1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương logic học (lý thuyết)

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 32,94 KB

Nội dung

Đề cương logic học (lý thuyết). Đề cương logic học (lý thuyết) phù hợp với sinh viên năm nhất Đại học

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG LOGIC HỌC

(LÝ THUYẾT)

****

1 Khái niệm

- Định nghĩa đặc trưng của khái niệm:

Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản, khác biệt của một sự vật đơn nhất hay của lớp sự vật cùng loại

- Kết cấu logic của KN:

Nội hàm: Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản

của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm

đó

Ngoại diên: Ngoại diên của khái niệm là các đối tượng hay tập

hợp các đối tượng có chứa các dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm

Ví dụ: Cho các khái niệm: “Sinh viên”, “Sinh viên tiên tiến”,

“SV tiên tiến xuất sắc”, “SV đại học”, “SV đại học sư phạm” và

“SV tiên tiến đại học sư phạm” Hãy:

Xác định nội hàm và ngoại diên của các khái niệm đó:

+ Sinh viên (A)

- Nội hàm: Là những người học trong các trường ĐH, CĐ

- Ngoại diên: SV trường đại học SP, ĐH kiến trúc, CĐSP…

Trang 2

- Nội hàm: Là những sinh viên có học lực khá, ngoan ngoãn, chăm học

- Ngoại diên: SV tiên tiến đại học SP, ĐH kiến trúc, CĐSP

+ SV tiên tiến xuất sắc (C)

- Nội hàm: Là những SV có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, là những SV tiêu biểu trong các SV tiên tiến

- Ngoại diên: SV tiên tiến xuất sắc đại học SP, ĐH kiến trúc, CĐSP

+ SV Đại học (D)

- Nội hàm: Là những người đang học trong các trường ĐH.

- Ngoại diên: Sv ĐHSP, SV ĐH Nông nghiệp, SV ĐH Bách khoa…

+ Sinh viên đại học sư phạm (E)

- Nội hàm: là những người đang học trong các trường ĐHSP

- Ngoại diên: SV ĐHSP HN1, ĐHSP HN2, ĐHSP Vinh,

+ SV tiên tiến ĐHSP (F)

- Nội hàm: Là những SV của các trường ĐHSP, có học lực khá, ngoan ngoãn, chăm học

- Ngoại diên: SV tiên tiến ĐHSP HN1, ĐHSPHN2, ĐHSP Vinh,

….

- Phân loại KN

Phân loại khái niệm theo nội hàm (SGK tr 46, 47)

Phân loại khái niệm theo ngoại diên (SGK tr 47 – 49)

- Quan hệ giữa các khái niệm

Căn cứ theo nội hàm:

o Quan hệ so sánh được: Là quan hệ giữa các khái niệm thành

quan hệ so sánh được và quan hệ không so sánh được

o Quan hệ không so sánh được: Là quan hệ giữa các khái niệm

trong đó nội hàm của chúng không có dấu hiệu chung nào

Căn cứ ngoại diên (SGK 50 – 57)

Trang 3

- Thao tác mở rộng, thu hẹp KN

Mở rộng khái niệm: Là thao tác logic nhờ đó chuyển khái niệm

có ngoại diên hẹp với nội hàm phong phú sang khái niệm có ngoại diên rộng hơn với nội hàm ít dấu hiệu hơn

Ví dụ: Mở rộng khái niệm

Sĩ quan CSND => Sĩ quan CAND => Con người

Chương 1 Bộ luật hình sự => Bộ luật hình sự => Pháp luật

Thu hẹp khái niệm: Là thao tác logic nhằm chuyển khái niệm có ngoại diên rộng hơn với nội hàm ít dấu hiệu sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn với nội hàm phong phú hơn

Ví dụ: Thu hẹp khái niệm

Sinh viên Việt Nam => sinh viên HVCSND => sinh viên

HVCSND khóa D40

Tội phạm => tội phạm hình sự => tội phạm xâm phạm tính mạng con người

- Các quy tắc định nghĩa KN ( 4 quy tắc – SGK tr 72 – 75)

2 Phán đoán

- Định nghĩa, đặc trưng, cấu trúc của PĐ

Định nghĩa: Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy nhờ liên

kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định hay phủ định về

sự tồn tại của đối tượng, về mối liên hệ giữa đối tượng với các

Trang 4

thuộc tính của nó, hay về mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau

Đặc trưng (tr 84 – tr 87)

Thứ nhất: Mỗi phán đoán có tính quy định về chất và về lượng Thứ hai: Phán đoán có tính xác định về giá trị Nghĩa là trong

một phán đoán bao giờ cũng nhận một trong hai giá trị, hoặc chân thực (đúng) hoặc giả dối (sai)

Cấu trúc:

Mỗi phán đoán gồm 02 thành phần cơ bản: Chủ từ và vị từ.

– Chủ từ của phán đoán chỉ đối tượng của tư tưởng

Chủ từ của phán đoán ký hiệu là S

– Vị từ của phán đoán là những thuộc tính ta gắn cho đối tượng

Vị từ của phán đoán ký hiệu là P

Chủ từ và vị từ của phán đoán là các thuật ngữ của phán đoán Giữa chủ từ và vị từ là một liên từ làm nhiệm vụ liên kết hai thành phần của phán đoán Các liên từ thường gặp trong các phán đoán: Là, không phải là, không một, nào là,…

Ví dụ: Nếu tôi không nhầm người vừa đi vào cửa hàng (S) là

(liên từ) giáo viên cũ của tôi (P)

- Tính chu diên của thuật ngữ của PĐ nhất quyết đơn

(SGK tr 96 – 102)

- Quan hệ về giá trị giữa các PĐ đơn (SGK tr 102 – 107)

Trang 5

- Phán đoán phức và giá trị của PĐ phức (đẳng thức logic)

Phán đoán phức: Là phán đoán được tạo thành từ các phán

đoán đơn nhờ liên từ logic: là, hoặc, nếu … thì Trong phán đoán phức phải có ít nhất từ 3 khái niệm trở lên

Căn cứ vào liên từ logic, phán đoán phức được chia thành phán đoán liên kết (phép hội), phán đoán phân liệt (phép tuyển), phán đoán có điều kiện (phép kéo theo), phán đoán tương đương

(phép tương đương)

Các loại phán đoán phức

I Phán đoán liên kết (phép hội) kí hiệu ^

*CT a^b

*Liên từ:

Và, vừa…vừa…; Không những…mà còn; Tuy….nhưng

*Giá trị logic: phép hội chỉ đúng khi các phán đoán thành phần đều đúng, sai trong các trường hợp còn lại

II Phán đoán phân liệt (phép tuyển)

(tuyển thường): V

*CT: a V b

Trang 6

*Liên từ: hoặc, hay

*Giá trị logic: Phép tuyển thường đúng khi có ít nhất một phán đoán thành phần đúng

Lựa chọn tồn tại:

+ Lựa chọn tương đối

Hằng ngày tôi đi học bằng xe đạp hoặc xe buýt

CT: a v b

+ Lựa chọn tuyệt đối

Hôm nay tôi đi học bằng xe đạp hoặc bus

Phép tuyến chặt: V

*Liên từ: hoặc, hay

*Giá trị logic: Phép tuyển chặt đúng khi có một trong các phán đoán thành phần đúng, sai trong trường hợp cùng đúng hoặc cùng sai

Trang 7

III Phán đoán có điều kiện (phép điều kiện)

*CT: a -> b

*Liên từ:

Nếu….thì…

*Giá trị logic: phép kéo theo sai trong trường hợp nguyên nhân đúng, kết quả sai, còn đúng trong các trường hợp còn lại

a b a -> b

IV Phán đoán tương đương (phép tương đương)

*CT a b

*Liên từ: Khi….và chỉ khi…

*Giá trị logic: Phép tương đương chỉ đúng khi các phán đoán thành phần cùng giá trị

a b a b

Trang 8

3 Suy luận

- Định nghĩa, cấu trúc Phân loại suy luận

Định nghĩa: Suy luận là hình thức cơ bản của tư duy qua đó rút

ra phán đoán mới từ một hay một số phán đoán ban đầu theo những quy luật, quy tắc logic xác định

- SL diễn dịch trực tiếp (Đối lập vị từ)

Suy luận diễn dịch trực tiếp là loại suy luận diễn dịch trong đó kết luận được trực tiếp rút ra từ một tiền đề

Mô hình cấu trúc của suy luận loại này có dạng: TĐ ├ KL

Ví dụ: Anh ấy là người tốt

├ Anh ấy không phải là người không tốt

Các dạng suy luận trực tiếp:

- Phép chuyển hóa (đổi chất)

- Phép đảo ngược (đổi chỗ)

- Phép đối lập vị từ (tính đẳng trị của các phán đoán phức)

Xem thêm: SGK (tr 158 – 166)

- SL diễn dịch gián tiếp: Tam đoạn luận đơn (định nghĩa, cấu trúc)

