luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ MAI AN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội – Năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ MAI AN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 2

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học tiểu học Mã số: 62.14.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Phương Nga PGS.TS Hoàng Thị Tuyết

Hà Nội – Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu do bản thân tự thực hiện Các số liệu được trình bày trong luận án là chính xác và trung thực Những cơ sở lí luận, thực tiễn và các đề xuất của luận án chưa được công bố hoặc bị trùng lặp với những nghiên cứu đã có trước đây

Tác giả luận án

Lê Thị Mai An

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất với GS.TS Lê Phương Nga – giảng viên đã chỉ bảo tận tình, truyền đạt cho tôi có được những kinh nghiệm quý báu về tinh thần làm việc, tư duy khoa học và sáng tạo

Tôi cũng chân thành cảm ơn tập thể Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ – những người thầy trong Khoa Giáo dục tiểu học, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường đã giúp đỡ tận tình để tôi thực hiện luận án này

Tôi gửi sự biết ơn đến quý thầy cô Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Lê Văn Tám – Thành phố Cao Lãnh; Trường Tiểu học Mỹ Phú – huyện Cao Lãnh; Trường Tiểu học Nguyễn Huệ – huyện Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp, hơn 200 học sinh của ba trường tiểu học cùng sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non, Trường ĐH Đồng Tháp đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình khảo sát và TN

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận án

Lê Thị Mai An

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Giả thuyết khoa học 5

6 Đóng góp của luận án 5

7 Kết cấu của luận án 6

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH 7

1.1 Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực cho học sinh 7

1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực 7

1.1.2 Những nghiên cứu về phát triển năng lực 10

1.2 Những nghiên cứu về đọc hiểu và phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh 12

1.2.1 Những nghiên cứu về đọc hiểu 12

1.2.2 Những nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh 20

Trang 6

2.1.3 Đặc điểm của học sinh lớp 2 54

2.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 56

2.2.1 Chương trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt lớp 2 56

2.2.2 Tài liệu dạy học đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 2 61

2.2.3 Thực trạng dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 2 67

3.1.2 Nguyên tắc tích hợp trong dạy học tiếng Việt 74

3.1.3 Nguyên tắc tích cực hóa các hoạt động của học sinh 75

3.1.4 Nguyên tắc tính đến đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh 76

3.2 Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 77

3.2.1 Khơi gợi kiến thức nền dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 2 77

3.2.2 Tác động vào nội dung dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 2 85

3.2.3 Tác động vào phương pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 2 125

Tiểu kết chương 3 136

Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 137

4.1 Phương pháp thực nghiệm 137

4.1.1 Mục đích thực nghiệm 137

4.1.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 137

4.1.3 Nội dung thực nghiệm 138

4.2 Tổ chức thực nghiệm 139

4.2.1 Thời gian thực nghiệm 139

4.2.2 Quy trình thực nghiệm 140

4.2.3 Kết quả đầu vào 140

4.2.4 Công cụ và phương pháp thu thập 142

Trang 7

4.2.5 Xử lí thông tin thu thập 143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PL 1: Quy trình DHĐHVB văn học của HS lớp 2 168

PL2: PHIẾU KHẢO SÁT DẠY HỌC ĐỌC HIỂU 169

PL3: BÀI KIỂM TRA ĐỌC HIỂU 1 172

PL4: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH LỚP 2 VỀ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI VIỆC HỌC ĐỌC 173

PL5: NỘI DUNG PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN 174

PL6: MỘT SỐ PHIẾU BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC 175

PL7: MỘT SỐ NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 2 179

PL8: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1 195

PL9: BÀI KIỂM TRA SỐ 2 223

PL10: HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 225

PL11: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐỘ 226

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cấu trúc NLĐHVB của nhiều tác giả 49

Bảng 2.2 Cấu trúc NLĐHVB của HS lớp 2 51

Bảng 2.3 Chuẩn nội dung NLĐHVB văn học 52

Bảng 2.4 Chuẩn nội dung NLĐHVB văn học cho HS lớp 2 53

Bảng 2.5 Các mức độ ĐHVB văn học 71

Bảng 3.1 Các mức độ ĐHVB 102

Bảng 4.1 Thang đánh giá NLĐH 138

Bảng 4.2 Thang đánh giá NL liên hệ, so sánh, kết nối 139

Bảng 4.3 Số lượng lớp đối chứng, lớp thực nghiệm 3 trường 140

Bảng 4.4 Năng lực đọc hiểu 141

Bảng 4.5 NL liên hệ, so sánh, kết nối 141

Bảng 4.6 Nhận diện chi tiết và suy luận đơn giản trước, giữa và cuối TN 144

Bảng 4.7 Diễn đạt lại ý thành câu rõ ràng 146

Bảng 4.8 So sánh 3 NLĐH cơ bản trước và sau 2 đợt TN 146

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Hoạt động giao tiếp 50

Hình 2.2 Sơ đồ câu chuyện 50

Hình 2.3 Cấu trúc NLĐHVB 50

Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ đạt của HS qua bài kiểm tra 50

Hình 3.1 Đường phát triển NLĐHVB 100

Sơ đồ 3.1 BTĐH cho học sinh lớp 2 103

Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ đạt của HS qua bài kiểm tra 72

Biểu đồ 4.1 Năng lực đọc hiểu 141

Biểu đồ 4.2 NL liên hệ, so sánh, kết nối 142

Biểu đồ 4.3 Nhận diện chi tiết quan trọng 144

Biểu đồ 4.4 Suy luận đơn giản giai đoạn trước, giữa và cuối TN 145

Biểu đồ 4.5 Diễn đạt lại ý thành câu rõ ràng 146

Biểu đồ 4.6 So sánh 3 NLĐH cơ bản trước và sau 2 đợt TN 147

Biểu đồ 4.7 Trung bình 3 NLĐH cơ bản sau TN 147

Biểu đồ 4.8 Kết quả suy luận phức tạp 149

Biểu đồ 4.9 Kết quả tổng hợp thông tin rút ý quan trọng 150

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Đọc hiểu là năng lực quan trọng của con người, phát triển năng lực đọc hiểu là yêu cầu cấp thiết trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học

Thế hệ trước đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu, trong đó ý nghĩa nhất là chữ viết Đọc là công cụ hữu ích và hiệu quả để hỗ trợ cho quá trình tiếp thụ nền văn hóa của loài người cũng như hoạt động hàng ngày của HS Thông qua đọc, HS được mở mang về trí tuệ và tri thức Cụ thể, về trí tuệ: làm nảy nở các ý tưởng và cách lập luận; về tri thức: giúp nhận thức sâu sắc hơn về con người, xã hội và thế giới Nó còn giúp HS hoàn thiện hơn về ngôn ngữ, cách hành văn, cấu trúc câu và sử dụng từ ngữ Vì thế, dạy đọc có vị trí quan trọng Với yêu cầu này, nghiên cứu phát triển NLĐH trở thành công cụ hữu ích, đắc lực, vừa giúp HS có được NL cốt lõi vừa giúp GV sử dụng phương pháp DH đọc mới, tác động sâu đến khả năng ĐH và hứng thú đọc của HS

Môn học Tiếng Việt có vị trí quan trọng, ưu tiên bậc nhất trong CT vì nó đảm bảo cho mỗi cá nhân học tập, làm việc và giao tiếp tốt Đối với NL đọc, môn Tiếng Việt vừa phải dạy cho HS biết rung động với những cảm xúc thẩm mỹ, nhân văn, vừa phải dạy HS biết đọc văn, biết sử dụng những kiến thức NL để tự học suốt đời Cho nên, khi dạy ĐH người GV không chỉ dừng lại ở việc HS đã tiếp thu, lĩnh hội được những kiến thức nào, hình thành những NL nào, mà quan trọng hơn là GV biết chuyển kiến thức, kĩ năng, thái độ HS nhận được thành NL cốt lõi, tức là giúp HS hiểu, sử dụng, phản hồi Từ đó, GV tổ chức, hỗ trợ HS một cách thích hợp và tập cho HS biết vận dụng tri thức linh hoạt trong thực tiễn, nhằm phát triển NL, tăng hiệu quả giáo dục

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ CT tiếp cận giáo dục nội dung sang tiếp cận NL người học Mục tiêu của môn học Tiếng Việt là hình thành NL ngôn ngữ cho HS, trong đó ĐH là một mắt xích vô cùng quan trọng, nó quyết định

việc một con người có khả năng sống có ích Được xem là khâu đột phá trong đổi mới

nội dung và phương pháp DH ở nhà trường phổ thông, được thụ hưởng những kết quả nghiên cứu của các nước trong xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) với một đề xuất rất thực tế - CT đánh giá HS quốc tế (PISA), ĐH trong trường học Việt Nam đã được nâng lên một tầm mới Nhưng từ việc dạy đọc đến vận dụng những gì hiểu được vào hoạt động thực tiễn - còn cả một chặng dài

Trang 12

1.2 Dạy học đọc hiểu theo năng lực là xu thế phát triển mang tính quốc tế

Trong đào tạo, DH phát triển NL người học là xu thế tiên tiến đang được áp dụng trong giáo dục phổ thông ở các nước phát triển, nhiều nước trong khu vực ASEAN và cả Việt Nam Đây là xu thế giáo dục trong đó việc DH, đánh giá và giải trình dựa trên kết quả học tập đầu ra của người học, người học biết, hiểu và có thể thực hiện sau một quá trình học tập Với mô hình này, việc đánh giá HS đều theo hướng phát triển NL (PISA), không đánh giá HS trong một môn học mà là đánh giá thông qua áp dụng các NL nói chung, NLĐH nói riêng vào những tình huống cụ thể, đời thực [DT 92] Tuy nhiên, theo chúng tôi cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu cho lớp 2 đề xuất dạy ĐH cho HS theo hướng phát triển NL đáp ứng với yêu cầu đổi mới

1.3 Phát triển năng lực đọc hiểu là chiến lược giáo dục của Việt Nam

Với yêu cầu thực hiện hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 27 tháng

11 năm 2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 8 Khóa XI về đổi mới

căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung

phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [11] Để thực hiện tư

tưởng đó, cần: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người

học Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, kĩ năng, phát triển năng lực Đổi mới phương thức đánh giá – đánh giá chú trọng năng lực” [11] Nghị quyết

88/2014/QH13 của Quốc hội: “tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và

hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS” [8] Góp phần thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận

thấy thay đổi cách đánh giá HS là một trong những nội dung then chốt, có ảnh hưởng đến chất lượng DH Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HSTH ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và VB hợp nhất 03, thông tư ban hành đánh giá HS ngày

Trang 13

28/09/2016 yêu cầu đánh giá: “Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh

nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học” [7,10] Đồng

thời, CTGDPT khẳng định: “Dạy học cần tiếp cận năng lực và dạy tích hợp” [8] CT giáo dục phổ thông – CT môn Ngữ văn (CT GDPT môn Ngữ văn) 2018 “Coi trọng

phát triển hai năng lực cốt lõi là năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ Năng lực văn học được coi là biểu hiện cụ thể của năng lực thẩm mĩ, thống nhất với năng lực thẩm mĩ… Năng lực ngôn ngữ được hình thành và phát triển thông qua các kĩ năng Đọc, Viết, Nói và Nghe” [9] Những định hướng trên đặt ra cho đội ngũ GV cần

chuyển biến về nhận thức cũng như hành động DH chú ý phát triển NLHS nói chung, đánh giá NL ĐH nói riêng Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển NLĐH trở thành việc làm có nghĩa

1.4 Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 ở các trường tiểu học

Trên thực tế, ở trường tiểu học, việc dạy ĐH, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế Về phía HS, kết quả học đọc của HS chưa như mong muốn, kì vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu hình thành NL ĐH (đọc to, lưu loát những yếu trong tốc độ đọc, ĐH); HS chưa rõ công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác qua VB đọc (đọc nguyên văn, chưa thể hiện diễn cảm; trả lời các câu hỏi thường đọc cả câu văn, chưa biết rút ra ý chính, đánh giá, nhận xét, diễn đạt)… Về phía GV, GV còn lúng túng trong quá trình dạy đọc, đôi lúc GV vẫn theo thói quen truyền đạt kết quả ĐH, không chú ý nhiều đến việc hướng dẫn HS cách tiếp cận, cách đọc, phương pháp đọc VB; GV chưa biết làm thế nào để HS hiểu được VB đọc, nhất là làm thế nào để hiểu được văn, làm thế nào để cho những gì HS đọc được tác động vào chính cuộc sống HS…Để giải quyết những trăn trở trên, đã có nhiều mô hình (trong nước và nước ngoài) giúp HS đọc hiệu quả, tuy nhiên, còn ít công trình nghiên cứu cụ thể đối với việc dạy ĐH cho HS lớp 2

1.5 Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 vẫn còn nhiều vấn đề nghiên cứu

Vấn đề DH ĐH được nghiên cứu từ rất sớm từ các tác giả như: tác giả Lê Phương Nga, tác giả Nguyễn Thị Hạnh, tác giả Nguyễn Minh Thuyết, tác giả Hoàng Hòa Bình, tác giả Hoàng Thị Tuyết, tác giả Nguyễn Trí… Qua tổng hợp tài liệu, các tác giả hướng đến DH ĐH bắt đầu từ lớp 2 và tập trung khá nhiều ở giai đoạn lớp 4,5;

Trang 14

chú trọng sử dụng nguồn và ngữ liệu ở SGK hiện hành Vì vậy, DH ĐH cho lớp 2 các tác giả cũng có sự nghiên cứu cơ bản nhưng chưa đi sâu vào CT và SGK năm 2018

Bên cạnh các tác giả nói trên, chúng tôi cũng nghiên cứu đến tài liệu của: tác giả Trần Mạnh Hưởng, tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân, tác giả Đỗ Ngọc Thống, tác giả Đỗ Xuân Thảo, tác giả Phan Thị Hồ Điệp… nhưng vấn đề DH ĐH cho HS lớp 2 vẫn còn nhiều vấn đề nghiên cứu: hệ thống BT DHĐH, ngữ liệu ĐH, các cách tác động vào dạy và học trong giờ ĐH của HS lớp 2 theo CTGDPT mới , cần nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của CTGDPT môn Ngữ văn năm 2018 trong thời gian tới

Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mong muốn góp phần vào đổi mới dạy và

học, chúng tôi tìm hiểu và lựa chọn đề tài Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh

lớp 2 để thực hiện nghiên cứu

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được xác định trong luận án là NLĐH VB văn học và các biện pháp phát triển NLĐH VB văn học cho HS lớp 2

2.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung:

- Nghiên cứu việc hình thành và phát triển NLĐH cho HS lớp 2

- Nghiên cứu biện pháp tác động đến nội dung DH và phương pháp DH ĐH - Nghiên cứu trên các VB văn học lớp 2 theo CT, SGK mới

Các nghiên cứu khác, chúng tôi không đề cập trong luận án này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng các biện pháp phát triển NLĐH cho HS lớp 2, giúp GV có định hướng trong hoạt động DHĐH một cách chủ động, sáng tạo đáp ứng CT và SGK TH mới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu về phát triển NLĐH cho HS lớp 2 Qua đó, chúng tôi khẳng định tính thiết thực và không trùng

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển NLĐH cho HS lớp 2; nghiên cứu CT DH ĐH lớp 2; thực tiễn DH ĐH cho HS lớp 2 ở trường TH; nghiên cứu điểm mới của CTGDPT môn Ngữ văn làm cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển NLĐH lớp 2 phù hợp CTGDPT

Ngày đăng: 15/06/2024, 17:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan