1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên thông qua vận dụng sách điện tử trong dạy học nội dung cấu trúc của chất khoa học tự nhiên 7

152 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 10,36 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO • • •DỤC PHÁT TRIÉN NĂNG Lực • • • NHẬN THỨC KHOA HỌC TỤ • NHIÊN THÔNG QUA VẬN DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG CẤU TRÚC CỦA CHẤT - KHO

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO • • •DỤC

PHÁT TRIÉN NĂNG Lực • • • NHẬN THỨC KHOA HỌC TỤ • NHIÊN

THÔNG QUA VẬN DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC

NỘI DUNG CẤU TRÚC CỦA CHẤT - KHOA HỌC TỤ NHIÊN 7

Trang 2

LƠI CAM ƠN

Đâu tiên, với lòng biêt ơn sâu săc nhât, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhât đên

TS Vũ Phương Liên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

thực hiện luận văn

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành của mình tới Ban lãnh đạo, các Phòng,

Khoa, các Thầy/ Cô giảng viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà

Nội đà tạo điều kiện và giảng dạy, cung cấp các kiến thức chuyên sâu là tiền đề đề tôi thực hiện luận vàn cùa minh, cũng như đà tư vân và giúp đỡ tôi trong quá trình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

HỌC VIÊN

1

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIÉT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẨU 1

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VẤN ĐÈ DẠY HỌC PHÁT TRIỀN NĂNG LỤC NHẬN THÚC KHOA HỌC TỤ NHIÊN CHO HỌC SINH THÔNG QUA VẬN DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ KẾT HỢP MÔ HÌNH DẠY HỌC 5E 6

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6

1.1.1 Nghiên cứuO về năng o lực nhận thức khoa học tự nhiên 6

1.1.2 Nghiên cứu về mô hình dạy học 5E 8

1.1.3 Nghiên cứu về vận dụng sách điện tử trong dạy học 10

1.2 Năng c? • lực nhận • thức khoa học tự • • nhiên 12

1.2.1 Khái niệm và cấu trúc năng lực 12

1.2 ỉ ỉ Khải niệm 12

1.2.1.2 Cấu trúc năng lực 13

1.2.2 Năng o lựcnhận thứckhoa học tựnhiên 15

ỉ 2.2.1 Khái niệm và cấu trúc năng lực khoa học tự nhiên 15

1.2.2.2 Biêu hiện của năng lực nhận thức khoa học tự nhiên 16

1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên 17

1.3 Một số mô hình, phương pháp dạy học đưọc sử dụng trong việc thiết kế sách điện • tử và tổ chức dạy học nhằm • V • 1 phát triển năng ” lực • nhận thức • khoa học • tự nhiên cho học sinh 19

1.3.1 Sách điện tử 19

ỉ 3.1.1 Khái niệm sách điện tử 19

1.3.1.2 Cấu trúc chung của sách điên tử 20

ỉ 3.1.3 Đặc trưng và vai trò của sách điện tử 21

1.3.2 Vận dụng một sắ mô hình dạy học trong việc thiết kế sách điện tử 22

ỉ 3.2.1 Mô hình dạy học TPACK 22

1.3.2.2 Mô hình dạy học 5E 24

1.3.3 Một số phương pháp được sử dụng trong tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh 28

• • • ill

Trang 5

1.3.3.1 Phương pháp dạy học tình huống 28

1.3.3.2 Phương phảp dạy học theo nhóm 30

1.3.3.3 Phương pháp dạy học trực quan 32

1.4 Thực trạng việc vận dụng sách điện tử trong dạy học nội dung cấu trúc của chất - khoa học • tự nhiên • 7 nhằm JL phát triển năngo lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh 34

1.4.1 Mục đích điều tra 34

1.4.2 Đối tượng điều tra 34

1.4.3 Nội dung và phương pháp điều tra 34

1.4.4 Kết quả điều tra và bàn luận 35

1.4.4.1 Thực trạng dạy học môn Khoa học tự nhiên hiện nay 35

1.4.4.2 Mức độ hứng thú và khó khăn của học sinh khỉ học môn khoa học tự nhiên 37

ỉ 4.4.3 Thực trạng dạy học phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh 38

ỉ 4.4.4 Khảo sát thực trạng sử dụng sách điện tử trong dạy học môn khoa học tự nhiên 39

1.4.4.5 Khảo sát các tiêu chỉ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên 40

Tiểu kết chương 1 43

CHƯƠNG 2: THIẾT KỂ SÁCH ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG CẤU TRÚC CỦA CHẤT - KHOA HỌC TỤ NHIÊN 7 THEO MÔ HÌNH 5E NHẢM PHÁT TRIÉN NĂNG LỤC NHẬN THÚC KHOA HỌC TỤ NHIÊN CHO HỌC SINH 44

2.1 Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc của nội dung cấu trúc của chất trong chương trình khoa học tự nhiên 7 44

2.1.1 Mục tiêu dạy học • • nôi dung o cấu trúc của chất - khoa học tự nhiên 7 44

2.1.2 Cấu trúc và nội dung dạy học của nội dung cấu trúc của chất - khoa học tự nhiên 7 46

2.2 Thiết kế sách điện tủ ’ nội dung cấu trúc của chất theo hướng phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên 47

IV

Trang 6

2.2 ỉ Nguyên tắc thiết kế sách điện tử cho nội dung cấu trúc của chất 47

2.2.2 Quy trình thiết kế sách điện tử cho nội dung cấu trúc của chất 47 2.2.3 Nội dung ơ của sách điện tử - cấu trúc của chất - Khoa học tự nhiên 7 48

2.2.4 Nen tảng thiết kế sách điện tử cho nội dung cẩu trúc của chất 49

2.2.4.1 Nền tảng Mozabook 49 2.2.4.2 Nen tảng Canva 50

2.3 Thiết kế bộ • công “ cụ • đánh giá “ năng C5 • lực nhận • • thức • khoa học tự nhiên cùa học sinh 51

2.3.1 Cấu trúc của nầng o lực nhậnthức khoa họctựnhiên 51 2.3.2 Bảng mô tả các tiêu chỉ/yêu cầu cần đạt và mức độ hiếu hiện của năng lực

nhận• • • •thức khoa học tự nhiên cho học sinh 52

2.3.3 Xây dựng •T • O • bộ công O • cụ đánh o giá năngO ♦ lực nhận thức khoa học tự nhiên 69

2.3.3 ỉ Bảng kiêm quan sát 69

2.3.3.2 Phiếu tự đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đắng 69

•>

2.3.3.3 Bài kiêm tra 69

2.4 Xây dựng một số kế hoạch dạy học vận dụng sách điện tủ ’ trong dạy học nội dung cấu trúc của chất - khoa học tự nhiên 7 theo mô hình 5E nhằm phát triển năngơ • lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh 71

2.4.1 Nguyên tắc và yêu cầu khi thiết kế các kế hoạch dạy học theo mô hình 5E

nhằm Jr phát triển năng o •lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh 71 2.4.2 Mục tiêu• • nhiệm vụ • onội dung cấu trúc của chất theo mô hình 5E kết họp • I

vận dụng sách điện tử nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh 71 2.4.3 Tiến trình triển khai dạy học nội dung chất và sự biến đối của chất theo mô hình 5E kết hợp vận dụng sách điện tử nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh 73

2.4.3.1 Ke hoạch dạy học chủ đề "Nguyên tó hóa học” 73

2.4.3.2 Ke hoạch dạy học chủ đề "Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hỏa

2.4.3.3 Ke hoạch dạy học chủ đề "Phân tử - Đơn chất - Hợp chất" 79

V

Trang 7

Tiểu kết chương 2 83

CHƯƠNG 3: THựC NGHIỆM SƯ PHẠM 84

3.1 Mục đích thực nghiệm SU ’ phạm 84

3.2 Nhiệm vụ thực • • • nghiêmơ ♦ sư phạm 1 ♦ 84 3.2.1 Đối tượng và chủ đề thực nghiệm 84

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 84

3.3 Thời gian và địa bàn thực nghiệm 85

3.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 85

3.5 Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 86

3.5.1 Kết quả bài kiểm tra 86

3.5.2 Kết quả đánh l ơ giá năng O • lực nhận thức khoa học tự• • nhiên của học sinh 88

3.5.2.1 Phân tích kết quà năng lực nhận thức khoa học tự nhiên qua ba vòng thực nghiệm 88

3.5.2.2 Phân tích năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của một học sinh 96

3.5.2.3 Biện pháp phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh 99 Tiểu kết chương 3 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC

vi

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG CÓ TRONG LUẬN VẤN

Bảng 1.1 So sánh cấu trúc năng lực khoa học 15

Bảng 1.2 Biểu hiện của năng lực nhận thức khoa học tự nhiên 16

Bảng 1.3 Thang bậc nhận thức Bloom đánh giá NL nhận thức KHTN 18

Bảng 1.4 Tiêu chí đề xuất của NL nhận thức KHTN 18

Bảng 1.5 Cấu trúc của một bài học/ chủ đề trong sách điện tử theo mô hình 5E 24

Bảng 1.6 Kết quả khảo sát các tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức KHTN 41

Bảng 2.1 Cấu trúc của năng lực nhận thức KHTN 52

Bảng 2.2 Mô tả các tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức KHTN trong dạy học chủ đề “Nguyên tố hóa học” 53

Bảng 2.3 Mô tả các tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức KHTN trong dạy học chủ đề “Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” 58

Bảng 2.4 Mô tả các tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức KHTN trong dạy học chủ “Phân tử - Đơn chất - Hợp chất” 64

Bảng 2.5 Ma trận công cụ đánh giá năng lực nhận thức KHTN 70

Bảng 2.6 Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình 5E nhàm phát triển NL nhận thức KHTN cho HS 72

