1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những cung bậc cảm xúc của vũ điệu toàn cầu hóa từ những giai điệu rộn ràng của sự tiến bộ đến những nốt trầm buồn của những hệ lụy mà toàn cầu hóa và khu vực hóa mang lại

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những cung bậc cảm xúc của vũ điệu toàn cầu hóa từ những giai điệu rộn ràng của sự tiến bộ đến những nốt trầm buồn của những hệ lụy mà toàn cầu hóa và khu vực hóa mang lại
Thể loại Bài viết
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Tất cả những điều đó đều là kết quả của một hiện tượngmang tên "toàn cầu hóa".Toàn cầu hóa được ví như một vũ điệu đầy mê hoặc, với hai bản nhạc hoàn toànkhác biệt: một bên là bản nhạc d

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Khái quát về toàn cầu hóa 4

1 Khái niệm 4

2 Bản chất 4

II Mặt tích cực của toàn cầu hóa 4

1 Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của LLSX kéo theo sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế 4

2 Toàn cầu hóa thúc đẩy hợp tác kinh tế, phát triển thị trường toàn cầu 5

3 Toàn cầu hóa nâng cao đời sống của con người 8

4 Thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ 9

5 Gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển 10

III Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa 11

1 Toàn cầu hóa có thể gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 11

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 11

2 Mâu thuẫn, cạnh tranh quốc tế quyết liệt 13

3 Phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia và trong các quốc gia và vấn đề việc làm ở các quốc gia phát triển 15

3.1 Phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia 15

3.2 Phân hóa giàu nghèo trong nội bộ quốc gia 17

4 Thách thức trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa, dân tộc 18

5 Ô nhiễm môi trường 19

Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016 20

IV Ý nghĩa việc nghiên cứu tính hai mặt của toàn cầu hóa 20

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 2

Bài viết này sẽ đưa chúng ta khám phá những cung bậc cảm xúc của vũ điệu toàn cầu hóa, từ những giai điệu rộn ràng của sự tiến bộ đến những nốt trầm buồn của những hệ lụy mà toàn cầu hóa và khu vực hóa mang lại.

Trang 3

I Khái quát về toàn cầu hóa

1 Khái niệm

Toàn cầu hóa là quá trình tăng cường sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới thông qua việc tăng trưởng và cải thiện của các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, tài chính

và dịch vụ

2 Bản chất

- Là một xu hướng khách quan do tác động của sự phát triển của lực lượng

sản xuất

- Sản xuất và lưu thông hàng hóa phi biên giới

- Các quốc gia, khu vực phụ thuộc lẫn nhau về thị trường, hàng hóa, dịch vụ,

II Mặt tích cực của toàn cầu hóa

1 Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của LLSX kéo theo sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế

Toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh Chính nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao, tay nghề chuyên môn, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Lực lượng sản xuất phát triển mạnh dẫn đến sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp

và dịch vụ

Trang 4

Cơ cấu GDP phân theo nhóm ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986

-2022 và dự báo đến năm 2030

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)Năm 1986 là năm VN mở cửa hội nhập Nhìn chung, trong giai đoạn 1986 - 2022,Việt Nam đã có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tích cực

Tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 26,18%: Từ 38,06% (1986) xuống 11,88% (2022).

Tỷ trọng ngành Công nghiệp và xây dựng tăng 9,38% : Từ 28,88% (1986)

lên mức 38,26% (2022).

Tỷ trọng ngành Dịch vụ tăng 8,27%: Từ 33,06% (1986) lên mức 41,33% (2022)

2 Toàn cầu hóa thúc đẩy hợp tác kinh tế, phát triển thị trường toàn cầu

Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các quốc gia liên kết với nhau chặt chẽ hơn thông qua các hiệp định thương mại đầu tư và hợp tác kinh tế Điều này giúp giảm thiểu rào cản thương mại, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh

nghiệp và thúc đẩy tự do thương mại, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.Khi tham gia toàn cầu hóa, các nước dễ dàng thu hút FDI từ các quốc gia khác

Trang 5

FDI mang lại nguồn vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý cho quốc gia tiếp nhận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Một số tổ chức liên kết kinh tế mà VN đã tham gia hiện nay:

+ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) + Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) + Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Một số hiệp định thương mại mà VN đã tham gia hiện nay

+ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Trang 6

Sau 15 năm trở thành thành viên WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu củaViệt Nam đã tăng hơn 6 lần tính đến tháng 10/2021

Đây là những minh chứng cho thấy sự thành công của Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế quốc tế và tận dụng các cơ hội do WTO mang lại

Trang 7

3 Toàn cầu hóa nâng cao đời sống của con người

Nhờ 2 lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà toàn cầu hóa đem lại đã kể ở trên, chất lượng cơ sở hạ tầng như giáo dục, y tế, môi trường được đảm bảo và nâng caođồng thời cơ hội việc làm và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, giúp người dân có điều kiện sống tốt hơn

Chỉ số HDI toàn cầu giai đoạn từ 1990-2021

(Nguồn: manoramayearbook)Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: Sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người) Đây cũng là những yếu tố quan trọng thể hiện chất lượng đời sống của con người

Chỉ số HDI tăng dần đều cho thấy chất lượng cuộc sống của con người đang ngày càng nâng cao trong bối cảnh các quốc gia hội nhập toàn cầu hóa Cuối năm 2019, do sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa và nhiều hoạt động thương mại bị hạn chế, sức khỏe của con người bị đe dọa

đã khiến HDI tụt xuống ở giai đoạn 2020 – 2021

Trang 8

4 Thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ

Toàn cầu hóa giúp các quốc gia, đặc biệt là nước đang phát triển dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động vàchất lượng sản phẩm

Ở Việt Nam, việc chuyển giao công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Một số hình thức chuyển giao công nghệ phổ biến tại VN:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư

vào Việt Nam thường mang theo công nghệ tiên tiến (nhà xưởng, máy móc, ), giúp nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam

Ví dụ: Samsung

Trang 9

- Hợp tác nghiên cứu và phát triển (R&D): Các doanh nghiệp Việt Nam hợp

tác với các doanh nghiệp nước ngoài để cùng nhau nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, ứng dụng các công nghệ mới

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng: Việt Nam nhập khẩu máy móc,

thiết bị và phụ tùng từ các nước tiên tiến để phục vụ cho sản xuất trong nước

5 Gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển

- Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, xây dựng luật chơi chung, giải quyết tranh chấp thương mại một cách hòa bình Cùng với đó, sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế khiến các quốc gia ít có xu hướng sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, thay vào đó là tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đàm phán, hợp tác

- Tính đến tháng 5/2024, đã có 621 vụ tranh chấp thương mại được đệ trình

lên WTO và hơn 350 phán quyết đã được ban hành

Trang 10

Thông qua biểu đồ, có thể thấy rằng, Mỹ có xu hướng dựa vào WTO để giải quyết tranh chấp thương mại nhiều hơn các quốc gia thành viên khác.

III Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa

1 Toàn cầu hóa có thể gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

Toàn cầu hóa khiến các nền kinh tế trên thế giới trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn thông qua thương mại, đầu tư và tài chính

Điều này khiến cho một sự kiện kinh tế tiêu cực ở một quốc gia có thể nhanh chóng lan sang các quốc gia khác, gây ra hiệu ứng domino và dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Case study: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Cuộc khủng hoảng này bắt đầu tại Mỹ, nhiều ngân hàng bị thua lỗ, bị phá sản và có nguy cơ phá sản, phải bán lại, sáp nhập hay thôn tính,

Cụ thể là tập đoàn ngân hàng lớn thứ 4 tại Mỹ Lehman Brothers Holdings (15/9/2008) đã nộp đơn xin phá sản sau 158 năm hoạt động

Ngày 26-9-2008, ngân hàng tiết kiệm lớn nhất của Mỹ - Washington

Mutual Inc cũng tuyên bố sụp đổ và được bán lại cho JP Morgan Chase bởi thua lỗ

19 tỉ USD do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở

Tập đoàn bảo hiểm AIG lớn hàng đầu của Mỹ tuyên bố thua lỗ 18 tỉ USD, riêng 6 tháng đầu năm 2008 lỗ 13,2 tỉ USD

- Tác động đến nền kinh tế Châu Âu

Các Ngân hàng ở Anh đã chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp cho vay nhà ở tại Mỹ Điển hình trong số đó là Ngân hàng Northern Rock Bank bị khoản nợ xấu lên tới 191,6 tỉ USD (hết tháng 7-2008)

Ngân hàng Trung ương Anh - BOE đã phải bơm 27 tỉ bảng Anh để cứu Northern Rock Bank khỏi bị sụp đổ, sau đó ngân hàng này đã trả được 9,4 tỉ bảng

nợ cho BOE

Trang 11

Không chỉ các ngân hàng ở Anh bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ, mà chính thị trường nhà đất của nước này cũng bị ảnh hưởng và trên đà đi xuống, giá giảm, giao dịch trầm lắng Hàng loạt các ngân hàngChâu Âu lâm vào khủng hoảng.

- Tác động đến châu Á:

Ngày 8-10-2008, theo sự giảm sút chung toàn cầu, thị trường chứng khoán châu Á trải qua một ngày "hết sức đen tối" Hàng loạt thị trường chứng khoán châu Á trong tình trạng bị "rơi tự do"

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm tới 9,4%, xuống còn 9.203,32 điểm Đây là mức giảm lớn nhất trong một phiên trên thị trường này kể từ năm 1987

Nikkei 225 - chỉ số đại diện của thị trường chứng khoán Nhật Bản - cho thấy sức mạnh của các doanh nghiệp nổi bật nhất trong nền kinh tế của nước này

- Tác động đến Việt Nam

Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với mức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục 17,8 tỉ USD và tăng trưởng kinh tế đạt 8,4% Thị trường chứng khoán có cả một năm thăng hoa với chỉ số Vn-Index thường xuyên ởtrên ngưỡng 1.000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1-2007 cho đến giữa tháng 11-2007, xen giữa là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 9-2007 Tâm lý chung là lạc quan

và phấn khởi Bởi vậy, mức nhập siêu tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2006(1) và chỉ số lạm phát lần đầu trở lại với 2 con số sau hơn một thập kỷ kể từ 1995(2) đã không thực sự khiến nhiều nhà kinh tế và giới kinh doanh lo âu

Về hoạt động xuất khẩu, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ

2008, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm rõ rệt, vì Mỹ là thị trường lớn của Việt Nam chiếm đến 20% kim ngạch xuất khẩu, do Mỹ đang khủng hoảng nên chi ít hơn, nhập khẩu cũng hạn chế Đồng thời hai thị trường khác là Nhật Bản và EU cũng chịu tác động tiêu cực nên họ cũng buộc phải cắt giảm chi tiêu

Trang 12

Bảng: Thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu qua các năm

Đơn vị: triệu USD

2 Mâu thuẫn, cạnh tranh quốc tế quyết liệt

Toàn cầu hóa là một quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực, bao gồm kinh tế, văn hóa, chính trị, Quá trình này đã tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, nhưng cũng dẫn đến những mâu thuẫn và cạnh tranh quốc tế quyết liệt hơn

Sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới luôn tồn tại hai chiều hướng quan hệ phổ biến là xung đột và thỏa hiệp Trên thực tế, xung đột và thỏa hiệp đan xen nhau, chuyển hóa lẫn nhau Cùng với đó, thế giới bao giờ cũng chứng kiến những cuộc thay đổi, hôm nay là “kẻ thù”, ngày mai là “bạn bè” và ngược lại

Trang 13

Phải chăng vì lẽ đó mà cựu Thủ tướng Anh Uyn-xtơn Chớc-chin (Winston Churchill, 30-11-1874 - 24-1-1965), đã từng nói: “Thế giới này không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.

Trước đây: Thế kỷ XX đã chứng kiến cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài bảy

thập niên giữa một bên là Liên Xô và bên kia là Mỹ đứng đầu, mà phái sinh của nó

là cuộc chạy đua vũ trang vô cùng gay gắt, quyết liệt, tốn kém, làm hao tổn sức lực, trí tuệ và tổn thương nghiêm trọng cho cả hai bên Chiến tranh lạnh chỉ kết thúc khi Liên Xô tan rã và Mỹ bị tổn thất nặng nề cả về nhân lực lẫn kinh tế

Gần đây: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:

- Kinh tế kém sắc

- Hàng hóa đội giá

- Đầu tư sụt giảm

- Chứng khoán lao dốc

- Tẩy chay hàng hóa

- Nước mắt nhà giàu: Báo cáo Billionaire Census 2019 của Wealth-X cho

hay, số tỷ phú ở châu Á-Thái Bình Dương giảm 13% và tổng tài sản của nhóm nàygiảm 8% trong 2018 Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều triệu phú Trung Quốc nộp đơn xin visa Đầu tư Hạng 1 vào Anh, theo Forbes Hurun ước tính 1.000

tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi tổng tài sản của các tỷ phú Trung Quốc, do thị trường chứng khoán bị sụt giảm 23% và Nhân dân tệ giảm 6%

Trang 14

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ (xanh) và Trung Quốc (vàng) trước và trong

thương chiến Mỹ Trung (tính đến hết quý III/2019)

3 Phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia và trong các quốc gia và vấn đề việc làm ở các quốc gia phát triển

Toàn cầu hóa mang đến nhiều lợi ích như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống và mở ra cơ hội cho nhiều người Tuy nhiên, nó cũng góp phần gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, cả giữa các quốc gia và trong nội bộ mỗi quốc gia

3.1 Phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia

Trang 15

Những nước phát triển như Mỹ có GDP bình quân đầu người 80,03 K dollar, cao nhất có thể kể đến như Luxembourg, Ireland, Na Uy có GDP bình quanđầu người cao ngất ngưởng 132.37, 114,58; 101,1 Trong khi những quốc gia ở Châu Phi lại chỉ dừng lại cao nhất ở mức 19,54K dolla.

Do dòng chảy thương mại và đầu tư không đều, nên các quốc gia phát triển hưởng lợi nhiều từ toàn cầu hóa nhờ sở hữu vốn, công nghệ và tay nghề cao Các

Trang 16

nước này cũng dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao.

Trong khi đó các quốc gia đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc cạnh tranh do thiếu hụt nguồn lực và năng lực; dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá

cả hàng hóa, dòng chảy vốn và chính sách thương mại của các nước lớn

Ngoài ra tỉ lệ đầu tư vào R&D ở các nước phát triển cũng cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển: Tỉ lệ nhân lực làm R&D trên dân số của Việt Nam tương đối thấp so với các quốc gia khác, tỉ lệ này chỉ tương đương 20% so với tỷ

lệ trung bình của khu vực EU, tương đương 7,6% của Hàn Quốc, tương đương 29,8% của Malaysia, tương đương 58% của Thái Lan Nguồn nhân lực R&D của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực nhà nước (84,13%), trong khi khu vực ngoài nhà nước chiếm 13,8%

3.2 Phân hóa giàu nghèo trong nội bộ quốc gia

- Tại Việt Nam:

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị nông thôn

Đơn vị tính: 1000 đồng (theo kết quả KSMS 2023)

Trang 17

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2023 theo giá hiện hành đạt 4,96 triệu đồng, tăng 6,2% so với năm 2022 Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm

2023 ở khu vực thành thị đạt 6,26 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn (4,17 triệu đồng)

- Ngoài ra, toàn cầu hóa sẽ chuyển việc làm từ các nước phát triển sang các

nước đang phát triển Do quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển rất khó khăn

để cạnh tranh với các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh tốt hơn như tiền lương, phúc lợi cho người lao động, chi phí môi trường thấp Tỷ lệ người lao động mất việc làm tại Mỹ bắt đầu tăng cao khi Trung Quốc gia nhập WTO là một

ví dụ điển hình

Epoch Times, dẫn theo báo cáo xuất bản hôm 23/10 của Viện Chính sách Kinh tế – một nhóm tư vấn tại Mỹ, cho biết từ năm 2001 – thời điểm Trung Quốc tham gia WTO tới năm 2017, Mỹ đã mất tổng cộng 3,4 triệu việc làm do hệ quả của việc mở rộng thâm hụt thương mại với Trung Quốc Trong đó, gần 3/4 số việc làm đó là của ngành sản xuất

4 Thách thức trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa, dân tộc

Gia tăng các thách thức về văn hóa Toàn cầu hóa, khu vực hóa những thập

kỷ tới diễn ra trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ Theo đó, các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng có vai trò lớn trong quảng bá văn hóa

và cả trong “xâm lăng” văn hóa, lan tỏa các giá trị xã hội nhưng cũng làm xói mòncác giá trị xã hội Truyền thông có thể phát huy “sức mạnh mềm”, nhưng cũng có thể dùng để hạn chế “sức mạnh mềm” của các quốc gia; phát triển ổn định xã hội

và cả gây bất ổn xã hội Với Việt Nam, các thách thức về đấu tranh quan điểm trên mặt trận truyền thông; thách thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng sẽ gia tăng

Thách thức về độc lập, tự chủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế Trong tiến trình tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế (với 17

Ngày đăng: 13/06/2024, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w