1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm tìm hiểu kinh nghiệm ngoại giao kinh tế của nhật bản thái lan và một số nước asean

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu kinh nghiệm ngoại giao kinh tế của Nhật Bản, Thái Lan và một số nước ASEAN
Tác giả Phạm Lan Phương, Bùi Phượng Anh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thùy Dương, Hoàng Thị Thùy Linh, Trịnh Minh Hòa, Hoàng Đức Tùng, Vy Thế Hùng
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 372,94 KB

Nội dung

Vai trò của cơ quan đại diện Ngoại giao Nhật Bản trong việc thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế: Bộ Ngoại giao Nhật Bản có nhiệm vụ chủ yếu trong việc xây dựng hệ thống luật quốc tế

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM

TÌM HIỂU KINH NGHIỆM NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA

MÔN: NGOẠI GIAO KINH TẾ VÀ VĂN HÓA LỚP TÍN CHỈ: QT02602_K42_2

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THU HÀ NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Phạm Lan Phương: 2251070045 (nhóm trưởng) Bùi Phượng Anh: 2251070003 Nguyễn Thị Thanh Huyền: 2251070025

Nguyễn Thùy Dương: 2251070015 Hoàng Thị Thùy Linh: 2251070029

Trịnh Minh Hòa: 2251070020 Hoàng Đức Tùng: 2251070056

Vy Thế Hùng: 2251070024

Trang 2

M ỤC LỤC

I NHẬT BẢN 3

1 Về bộ máy tổ chức 3

2 Mục tiêu ngoại giao kinh tế của Nhật Bản 3

3 Ngoại giao kinh tế của Nhật Bản 4

II THÁI LAN 7

1 Tổng quan nền kinh tế Thái Lan 7

2 Mục tiêu và chiến lược ngoại giao kinh tế 7

a) Chiến lược ngoại giao kinh tế 7

b) Mục tiêu của ngoại giao kinh tế 8

3 Thành tựu và hạn chế trong thực tế ngoại giao kinh tế của Thái Lan 8

a) Thành tựu 8

b) Hạn chế 9

III MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 10

1 Singapore 10

a) Kinh tế Singapore và một số chính sách ngoại giao kinh tế qua từng giai đoạn: 10 b) Cơ cấu tổ chức và quan điểm ngoại giao kinh tế của Singapore 11

c) Chính sách ngoại giao kinh tế 12

d) Hoạt động ngoại giao kinh tế nổi bật của Singapore: 13

2 Indonesia 14

a) Khái quát về nền kinh tế 14

b) Mục tiêu và chiến lược, hoạt động ngoại giao kinh tế của Indo 14

c) Kinh nghiệm ngoại giao kinh tế của Indo 15

Trang 3

I NHẬT BẢN

1 Về bộ máy tổ chức

Ở hầu hết các nước kể cả phát triển và đang phát triển, nhiều cơ quan tham gia vào công tác kinh tế đối ngoại, do vậy, việc phối hợp và quản lý thống nhất KTDN là vấn đề tương đối phức tạp Đặc biệt, Nhật Bản có sự cạnh tranh giữa Bộ Thương mại

và Công nghiệp (METI) và Bộ Ngoại giao

2 Mục tiêu ngoại giao kinh tế của Nhật Bản

Nhiệm vụ: Sử dụng các thế mạnh tổng hợp, để hoạch định và thực hiện chính sách đối

ngoại, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Thúc đẩy tự do thương mại khu vực và toàn cầu;

- Bảo đảm các nguồn cung tài nguyên, năng lượng và lương thực ổn định lâu dài;

- Đẩy mạnh xúc tiến trên phạm vi toàn cầu việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

mà Nhật có thể cung cấp, trong đó trọng tâm là các nền kinh tế đang nổi;

- Xúc tiến du lịch, gắn kết chặt chẽ với thu hút đầu tư

Vai trò của cơ quan đại diện Ngoại giao Nhật Bản trong việc thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế:

