi tên các mặt hàng, góckhoa học ghi lại các kết quả nghiên cứu
Ví dụ: In tên trẻ lên khăn mặt, viết ký hiệu chữ cái lên ca cốc ký hiệu của
trẻ, viết tên các đồ chơi trong góc phân vai, viết tên tiêu đề bức tranh, viết tênlên sản phẩm vẽ, nặn, đồ chơi… của trẻ
Trang 10Tôi đã xây dựng môi trường chữ cái mọi lúc mọi nơi tạo cơ hội cho trẻđược tham gia tiếp cận đọc, viết 29 chữ cái một cách tự nguyện tích cực và thíchthú bởi trẻ rất thích làm người lớn nhất là thích được giống cô giáo vì thế màgóc chơi tạo hình bao giờ cũng thu hút sự tham gia đáng kể của trẻ Đặc biệt rấtthích được cùng Tôi trang trí lớp học, làm đồ dùng, làm thiệp chúc mừng…Tôi tận dụng môi trường hoạt động mọi lúc mọi nơi hay những hoạt động
mà trẻ thích như vui chơi, dạo chơi, hay các hoạt động học có chủ đích: Khámphá khoa học, hoạt động tạo hình, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, làmquen chữ viết
Ví dụ: Khi dạy trẻ đến chủ đề: “Bản thân” Tôi treo kế hoạch hoạt động của
chủ đề, đánh máy in các bài thơ, bài đồng dao… cho trẻ gạch chân chữ cái đanghọc ở trong tuần Chằng hạn khi làm quen chữ cái “O,Ô, Ơ” tôi đánh máy và inbài thơ “Gà học chữ” Đến hoạt động trò chơi với chữ cái, tôi thường tổ chứccác hoạt động tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ viếttiếng Việt và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết
Hình ảnh 3: Giờ tập tô chữ cái O, Ô, Ơ
Thông qua hoạt động làm quen văn học tôi luôn chú trọng việc cung cấp từmới, giải thích các từ khó cho trẻ trong các bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu sâuhơn về nội dung của những bài thơ, câu chuyện đó Ngoài ra, tôi còn tổ chức cáchoạt động cho trẻ đóng vai các nhân vật trong chuyện, thể hiện các lời thoại củanhân vật từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phong phú, thể hiện cảmxúc, tình cảm trong lời nói giúp trẻ giao tiếp tự tin hơn trong cuộc sống
Và với hoạt động làm quen văn học bao giờ tôi cũng lồng ghép tích hợpcho trẻ tiếp xúc với chữ cái nhiều trong hoạt động này Tuy trẻ chưa thể đọcđược những dòng chữ đó nhưng bước đầu qua cách dạy này đã tăng sự thích thúcho trẻ, qua nhiều lần tiếp xúc trẻ cũng dần hiểu được rằng các chữ cái khi đượcxếp cạnh nhau thì tạo thành tiếng Nhất là khi cô cho trẻ chơi điền chữ cái cònthiếu trong tiếng chỉ từ nhân vật, sự vật trong các tác phẩm văn học
Ví dụ: Khi cô cho trẻ làm quen với truyện “Tích Chu” cô cho trẻ quan sát
tranh nhân vật Tích Chu và đọc từ dưới tranh Sau đó cô bớt đi các từ dưới tranh
“Tích Ch…” và cho trẻ thi đua phát hiện ra chữ còn thiếu và tìm chữ cái đó đểgắn thêm vào hoặc đến cuối năm học cô có thể cho trẻ cầm bút viết chữ cònthiếu trong tiếng
Tôi thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, khi đọc cho trẻ nghe, cô cho trẻngồi cùng hướng với cô, khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể họcđược những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc,hướng dẫn Trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách
Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau,kích Thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ cho Trẻ
Đặc biệt khi cho trẻ tập tô, tập đồ, sao chép các nét chữ tôi luyện cho trẻ tưthế ngồi, cách cầm bút như: ngồi học phải ngồi ngay ngắn, ngồi thẳng lưng,không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi nhẹ, không so vai, cánh tay trái tỳ lên
Trang 11mặt bàn, cánh tay phải giữ mép vở Khi viết, hướng dẫn trẻ cầm bút và điềukhiển bút bằng ba đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tayphải (hoặc tay thuận của trẻ) Ngón trỏ cách đầu bút khoảng một đốt ngón tay.Hướng của đuôi bút chì về hướng vai phải (hoặc cùng chiều) của trẻ viết… Tậpnhiều lần như vậy trẻ sẽ có thói quen, nề nếp tốt, khi sang tiểu học trẻ sẽ không
bỡ ngỡ, sợ sệt, lo lắng
Hay khi cho trẻ đi thăm quan hoạt động ngoài trời là nơi cho trẻ hiểu đượcthế giới xung quanh và cũng là nơi tôi gợi cho trẻ lòng ham muốn đọc chữ
Ví dụ: Khi cho trẻ đi thăm quan sân trường, tôi đọc cho trẻ nghe biển chỉ
dẫn từng khu vực như: Vườn rau của bé, vườn cổ tích, vườn rau xanh, vườn câythuốc nam… hoặc tôi đọc tên các loại cây trong sân trường cho trẻ nghe Có trẻlớp tôi đã hỏi sao cây nào cô cũng biết tên? Tôi chưa kịp trả lời thì trẻ khác nóixen vào “Vì cô biết đọc chữ treo ở cây”…
Hay khi cho trẻ đi tham quan dã ngoại là nơi cho trẻ hiểu được thế giớixung quanh và cũng là nơi tôi gợi cho trẻ lòng ham muốn đọc chữ
Ví dụ: Như đến công viên tôi đọc cho trẻ nghe những cái bảng quy định
cho mọi người vào công viên như: Không dẫm chân lên cỏ, hoặc khu vực cấmtới gần ở những nơi có điện tôi giúp trẻ đọc được chữ là rất bổ ích Hoặc khi tớicác chuồng động vật tôi đọc tên cho trẻ nghe tên các con vật, môi trường sống,thức ăn, sinh sản của các con vật trẻ lớp tôi đã phát biểu “Sao cô giỏi quá convật nào cô cũng biết tên” tôi chưa trả lời thì trẻ khác nói chen vào “Vì cô biếtđọc chữ treo ở bảng”
Kết quả: Ngôn ngữ của trẻ tiến triển rõ rệt, Trẻ đã nhận biết được ký hiệu chữ cái mang tên mình trên các đồ dùng cá nhân Rất nhiều trẻ đã sửa được cách
phát âm giữa các chữ cái khó Vốn từ của trẻ phong phú Trẻ rất mạnh dạn, tựtin trong giao tiếp Trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nóingọng, nói lắp, nói lí nhí
2.3.3 Chuẩn bị về hoạt động trí óc, khả năng tư duy trừu tượng cho trẻ.
Cần hình thành tích chủ định trong hoạt động cho trẻ: Học tập ở lớp một làhoạt động đòi hỏi tính chủ định cao với mục đích rõ ràng là tri thức, thái độ, kỹnăng được quy định trong chương trình Nhưng tính không chủ định gần như làđặc điểm bao trùm trong hoạt động tâm lí của trẻ Trẻ mẫu giáo thường không
có tính chủ định trong các hoạt động như trí óc thích gì làm nấy làm… Đặc điểmtâm lí này sẽ không có lợi cho việc học tập ở lớp một Do đó trước hết cần giúptrẻ biết tập trung vào công việc nhất là vấn đề nhận thức tức là biến những quátrình tâm lí không chủ định thành có chư định; Tri giác không chủ định, trí nhớkhông chủ định thành có chủ định
Cần dạy trẻ kỹ năng quan sát sự vật hiện tượng xung quanh: Quan sát làmột loại tri giác có chủ định rất cần cho hoạt động học tập Kết quả của quátrình quan sát sẽ tạo giữ kiện để trẻ tư duy giải quyết các hoạt động trong học
Trang 12tập Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động giáo viên cần chú ý dạy trẻ quan sát để trẻ
có được các biểu tượng chính xác về sự vật hiện tượng
Phát triển tư duy trừu tượng là nhiệm vụ quan trọng tạo tiền đề cho hoạtđộng ở trường tiểu học đây là nhiệm vụ quan trong trong việc chuẩn bị cho trẻ 5tuổi vào học lớp một, bởi lẽ tư duy được coi là quá trình tâm lí của hoạt độnghọc tập Ngay từ tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ từ tư duy trựcquan hành động phát triển lên tư duy trực quan hình tượng rồi xuất hiện một sốyếu tố của tư duy trừu tượng
Phát triển ngôn ngữ: Ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ nói là phương tiệnkhông thể thiếu trong giao tiếp, trong hoạt động học tập Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổisẵn sàng vào học lớp 1 trước hết là giúp trẻ thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinhhoạt hằng ngày ngôn ngữ có văn hóa, ngôn ngữ đúng ngữ pháp lại trôi chảy sẽgiúp cho trẻ sẵn sàng giao tiếp, dễ tiếp nhận cũng như truyền đạt các nội dung.Nhờ đó, trẻ tiếp nhận những tri thức ở trường tiểu học một cách thuận lợi đạtđược thành tích cao
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị cho trẻ vốn từ ngữ nhất định, rèn luyện kĩ năng
sử dụng linh hoạt từ ngữ trong giao tiếp giúp trẻ trình bày rõ ràng suy nghĩ, nhậnđịnh hoặc bày tỏ tình cảm của bản thân Đối với trẻ 5 tuổi, để giúp ích cho việchọc tốt môn tiếng Việt ở lớp 1, giáo viên cần tổ chức các hoạt động nghe - nóinhư: cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ,điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.Bên cạnh đó, chuẩn
bị cho việc đọc - viết bằng cách cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trườngxung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ; xem và nghe đọccác loại sách cũng rất quan trọng
Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc (đọc từ phải sang trái, từ dòngtrên xuống dòng dưới) thông qua “đọc” truyện qua các tranh vẽ, nghe côgiáo đọc diễn cảm…Cần lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài bìanhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách Trẻ nhận ra các từ mới trong truyện,mong muốn được đọc truyện.Thông qua việc đọc sách, trẻ khám phá các kýhiệu và mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu từ và chữ
Giáo viên tổ chức các hoạt động tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét
cơ bản của chữ viết tiếng Việt và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết.Chơi cáctrò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léocủa các ngón tay, sự phối hợp tay, mắt như: chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt,chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích, …
Hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non là một trong nhữnghoạt động phát triển ở trẻ năng lực nhận thức, khả năng so sánh, tư duy lôgic,ghi nhớ, khái quát, tổng hợp… thông qua khả năng định hướng không gian vàthời gian trẻ biết xác định trên, dưới, trước, sau, phải trái, hôm nay, ngày mai…
là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu lĩnh hội chương trình học tập ở trường tiểuhọc, là những yếu tố quan trọng phát triển trí tuệ làm tiền đề, tạo tâm thế tự tinbước vào lớp 1