Là suy luận diễn dịch trong đó kết luận là phán đoán mới được rút ra trên cơ sở mối liên hệ logic giữa hai hay nhiều phán đoán tiền đề

Suy luận diễn dịch gián tiếp có nhiều dạng với những cấu trúc logic khác nhau: Luận ba đoạn đơn, luận ba đoạn đơn rút gọn,

Trang 9

luận ba đoạn đơn kéo dài, luận ba đoạn đơn phức hợp có điều

kiện, luận ba đoạn đơn phức hợp phân liệt, …

a Tam đoạn luận (luận ba đoạn nhất quyết đơn)

* Định nghĩa:

Tam đoạn luận là một lọai suy luận gồm ba mệnh đề, trong đó

có hai mệnh đề đặt ra trước, mệnh đề thứ ba do chúng mà ra một cách tự nhiên, mệnh đề thứ ba này ngầm chứa trong hai mệnh đề trên.

Ví dụ: Tất cả những người trong công ty phải đi làm đúng giờ

Chúng ta là những trong công ty

├ Chúng ta phải đi làm đúng giờ

* Kết cấu lôgíc của tam đoạn luận:

(Gồm 2 tiền đề và 1 kết luận)

Ví dụ: Tất cả nhân viên (M) đều phải chấp hành quy định công

ty (P)

Võ Minh Hiếu (S) là nhân viên (M)

├ Võ Minh Hiếu (S) phải chấp hành quy định công ty (P)

- Kết luận:

+ Chủ từ của kết luận (S) là thuật ngữ nhỏ

+ Vị từ (P) là thuật ngữ lớn

(S, P còn được gọi là các thuật ngữ biên)

- Tiền đề:

+ Thuật ngữ giữa (M) xuất hiện hai lần ở tiền đề

+ Tiền đề chứa (P) gọi là tiền đề lớn

+ Tiền đề chứa (S) gọi là tiền đề nhỏ

=> S, M, P xuất hiện hai lần trong một tam đoạn luận

* Các lọai hình của tam đoạn luận

Trang 10

Loại hình 1: M làm chủ từ ở tiền đề lớn và làm vị từ ở tiền đề

nhỏ

M - P

S – M

├ S – P

Tất cả nhân viên (M) đều phải chấp hành quy định công ty(P)

Võ Minh Hiếu (S) là nhân viên (M)

├ Võ Minh Hiếu (S) phải chấp hành quy định công ty (P)

Loại hình 2: M làm vị từ cho cả hai tiền đề lớn và nhỏ

P – M

S – M

├ S – P

Mọi SV đại học (P) đều phải học lôgíc (M)

Dũng (S) không học lôgíc (M)

├ Dũng (S) không phải SV đại học (P)

Loại hình 3: M làm chủ từ cho cả hai tiền đề

M – P

M – S

├ S – P

Cá Voi (M) sống dưới nước (P)

Cá Voi (M) là động vật có vú (S)

├ Một số động vật có vú (S) sống dưới nước (P)

Loại hình 4: M làm vị từ ở tiền đề lớn và làm chủ từ cho tiền đề

nhỏ

P – M

M – S

├ S – P

Mọi kim lọai (P) đều là chất có điện tử tự do (M)

Mọi chất có điện tử tự do (M) đều dẫn điện(S)

Trang 11

├ Có những chất dẫn điện (S) là kim loại (P)

* Các quy tắc chung của tam đoạn luận

- Quy tắc cho thuật ngữ:

+ Quy tắc 1: Mỗi luận ba đoạn chỉ có ba thuật ngữ

Ví dụ: Vải (M1) thì rất ngọt (P)

Quần áo (S) may từ vải (M2)

├ Quần áo(S) thì rất ngọt (P)

(Sai lầm vì có 4 thuật ngữ: S, P, M1, M2)

+ Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa (M) phải được chu diên ít nhất một

lần

Ví dụ: Mọi giáo sư (P+) là nhà khoa học (M-)

Ông A (S+) là giáo sư (M-)

├ Ông A (S+) là nhà khoa học (P-)

+ Quy tắc 3: Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không chu

diên ở kết luận

Ví dụ: Mọi nhân viên công ty A (M+) đều mặc đồng phục (P-)

Mọi nhân viên công ty A (M+) đều là nữ giới (S-)

├ Mọi nữ giới (S+) đều mặc đồng phục (P-)

=> không chân thực Chỉ đúng khi “Một số nữ giới mặc đồng phục”

- Quy tắc cho tiền đề:

+ Quy tắc 1: Nếu hai tiền đề là phán đoán phủ định thì không

thể rút ra được kết luận chân thực

Ví dụ: Đồ sứ (M) không dẫn điện (P)

Nhựa (S) không là đồ sứ (M)

├ Nhựa (S) dẫn điện (P)

Trang 12

+ Quy tắc 2: Một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì kết

luận cũng là phán đoán phủ định

Ví dụ: Mọi nhân viên công ty đều phải chấp hành quy định

Anh A không chấp hành quy định

├ Anh A không là nhân viên công ty

+ Quy tắc 3: Nếu hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì không rút

ra được kết luận chân thực

+ Quy tắc 4: Nếu một tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận

là phán đoán bộ phận

- Quy tắc 5: Nếu cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết

luận cũng là phán đoán khẳng định

Như vậy, 8 quy tắc trên là điều kiện cần cho một luận ba đoạn đúng, nhưng nó còn gắn liền với điều kiện đủ: Đó là các tiền đề cho luận 3 đoạn phải chân thực Nếu tiền đề của suy luận là giả dối thì không thể có kết luận tất yếu chân thực

* Các quy tắc riêng cho từng lọai hình luận ba đoạn.

- Quy tắc cho loại hình 1:

M – P

S – M

├ S – P

Kết luận: Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể, tiền đề nhỏ là

phán đoán khẳng định

Chứng minh:

+ Giả sử tiền đề lớn (TĐL) là phán đoán AMP (Mọi M là P)→ M+, P- Theo quy tắc 3 cho thuật ngữ ở kết luận P-, từ đó suy ra

kết luận là phán đoán khẳng định Vậy tiền đề nhỏ (TĐN) là

phán đoán khẳng định ═> AAA; AII

+ Giả sử tiền đề lớn là phán đoán EMP (Mọi M không là P), tiền đề nhỏ (TĐN) là phán đoán khẳng định I, A ta có ═> EIO;

Trang 13

+ Giả sử tiền đề lớn là phán đoán IMP (Một số M là P)→ M-, P- Theo quy tắc 2 cho thuật ngữ M phải chu diên ở TĐN→

TĐN là phán đoán phủ định→Kết luận là phán đoán phủ định,

có nghĩa là P+ ( mâu thuẫn vì P- ở tiền đề) vậy trường hợp này

không thỏa mãn

+ Giả sử TĐL là phán đoán OMP (Một số M không là P)→ M-, P+ M phải chu diên ở TĐN→TĐN là phán đoán phủ định,

theo quy tắc 1 cho tiền đề sẽ không có kết luận chân thực

Trường hợp này không thõa mãn

=> Các dạng đúng cho loại hình 1: AAA, AII, EIO, EAE

Tóm lại: Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể, tiền đề nhỏ là phán

đoán khẳng định

- Quy tắc cho loại hình 2:

P – M

S – M

├ S – P

Kết luận: Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể, một trong hai tiền

đề là phán đoán phủ định

( Chứng minh tương tự)

- Quy tắc cho lọai hình 3:

M – P

M – S

├ S – P

Kết luận: Tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định, kết luận là phán đoán bộ phận

- Quy tắc cho lọai hình 4:

P – M

Trang 14

M – S

├ S – P

Kết luận:

+ Nếu cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ phải là phán đoán toàn thể và kết luận là phán đoán bộ phận + Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định (phủ định toàn thể) thì tiền đề lớn là phán đoán toàn thể

b, Tam đoạn luận rút gọn (luận 2 đoạn) và khôi phục luận 2 đoạn thành tam đoạn luận

Trong nói và viết để câu văn ngắn gọn người ta thường dùng tam đoạn luận rút gọn (luận hai đoạn)

Ví dụ: Đồng chí Hải xúc phạm đồng đội là sai!

Với câu trên, người ta đã hiểu rằng: Mọi hành động xúc phạm tới đồng đội là sai, và Hải xúc phạm đồng đội Vậy, hành động của Hải là sai

* Các dạng của tam đoạn luận rút gọn:

- Thiếu tiền đề lớn

Xét ví dụ trên: Đồng chí Hải xúc phạm đồng đội là sai!

- Thiếu tiền đề nhỏ:

Xét ví dụ trên: Mọi hành động xúc phạm tới đồng đội là sai Vậy, hành động của Hải là sai

- Thiếu kết luận

Xét ví dụ trên: Mọi hành động xúc phạm tới đồng đội là sai, mà Hải xúc phạm đồng đội

* Các khôi phục luận 2 đoạn thành tam đoạn luận

- Giữ nguyên hai phán đoán đã có kể cả nội dung và hình thức

- Phán đoán khôi phục phải chân thực

Ngày đăng: 13/06/2024, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w