1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices

86 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 3,6 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I TỔNG QUAN API GATEWAY (13)
    • 1.1. Kiến trúc monolithic và microservices (13)
      • 1.1.1. Kiến trúc một khối Monolithic (13)
      • 1.1.2. Kiến trúc microservices (14)
    • 1.2. Vấn đề khi sử dụng mô hình microservices (16)
      • 1.2.1. Khảo sát thực tế sử dụng mô hình microservices (16)
      • 1.2.2. Vấn đề gặp phải khi dụng microservice (17)
      • 1.2.3. Giải pháp cho hệ thống microservices (18)
    • 1.3. Tổng quan API Gateway (20)
      • 1.3.1. Định nghĩa API (20)
      • 1.3.2. API Gateway hoạt động (21)
      • 1.3.3. Đánh giá API Gateway (23)
    • 1.4. Kết luận chương 1 (24)
  • Chương II Phân tích, thiết kế API Gateway (25)
    • 2.1. Các thành phần của dịch vụ API Gateway (25)
    • 2.2. Phân tích các tính năng của API Gateway (31)
      • 2.2.1. Xác định đối tượng sử dụng (31)
      • 2.2.2. Tổng quan tính năng (31)
      • 2.2.3. Định tuyến yêu cầu (32)
      • 2.2.5. Hạn ngạch - Rate limiting (37)
      • 2.2.6. Ghi nhật ký, truy vết (39)
      • 2.2.7. Xác thực API, người dùng (41)
    • 2.3. An toàn microservice sử dụng API Gateway (44)
    • 2.4. Phân tích ứng dụng quản trị API Gateway – API Management (45)
      • 2.4.1. Xác định Actor (45)
      • 2.4.2. Biểu đồ use case tổng quát (46)
      • 2.4.3. Chi tiết Use case quản lý API (47)
      • 2.4.4. Chi tiết Use case quản lý ứng dụng (49)
      • 2.4.5. Chi tiết Use case quản lý hệ thống AM (50)
      • 2.4.6. Chi tiết Use case quản lý danh sách đen (51)
      • 2.4.7. Chi tiết Use case quản lý hạn ngạch (52)
      • 2.4.8. Chi tiết Use case thống kê (53)
    • 2.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu (53)
      • 2.5.1. Cơ sở dữ liệu cho các chức năng quản trị ứng dụng AM 52 2.5.2. Cơ sở dữ liệu cho API Gateway (53)
      • 2.5.3. Cơ sở dữ liệu cho nhật ký (56)
    • 2.6. Kết luận chương 2 (56)
  • Chương III Triển khai hệ thống (57)
    • 3.1. Kết quả quá trình phát triển (57)
      • 3.1.1. API Gateway (0)
      • 3.1.2. API Management Application (0)
    • 3.2. Thử nghiệm API Gateway (0)
      • 3.2.1. Mô hình hệ thống thử nghiệm (0)
      • 3.2.2. Kết quả thử nghiệm (0)
    • 3.3. Các kịch bản đảm bảo an toàn (0)
      • 3.3.1. Kịch bản quản lý truy cập (0)
      • 3.3.2. Kịch bản hạn ngạch hệ thống (0)
      • 3.3.3. Kịch bản truy vết, chặn IP (0)
    • 3.4. Kết luận chương 3 (0)
  • KẾT LUẬN (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)
  • PHỤ LỤC (76)

Nội dung

Đồ án tự phát triển API Gateway đảm bảo an toàn hệ thống Microservices sử dụng Java Spring Boot và Angular

TỔNG QUAN API GATEWAY

Kiến trúc monolithic và microservices

1.1.1 Kiến trúc một khối Monolithic

Kiến trúc một khối là mẫu thiết kế được dùng nhiều nhất trong giới lập trình web hiện nay bởi tính đơn giản của nó khi phát triển và khi deploy Mặc dù mỗi ứng dụng sẽ được triển khai theo những cách khác nhau, nhưng nhìn chung thì khi ứng dụng được lập trình theo kiến trúc một khối, kết quả thường đạt được như sau:

 Có thể hỗ trợ nhiều loại client như browser hay các app native trên cả desktop và mobile.

 Phơi API cho bên thứ ba.

 Tích hợp với các ứng dụng khác thông qua REST/SOAP web service hoặc các message queue.

 Có thể xử lý các request dạng HTTP, thực hiện logic nghiệp vụ, truy cập cơ sở dữ liệu và có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác.

 Scale theo chiều dọc (vertical scalability) bằng cách tăng sức mạnh của phần cứng nhưng sẽ dễ gặp rắc rối khi scale theo chiều ngang (horizontal scalability) khi thêm các chức năng, tùy biến mới thì phải xử lý một cục

Ví dụ một ứng dụng như sau: một hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến nhận đơn đặt hàng trực tuyến từ khách hàng, xác minh phòng trống, xác minh tùy chọn thanh toán, đặt phòng và thông báo cho khách sạn Ứng dụng này bao gồm một số layer và component bao gồm ứng dụng phía client, xây dựng giao diện người dùng phong phú và một số thành phần phụ trợ khác chịu trách nhiệm quản lý các đặt phòng, xác minh thanh toán, thông báo cho khách hàng / khách sạn, v.v Ứng dụng sẽ được đóng gói và deploy bằng một file Web

Application Archive (WAR) duy nhất và được chạy trên một container như

Tomcat Hãy xem diagram dưới đây:

Hình 1 1 Minh họa mô hình một khối

Kiến trúc microservices đang dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhờ khả năng mudule hóa và khả năng mở rộng Kiến trúc microservices có thể cung cấp hầu hết các tính năng của một ứng dụng một khối Ngoài ra, nó cung cấp nhiều tính năng và linh hoạt hơn, do đó nó là sự lựa chọn ưu việt cho ứng dụng phức tạp Không giống như kiến trúc một khối, khá khó để khái quát hóa kiến trúc microservice vì nó có thể thay đổi nhiều tùy thuộc vào trường hợp sử dụng và triển khai Nhưng nhìn chung thì chúng cũng có một số đặc điểm như sau:

 Các component trong kiến trúc microservice liên kết khá lỏng lẻo (loose coupling) Các component có thể được phát triển, test, deploy và scale độc lập mà không ảnh hưởng đến các component khác.

 Các component không cần phải được phát triển cùng một stack công nghệ. Điều này có nghĩa là một component có thể chọn stack công nghệ và ngôn ngữ lập trình của riêng nó.

 Chúng thường sử dụng các tính năng nâng cao như truy tìm dịch vụ (service discovery), cân bằng tải (load balance) đối với những service cần hiệu năng cao,…

 Các component chủ yếu là nhẹ và chúng làm theo chức năng riêng biệt Ví dụ dịch vụ xác thực sẽ chỉ quan tâm xác thực người dùng vào hệ thống.

 Thường có một thiết lập giám sát (monitor) và xử lý sự cố.

Ví dụ một ứng dụng như sau: một hệ thống thương mại điện tử trực tuyến khổng lồ, nơi khách hàng có thể xem các danh mục hàng hóa, đánh dấu mục yêu thích, thêm các mặt hàng vào giỏ hàng, thực hiện và theo dõi đơn đặt hàng, v.v Hệ thống có quản lý hàng tồn kho, quản lý khách hàng, nhiều phương thức thanh toán, quản lý đơn hàng, v.v Ứng dụng này bao gồm một số module và component bao gồm API gateway, giao diện người dùng, xử lý xác thực người dùng, cân bằng tải, và một số ứng dụng khác chịu trách nhiệm quản lý kho, xác minh thanh toán và quản lý đơn hàng Nó cũng có giám sát hiệu suất và tự động chuyển đổi dự phòng cho các service Ứng dụng được deploy bằng nhiều fileWAR trên các Docker container và được host trên một dịch vụ cloud Hãy xem diagram dưới đây:

Hình 1 2 Minh họa cho mô hình microservices

Vấn đề khi sử dụng mô hình microservices

1.2.1 Khảo sát thực tế sử dụng mô hình microservices

Trong khi ứng dụng càng ngày càng cần thêm các tính năng mới, cần phải mở rộng hệ thống để đáp ứng được các yêu cầu từ bộ phận kinh doanh và nghiệp vụ Các nhà phát triển phải giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu, tìm cách phân tách các dịch vụ , kết nối các hệ thống khác nhau Lúc này các nhà phát triển sẽ quan tâm đến mô hình tốt hơn để mở rộng giá trị sử dụng của ứng dụng

Microservices Architecture là một mô hình kiến trúc để phát triển hệ thống phần mềm Chúng được ứng dụng để thay đổi cho mô hình cấu trúc một khối Nhờ khả năng mở rộng rất dễ dàng của kiến trúc này mà nó được coi là kiến trúc lý tưởng để xây dựng lên nền tảng phát triển diện rộng trên các thiết bị di dộng, internet, web

1.2.2 Vấn đề gặp phải khi dụng microservice

Một hệ thống microservices trung bình sẽ có một vài cho tới hàng trăm service khác nhau, nếu như client giao tiếp trực tiếp với các services( Direct client-to-microservice communication ) này thì sơ đồ giao tiếp giữa client và hệ thống rất là rối và khó kiểm soát Dưới đây là hình ảnh mình họa một hệ thống như vậy:

FILES STORE SERVICE CIAM SERVICE

Hình 1 3 Minh họa cho ứng dụng chưa dùng API Gateway

1.2.3 Giải pháp cho hệ thống microservices

Hệ thống sử dụng client kết nối trực tiếp với các API sẽ khó kiểm soát và rối, cho nên mới xuất hiện một giải pháp đó chính là API Gateway (tạm dịch là cổng kết nối API) đóng vai trò là một cổng trung gian giữa client và hệ thống microservices đằng sau.

API Gateway có thể coi là một cổng trung gian, nó là cổng vào duy nhất tới hệ thống microservices, API gateway sẽ nhận các requests từ phía client, chỉnh sửa, xác thực và điều hướng chúng đến các API cụ thể trên các services phía sau Khi này sơ đồ hệ thống của chúng ta sẽ trông như này.

FILES STORE SERVICE CIAM SERVICE

Hình 1 4 Minh họa cho hệ thống dùng API GatewayNgoài nhiệm vụ chính là proxy request thì một hệ thống API Gateway thường sẽ đảm nhận luôn vài vai trò khác như bảo mật API, monitoring,analytics số lượng requests cũng như tình trạng hệ thống phía sau.

Tổng quan API Gateway

API ( Application Programming Interface ) là một giao diện của ứng dụng giúp một ứng dụng dễ dàng tiếp nhận các yêu cầu hoặc dữ liệu từ một ứng dụng khác Bằng cách xác định các điểm vào uy tín, đơn giản và được phơi ra, API cho phép các nhà phát triển dễ dàng truy cập và tái sử dụng logic ứng dụng được xây dựng bởi các nhà phát triển khác. Ứng dụng API:

 Web API: là hệ thống API được sử dụng trong các hệ thống website Hầu hết các website đều ứng dụng đến Web API cho phép bạn kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu Ví dụ: Bạn thiết kế chức nằng login thông Google, Facebook, Twitter, Github… Điều này có nghĩa là bạn đang gọi đến API của Hoặc như các ứng dụng di động đều lấy dữ liệu thông qua API.

 API trên hệ điều hành: Windows hay Linux có rất nhiều API, họ cung cấp các tài liệu API là đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối Nó giúp lập trình viên có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành.

 API của thư viện phần mềm hay framework: API mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau và nó cũng giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng thư viện được viết bằng ngôn ngữ khác Ví dụ bạn có thể dùng Php để yêu cầu một thư viện tạo file PDF được viết bằng C++. Đối với Web API hiện nay đều tuân thủ theo tiêu chuẩn REST và HTTP, tạo sự thân thiện dễ sử dụng với nhà phát triển Giúp người dùng dễ dàng truy cập, dễ hiểu hơn Web API hiện đại dùng cho các đối tượng cụ thể, chẳng hạn như mobile developer với document, version khác nhau.

Bảng dưới đây mô tả ví dụ về REST API trả ra thông tin của một cuốn sách

Thông tin Giá trị Mô tả

URL https://www.mybooksapi.com/books/ info Đường dẫn tới nguồn trả lại nội dung cuốn sách

HTTP Method GET Sự dụng phương thức GET để gọi API

Query param Id = ‘0385504217’ Id của cuốn sách Response data {

"title" : "book_title", "author" : "author_name", "published" : "publish_date"

JSON Object chứa thông tin của cuốn sách

Response code 200 ( Status code ) yêu cầu thành công

Sử dụng thông tin này, bạn có thể thực hiện yêu cầu cURL sau cho API này để nhận thông tin về một cuốn sách: curl -X GET https://www.mybooksapi.com/books/info?id85504217

API Gateway nằm giữa người dùng bên ngoài và hệ thống microservices bên trong Nó là một services đóng vai trò như một lối vào duy nhất để truy cập vào các dịch vụ API Gateway sẽ thực hiện 2 công việc chính

 Điều hướng các request từ client đến service tương ứng

 Thực hiện điều hướng request đến một tập các service

API Gateway sẽ quản lý các endpoint của toàn bộ services, thay thế client để nói chuyện với các services Đối với client, API Gateway và toàn bộ hệ thống microservices phía sau trở thành một khối

Các tính năng cơ bản cần có của API Gateway:

 Routing : Quản lý các dịch vụ và phân phối request từ client đến dịch vụ tương ứng.

