nguồn lực khác giữa những đơn vị thành viên này; Xác định một cơ cấu mong muốncủa sản phẩm, dịch vụ, của các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia kinhdoanh; Xác định ngành kinh d
Khái niệm về chiến lược
Cốt lõi của chiến lược vẫn là huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu trong bối cảnh cạnh tranh cụ thể Khái niệm này vẫn được kế thừa và phát triển dựa trên nền tảng lịch sử ban đầu của nó Từ những nghiên cứu trên, có thể khái quát như sau: Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu các thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài. 1.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của chiến lược
● Chiến lược kinh doanh luôn có tính định hướng và mục tiêu rõ ràng Các mục tiêu chiến lược dài hạn cần được cụ thể hóa thành các mục tiêu ngắn hạn để thuận tiện cho việc triển khai Ví Chiến lược được xây dựng dựa trên những lợi thế cạnh tranh và nguồn lực của doanh nghiệp Chiến lược tập trung vào những quyết định quan trọng của ban lãnh đạo công ty
● Chiến lược được xây dựng dựa trên lĩnh vực kinh doanh truyền thống và thế mạnh của doanh nghiệp Như vậy, có thể thấy chiến lược kinh doanh cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, dựa trên nội lực của doanh nghiệp, và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh truyền thống để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh.
Các cấp chiến lược
Các công ty hiện đại thường có ba cấp chiến lược tương ứng với ba cấp tổ chức khác nhau bao gồm: Chiến lược cấp doanh nghiệp, Chiến lược cấp kinh doanh và Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược cấp công ty liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông Là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức Chiến lược doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành hoặc những ngành nào?”
Chiến lược cấp doanh nghiệp bao hàm định hướng chung của doanh nghiệp về vấn đề tăng trưởng, quản lý các thành viên, phân bổ nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác giữa những đơn vị thành viên này; Xác định một cơ cấu mong muốn của sản phẩm, dịch vụ, của các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh; Xác định ngành kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh) mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành mỗi ngành cần được kinh doanh như thế nào Chiến lược cấp kinh doanh liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (đoạn thị trường) cụ thể Phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là các bộ phận trực thuộc một doanh nghiệp có thị trường, có đối thủ cạnh tranh, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh riêng so với các bộ phận khác.
Trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau và hoạt động trên các thị trường khu vực khác nhau Mỗi bộ phận này phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với thị trường cạnh tranh của bộ phận đó Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh hoặc là một kết hợp sản phẩm thị trường mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh nghiệp lựa chọn để nhấn mạnh, cách thức mà nó tự định vị vào thị trường để đạt lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh khác nhau của mỗi ngành.
Chiến lược cấp chức năng liên quan tới từng bộ phận chức năng trong tổ chức
(R&D, Hậu cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính ) được tổ chức như thế nào để thực hiện được chiến lược cấp công ty và cấp kinh doanh? Là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Chiến lược cấp chức năng hay còn gọi là chiến lược bộ phận hoặc chiến lược hoạt động là chiến lược của các bộ phận chức năng (marketing, dịch vụ, khách hàng,sản xuất, tài chính, nghiên cứu và phát triển, nhân lực…) Chiến lược này tập trung vào việc quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp và của mỗi đơn vị thành viên Các chiến lược chức năng được phát triển nhằm thực hiện thành công chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và từ đó thực hiện thành công chiến lược cấp doanh nghiệp.
Chiến lược cấp công ty
Định nghĩa
Chiến lược cấp công ty là chiến lược hướng tới mục tiêu dài hạn, ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp, mục tiêu chính là tăng khả năng phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận lớn, lấy đà cho sự tồn tại và phát triển về lâu dài của doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược cấp công ty mang ý nghĩa là một loạt các quyết định mà doanh nghiệp đặt cược cho tương lai Bởi mỗi tổ chức sẽ có một lượng tài nguyên hạn chế, chính vì vậy cần quyết định cách thức ưu tiên để sử dụng các tài nguyên này một cách tốt ưu nhất.
Phân loại
1.2.2.1 Chiến lược đa dạng hóa
Chiến lược đa dạng hoá là chiến lược thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trên các thị trường khác nhau (tham gia vào những ngành khác có liên quan hoặc không liên quan với ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp).
❖ Các lý do doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa:
● Tối ưu hóa lợi nhuận và tận dụng vốn:
Các công ty có vốn lớn thường tìm cách đa dạng hóa để tăng lợi nhuận và tối ưu hóa việc sử dụng vốn Điều này giúp họ giảm rủi ro đầu tư và tạo ra nguồn thu từ nhiều kênh Ví dụ: Samsung là một ví dụ điển hình, với việc đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ điện tử tiêu dùng đến bảo hiểm và xây dựng, giúp họ tận dụng tối đa nguồn lực và cơ hội kinh doanh.
● Tận dụng công nghệ mới:
Công nghệ mới mở ra cơ hội để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và phát triển trong thị trường đang thay đổi liên tục.
Ví dụ: Amazon đã mở rộng từ một nền tảng bán lẻ trực tuyến thành một công ty công nghệ toàn diện, phát triển dịch vụ như Amazon Web Services (AWS), tận dụng công nghệ đám mây.
● Giảm rủi ro và tối ưu hóa nguồn lực: Đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách không đặt tất cả trứng vào một giỏ Khi một lĩnh vực kinh doanh gặp khó khăn, các lĩnh vực khác có thể cân bằng hoặc bù đắp cho những tổn thất đó.
Ví dụ: Procter & Gamble sở hữu nhiều thương hiệu trong các ngành hàng khác nhau, giúp họ giảm rủi ro do biến động thị trường trong một ngành cụ thể.
● Xâm nhập thị trường quốc tế và nắm bắt kỹ thuật mới:
Thông qua đa dạng hóa, các công ty có thể tiếp cận các thị trường mới, tận dụng cơ hội từ kỹ thuật và công nghệ mới, và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ: Netflix đã mở rộng hoạt động của mình ra ngoài Mỹ, đa dạng hóa nội dung để phục vụ nhiều thị trường quốc tế, giúp họ tăng trưởng nhanh và bền vững.
● Đối phó với sự suy giảm trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại:
Khi sản phẩm hoặc dịch vụ đang trong giai đoạn suy thoái, đa dạng hóa có thể giúp công ty tìm kiếm cơ hội trong các lĩnh vực mới, giữ vững tăng trưởng và lợi nhuận.
Ví dụ: Apple, sau khi nhận ra rằng doanh số bán của iPhone có thể không còn tăng trưởng như trước, đã đa dạng hóa vào dịch vụ như Apple Music, Apple TV+ và Apple Pay để duy trì tăng trưởng. a Chiến lược đa dạng hóa liên quan (đa dạng hóa đồng tâm)
Khái niệm: là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh sang ngành mới mà nó được liên kết với hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp bởi tính tương đồng giữa một hoặc nhiều hoạt động trong chuỗi giá trị. Những liên kết này dựa trên tính tương đồng về sản xuất, tiếp thị, công nghệ…
❖ Các trường hợp áp dụng:
● Khi những kỹ năng cốt lõi của doanh nghiệp có thể áp dụng vào đa dạng những cơ hội kinh doanh
● Khi chi phí quản trị không vượt quá giá trị có thể được tạo ra từ việc chia sẽ nguồn lực hay chuyển giao kỹ năng
● Khi bổ sung các sản phẩm mới nhưng có liên quan đến sản phẩm đang kinh doanh sẽ nâng cao được doanh số bán của sản phẩm hiện tại.
● Khi các sản phẩm mới sẽ được bán với giá cạnh tranh cao.
● Khi sản phẩm mới có thể cân bằng sự lên xuống trong doanh thu của doanh nghiệp.
● Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý mạnh…
● Khi các sản phẩm của doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm
● Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành chậm tăng trưởng hay không có tăng trưởng b Chiến lược đa dạng hóa không liên quan (đa dạng hóa kết khối)
Khái niệm: Là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trong ngành mới mà không có sự kết nối với bất kỳ hoạt động kinh doanh hiện có nào của doanh nghiệp. Đa dạng hóa không liên quan là một chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua việc mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh và thị trường mới mà không có liên quan về mặt công nghệ hay sản phẩm với hoạt động kinh doanh hiện tại.
Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn lực sẵn có để đầu tư vào các lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh truyền thống của mình Mục đích là tận dụng thế mạnh về tài chính, nhân lực, thương hiệu để mở rộng sang các ngành hứa hẹn tăng trưởng cao hơn so với ngành hiện tại.
Một số doanh nghiệp áp dụng chiến lược này dựa trên mong muốn tăng lợi nhuận thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau Ví dụ như tập đoàn USWest ban đầu chuyên về viễn thông, sau đó đã đầu tư vào các ngành như truyền hình cáp, quảng cáo, bất động sản, xuất bản nhằm gia tăng doanh thu từ nhiều mảng kinh doanh.
Tuy nhiên, đa dạng hóa không liên quan cũng tiềm ẩn rủi ro lớn nếu doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực mới Do đó các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược này.
❖ Các trường hợp áp dụng:
● Khi những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp được chuyên môn hóa cao
● Chi phí quản trị không vượt qua giá trị có thể được tạo ra từ việc theo đuổi chiến lược tái cơ cấu
● Khi một ngành hàng cơ bản của doanh nghiệp đang suy giảm về doanh số và lợi nhuận hàng năm
● Khi một doanh nghiệp có vốn và tài năng quản lý cần thiết nhằm cạnh tranh thành công trong một ngành hàng mới
Chiến lược kinh doanh
Định nghĩa
Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch tổng thể, dài hạn của một doanh nghiệp, giúp điều khiển các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Về cơ bản, đây giống như một bản phác thảo dài hạn về đích đến của một tổ chức, bao gồm các quyết định chiến lược, chiến thuật mà doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.
Chiến lược kinh doanh này sẽ hoạt động như một khuôn khổ để quản lý các hoạt động Nó giúp các bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp phối hợp làm việc cùng nhau, đảm bảo tất cả các quyết định đều hỗ trợ định hướng chung của tổ chức.Đây là điều kiện để doanh nghiệp tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường,mang lại hiệu suất kinh doanh tối ưu nhất.
Phân loại
1.3.2.1 Chiến lược dẫn đạo chi phí
Chiến lược dẫn đầu về chi phí (cost leadership strategy) là chiến lược tập trung vào việc mở rộng quy mô sản xuất và cung cấp các sản phẩm/dịch vụ ở mức giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để chiếm được nhiều thị phần tại thị trường mục tiêu
* Sự khác biệt hoá sản phẩm
Doanh nghiệp thường tạo ra sự khác biệt hoá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình bằng cách bán chúng với một mức giá thấp hơn đối thủ nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo Sự khác biệt hoá này tuy có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh của sản phẩm nhưng mục tiêu cuối cùng cần đạt được là sản phẩm được bán với giá thành thấp.
Doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí thường có xu hướng bỏ qua các phân khúc thị trường khác nhau và chỉ tập trung chủ yếu vào các thị trường có phạm vi rộng lớn hơn với mục đích tối đa hoá lợi nhuận Để hiểu rõ hơn về lợi ích của việc phân khúc thị trường đem lại, mọi người có thể tham khảo bài viết của các chuyên gia Bizfly chia sẻ tại đây
Các công đoạn sản xuất và các hoạt động có liên quan sẽ được tối ưu để giảm giá sản phẩm và tạo ra lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm bằng một số cách khác như độc quyền công nghệ và nguyên liệu, mở rộng quy mô sản xuất, quy trình kỹ thuật tiên tiến, dịch vụ khách hàng tốt,
Chiến lược dẫn đầu về chi phí thường chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, chính sách giá linh hoạt và năng lực quản lý tốt Còn những doanh nghiệp nhỏ áp dụng chiến lược này sẽ phải đối mặt với những rào cản có liên quan đến hợp đồng cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn.
❖ Lợi thế và bất lợi của chiến lược dẫn đầu về chi phí
- Với các đối thủ cạnh tranh: Chiến lược dẫn đầu về chi phí có một vị thế đáng giá để phòng thủ với các đối thủ cạnh tranh bởi họ rất sợ phải cạnh tranh với chiến
- Đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng bắt chước chiến lược dẫn đầu về chi phí của doanh nghiệp đồng thời kết hợp với những thế mạnh sẵn có để lược này nhờ lợi thế về chi phí Vì vậy, thay vì cạnh tranh bằng giá, các đối thủ cạnh tranh thường sử dụng công cụ tạo sự khác biệt để né tránh Dù vậy, doanh nghiệp áp dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí vẫn có được mức lợi nhuận tối thiểu.
- Với năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Với lợi thế chi phí thấp, các chiến lược dẫn đầu về chi phí thường ít bị tác động bởi sự gia tăng các đầu vào Hơn thế, chiến lược này có thể hấp thụ được sự tăng giá của nhà cung cấp để trả giá cao hơn nhưng vẫn duy trì được ở mức sinh lợi trung bình.
- Với năng lực thương lượng với khách hàng: Những khách hàng có quyền lực có thể thúc ép giảm giá nhưng chiến lược dẫn đầu về chi phí sẽ sẽ giúp tránh được tình trạng khách hàng ép giá và đảm bảo được lợi nhuận bình quân.
- Với sự thay thế sản phẩm: So với các doanh nghiệp đối thủ, doanh nghiệp sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí sẽ có tính linh hoạt cao hơn khi phải đối mặt với khả năng thay thế sản phẩm Khi các sản phẩm thay thế bắt đầu đi vào thị trường, các sản phẩm này sẽ được giảm giá để cạnh tranh và duy trì thị phần. tiến hành xâm nhập thị trường và tấn công doanh nghiệp của bạn.
- Doanh nghiệp đôi khi chỉ chú trọng vào việc giảm giá thành của sản phẩm mà bỏ quên việc theo dõi những xu hướng mới của thị trường cũng như sự chuyển biến trong nhu cầu của người tiêu dùng Điều này khiến sản phẩm trở nên lạc hậu và không được đón nhận rộng rãi.
Chiến lược chi phí thấp Đây là chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách sản xuất ra các sản phẩm/dịch vụ có giá thành rẻ và mức độ định giá thấp hơn so với các đối thủ trong ngành Điều này giúp thu hút hiệu quả khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thành thấp và từ đó doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn trên thị trường chung.
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
Phương pháp này doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm/dịch vụ có nhiều sự khác biệt rõ ràng với đối thủ Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa là thỏa mãn được các loại nhu cầu cụ thể hay các loại nhu cầu mang tính độc đáo của một nhóm khách hàng khác nhau của doanh nghiệp.
Chiến lược tập trung trọng điểm Đây là chiến lược tập trung chủ yếu vào thị trường mà doanh nghiệp sở hữu được những ưu thế vượt trội hơn đối thủ Dựa trên vị trí địa lý, hạng khách hàng hay một phân khúc nhỏ trên một tuyến sản phẩm đặc thù có ưu thế, chiến lược này sẽ phục vụ một ngách thị trường nhất định Mục tiêu của chiến lược này là đáp ứng nhu cầu cho một đoạn thị trường hay một nhóm hữu hạn người tiêu dùng.
1.3.2.2 Chiến lược khác biệt hóa
Khái niệm: Chiến lược khác biệt hóa là việc tạo ra và duy trì một sự khác biệt, độc đáo đáng kể trong sản phẩm/ dịch vụ hoặc quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa là tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên sự khác biệt và độc đáo của sản phẩm/ dịch vụ.
NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC THI CHIẾN LƯỢC TẠI MASAN CONSUMER 20 2.1 Giới thiệu về Masan Consumer
Nhận diện chiến lược cấp công ty và đánh giá thực trạng thực thi
● Mở rộng thị phần và mặt bằng sản phẩm: Masan muốn mỗi hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan.
● Tăng trưởng mạnh mẽ: Tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu đạt
● Trở thành một trong ba nơi làm việc ưa thích nhất Việt Nam.
* Chiến lược cấp công ty Đa dạng hóa (Diversification)
Masan đã tạo ra nhiều thương hiệu mạnh mẽ thông qua chiến lược đa dạng hóa liên quan Họ đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang các ngành mới liên quan đến các hoạt động hiện tại của họ dựa trên tính tương đồng Dưới đây là các ví dụ cụ thể:
● Gia vị: Masan đã phát triển các sản phẩm gia vị, bao gồm nước chấm Tam
Thái Tử Nhất ca, Nước chấm Tam Thái Tử Nhị ca, Nước tương Chinsu, nước mắm Nam Ngư và nhiều loại khác.
● Mì ăn liền: Giới thiệu nhiều loại mì ăn liền như Omachi, Kokomi, Tiến Vua, Oh! Ngon trong các gói và ly.
● Thức ăn nhanh: Xúc xích Heo Cao Bồi, Thịt viên Heo Cao Bồi 3 phút, Ponnie.
● Đồ uống đóng chai: Mở rộng danh mục sản phẩm đồ uống đóng chai, bao gồm nước đóng chai, nước uống có gas, nước tăng lực (ví dụ như Wake-up
247, Hổ Vằn, Compact Cherry) và các sản phẩm ready-to-drink Masan cũng đã thực hiện các sản phẩm hướng tới sức khỏe như nước khoáng chanh Lemona bổ sung Vitamin C và nước yến nha đam đường phèn Hari Hari, cùng với sữa lúa mạch B’fast.
● Cà phê: Masan đã thành công trong lĩnh vực cà phê, với thương hiệu
Vinacafe, bao gồm cà phê rang xay và cà phê sữa.
Ngoài ra, Masan Consumer đã mở rộng hoạt động kinh doanh vào lĩnh vực hàng hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (Home & Personal Care) Họ đã mua lại công ty bột giặt NETCO và giới thiệu sản phẩm mới là Bột giặt Joins 2 trong 1 (tích hợp giặt xả).
Nhờ sự đa dạng hóa danh mục sản phẩm và khả năng quản lý mạnh mẽ, Masan đã đạt được sự thành công và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này, tạo ra sự đa dạng hóa trong sản phẩm và mở rộng thị trường.
● Thâm nhập thị trường: là một trong những thành công lớn của Masan Công ty tập trung vào việc xây dựng các thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường nội địa, và những kết quả đã đạt được bao gồm:
● Masan Consumer, với các thương hiệu như Chinsu, Nam Ngư, Tam Thái
Tử, Omachi, Kokomi, Heo Cao Bồi và nhiều thương hiệu khác, đã trở thành những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin dùng và được công nhận là nhãn hàng phát triển nhanh nhất Các sản phẩm của Masan Consumer đã phủ sóng toàn quốc và chiếm được lòng tin của khách hàng.
● Masan đã đánh bại cạnh tranh và trở thành thương hiệu chi phối, dẫn đầu thị trường, chiếm lĩnh thị phần lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh thông qua chiến dịch tiếp thị tinh tế Một ví dụ là khi Masan tung ra dòng nước tương Tam Thái Tử với thông điệp "Không chứa 3-MCPD" và tuyên bố trao thưởng 1 tỷ đồng cho người tìm thấy chất độc này trong sản phẩm của họ Chiến dịch này đã thay đổi cục diện thị trường và đưa Masan lên hàng đầu, với doanh thu tăng gấp 3 lần chỉ sau 1 năm.
● Masan tiếp tục phát triển sản phẩm bằng cách sáp nhập và mua lại các công ty khác Ví dụ, sau khi mua lại Công ty Cổ phần Bột giặt NETCO, Masan Consumer đã sử dụng kiến thức và công nghệ sản xuất bột giặt để giới thiệu sản phẩm Bột giặt Joins 2 trong 1 tích hợp giặt xả, đạt hiệu suất làm sạch vượt trội.
● Masan cũng tập trung vào việc phát triển các sản phẩm nước mắm dưới thương hiệu Chinsu và Nam Ngư Sau thành công của sản phẩm nước tương Tam Thái Tử "Không chứa 3-MCPD," Masan đã tiếp tục tung ra thị trường nước mắm Chinsu và Nam Ngư không thạch tín, chứng tỏ cam kết của họ đối với sản phẩm an toàn và chất lượng.
● Chiến lược tích hợp phía trước:
● Masan đã mua lại hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng Vinmart+, biến họ thành một trong những mạng lưới phân phối thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam Điều này đã mang lại lợi thế cạnh tranh quan trọng, cho phép họ cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn và giảm chi phí vận chuyển.
● Họ cũng mua lại Công ty Cổ phần Bột giặt NETCO vào năm 2020, đánh dấu sự bước chân đầu tiên vào thị trường HPC Sau khi mua, Masan
Consumer đã tận dụng lợi thế kinh nghiệm, kỹ thuật và công nghệ sản xuất bột giặt.
● Masan đã phát triển mạng lưới bán lẻ với hơn 180.000 điểm cho sản phẩm thực phẩm, bao gồm nước tương Tam Thái Tử, Mì Omachi, nước mắm Nam Ngư, và hơn 160.000 điểm cho sản phẩm đồ uống, với các thương hiệu như nước tăng lực Compact Cherry và cà phê Vinacafe.
● Chiến lược tích hợp hàng ngang:
● Masan đã tích hợp hệ thống phân phối của Vĩnh Hảo và Vinacafe Biên Hòa vào mạng lưới phân phối rộng lớn hơn của họ sau khi gia nhập ngành đồ uống Để thực hiện chiến lược này, công ty tiêu dùng không ngừng thay đổi, đầu tư và phát triển hệ thống phân phối
● Mạng lưới phân phối rộng lớn với gần 3.000 nhân viên bán hàng cho thấy sức mạnh của Masan Consumer ở vùng nông thôn Đây là nơi mà công ty đã đặt chiến lược để bao phủ và tiếp cận thị trường mạnh mẽ nhất Đồng thời, mạng lưới này giúp công ty có tốc độ tiếp cận thị trường nhanh hơn khi tung ra các sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi Điều này cũng giúp công ty thử nghiệm các sản phẩm mới một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí trên khắp Việt Nam.
* Đánh giá chiến lược kinh doanh cấp công ty của Masan
Masan Consumer (MSN) đã chứng tỏ sự linh hoạt và khéo léo trong việc thích nghi với môi trường thị trường khó khăn Trong bối cảnh thị trường đầy thách thức, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 kéo dài suốt hơn 2 năm khiến mọi hoạt động đều bị ngưng trệ, MSN đã khéo léo áp dụng các chiến lược đột phá để phản ứng với nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng.
● Tăng trưởng mạnh mẽ trong bối bối cảnh thách thức:
Nhận diện chiến lược kinh doanh và đánh giá thực trạng thực thi
Với mạng lưới phân phối rộng khắp cho phép 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan và mục tiêu sở hữu 12 nhãn hiệu đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng khác nhau và sở hữu, Masan đã có nhiều chiến lược kinh doanh để phát triển và tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất Sau đây, nhóm xin phân tích về chiến lược kinh doanh và đánh giá thực trạng thực thi của 4 ngành hàng chiếm tỉ trong cao về doanh số của Masan Consumer:
2.3.1 Nhận diện chiến lược kinh doanh
SBU đồ uống đóng chai
Masan Consumer đã sử dụng chiến lược tập trung hóa theo đuổi sự dẫn đạo về chi phí để phát triển nhóm sản phẩm này Các thương hiệu chủ chốt của Masan về ngành hàng đồ uống đóng chai bao gồm Wake-up 247, Compact Cherry, Vĩnh Hảo, Vivant, Quang Hanh, Lemona
Công ty theo đuổi sự dẫn đầu về chi phí bằng sự lựa chọn an toàn với các sản phẩm đồ uống có cơ hội thị trường lớn và tiềm năng Điều đó thể hiện qua sự đa dạng hóa các sản phẩm đồ uống đóng chai của công ty này, bao gồm nước tăng lực, nước khoáng (bao gồm cả nước khoáng thông thường và nước khoáng bổ sung vitamin), và một số loại đồ uống khác Phân khúc thị trường mà công ty chọn là phân khúc thấp Có thể thấy, các sản phẩm có giá ngang đều, thậm chí rẻ hơn so với mặt bằng chung cùng loại Wake-up 247 và Compact Cherry có giá tầm trung, khoảng 10.000vnd/1 chai Vĩnh Hảo có giá 5-6.000vnd/1 chai, rẻ hơn so với giá thị trường (khoảng 7-8.000vnd) Các sản phẩm được thiết kế tiêu chuẩn hóa, nguyên liệu sản xuất chai, bao bì, hình dáng đại trà, không tốn nhiều chi phí Ưu thế của nhóm sản phẩm này còn còn bao gồm uy tín của các thương hiệu trong ngành và trong thị trường Những sản phẩm này đều được sản xuất bởi các nhãn hiệu lớn và lâu đời, đã có sự quen thuộc với khách hàng.
Bên cạnh đó, Masan cũng chú ý đến sự khác biệt hóa Cụ thể là, công ty luôn chú ý tới khẩu vị và sức khỏe người tiêu dùng Ngoài nước khoáng, những sản phẩm nước ngọt khác của Masan cũng luôn được yêu thích bởi mùi vị ngon, đặc biệt và có lợi cho sức khỏe Với dây chuyền khép kín, tự động và không sử dụng hóa chất trong khâu sản xuất nước khoáng Vivant giữ được độ tinh khiết của nước và chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng Với những ai cần sự tỉnh táo nhưng không uống được cafe thì nước tăng lực vị cafe Wake-Up 247 sẽ là một lựa chọn tuyệt vời Riêng với Wake-Up 247, Masan Consumer đầu tư mạnh tay về mảng marketing cho Wake-up 247, cụ thể: khuyến mại diễn ra trong 2 tháng, liên tiếp trong hai tháng, cứ mỗi 24 giờ, Wake-Up 247 sẽ lựa chọn ngẫu nhiên ra 7 người chơi may mắn đã nhập mã dưới nắp chai vào website để trao 7 chiếc xe máy Wave Alpha với tổng cộng 420 chiếc xe Không chỉ thế, năm 2020 đại dịch Covid bùng nổ người tiêu dùng có xu thế tiêu dùng sản phẩm tốt cho sức khỏe, Masan đã kịp thời nắm bắt và đáp ứng nhu cầu này nước khoáng chanh Lemona (bổ sung vitamin C) ngoài ra còn mới ra mắt nước yến nha đam đường phèn Hari Hari và sữa lúa mạch B’fast Kênh phân phối liên kết cũng góp phần không kém quan trọng trong việc thực hiện chiến lược này Masan Consumer sở hữu mạng lưới phân phối online và offline rộng khắp Việt Nam với khoảng 350.000 điểm bán, chỉ đứng sau Vinamilk, Sabeco
SBU cà phê (trừ wakeup 247)
Với ngành hàng cà phê (bao gồm 2 sản phẩm là Vinacafe và Wake-Up), Masan Consumer sử dụng chiến lược chi phí thấp Hai loại cà phê pha sẵn này khá đa dạng, có nhiều vị như đen đá, pha sữa, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng Công ty cũng tập trung vào phân khúc thấp, với giá cả dao động khoảng 4-5.000vnd/1 gói (trong 1 bịch) Thiết kế bao bì sản phẩm cũng tối giản, tối ưu chi phí như các sản phẩm cafe cùng giá khác Và cũng như trên, công ty phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp, ta có thể dễ dàng bắt gặp 2 sản phẩm này trên kệ hàng các điểm bán hay trên sàn thương mại điện tử Vào cuối tháng 8/2021, thương hiệu “The Wake-Up Coffee & Time” đã tung ra bộ đôi sản phẩm - Cà phê đen đá Việt Nam (khoảng 119.000vnd/35 gói 16g) và Cà phê nâu đá Việt Nam (139.000vnd/35 gói 16g) đã tạo dấu ấn bởi giá thành rẻ và hương vị sản phẩm thơm ngon vượt trội, giúp doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong Quý 4/2021 Công ty cũng nâng cao hiệu suất sản xuất bằng cách nâng cấp công nghệ ở nhà máy Bình Dương (năm 2022) Nhãn hàng Vinacafé đã tái tung sản phẩm Vinacafé Gold mới dành riêng cho khẩu vị đặc trưng của người tiêu dùng các vùng miền, kèm với việc đầu tư cho chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì cao cấp, cùng các hoạt động quảng cáo mới đã dần nhận được phản hồi tích cực từ thị trường và lấy đà cho các phát kiến mới của ngành cà phê năm 2023 (theo báo cáo thường niên 2022 Masan Consumer).
SBU thức ăn nhanh Đối với ngành hàng thức ăn nhanh (3 sản phẩm xúc xích Heo Cao Bồi, Thịt viênHeo Cao Bồi 3 phút, Ponnie), Masan theo đuổi chiến lược đa dạng hóa Masan cung cấp đầy đủ, đa dạng các loại xúc xích đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của khách hàng và tăng tính trải nghiệm ngon độc đáo cho khách hàng với các sản phẩm xúc xích có nhân, xúc xích 88% thịt, Heo cao bồi là một sản phẩm trở thành nhãn hiệu Snack từ thịt được trẻ em Việt Nam yêu thích và có sự đột phá rất lớn trong doanh thu của Masan Sản phẩm viên thịt Heo Cao Bồi 3 phút để mở rộng thương hiệu mẹ
“Heo Cao Bồi”, qua đó phục vụ giải pháp bữa ăn tại nhà cho khách hàng.
SBU Chăm sóc cá nhân và gia đình
Masan Consumer đã có những chiến lược nhằm tăng tính hiệu quả và hạ thấp các chi phí so với các đối thủ cạnh tranh với ngành hàng Chăm sóc cá nhân và gia đình (Homer & Personal Care - HPC) Cụ thể:
Công ty tiêu dùng Masan là một trong những công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam, sở hữu một mạng lưới phân phối rộng khắp cho phép 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan.
Công ty phát triển sản phẩm với quy mô lớn để mang lại giá thành hợp lý cho người tiêu dùng trong tất cả mọi phân khúc sản phẩm và đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ mới Bằng việc mua lại hệ thống siêu thị Vinmart và các cửa hàng Vinmart+, Masan trở thành đơn vị vận hành một trong những mạng lưới phân phối thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam Điều này làm cho khả năng cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng một cách hiệu quả trong khi giảm được chi phí vận chuyển Masan Consumer hiện là một trong số ít các công ty ở Việt Nam sở hữu hệ thống phân phối cho cả ngành thực phẩm lẫn đồ uống Công ty phát triển các điểm bán lẻ lên đến gần 180.000 cho sản phẩm thực phẩm và 160.000 cho sản phẩm đồ uống với gần 3.000 nhân viên bán hàng Mạng lưới rộng lớn này cho thấy sức mạnh của mạng lưới phân phối của Masan Consumer ở vùng nông thôn, nơi công ty có chiến lược bao phủ và tiếp cận thị trường mạnh mẽ nhất, và đồng thời giúp công ty có được tốc độ tiếp cận thị trường nhanh hơn khi tung ra các sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi. Với danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú, công ty trở thành giải pháp “một đầu mối” cho gần 300 nhà phân phối khi có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam, cho phép công ty xây dựng mối quan hệ lâu dài và thân thiết với các nhà phân phối Hơn nữa 8 trung tâm phân phối của công ty được đặt ở những địa điểm chiến lược có khả năng phân phối các sản phẩm trên toàn quốc Điều này cũng mang lại cho công ty khả năng độc đáo trong việc thử nghiệm các sản phẩm mới một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí trên khắp Việt Nam Ngoài ra, Masan sở hữu thương hiệu chi phối dẫn đầu về sản phẩm nước tương, chiếm gần 80% thị phần nước tương Việt Nam.
Masan Consumer đã mua lại Công ty Cổ phần Bột giặt Net vào đầu năm 2020 và đây là bước đánh dấu những bước chân đầu tiên vào thị trường HPC Trong vòng một năm sau khi mua Masan đã tận dụng lợi thế kinh nghiệm, kĩ thuật và công nghệ sản xuất bột giặt hàng đầu của NETCO để cho ra mắt sản phẩm Bột giặt Joins 2 trong
1 đến người tiêu dùng Đây là loại bột giặt tích hợp giặt - xả vừa có khả năng làm sạch các vết bẩn từ công nghệ enzyme từ Châu Âu, vừa có khả năng giúp quần áo sau khi giặt và phơi vẫn mềm mại mà không cần dùng nước xả phải nhờ các khoáng chất dưỡng vải có trong sản phẩm.
2.3.2 Đánh giá thực trạng thực thi
SBU đồ uống đóng chai
Chiến lược tập trung hóa với ngành hàng này của Masan Consumer có hiệu quả tốt thể hiện qua việc tung ra những sản phẩm mới, thiết yếu, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và qua những thành tựu lớn mà công ty này đạt được Đối với nước tăng lực, năm 2020, trước ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, hầu hết các công ty trong ngành đồ uống tại thị trường Việt Nam đều không tăng trưởng về doanh thu. Thế nhưng, trong tình hình đó, ngành hàng đồ uống của Masan đạt 3.724 tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với năm 2019, và chủ yếu nhờ vào doanh thu từ ngành nước tăng lực Trong đó, sản phẩm nước tăng lực vị cà phê Wakeup 247 vươn lên giành 10% thị phần toàn quốc, Compact Cherry đạt 1% thị phần (tăng 81%) và Hổ Vằn - gây tiếng lớn trên thị trường Nước tăng lực, đạt 0,6% thị phần sau gần 1 năm ra mắt Ngày 17/12/2020, Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 Thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam Masan Consumer thuộc top 3 trong ngành Đồ uống – Thực phẩm với giá trị thương hiệu đạt 323,7 triệu USD Theo Euromonitor, Masan Consumer có thị phần lớn thứ ba trong thị trường nước tăng lực Công ty cũng đã đẩy mạnh được độ bao phủ và sự hiện diện sản phẩm trên toàn quốc thông qua hệ thống bán hàng rộng khắp Báo cáo thường niên năm 2022 của công ty này cho biết:
“Mảng kinh doanh đồ uống của MCH cũng khá phát triển, đặc biệt là đồ uống tăng lực.” Năm 2022, ngành thức uống của Masan Consumer đạt 3.968 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2021 Kết thúc năm 2022, Wake-up 247 tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường nước tăng lực với doanh số đạt mức tăng trưởng 16% Để đạt được con số ấn tượng này, Wake-up 247 đã thực hiện những hoạt động marketing để gắn kết thương hiệu với người tiêu dùng Trong đó, nổi bật nhất là chương trình khuyến mãi “Bật nắp dắt xe - Mỗi 24 giờ 7 chiếc” được diễn ra từ 15/6 đến 13/8/2022 Chương trình đã nhận được sự ủng hộ từ hàng triệu người tiêu dùng tham gia trên toàn quốc và xây dựng được thói quen sử dụng Wake-up 247 thường xuyên hơn để thúc đẩy doanh số một cách bền vững.
SBU cà phê (không bao gồm wakeup 247)
Nhìn chung, việc thực thi chiến lược của Masan Consumer trong mảng cà phê cho thấy công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, dù thị trường gặp phải những biến động và thách thức.
Trước hết, Masan Consumer đã hiệu quả trong việc áp dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí, điều này được thể hiện qua việc công ty không chỉ giữ vững lợi thế về giá thành sản xuất mà còn tập trung nâng cao chất lượng và mùi vị của sản phẩm Năm 2020, vì chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành cà phê của MasanConsumer ghi nhận doanh thu thuần là 1.424 tỷ đồng, giảm 4,4% so với 2019 Tuy vậy, cùng năm này công ty vẫn dẫn đầu về mảng cà phê hòa tan (khoảng 40% thị phần) với hai thương hiệu chủ lực là Vinacafe và Wake up (theo Euromonitor)
Đánh giá thực trạng thực thi chiến lược của Masan Consumer
Đánh giá tình hình môi trường vĩ mô a Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong thời gian gần đây Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành thực phẩm ăn nhanh để phục vụ nhu cầu của người dân và nhu cầu xã hội hiện nay.
Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người, dẫn đến đời sống của các bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao Chính vì lẽ đó nhu cầu về cuộc sống cũng như ăn uống của người dân cũng được yêu cầu cao hơn.
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng khá 6,32% nhờ sự đóng góp của các ngành thương mại, du lịch Đặc biệt, ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch với mức tăng trưởng ấn tượng 13,17% Khu vực nông nghiệp cũng duy trì ổn định với mức tăng 3,43%.
Về chỉ số lạm phát, CPI bình quân 9 tháng tăng 2,73% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của 9 tháng các năm 2018-2022 Điều này cho thấy lạm phát vẫn được kiểm soát tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng.
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam năm 2023 đang dần lấy lại đà tăng trưởng nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của khu vực dịch vụ, du lịch Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng. b Môi trường chính trị - pháp luật
Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán trong quan điểm chính sách lớn củaViệt Nam đang tạo ra một bức tranh lạc quan cho nhà đầu tư Điều này không chỉ làm tăng niềm tin của họ vào thị trường, mà còn thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài vào nước ta Bên cạnh lợi ích trực tiếp từ nguồn vốn nước ngoài, sự ổn định chính trị cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước Họ không phải đối mặt với những rủi ro từ bất ổn chính trị và có được một nền tảng vững chắc để mở rộng sản xuất và kinh doanh, đồng thời tăng cường thị phần. Đồng hành cùng với sự ổn định chính trị, hệ thống luật pháp của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh tế. Việc này không chỉ buộc các doanh nghiệp tuân thủ theo quy định của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, mà còn giúp duy trì sự ổn định chính trị, tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư và ổn định hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, mặt trái của sự ổn định chính trị là sự gia tăng sự chú ý từ các công ty xuyên quốc gia, làm tăng cường đối thủ cạnh tranh quốc tế Cụ thể, trong trường hợp của Masan Consumer, điều này đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với nhiều thách thức mới Trong khi chính trị ổn định mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho Masan Consumer, sự xuất hiện của các đối thủ quốc tế đồng nghĩa với việc họ cần phải không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. c Môi trường văn hóa - xã hội
Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho ngành hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm nhờ có dân số đông, gần 100 triệu người Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về văn hóa và xã hội để có thể thành công.
Một đặc điểm nổi bật của thị trường Việt Nam là sự khác biệt về văn hóa ẩm thực giữa các vùng miền Do ảnh hưởng bởi 54 dân tộc anh em, mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có những nét riêng trong khẩu vị và thói quen ăn uống Điều này tạo thách thức cho các doanh nghiệp trong việc phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu đa dạng.
Bên cạnh đó, lối sống hiện đại cũng khiến người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm tiện lợi, dễ chế biến Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 8,48 tỷ gói mì ăn liền trong năm 2022, đứng thứ 3 quốc gia tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất trong năm 2022 Ngoài ra, thị trường tiêu thụ mì ăn liền ở Việt Nam trong giai đoạn đại dịch Covid-19 ở mức rất cao, riêng năm 2022 đã giảm xuống, song con số này vẫn cao hơn đáng kể so với giai đoạn năm 2018-2020
Tóm lại, thị trường Việt Nam vừa mang nhiều cơ hội nhưng cũng đòi hỏi sự thấu hiểu sâu sắc về văn hóa và xu hướng tiêu dùng để các doanh nghiệp có thể thành công Đây chính là những yếu tố then chốt tác động mạnh mẽ đến chiến lược kinh doanh tại thị trường tiềm năng này. d Môi trường tự nhiên
Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có lợi thế về giao thông vận tải đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như Masan Consumer.
Cụ thể, nhờ có đường bờ biển dài, Việt Nam có thể dễ dàng giao thương đường biển với các nước trong khu vực và trên thế giới Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm Hệ thống sông ngòi dày đặc cũng tạo thuận lợi cho vận chuyển đường thủy nội địa.
Tuy nhiên, địa hình nhiều núi, đồi của Việt Nam cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa đến các vùng sâu, vùng xa Bão lụt thường xuyên cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
Nhìn chung, tình hình tự nhiên mang đến cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam Tranh thủ tối đa các lợi thế từ hệ thống giao thông đa dạng là chìa khóa để Masan Consumer và các doanh nghiệp khác gia tăng hiệu quả hoạt động. e Môi trường công nghệ