Bảng 2.7 Kế hoạch dạy học chủ đề “Nguyên tố hóa học” 73

Bảng 2.8 Ke hoạch dạy học chủ đề “Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” 76

Bảng 2.9 Kế hoạch dạy học chủ đề “Phân tử - Đơn chất - Hợp chất” 79

Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra của các lớp sau thực nghiệm 86

Bảng 3.2 Thống kê mô tả năng lực nhận thức KHTN qua 3 chủ đề dạy học 88

Bảng 3.3 Thống kê năng lực nhận thức KHTN ghép nối 3 chủ đề dạy học 92

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định NL nhận thức KHTN của HS 92

• * vii

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH CÓ TRONG LUẬN VĂN

Hỉnh 1.1 Mô hỉnh tảng băng về cấu trúc năng lực 13

Hình 1.2 Cấu trúc năng lực khoa học tự nhiên 16

Hình 1.3 Thang bậc nhận thức BLOOM 17

Hình 1.4 Cấu trúc chung của sách điện tử 20

Hình 1.5 Khung TPACK 23

Hình 1.6 Mô hình đề xuất cho sách điện tủ’ 23

Hình 1.7 Mô hình dạy học 5E 24

Hình 1.8 Mối quan hệ giữa mô hinh dạy học 5E và phát triển NL nhận thức KHTN 27

Hình 2.1 Cấu trúc và nội dung dạy học của nội dung cấu trúc cùa chất - KHTN 7 46

Hình 2.2 Quy trình thiết kế sách điện tủ’ cho nội dung cấu trúc của chất 47

Hình 2.3 Giao diện màn hình chính của mozaBook 49

Hình 2.4 Minh họa sử dụng kho học liệu số, công cụ và trò chơi trong mozaBook 49

Hình 2.5 Nền tảng Canva 50

VUI

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÒ CÓ TRONG LUẬN VĂN

Biểu đồ 1.1 Tần suất các phương pháp được sử dụng trong dạy học KHTN 35

Biểu đồ 1.2 Mức độ tiếp cận đến mô hình dạy học 5E trong dạy học KHTN 36

Biều đồ 1.3 Một số NL có thề phát triển cho HS khi sử dụng sách điện tử 36

Biểu đồ 1.4 Mức độ cảm thấy khó khăn của HS với các nội dung môn KHTN 37

Biểu đồ 1.5 Biểu đồ mức độ hứng thú của HS khi học môn KHTN 38

Biểu đồ 1.6 Tần suất dạy học nhằm phát triển NL nhận thức KHTN cho HS 38

Biểu đồ 1.7 Mức độ sử dụng công cụ đánh giá NL nhận thức KHTN 39

Biểu đồ 1.8 Mức độ cần thiết dạy học phát triển NL nhận thức KHTN cho HS 39

Biểu đồ 1.9 Cách xử lý tình huống của HS khi gặp vấn đề liên quan đến môn KHTN 39

Biểu đồ 1.10 Mức độ GV sử dụng sách điện tử trong quá trình dạy học môn KHTN 40

Biếu đồ 1.11 Mức độ hiệu quả của việc sử dụng sách điện tử trong quá trình học tập môn KHTN 40

Biểu đồ 3.1 Tần số phân bố điểm kiểm tra của các lớp 87

Biểu đồ 3.2 NL thành phần trinh bày được kiến thức cốt lõi về cấu trúc của chất 90

Biểu đồ 3.3 NL thành phần Giải thích/ Phân tích được tính hệ thống, quy luật giữa các nhóm nguyên tố/ nhóm chất 90

Biểu đồ 3.4 NL thành phần So sánh/ phân biệt được giừa các đặc điểm của một hoặc nhiều sự vật hiệntượng khác nhau 90

Biểu đồ 3.5 NL thành phần Phân tích, tống hợp, đưa ra những nhận định về ứng dụng của chất trong mọi bối cảnh 91

Biểu đồ 3.6 NL nhận thức KHTN của HS sau 3 chủ đề thực nghiệm 91

IX

Trang 11

MỞ ĐÀU

1 Lý đo chọn đề tài

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo chương trình

GDPT 2018 với nhiều mục tiêu đề ra Trong đó việc đổi mới chương trình, đổi mới

SGK nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục

phố thông; kết hợp giữa việc giáo dục HS với định hướng nghề nghiệp góp phần

chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục đào tạo ra

những con người phát triển toàn diện cả về phấm chất và năng lực, hài hoà đức, trí,

thể, mĩ giúp phát huy tốt nhất tiềm năng của mồi HS Việc phát triển NL và phẩm chất cho HS không chỉ tạo điều kiện cho HS hoàn thiện bản thân đáp ứng với nhu

cầu trong xã hội hiện tại mà xa hơn còn là sự phát triến của đội ngũ tri thức trẻ để

có thể góp một phần cho công cuộc xây dựng đất nước vững mạnh

Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đang từng bước được triển

thành với sự tích hợp của các lĩnh vực vật lí, sinh học, hóa học, khoa học trái đất

ngoài góp phần hình thành và phát huy các NL chung ở HS thì việc phát triến các

NL đặc thù: NL nhận thức khoa học tự nhiên, NL tìm hiểu tự nhiên và NL vận dụngkiến thức, kỹ năng đà học càng phải được chú trọng nhiều hơn Thông qua học tập

môn KHTN, HS bước đầu được hình thành nhận thức về các nguyên lí, quy luật

chung của thế giới tự nhiên, vai trò cúa KHTN đối với xã hội, qua đó vận dụng

với một thế giới biến đổi và phát triển không ngừng

NL cho HS là đổi mới SGK SGK mới được biên soạn hướng tới các nội dung gắn

liền với thực tiễn cuộc sống, mang tính thiết thực theo hướng tiếp cận NL cùng với

đó là hình thức thể hiện phong phú với các hình ảnh trực quan và sinh động Mỗi môn học sẽ có nhiều bộ SGK khác nhau để lựa chọn giảng dạy và việc lựa chọn bộ SGK nào là phù họp với HS và với các nhà trường là một trong những cơ hội nhưng

1

Trang 12

một bộ sách phù hợp, hay kết hợp các bộ sách để đưa kiến thức đến với HS là cảmột quá trình cần phải trải qua và rút kinh nghiệm Đe thích ứng được với sự thay

đối này thì GV - người mang trong mình sứ mệnh cải tạo xã hội và phát triển toàn

diện HS cần phải biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, ứng dụng

trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Có thể thấy rằng những năm gần đây đọc sách điện tử đã được nhác đến như làmột xu thế phát triển của xã hội Sự phát triển của công nghệ và sự bùng nồ của các

ebook đế đọc, tìm hiểu sẽ có phần tiện lợi hơn với người dùng trong thời đại công

nghệ số Việc thiết kể sách điện tử để lồng nghép các kiến thức thực tiễn với cáchình ảnh minh họa rõ nét, các cảnh 3D hay các video sinh động trong từng nội dung

học tập sẽ góp phần nâng cao được khả năng tự học và đặc biệt là năng lực đặc thù

của từng môn học Từ đó, mỗi cá nhân giúp cho HS cảm thấy hứng thú hơn với các

bài học

Với sách điện tử, HS sẽ được trải nghiệm các nội dung phong phú cùng với

những câu hởi, nhiệm vụ cụ thế đế khơi gợi tính tò mò, tìm tòi khám phá các kiến

thức mới Ở đó, các nhiệm vụ sẽ được gắn kết thành một chuồi gồm 5 giai đoạn của

mô hình 5E (gắn kết, khám phá, giải thích, áp dụng cụ thể và đánh giá) Việc khai thác và sử dụng sách điện tử trong quá trình dạy học và sự tương tác của HS thông

qua lồng ghép việc vận dụng sách điện tử vào quá trinh dạy học trên lớp sẽ góp

khoa học tự nhiên

Qua các nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả nhận thấy rằng hiện nay

chưa có nhiều những công trình nghiên cứu về phát triển NL nhận thức khoa học tự

nhiên cho HS THCS thông qua môn KHTN, đặc biệt là việc vận dụng sách điện tử

một cách hiệu quả trong dạy học KHTN còn khá mới mẻ ở Việt Nam Với những lý

do trên, tác giả chọn đề tài: “ Phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên thông qua vận dụng sách điện tủ ’ trong dạy học nội dung cấu trúc của chất - khoa học tự nhỉên 7” nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học

2

Trang 13

hướng đến phát triển năng lực cho HS, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học

môn KHTN 7

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và tổ chức dạy học nội dung cấu trúc của chất theo mô hình dạy học 5E và kết hợp thiết kế và sử dụng sách điện tử nhằm phát triển NL nhận thức

khoa học tự nhiên cho học sinh (HS)

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học nội dung cấu trúc của chất - KHTN 7 ở trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của HS và biện pháp phát triển NLnhận thức khoa học tự nhiên của HS theo mô hình dạy học 5E thông qua thiết kế và

sử dụng sách điện tủ’

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Làm thế nào để thiết kế và vận dụng sách điện tử trong việc tổ chức dạy họcnội dung cẩu trúc của chất - KHTN 7 theo mô hình dạy học 5E nhàm phát triển NL nhận• • • thức khoa học tự nhiên cho HS?

5 Giá thuyết nghiên cứu

Nếu vận dụng sách điện tử đã thiết kế trong tổ chức dạy học nội dung cấutrúc của chất - KHTN 7 một cách linh hoạt và khoa học thì sẽ hình thành và phát

KHTN ở trường THCS theo định hướng phát triển NL

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về những vấn đề liên quan đến đề tài: dạy học KHTN

7 theo mô hình dạy học 5E, phương pháp dạy học phát triền NL cho HS, NL nhận

thức khoa học tự nhiên (khái niệm, cấu trúc, đánh giá NL), sách điện tử trong dạy

học để phát triển NL nhận thức khoa học tự nhiên cho HS

- Điều tra thực trạng về dạy học phát triển NL nhận thức khoa học tự nhiên cho

HS và việc vận dụng sách điện tử trong dạy học KHTN tại một số trường THCS

3

Trang 14

- Thiết kế và sử dụng sách điện tử để phát triền NL nhận thức khoa học tự nhiên thông qua dạy học nội dung cấu trúc của chất môn KHTN.