Bộ Ngoại giao Nhật Bản có nhiệm vụ chủ yếu trong việc xây dựng hệ thống luật quốc tế và môi trường quốc tế thuận lợi, đảm bảo lợi ích quốc gia tổng thể Đây là nhiệm

vụ mà không có một cơ quan nào khác có khả năng đảm nhiệm

Có sự phân công rất rõ ràng giữa Bộ Ngoại giao và METI cùng như các cơ quan trực thuộc Hoạt động thúc đẩy lợi ích kinh tế của Nhật Bản được thực hiện trên nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, với khẩu hiệu “All - Japan”

Đại sứ quán Nhật Bản chủ yếu tập trung hỗ trợ Chính phủ thực hiện các chính sách lớn, không thực hiện các hoạt động thúc đẩy đầu tư, thương mại thông thường, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp cụ thế Công việc này do JETRO chịu trách nhiệm JETRO có văn phòng riêng tại rất nhiều nước trên thế giới và trực thuộc METI

Với vai trò trên, Cơ quan đại diện của Nhật Bản triển khai 4 nhiệm vụ chính như sau:

Thúc đẩy du lịch: Các Đại sứ quán phối hợp với Cơ quan du lịch Nhật Bản triển

khai các hoạt động quảng bá du lịch Website của các Đại sứ quán Nhật Bản thường có mục riêng, với thông tin phong phú về đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản

Trang 4

Trong việc xây dựng EFAs và FTAs: Vai trò của Cơ quan đại diện không nhiều,

chủ yếu tập trung vào thu thập thông tin, đóng vai trò kênh thông tin giữa Nhật Bản và nước chủ nhà Vai trò xây dựng chính sách, chiến lược đàm phán do các cơ quan tai Trung ương chịu trách nhiệm

Thúc đẩy xuất khẩu công nghệ xây dựng hạ tầng cơ sở: Cơ quan đại diện có vai

trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ đạt được các hợp đồng lớn về lĩnh vực này ODA cũng được sử dụng như một công cụ, để vận động thuyết phục nước nhân Để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ này, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã bổ sung thêm vị trí Trợ lý đặc biệt cho các dự án cơ sở hạ tầng, tăng cường dịch vụ tài chính và các hình thức hỗ trợ khác của các tổ chức chính phủ cho các công ty Nhật Bản

Nhiệm vụ tạo nguồn cung ứng lương thực, năng lượng và khoáng sản ổn định:

các Cơ quan đại diện có nhiệm vụ cung cấp thông tin, hỗ trợ thực hiện hợp tác với các quốc gia liên quan, thông qua việc phục vụ các chuyến thăm cấp cao Để đảm bảo nguồn cung ứng đất hiếm và các khoáng sản khác, Nhật Bản đã tăng cường hợp tác với những nước có nguồn tài nguyên dồi dào (Mỹ, Úc, Mông Cổ, Việt Nam, Ấn Độ, Kazastan)

3 Ngoại giao kinh tế của Nhật Bản

Là một nước bại trận sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khả năng quân sự Nhật Bản gần như về con số không Sau đó, nhờ mối liên hệ đồng minh với Mỹ, Nhật Bản được bảo trợ về mặt an ninh và chỉ còn tập trung phát triển kinh tế Chỉ trong vòng hai

thập niên, Nhật Bản đã tạo nên sự “thần kỳ Nhật bản” và trở thành “đế quốc kinh tế”

Một mặt, Nhật Bản tấn công vào hầu khắp các thị trường trên thế giới Buộc các

nền kinh tế khác vào mối liên kết chặt chẽ với Nhật bản và nhờ vậy trở thành một quốc gia được tôn trọng và nể sợ Mặt khác, Nhật bản bắt đầu đem ODA tới các nước đang

phát triển hoặc kém phát triển và trở thành ân nhân của họ

Nhờ chính sách ngoại giao kinh tế khôn ngoan này, không cần đến thực lực

quân sự, Nhật Bản vẫn gây được ảnh hưởng tới các khu vực trên thế giới Đây chính là việc sử dụng quyền lực mềm của Nhật Bản, coi đó như nền tảng của đường lối ngoại và

an ninh quốc gia của Nhật Bản

Thực tế để đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển nói chung cũng như chiến lược kinh tế nói riêng của đất nước, Nhật Bản đã chủ động xây dựng kế hoạch điều chỉnh sách ngoại giao kinh tế thông qua điều chỉnh Hiến chương ODA năm 1992 Tháng

1-2003, Ban điều chỉnh Hiến chương ODA chính thức được thành lập, đánh dấu sự thay đổi trong tầm nhìn và chiến lược ngoại giao kinh tế của Nhật Bản trước những

thách thức to lớn, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới những năm đầu kỷ XXI So với Hiến chương ODA năm 1992, Hiến chương ODA năm 2003 đề cập đến các chính sách cơ bản, các lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ODA theo hướng tập trung

Trang 5

nhiều vào các vấn đề nhân văn và các mục tiêu hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững, xây dựng hòa bình và an ninh khu vực

Từ năm 1994 đến 2004, Nhật Bản đã đảm nhận gần ⅕ tổng khối lượng ODA thế giới Năm 2008, Nhật Bản đóng góp 9,699 tỷ USD ODA Trong kế hoạch ngân sách cho năm tài chính 2023, chính phủ dành ngân sách ODA cho Bộ Ngoại giao ở mức 442,8 tỷ yên, bằng mức năm tài chính trước Con số này chỉ bằng một nửa so với mức cao nhất của năm tài khóa 1997 là 1.168 tỷ yên

Khu vực Đông Nam Á - khu vực trọng điểm trong chính sách thực hiện ngoại giao kinh tế

Từ 2005, Nhật Bản và ASEAN ký kết hiệp định liên kết kinh tế toàn diện Nhật Bản - Asean (AJCEP) Ngoài việc cung cấp vốn để giúp ASEAN đào tạo nguồn nhân lực phát triển khu vực sông Mê Công, tăng cường hơn nữa vốn FDI sang các nước tiểu vùng Nhật Bản còn rất chú trọng ưu tiên cung cấp ODA cho tam giác phát triển VN - Lào - Campuchia

Hiện nay, đầu tư FDI của Nhật Bản vào ASEAN lớn thứ tư trong số các nước đối tác của khối; năm 2021, đạt 12 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2020 Riêng trong năm 2022, 12% tổng vốn FDI của Nhật Bản chảy vào các nước ASEAN Về thương mại, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản với ASEAN tăng 11,6% năm 2022 Ngoài quan hệ kinh tế, Nhật Bản còn đóng vai trò quan trọng trong hợp tác tài chính với các

nước trong khối

Nhật Bản coi việc tạo mối quan hệ tốt với các nước ĐNA là vấn đề quan trọng hàng đầu để bảo đảm an ninh đất nước trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Thực tế, năm 2010 Trung Quốc đã vượt mặt Nhật Bản trở thành cường quốc có nền kinh tế thứ hai thế giới và tháng 3-2022, ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc đã chấm dứt hoàn toàn, sau gần 45 năm triển khai (từ tháng 12-1979, sau chuyến thăm của thủ tướng Masayoshi Ohira đến Bắc Kinh)

Tất cả những hành động trên, đã góp phần đưa Nhật Bản trở thành nhà tài trợ “hảo tâm” nhất đối với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

Khu vực Châu Phi

Bên cạnh châu Á, Nhật Bản đã đầu tư tổng cộng 35,6 tỷ USD vào "Lục địa Đen" trong giai đoạn 2016-2018, vượt qua chỉ tiêu 30 tỷ USD mà chính phủ nước này đặt ra tại Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ 6 (TICAD) tổ chức tại thủ đô Nairobi của Kenya năm 2016

Nhiều người thường nghĩ châu Phi là mảnh đất gắn liền với nghèo đói, bất ổn nhưng ít ai biết được rằng, lục địa này lại đang là một điểm đến được nhiều cường quốc

Trang 6

nhắm tới Châu Phi có 55 quốc gia với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính đạt 2.500 tỷ USD với những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Châu Phi hiện sở hữu 75% quặng coltan - một nguyên liệu vô cùng giá trị dùng trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử 50% lượng vàng, 35% lượng uranium của thế giới cũng có thể được tìm thấy tại châu lục này (Theo số liệu VTV 2019) Vì vậy Nhật Bản cũng gặp nhiều trở ngại, áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc, Mỹ và Liên minh Châu Âu khi cùng nhau tăng cường đầu tư vào khu vực