 Offloading : Cung cấp khả năng giảm tải thông qua cung cấp các cross- cutting function sử dung chung bởi các microservices.

 Authentication and authorization (Xác thực và phân quyền): Xác thực rằng một dịch vụ dùng cụ thể có quyền truy cập API Mục đích của xác thực API là từ chối quyền truy cập vào dịch vụ tiêu dùng không kiểm tra xác thực

 Service discovery integration ( Tích hợp tìm kiếm dịch vụ): Để gửi yêu cầu API đến dịch vụ, khách hàng hoặc API Gateway phải biết vị trí của dịch vụ mà nó đang giải quyết Nó chính là đặc trưng của tính năng routing

 Response caching (Bộ nhớ đệm phản hồi): Lưu cache các luật và phản hồi mà API Gateway hay được nhận yêu cầu

 Rate limiting and throttling: Cấu hình ( điều chỉnh và hạn ngạch ) cho API của mình để giúp bảo vệ chúng khỏi bị choáng ngợp bởi quá nhiều yêu cầu

 Load balancing ( cân bằng tải)

 Logging, tracing ( nhật ký và truy tìm ): Ghi nhật ký để phục vụ tìm kiếm lỗi

 IP Blacklist: Danh sách IP cần phải chặn không được truy cập

 API Composition / Aggregration: Khả năng có thể tổng hợp yêu cầu từ nhiều service để cho ra kết quả mong muốn của client.

 Protocol translation : giải quyết bài toán về sự đa dạng của communication protocol (gRPC, REST, SOAP, … )

Có thể nhận thấy API gateway là một traffic bottle neck (nghẽn cổ chai) và single point of failure (một điểm thất bại gây lỗi cả hệ thống) nên nếu API Gateway bị quá tải hoặc không khả dụng thì sẽ là một thảm hoạ Chính vì vậy trong thiết kế thực tế, API Gateway thường hiếm khi được host bởi 1 instance mà thường là được host bởi nhiều instance với endpoint được attach vào load balancer của chính API Gateway từ đó cũng cấp khả năng high-availabilty cho API gateway.

 Đóng gói cấu trúc bên trong của ứng dụng, giảm sự phụ thuộc giữa client và ứng dụng

 Client chỉ cần nói chuyện với gateway thay vì các services

 Giảm thiểu trao đổi qua lại giữa client và ứng dụng từ đó đơn giản hoá client code

 Các cross-cutting function được cung cấp để giảm tải cho services.

 Security : nếu không có API Gateway thì toàn bộ services sẽ cần được exposed ra thế giới bên ngoài và tạo ra nguy cơ về an ninh

 Khi xây dựng API Gateway vô tình chúng ta đã gắn chặt nó với internal microservices.

 API Gateway là single point of failure

 API Gateway có thể làm tăng response time thông qua việc tiến hành thêm các cuộc gọi network tuy ảnh hưởng đó không thực sự lớn so với roud trip của việc không thực hiện sử dung API Gateway

 Nếu không scale tốt thì API Gateway sẽ là một bottleneck

 API Gateway sẽ yêu cầu cần thêm chi phí phát triển và bảo trì trong tương lai khi mà nó chứa cả các custom logic và data aggregation.

 Developer sẽ cần update API Gateway để expose từng microservice’s endpoints.

 Thêm vào đó việc thay đổi internal microservice có thể dẫn đến sự thay đổi ở tầng API Gateway.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1: Nắm vững được vấn đề, bài toán, tổng quan các kiến thức tăng tính về các mô hình hệ thống, API Gateway, …

Phát triển API Gateway thực hiện được các công việc - tính năng sau:

 Routing : Điều hướng các request từ client đến service Quản lý các dịch vụ và phân phối request từ client đến dịch vụ tương ứng.

 Offloading : Cung cấp khả năng giảm tải thông qua cung cấp các cross- cutting function sử dung chung bởi các microservices.

 Xác thực API, người dùng

 Điều chỉnh, giới hạn băng thông

 Ghi nhật ký, truy vết

 Danh sách đen IP/ dải IP

Phát triển ứng dụng API Management để quản lý API Gateway

 Quản lý các thông số của API Gateway

 Theo dõi hoạt động, logging các request từ bên ngoài Ứng dụng API Management sẽ có vai trò quản lý API Gateway Mục đích của ứng dụng này là đăng ký API, đăng ký ứng dụng, quản lý các thông số của API Gateway Không những thế ứng dụng này phải có thể theo dõi hoạt động, logging các request từ bên ngoài

Phân tích, thiết kế API Gateway

Các thành phần của dịch vụ API Gateway

Dịch vụ API Gateway sẽ bao gồm một nhóm bao gồm hai ứng dụng.Trong đó có ứng dụng cổng trung gian (API Gateway), ứng dụng quản lý API trên cổng trung gian (API Management) API Gateway sẽ kết nối trực tiếp với các dịch vụ hiện có (Existing Services) bên trong môi trường RuntimeBackend Dưới đây là hình ảnh minh họa cho các thành phần của dịch vụ APIGateway

Hình 2 1 Các thành phần cơ bản của API Gateway

 API Management: Đây là phần để ta tạo các API, chia sẻ tài liệu, cung cấp khóa và thu thập phản hổi các tính năng.

 API Gateway: Bảo vệ, quản lý và cân bằng các cuộc gọi API Đây là một proxy API đơn giản chặn các yêu cầu API và áp dụng các chính sách như kiểm soát ngăn chặn và đảm bảo an toàn Điều chỉnh lượng truy cập vào API, bảo đảm cho API trước các cuộc tấn công Xử lý tất cả các hoạt động liên quan bảo mật và phát hành khóa Kiểm tra tính hợp lệ của các đăng ký Nó cũng là công cụ thu thập số liệu thống kê sử dụng API

Dưới đây là các mô hình luồng dữ liệu sau khi vào API Gateway:

Request BLACK LIST YES SYSTEM YES API

Hình 2 2 Mô hình tổng thể luồng dữ liệu

BLACK LIST SYSTEM API APPLICATION END-POINT

Rate Limit NO error YES

Hình 2 3 Mô hình chi tiết luồng dữ liệu

Mô tả tổng quan các tính năng của API Gateway:

Mục đích của kiểm tra Black list: o Không cho phép một IP hoặc một dải IP được quyền truy cập vào hệ thống o Không cho phép một IP hoặc một dải IP truy cập vào 1 hoặc nhiều API của hệ thống o Không cho phép một IP hoặc một dải IP truy cập vào 1 hoặc nhiều Application của hệ thống.

Kiểm tra điều kiện mức System

Sau khi kiểm tra IP request lên không nằm trong danh sách Black list hệ thống tiếp tục kiểm tra điều kiện Mức System.

Mục đich của điều kiện mức System, điều kiện này được đặt ra cho toàn bộ hệ thống: o Check số lượng request vào hệ thống. o Check số lượng Bandwidth request vào hệ thống.

Kiểm tra điều kiện Request Bandwidth:

 Khi 1 request được gọi vào hệ thống, hệ thống sẽ tính toán dung lượng request (a)gửi lên cộng với tổng số dung lượng request đã thực hiện gọi lên thành công trước đó(b) Nếu số (a+b)

Ngày đăng: 15/06/2024, 23:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[10] Kong API Gateway: https://docs.konghq.com/gateway/latest/ Link
[11] Microservices Pattern: API Gateway / Backends for Frontends:https://microservices.io/patterns/apigateway.html Link
[12] API Gateway căn bản: https://tech.miichisoft.net/api-gateway-can-ban/ Link
[1] Giáo Trình Lập Trình JAVA CORE, updatesofts.com . [2] API Gateway, tech.miichisoft.net, 2021 Khác
[3] Giáo Trình Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giải Thuật, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Khác
[4] Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Khoa công nghệ thông tin – Trường Đại học khoa học tự nhiênTài liệu tiếng anh Khác
[5] Microservice Pattern, Chris Richardson 2019 Khác
[6] API Gateways and Microservice Architectures, Richard Trebichavský, 2021 Khác
[7] Kong Gateway, THE CLOUD CONNECTIVITY COMPANY [8] Getting Started with Oauth 2.0, Ryan Boyd Khác
[9] RESTful Web APIs: Services for a Changing World, Leonard Richardson, Sam RubyTài liệu trực tuyến Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Minh họa mô hình một khối - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 1. 1. Minh họa mô hình một khối (Trang 14)
Hình 1. 2. Minh họa cho mô hình microservices - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 1. 2. Minh họa cho mô hình microservices (Trang 16)
Hình 1. 3. Minh họa cho ứng dụng chưa dùng API Gateway - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 1. 3. Minh họa cho ứng dụng chưa dùng API Gateway (Trang 18)
Bảng dưới đây mô tả ví dụ về REST API trả ra thông tin của một cuốn sách - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Bảng d ưới đây mô tả ví dụ về REST API trả ra thông tin của một cuốn sách (Trang 21)
Hình 2. 1. Các thành phần cơ bản của API Gateway - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 1. Các thành phần cơ bản của API Gateway (Trang 26)
Hình 2. 3. Mô hình chi tiết luồng dữ liệu - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 3. Mô hình chi tiết luồng dữ liệu (Trang 28)
Hình 2. 7. Biểu đồ tuần tự tính năng định tuyến yêu cầu - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 7. Biểu đồ tuần tự tính năng định tuyến yêu cầu (Trang 35)
Hình 2. 8. Biểu đồ tuần tự lọc danh sách đen - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 8. Biểu đồ tuần tự lọc danh sách đen (Trang 36)
Hình 2. 12. Biểu đồ tuần tự tính năng ghi log - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 12. Biểu đồ tuần tự tính năng ghi log (Trang 40)
Hình 2. 13. Biểu đồ tuần tự xác thực API - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 13. Biểu đồ tuần tự xác thực API (Trang 41)
Hình 2. 14. Biểu đồ tuần tự phơi và lấy token sử dụng OAuth Server - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 14. Biểu đồ tuần tự phơi và lấy token sử dụng OAuth Server (Trang 43)
Hình 2. 15. Xác minh token - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 15. Xác minh token (Trang 44)
Hình 2. 17. Use case tổng quan AM - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 17. Use case tổng quan AM (Trang 46)
Hình 2. 18. Usecase chi tiết quản lý API - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 18. Usecase chi tiết quản lý API (Trang 47)
Hình 2. 19. Usercase chi tiết quản lý ứng dụng - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 19. Usercase chi tiết quản lý ứng dụng (Trang 49)
Hình 2. 20. Usecase quản lý hệ thống AM - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 20. Usecase quản lý hệ thống AM (Trang 50)
Hình 2. 21. Usecase quản lý danh sách đen - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 21. Usecase quản lý danh sách đen (Trang 51)
Hình 2. 22. Usecase quản lý hạn ngạch - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 22. Usecase quản lý hạn ngạch (Trang 52)
Hình 2. 23. Usecase thống kê - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 23. Usecase thống kê (Trang 53)
Hình 2. 24. Database cho các chức năng quản lý AM - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 24. Database cho các chức năng quản lý AM (Trang 54)
Hình 2. 25. Database phục vụ API Gateway - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 2. 25. Database phục vụ API Gateway (Trang 55)
Hình 3. 7. Kết quả của endpoint sau khi định tuyến thành công - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 7. Kết quả của endpoint sau khi định tuyến thành công (Trang 60)
Hình 3. 9. Giao diện Thiết kế API - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 9. Giao diện Thiết kế API (Trang 61)
Hình 3. 10. Giao diện chi tiết API - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 10. Giao diện chi tiết API (Trang 62)
Hình 3. 12. Giao diện chi tiết ứng dụng - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 12. Giao diện chi tiết ứng dụng (Trang 63)
Hình 3. 14. Quản trị các chức năng trên AM - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 14. Quản trị các chức năng trên AM (Trang 64)
Hình 3. 17. Thống kê thời gian dùng dịch vụ gần nhất - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 17. Thống kê thời gian dùng dịch vụ gần nhất (Trang 66)
Hình 3. 18. Xem thống kê lỗi ngoại lệ - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 18. Xem thống kê lỗi ngoại lệ (Trang 67)
Hình 3. 20. Hệ thống thử nghiệm - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 20. Hệ thống thử nghiệm (Trang 68)
Hình 3. 24. Web thử nghiệm sau khi đã kết nối được API Gateway - Phát triển api gateway Đảm bảo an toàn hệ thống microservices
Hình 3. 24. Web thử nghiệm sau khi đã kết nối được API Gateway (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w