- Thiết kế một số kế hoạch dạy học có vận dụng sách điện tử hỗ trợ để hình

thành và phát triến NL nhận thức khoa học tự nhiên cho HS THCS

- Thiết kế thang đo và công cụ đánh giá NL nhận thức khoa học tự nhiên của HS

- Thực nghiệm sư phạm: triển khai một số kế hoạch bài dạy, kiểm nghiệm và

minh chứng tính khả thi, đánh giá NL nhận thức khoa học tự nhiên trước và sau khithực hiện kế hoạch bài dạy

7 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: cấu trúc của chất - chương trinh môn Khoa học tự nhiên 7 ở trườngTHCS

- Khảo sát và thực nghiệm sư phạm ở một số lớp 7 tại trường THCS Nguyễn Du

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các văn bản, tài liệu liên quan đến

đề tài nghiên cứu, các quan điểm dạy học tích cực, NL và phát triển NL nhận thức khoa học tự’ nhiên

8.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Khảo sát thực tiễn dạy và học môn KHTN 7 qua điều tra bằng phiếu, phong

vấn GV và HS một số trường THCS trong việc dạy học phát triển NL nhận thức

khoa học tụ’ nhiên cho HS

- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khảthi và hiệu quả của đề tài

8.3 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học để xử lí

định lượng các số liệu, phân tích kết quả cùa việc điều tra và quá trình thực nghiệm

sư phạm để rút ra nhận xét

4

Trang 15

9 Đóng góp mới của luận văn

- Tổng quan cơ sở lí luận về việc vận dụng sách điện tử trong dạy học để phát triển NL nhận thức khoa học tự nhiên cho HS

- Đánh giá thực trạng về việc vận dụng sách điện tử nhằm phát triển NL nhận

thức khoa học tự nhiên cho HS thông qua dạy học môn KHTN ở trường THCS

- Thiết kế sách điện tử và 3 kế hoạch dạy học cho nội dung cấu trúc cùa chất

nâng cao chất lượng dạy và học

- Nghiên cứu cách sử dụng sách điện tử nhằm phát triển NL nhận thức khoa học tự nhiên cho HS trong quá trình dạy học

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dun chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chưong 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề dạy học phát triển năng lực

nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh thông qua vận dụng sách điện tử kết hợp

mô hình dạy học 5E

Chương 2: Thiết kế sách điện tử trong dạy học nội dung cấu trúc của chất khoa học tự nhiên 7 theo mô hình 5E nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học

-tự• • nhiên cho học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5

Trang 16

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN

NĂNG LỤC NHẬN THÚC KHOA HỌC Tự NHIÊN CHO HỌC SINH THÔNG QUA VẬN DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ KÉT HỢP MÔ HÌNH DẠY

HỌC 5E 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu vềo o • năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

Ớ nước ngoài, năng lực khoa học được nhắc đến với cấu trúc có sự khác biệt

thức khoa học (Science Understanding); Kĩ năng tim hiếu tự nhiên (Science inquiry

skills); Nỗ lực khám phá tự nhiên (Science as a human endeavour) Ở Singapore cấu

trúc NL gồm: Kiến thức, Hiểu biết và ứng dụng; Kĩ năng và quá trình (Cốt lõi làInquiry Science); Thái độ, trách nhiệm xã hội Khung NL khoa học với OECD lại

phá khoa học; NL đọc hiểu dừ liệu và các bằng chứng khoa học và Giải thích các

hiện tượng khoa học

sở hữu kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức đó để xác định câu hởi, tiếp thukiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra kết luận dựa trên bằng

chứng về các vấn đề liên quan đến khoa học; hiểu các đặc điểm của khoa học nhưmột hình thức nghiên cứu của con người; thể hiện nhận thức về cách thức khoa học

và công nghệ định hình môi trường vật chất, tri tuệ và văn hóa; và tham gia vào các vấn đề liên quan đến khoa học và với các ý tưởng khoa học, với tư cách là một côngdân biết suy nghĩ

Theo một nghiên cứu Ministry of Education, Singapore (2014) có nhắc đến

vai trò của GV theo định hướng NL giáo dục GV không còn chỉ là chuyên gia và

người truyền đạt nội dung kiến thức; họ đang dự kiến sẽ là những người tài nguyên

đế tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh thông qua sáng tạo và HShoạt động trung tâm

6

Trang 17

Đến nay, tại Việt Nam cũng có khá nhiều công trinh, bài viết nghiên cứu về

Cường đà công bố công trình nghiên cứu về các chủ đề cơ bản của lí luận dạy học hiện đại theo định hướng tiếp cận NL người học trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế

Nhóm tác giả Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội cũng đưa ra công trình nghiêncứu về quy trình, biện pháp, phương pháp, cách tố chức quá trình dạy học minh họa

để hình thành, phát triển các NL chung và NL chuyên biệt cho từng môn học

Theo tác giả Lương Việt Thái (2011) chỉ ra rằng sự thành thạo trong quátrình phát triển NL cho HS phải được phát triển và phải được “thực hành” trongnhững tình huống thực tiễn Vì thế, trong quá trình dạy học, GV cần phải tạo cơ hội

cho HS được trải nghiệm, nhằm đạt được sự thành thạo đối với những NL riêng biệt thông qua các thực hành trong các bối cảnh và kinh nghiệm học tập ở tất cả các lớp

cung cấp một số cơ sở lí luận về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển NL

khác nhau, từ tích họp ở mức độ lồng/ ghép/ liên hệ đến tích họp ở mức độ chương

trình Theo đó, dạy học không phải là tạo ra kiến thức hay truyền đạt kiến thức mà

khả năng vận dụng ngoài phạm vi môn học đề chủ động, thích với cuộc sống trong

tương lai

Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả đưa ra đề xuất, xây dựng một số công cụ

để đánh giá NL KHTN cho HS Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng cùng

nhóm tác giả (2018) đã nghiên cứu về cấu trúc NL KHTN của HS THCS Tiến hành

xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận theo P1SA để hình thành, phát triển và đánh giá

NL KHTN cho HS thông qua sử dụng bài tập tiếp cận theo chương trinh đánh giá

học sinh quốc tế P1SA

Nhóm tác giả Phạm Thị Bích Đào, Vũ Thị Minh Nguyệt (2016) vận dụng mô

phát triển NL HS chỉ ra việc thiết kể tài liệu học tập nói chung và thiết kể chủ đề tích họp liên môn nói riêng theo cấu trúc đề xuất giúp HS phát triển được NL tìm

7

Trang 18

tòi khám phá khoa học, góp phần hình thành và phát triển các NL chung và NL đặc

GDPT mới trong việc hình thành và phát triến NL cho người học

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc hình thành và phát triển năng lựckhoa học tự nhiên ở HS trong đó có NL nhận thức khoa học tự nhiên Tuy nhiên, việc vận dụng sách điện tử nhằm phát triển NL nhận thức khoa học tự nhiên cho HSvẫn đang còn rất mới mẻ và ít có các nghiên cứu cụ thể đề cập đến vấn đề này

1.1.2 Nghiên cứu về mô hình dạy học 5E

Kể từ cuối những năm 1980, BSCS đã sử dụng rộng rài một mô hình giảng

dạy trong việc phát triển các tài liệu chương trình giảng dạy mới và kinh nghiệm

elaboration, and evaluation” Mỗi giai đoạn có một chức năng cụ thế và góp phần

kiến thức, thái độ và kỹ năng khoa học và công nghệ Mô hình định hình trình tự và

tổ chức các chương trinh, đơn vị và bài học Sau khi được tiếp thu, nó cũng có thể

đưa ra nhiều quyết định tức thời mà giáo viên khoa học phải đưa ra trong các tỉnh huống trong lớp học

Theo Bybee (1997), mô hình 5E có thể được sử dụng trong các khóa học

khoa học để nâng cao chất lượng thực hành và thiết kế các khóa học khoa học dựa

trên cách tiếp cận cấu trúc và tâm lý học nhận thức và việc sử dụng phương pháp này giúp HS xác định lại, tồ chức, kiểm tra và thay đồi những ý tưởng họ đã có thông qua tương tác với bạn bè và môi trường

Theo Duran (2004), mô hình 5E hỗ trợ và phục vụ GV ở chỗ nó cung cấp

một ví dụ về việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa cấu trúc trong quá

8

Trang 19

trình xử lý khóa học và cung cấp hướng dẫn dựa trên cải cách tốt và đưa ra tuyên bố rằng mô hình này có thể giúp phát triến chương trình giảng dạy.

sát thấy rằng HS trong mô hình này năng động và có động lực hơn so với HS trong

các lớp học dựa trên bài giảng và những HS này có thể tỉm thấy cơ hội để chia sẻ

kiến thức và kinh nghiệm của mình

Ngoài ra, với báo cáo của Senan (2013) đà nhắc đến mô hình học tập 5E ứng dụng công nghệ là một công cụ tốt để HS đạt được các kỹ năng của thế kỷ 21 cũngnhư để GV dạy một khái niệm cụ thể

Trong nghiên cứu của Nevin Kozcu Cakir, (2017) thông qua phân tích dữ

liệu thu được từ các bài báo và luận án, đã đưa ra đánh giá chung về tác động của

mô hình học tập 5E đối với kết quả học tập, thái độ đối với khoa học và kỹ năng xử

lý khoa học Có thế nói mô hình học tập 5E hiệu quả hơn đối với kết quả học tập,

thái độ đối với bài học và kỹ nãng tiến trình khoa học của HS so với phương pháp

dạy học truyền thống

Bên cạnh các nghiên cứu của nước ngoài, tại Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến mô hình học tập 5E và chỉ ra được những điếm nối bật,

các lợi ích khi vận dụng mô hình này vào quá trình dạy học

cứu về vấn đề vận dụng mô hinh 5E thiết kế chủ đề tích hợp liên môn trong tài liệu

học tập môn KHTN nhằm phát triển NL HS và chỉ ra rằng việc thiết kể tài liệu họctập vận dụng mô hình 5E nói chung, chủ đề tích hợp liên môn nói riêng theo cấu

trúc đề xuất giúp HS phát triển được NL tim tòi khám phá khoa học, từ đó, phát

triển các NL chung và NL đặc thù môn học

Bên cạnh đó, tác giả Vũ Thị Minh Nguyệt (2018) đã nghiên cứu về vấn đề:

Vận dụng mô hình 5E trong dạy học khoa học qua khám phá thiết kế kế hoạch bài

học Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra các đặc điểm của dạy học khoa học

này Từ đó, vận dụng mô hình 5E để thiết kế kế hoạch bài học ở THCS

9

Trang 20

Ngoài ra, trong nghiên cứu của tác giả Vũ Phuong Liên, Trân Thị Thu

Phương (2022) đã tổng hợp và phân tích cơ sở phân tích lí luận về mô hình dạy học 5E, dạy học phát triến NL, chỉ ra sự đáp ứng của mô hình dạy học 5E trong dạy học

phát triển NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học HS và cũng đề xuất

một tiến trinh dạy học cụ thể hoá mô hình dạy học 5E và bộ công cụ đánh giá NL

tìm hiếu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học của HS

Nhìn chung, có rất nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước về mô hình

học tập 5E, xác định rằng mô hình học tập này có tác động vừa phải đến thái độ của

ngoài việc tự xây dựng các khái niệm, nó còn giúp HS ứng dụng lý thuyết đã học

trong những hoàn cảnh cụ thể một cách linh hoạt Thiết kế các công cụ hồ trợ học

tập và việc dạy học theo mô hình 5E cũng góp phần tạo hứng thú học tập và nghiên

cứu đối với HS mà ở đó các em được trải nghiệm và khám phá ra các kiến thức mới

mẻ và vận dụng nó vào trong thực tiền cuộc sống

1.1.3 Nghiên cứu về vận dụng sách điện tử trong dạy học

Trên thế giới, đã có một số lượng lớn các nghiên cứu được thực hiện về sử

dụng và chấp nhận sách điện tử, thái độ sử dụng sách điện tử, so sánh lợi ích cùa sách điện tử với sách in Nghiên cứu bởi Larson và Marsh (2005) đã cho rằng, nhờ phát triển sách điện tử Ebook, người học có thể thu hẹp khoảng cách giữa kiếnthức tiếp nhận trên lớp Việc đưa Ebook vào các trường học giúp người học làm

quen với công nghệ hiện đại và có thêm những kỹ năng có giá trị mới

Sách điện tử chủ yếu sè là một tập hợp các văn bản của tài liệu thông tin

được thiết kể cho nghiên cứu trong một mẫu kỹ thuật số (văn bản viết, hình ảnh, đồ họa, các video, ) cho phép khả năng hiển thị trên màn hình của thiết bị điện tử

(Landoni & Hanlon, 2007) Sách điện tử giúp cho người học có khả năng tìm kiếm

thông tin cần thiết, và cung cấp cho người dùng 24 giờ một ngày ngoài việc thựchiện các tìm kiếm bắt buộc đối với nội dung cụ thế hơn dễ dàng và hiệu quả so với

sách giấy truyền thống (Clark và cộng sự, 2008)

Rowlands, Nocolas, Jmali, & Huntington, 2007; Woody, Daniel, & Baker,

2010 cũng chỉ ra rằng sách giáo khoa điện tử được học sinh ưa chuộng vì tính linh

10

Trang 21

hoạt trong tra cứu nội dung, dễ dàng khả năng truy cập, tăng cuờng hấp dẫn trực

quan và nội dung đa phương tiện có thế Học sinh cũng tin rằng sách điện tử được

cập nhật, có thể truy cập bất cứ lúc nào và thuận tiện đế lun trữ Ngoài ra, có rất

nhiều lợi ích tích lũy khi học sinh được sử dụng sách giáo khoa điện tử và cũng được rất nhiều nghiên cứu nhắc đến

Bên cạnh các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, thì đối với trong nước

có thể kể đến một số nghiên cứu về việc vận dụng sách điện tử trong dạy học như

của tác giả Đặng Nguyền Phương Khanh (2010) cũng đã nghiên cứu về xây dựng một hệ thống bài học, bài tập, thư viện dứới dạng E-book bên cạnh việc giúp HS tự

học đồng thời cũng giúp GV có nguồn tư liệu để giảng dạy trong điều kiện cáctrường THCS khác nhau

Tác giả Nguyễn Thị Hường (2015) đã nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học, tài liệu về ứng dụng CNTT trong thiết kể sách điện tử hướng dẫn tự học, tồng hợp

các quan diêm, 11 luận liên quan đen vân đê thiêt kê sách điện tủ’, nghiên cứu cách thức xây dựng sách điện tử hướng dẫn tự học, nghiên cứu chương trình, nội dung

kiến thức, phân phối chương trinh, tài liệu tham khảo, các chuyên đề liên quan

Tác giả Đồ Thùy Linh (2018) đã đưa ra các nguyên tắc thiết kế và phân loại

thành các dạng sách điện tử (e-book) cũng như phần mềm thiết kế và quy trình thiết

kế sách điện tử Qua việc cung cấp cho HS sách giáo khoa điện tử về thực hành thínghiệm đế học sinh có thế chủ động nghiên cứu, tự học và rèn luyện kỹ năng

Trong nghiên cứu về sách điện tử và vấn đề phát triển sách giáo khoa điện tử

trong trường phổ thông, tác giả Nguyễn Hữu Lễ (2017) đã chỉ ra rằng: Sách điện tử

tham gia vào quá trình hiện đại hóa giáo dục của nhiều quốc gia như là một tác nhân tích cực, không chỉ bảo tồn và còn sản sinh nhiều cuốn sách đế làm giàu cho kho tàng tri thức của nhân loại Bên cạnh đó, thiết kế và sử dụng sách điện tử còn đáp ứng yêu cầu của sự phát triến khoa học và công nghệ

Có thể thấy rằng các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều đưa ra được

các lợi ích cụ thể của việc vận dụng sách điện tử và chỉ ra được tính khả thi của mỗinghiên cúu Tuy nhiên, đến nay việc vận dụng sách điện tử trong dạy học mônKHTN để phát triển NL nhân thức khoa học tự nhiên cho HS vẫn chưa được các tác

11

Trang 22

giả đê cập trong các nghiên cứu của mình Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đê tài:

“ Phát triển năng “ lực ♦ nhận • thức khoa học tự nhiên • • thông “ I qua vận • dụng • o sách điện tử trong dạy học nội dung cấu trúc của chất - khoa học tự nhiên 7” nhằm góp phần vào việc đôi mới phương pháp dạy học hướng đến phát triển năng lực cho

1.2 Năng “ • lực nhận • thức khoa học • tự • nhỉên

1.2.1 Khái niệm và cấu trúc năng lực

1.2.1.1 Khái niệm

Năng lực (Compentence) là thuật ngữ đầu tiên xuất hiện trong một bài báo của tác giả R.w White vào nàm 1959 như là một khái niệm cho động cơ hiệu suất

Sau đó, cụm từ này cũng được nhiều người đưa ra với những khái niệm khác nhau

và việc sử dụng khái niệm NL rất khác nhau như vậy đã dẫn đến sự hiểu lầm đáng

kế NL đã xuất hiện ở các nước khác nhau với nhiều bối cảnh khoa học đa dạng và cùng với các ý nghĩa khác nhau (Klarsfeld, 2000) Dưới góc độ tâm lí học, có một

số quan điểm về NL như sau:

Theo John Erpenbeck 1998, NL được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập

qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố quakinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí

Hay “Năng lực” là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay

có thể học được để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống NL cũng hàm

chứa trong nó tính sằn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội đế có

thế sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp trong những

tình huống thay đồi (Weinert, 2001)

trong một bối cảnh cụ thề

nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp trong các tình

12

Trang 23

NL là sự phù hợp giữa tồ hợp những thuộc tính nào đó của cá nhân với

những yêu cầu của một hoạt động nhất định (Trần Trọng Thủy, 2002)

thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định,

đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả

Từ việc tổng hợp, phân tích, kế thừa các quan điểm về NL thì chúng ta có thể

hiểu rằng: “NL là tố hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ của cá nhân thể hiện qua

cách vận dụng kiến thức linh hoạt, sử dụng kỹ năng thành thạo và thế hiện thái độ phù họp với yêu cầu của hoạt động, nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề mà cuộc

sống đưa ra”

ỉ.2.1.2 Cấu trúc năng lực

Với cách tiếp cận thứ nhất, Tác giả Sigmund Freud đưa ra quan điểm: “suy

nghĩ của não bộ với ba mức độ, nhận thức - phần nổi, tiền nhận thức - phần giữa và

không nhận thức - phần dưới cùng”, NL con người giống như một tảng băng trôi,

Trong cấu trúc tảng băng về năng lực, chúng ta thấy nó gồm ba tầng: tầng 1 lànhững gì cá nhân thực hiện được, làm được, có thể quan sát, theo dõi được Tầng 2

là kiến thức, kỹ năng tư duy với giá trị niềm tin là cơ sở quan trọng đế phát triển tư

duy, điêu kiện đê phát triên NL, ở dạng tiêm năng, không quan sát được Tâng 3

cách có tính quyết định

1 Hành động (Behaviour)

2 Suy nghi (Thoughts)

3 Tỉnh sần sàng (Willing)

Hành vi (quan sát được) Kiến thức

Kỹ năng Thải độ Chuân, giá trị, niềm tin Động cơ

Nét nhân cách Phẩm chất

Freud compared the mind to an iceberg.

Hình 1.1 Mô hình táng hăng vê câu trúc năng lực

13

Trang 24

Trong quá trinh giảng dạy, tác giả nhận thấy rằng, để đánh giá kết quả học tậpcủa người học, chúng ta không chỉ đánh giá bề nối mà còn tập trung khai thác phần

chìm Bởi phần nổi là những gì người học thể hiện ra bên ngoài có thể nhìn thấy thôngqua các hình thức đánh giá, phong vấn, quan sát, theo dõi Còn với phần chìm có thể là

phong cách tư duy, đặc tính hành vi, sở thích, sự phù hợp, Và đây chính là phần

tiềm ấn bên trong người học và cần phát hiện, nuôi dưỡng và phát triển

Mô hình NL (Compentence Model) là mô tả tổ hợp các kiến thức (Knowledge),

kỹ năng (Skill) và thái độ/ phẩm chất (Attitude) Được gọi là mô hình ASK

Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu

(Affective)

- Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual or Physical)

(Bend Meier, Nguyễn Văn Cường, 2011) cho rằng cấu trúc chung của NL hành

phương pháp, NL xà hội và NL cá thể Từ đó có thể thấy phát triển NL không chỉ

nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm kiến thức, kỹ năng mà còn phát

triển NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể Các NL này có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau và không tách rời nhau

Cách tiếp cận thứ 3 là tiếp cận NL chung và NL chuyên môn (OECD, 2015) Các NL chung bao gồm: khả năng hành động độc lập thành công, khả năng sử dụngcác công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ và khả năng hành động

từng môn học riêng biệt Hiện nay, trong các chương trinh dạy học của các nước

thuộc OECD, sử dụng mô hình NL này, đó là dạy học phát triển các NL chung và các NL chuyên môn

Trong chương trình GDPT 2018 của bộ GD&ĐT, NL cần hình thành và pháttriển cho HS được chia thành 2 loại NL cốt lõi:

14

Trang 25

NL chung là những NL cơ bản, được hình thành và phát triền ở tất cả các

môn học và các hoạt động giáo dục bao gồm 3 nhóm NL thành phần là: NL tự chủ

và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

NL chuyên môn là những NL được hình thành và phát triển ở một số mônhọc dựa trên đặc điểm riêng của từng môn học đó, bao gồm 7 NL thành phần là: NL

ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học,

NL thẩm mĩ và NL thể chất

1.2,2, NăngOelực nhận thức khoae e học tự nhiên

ỉ.2.2.1 Khái niệm và cấu trúc năng lực khoa học tự nhiên

Năng lực khoa học (science literacy) được định nghĩa là “khả năng sử dụng

kiến thức khoa học trong việc xác định các câu hởi và rút ra các kết luận dựa trên

bằng chứng; từ đó giúp đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên và những thay đổi

được thực hiện thông qua hoạt động của con người” (OECD, 2007) Được thế hiện

qua khả năng sẵn sàng tham gia và lập luận các tình huống liên quan đến khoa học công nghệ (OECD, 2019) Có thể cho rằng NL khoa học tự nhiên là khả năng người

quyết các vấn đề trong thế giới tự nhiên

Tại một số nước, Cấu trúc NL khoa học sẽ có một số khác biệt so với Việt

đã đưa ra bảng so sánh cấu trúc NL khoa học của Việt Nam, Australia, Singapore và

khung NL khoa học của OECD như sau:

Bảng ỉ ỉ So sánh cấu trúc năng lực khoa học

năng lực khoa học Cho học sinh lớp 6 trong môn khoa học tự nhiên Theo chương

trình giảo dục phô thông mới)

Trang 26

Theo chương trình GDPT 2018 - chương trình tổng thể thì NL khoa học tự

nhiên gồm 3 nhóm NL thành phần:

khoa học; NLđọc hiểu dừ liệu

Thái độ, trách nhiệm

xã hội

Giải thích cáchiện tượng khoa

học

Hình 1.2 Câu trúc năng lực khoa học tự nhiên

7.2.2.2 Biêu hiện của năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

NL nhận thức khoa học tự nhiên được mô tả là “khả năng nhận thức kiến

thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến

đối của thế giới tự nhiên

NL nhận thức KHTN được biềư hiện cụ thể trong bảng 1.2:

Bảng 1.2 Biêu hiện của năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

Năng lực nhận

thức KHTN

- Nhận biết và nêu được các sự vật, hiện tượng, khái niệm,

quy luật, quá trình cùa tự nhiên

- Sử dụng công thức, sơ đồ để trình bày các hiện tượng, quy trình khoa học

16

Trang 27

- Giải thích vai trò của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

- So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng,

quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau

- Tim được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết

nôi được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi

đọc và trình bày các văn bản khoa học

- Phân tích được các đặc diêm các sự vật, hiện tượng trong tựnhiên

- Giải thích được môi quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (quan hệ nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, )

nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận

ỉ.2.2.3 Tiêu chí đảnh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

đánh giá nàng lực nhận thức thông qua mức độ đạt được kiên thức của HS

GV có thê sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp hoặc sử

dụng các bài kiêm tra đê đánh giá mức độ nhận thức khoa học của HS

Sáng tao Lập kế hoạch, thiết kế, lắp ráp, xây dựng, khám phá, phát triển,

Vận dụng

Hiểu

Thực hành, triển khải, giải quyết, phác thảo, chứng minh

Phân loại, mô tả, giải thích, lựa chọn, so sánh, ví dụ,

Hình 1.3 Thang bậc nhận thức BLOOM

Cụ thê, các tiêu chí đánh giá trong NL nhận thức KHTN phù hợp khi sử dụng

17

Trang 28

Bảng 1.3 Thang bậc nhận thức Bloom đánh giá NL nhận thức KHTN

Yêu cầu cần đạt/ Tiêu chí Thang đo

nhận • thức

TC1 Nhận biết và nêu được các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy

luật, quá trình của tự nhiên

Nhớ

trình khoa học

Hiểu

TC4 So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá

trình tự• nhiên theo các tiêu chí khác nhau

Vận dụng

được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình

bày các văn bản khoa học

Vận dụng

TC6 Phân tích được các đặc điếm, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện

tượng trong tự nhiên

TC7 Nhận ra điếm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được nhừng nhận

định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận

Đánh giá

môn khoa học tự nhiên 2018 thì 7 tiêu chí này được chia về 4 nhóm: Nhớ, Hiểu,Vận dụng, Vận dụng cao tương ứng với mô tả sau:

Bảng 1.4 Tiêu chí đề xuất của NL nhận thức KHTN

Yêu câu cân đạt/ Tiêu chí

Kl. Trình bày được kiên thức côt lõi vê câu trúc của

chất

Thang đo nhận thức

Nhơ

Tiêu chí thành phần

TC1

K2 Giải thích/ Phân tích được tính hệ thông, quy luật

giữa các nhóm nguyên tố/ nhóm chất

K3 So sánh/ phân biệt được giữa các đặc điềm của một

hoặc nhiều sự vật hiện tượng khác nhau

Trang 29

1.3 Một số mô hình, phương pháp dạy học được sử dụng trong việc thiết kế sách điện tử và tồ chức dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học

tự nhiên cho học sinh

1.3.1 Sách điện tử

ỉ 3.1.1 Khải niệm sách điện tử

Thuật ngữ sách điện tử hiện nay có rất nhiều cách hiểu Nhiều người cho

rằng sách điện tử là một phiên bản điện tử của sách in Với việc phát triển không

ngừng của công nghệ thông tin thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để một cuốn sáchđiện tử được người dùng lựa chọn để sử dụng cũng đặt ra một thách thức lớn

rp J 1_ Ạ _ • r • _ r Ạ j 1 • Ạ J A _ • 7 4-’ >' 4- 1 1- £ • • _ z _ 4- • J 7 _ _ J 4- Ạ

Trên thê giới có rât nhiêu tác giả đã đưa ra khái niệm vê sách điện tử, cụ thê:

Theo Rosso, s (2009), đã đưa ra nghiên cứu về sự lựa chọn giừa sách điện

tử vá sách in Sách điện tử là một ấn phẩm sách ở dạng kỹ thuật số, bao gồm văn

bản, hình ảnh, có thể đọc được trên máy tính, điện thoại thông minh hoặc các thiết

bị điện tủ’ khác Sách điện tử sẽ dần chiếm vị trí cùa sách in khi nó cho phép người dùng truy cập nội dung yêu thích của họ bất cứ lức nào, ở bất cứ đâu

Với Ashley Melinis (2011) đã nhấn mạnh tính năng tương tác của sách điện

tử và đưa ra định nghĩa sách điện tử (ebook) là sách tương tác hoặc sách kỹ thuật số

là những tài liệu nội dung ở định dạng kỹ thuật số có thề được xem trên các thiết bị đọc điện tử Ở đó, chữ viết và hình minh họa cũng tương tự như sách in, đặc biệt sách điện tử cũng có thề kết hợp nhiều phương tiện như âm thanh, hình động, các

mô hình nổi bật

Theo PWC (2014), sách điện tử được định nghĩa là phiên bản kỹ thuật số của sách in và được phân phối qua Internet Nó có thể được đọc trên thiết bị đọc sách

điện tử như: máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, Sách điện

tử có thế được xuất bản ở những định dạng tệp khác nhau

ớ Việt Nam, một số tác giả cũng nêu ra quan điểm về sách điện tử:

Theo Nguyễn Hữu Lễ (2017), sách điện tử được coi là phương tiện số hóa tương ửng của các loại sách in Sách điện tử ngày càng phố biến do việc dễ dàngtiếp cận với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa một lượng tri thức rất lớn đáp ứng nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị điện tử

19

Trang 30

Sách điện tử theo tác giả Chử Bá Quyết, Hoàng Cao Cường (2019) được hiểu

là các loại sách có những điểm chung như là một ấn phẩm điện tù của các dạng sách

in; hình thức rất đa dạng: không chỉ là văn bản thế hiện bằng chữ viết, mà còn là

hình ảnh, hoạt hóa, âm thanh, kể cả video clip; việc sử dụng (đọc, xem, nghe ) phải gắn với các thiết bị đọc sách chuyên dùng hoặc các thiết bị khác như máy tính, điện thoại, ipad có hoặc không có kết nối Internet

ỉ.3.1.2 Cấu trúc chung của sách điện tử

dụng CNTT phục vụ giảng dạy Chúng tôi đề xuất xây dưng cấu trúc của một chủ

đề trong sách điện tử sẽ có giao diện gồm các mục chính như sau:

I

Các yêu câu cân đạt trong chương trình khoa học tự nhiên 2018

MỤC TIÊU

Đát vân đẽ

Kiến thức chủ đé

íông ghép và xuất hiện

CÂU HỎI NHIỆM VỤ/

BÀI TẬP

CAU TRUC SÁCH ĐIỆN Tử

xuyén suòt cùng với các nội

dung bài học

NỌI DUNG

Mở rộng (em có biết)

Hình 1.4 Cấu trúc chung của sách điện tử

- Tên chủ đề: Tên chú đề phải khái quát được vấn đề/ nội dung chính muốn

đề cập đến trong sách điện tử

- Mục tiêu/ yêu cầu cần đạt: Trình bày các mục tiêu/ yêu cầu cần đạt của chủ

đề dựa theo chương trình môn khoa học tự nhiên 2018

- Nội dung của chủ đề: Các kiến thức liên quan dấn chủ đề

+ Đặt vấn đề: Các vấn đề, hiện tượng, tỉnh huống có liên quan kiến thức, kĩnăng cùa bài học/ chủ đề

+ Nội dung chính: Đây là phần trọng tâm của sách, các nội dung được sắpxếp logic, có ý nghĩa kết họp cùng với các hình ảnh, mô hình, video, để đưa vào

thiết kế

+ Phần mở rộng (em có biết): Cung cấp thêm những kiến thức liên quan đến

các vấn đề trong cuộc sống

20

Trang 31

- Câu hỏi nhiệm vụ và bài tập: Các câu hỏi nhiệm vụ và bài tập có thể lồng ghép, xuất hiện xuyên suốt cùng với các nội dung bài học và được thiết kế với sự hỗ

trợ cũa các công cụ kiểm tra đánh giá trên phần mềm thiết kế

1.3.1.3 Đặc trưng và vai trò của sách điện tử

Sách điện tử thể hiện được văn bản, âm nhạc, hoạt ảnh, ảnh, video và ở đó có

sự liên kết các hình thức trình có thể củng cố việc dạy và học Sách điện tử cũng có thể mang lại sự linh hoạt cao độ, cho phép HS thiết lập tốc độ đọc, điều chỉnh độ phóng to, thu nhỏ của trang sách phù hợp với mong muốn của bản thân Sách điện

tử có thể cung cấp nền tảng đọc cho nhiều HS thông qua khả năng thay đổi kích

thước vàn bản được hiển thị Những HS gặp khó khăn trong việc đọc, bất kể lý do

gì, có thể thay đổi cờ chừ lớn hơn khiến cho việc đọc sách cũng dễ dàng hơn

Với khả năng trinh bày thông tin và hoạt động ở nhiều định dạng khác nhau cũng có nghĩa sách điện tử có thể chấp nhận nhiều đầu vào khác nhau từ HS Sách

điện tử thiết kế trên phần mềm tích hợp còn có thế ghi lại câu trả lời của tất cả HStrong lớp và GV có thế xem câu trả lời của HS, nhận diện được những lỗi mà đa số

HS đang gặp phải Ngoài ra, GV cũng có thể theo dõi được quá trình tự học và thựchiện một số nhiệm vụ của HS ngay trên sách

Việc sử dụng sách điện tử như một trong những phương tiện học tập có thể

giúp HS thực hành và có các kỹ năng xử lý khoa học Các tình huống thực tiễn được đưa ra trong sách hay các thí nghiệm dưới dạng mô phỏng 3D còn giúp HS có thểnắm vững vấn đề tốt hơn và tìm ra giải pháp phù hợp

Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số như sách điện tử có nhiều lợi ích

và vai trò khác nhau trong quá trình dạy và học Nó khiến cho việc giảng dạy sẽ thuhút sự chú ý của HS nhiều hơn để có thể thúc đẩy động lực học tập, tài liệu giảng

dạy GV cung cấp thông qua sách điện tủ’ sẽ rõ ràng hơn đế HS hiểu rõ hơn giúp HS

nắm vừng mục tiêu của bài học tốt hơn Điều này còn cỏ thề loại bỏ sự nhàm chán của HS vì phương tiện sử dụng đa dạng, HS sẽ được trải nghiệm và thực hành bằng

các thao tác đơn giản

KHTN là một trong số các môn khoa học có sự gắn kết chặt chẽ giừa lí

thuyết với thực nghiệm Đe tìm hiểu về thế giới tự nhiên, và có nhận thức sâu sắc về

21

Trang 32

thế giới tự nhiên thì việc tìm kiếm các phương thức, công cụ giúp HS hiểu biết đầy

đủ về các khái niệm mới từ các tình huống thực tiễn ngày càng quan trọng hơn, thúc

“ sách điện tử ”

công cụ hỗ trợ khác Neu GV biết lồng ghép và sử dụng hợp lí thì sách điện tử sètrở nên có giá trị và hỗ trợ tối đa việc dạy và học Sách điện tử được thiết kế với các

kiến thức khoa học, nội dung phong phú, hình ảnh rồ nét, các cảnh 3D và các video

xây dựng kế hoạch dạy học và làm thế nào đế phát huy tối đa lợi ích cùa sách điện

tử và để HS khi tiếp cận sẽ cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu nội dung bài học

13.2 Vậndụng • <_> mộtsắ mô hình ♦ •Ze dạy họco • trong việc thiết kế sách điện tử

13.2.1 Mô hình dạy học TPACK

a Khái quát về mô hình dạy học TPACK

Trong nghiên cứu của Koehler và Mishra (2009) với chủ đề: “What is

technological pedagogical content knowledge?” đã mô tả một khung kiến thức dành cho GV đề tích hợp công nghệ được gọi là kiến thức nội dung sư phạm công nghệ.Ban đầu khung này được xây dựng dựa trên cấu trúc kiến thức nội dung sư phạm

được sự tương tác giữa ba yếu tố: Nội dung - Phương pháp sư phạm - Công nghệ

Trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: Kiến thức công nghệ (TK) luôn ở trạngthái thay đồi liên tục hơn là hai lĩnh vực khác trong khuôn khổ TPACK (kiến thức

về phương pháp sư phạm và kiến thức về lĩnh vực dạy học) Chính vì vậy, các tri thức công nghệ đều có nguy cơ trở nên lỗi thời, nó có thể thịnh hành ở thời điếmhiện tại nhưng nếu có một công cụ khác thay thế lập tức nó sẽ dần bị bỏ quên GV

cần nắm vững hơn môn học mình dạy và phải có hiểu biết sâu sắc về cách thức mà

chủ đề xây dựng có thể được thay đổi bằng cách áp dụng các công nghệ cụ thể; xác

định được công nghệ cụ thể nào phù hợp nhất để giải quyết vấn đề học tập Kiến thức sư phạm công nghệ (TPK) lại được xem là sự hiểu biết về cách dạy và học

22

Trang 33

Technological Pedagogical Content

Knowledge (TRACK)

Contexts

Pedagogical Content Knowledge

Knowledge (CK)

Tr< '• icai

K

(TKI

Technological Content Knowledge (TCK)

Và sự tương tác của 3 mảng kiến thức trên:

Hình 1.5 Khung TPACK Nguồn: Nghiên cứu của Koehler

những ý tưởng, phương pháp sư phạm (TPK)

b Mô hình đê xuât cho sách điện tử

Sách điện tử bao gồm các kiến thức về lĩnh vực dạy học (CK); kiến thức về phương pháp sư phạm (PK) và kiến thức về công nghệ (TK) Và ở đó có sự tương tác phù hợp và

r '

1 • /ỵ 2 _ 9 _ r Ả À

hiệu qua cua cac yeu tô trên

Dựa trên mô hình TPACK, tôi đề xuất mô hình cho sách điện tử

Trọng tàm

?- Kiến thức, kĩ năng Chính xãc

Khoa hoc

+ Kiến thức gắn liến với thực tiễn và

các ván đế cuộc sống đàm bão hàp

dẫn, phong phú.

+ Vân dung kiên thức, kĩ nâng để giãi

quyét các vân đê trong cuộc sống

NỌI DUNG

(CK)

CÔNG NGHẸ

(TK)

♦ Nội dung và các yêu tố công nghệ có

sự kêt nối, đàm bào có sự tương tác phũ hợp vỡi HS.

+ Sừ dụng phương tièn cóng nghệ thiết kê các nhiệm vụ học tập cụ thế cùng với cảu hòi định hướng rõ ràng.

+ Ghi nhân cảu trả lởi và cô sự phản hối.

♦ Cóng cu hố trợ kiếm tra đánh giá kêt hợp vỏi cho điểm tự động

Hình 1.6 Mô hình đê xuât cho sách điện tử (Nguôn: Vũ Phương Liên, Đăng Thị Thu Phương (2023) chủ đê: “Vận dụng mô

hình TPACK trong dạy học mạch nội dung “Chất và sự biến đôi của chất ” (Khoa

học tự nhiên 6) thông qua thiết kế sách điện tử” )

23

Trang 34

1.3.2.2 Mô hình dạy học 5E

Khi làm việc tại tổ chức giáo dục nghiên cứu khung chương trình dạy sinh

2006 viêt vê nguôn gôc, hiệu quả và ứng dụng của mô hỉnh giảng dạy BSCS 5E với

chủ đề “The BSCS 5E ĩntructional Model: Origins and Effectiveness” đã đưa ra 5

giai đoạn gắn với 5 chữ E của mô hình này: Engage (Gắn kết), Explore (Khảo sát),

Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng), và Evaluate (Đánh giá)

Kiến tạo kiến thức mới - Giúp

HS áp dụng kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới

Trình bày nội dung - Giúp HS hiếu các khái niệm, quy trình,

sự kiện hoặc nguyên tăc

Thiết lập sự liên quan giúp

HS xác định nhu cầu học

các khái niệm mới

cải thiện sự hiếu biết - Giúp

HS thế hiện kiến thức mới và

cung cap hướng dấn

Đánh giá việc học - Giúp HS

đo lường việc học theo các

mục tiêu tương ứng

Hình 1.7 Mô hình dạy học 5E

(Nguôn: Vũ Phương Liên, Đãng Thị Thu Phương (2023) chủ đê: "Vận dụng mô

hình TPACK trong dạy học mạch nội dung "Chất và sự biến đôi của chất" (Khoa

học tự nhiên 6) thông qua thiết kế sách điện tử".)

a Xây dựng cấu trúc của một bài học/ chủ đề theo mô hình dạy học 5E

Bảng 1.5 Cấu trúc của một bài học/ chủ đề trong sách điện tử theo mô hình 5E

gia vào bài học bằng các tình huống cụ thể/ video/ hình ảnh mang tính

thời sự, gắn với thực tiễn

24

Trang 35

- GV kết nối và dẫndát để HS tìm hiểuchủ đề thông qua câuhỏi, tình huống gắn với thực tiễn và dựa

trên các kinh nghiệm

đà có của HS

Các vấn đề, hiện tượng, tình huống có liên quan kiến thức, kĩ năng của

bài học/ chủ đề

Sử dụng các hình ảnh,

video minh họa, phóng

sự, bài báo cho các câu

hỏi và tình huống đưa

đặc điểm cấu tạo của chất, hỗn hợp, dãy đồng đẳng, nhóm thực vật, động

vật, Trái Đất và bầu trời

- Thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thê (thực hành, thao tác trên các công cụ)

thức nền tảng, cơ bảnđảm bảo các mục tiêu của bài học

- Các nhiệm vụ/ hoạt động có chỉ dẫn rõ

ràng để HS thực hiện

Khái niệm, đặc điểm

cấu tạo của chất, hỗn

hợp, dãy đồng đẳng, nhóm thực vật, động vật, Trái Đất và bầu

trời

Sử dụng các công cụ

hỗ trợ thiết kế bảnghỏi, trò chơi, thí

nghiệm mô phỏng,video/ hình ảnh thí

nghiệm

Nội dung 3:

Explain

(Giải thích)

Mục tiêu dạy học: HS thuyết trình, phân tích các trải nghiệm, đưa ra phản

biện hoặc quan sát, thu nhận được ở giai đoạn khám phá

- Trong các nội dungđưa ra phải đảm bảo

HS có cơ hội được

thuyết trình, phân tích các trải nghiệm và có

yêu cầu giải thích cụ

thể

Tính chất của các chất,các vật thể (tính chất vật lí, tính chất hóa học)

Giải thích sự chuyển

động của Mặt trời, sự khác nhau về hình dạng

Sử dụng hình ảnh, mô

hình thí nghiệm, video, các cảnh 3D,

25

Trang 36

và tư duy phản biện của HS.

nhìn thây của Mặttrăng

Mục tiêu dạy học: Ap dụng các kiên thức đã học vào thực tiên, các vân đê

r

liên quan đên cuộc

- Các nội dung đưa

vào mang tính thực tiễn để HS có cơ hội

áp dụng các kiến thức

đà học

Vận dụng kiên thức, kĩ

năng đã được hình thành, rèn luyện trong

quá trình học vào giải

quyết các vấn đề trongcác tình huống cuộc

sống

Sử dụng hình ảnh bài

báo, hình ảnh chụp lạitrong cuộc sống, video

phóng sự, bài báo liên quan

HS

Công cụ thiêt kê bài

test trực tiếp trên sách

Trang 37

NÃNG LỰC

Evaluate 5 - Đánh giá

Elaborate 4 - Áp dụn

-1=1 Nhận ra điẽm sai và chỉnh sừa được;

đưa ra được những nhận định phê phán

có liên quan đến chủ đề thảo luận

tượng quá trình tự nhiên theo logic nhất định.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin đè xuất theo logic có ý nghía.

sự vật hiện tượng khác nhau theo các tiêu chí.

Explore 2 - Khảo sát

Engage 1 - Gắn kết

quy trình khoa học.

- Giải thích vai trò của các sự vật, hiện tượng

Nhận biết và nêu được các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên

Hình 1.8 Mối quan hệ giữa mô hình dạy học 5E và phát triển NL nhận thức KHTN

- Giai đoạn 1: Gắn kết (Engage): GV kết nối và dẫn dắt để HS tìm hiểu chủ

đề thông qua việc đặt câu hỏi, với tình huống gắn thực tiễn và dựa trên các kinh

nghiệm đã có của HS Từ đó, HS có thể nhận diện, gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên và tạo cho HS sự tò mò với sự vật hiện

kiện tiền đề để góp phần hình thành NL nhận thức KHTN

loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác

nhau; Lựa chọn các phương pháp và phương tiện; lồng ghép việc sử dụng các từ

khóa, các thuật ngữ khoa học để lên kế hoạch cho vấn đề cần tìm hiểu Và kế hoạch

thể hiện được rõ ràng sự kết nối các thông tin giữa các chất, sự biến đổi của chất và

được các sự vật, hiện tượng, các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biếu đạt như

ngôn ngữ nói, sơ đồ, bài thuyết trình, đóng vai,

- Giai đoạn 3: Giải thích (Explain): HS phân tích các đặc điểm các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên bằng cách nghiên cứu và thu thập các tài liệu dẫn chứng

hay việc làm thí nghiệm chứng minh Vì thể, trong giai đoạn này, GV cần tổ chức

27

Trang 38

cho HS báo cáo, giải thích các kết quả đã tự tìm hiểu đặc biệt là chỉ ra mối quan hệ

giữa các sự vật và hiện tượng (Nguyên nhân - Hệ quả; mối liên quan, tương hỗ) để

nhận được sự phản hồi của cả lớp HS có thế sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh/hình vẽ,

sơ đồ, dưới sự hỗ trợ của các công cụ khác nhau để trình bày Sau cùng, GV sè là người đưa ra nhận xét và chuẩn hóa các kiến thức mới cho HS

dụng các kiến thức đà học để giải thích vai trò của các sự vật, hiện tượng đối với

môi trường và cuộc sống con người có thể là áp dụng cho các tình huống xảy ra

trong thực tế Vì thế, GV cần định hướng cho HS đặt ra nhừng vấn đề thực tiễn, gần

gũi để HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết

- Giai đoạn 5: Đánh giá (Evaluation): Đây là giai đoạn giúp HS và GV đánh giá sau quá trình học tập, nghiên cứu GV đánh giá HS trong suốt quá trình học tập

và có bài kiểm tra để đánh giá tổng kết Ngoài ra, các chủ đề cũng có thể đánh giábàng bảng kiểm, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu đánh giá cá nhân, (GV và HS

sẽ thống nhất xây dựng các tiêu chí trong phiếu đánh giá)

Như vậy, có thể thấy rằng các giai đoạn của của mô hình dạy học 5E hoàn

toàn phù hợp với các tiêu chí phát triển NL nhận thức KHTN cho HS

b Một số lưu ý khi triển khai dạy học theo mô hình 5E

- Các hoạt động/tình huống học tập xây dựng trong sách phải đảm bảo tính

1.3.3 Một số phương pháp được sử dụng trong to chức dạy học nhằm phát triển

năng lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh

1.3.3.1 Phươngphảp dạy học tình huống

a Đặc trưng của phương phảp dạy học tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học trong đó việc dạy học được tổ chức xoay quanh các chủ đề học tập gắn với các tình huống xảy ra trong

28

Trang 39

thực tiễn Những tình huống trong giảng dạy là những tinh huống mang tính điểnhình, miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hoặc hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức Tình huống được sử dụng nhằm kích thích HS đưa ra

phân tích, bình luận, đánh giá, nhận xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó

từng bước chiếm lĩnh tri thức và vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết

các vấn đề gặp phải trong cuộc sống

b Cách triển khai dạy học tình huống

HS tham gia các nhiệm vụ học tập theo theo trình tự sau:

Bước ỉ: HS tiếp cận tình huống mà GV đưa ra (có thể là tỉnh huống có thật trongcuộc sống HS đã biết đến/ chưa biết đến; cũng có thể là các tình huống mô phỏng)

Bước 2: Nhận diện thông tin về tình huống, thu thập thông tin để giải thích tình

huống HS bước đầu nhận diện được các thông tin về tinh huống đã có, tư duy, lêm

ý tường thu thập các thông tin từ các tài liệu liên quan

Bước 3: Sau khi thu thập đầy đũ các thông tin liên quan, HS bắt đầu tiến hành nghiên cứu, phân tích tình huống

Bước 4: Đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề nêu ra trong tinh huống trìnhbày, bảo vệ quan điểm về giải pháp của minh

Bước 5: So sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất

c Chuãn bị của GVđê dạy học tình huống hiệu quă

về mặt nội dung, tình huống phải mang tính giáo dục, chứa đựng mâu thuẫn

và mang tính khích thích tìm hiểu, tạo được hứng thú với HS, nêu ra được nhữngvấn đề quan trọng và phù hợp với HS

về mặt hình thức, GV có thể đưa ra các tình huống và thể hiện ngay trên sách và khi thiết kế các tinh huống cần có cách thể hiện sinh động với các hình ảnhminh họa, sử dụng thuật ngữ ngắn gọc, súc tích và ẩn danh; được cấu kết rõ ràng, dễ hiểu; tinh huống nên có trọng tâm, tương đối hoàn chỉnh để không phải tim thêmquá nhiều thông tin

d Một số lưu ỷ khi sứ dụng phương pháp dạy học tình huống

- Tình huống học tập có tính kích thích các nhu cầu học tập và mang tính thửthách đối với HS

29

Trang 40

- Đe tạo cơ hội kích thích tính chủ động của người học, GV có thể kết họp tổ

chức phân chia lóp thành các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp thảo luận với GV,

các bạn trong nhóm thì việc giải quyết vấn đề đơn giản hơn với HS

- GV hỗ trợ, tư vấn người học tìm kiếm học liệu, hệ thống hóa, sắp xếp và

củng cố kiến thức,

- HS tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, thảo luận và đưa

ra cách giải quyết tình huống

1,3,3.2 Phương pháp dạy học theo nhóm

a Đặc trưng của phương pháp dạy học theo nhóm

Dạy học nhóm còn có thế được gọi bằng những tên khác nhau như: dạy học

hợp tác, dạy học theo nhóm nhở Ớ đó HS của một lớp học được chia thành các

nhóm (số lượng thành viên tùy thuộc vào nhiệm vụ), trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm sẽ thực hiện các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và kết quảlàm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp

GV sử dụng các nhiệm vụ trong sách điện tử để tạo các nhóm học tập Với

các nhiệm vụ được đưa ra rõ ràng, GV có thể đưa ra thêm các chỉ dẫn để hướng dẫn

HS hoàn thành nhiệm vụ học tập

b Triển khai dạy học theo nhóm

Triển khai dạy học theo nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

Giai đoạn 1: Giới thiệu chủ đề và giao nhiệm vụ (làm việc toàn lớp)

- Giới thiệu chủ đề: GV giới thiệu chủ đề trong sách điện tử và các nhiệm vụ cho chủ đề

- Chia nhóm/ Thành lập nhóm: Xác định quy mô nhóm, số lượng và các thành viên của nhóm (GV có thể chia nhóm ngẫu nhiên, chỉ định, theo vị trí, )

- Giao nhiệm vụ nhóm: Bên cạnh việc HS tiếp nhận nhiệm vụ được ghi trong

sách, GV có thể đưa ra yêu cầu cụ thế cho các nhiệm vụ, giới hạn thời gian, có thể

đưa ra bộ câu hỏi định hướng với các nhiệm vụ mang tính chất rộng GV có thể giao

mồi nhóm một nhiệm vụ riêng biệt

Giai đoạn 2: Tổ chức làm việc nhóm

30

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “ Chương trình GDPT chương trình tông thể ” , Ban hành kèm theo thông tư 32 ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chương trình GDPT chương trình tông thể”
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Chương trình môn khoa học tự nhiên ”, Ban hành kèm theo thông tư 32 ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chương trình môn khoa học tự nhiên”
4. Cao Cự Giác, Nguyễn Đức Hiệp, Tống Xuân Tám, SGK Khoa học tự nhiên 7, chân trời sáng tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Khoa học tự nhiên 7,chân trời sáng tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5. Đặng Nguyễn Phương Khanh (2010), Thiết kế E-book hỗ trợ HS tự học hóa học lớp 9 trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế E-book hỗ trợ HS tự học hóa học lớp 9 trung học cơ sở
Tác giả: Đặng Nguyễn Phương Khanh
Năm: 2010
6. Đỗ Hương Trà chủ biên (2015), Dạy học tích hợp phát triển NL HS, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích hợp phát triển NL HS
Tác giả: Đỗ Hương Trà chủ biên
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm Hà Nội
Năm: 2015
7. Đỗ Thùy Linh (2018), Thiết kế E-book trong dạy HS học tại trường trung học phổ thông, Tạp chí giá dục, số đặc biệt tháng 8/2018, tr 229 - 234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế E-book trong dạy HS học tại trường trung học phổ thông
Tác giả: Đỗ Thùy Linh
Năm: 2018
8. Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội (2020), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phô thông, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo định hướng hìnhthành và phát triển năng lực người học ở trường phô thông
Tác giả: Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2020
9. Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phương pháp dạy học Hóa học ớ trường phô thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Hóa học ớ trường phô thông
Tác giả: Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
10. Lê Thái Hưng, Nguyễn Thị Phương Vy (2020). Đề xuất khung đảnh giả năng lực khoa học Cho học sinh lóp 6 trong môn khoa học tự nhiên Theo chương trình giáo dục phô thông mới. Tạp chí Giáo dục, số 483 (Kì 1 tháng 8/2020), tr 44-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất khung đảnh giả năng lực khoa học Cho học sinh lóp 6 trong môn khoa học tự nhiên Theo chương trìnhgiáo dục phô thông mới
Tác giả: Lê Thái Hưng, Nguyễn Thị Phương Vy
Năm: 2020
11. Lương Việt Thái (2011), đề tài B2008-37-52 TĐ: Phát triển chương trình giảo dục phô thông theo định hướng phát triển năng lực người học, Viện KHGVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trìnhgiảo dục phô thông theo định hướng phát triển năng lực người học
Tác giả: Lương Việt Thái
Năm: 2011
12. Mai Sỹ Tuấn, Đinh Quang Báo, Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Oanh, SGK Khoa học tự nhiên 7, cánh diều, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Khoa học tự nhiên" 7, "cánh diều
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
13. Nguyễn Hữu Lễ (2017). Sách điện tử và vấn đề phát triển sách giáo khoa điện tử trong trường phô thông, Tạp chí giảo dục, 414, 50-52; 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách điện tử và vấn đề phát triển sách giáo khoa điện tử trong trường phô thông, Tạp chí giảo dục
Tác giả: Nguyễn Hữu Lễ
Năm: 2017
14. Nguyễn Thị Diễm Hằng cùng nhóm tác giả (2018). Phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở trong dạỵ học môn khoa học tự nhiên thông qua sử dụng hài tập tiếp cận theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, Tạp chí giáo dục, 6/2018, tr 200-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở trong dạỵ học môn khoa học tự nhiênthông qua sử dụng hài tập tiếp cận theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA
Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Hằng cùng nhóm tác giả
Năm: 2018
15. Nguyễn Thị Hường (2015), Xây dựng và sử dụng E-book hỗ trợ hoạt động tự học trong dạy học vật lí ở trường phô thông phần dòng điện xoay chiều - vật lí 12, Luận văn thạc sĩ sư phạm vật lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và sử dụng E-book hỗ trợ hoạt động tựhọc trong dạy học vật lí ở trường phô thông phần dòng điện xoay chiều - vật lí 12
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Năm: 2015
16. Phạm Thị Bích Đào, Vũ Thị Minh Nguyệt (2016). Vận dụng mô hình 5E thiết kế chủ đề tích họp liên môn trong tài liệu học tập môn khoa học tự nhiên nhằm pháttriển năng lực học sinh. Tạp chí Khoa học giáo dục, 131, 61-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng mô hình 5E thiếtkế chủ đề tích họp liên môn trong tài liệu học tập môn khoa học tự nhiên nhằm phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Phạm Thị Bích Đào, Vũ Thị Minh Nguyệt
Năm: 2016
17. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế E-hook hỗ trợ khả năng tự học của HS lớp ỉ2 chương đại cương về kim loại chương trình cơ bản, Luận vãn thạc sĩ giáo dục học, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế E-hook hỗ trợ khả năng tự học của HS lớpỉ2 chương đại cương về kim loại chương trình cơ bản
Tác giả: Phạm Thùy Linh
Năm: 2009
18. Vũ Văn Hùng, Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh, SGK Khoa học tự nhiên 7, kết nổi tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Khoa học tự nhiên 7, kết nổi tri thức với cuộc sống
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
19. Vũ Phương Liên, Đặng Thị Thu Phương (2023). Vận dụng mô hình TPACK trong dạy học mạch nội dung "Chất và sự biến đôi của chất" (Khoa học tự nhiên 6) thông qua thiết kế sách điện tử. Tạp chí giáo dục Tập 23, số đặc biệt 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất và sự biến đôi của chất
Tác giả: Vũ Phương Liên, Đặng Thị Thu Phương
Năm: 2023
20. Vũ Phương Liên, Trần Thị Thu Phương (2022). Dạy học phần "Họp chất chứa nitrogen ” - Hỏa học 12 theo mô hình 5E nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học cho học sinh. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, 12, 42-48.II. Tài liệu Nưó ’ c ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họp chấtchứa nitrogen
Tác giả: Vũ Phương Liên, Trần Thị Thu Phương
Năm: 2022
2. Cakir, N. K. (2017). Effect of 5E Learning Model on Academic Achievement, Attitude and Science Process Skills: Meta-analysis Study. Journal of Education andTraining Studies Vol. 5, No. 11; November 2017, ISSN 324-805XE-ISSN 2324- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of 5E Learning Model on Academic Achievement,Attitude and Science Process Skills: Meta-analysis Study
Tác giả: Cakir, N. K
Năm: 2017

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN