giáo án kỹ năng sống. Chủ đề giá trị bản thân dành cho đối tượng học sinh THCS - THPT. 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được khái niệm giá trị và tầm quan trọng của việc xác định giá trị cá nhân - Học sinh nhận biết được các loại giá trị khác nhau trong cuộc sống và các giá trị này chi phối hành vi/hành động và quyết định của mỗi người. 2. Kĩ năng: - Học sinh phát triển kỹ năng phân tích và xác định các giá trị quan trọng trong các tình huống cụ thể. - Học sinh cải thiện kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm qua các hoạt động thảo luận tình huống. - Học sinh rèn luyện kỹ năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự xác định giá trị, tuy duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng nghe, kỹ năng đọc, Kỹ năng viết, kỹ năng trình bày ý kiến/suy nghĩ/ý tưởng của mình. 3. Thái độ: - Học sinh hình thành thái độ tích cực về việc xác định và giữ gìn các giá trị cá nhân. - Học sinh có ý thức tôn trọng và hiểu biết các giá trị của người khác
Trang 1GIÁO ÁN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Giáo viên: Nguyễn Hoài Nhân
CHỦ ĐỀ: GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN
I Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm giá trị và tầm quan trọng của việc xác định giá trị cá nhân
- Học sinh nhận biết được các loại giá trị khác nhau trong cuộc sống và các giá trị này chi phối hành vi/hành động và quyết định của mỗi người
2 Kĩ năng:
- Học sinh phát triển kỹ năng phân tích và xác định các giá trị quan trọng trong các tình huống cụ thể
- Học sinh cải thiện kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm qua các hoạt động thảo luận tình huống
- Học sinh rèn luyện kỹ năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự xác định giá trị, tuy duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng nghe, kỹ năng đọc, Kỹ năng viết, kỹ năng trình bày ý kiến/suy nghĩ/ý tưởng của mình
3 Thái độ:
- Học sinh hình thành thái độ tích cực về việc xác định và giữ gìn các giá trị cá nhân
- Học sinh có ý thức tôn trọng và hiểu biết các giá trị của người khác
II THỜI GIAN: 45 phút
III ĐỐI TƯỢNG: Học sinh THPT
IV SỐ LƯỢNG: 30 học sinh (nếu chia nhóm thì chia thành 06 nhóm, mỗi nhóm 5 thành
viên)
V PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
T
SỐ
Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp tình huống, Phương pháp thuyết trình, Phương pháp đánh giá và phản hồi, Phương pháp động não, Phương pháp tổ chức trò chơi, Phương pháp đối thoại, Phương pháp tư duy phản biện
4 Bài đọc “Ba cái rìu” (giấy A4) 30
6 Băng keo giấy (cuồn nhỏ) 02
7 Bài tập các tình huống (Giấy A4) 30
Trang 2T
Nội
Hoạt động học sinh
Thời gian
Ghi chú
1
Hoạt
động
khởi
động
- Chiếu video “Giá trị bản thân” (1,15
phút)https://www.youtube.com/watch?
v=GhYvz4ppT3U
- Video kết thúc, đặt câu hỏi: Các em hãy cho biết đoạn video vừa rồi, giáo viên muốn các em học sinh ghi nhớ điều gì?
- Mời đại diện khoảng 03 HS phát biểu
***KẾT LUẬN: “Cho dù điều gì đã xảy ra
hay sẽ xảy ra, các em không bao giờ được đánh mất giá trị của chính mình”.
Vậy “GIÁ TRỊ CỦA CHÍNH MÌNH” là gì? chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận trong bài học hôm nay nhé!
- Xem video, làm việc cá nhân
- Suy nghĩ câu hỏi, Tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi khi giáo viên gọi tên
04 phút
2
Hoạt
động
khám
phá 1:
Tìm
hiểu
giá trị
là gì
- Phát bài đọc “Ba cái rìu” và mời 01 bạn
có giọng đọc rõ, truyền cảm đọc to cho cả lớp cùng nghe
- Sau khi đọc xong, giáo viên tiến hành cho
cả lớp nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi sau:
+ Câu 1: Câu chuyện Ba cái rìu đã đề cập
đến phẩm chất nào của anh tiều phu?
+ Câu 2: Giữa rìu vàng, rìu bạc và lòng
trung thực thì anh tiều phu coi cái nào quan trọng hơn đối với mình?
+ Câu 3: Anh tiều phu đã tin tưởng vào điều
gì mà không bị vàng, bạc cám dỗ nên đã từ chối cả rìu vàng lẫn rìu bạc?
+ Câu 4: Theo các em, giá trị đối với từng
người là gì?
- Cho các em xung phong trả lời (hoặc gọi ngẫu nhiên) khoảng 04 – 05 em Các em còn lại lắng nghe
- Lắng nghe và đọc nhẩm theo
- Làm việc cá nhân, tư duy để
trả lời các câu hỏi
- Thuyết trình đáp án
10 phút
*** KẾT LUẬN ***
Giá trị đối với từng cá nhân hay giá trị bản thân là:
+ Phẩm chất mà ta có.
+ Là điều có ý nghĩa, quan trọng đối với bản thân
+ Là điều quý giá mà mình phải bảo vệ và giữ gìn
+ Niềm tin về giá trị giúp ta hành động theo phương hướng đó
+ Mỗi người sẽ có những giá trị khác nhau (Có thể có cả GT tích cực và GT tiêu cực)
Hoạt - Chia lớp thành 06 nhóm, mỗi nhóm 5 - Họp nhóm 08
Trang 3T
Nội
Hoạt động học sinh
Thời gian
Ghi chú
động
khám
phá 2:
Kỹ
năng
tự xác
định
giá trị
thành viên Yêu cầu các thành viên trả lời các câu câu hỏi sau:
+ Câu 1: Người quan trọng nhất đối với em
là ai? Vì sao?
+ Câu 2: Phẩm chất nào mà em thấy cần
được giữ gìn, bảo vệ? Vì sao?
+ Câu 3: Điều mong muốn lớn nhất mà em
muốn đạt được trong cuộc đời là gì? Vì sao?
- Gọi tên nhóm ngẫu nhiên để trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, suy nghĩ và ghi chép thêm (nếu cần)
theo danh sách
- Thảo luận, Thư ký ghi chép
ý kiến của các thành viên
- Trưởng nhóm tổng hợp các điểm chung và riêng của nhóm vào giấy A0
- Cử người đại diện trình bày khi giáo viên yêu cầu
phút
*** KẾT LUẬN***
- Kỹ năng xác định giá trị bản thân là khả năng cá nhân tự xác định được những phẩm
chất, niềm tin, thái độ, những mong muốn,…của mình được cho là quan trọng, là đúng đắn, quý giá và đáng trân trọng trong cuộc sống của mình.Việc tự xác định giá trị giúp mỗi người hiểu rõ hơn về bản thân, hướng dẫn hành vi và quyết định của mình theo
những nguyên tắc và chuẩn mực cá nhân Giá trị của mỗi người có những điểm chung
và điểm riêng Mọi người cần tôn trọng những giá trị của mỗi người, miễn là những giá trị đó không làm phương hại đến người khác và xã hội
- Cách xác định giá trị đối với bản thân:
+ Xem xét điều đó có ý nghĩa với bản thân và xã hội không?
+ Xem xét điều đó có quan trọng đối với cuộc sống của mình không?
+ Xem xét điều đó có phải là điều quý giá mà mình phải giữ gìn, bạo vệ không?
+ Xem xét điều đó có luôn định hướng/chi phối hành động, hành vi của mình không?
Trang 4Hoạt
động
thực
hành
Cho lớp thực hiện trò chơi “Gắn thẻ giá trị”:
- Phát mỗi em 01 tờ giấy A5 để viết giá trị
- Luật chơi: Chia lớp thành 2 hàng đứng
song song, mỗi hàng gồm 15 thành viên
Tạo thành 15 cặp đứng đối diện nhau Yêu cầu từng cặp suy nghĩ đối phương là người
sở hữu 01 trong những giá trị nào tiêu biểu
(trách nhiệm, kiên nhẫn, tự trọng, trung thực, chia sẻ cảm thông, tiết kiệm,…) Sau
đó viết vào tờ giấy và dùng keo giấy dán vào lưng của nhau (xoay lưng luân phiên từng hàng để không ai biết mình được gắn giá trị gì)
+ Hoàn thành gắn thẻ, giáo viên gọi một số cặp ngẫu nhiên cho đứng đối diện nhau và lần lượt yêu cầu từng người miêu tả để người đối diện nhận ra tên giá trị mà mình đang được gắn và ngược lại
+ Các cặp không được GV gọi miêu tả trước lớp thì viết thêm nội dung giải thích vì sao mình gắn giá trị đó cho bạn đối diện rồi trao đổi cho nhau
Lắng nghe và thực hiện trò chơi theo yêu cầu của giáo viên
10 phút
***KẾT LUẬN***
Thông qua trò chơi vừa rồi, chúng ta cần nhận thấy rằng: ngoài việc xác định được giá trị của bản thân, chúng ta cũng cần phải hiểu được giá trị của người khác Điều
này, giúp chúng ta cải thiện và xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, phát triển bản thân, thúc đẩy sự hợp tác và làm việc nhóm, giúp ta phát triển được kỹ năng giao tiếp, tạo ra môi trường sống và làm việc tích cực hơn… Tạo thêm giá trị tích cực cho bản thân
6 Hoạt - Chia lớp thành 06 nhóm, mỗi nhóm 5 - Họp nhóm 09
Trang 5T
Nội
Hoạt động học sinh
Thời gian
Ghi chú
vận
dụng
thành viên
- Phát bài các tình huống, yêu các các nhóm cùng thảo luận và trả lời Gọi ngẫu nhiên nhóm thuyết trình đáp án, các nhóm còn lại lắng nghe, đóng góp, bổ sung thêm
+ Tình huống 1: Linh rất yêu thích các buổi
đi chơi cùng bạn bè vào cuối tuần Tuy nhiên, tuần này bố mẹ Linh đã lên kế hoạch cho cả gia đình đi thăm ông bà ở quê Linh cảm thấy khó xử vì đã hứa với bạn bè sẽ tham gia buổi picnic
Nếu em là Linh, em sẽ quyết định như thế nào? Tại sao? Trong tình huống này giá trị nào quan trọng nhất? Quyết định lựa chọn của em sẽ ảnh hưởng đến những người liên quan như thế nào?
+ Tình huống 2 : Gần đây, Sư Thích Minh
Tuệ đã trở nên nổi tiếng nhờ hành trình đi
bộ của mình
Câu 1: Theo quan sát của em, việc làm của
Sư Thích Minh Tuệ thể hiện những giá trị gì?
Câu 2: Các nhóm người tham gia hành trình cùng thầy bao gồm những nhóm giá trị nào?
Câu 3: Nếu được lựa chọn, em có muốn tham gia bộ hành cùng Sư Thích Minh Tuệ
và vì sao?
- Đọc tình huống giáo viên phát, thảo luận nhóm, các thành viên cho ý kiến, Thư ký ghi chép các ý kiến của các thành viên vào vở
Trưởng nhóm tổng hợp và báo cáo đáp án thống nhất chung của nhóm khi giáo viên yêu cầu trả lời
Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, đóng góp thêm
Trang 6Câu
hỏi
đánh
giá và
tổng
kết
Giáo viên cho vài em xung phong (hoặc gọi ngẫu nhiên) trả lời, các em còn lại lắng nghe
và bổ sung thêm:
Theo các em, giá trị bản thân và kỹ năng xác định giá trị bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
TỔNG KẾT:
- Giá trị đối với mỗi người trong cuộc sống không chỉ tạo nên danh dự, nhân phẩm của mỗi người, mà nó còn có ý nghĩa định hướng hành động của của mỗi người trong cuộc sống
- Mỗi người cần biết xác định được những giá trị đối với mình để có quyết định đúng
và giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh trong cuộc sống
- Mỗi người cần hiểu và tôn trọng những giá trị riêng của người khác Đây cũng là cách
để tích lũy thêm giá trị tích cực cho bản thân mình
Làm việc cá nhân
Lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi
04 phút
8 Bài tập
về nhà
Các em về nhà hãy viết một đoạn văn ngắn (50-100 từ) về một giá trị
cá nhân mà các em coi trọng nhất và giải thích tại sao giá trị đó lại quan trọng đối với các em? Và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của các
em như thế nào?
Ví dụ: giá trị gia đình, trung thực, học tập, tình bạn,…
VII TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Nguyễn Thanh Bình, 2011 Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống Nhà xuất
bản Đại học sư phạm
2 Tham khảo các bài viết trên Internet