Khu vực Trung Đông

Nhật Bản coi các nước ở khu vực Trung Ðông là đối tác quan trọng về kinh tế GCC và Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận nối lại đàm phán về Hiệp định thương mại tự

do (FTA) hồi tháng 7 vừa qua, khi hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước vùng Vịnh và Nhật Bản Thỏa thuận được ký bên lề cuộc gặp giữa Tổng Thư ký GCC Jassim Mohammed Al-Budaiwi (G.M.An Bu-đai-uy) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (Ki-si-đa Phư-mi-ô) trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nhật Bản tới thành phố Jeddah của Saudi Arabia

Thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Trung Ðông sẽ giúp đất nước Nhật Bản vốn

ít tài nguyên có sự bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực này muốn tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với Nhật Bản nhằm thúc đẩy nỗ lực giảm phụ thuộc nguồn thu vào dầu mỏ và đa dạng hóa nền kinh tế, do giá dầu có thể giảm trong tương lai trong bối cảnh thế giới thúc đẩy xu hướng giảm

carbon

Mặc dù đã có những định hướng chính sách ngoại giao kinh tế linh hoạt và khôn khéo, tuy nhiên nền kinh tế Nhật Bản hiện đã tụt xuống vị trí thứ tư thế giới sau Đức, khi họ phải trải qua tình trạng suy thoái ở quý cuối năm 2023 Tuy nhiên, Nhật Bản đang tiến xa hơn trong quá trình suy thoái nhân khẩu học Cụ thể, trong khi Đức đang phải đối mặt với nguồn cung lao động thu hẹp, xu hướng này rõ ràng hơn ở Nhật Bản, nơi dân số đã giảm liên tục kể từ khoảng năm 2010 Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu lao động có kinh nghiệm và tình hình dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn do tỷ lệ sinh vẫn thấp

Ngược lại, nền kinh tế Ấn Độ có triển vọng vượt qua cả hai nền kinh tế này trong vài năm tới Theo số liệu của IMF, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2026 và Đức vào năm 2027 Dân số Ấn Độ cũng đã vượt qua Trung Quốc vào năm ngoái và quốc gia này dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng trong nhiều thập kỷ tới

Việc đồng yên Nhật trở nên yếu hơn là yếu tố chính dẫn đến việc Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư, vì việc so sánh chỉ số GDP danh nghĩa được tính bằng đồng đô la Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho biết, số liệu này của Nhật Bản cũng phản ánh sự suy giảm dân số, năng suất và khả năng cạnh tranh tụt hậu

Trang 7

Nhật Bản từng được ca ngợi là “một phép màu kinh tế”, họ từng trỗi dậy từ đống tro tàn của Thế chiến thứ hai để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ Nhưng trong

30 năm qua, nền kinh tế Nhật đôi khi chỉ tăng trưởng ở mức vừa phải, sau sự kiện bong bóng tài chính vào năm 1990

Một vài biện pháp khắc phục tình trạng này đó chính là tiếp tục thúc đẩy hoạt động ngoại giao kinh tế với các khu vực trọng điểm như các nước khu vực Đông Nam Á, mở cửa với thị trường lao động nước ngoài giảm áp lực trước sự thiếu lao động của thị trường trong nước……

1 Tổng quan nền kinh tế Thái Lan

Dữ liệu của Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này là 663,2 tỷ baht (18,5 tỷ USD) tăng 72% Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về giá trị vốn đầu tư vào Thái Lan với hơn 159 tỷ baht (4,5 tỷ USD), chiếm gần 25%

Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn vào du lịch và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP Đây là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indo), xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới xét theo sức mua tương đương, đứng thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020) Thị trường lớn, nhu cầu nội địa cao, phát triển nhanh

2 Mục tiêu và chiến lược ngoại giao kinh tế

a) Chiến lược ngoại giao kinh tế

Ngoại giao kinh tế Thái Lan được triển khai, thông qua việc Bộ Ngoại giao hỗ trợ bộ Thương mại và các Bộ, ngành kinh tế khác thâm nhập vào thị trường bên ngoài, thu hút đầu tư, tìm kiếm các nguồn công nghệ mới và thu hút du lịch

Trong nỗ lực đẩy mạnh chiến lược ngoại giao kinh tế nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của nền kinh tế, Bộ Ngoại giao Thái Lan đang có kế hoạch yêu cầu các đại diện ngoại giao của nước này trên khắp thế giới tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các dự án trong nước

Phát biểu tại sự kiện có tên gọi “Bước tiếp theo của Thái Lan 2024: Sự Thịnh

vượng và Bền vững tiếp theo”, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Parnpree Bahiddha-Nukara nói rằng Chính phủ Thái Lan đang sử dụng chiến lược

“ngoại giao kinh tế” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng niềm tin của các nhà

Trang 8

đầu tư trên khắp thế giới Bởi vậy, Bộ Ngoại giao Thái Lan chuẩn bị mời tất cả các đại

sứ, đại diện ngoại giao của nước này trên khắp thế giới về dự một cuộc họp tại thủ đô Bangkok nhằm thảo luận về việc làm thế nào sử dụng ngoại giao kinh tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Ông Parnpree nói rằng, hướng phát triển mới của Thái Lan sẽ phụ thuộc vào bối cảnh toàn cầu, nơi các cường quốc đang cạnh tranh về ảnh hưởng chính trị, kinh tế và công nghệ Điều này đã mang lại cho Thái Lan cơ hội để thể hiện lập trường của mình trong bối cảnh xung đột kinh tế toàn cầu Chính phủ Thái Lan cũng

sẽ tận dụng ngoại giao kinh tế để tìm kiếm các cơ hội kinh tế số và phát triển các doanh nhân kinh doanh thế hệ mới và quảng bá đầu tư của Thái Lan ở nước ngoài

b) Mục tiêu của ngoại giao kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế

- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư với nước ngoài

- Phục vụ thiết thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đa dạng hóa nền kinh tế: Thái Lan có mục tiêu phát triển và đa dạng hóa nền

kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp chế biến và du lịch Việc phát triển các ngành công nghiệp mới, như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, khoa học và công nghệ, có thể giúp hoàn thành được “Thái Lan 4.0” thu hút đầu tư nước ngoài

Mở rộng thị trường xuất khẩu: Thái Lan tập trung vào việc mở rộng thị trường

xuất khẩu và tăng cường quan hệ thương mại với các nền kinh tế khác trên toàn cầu Điều này có thể đảm bảo sự đa dạng hóa các nguồn lực xuất khẩu và giúp giảm rủi ro trong việc phụ thuộc vào một số thị trường chính

Thu hút đầu tư nước ngoài: Thái Lan tiếp tục tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư

nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao như công nghệ, đổi mới, năng lượng tái tạo và hạ tầng Điều này có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và cung cấp cơ hội việc làm cho người dân

Hội nhập kinh tế quốc tế: Thái Lan tiếp tục tham gia tích cực vào các hiệp định

thương mại quốc tế và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các đối tác trong khu vực

và thế giới Điều này có thể giúp Thái Lan tiếp cận các thị trường mới, tăng cường xuất khẩu và mở rộng cơ hội kinh doanh

3 Thành tựu và hạn chế trong thực tế ngoại giao kinh tế của Thái Lan

a) Thành tựu

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP): Thái Lan đã gia nhập Hiệp

định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) vào năm 2020 Là hiệp định thương

Trang 9

mại lớn nhất thế giới, RCEP có 15 quốc gia thành viên và tạo ra một thị trường tiềm năng lớn với hơn 2,2 tỷ dân và GDP hợp đồng ấn định khoảng 26,2 nghìn tỷ USD Tham gia RCEP giúp Thái Lan mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường quan hệ kinh tế với các đối tác khu vực, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài

Nâng cấp quan hệ với Trung Quốc: Thái Lan đã tăng cường quan hệ kinh tế với

Trung Quốc trong những năm gần đây Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan và hai nước đã thúc đẩy việc ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư, bao gồm Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Trung-Đông Nam Á (FTA), cung cấp lợi ích thương mại và đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa hai quốc gia

Đổi mới công nghiệp và công nghệ: Thái Lan đã tập trung vào việc đổi mới công

nghiệp và công nghệ để nâng cao năng suất và cạnh tranh kinh tế Quốc gia này đã tạo

ra các khu công nghiệp thông minh (Smart Industrial Estates) và khu phát triển công nghệ cao (Science and Technology Parks) nhằm thu hút đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất Thái Lan cũng đẩy mạnh chính sách khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy sự phát triển kinh tế dựa trên tri thức

Phát triển nguồn nhân lực: Thái Lan đã đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhằm

phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện đại Quốc gia này đã tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế để cung cấp chương trình đào tạo chất lượng cao và phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt như công nghệ thông tin, kỹ thuật, du lịch và nông nghiệp

Phát triển du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của Thái Lan và quốc

gia này đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thu hút du khách quốc tế Thái Lan đã triển khai các biện pháp thúc đẩy du lịch bền vững và đa dạng hóa nguồn khách du lịch bằng cách mở rộng thị trường đến các quốc gia mới, đồng thời tạo ra các chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành du lịch và cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch Thành tựu này

đã giúp Thái Lan trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

b) Hạn chế

Sự phụ thuộc vào ngành du lịch: Thái Lan đã phụ thuộc quá mức vào ngành du

lịch trong việc tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài Điều này khiến Thái Lan trở nên nhạy cảm đối với biến động trong ngành du lịch, như các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc các tình hình xấu trong nước Việc tăng cường đa dạng hóa nguồn lực kinh tế và mở rộng các ngành công nghiệp khác là một thách thức đối với Thái Lan

Sự bất ổn chính trị: Thái Lan đã trải qua nhiều biến động chính trị trong thập kỷ

qua, với các cuộc đảo chính và bất ổn chính trị Sự bất ổn chính trị có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đầu tư trong nước, gây ra sự không chắc chắn và rủi ro

Trang 10

cho các đối tác quốc tế Điều này có thể hạn chế khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và thiếu sự tin tưởng từ các đối tác kinh doanh quốc tế

Cạnh tranh với các nền kinh tế khác trong khu vực: Thái Lan đang phải đối mặt

với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền kinh tế khác trong khu vực, như Việt Nam, Indonesia và Malaysia Các quốc gia này đã thúc đẩy nhanh chóng công nghiệp và dịch

vụ của mình, cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi và thu hút đầu tư nước ngoài Điều này đặt Thái Lan trong tình thế phải cạnh tranh để thu hút đầu tư và giữ chân các doanh nghiệp quốc tế

Thách thức về hạ tầng và đổi mới công nghệ: Mặc dù Thái Lan đã có sự tiến bộ

về hạ tầng, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như giao thông ùn tắc và hạ tầng kỹ thuật số chưa phát triển đầy đủ Đồng thời, việc đổi mới công nghệ và sự chuyển đổi kỹ thuật số cũng đòi hỏi đầu tư và nỗ lực từ phía Thái Lan Việc cải thiện hạ tầng và nâng cao năng lực đổi mới công nghệ là một yếu tố quan trọng để tăng cường cạnh tranh kinh

tế của Thái Lan

1 Singapore

Singapore là quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất thế giới Đồng thời, Singapore được coi

là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức

a) Kinh tế Singapore và một số chính sách ngoại giao kinh tế qua từng giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1965 -1978 (mới độc lập): Tiến hành công nghiệp hóa

hướng ra xuất khẩu nhằm vươn tới thị trường rộng lớn ở nước ngoài với các hoạt động tham gia vào hội nhập quốc tế sâu rộng => Singapore chủ động thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế, tập trung thu hút đầu tư nước ngoài

Giai đoạn 1979-1990: Singapore thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ 2, đẩy mạnh nền công nghiệp phát triển theo hướng tập trung vốn và kỹ thuật cao đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới quan hệ đối tác với các quốc gia châu Á và phát triển các quan hệ thương mại mới

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w