1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm tìm hiểu về nhà quản trị mark zuckerberg

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đặc biệt trong thời điểm công nghệ phát triển và thế giới luôn thay đổi một cách nhanh chóng, để lãnh đạo nhân viên trong tổ chức về các phương diện đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần phải tra

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN

BÀI TẬP NHÓM TÌM HIỂU VỀ NHÀ QUẢN TRỊ

-MARK ZUCKERBERG

GVHD : Nguyễn Xuân Lãn Thành viên nhóm:

2 Trương Thị Minh Hiền 3 Trần Thị Thúy Hiền

Đà nẵng, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lí do lựa chọn đề tài

Nhà lãnh đạo luôn đóng một vai trò quan trọng đối với tổ chức dù là lãnh đạo doanh nghiệp, đất nước hay tổ chức phi lợi nhuận Đặc biệt trong thời điểm công nghệ phát triển và thế giới luôn thay đổi một cách nhanh chóng, để lãnh đạo nhân viên trong tổ chức về các phương diện đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần phải trau dồi hơn về các công việc của nhà quản trị cũng như áp dụng những thành tựu khoa họccông nghệ vào thực tiễn cho tổ chức của mình

Những phân tích về Mark Zuckerberg – CEO và cũng là người sáng lập mạng xã hội lớn nhất hành tinh hiện nay Facebook – sẽ chỉ ra những công việc của nhà quản trị cũng như bài học thực tiễn về công việc của một nhà lãnh đạo thực thụ.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phần I: Tìm hiểu, phân tích thông tin về cuộc đời sự nghiệp và công việc quản trị của Mark Zuckerberg.

- Phần II: T ìm hiểu về văn hoá tổ chứcMục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu về công việc của nhà quản trị và phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg T ìm hiểu về văn hoá tổ chức của công ty META.

Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích các thông tin

Trang 4

PHẦN I: NHÀ QUẢN TRỊ

1 Giới thiệu nhân vật1.1 Tiểu sử

-Tên đầy đủ:Mark Elliot Zuckerberg

- Sinh ngày 14/05/1984 tại White Plains, New York, là con trai duy nhất trong gia đình, có mẹ là bác sĩ tâm lý và bố là nha sĩ.

- Zuckerberg đã thể hiện sự đam mê của mình với máy tính từ bé khi anh khoảng 12 tuổi, anh đã dùng Atari BASIC để tạo ra một chương trình nhắn tin và đặt tên là “Zucknet”

-Tại trường trung học Ardsley, Zuckerberg tỏ ra mình là một cậu bé có thành tích xuất sắc trong các lớp mà anh tham gia Vì thế, anh được chuyển sang học tại Học viện Phillips Exeter, trường tư thục duy nhất ở New Hampshire trong năm họccơ sở, nơi anh đã giành giải thưởng về khoa học (toán học, thiên văn học và vật lý) và các nghiên cứu cổ điển.

- Năm 2002, Zuckerberg theo học tại Đại học Harvard Anh nghiên cứu về tâmlý học và khoa học máy tính với các vấn đề liên quan đến Alpha Epsilon Pi và Kirkland House.

- Năm 2004 – năm thứ hai, Mark Zuckerberg đã rời khỏi Harvard và sau đó chuyển đến Thung lũng Silicon Anh cùng Moskovitz và một vài người bạn của họ đã thuê một ngôi nhà ở Palo Alto, nơi đã trở thành văn phòng của họ

- Tháng 8/ 2004, Zuckerberg, Andrew McCollum, Adam D’Angelo và Sean Parker đã thành lập công ty Wireoose, một dịch vụ chia sẻ tệp mặc khác, nó đã phải đóng của trước i2hub.

- Tháng 5 năm 2007, anh đã ra mắt Nền tảng Facebook, một sáng kiến khuyếnkhích các nhà phát triển bên thứ ba tạo ra các ứng dụng cho Facebook Phiên bản hiện ở của Nền tảng Facebook đã được giới thiệu vào năm 2010.

- Vào tháng 7 năm 2010, Zuckerberg tuyên bố rằng số lượng người dùng vận hành trên ứng dụng đã lên tới 500 triệu Năm đó, Mark đứng đầu trong danh sách

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

100 người có tác động nhất của Thời đại Thông tin của Vanity Fair Vào tháng 10 năm 2012, họ đã đạt được cột mốc một tỷ người dùng.

- Vào tháng 12 năm 20121, Zuckerberg và vợ là Priscilla Chan tuyên bố rằng trong suốt cuộc đời của họ, họ sẽ dành phần lớn của cải/tài sản của mình để “phát triển tiềm năng của con người và đẩy nhanh bình đẳng”.

- Ngày 1 tháng 12 năm 2015, họ tuyên bố họ sẽ trao 99 % cổ phần Facebook của họ (cũng như với 45 tỷ đô la Mỹ vào thời điểm đó) cho Sáng kiến Chan Zuckerberg.

- Năm 2017, Mark Zuckerberg quay trở lại Harvard và trở thành diễn giả trong lễ tốt nghiệp trẻ tuổi nhất Anh cũng được nhận bằng tiến sỹ danh tự từ trường đại học danh tiếng này.

-Những khó khăn trong quá trình lập nghiệp

+ Trong quá trình hoạt động từ 2006 đến nay, Facebook cũng liên tục liên quan đến các vụ bê bối rò rỉ dữ liệu và ông chủ Mark Zuckerberg cũng đã phải nhiều lần phải đứng ra xin lỗi và thậm chí phải tham gia những phiên điều trần trước Quốc hội về vấn đề này.

+ Năm 2018, Facebook vướng vào một vụ rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Cambridge Analitica Mark Zuckerberg đã phải tham dự hai phiên điều trần trước quốc hội Mỹ về sự việc này và phải công khai xin lỗi với những người dùng của nền tảng này Đây cũng là một trong những điều khiến cho Mark Zuckerberg cần phải chú ý hơn về chính sách bảo mật thông tin người tiêu dùng của mình.

+ Vào ngày 28/10/2021 tại hội nghị Facebook Connect, Facebook chính thức thông báo sẽ đổi tên thành Meta Cái tên phản ánh nhiều hơn về những tham vọng lớn hơn là chỉ xây dựng một nền tảng mạng xã hội của ông chủ Facebook

1.2 Những quyết định lớn liên quan đến kinh doanh và quản trị của Mark Zuckerberg

1.2.1 Quá trình khởi nghiệp

- Khi đang học năm thứ 2 tại Harvard, Zuckerberg đã lập ra trang Facemash Trang web này chọn ra những bức ảnh cá nhân của các nhà ký túc trong trường Harvard sau đó người xem có thể lựa chọn bức ảnh nào hot hơn.

Trang 6

- Trang này nhanh chóng được chuyển đến vài máy chủ danh sách của nhóm campus nhưng bị những người quản lý Harvard tắt vài ngày sau đó Zuckerberg bị ban quản lý phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự do cá nhân và phải đối mặt với việc đuổi học.

- Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tại thefacebook.com, vào ngày 4/2/2004 Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã đăng ký dịch vụ này.

- Vào tháng 3/2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ Vào tháng 6/2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California Công tyđã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.

- Facebook sau đó mở rộng quyền đăng ký thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có Apple Inc và Microsoft Tiếp đó vào ngày 26/9/2006, Facebook mở cửa cho mọi người trên 13 tuổi với một địa chỉ email hợp lệ.

- Ngày 24/10/2007, Microsoft thông báo đã mua được 1,6% cổ phần (240 triệu USD) của Facebook, nâng giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ USD.Microsoft cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của công ty lênFacebook Tháng 10/2008, Facebook tuyên bố nó đã thiết lập một trụ sở quốc tế tạiDublin, Ireland Tháng 11/2010, dựa trên thống kê của SecondMarket Inc., một sàngiao dịch chứng khoán của các công ty tư nhân, tổng tài sản của Facebook là 41 tỷ USD và trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ ba ở Hoa Kỳ sau Google và Amazon.

https://khoahoc.tv/ngay-4-2-mang-xa-hoi-facebook-duoc-thanh-lap-boi-mark-1.2.2 Mark Zuckerberg tuyên bố sứ mệnh của Facebook:

-Năm 2006 Mark Zuckerberg đã tuyên bố sứ mệnh của facebook: “trao quyềnchia sẻ cho mọi người và giúp thế giới trở nên mở mang và kết nối hơn”

-Khi Facebook g ần đạt 2 tỉ người dùng, giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã viết một tuyên bố sứ mệnh mới: “trao cho mọi người sức mạnh để xây dựng cộng đồng và mang thế giới đến gần nhau hơn”

Trang 7

https://vi.midosuji-runway.com/su-menh-moi-cua-mark-zuckerberg-doi-voi-1.2.3 Viễn cảnh

-“People use Facebook to stay connectedd with friends and family, to discoverwhat’s going on in the world, and to share and express what matters to them(Lược dịch:Mọi người sử dụng Facebook để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình, để khám phá những điều đang diễn ra trên thế giới, để chia sẻ và thể hiện các vấn đềcủa họ)

1.2.4 Giá trị cốt lõi Tập trung vào ảnh hưởng

Nếu chúng tôi muốn có ảnh hưởng lớn nhất, cách tốt nhất để làm việc này là phải chắc chắn rằng ta luôn luôn tập trung giải quyết các vấn đề quan trọng nhất Nghe có vẻ đơn giản, nhưng chúng tôi nghĩ rằng phần lớn các công ty thực hiện điều này không triệt để và lãng phí rất nhiều thời gian Chúng tôi hi vọng tất cả mọi người ở Facebook tìm kiếm những vấn đề lớn nhất để giải quyết.

Chuyển động nhanh

Chuyển động nhanh giúp chúng tôi xây dựng nhiều thứ hơn và học hỏi nhanh hơn Tuy nhiên, đối với phần lớn các công ty phát triển rồi, họ sẽ chững lại nhanh vì họ lo sợ mắc phải sai lầm nhiều hơn là quan tâm đến việc họ đang mất đi các cơ hội do chuyển động quá chậm chạp Chúng tôi có câu: “Chuyển động nhanh và giải quyết nhiều việc” Nếu bạn không giải quyết được bất cứ việc gì, có thể do không chuyển động đủ nhanh.

Táo bạo

Xây dựng những điều lớn lao có nghĩa là phải mạo hiểm Thực tế này có thể khiến mọi người lo ngại và hạn chế phần lớn các công ty xắn tay vào thực hiện những việc táo bạo mà họ nên làm Tuy nhiên, trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, bạn sẽ nắm chắc thất bại nếu bạn không mạo hiểm Chúng tôi có mộtcâu nói khác: “Điều rủi ro nhất là không mạo hiểm” Chúng tôi khuyến khích mọi nhân viên ra các quyết định mạo hiểm, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đôi khi cũng va phải sai lầm.

Cởi mở

Chúng tôi tin tưởng rằng một thế giới mở hơn là một thế giới tốt đẹp hơn bởi vì nhiều người với nhiều thông tin hơn có thể ra các quyết định chắc chắn hơn và có ảnh hưởng lớn hơn Niềm tin đó cũng được dùng trong vận hành công ty của chúng tôi Chúng tôi làm việc chăm chỉ để đảm bảo mỗi người ở Facebook tiếp cậnvới nhiều thông tin nhất có thể về mọi lĩnh vực của công ty do đó họ có thể ra các quyết định chắc chắn nhất và có tác động lớn nhất.

Trang 8

Xây dựng giá trị xã hội

Xin nhắc lại một lần nữa, Facebook tồn tại để làm cho thế giới mở và kết nối hơn, và không chỉ đơn giản là xây dựng một công ty Chúng tôi kì vọng tất cả mọi người ở Facebook tập trung hàng ngày vào việc làm thế nào để xây dựng các giá trị thực sự trong tất cả các việc làm của họ.

https://quantrimang.com/lang-cong-nghe/5-gia-tri-cot-loi-cua-facebook-1.2.5 Triết lý kinh doanh

- Không ngừng học hỏi nhiều điều mới nhưng chỉ theo đuổi điều bạn yêu thích

- Khởi nghiệp là một con đường dài và đừng nên đi một mình Hãy tìm nhữngngười chia sẻ nhiệt huyết với bạn

- Thay vì cố gắng tạo ra thứ hoàn hảo từ đầu, hãy cố gắng tạo ra chúng và liêntục cải tiến

https://vietq.vn/triet-ly-kinh-doanh-dang-nguong-mo-cua-ong-chu-tuoi-ty-so-2 Quan điểm cá nhân của nhà quản trị đối với hoạch định, kế hoạch vàcách thức tổ chức việc hoạch định tại tổ chức

2.1 Quan điểm cá nhân của nhà quản trị đối với hoạch định và kế hoạch Zuckerberg tin rằng “nếu bạn có một ý tưởng, nó nên tạo ra tác động xã hội

lớn Và để tạo ra tác động lớn, bạn phải thay đổi những việc mình làm”

“Đừng cố gắng trở thành ‘siêu nhân’” – Mark đã trả lời cho những do dự của

- Khi trong giai đoạn đầu khi thành lập rằng “Không ai có thể biết tất cả mọi thứ Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác, chẳng hạn như gia đình, bạn bè”.

- Zuckerberg tin rằng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ một nhóm người có thể cùng chia sẻ tầm nhìn sẽ giúp cân đo đong đếm nhiều khả năng và đánh giá xem lựa chọn nàođáng để liều lĩnh.

- “’Hoàn thành’ tốt hơn ‘hoàn hảo’” – Câu nói “Done is better than perfect” được xuấthiện xung quanh khu vực trụ sở của Meta tại Menlo Park (Califonia,

Trang 9

Mỹ) Câu nói này tạo nên một môi trường làm việc luôn lạc quan và nhân viên có thể được thách thức giới hạn của chính bản thân và rồi nhận ra “việc này có thể tốt hơn nữa”

2.2 Cách thức tổ chức

Các hoạt động của Facebook được định ra dựa trên các nguyên tắc nền tảng của Mark về việc giúp ngày càng nhiều người hơn có thể tiếp cận thông tin và được kết nối nhiều hơn,… và đó là hành động xuất phát từ niềm đam mê.

Con người sẽ là kim chỉ nam của CEO trẻ tuôi này trong công ty khi Mark cho phép nhân viên thực hiện những công việc họ thích thay vì ép họ vào một khuôn khổ.

Chất lượng sản phẩm của Facebook cũng được Mark Zuckerberg đánh giá kĩ càng

trước khi cho ra mắt với mong muốn “sản phẩm tốt nhất để mọi người chia sẻ thông tin một cách dễ dàng nhất”

3 Các loại kế hoạch

Xây dựng mối quan hệ trước

Mặc dù chỉ mất một tuần để Facebook hoàn tất toàn bộ quá trình thẩm định pháp lý đối với Oculus, thế nhưng Zuckerberg đã giải thích rằng đối với những thương vụ mua lại lớn, anh thường xây dựng mối quan hệ trước với các nhà sáng lập của công ty mà mình muốn thâu tóm.

“Trên thực tế, cả Instagram và WhatsApp và Oculus đều là những công ty mà tôi đã nghĩ đến từ rất lâu”, anh giải thích.

“Tôi đã xây dựng mối quan hệ với các nhà sáng lập và những người liên quan đến công ty, cụ thể là Instagram và WhatsApp, trong vòng vài năm, thế nên khi đếnthời điểm đó, chúng tôi cho rằng đã đến lúc để bước tiếp, chúng tôi cảm thấy chúng tôi đã có được hoàn cảnh thuận lợi, một mối quan hệ tốt để có thể nhanh chóng tiến lên, và điều đó là rất quan trọng Tôi nghĩ đó là lý do vì sao rất nhiều cuộc sáp nhập đến với chúng tôi chứ không đến với đối thủ của chúng tôi và kết thúc rất tốt đẹp, khiến nhiều đối thủ phải thèm khát”.

Có chung tầm nhìn

Trang 10

Zuckerberg cho biết lý do chính anh có thể mua lại Oculus với giá chưa tới 4 tỷ USD, thấp hơn mức giá mong muốn ban đầu của Oculus là do anh đã nhấn mạnh được sự tương đồng trong tầm nhìn giữa hai công ty.

“Điều quan trọng nhất là liên minh và cùng hào hứng với một tầm nhìn chung và hào hứng với việc làm thế nào để chúng ta có thể cộng tác cùng nhau Hay nếu họ tạo ra phần cứng thì chúng tôi tạo ra trải nghiệm, và điều đó sẽ tốt hơn một bên nào đó làm việc độc lập”, anh nói.

“Nếu thương vụ này có thể diễn ra, nó sẽ không diễn ra bởi chúng tôi trả rất nhiều tiền, mặc dù chúng tôi sẽ trả một cái giá công bằng cho công ty, nhiều hơn mức giá mà họ cảm thấy là họ có thể tự kiếm được Thế nhưng họ cũng cần cảm thấy điều này thực sự hỗ trợ sứ mệnh của họ, phải vậy không?”.

Zuckerberg cũng giải thích việc chia sẻ tầm nhìn xuất phát từ cả đôi bên: “Có rất nhiều lo ngại về những thương vụ này, đúng vậy không? Ý tôi là nếu bạn có ý định trả 19 tỷ USD cho một công ty hay 2 tỷ USD cho một công ty, bạn rõ ràng là phải tin tưởng vào điều đó”.

Đôi khi phải dùng những chiến thuật kỳ lạ

Mặc dù thích mua bán một công ty dựa trên sự tương đồng về tầm nhìn, Zuckerberg cũng thừa nhận đôi khi anh phải hù dọa các startup nhỏ bằng cách làm cho họ cảm thấy sẽ khó khăn thế nào nếu một mình vận hành công việc kinh doanh.

“Đó không phải là cách tôi làm thường xuyên, nhưng tôi nghĩ rằng nếu bạn cốgắng thuyết phục người nào đó rằng họ nên gia nhập với bạn, giúp họ hiểu được tấtcả những đau đớn mà họ sẽ có thể phải trải qua để xây dựng một công ty độc lập lànhư thế nào, thì cũng là một chiến thuật đáng giá”.

Không rõ anh có dùng chiến thuật này với CEO Snapchat, Evan Spiegel không, nhưng có vẻ dù đã dùng chiến thuật nào thì Facebook cũng thất bại trong vụ mua lại Snapchat Cách đây vài năm, Evan Spiegel đã từ chối khoản tiền 3 tỷ USD mà Facebook chào mời.

Hành động nhanh chóng

Khi người hỗ trợ đắc lực của Zuckerberg trong các thương vụ mua bán, Amin Zoufonou, cảnh báo anh rằng việc thẩm định pháp lý với Oculus chỉ trong một tuầnsẽ kèm theo một số rủi ro, Zuckerberg đã nói với ông rằng hãy cứ “tiếp tục cho đếnkhi chúng ta có gì đó để có thể ký ngay lập tức”.

“Khi bạn tham gia một thương vụ và trong một hoàn cảnh cạnh tranh, bạn thường không có nhiều thời gian”, anh nói Điều này tương đồng với một câu châm

Trang 11

ngôn của công ty “tiến nhanh và phá vỡ mọi thứ” Đó cũng là chiến lược chủ chốt của Facebook để giúp những công ty khác không thể đánh bại mình.

“Một số thương vụ sáp nhập lớn hơn mà chúng tôi đã tiến hành, như Instagram và WhatsApp, có giá hơn 1 tỷ USD, chúng tôi phải tiến hành nhanh bởi các công ty khác, dù là Google hay Twitter, hay Apple, hay bất cứ công ty nào, cũng đều cố gắng nói chuyện với những công ty này và mua họ”, Zuckerberg giải thích.

“Và thông thường, nếu một công ty biết rằng chúng tôi trả cho những công ty kia cái gì đó, họ sẽ trả nhiều hơn”, anh tiếp tục “Thế nên tiến hành một cách nhanhchóng không chỉ làm tăng cơ hội tiến đến việc hoàn tất thương vụ nếu muốn, mà còn giúp chúng tôi không phải trả quá nhiều bởi quy trình kéo dài”.

“Tôi nghĩ rằng một số công ty có thể cần đến vài tuần thậm chí vài tháng để đánh giá một số vấn đề, và tôi cho rằng một trong những điều chúng tôi luôn tự hào về bản thân mình và một trong những điều chúng tôi luôn làm tốt cho Facebook đó là chúng tôi có thể linh hoạt và tiến hành nhanh chóng những điều quan trọng Và điều đó giúp chúng tôi rất nhiều”.

https://atpsoftware.vn/chien-luoc-giup-mark-zuckerberg-thanh-cong-trong-4 Quan điểm về việc tuyển mộ và sử dụng nhân viên

Mark Zuckerberg tuyển mộ và sử dụng nhân viên như thế nào?

- Với Mark Zuckerberg, quan điểm tuyển mộ nhân viên có thể tạo nên sự thành công hay thất bại cho một công ty, chính vì thế ông luôn xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết về nền tảng của các ứng viên.

- “Tôi chỉ tuyển một người làm việc cho công ty tôi chỉ khi tôi muốn làm việccho người đó” Theo như một cuộc hỏi đáp với Mark tại Barcelona, ông đã thừa nhận thẳng khi chia sẻ về các quy tắc tuyển dụng nhân viên của mình là chỉ tuyển một người làm việc cho công ty khi thực sự muốn làm việc với người đó Và chínhông cũng cho biết thêm

- “Miễn là bạn có đó là quy tắc của bạn để chọn những người mà bạn làm việc cùng, bạn sẽ không đi sai”

- Thuê nhân viên giỏi hơn mình

https://hrd.com.vn/quy-tac-vang-cua-ong-chu-facebook-khi-chieu-mo-nhan-tai

Trang 12

https://hire.trakstar.com/blog/3-ways-facebook-recruits-hires-the-best-candidateshttps://hire.trakstar.com/blog/3-ways-facebook-recruits-hires-the-best-candidates5 Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg luôn nhận được sự chú ý đặc biệt từ những CEO công nghệ, bởi ngoài kiến thức và năng lực, Mark còn có những suy nghĩ khác biệt mang tính đột phá.

Passion – Niềm đam mê

Bất cứ CEO thành công nào trên thế giới đều mang trong mình niềm đam mê, đây là điều cơ bản nhất dẫn đến mọi thành công.

Mark Zuckerberg có niềm đam mê cháy bỏng là giúp mọi người có thể kết nốivới nhau dễ đàng hơn Chính điều này đã giúp Mark có niềm tin xây dựng Facebook trong thời điểm rất nhiều nhà đầu tư quay lưng lại.

Purpose – Mục đích

Mục đích có thể hiểu như một kim chỉ nam định hướng cho khởi nghiệp mỗi khi chán nản và mất phương hướng Ngoài ra, tất cả mọi việc khi tiến hành đều phải có mục đích rõ ràng.

Mục đích của Mark đơn giản là làm cho thế giới tốt đẹp hơn và con người có thể chia sẻ nhiều thứ với nhau hơn Vì thế, tất cả những tính năng hiện diện trên Facebook đều phục vụ mục đích này.

People – Con người

Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất đóng góp vào sự thành công của mỗi sản phẩm Việc chọn lọc nhân sự, phân bổ nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa công ty là việc bất cứ công ty nào cũng đều phải làm Nếu thật sự làm tốt, đây sẽ là động lực mạnh mẽ đưa công ty phát triển.

Tại Facebook, văn hóa “Hacker way” rất thịnh hành, đây là văn hóa để cao tính đổi mới, sáng tạo của từng cá thể trong một tập thể lớn mạnh.

Product – Sản phẩm

Bất cứ sản phẩm nào khi làm ra đều phải tuân theo những tiêu chuẩn cụ thể Nó phải dễ sử dụng và phục vụ số đông khách hàng Chất lượng sản phẩm chính là tiêu chí đánh giá chính xác chất lượng của một doanh nghiệp.

Trang 13

Mark Zuckerberg luôn coi trọng chất lượng sản phẩm trước khi nghĩ đến xây dựng mô hình kinh doanh.

Partnerships – Đối tác

Không một CEO nào có thể tự mình vận hành bộ máy một cách trơn tru, họ cần những cánh tay phải đắc lực có thể bổ sung những kỹ năng còn thiếu Ngoài ra,thiết lập được mối quan hệ đối tác đúng đắn, có thể là với các nhà đầu tư, ê kíp quản lý, hoặc nhà cung cấp, đều có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty nào.

Với vai trò một nhà lãnh đạo công ty, Zuckerberg đã đưa tầm nhìn của anh vào mọi khía cạnh của Facebook, từ văn hóa làm việc, cách sáng tạo không ngừng,các mối quan hệ đối tác và các vụ thâu tóm Anh có thể không phải là một nhà lãnhđạo doanh nghiệp truyền thống, nhưng niềm tin không thể lay chuyển của anh vào sứ mệnh của Facebook và tầm nhìn dài hạn của anh đã đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mạng xã hội này.

https://actiontraining.com.vn/tin-tuc/cam-nang/phong-cach-lanh-dao-5p-cua-6 Vai trò quản trị

Tuy nhiên, rất ít công ty được kiểm soát chặt chẽ bởi một người đứng đầu nhưMege Bằng cách tạo ra các loại cổ phiếu với quyền biểu quyết khác nhau, Zuckerberg kiểm soát gần như tuyệt đối công ty "Hội đồng quản trị của Meta hoạt động giống như một ủy ban cố vấn hơn là giám sát viên, vì Mark nắm khoảng 60%cổ phần có quyền biểu quyết"

Một số cựu nhân viên Meta tiết lộ, một mình Zuckerberg có thể quyết định việc cấu hình thuật toán của mạng xã hội để xác định những gì mọi người nhìn thấy trong News Feed, những cài đặt riêng tư nào họ có thể sử dụng và thậm chí cảnhững tin nhắn nào được gửi đi Ông tự đặt ra các quy tắc về cách nền tảng phân biệt lời nói bạo lực và kích động với lời xúc phạm đơn thuần Ông cũng chọn cách hạ gục đối thủ cạnh tranh bằng cách mua lại, chặn hoặc sao chép các tính năng trong đó Zuckerberg là "người chủ chốt", nhân vật luôn có tiếng nói cuối cùng trong các quyết định kinh doanh của Meta

4371750.html

Trang 14

https://vnexpress.net/quyen-luc-mark-zuckerberg-tai-facebook-lon-the-nao-PHẦN II: Tìm hiểu về văn hoá tổ chức

- Chọn Công ty để phân tích và giới thiệu tổng quan về công ty (quá trình phát triển, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, kết quả kinh doanh những năm gần đây (2018 - 2021), ): công ty được chọn chính là công ty do nhân vật (nhóm chọn phân tích) sáng lập hoặc điều hành

- Dựa trên các nội dung của cấu trúc văn hóa để tìm hiểu về văn hóa của công ty (cố gắng tìm kiểm bản COC để phân tích toàn diện hơn)

7 Quá trình phát triển:

7.1 1.1 Lịch sử hình thành của Facebook

Ngày 04/02/2004: Mark Zuckerberg cho ra đời website Thefacebook.com

tiền thân của ứng dụng Facebook hiện nay

Ngày 29/05/2005: Chuyển tên miền Thefacebook.com thành Facebook.comTháng 5/2005: Facebook gây quỹ đầu tư được 13,7 triệu USD

Năm 2006: Tính năng News Feed được tung ra cho phép người dùng theo

dõi hoạt động của nhau theo thời gian thực

Năm 2008: Sheryl Sandberg gia nhập Facebook và trở thành COO của công

Năm 2010: Mạng xã hội này đã có 1 tỷ lượt truy cập mỗi thángTháng 4/2012: Facebook quyết định chi 1 tỷ USD mua lại InstagramTháng 5/2012: Công ty phát hành cổ phiếu công chúng lần đầu (IPO) và

huy động được 5 tỷ USD

Tháng 10/2013: Công ty tiến hành mua lại Onavo – công ty phân tích web

di động của Israel

Năm 2014: Tròn 10 năm ra đời ứng dụng mạng xã hội của công ty đã có

1,23 tỷ lượt truy cập mỗi tháng

Tháng 2/2014: Tiến hành mua công ty nhắn tin di động WhatsApp với giá

19 tỉ USD và Oculus VR với giá 2,3 tỷ USD

Năm 2016: Công ty đã mở rộng thêm khuôn viên cho 2.800 nhân sự đang

làm việc

Ngày đăng: 14/06/2024, 11:13

Xem thêm: