Portfolio sinh lý, hỗ trợ các bạn sinh viên hoàn thành tóm tắt nội dung về Sinh lý đại cương, Sinh lý điều hoà hoạt động cơ thể bằng cơ chế thể dịch, Sinh lý điều hoà hoạt động cơ thể bằng cơ chế tthần kinh, Sinh lý cơ và xương - kèm bài tập cá nhân.
Sinh lý đại cương
1 Đặc Điểm Của Cơ Thể Sống
1.1 Khả năng thay cũ đổi mới
- Là hoạt động chuyển hoá gồm toàn bộ những phản ứng hoá học trong cơ thể sống Gồm chuyển hoá chất và chuyển hoá năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau theo 2 quá trình:
+ Quá trình đồng hoá: Thu nhận vật chất biến thành chất dinh dưỡng để cơ thể xây dựng hình thể, tồn tại và phát triển.
+ Quá trình dị hoá: Phân giải vật chất, tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động và đào thải các sản phẩm chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
1.2 Khả năng chịu kích thích
- Hưng phấn là biểu hiện của tế bào, cơ quan khi chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động.
- Ức chế là biểu hiện kìm hãm hoặc làm ngưng trệ hoàn toàn trạng thái hoạt động của tế bào, cơ quan trong cơ thể
1.3 Khả năng sinh tồn nòi giống:
- Khả năng sinh tồn nòi giống là khả năng sinh sản giống mình, do mã di truyền quyết định Biểu hiện ở 2 mức độ:
+ Mức tế bào: tế bào mới → tế bào già hoặc chết
+ Mức cơ thể: duy trì nòi giống từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2 CHUYỂN HÓA CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG
2.1 Các nguyên tắc chung trong chuyển hóa chất:
- Hấp thu, vận chuyển và dự trữ theo nhu cầu của cơ thể:
+ Các đại phân tử lớn → các phân tử nhỏ thuận lợi cho sự hấp thu + Các chất được tái tạo lại và vận chuyển đến mô cơ quan để chuyển hóa theo yêu cầu
∗ Nếu chưa sử dụng ngay, các chất có thể được tích lũy dưới dạng dự trữ ở mô cơ quan nào đó.
- Chuyển hoá chất đáp ứng nhu cầu cơ thể: glucid (tạo năng), protid (tạo hình) và lipid tham gia các hoạt động chức năng
- Đào thải các sản phẩm thừa sau chuyển hoá: quá trình thoái hoá sinh năng → 𝐶𝑂2, 𝐻2𝑂, nhiệt → đào thải qua phổi, thận, da
2.2 Điều hoà chuyển hoá chất:
Đại cương về cơ thể sống
1 Đặc Điểm Của Cơ Thể Sống
1.1 Khả năng thay cũ đổi mới
- Là hoạt động chuyển hoá gồm toàn bộ những phản ứng hoá học trong cơ thể sống Gồm chuyển hoá chất và chuyển hoá năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau theo 2 quá trình:
+ Quá trình đồng hoá: Thu nhận vật chất biến thành chất dinh dưỡng để cơ thể xây dựng hình thể, tồn tại và phát triển.
+ Quá trình dị hoá: Phân giải vật chất, tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động và đào thải các sản phẩm chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
1.2 Khả năng chịu kích thích
- Hưng phấn là biểu hiện của tế bào, cơ quan khi chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động.
- Ức chế là biểu hiện kìm hãm hoặc làm ngưng trệ hoàn toàn trạng thái hoạt động của tế bào, cơ quan trong cơ thể
1.3 Khả năng sinh tồn nòi giống:
- Khả năng sinh tồn nòi giống là khả năng sinh sản giống mình, do mã di truyền quyết định Biểu hiện ở 2 mức độ:
+ Mức tế bào: tế bào mới → tế bào già hoặc chết
+ Mức cơ thể: duy trì nòi giống từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2 CHUYỂN HÓA CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG
2.1 Các nguyên tắc chung trong chuyển hóa chất:
- Hấp thu, vận chuyển và dự trữ theo nhu cầu của cơ thể:
+ Các đại phân tử lớn → các phân tử nhỏ thuận lợi cho sự hấp thu + Các chất được tái tạo lại và vận chuyển đến mô cơ quan để chuyển hóa theo yêu cầu
∗ Nếu chưa sử dụng ngay, các chất có thể được tích lũy dưới dạng dự trữ ở mô cơ quan nào đó.
- Chuyển hoá chất đáp ứng nhu cầu cơ thể: glucid (tạo năng), protid (tạo hình) và lipid tham gia các hoạt động chức năng
- Đào thải các sản phẩm thừa sau chuyển hoá: quá trình thoái hoá sinh năng → 𝐶𝑂2, 𝐻2𝑂, nhiệt → đào thải qua phổi, thận, da
2.2 Điều hoà chuyển hoá chất:
- Cơ chế thần kinh: vùng hạ đồi - trung tâm điều hòa chuyển hóa chất dưới vỏ (trung tâm no, đói), bên cạnh đó có sự tham gia của vỏ não với hệ thần kinh tự chủ
+ Chuyển hóa glucid và lipid:
* Somatomedin, 𝑇3 - 𝑇4 phát triển, glucagon, cortisol, catecholamine
→ đường huyết ↑, thoái hóa lipid
* Insulin → đường huyết ↓, tăng tổng hợp lipid
* Somatomedin, 𝑇3 - 𝑇4 trưởng thành, insulin, các hormon sinh dục → tổng hợp protein ↑
* 𝑇3 - 𝑇4 trưởng thành, cortiso, glucagon → thoái hóa protein.
3 NĂNG LƯỢNG CHO SỰ SỐNG
3.1 Các dạng năng lượng của cơ thể: gồm 5 loại
- Năng lượng sinh công: hóa năng, cơ năng, thẩm thấu năng, điện năng
- Năng lượng không sinh công: nhiệt năng
Tồn tại trong liên kết của các phân tử hóa học.
Sinh công hóa học và giữ hình dạng cố định trong không gian. Động năng (cơ năng)
Sự trượt lên nhau của các sợi actin, myosin trong tế bào cơ.
Tạo sự co cơ, vận chuyển máu.
Sự chênh lệch nồng độ chất ở 2 bên màng tế bào.
Tạo hiện tượng thẩm thấu. Điện năng
Sự chênh lệch nồng độ ion ở 2 bên màng tế bào.
Tạo dòng điện sinh học.
Phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, khoảng 80% năng lượng sinh ra trở thành nhiệt năng.
Duy trì thân nhiệt ổn định là dạng năng lượng thoái hóa cần thường xuyên thải ra ngoài cơ thể.
3.2 Chuyển hóa năng lượng: theo định luật bảo toàn năng lượng
- Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (protid, glucid, lipid)
- Quá trình phosphoryl - oxy hóa khử: gồm 2 giai đoạn:
+ Oxy hóa khử: xảy ra ở bào tương và ty thể của tế bào, là giai đoạn đốt cháy hay thoái hóa các chất sinh năng tạo ra năng lượng tự do
+ Phosphoryl hóa: năng lượng tự do từ giai đoạn oxy hóa khử được dùng để phosphoryl hóa ADP tạo ATP
- Quá trình hình thành các dạng năng lượng cơ thể:
+ Hóa năng: ATP → phản ứng tổng hợp các chất tạo hình, dự trữ, thực hiện chức năng và bài tiết
+ Động năng: ATP → vận chuyển vật chất qua màng, sự co cơ,…
+ Thẩm thấu năng: ATP → vận chuyển vật chất qua màng tế bào, duy trì chênh lệch nồng độ tạo hiện tượng thẩm thấu
+ Điện năng: ATP → vận chuyển ion tạo điện thế nghỉ, điện thế hoạt động của màng
+ Nhiệt năng: ~80% năng lượng → nhiệt năng, ~20% → công hóa học, cơ học, thẩm thấu hay điện.
3.2.2.Tiêu hao năng lượng trong cơ thể: thải dưới dạng nhiệt
- Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể: cần cho sự tồn tại, không thay đổi thể trọng, không sinh sản
+ Năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ sở: hoạt động thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu
* Tuổi ↑, tuổi dậy thì và trước dậy thì → chuyển hóa cơ sở ↓.
* Giới: nam > nữ cùng độ tuổi
* Nhịp ngày đêm: cao nhất vào 13h-16h, thấp nhất vào 1h-4h
* Chu kì kinh nguyệt và thai nghén: cao vào nửa sau chu kì, có thai Trạng thái tình cảm: ↑ khi lo lắng và căng thẳng, ↓ khi ngủ, trầm cảm.
* Các yếu tố bệnh lý: ↑ khi ưu năng tuyến giáp và sốt, ↓ khi suy dinh dưỡng + Năng lượng tiêu hao cho vận cơ: 25% → công cơ học, 75% → nhiệt.
* Cường độ vận cơ: ↑ khi cường độ vận cơ (nhẹ, trung bình, nặng, cực nặng)
* Tư thế vận cơ: ↑ khi cơ co nhiều, ↓ khi cơ co ít
* Mức độ thông thạo: càng thông thạo ↓ số cơ co
+ Năng lượng tiêu hao cho điều nhiệt: sinh nhiệt và thải nhiệt
+ Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa: hoạt động cơ học, bài tiết, hóa học, hấp thu SDA của glucid là 6, lipid là 14, protid là 30, chế độ ăn hỗn hợp là 10.
- Năng lượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể: tổng hợp thành phần tạo hình, dự trữ của cơ thể
+ ↑ chiều cao, trọng lượng cơ thể tuổi đang trưởng thành, rèn luyện cơ thể, thể dục thể thao, thay thế các mô già và chết, hồi phục cơ thể sau khi bị bệnh
+ Cứ ↑ 1g → 5Kcal - Năng lượng tiêu hao cho sinh sản:
+ ~60.000-80.000Kcal cho tạo thai, nuôi và phát triển thai, dự trữ cho việc nuôi con sau sanh
+ ~500Kcal chotổng hợp, bài tiết sữa.
3 Điều hoà chuyển hoá năng lượng:
3.1 Điều hòa chuyển hóa năng lượng ở mức tế bào: theo cơ chế feedback âm:
- Khi tế bào hoạt động: ADP thấp, tất cả phản ứng sinh năng lượng trong tế bào giảm đi
- Khi tế bào không hoạt động: ADP tăng, tất cả phản ứng sinh năng lượng trong tế bào tăng lên → Hàm lượng ATP trong tế bào luôn được duy trì ổn định
3.2 Điều hòa chuyển hóa năng lượng ở mức cơ thể:
- Điều hòa theo cơ chế thần kinh:
+ Thần kinh giao cảm làm tăng chuyển hóa năng lượng
+ Vùng hạ đồi có các trung tâm điều nhiệt nên cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng
- Điều hòa theo cơ chế thể dịch:
+ Hormon 𝑇3, 𝑇4 của tuyến giáp: làm tăng chuyển hóa năng lượng của hầu hết các mô trong cơ thể
+ Hormon catecholamine của tủy thượng thận; cortisol của vỏ thượng thận; insulin, glucagon của tuyến tụy: làm tăng huy động năng lượng từ glucid
+ Hormon GH của tuyến yên: làm tăng huy động năng lượng từ lipid + Hormon sinh dục: làm tăng đồng hoá protid tích lũy năng lượng + Hormon sinh dục nam làm tăng mạnh hơn hormon sinh dục nữ
4 Các nguyên tắc chung điều hoà hoạt động cơ thể:
- Cấp cơ quan và hệ thống cơ quan.
4.2 Điều hoà theo 2 cơ chế:
4.3 Điều hoà theo phương thức ngược với 2 cách thức:
4.4 Điều hoà theo 2 tiến trình:
BÀI TẬP TỰ HỌC CÁ NHÂN CHƯƠNG 1 SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG
Câu 1 Các thuật ngữ đồng nghĩa với từ đồng hoá và dị hoá trong y văn:
Các ví dụ chứng minh cho đặc điểm của sự sống:
Ví dụ Chứng minh đặc điểm
Da là một loại mô liên kết sừng hóa, hằng ngày khi lớp sừng hóa bong ra sẽ được thay bằng một lớp khác.
Khả năng sinh tồn nòi giống (Mức tế bào)
Nồng độ CO 2 trong máu tăng sẽ dẫn đến tăng Khả năng chịu kích thích nhịp thở.
Nồng độ glucose trong máu tăng làm tuyến tụy tăng bài tiết insulin
Khả năng chịu kích thích
Nút xoang phát xung động lan truyền ra cơ tâm nhĩ và tâm thất làm tâm nhĩ và tâm thất co bóp
Khả năng chịu kích thích
Câu 2 Andenosine triphosphate (ATP) tổng hợp từ adenosine diphosphate (ADP) và photphate vô cơ (P i ) đồng thời tích trữ năng lượng cho tế bào.
Phương trình hoá học khái quát quá trình tổng hợp ATP của cơ thể:
C 6 H 12 O 6 + 6O 2 → 6CO 2 + 6H 2 O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
Câu 3 Do chuyển hoá cơ sở là các hoạt động cần thiết cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở: không vận cơ, không tiêu hoá, không điều nhiệt, nên khi bệnh nhân chuẩn bị đi đo chuyển hoá cơ sở cần dặn bệnh nhân:
- Nhịn ăn từ 8-10h trước khi đo
- Nghĩ ngơi tuyệt đối trong phòng mát để thân nhiệt được ổn định.
Sinh lý thân nhiệt
1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THÂN NHIỆT:
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể
+ Thân nhiệt trung tâm → phần sâu trong cơ thể như gan, não, các tạng → ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ các phản ứng hóa học → mục đích của hoạt động điều nhiệt
* Trực tràng hằng định, miệng < 0,2 − 0,5 O 𝐶, nách < 0,5 – 1 O 𝐶
+ Thân nhiệt ngoại vi → nhiệt độ da → đánh giá hiệu quả hoạt động điều nhiệt, thay đổi tuỳ theo vị trí đo
- Yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt:
+ Tuổi: tuổi càng cao thân nhiệt càng giảm.
+ Nhịp ngày đêm: thấp nhất vào lúc 1-4 giờ sáng và cao nhất vào lúc 14-17 giờ chiều. + Chu kì kinh nguyệt, thai nghén: nửa sau chu kì ↑ 0,3 − 0,5 O 𝐶, tháng cuối thai kì ↑ 0,5
+ Vận cơ: cường độ vận cơ >> thân nhiệt ↑
+ Tình trạng bệnh: bệnh nhiễm khuẩn → ↑ thân nhiệt, bệnh tả ↑.
Hai nguồn gốc sinh nhiệt của cơ thể:
- Phản ứng chuyển hóa: diễn ra thường xuyên, cung cấp lượng nhiệt lớn
+ Chuyển hoá cơ sở làm tăng sinh nhiệt, mức tăng này có lên đến 150%
+ Vận cơ: trong co cơ 75% năng lượng tiêu hao dưới dạng nhiệt Đặc biệt cóng và run có đến 80% năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt
+ Tiêu hóa: sinh nhiệt do tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn (SDA) → Chuyển hóa cơ sở, cóng và run → sinh nhiệt tự nhiên, còn lại → sinh nhiệt bằng hành vi
- Môi trường: nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn như không khí nóng, vật nóng,mặt trời → sự sinh nhiệt không thường xuyên, lượng nhiệt cung cấp không lớn, chủ yếu đến thân nhiệt ngoại vi.
Truyền nhiệt Bức xạ Trực tiếp Đối lưu
Sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau.
Sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc với nhau.
Sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc với nhau, chênh lệch nhiệt độ được duy trì
Tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khoảng không ở giữa.
Nhiệt độ giữa hai vật, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khoảng không ở giữa Tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch nhiệt độ và thời gian tiếp xúc giữa hai vật.
Tỷ lệ thuận với căn bậc hai tốc độ chuyển động của vật lạnh.
3.1 Thải nhiệt bằng cách bốc hơi nước: có hai đường: thông qua da và đường hô hấp 3.1.1 Bốc hơi nước qua đường hô hấp:
- Do các tuyến ở niêm mạc đường hô hấp bài tiết ra để làm ẩm không khí vào phổi
- Lượng nhiệt toả ra bằng phương thức bốc hơi nước qua đường hô hấp phụ thuộc vào thể tích thông khí phổi
3.1.2 Bốc hơi nước qua da:
4.1 Cung phản xạ điều nhiệt
- Nguyên tắc: lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể bằng lượng nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể cùng trong một khoảng thời gian
- Hoạt động điều nhiệt được thực hiện thông qua một cung phản xạ phức tạp gồm 5 thành phần:
+ Bộ phận nhận cảm (thụ thể)
+ Đường dẫn truyền hướng tâm
+ Đường dẫn truyền ly tâm
+ Cơ quan đáp ứng: tất cả các tế bào trong cơ thể mà đặc biệt là tế bào cơ, mạch máu, tuyến mồ hôi
4.2 Các cơ chế điều nhiệt
4.2.1 Cơ chế chống nóng của cơ thể: giảm sinh - tăng thải - Cơ chế như sau: giãn mạch máu dưới da, tăng lượng máu đến da khiến da đỏ lên trong môi trường nóng Máu đến da tăng sẽ dẫn đến:
+ Tăng truyền nhiệt: do máu làm tăng nhiệt độ da
+ Tăng bài tiết mồ hôi: có thể dẫn đến mất nước và muối.
4.1.2 Cơ chế chống lạnh của cơ thể: tăng sinh - giảm thải - Cơ chế như sau:
+ Tăng chuyển hoá tế bào do: thần kinh giao cảm và catecholamin của tủy thượng thận + 𝑇3, 𝑇4 của tuyến giáp.
+ Tăng trương lực cơ: xảy ra sau tăng chuyển hoá tế bào Tăng trương lực cơ gây ra hiện tượng “cóng”
+ Run cơ: xảy ra sau cùng
4.1.3 Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi
- Loài người ngoài các cơ chế điều nhiệt sinh học của cơ thể còn có các cơ chế điều nhiệt do hành vi tích lũy từ cuộc sống:
+ Cải tạo vi khí hậu.
+ Chọn quần áo thích hợp.
+ Chọn chế độ ăn thích hợp
BÀI 2: SINH LÝ THÂN NHIỆT
Câu 1 Lập bảng so sánh thân nhiệt trung tâm và ngoại vi?
So sánh Trung tâm Ngoại vi Định nghĩa Tạng Da
Trị số 37 o C, hằng định Trong các hoạt động sinh nhiệt trên thì chuyển hóa cơ sở, cóng và run là những hình thức sinh nhiệt tự nhiên, còn lại là sinh nhiệt bằng hành vi
+ Trong 3 hoạt động trên thì hoạt sinh nhiệt là chủ yếu
+ Yếu tố ảnh hưởng lên thân nhiệt cũng chính là yếu tố ảnh hưởng lên hoạt động sống và sức khỏe con người.
+ Chính vì vậy, sự ổn định thân nhiệt là một trong các chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe, xoay quanh giá trị trung bình là 37 độ C Sự tăng hay giảm thân nhiệt đều là những vấn đề bất thường cần quan tâm.
Câu 3 Trong các yếu tố điều hòa thân nhiệt bằng hành vi thì yếu tố nào là quan trọng nhất giúp con người có thể thích nghi với môi trường?
- Trong các yếu tố điều hòa thân nhiệt bằng hành vi thì yếu tố quan trọng nhất giúp con nghi thích nghi với môi trường là rèn luyện thân thể.
CHƯƠNG 2: SINH LÝ THỂ DỊCH
BÀI 6: SINH LÝ DỊCH CƠ THỂ
1 Đại cương về dịch cơ thể
- Ở người trưởng thành 50-60% trọng lượng cơ thể là dịch a Phân bố dịch cơ thể
- Gồm dịch nội bào và dịch ngoại bào.
- Dịch nội bào là dịch nằm trong tế bào, chiếm 2⁄3 tổng lượng dịch.
- Dịch ngoại bào là tất cả các dịch nằm ngoài tế bào, chiếm 1⁄3 tổng lượng dịch. b Thành phần dịch cơ thể
- Dịch trong cơ thể gồm dung môi là nước và các chất hòa tan được phân thành 2 nhóm chính là chất điện giải và chất không điện giải.
2.1 Khái niệm: Dịch ngoại bào còn được gọi là môi trường bên trong cơ thể hay nội môi 2.2 Hằng tính nội môi (Homeostasis): là duy trì các trạng thái hoặc điều kiện hằng định trong nội môi.
- Đảm bảo sự ổn định đầu vào cho các thành phần dịch ngoại bào, bao gồm:
+ Hệ hô hấp: Đảm bảo cung cấp đủ O2
+ Hệ tiêu hóa: Cung cấp các chất dinh dưỡng
+ Gan: Thay đổi thành phần hóa học các chất không được tế bào sử dụng thành những dạng thích hợp cho tế bào hoặc dự trữ
+ Các mô khác: Giúp thay đổi các chất được hấp thu, dự trữ theo nhu cầu cơ thể.
- Bao gồm tim và mạch Được thực hiện liên tục theo 2 chiều: + Từ nơi tiếp nhận các chất dinh dưỡng đến các mô.
+ Từ các mô đến nơi đào thảo các sản phẩm chuyển hóa.
- Đảm bảo sự ổn định đầu ra cho các thành phần dịch ngoại bào, bao gồm:
+ Hệ hô hấp: Đào thải CO2 ra ngoài
+ Hệ tiết niệu: Đào thải dưới dạng nước tiểu hầu hết các sản phẩm chuyển hóa không cần thiết hoặc các chất có nồng độ vượt quá yêu cầu
+ Hệ tiêu hóa: Đào thải dưới dạng phân một số sản phẩm chuyển hóa
+ Da: Vừa bảo vệ cơ thể vừa tham gia quá trình thải nhiệt.
2.3 Các khoang dịch ngoại bào:
- Là thành phần lỏng của máu, chiếm 5% trọng lượng cơ thể.
+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất qua thành mao mạch
+ Điều hòa thăng bằng kiềm-toan, đông máu, bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất… 2.3.2 Dịch kẽ (interstitial fluid):
- Là dịch nằm trong khoảng kẽ giữa các tế bào, chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng cơ thể
- Chức năng: Cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời nhận CO2 và các sản phẩm chuyển hóa thải ra ngoài
- Là dịch kẽ chảy vào hệ thống bạch mạch, đổ vào tĩnh mạch qua ống ngực và ống bạch huyết phổi
+ Con đường chủ yếu để hấp thu các chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa, đặc biệt hấp thu mỡ
+ Đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát nồng độ protein trong dịch kẽ, thể tích và áp suất dịch kẽ
+ Bạch cầu lympho đi vào hệ thống tuần hoàn chủ yếu qua đường bạch huyết.
2.3.4 Dịch não tủy (cerebralspinal fluid):
- Là dịch trong các não thất, bể chứa quanh não, các khoang dưới màng nhện và tủy sống
+ Đệm cho não trong hộp sọ cứng (não nổi trong dịch)
+ Đóng vai trò của một bình chứa để thích nghi với những thay đổi thể tích của hộp sọ 2.3.5 Các khoang dịch khác:
- Dịch nhãn cầu: Là dịch nằm trong ổ mắt và giữ cho ổ mắt luôn căng ra.
- Dịch trong các khoang tiềm ẩn như khoang phúc mạc, khoang màng phổi, khoang màng tim, bao hoạt dịch: giúp các màng bao trượt lên nhau dễ dàng → thuận lợi cho sự cử động của các tạng
3 ĐIỀU HÒA DỊCH CƠ THỂ:
3.1 Điều hòa thể tích dịch:
3.1.1 Quá trình xuất nhập nước:
- Được kiểm soát thông qua hoạt động của hệ nội tiết với hormone ADH, hệ thống RAA, các peptid lợi niệu NP… và hệ thần kinh với vai trò của cảm giác khát
Đại cương về hoạt chất sinh học
1.1 Khái niệm về hệ thống nội tiết và hoạt chất sinh học
- Khái niệm về hệ thống nội tiết
+ Hệ thống nội tiết là: những tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và bài tiết các hoạt chất sinh học bên trong cơ thể để điều hòa hoạt động cơ thể thông qua cơ chế thể dịch.
+ Hệ nội tiết là một phần của hệ thống nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết nhỏ, nằm rải rác nhưng chặt chẽ về mặt chức năng
+ Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, sản phẩm bài tiết được đổ thẳng vào máu bao gồm 2 phần:
+ Phần chế tiết tạo thành những đám tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormon.
+ Lưới mao mạch phong phú bao bọc xung quanh có nhiệm vụ nhận hormon đưa vào hệ thống tuần hoàn hệ thống nội tiết là toàn bộ các tế bào trong cơ thể Khái niệm về hoạt chất sinh học.
- Quan niệm trước đây: hormon là chất trung gian hóa học được bài tiết bởi các tế bào chuyên biệt và được chuyên chở trong máu.
- Quan niệm hiện nay: hoạt chất sinh học là các tín hiệu hóa học trung gian dưới dạng các phân tử đặc hiệu được giải phóng vào dịch cơ thể từ một tế bào sẽ tác động lên tế bào khác (mô đích).
- Hoạt chất sinh học còn gọi là tín hiệu ngoại bào hay chất truyền tin thứ nhất
- Có những hoạt chất sinh học mà mô đích của nó là tất cả hoặc hầu như tất cả các tế bào của cơ thể, ví dụ: Somatomedin (gan), T3, T4 (Tuyến giáp)
- Có thể tuyến nội tiết này là mô đích cho hormon của tuyến nội tiết khác, ví dụ: tuyến giáp là mô đích của hormon TSH do tuyến yên tiết ra.
1.2 Khái niệm về mô đích và thụ thể
- Mô đích là mô chịu sự tác động của hoạt chất sinh học một cách đặc hiệu.
- Khái niệm về thụ thể (receptor): Thụ thể là những phân tử protein có mặt ở tế bào đích, đóng vai trò tiếp nhận các tín hiệu ngoại bào với tính đặc hiệu và ái lực cao khởi phát các hoạt động chức năng nhất định của tế bào.
- Về cấu trúc: mỗi thụ thể có ít nhất 2 phần là nhóm điều hòa và nhóm hiệu ứng Nhóm điều hòa làm nhiệm vụ nhận biết và liên kết với hoạt chất sinh học, nhóm hiệu ứng có tác dụng gây ra hiệu quả đầu tiên trên tế bào đích
- Về vị trí: thụ thể có nằm trong 1 trong 3 vị trí là trên màng bào tương tế bào, trong bào tương tế bào hoặc trong nhân tế bào.
1.3 Khái niệm về phối tử, ái lực và hiệu lực:
* Khái niệm phối tử (ligand): - Ligand là phân tử tín hiệu có khả năng gắn với thụ thể với độ đặc hiệu cao do sự tương đồng về cấu trúc
+ Nếu gắn vào dẫn đến một đáp ứng sinh lý thì gọi là chất chủ vận hay đồng vận (agonist)
+ Nếu gắn vào mà không gây ra một đáp ứng sinh lý nào thì gọi là chất đối kháng (antagonist)
* Khái niệm ái lực và hiệu lực:
- Ái lực là khả năng gắn của HCSH vào thụ thể
- Hiệu lực là khả năng gây ra tác dụng của HCSH sau khi gắn vào thụ thể
- Ái lực và hiệu lực không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
2 PHÂN LOẠI VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT CHẤT SINH HỌC:
2.1 Phân loại hoạt chất sinh học:
- Theo nguồn gốc: Nội sinh và ngoại sinh
- Theo bản chất hóa học: Peptid, acid amin, lipid
- Theo tính tan: Tan trong nước và tan trong dầu
- Theo nơi tác động: Tại chỗ và ở xa
2.2 Sinh tổng hợp, bài tiết và vận chuyển Vận chuyển hoạt chất sinh học trong máu trong máu:
2.2.1 Sinh tổng hợp và bài tiết Vận chuyển hoạt chất sinh học trong máu:
+ Hoạt chất sinh học tan trong nước: Được tổng hợp sẵn
+ Hoạt chất sinh học tan trong dầu: Được tổng hợp dưới dạng tiền chất
+ Hoạt chất sinh học tan trong nước: Bài tiết nhanh
+ Hoạt chất sinh học tan trong dầu: Bài tiết chậm
2.2.2 Vận chuyển hoạt chất sinh học trong máu:
- Hoạt chất sinh học tan trong nước được vận chuyển dạng tự do
- Hoạt chất sinh học tan trong dầu được vận chuyển dạng kết hợp
3 CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC
3.1 Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai 3.1.1 Đặc điểm
- Các hoạt chất sinh học tác dụng theo cơ chế này là những tín hiệu hóa học tan được trong nước như các hormon peptid và catecholamin.
- Khi hoạt chất sinh học (chất truyền tin thứ I) gắn với thụ thể đặc hiêu tạo thành phức hợp tín hiệu ngoại bào-thụ thể sẽ dẫn đến sự xuất hiện chất truyền tin thứ II.
- Các hoạt chất sinh học khác nhau cùng tác động thông qua trung gian một loại chất truyền tin thứ II nhưng gây được đáp ứng chuyên biệt vì bản chất và số lượng khác nhau của hệ thống men trong tế bào.
- Đáp ứng sinh lý thường xảy ra nhanh nhưng ngắn
3.1.2 Các tín hiệu nội bào:
- Các loại tín hiệu nội bào phổ biến: cAMP, cGMP, Ca2+-protein, inositol triphosphat và diacylglycerol.
3.2 Cơ chế tác dụng thông qua hoạt hóa gen tế bào: 3.2.1 Đặc điểm:
- Tác dụng theo cơ chế này là những tín hiệu hóa học tan trong dầu
- HCSH vào trong tế bào gắn với thụ thể đặc hiệu → Phức hợp → Hoạt hóa các gen chuyên biệt nằm trên DNA trong nhân → Gây đáp ứng sinh lý
- Đáp ứng sinh lý thường chậm nhưng tác dụng kéo dài
3.2.2 Operon và cơ chế hoạt động của operon:
- Một operon là một đoạn DNA Bắt đầu bằng vùng khởi động P (promoter), theo là vùng tác động O (operator) và cuối cùng là các gen cấu trúc S (structure)
+ Vùng P là nơi tiếp nhận RNA-polymerase để tháo xoắn chuỗi kép DNA mở đầu cho hoạt động sao mã
+ Vùng O có nhiệm vụ đóng mở gen cấu trúc
+ Các gen cấu trúc mã hóa các protein là những men có liên quan với nhau về chức năng
- Bên ngoài operon còn có gen điều hòa chỉ huy việc tổng hợp protein điều hòa Re ảnh hưởng đến vùng tác động
3.2.2.2 Cơ chế hoạt động của operon
Hình: Giả thuyết về operon của ADN
Loạ i Điều hoà âm (R’ – đóng gen) Điều hoà dương (A’ – mở gen)
- Ligand gắn vào R’ thành phức hợp không bám vào O: gen mở.
- Ligand gắn vào A’ thành phức hợp không bám vào O: gen đóng.
- R’ không bám vào O: gen mở
- Ligand gắn vào R’ thành phức hợp bám vào O: gen đóng.
- R’ không bám vào O: gen đóng
- Ligand gắn vào A’ thành phức hợp bám vào O: gen mở.
4 ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HOẠT CHẤT SINH HỌC:
4.1 Điều hòa bài tiết theo trục vùng hạ đồi - tuyến yên
- Tuyến nội tiết: tuyến nội tiết ở đây gồm: gan, tuyến giáp, tuyến sinh dục, vỏ thượng thận
4.2 Điều hòa bài tiết theo nhịp sinh học: Giờ, ngày – đêm, tuổi, bữa ăn, chu kì kinh nguyệt
4.3 Điều hòa bài tiết do tác nhân kích thích:
- Tác nhân kích thích như là các tín hiệu thần kinh, tín hiệu của các hormon khác hoặc các tác nhân vật lý, hóa học
4.4 Điều hòa bài tiết theo cơ chế điều hòa ngược:
+ Nhanh nhạy nhằm duy trì hằng định nồng độ hormon
+ Xảy ra trong thời gian ngắn rồi quay lại feedback âm
+ Làm mất ổn định nồng độ hormon nhưng cần thiết
BÀI 7 ĐẠI CƯƠNG VỀ HOẠT CHẤT SINH HỌC
Câu 1 Bảng phân biệt sự khác nhau giữa hormon tan trong nước và hormon tan trong dầu:
So sánh Hormon tan trong nước Hormon tan trong dầu
Tan Trong nước Trong dầu
Tổng hợp-dự trữ Hormon Tiền hormon
Vận chuyển trong máu Dạng tự do Dạng kết hợp
Receptor Màng tế bào Bào tương, nhân
Cơ chế tác dụng Chất TT thứ hai Gen
Thời gian tác dụng Nhanh, ngắn Chậm, dài
Câu 2 Đọc trước các bài tiếp theo trong chương và liệt kê các hormon theo tính tan và theo từng nhóm tác dụng? (ví dụ: tăng/giảm đường huyét, tái hấp thu muối nước )?
Hormon Tan trong Tác dụng
Secretin Nước Kích thích tuyến tụy bài tiết dịch tụy loãng Histamin Nước Làm giãn mạch và tăng tính thấm của mao mạch.
TRH Nước Kích thích tuyến yên bài tiết TSH
CRH Nước Kích thích tuyến yên bài tiết ACTH
GnRH Nước Có tác dụng kích thích tuyến yên bài tiết
FSH và LH PIH Nước Ức chế tuyến yên bài tiết Prolactin
IRH và GIH Nước Ức chế sự tổng hợp và giải phóng GH TSH Nước Bài tiết hormon giáp, dinh dưỡng tuyến giáp và tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp.
Dinh dưỡng, kích thích sự tổng hợp và bài tiết hormon vỏ thượng thận Tác dụng lên lớp bó và lớp lưới bài tiết glucocorticoid và androgen Tăng quá trình học tập và trí nhớ.
- Ở nam giới: Dinh dưỡng tinh hoàn, phát triển ống sinh tinh, sản sinh tinh trùng.
- Ở nữ giới: kích thích phát triển nang trứng, phối hợp LH làm trứng chín, rụng và bài tiết estrogen.
- Ở nam giới: dinh dưỡng tế bào Leydig, kích thích bài tiết testosteron.
- Ở nữ giới: gây hiện tượng rụng trứng, tiết estrogen, tạo hoàn thể và kích thích bài tiết progesteron.
PRL (prolactin) Nước Kích thích tăng trưởng tuyến vú và sự sản xuất sữa lúc có thai và cho con bú, ức chế tác dụng của gonadotropin tại buống trứng.MSH Nước Kích thích tổng hợp melanin trong các tế bào hắc tố.
ADH Nước Tăng tái hấp thu nước ở ống xa và ống
Oxytocin Nước góp.Gây co thắt tế bào mô cơ.
Calcitonin Nước Làm giảm nống độ canxi huyết tương.
- Glucid: làm tăng glucose máu.
- Protein: tăng thoái hóa protein.
- Lipid: tăng thoái hóa lipid.
- Chống stress, viêm, dị ứng.
- Giảm tế bào ưa acid, bạch cầu lympho, giảm kích thước tuyến ức và hạch.
Mineralocorticoid aldosteron Dầu - Tăng tái hấp thu ion Na + và tăng bài tiết
K + , Cl - ở ống thận, tăng hấp thu nước.
Insullin Nước Hạ đường huyết
Glucagon Nước Tăng đường huyết
Somatostatin Nước Ức chế giải phóng insullin và glucagon. Ức chế bài tiết dịch tiêu hóa.
Tăng oxy cung cấp cho não, làm giãn nở đồng tử.
Làm tim đập nhanh, tăng lực co bóp, gây co mạch, tăng huyết áp.
Câu 3 Đọc trước các bài tiếp theo trong chương và cho biết những cặp hormon nào có tác dụng đối lập nhau?
- Insullin (gây hạ đường huyết) – Glucagon (gây tăng đường huyết)
- Epinephrin (gây co mạch) - Histamin (gây giãn mạch)
- PTH (làm tăng ca 2+ ) – Calcitonin (giảm ca 2+ ).
- Prostacyclin (chống ngưng tập tiểu cầu) - Thromboxan A2 (gây ngưng tập tiểu cầu).
- Bombesin (bài tiết HCL) - Vasoactive intestinal peptid (ức chế bài tiết HCL)
- Somatostatin (ức chế bài tiết insullin) - Somatomedin (kích thích tăng bài tiết insullin).
- Endothelin (tác dụng co mạch) - NO (giãn mạch).
- Vasoactive intestinal peptid (giãn cơ trơn) - Serotonin (co cơ trơn).
- Gastrin (co cơ trơn ống tiêu hóa) - Secretin (giãn cơ trơn ống tiêu hóa).
Câu 4 Trình bày sơ đồ tóm tắt cơ chế tác dụng của hormon tại tế bào đích thông qua chất truyền tin thứ hai là AMP vòng?
Hormon – Chất truyền tin thứ nhất
ATP AMPv – Chất truyền tin thứ hai
Enzym bất hoạt Enzym hoạt động
Thay đổi chức năng tế bào (Tạo những đáp ứng sinh lý)
BÀI 15 SINH LÝ NORON VÀ SYNAP
1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG
- Vừa là đơn vị cấu tạo, vừa là đơn vị chức năng
+ Đuôi gai (dendrite): Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh + Thân (soma): Có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể Là nơi xử lý thông tin của nơron.
Sinh lý hệ thần kinh cảm giác
- Kích thước gây cảm giác xúc giác là những kích thích cơ học trên da như va chạm, áp suất rung động.
- Các loại thụ thể xúc giác:
+ Đầu dây thần kinh tự do.
+ Tiểu Meissner ở đỉnh các gai da.
+ Đĩa Merkel nhóm lại thành thể Iggo ở dưới lớp da biểu bì.
+ Tận cùng có myelin và không có myelin ở chân lông.
- Phân bố thụ thể xúc giác.
- Độ nhạy cảm của thụ thể xúc giác thay đổi theo cá thể, tập luyện.
1.1.2 Dẫn truyền cảm giác xúc giác: có 3 chặng
- Chặng thứ nhất: dẫn truyền từ thụ thể vào tủy sống.
- Chặng thứ hai: dẫn truyền từ tủy sống lên đồi thị.
- Chặng thứ ba: dẫn truyền từ đồ thị lên vỏ não.
1.1.3 Trung tâm xúc giác ở vỏ não.
- Vỏ não cảm giác xúc giác nằm ở thùy đỉnh, gồm có hai vùng:
+ Vùng cảm giác thân thể I: nhận các thông tin về cảm giác từng phần cơ thể theo các hình chiếu tương ứng.
+ Vùng cảm giác thân thể II: nhận các thông tin đến từ vùng I, vai trò chưa rõ.
- Thụ thể nhận cảm nóng.
- Thụ thể nhận cảm lạnh.
- Phân bố thụ thể nhiêt.
- Thụ thể nhiệt nhất là thụ thể lạnh có tính thích nghi rất nhanh nhưng không hoàn toàn.
1.2.2 Dẫn truyền cảm giác nhiệt
- Chặng thứ nhất: dẫn truyền từ thụ thể vào tủy sống.
- Chặng thứ hai: dẫn truyền từ tủy sống lên thân não và đồi thị.
- Chặng thứ ba: dẫn truyền từ đồi thị lên vỏ não.
1.2.3 Trung tâm cảm giác nhiệt ở vỏ não
- Vỏ não cảm giác nhiệt nằm ở thùy đỉnh tại đây có những nơron nhận cảm đặc hiệu với nóng, lạnh cho từng vùng riêng của cơ thể.
- Tổn thương vùng này bệnh nhân không cảm nhận được nhiệt độ.
- Kích thước gây cảm giác đau là những kích thích cơ học mạnh, kích thích nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh, kích thích hóa học.
- Thụ thể đau đầu tự do của dây thần kinh.
- Phân bố thụ thể đau:
- Thụ thể đau không có tính thích nghi.
- Những thụ thể bản thể nằm ở gân, cơ, xương, khớp: cảm giác sâu có ý thức và cảm giác sâu không ý thức
2.1 Cảm giác sâu có ý thức:
- Thụ thể cảm giác sâu có ý thức: gân, cơ, xương, khớp
- Dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức:
+ Chặng thứ nhất: từ thụ thể vào tủy sống và lên hành não
+ Chặng thứ hai: từ hành não lên đồi thị.
+ Chặng thứ ba: từ đồi thị lên vỏ não.
- Trung tâm cảm giác sâu có ý thứ ở vỏ não:
2.2 Cảm giác sâu không ý thức:
- Thụ thể: gân, cơ, xương, khớp.
- Dẫn truyền cảm giác sâu không ý thức:
+ Chặng 1: từ thụ thể vào tủy sống
+ Chặng 2: tủy sống lên đồi thị
+ Chặng 3: đồi thị lên vỏ não.
- Trung tâm cảm giác sâu không ý thức ở tiểu não và tủy sống.
- Cảm giác giác quan gồm: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác.
Về mặt sinh lý, mắt có 2 hệ thống:
- Hệ thống thấu kính hội tụ ánh sáng trên võng mạc
- Hệ thống nhận cảm ánh sáng
+ Cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc: là một hiện tượng quang học.
+ Đồng tử thu nhỏ: do co cơ vòng mống mắt (tác dụng phó giao cảm) xảy ra khi nhìn gần hay khi chiếu ánh sáng vào mắt
+ Đồng tử giãn to: do co cơ tia (tác dụng giao cảm) khi lượng ánh sáng kém
- Đây là chức năng chính của mống mắt nhằm đảm bảo tăng lượng ánh sáng đi vào mắt trong tối và Giảm lượng ánh sáng vào mắt khi quá sáng
- Đồng tử co lại hệ thống thấu kính của mắt sẽ có “chiều sâu hội tụ” lớn hơn Chiều sâu hội tụ càng lớn -> khả năng hội tụ càng đúng, hình ảnh càng rõ
- Các tật quang học và chiết quang của mắt:
+ Cận thị: ảnh của vật rơi trước võng mạc, nhìn rõ vật ở gần
+ Viễn thị: ảnh của vật rơi sau võng mạc, nhìn rõ vật ở xa
+ Lão thị: do thủy tinh thể giảm khả năng điều tiết Gặp ở người già, nhìn gần và xa đều kém
+ Loạn thị: giác mạc cong không đều nên ảnh của vật bị méo mó
+ Lác mắt: hai mắt có hai thị lực khác nhau.
- Cơ chế cảm thụ ánh sáng là một hiện tượng quang học Tế bào nhận cảm ánh sáng tế bào que và tế bào nón.
- Cơ chế nhận cảm ánh sáng của tế bào que: Vai trò của rhodopsin.
- Cơ chế nhận cảm màu sắc của tế bào nón: vai trò của sắc tố màu.
+ Sự hấp hấp thu các ánh sáng đơn sắc và đa sắc.
3.1.2 Dẫn truyền xung động thị giác
Sự biến đổi trong tế bào nón và tế bào que sẽ dẫn đến việc tạo điện thế động trong tế bào lưỡng cực, tế bào đa cực Xung động từ đây sẽ được truyền về não theo 3 chặng.
- Chặng 1- Dây thị (Optic nerve): từ võng mạc đến chéo thị giác (optic chiasm) Dây thị là tập hợp sợi trục của các tế bào hạch.
- Chặng 2- Dải thị (Optic tract): từ chéo thị đến thể gối ngoài (lateral geniculate body) Tại chéo thị sợi thần kinh đi từ phần thái dương võng mạc (phần mũi thị trường) đi thẳng cùng bên, còn sợi thần kinh đi từ phần mũi võng mạc (phần thái dương thị trường) đi chéo sang bên kia tạo thành dải thị Chặng này có cho nhánh bên vào củ não sinh tư trước
- Chặng 3- Bó gối cựa (Geniculocalcarine): từ thể gối ngoài đến vỏ não thị giác sơ cấp ở thùy chẩm
- Trung tâm thị giác ở vỏ não Trung tâm thị giác của vỏ não nằm ở thùy chẩm, gồm: vùng thị giác sơ cấp (primary visual cortex) và vùng thị giác thứ cấp (secondary visual areas)
- Vùng thị giác sơ cấp: trực tiếp nhận các xung động đến từ mắt Chức năng là cho ta cảm giác ánh sáng, bóng tối, màu sắc, cho ta nhìn thấy vật Nếu tổn thương sẽ không nhìn thấy gì
- Vùng thị giác thứ cấp: nhận các xung động đến từ vùng thị giác sơ cấp Chức năng là vùng thị giác nhận thức có vai trò phân tích các ý nghĩa của hình ảnh Vùng này bị tổn thương nhìn thấy vật nhưng không biết vật gì.
- Bộ phận nhận cảm thính giác: tai
- Cơ quan nhận cảm là tai gồm: tai ngoài, tai giữa, tai trong
- Âm thanh di chuyển trong không khí dưới dạng sóng âm.
- Tai ngoài Cấu tạo: loa tai, ống tai ngoài, màng nhĩ
+ Loa tai: thu nhận và định hướng nguồn âm thanh
+ Ông tai ngoài: dẫn truyền sóng âm thanh đến màng nhĩ
+ Màng nhĩ: chuyển âm thanh từ dạng sóng âm sang sóng cơ học (rung động) do đó được xem như một máy cộng hưởng Màng nhĩ hình phễu làm biên độ rung nhỏ nhưng lực rung lớn
-Tai giữa: hòm nhĩ Cấu tạo:
+ Liên hệ với tai ngoài qua màng nhĩ, với tai trong qua cửa sổ bầu dục (cửa sổ tiền đình) và cửa sổ tròn (cửa sổ ốc tai), với họng qua vòi Eustache
+ Hệ thống xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp
+ Cơ: cơ căng màng nhĩ, cơ bàn đạp
- Chức năng: chuyển các rung động từ màng nhĩ đến tai trong.
Tai trong: Tai trong nằm trong phần
* Cơ chế nhận cảm âm thanh:
- Chuyển động của chuỗi xương con trong tai giữa tạo thành sóng cơ học tác động lên cửa sổ bầu dục làm phát sinh các sóng trong ngoại dịch tầng tiền đình (scala vestibuli)
- Màng Reissner ngăn giữa thang tiền đình và thang giữa (scala media) là một màng mỏng và dễ dàng rung động theo các sóng trong thang tiền đình đá xương thái dương, gồm: mê đạo xương, mê đạo màng.
3.2.2 Dẫn truyền xung động thính giác.
- Nơron thứ nhất: là các tế bào giác quan trên đường ống Corti tạo thành phần ốc tai của dây VIII về đến nhân lưng và nhân bụng.
- Nơron thứ hai: xuất phát từ nhân lưng và nhân bụng của dây VIII và dừng lại ở nhân trám.
- Nơron thứ ba: theo thể Reil bên lên thể gối trong.
- Nơron thứ tư: từ thể gối trong lên Thùy trái dương của vỏ não.
- Trung tâm tính giác nằm ở vỏ não.
- Bộ phận nhận cảm vị giác: lưỡi
- Thụ thể là các chồi vị giác trên gai lưỡi hoạt động như những hóa cảm thụ quan Ngoài ra, còn có ở vòm miệng, sụn nắp thanh quản, phần trên thực quản
- Các loại vị giác: 4 vị cơ bản
+ Vị chua: tác nhân là phần cation của các acid được nhận cảm chủ yếu ở hai bên phần lưng lưỡi
+ Vị mặn: tác nhân là phần cation của muối được nhận cảm chủ yếu ở hai bên phần đầu lưỡi
+ Vị ngọt: tác nhân là các loại đường, glycol, alcohol, aldehyd, ceton, amid, ester, amino acid, muối vô cơ của chì, beryllium được nhận cảm chủ yếu ở đầu lưỡi
+ Vị đắng: tác nhân là các chất hữu cơ mạch dài có chứa nitrogen, các alkaloid được nhận cảm chủ yếu ở phía sau lưỡi.
- Dần truyền xung động vị giác: Đường dẫn truyền có 3 chặng:
+ Tế bào thứ nhất: tua gai phân nhánh trong các chồi vị giác, trực tiếp nhận các xung động từ các tế bào vị giác, tập trung lại thành các nhánh dây thần kinh.
+Tế bào thứ hai: thân nơron nằm trong nhân bó đơn độc, sợi trục tận cùng tại nhân bụng giữa trước của đồi thị
+ Tế bào thứ ba: từ đồi thị đến hồi sau trung tâm thuộc thùy đỉnh vỏ não
- Trung tâm vị giác ở vỏ não Trung tâm vị giác nằm ở thùy đỉnh vỏ não.
* Bộ phận nhận cảm khứu giác
- Thụ thể là các tế bào nhận cảm mùi hay tế bào khứu giác (Olfactory cell) nằm ở niêm mạc mũi giữa vách ngăn và xương cuốn mũi trên
- Các loại mùi: nghiên cứu về gen mã hóa các thụ thể nhận cảm mùi, người ta nhận thấy có ít nhất là 100 mùi cơ bản Từ các mùi cơ bản này, người ta có thể phân biệt 2000-4000 mùi khác nhau
- Ngưỡng kích thích khứu giác: ngưỡng kích thích khứu giác rất thấp (ví dụ methyl mercaptan có thể gây ra cảm giác mùi ở nồng độ 1/25 tỉ miligam/mL không khí.)
+ Nồng độ các chất chỉ cần tăng lên 10-50 lần là có thể đạt đến cường độ kích thích tối đa