Hỗ trợ sinh viên Y – Khoa hoàn thành bài tập nhóm Sinh Lý 1 -Nhập Môn Sinh Lý Học, Đại Cương Về Cơ Thể Sống, Sinh Lý Xương Và Khớp, Sinh Lý Thân Nhiệt, Sinh Lý Tế Bào, Vận Chuyển Vật Chất Qua Màng Tế Bào, Điện Thế Màng Tế Bào, Sinh Lý Dịch Cơ Thể, Đại Cương Về Hoạt Chất Sinh Học, Sinh Lý Tuyến Thượng Thận, Sinh Lý Nơron Và Synap, Sinh Lý Hệ Thần Kinh Tự Chủ, Sinh Lý Hệ Cơ, Sinh Lý Xương Và Khớp.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
BỘ MÔN SINH LÝ HỌC
BÀI TÂP
NHÓM SINH LÝ 1
Trang 2Bài: Nhập môn Sinh lý họcCâu hỏi bài tập tự học:
1 Các cấp tổ chức của sự sống, hướng phát triển?
2 Ví dụ về mức độ thực nghiệm?
3 Các kiến thức toán, vật lý, hoá học được ứng dụng trong SLH?
Phần bài làm
1 Các cấp tổ chức của sự sống (từ thấp lên cao theo nguyên tắc thứ bậc) bao gồm:
Phân tử Bào quan Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan
Cơ thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Sinh quyển
- Hướng phát triển nghiên cứu từ đại thể đến vi thể: Cơ thể Hệ cơ quan
Cơ quan Mô Tế bào Bào quan Phân tử
2 Ví dụ về mức độ thực nghiệm:
- Mức độ thực nghiệm trên cơ thể toàn vẹn (in vivo)
Ví dụ: + Đo điện tâm đồ
3 Kiến thức toán được ứng dụng trong SLH:
Kiến thức toán học được ứng dụng nhiều trong sinh lý học như: các phương pháp thống kê được sử dụng trong các nghiên cứu y học để đưa ra các kết luận về mối tương quan, các yếu
tố ảnh hưởng và tác động đến một yếu tố sinh lý, ví dụ như người lớn tuổi có huyết áp cao hơn người trẻ tuổi…
Hay các tính toán trong việc đọc điện tâm đồ
Bài toán phân tích cấu trúc phân tử
Kiến thức vật lý được ứng dụng trong SLH:
Trang 3- Công thức tính áp suất thẩm thấu của một dung dịch theo luật Van’t Hoff (sinh lý vật chất qua màng tế bào)
- Các công thức tính công của tim (sinh lý tim)
- Các hình thức truyền nhiệt (sinh lý thân nhiệt)
- Kiến thức về sự khuếch tán (sinh lý vật chất qua màng tế bào)
- Kiến thức về điện thế màng (sinh lý điện thế màng tế bào)
- Kiến thức quang học (sinh lý thị giác)
- Huyết động học (sinh lý mạch máu)
- Cơ chế trao đổi khí ở phổi (sinh lý hệ hô hấp)
Kiến thức hoá học được ứng dụng trong SLH:
- Thành phần dịch cơ thể (sinh lý dịch cơ thể)
- Khái niệm về pH và ion H+(sinh lý dịch cơ thể)
- Các chất cần thiết cho sản sinh hồng cầu (sinh lý máu)
- Ảnh hưởng của các yếu tố hoá học lên cơ chế điều hoà hô hấp bằng thể dịch (sinh lý hô hấp)
- Bài tiết và hoá học của nước bọt (sinh lý tiêu hoá)
- Hoạt động bài tiết và hoá học của dạ dày (sinh lý tiêu hoá)
- Hoạt động bài tiết và hoá học của ruột già (sinh lý tiêu hoá)
Trang 4BÀI TẬP NHÓM BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG
1
Vận động nhiều làm tăng nhịp tim Khả năng chịu kích thích
Vận động nhiều làm tăng nhiệt độ cơ
thể
Khả năng chịu kích thích
Chạm vào vật nóng làm tay rụt lại Khả năng chịu kích thích
Sợ hãi làm tim đập nhanh Khả năng chịu kích thích
Ánh sáng làm co đồng tử Khả năng chịu kích thích
2
+ Mùa hè: tăng toả nhiệt (toát mồ hôi) nên nhanh có cảm giác khát nước
+ Mùa đông: giảm toả nhiệt, tăng sinh nhiệt (tăng dị hoá) nên nhanh có cảm giác khát đói.+ Chế độ ăn uống mùa hè: Tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn thức ăn chứa nhiều glucid, ăn những thức ăn có nước ví dụ như: Ăn nhiều canh, nước trái cây, rau quả, …
+ Chế độ ăn uống mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chấtbéo, giàu protein, thức ăn nóng, thức ăn có ít nước
Bài Tập Nhóm
Trang 5Bài 2: SINH LÝ THÂN NHIỆT
Câu 1: Một bệnh nhân bị sốt, để hạ nhiệt cho bệnh nhân, người ta có thể
hướng dẫn đắp khăn lạnh lên trán hoặc lau nước ấm, cả 2 phương pháp trên điều giúp thải nhiệt và dựa theo cơ chế truyền nhiệt từ cao sang thấp, để làm giảm nhiệt độ
Thế nhưng việc đắp khăn lạnh lên trán không những không hạ được cơn sốt mà còn ngược lại có thể gây nguy hiểm do các lỗ chân lông co khít lại, giảm khả năng thải nhiệt của da
Nên cách tốt nhất để hạ sốt là lau nước ấm với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ
cơ thể từ 2 – 3oC Lau nước ấm sẽ khiến lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt.
Tuy nhiên việc chườm với nước quá nóng và cao hơn nhiệt độ cơ thể, sẽ
có nguy cơ làm nhiệt độ của cơ thể tăng lên, việc chườm khăn ướt sẽ không còn tác dụng hạ nhiệt.
Câu 2: Trẻ em sốt cao co giật, dân gian, người dân thường mặc nhiều
quần áo cho trẻ khi bị sốt là sai lầm và không nên làm
Nên hướng dẫn các bà mẹ cần phải cởi bỏ quần áo, lau bằng nước
ấm, uống nhiều nước, mở cửa thông thoáng.
Khi gặp trẻ sốt cao co giật đến cấp cứu cần nhanh chóng:
- Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh trường hợp trẻ nôn, chất nôn
sẽ đi vào đường hô hấp
- Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo.
- Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.
- Đặt viên hạ sốt vào hậu môn do trẻ đang co giật uống rất khó và dễ gây sặc.
Trang 6BÀI 3: SINH LÝ TẾ BÀO BÀI TẬP NHÓM
Trang 7Câu 1: Phần dịch đoạn văn:
Coenzyme A có nguồn gốc từ B vitamin pan-tothenic axit chủ yếu là vận chuyển các nhóm Acetyl, trong đó có 2 cacbon nguyên tử, từ 1 phân tử này chuyển sang phân tử khác, các nhóm acetyl này đến từ pyruvate, như chúng ta vừa thấy là sản phẩm cuối cùng của
Glycolysis hiếu khí, hoặc từ sự phân hủy của axit béo và một số axit amin như chúng ta sẽ thấy trong phần sau
Pyruvate khi vào ty thể từ Cytosol được chuyển thành acetyl CoA và Cacbon (khoảng 4-21) lưu ý rằng phản ứng này tạo từ sự hình thành phân tử từ quá trình dị hóa nhiên liệu và hydro atorna được chuyển sang NAD+
Chu trình krebs bắt đầu từ sự vận chuyển Acetyl nhóm Acetyl CoA đến 4 phân tử cacbon oxaloacetate để hình thành 7 phân tử cacbon (khoảng 4-22) Ở bước thứ 3 trong chu trình 1 mol cacbon được tạo ra và ở chu trình thứ 4 cũng vậy 2 cacbon đã đi vào chu trình như 1 phần của nhóm Acetyl gắn với CoA và 2 cacbon (không giống nhau) đã để lại ở dạng cacbon Chú ý oxy xuất hiện trong cacbon không được tạo ra từ oxy phân tử mà từ các nhóm car-boxyl của chu trình Krebs
Câu 2: Bảng dịch tiếng việt:
Nhập chất nền
Acetyl coenzyme A—Acetyl là nhóm có nguồn gốc
từ pyruvate Axit béo và amin là chất trung gian có nguồn gốc từ axit amin
Vị trí Enzyme Bên trong ti thể.
Sản xuất ATP
1 GTP hình thành trực tiếp, có thể được chuyển đổi thành ATP
Chỉ được hoạt động trong điều kiện hiếu khí mặc dù oxy phân tử không được sử dụng trực tiếp trong con đường này
Sản xuất Coenzyme 3NADH + 3H+ và 2 FADH2
Sản phẩm cuối cùng
2 cacbondioxit cho mỗi phân tử acetyl coenzyme là con đường xâm nhập của một số chất trung gian được sử dụng để tổng hợp axit amin và các phân tử hữu cơ khác cần thiết cho các chức năng tế bào đặc biệt
Phương trình phản
ứng
Acetyl CoA + 3 NAD+ + FAD + GDP + P1 + 2H2O
2CO2 + CoA + 3NADH + 3H+ + FADH2 + GTP
Trang 8Câu 3: Thứ tự giảm dần hàm lượng nước có tại các cơ quan trong cơ thể:
Biểu đồ hàm lượng nước trong cơ quan trong cơ thể
Câu 4: Hoàn thành bảng sau:
Tế bào - các chất: không hấp thụ được các chất từ dịch ngoại bào xung quanh
5 Tương tác tế bào Tương tác kém (TT) TT kháng nguyên - kháng thể hệ
Trang 9TT Enzyme - cơ chất thiếu men
TT tín hiệu hóa học Trao đổi thông tin yếu kém, chậm chạp
6 Trao đổi thông tin
giữa các tế bào Liên kết yếu kém
Trao đổi thông tin chậm, với người già càng chậm hơn, dễ gây thiếu các chất trong cơ thể
PHẦN TỰ HỌC NHÓM BÀI 4: VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO
1
Nồng độ thẩm thấu của máu : 280- 296 mosmol.
Dung dịch đẳng trương: NaCl 0.9 %, glucose 5 %Dung dịch ưu trương: Glucose 20%
*(NĐTT=NĐPT(NĐ mol) x Số tiểu phân mà một phân tử phân ly tạo ra)
Nồng độ thẩm thấu của NaCl 0,9% là: 308 mOsmol/L
((9/58,5)X 1000) X 2 = 308 mosmol/L
Trang 10Nồng độ thẩm thấu của Glucose 5% là: 278 mOsmol/L.
((50/180) X 1000) X 1 = 278 mosmol/L
Nồng độ thẩm thấu của Glucose 20% là: 1111 mOsmol/L
((200/180) X 1000) X 1 = 1111 mosmol/L
- Hậu quả nếu bệnh nhân truyền dung dịch ưu trương hay nhược trương:
+ Ưu trương là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội bào Nếu truyền dung dịch ưu trương sẽ xảy ra hiện tượng tức teo sơ; nước từ trong sẽ
đi ra ngoài làm cho da bị co, nhăn nheo, mất nước và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết Trong xét nghiệm ,tế bào hồng cầu sẽ bị teo lại
+Nhược trương: nước từ ngoài sẽ vào tế bào làm tế bào căng cứng lên, phù mạch, phù toàn thân và nếu sự chênh lệch quá cao sẽ làm tế bào vỡ Trong xét
nghiệm , tế bào hồng cầu sẽ bị dãn nở
2 Đọc trước bài sinh lý máu mục 4.2 đặc tính của bạch cầu, bài sinh lý hô hấp mục 2 trao đổi khí tại phổi, bài sinh lý tiêu hóa mục 4.3 hấp thu ở ruột non, bài sinh lý thận mục 2 tái hấp thu và bài tiết ở ống thận để tìm các ví dụ cho các dạng vận chuyển vật chất qua màng tế bào Hãy liệt kê các ví dụ đó theo từng dạng vận chuyển:
- Bạch cầu:
Đặc tính: + Tính xuyên mạch: Bạch cầu có thể chui qua khe hở giữa các tế bào nội mô của mao mạch để vào các tổ chức quanh mao mạch mặc dù những lỗ đó có kích thước nhỏ hơn mao mạch gấp nhiều lần
+ Tính nhận biết và loại bỏ vật lạ: Thực bào- túi thực bào sẽ hoà màng với lysosome thành túi tiêu hoá, các men thuỷ phân trong lysosome sẽ phân cắt vật lạ thành những chất nhỏ Các chất dinh dưỡng được đưa vào bào tương tế bào, các chất cặn bã được đào thải bằng cơ chế xuất bào
- Tiêu hóa:
Cơ chế vận chuyển chủ động thứ cấp
Ví dụ: Đồng vận chuyển thuận Na+ và glucose/ axit amin ở tế bào biểu mô ống tiêu hóa và ống thận để hấp thu các chất này vào máu; Đồng vận chuyển nghịch của K+ hoặc H+với Na+ ở tế bào biểu mô ống lượng xa và ống góp để bài tiết K+ và H+
và tái hấp thu Na+ trao đổi
Trang 11- Hô hấp: Thông khí phổi là quá trình trao đổi khí giữa phế nang và khí quyển Khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp
PHẦN TỰ HỌC NHÓM Bài 5: ĐIỆN THẾ MÀNG TẾ BÀO
1 Cơ chế diễn ra hoạt động điện thế nghỉ của màng tế bào:
Điện thế nghỉ chủ yếu được hình thành do 3 yếu tố sau:
-Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào
+ Nồng độ ion K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào → K+ có xu hướng di chuyển
ra ngoài tế bào
+ Nồng độ ion Na+ bên trong tế bào thấp hơn bên ngoài tế bào → Na+ có xu hướng di chuyểnvào trong tế bào
Trang 12-Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
+ Cổng K+ mở cho các K+ đi ra và giữ lại các anion (-) lại bên trong màng, tạo lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu
+ K+ tạo lớp tích điện dương ngoài màng tế bào
2 Cơ chế hình thành điện thế động
a) Giai đoạn mất phân cực
- Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động
- Khi bị kích thích, tính thấm của màng với các ion thay đổi màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động gây nên khử cực (cửa Na+ mở, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong màng làm trung hòa điện tích giữa hai màng tế bào
- Dẫn đến điện thế hai bên màng giảm nhanh từ -70 mV đến 0 mV
Trang 13b) Giai đoạn đảo cực
- Cổng Na mở rộng Na+ từ bên ngoài di chuyển ồ ạt vào trong tế bào
- Làm cho bên trong mang điện dương (+35 mV) so với bên ngoài mang điện tích âm
c) Giai đoạn tái phân cực
- Bên trong tế bào Na+ nhiều nên tính thấm của màng đối với Na+giảm, cổng Na+ đóng Tínhthấm đối với K+ tăng nên cổng K+ mở rộng làm cho K+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài nên bên ngoài mang điện tích dương bên trong mang điện tích âm Khôi phục điện thế nghỉ ban đầu (-70 mV)
⇒ Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực
Trang 14
Hệ thống
cơ quan
Phương pháp ứng dụng
Nguyên lý
Não Điện não đồ Hoạt động của hệ thần kinh trung ương kéo
theo sự thay đổi điện sinh học Trong tình trạng hưng phấn, ức chế ở tế bào thần kinh, các ion được phân bố lại và xuất hiện sự chênh lệch điện thế giữa các khu vực
Trong điện não đồ, nhiều điện cực được đặt
ở vùng da đầu ứng với nhiều vùng khác nhau của não nhằm phát hiện và ghi nhận các kiểu hoạt động điện cũng như tìm kiếm những bất thường
Tim Điện tâm đồ Bình thường màng sợi cơ tim phân cực, bên
trong màng âm hơn so với bên ngoài và có điện thế nghỉ khoảng -80 đến -90 mV.
- Khi tim hoạt động ở mỗi sợi cơ tim xuất hiện một điện thế điện hoạt động Tổng hợp dòng điện hoạt động của các sợi cơ tim là dòng điện hoạt động của tim.
- Cơ thể là môi trường dẫn điện tương đối đồng nhất → điện thế hoạt động của tim lan
ra khắp cơ thể → da → ghi lại bằng cách nối hai điện cực của máy ghi với hai điểm khác nhau trên cơ thể
Cơ Điện cơ Trong điện cơ, kim được cắm vào cơ, và
hoạt động điện được ghi lại trong khi cơ co
và nghỉ Thông thường, điện thế nghỉ khi
cơ nghỉ; khi co cơ tối thiểu, điện thế hoạt động của các đơn vị vận động đơn lẻ xuất hiện Khi co cơ tăng lên, số lượng các điện thế tăng lên, hình thành hình ảnh giao thoa điện thế.
Trang 154.Phân Tích hình ảnh :
Sự khác nhau về nồng độ ion giữa khu vực nội bào và ngoại bào lúc nghỉ nhờ hoạtđộng của bơm protein Bơm Na + -K + -ATPase là thành phần chính trong chức năng trênbằng cách vận chuyển 3 ion Na+ ra ngoài và 2 ion K+ vào trong tế bào cơ tim, quá
trình này sử dụng năng lượng từ ATP Qúa trình trên gọi là vận chuyển chủ động.Nồng độ Ca2+ ngoại bào được duy trì cao hơn nội bào nhờ bơm Na + -K + -ATPase (Ca + - ATPase) và bơm Ca2+, trong đó bơm Na+-Ca2+ cho phép Na+ vào trong nội bào, làm
theo chiều gradient nồng độ Na+ và năng lượng giải phóng từ quá trình này (thay vì từATP) để đẩy ion Ca2+ ra ngoài, cách vận chuyển này gọi là vận chuyển thụ động
BÀI TỰ HỌC NHÓM BÀI 6: SINH LÝ DỊCH CƠ THỂ Câu 1:
Thể tích và thành phần dịch kẽ phụ thuộc vào quá trình trao đổi giữa huyết tương và dịch kẽ qua thành mao mạch nghĩa là phụ thuộc vào cấu tạo của thành mao mạch và phụ thuộc vào những tác dụng lên thành mao mạch:
- Áp suất mao mạch: có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan từ mao mạch vào khoảng kẽ
Áp suất mao mạch ở tận cùng tiểu động mạch là 30mmHg, ở tận cùng tiểu tĩnh mạch là 10mmHg
Trang 16- Áp suất dịch kẽ:
+ Giá trị dương: đẩy dịch từ khoảng kẽ vào mao mạch
+ Giá trị âm: đưa dịch từ mao mạch vào dịch kẽ
(Bình thường có gía trị -3mmHg)
- Áp suất keo huyết tương: do các phân tử protein không khuếch tán qua màng tạo nên, đó là albumin, globulin và fibrinogen Áp suất keo huyết tương bằng 28mmHg Có tác dụng gây ra
sự thẩm thấu của dịch kẽ vào mao mạch
- Áp suất keo của dịch kẽ: tác dụng gây ra sự thẩm thấu của dịch từ mao mạch vào dịch kẽ
- Ở đầu tiểu động mạch của mao mạch (Đầu mao mạch)
Tổng của những lực tác dụng đẩy dịch ra khỏi mao mạch là:
- Ở đầu tiểu tĩnh mạch của mao mạch (Cuối mao tĩnh mạch)
Lực có tác dụng hút dịch từ khoảng kẽ vào mao mạch là áp suất keo của huyết tương bằng 28mmHg
Những lực có tác dụng đẩy dịch ra khỏi mao mạch
Áp suất mao mạch 10mmHg
Áp suất âm trong dịch -3mmHg
Áp suất keo của dịch kẽ 8mmHg
Áp suất thẩm thấu keo huyết tương
Áp suất thuỷ tĩnh mao mạch
Áp suất dịch kẽ Áp suất thẩm thấu dịch kẽ
Trang 17Khoảng 9/10 dịch từ mao động mạch vào khoảng kẽ được tái hấp thu từ khoảng kẽ vào mao tĩnh mạch, 1/10 còn lại sẽ chảy vào hệ thống bạch mạch.
Chức năng của dịch kẽ: cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho các tế bào đồng thời nhận CO2, các sản phẩm chuyển hoá Các chất này sẽ theo máu đến phổi và thận để bài xuất ra ngoài
- Các nguyên nhân gây phù:
Khi áp suất mao mạch quá cao bất thường, hệ số lọc ở đó tăng cao, lực lọc từ mao mạch đến khoảng kẽ mạnh hơn lực hấp thu về mao mạch gây phù Ngược lại áp suất mao mạch quá thấpthì thể tích kẽ giảm bớt làm tăng thể tích máu
+ Phù do điều trị ( Truyền dịch tĩnh mạch quá mức)(Tăng áp lực thuỷ tĩnh, quá tải dịch)+ Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (Tăng áp lực thuỷ tĩnh, tắc tĩnh mạch)
+ Suy tim phải (Tiên phát hoặc thứ phát sau suy tim trái hoặc sau viêm màng ngoài tim co thắt) trực tiếp gây gia tăng áp lực tĩnh mạch
+ Suy tĩnh mạch mạn tính (Tăng áp lực thuỷ tĩnh, tắc tĩnh mạch)
+ Giảm tổng hợp albumin (Ví dụ trong bệnh lý gan mật hoặc suy dinh dưỡng)
Câu 2:
- Sơ đồ 2.4 trang 60 sách Sinh lý học(ĐHYDCT)
- Các rối loạn thăng bằng kiềm toan:
+ Nhiễm toan hô hấp: giảm thông khí phổi làm tăng nồng độ CO2 dịch ngoài bào đưa đến nhiễm toan hô hấp Một người có thể tự gây nhiễm toan hô hấp bằng cách nhịn thở, lúc đó pHgiảm xuống
Nguyên nhân: tổn thương trung tâm hô hấp ở hành não làm giảm nhịp thở, tắc nghẽn đường dẫn khí, viêm phổi Mọi nguyên nhân gây rối loạn trao đổi khí giữa máu và phế nang
+ Nhiễm kiềm hô hấp: tăng thông khí ở phổi làm giảm nồng độ CO2 dịch ngoại bào đưa đến nhiễm kiềm hô hấp (hiếm gặp)