1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf

61 45 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hệ thống khởi động hệ thống khởi động Kia Forte
Tác giả Trịnh Đức Tuân
Người hướng dẫn ThS. Phạm Việt Thành
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công nghệ Ô tô
Thể loại Đồ án chuyên ngành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 10,61 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN ÔTÔ (14)
    • 1.1 Công dụng của hệ thống khởi động (14)
    • 1.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động (15)
    • 1.3 Phân loại hệ thống khởi động (15)
      • 1.3.1 Máy khởi động kiểu giảm tốc (17)
      • 1.3.2 Máy khởi động loại bánh răng đồng trục (18)
      • 1.3.3 Máy khởi động loại bánh răng hành tinh (19)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC (20)
    • 2.1 Sơ đồ cấu tạo của hệ thống khởi động (20)
      • 2.1.1 Cấu tạo (20)
      • 2.1.2 Các bộ phận chính trong hệ thống khởi động (20)
    • 2.2 Cấu tạo máy khởi động (23)
      • 2.2.1 Động cơ điện (24)
      • 2.2.2 Khớp truyền động (24)
      • 2.2.3 Cơ cấu điều khiển (24)
      • 2.2.4 Công tắc từ (Rowle gài khớp) (25)
      • 2.2.5 Ổ bi (25)
      • 2.2.6 Phần Cảm (26)
      • 2.2.7 Chổi than và giá đỡ chổi than (26)
      • 2.2.8 Ly hợp một chiều (27)
      • 2.2.9 Bánh răng bendix và trục xoắn ốc (28)
    • 2.3 Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng điện (29)
      • 2.3.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động (30)
      • 2.3.2 Nguyên lý hoạt động của máy khởi động (31)
  • CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MÁY KHỞI ĐỘNG (34)
    • 3.1 Thông số xe Kia Forte 2014 (34)
    • 3.2 Tính áp suất chỉ thị trung bình p .................................................................. 31 i (37)
    • 3.5 Tính công suất máy khởi động (39)
    • 3.6 Tính ắc quy cho máy khởi động (39)
  • CHƯƠNG 4. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE KIA FORTE (41)
    • 4.1 Tháo máy khởi động (41)
    • 4.2 Lắp máy khởi động (43)
    • 4.3 Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng hệ thống khởi động trên xe Kia Forte (46)
      • 4.3.1 Kiểm tra cụm khóa điện (46)
      • 4.3.2 Kiểm tra rơ le cắt ACC (46)
      • 4.3.3 Kiểm tra máy khởi động (47)
      • 4.3.4 Kiểm tra thông số sửa chữa máy khởi động trên xe Kia Forte (51)
    • 4.4 Chẩn đoán hư hỏng máy khởi động (53)
    • 4.5 Kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi động trên xe Kia Forte (54)
    • 4.6 Bảo dưỡng máy khởi động trên xe Kia Forte (57)
  • KẾT LUẬN (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trên ôtô hiện nay, để động cơ có thể hoạt động được cần phải có một hệ thống khởi động để làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay có thể tự làm việc được.. Nhìn chung sự

TỔNG QUAN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN ÔTÔ

Công dụng của hệ thống khởi động

Động cơ đốt trong cần có một hệ thống khởi động riêng biệt truyền cho trục khuỷu động cơ một mô men với một số vòng quay nhất định nào đó để khởi động được động cơ Cơ cấu khởi động chủ yếu trên ô tô hiện nay là khởi động bằng động cơ điện một chiều nmin = (40 - 50) vòng/phút đối với động cơ xăng nmin = (80 - 120) vòng/phút đối với động cơ diesel

Hệ thống khởi động đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện của ôtô Hệ thống khởi động sử dụng năng lượng từ bình ắc quy và chuyển năng lượng này thành cơ năng quay máy khởi động Máy khởi động truyền cơ năng này cho bánh đà trên trục khuỷu động cơ thông qua việc gài khớp Chuyển động của bánh đà làm hỗn hợp khí-nhiên liệu được hút vào bên trong xylanh, được nén và đốt cháy để quay động cơ Hầu hết các động cơ phải quay đến một tốc độ tối thiểu nào đó để đảm bảo nhiên liệu đưa vào động cơ có thể đốt cháy được và sau đó động cơ có thể tự làm việc được Tốc độ tối thiểu đó được gọi là tốc độ khởi động của động cơ n kđ

Có hai hệ thống khởi động khác nhau được dùng trên xe ôtô Cả hai hệ thống này đều có mạch điện riêng, một mạch điều khiển và một mạch motor Một hệ thống có motor khởi động riêng Hệ thống này được dùng trên hầu hết các dòng xe đời cũ Loại còn lại có motor khởi động giảm tốc Hệ thống này được dùng trên hầu hết các dòng xe hiện nay Một công tắc từ công suất lớn hay solenoid sẽ đóng mở motor, nó là thành phần của cả hai mạch điều khiển và mạch motor [1]

Trên một số dòng xe, một rơle khởi động được dùng để khởi động mạch điều khiển Trên xe hộp số tự động có một công tắc khởi động trung gian ngăn trường hợp khởi động xe khi đang cài số Trên xe hộp số thường có công tắc ly hợp ngăn trường hợp khởi động xe mà không đạp ly hợp Trên các dòng xe đặc biệt có công tắc an toàn cho phép xe khởi động trên đường đồi dốc mà không cần đạp ly hợp.

Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động

- Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được n kđ

- Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép

- Phải đảm bảo khởi động lại được nhiều lần

- Tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và vành răng của bánh đà nằm trong giới hạn (từ 9 đến 18)

- Momen khởi động M phải đủ lớn để đảm bảo khởi động được kđ

- Chiều dài và điện trở của dây dẫn nối từ ắc quy đến máy khởi động phải nằm trong giới hạn quy định ( l < 1m).

Phân loại hệ thống khởi động

Để phân loại máy khởi động ta chia máy khởi động ra làm hai thành phần: Phần motor điện và phần truyền động Phần motor điện được chia ra làm nhiều loại theo kiểu đấu dây, còn phần truyền động phân theo cách truyền động của máy khởi động với động cơ[2]

Theo kiểu đấu dây: Tùy thuộc theo kiểu đấu dây mà ta phân ra các loại sau

Hình 1 1 Các kiểu đấu dây của máy khởi động

Phân loại theo cách truyền động: có hai cách truyền động

Truyền động trực tiếp với bánh đà: loại này thường dùng trên xe đời cũ và những động cơ có công suất nhỏ, được chia ra làm 3 loại:

* Truyền động quán tính: Bánh răng ở khớp truyền động tự động văng theo quán tính để ăn khớp với bánh đà Sau khi động cơ nổ bánh răng tự động trở về vị trí cũ

* Truyền động cưỡng bức: Khớp truyền động của bánh răng khi ăn khớp vào vòng răng của bánh đà chịu sự điều khiển cưỡng bức của một cơ cấu khác

* Truyền động tổ hợp: bánh răng ăn khớp với bánh đà cưỡng bức nhưng khi việc ra khớp tự động như kiểu ra khớp của truyền động quá tính Truyền động phải qua hộp giảm tốc:

Hình 1 2 Cơ cấu giảm tốc loại bánh răng ăn khớp ngoài

Hình 1 3 Cơ cấu ăn khớp loại bánh răng hành tinh

Hình 1 4 Cơ cấu giảm tốc loại bánh răng hành tinh và rô to kiểu thanh dẫn Loại này được sử dụng nhiều trên xe đời mới Phần động cơ điện một chiều có cấu tạo nhỏ gọn và có số vòng quay khá cao Trên đầu trục của động cơ điện có lắp một bánh răng nhỏ, thông qua bánh răng trung gian truyền xuống bánh răng của hôp truyền động (hộp giảm tốc) Khớp truyền động là một khớp bi một chiều có 3 rãnh, mỗi rãnh có hai bi đũa đặt kế tiếp nhau Bánh răng của khớp đầu trục của khớp truyền động được cài với bánh răng của bánh đà (khi khởi động) nhờ một rơ le gài khớp Rơ le gài khớp có một ty đẩy, thông qua viên bi đẩy bánh răng vào ăn khớp với bánh đà

1.3.1 Máy khởi động kiểu giảm tốc

Hình 1 5 Máy khởi động giảm tốc

Máy khởi động loại giảm tốc được thể hiện trên Hình 1.5 Motor khởi động bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ dưới Đó là kiểu của bộ khởi động có sự kết hợp, tốc độ motor cao và sự điều chỉnh của bánh răng giảm tốc Toàn bộ motor nhỏ hơn và nhẹ hơn motor khởi động thông thường, nó vận hành ở tốc độ cao hơn Bánh răng giảm tốc chuyển mô men xoắn tới bánh răng chủ động ở 1/4 đến 1/3 tốc độ motor

Bánh răng chủ động quay nhanh hơn bánh răng trên bộ khởi động thông thường và mô men xoắn lớn hơn rất nhiều (công suất khởi động) Bánh răng giảm tốc được gắn trên một vài trục như bánh răng chủ động Và khác với bộ khởi động thông thường, công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động (không qua cần dẫn động) tới ăn khớp với vòng răng bánh đà Đặc điểm: Động cơ điện nhỏ gọn với tốc độ cao được sử dụng để quay hộp số giảm tốc, như vậy sẽ làm tăng momen khởi động Ứng dụng: Máy khởi động loại giảm tốc được sử dụng rộng rãi trên xe nhỏ gọn và nhẹ

1.3.2 Máy khởi động loại bánh răng đồng trục

Hình 1 6.Máy khởi động loại bánh răng đồng trục

Máy khởi động loại đồng trục được thể hiện trên Hình 1.6 Motor khởi động thông thường bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ Bánh răng chủ động trên trục của phần ứng động cơ và quay cùng tốc độ Một lõi hút trong công tắc từ (solenoid) được nối với nạng gài Khi kích hoạt nam châm điện thì nạng gài sẽ đẩy bánh răng chủ động khớp với vành răng bánh đà

Khi động cơ bắt đầu khởi động khớp ly hợp một chiều ngắt nối bánh răng chủ động ngăn cản mô men động cơ làm hỏng motor khởi động Đặc điểm: Công suất đầu ra của máy khởi động là 0.8, 0.9 hoặc 1KW Trong hầu hết các trường hợp, bộ khởi động cho motor cũ được thay thế bằng motor có bánh răng giảm tốc Ứng dụng: Máy khởi động loại đồng trục được sử dụng chủ yếu trên xe nhỏ

1.3.3 Máy khởi động loại bánh răng hành tinh

Hình 1 7.Máy khởi động loại bánh răng hành tinh

Máy khởi động loại bánh răng hành tinh được thể hiện trên Hình 4 Bánh răng hành tinh cũng dùng để giảm tốc nhằm tăng momen quay Trục rotor sẽ truyền lực qua bánh răng hành tinh đến bánh răng bendix Nhờ trọng lượng nhỏ momen lớn, ít tiếng ồn nên máy khởi động loại bánh răng hành tinh được sử dụng ở nhiều loại xe nhỏ đến trung bình.

PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

Sơ đồ cấu tạo của hệ thống khởi động

Hình 2 1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động

Hệ thống khởi động bao gồm: máy khởi động (động cơ điện), ắc quy và mạch khởi động ( trong mạch khởi động gồm có dây nối từ ắc quy đến máy khởi động ), rơle kéo đóng máy khởi động và công tắc ( khoá) khởi động [3]

2.1.2 Các bộ phận chính trong hệ thống khởi động

Hình 2 2 Ắc quy Ắc quy trong hệ thống điện thực hiện chức năng của một số thiết bị chuyển đổi hóa năng thành nhiệt năng và ngược lại Đa số ăc quy trên ô tô hiện nay là ắc quy chì – axit Đặc điểm của loại ắc quy này là có thể tạo ra dòng điện lớn trong thời gian ngắn và độ sụt áp bên trong nhỏ là loại ắc quy 12v có nhiệm vụ dự trữ điện để cung cấp điện một chiều cho máy khởi động nhằm làm động cơ hoạt động Đảm bảo cung cấp điện cho máy khởi động có thể khởi động nhiều lần liên tục

Hình 2 3 Máy phát điện Máy phát điện có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy sau khi động cơ khởi động Máy phát điện sử dụng trên ô tô hiện nay thường là máy phát điện xoay chiều 3 pha kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điện

Là loại cầu chì 30A có tác dụng đảm bảo an toàn cho mạch điện khi một số đoạn dây dẫn đến máy khởi động bị chập hoặc máy khởi động bị quá tải tăng điện áp

Hình 2 5 Ổ khóa Công tắc khởi động có tác dụng khởi đóng mạch để truyền điện từ ác quy đến máy khởi động để làm nổ động cơ Và ngắt dòng điện đến từ ác quy đến máy khởi động khi động cơ đã nổ và hoạt động

Có tác dụng đảm ảo an toàn cho dòng điện và hệ thống điện khác trên xe Khi máy khởi động bị chập điện hoặc bị quá tải thì rơ le đề sẽ ngắt không cho dòng điện đi qua, để không làm ảnh hưởng đến các hệ thống khác trên xe

Hình 2 7 máy khởi động Khi được cấp điện đến, máy khởi động sẽ có tác dụng khởi động cho động cơ nổ và hoạt động khi động cơ đã hoạt động thì máy khởi động sẽ dừng việc khởi động lại.

Cấu tạo máy khởi động

Trên hình 2.8 trình bày cấu tạo máy khởi động :

Hình 2 8 Cấu tạo máy khởi động 1-Cuộn giữ; 2-Cuộn hút; 3-Lò xo; 4-Cần điều khiển; 5-Lò xo khớp truyền động; 6,7-Khớp truyền động; 8-Bánh răng khởi động ăn khớp với bánh đà; 9- Đầu trục; 10-Vòng hãm; 11-Rãnh xoắn truyền động; 12-Vòng dẫn cần điều khiển; 13-Đầu bắt dây; 14-Tiếp điểm tĩnh; 15-Lò xo hồi tiếp; 16-Đĩa đồng tiếp điện; 17-Vỏ rơ le; 18-Nắp sau; 19-Giá đỡ chổi than; 20-Chổi than; 21-Cổ góp; 22-Cực từ; 23-Rô to; 24-Vỏ máy; 25-Cuộn dây stato

Máy khởi động điện là cơ cấu sinh mô men quay và truyền cho bánh đà của động cơ Đối với từng loại động cơ mà các máy khởi động điện có thể có kết cấu cũng như có đặc tính khác nhau, nhưng nói chung chúng thường có 3 bộ phận chính: Động cơ điện, khớp truyền động và cơ cấu điều khiển

Là bộ phận biến điện năng thành cơ năng Trong đó: stator gồm vỏ, các má cực và các cuộn dây kích thích, rotor gồm trục, khối thép từ, cuộn dây phần ứng và cổ góp điện, các nắp với các giá đỡ chổi than và chổi than, các ổ trượt

Là cơ cấu truyền mô men từ phần động cơ điện đến bánh đà, đồng thời bảo vệ cho động cơ điện qua ly hợp một chiều

Hình 2 9 Cấu tạo khớp truyền động

Dùng để điều khiển hoạt động của máy khởi động Có hai phương pháp điều khiển: Điều khiển trực tiếp và điều khiển gián tiếp Trong điều khiển trực tiếp ta phải tác động trực tiếp vào mạng gài khớp để gài khớp và đóng mạch điện của máy khởi động Phương pháp này ít thông dụng Điều khiển gián tiếp thông qua các công tắc hoặc rơ le là phương pháp phổ biến trên các mạch khởi động hiện nay

2.2.4 Công tắc từ (Rowle gài khớp)

Hình 2 10 Công tắc từ 1: Pittong 2: Công tắc chính 3: Lò xo dẫn động

4: Cuộn giữ 5: Cuộn kéo 6: Trục pittong 7: Lò xo hồi

Công tắc từ có chức năng là kéo và đẩy bánh răng bendix ra khi đề, nó có tác dụng như công tắc đóng mở dòng điện cho động cơ điện

Hình 2 10 Phần ứng và ổ bi 1: Ổ bi 2: Cổ góp 3: Lõi Phần ứng 4: Ổ bi 5: Cuộn giây phần ứng Phần ứng và ổ bi có chức năng sinh ra mô men đồng thời giữ cho đông cơ điện ở tốc độ cao

Phần cảm có chức năng tạo từ trường cho động cơ điện và là chỗ bố trí cuộn dây kích từ, lõi cực của nó đồng thời là nơi đi qua của đường sức Cực và lõi cực được chế tạo bằng lõi sắt, nghĩa là chúng dễ dàng dẫn từ

Có 3 kiểu đấu dây cuộn kích: Nối tiếp, song song và hỗn hợp

Hình 2.11 Phần cảm 1: Chổi than 2: Cuộn Cảm 3: Lõi cực 4: Vỏ

2.2.7 Chổi than và giá đỡ chổi than

- Chổi than và giá đỡ chổi than cho phép dòng điện chạy qua phần ứng một chiều, đồng thời giữ ổn định lõi ép chổi than

- Chổi than được chế tạo bằng hợp kim đồng và cacbon Cho phép dẫn nhiệt tốt và chống mòn

- Lực của lò xo chổi than ép chổi than ngăn roto quay quá nhanh

Hình 2.12 Chổi than và giá đỡ chổi than

1: Giá đỡ chổi than 2: Thân nối mass(-) 3: Lò xo chổi than 4: Chổi Than

- Chổi than và giá đỡ chổi than cho phép dòng điện chạy qua phần ứng một chiều, đồng thời giữ ổn định lõi ép chổi than

- Chổi than được chế tạo bằng hợp kim đồng và cacbon , cho phép dẫn nhiệt tốt và chống mòn

- Lực của lò xo chổi than ép chổi than ngăn roto quay quá nhanh

- Làm roto ngừng ngay khi ngắt đề

Hình 2.13 Ly hợp một chiều 1: Trục then 2: Con lăn ly hợp 3: Con lăn ly hợp 4: Lò xo ly hợp 5: Trục then bên trong 6: Bánh răng ly hợp 7: Lò xo hồi 8: Bánh răng ly hợp 9: Trục dẫn động 10: Bánh răng khởi động

Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của mô tơ tới động cơ thông qua bánh răng chủ động khớp động Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng hóc bởi số vòng quay cao được tạo ra khi động cơ đã được khởi động người ta bố trí li hợp khởi động này Đó là li hợp khởi động loại một chiều có các con lăn

Hoạt động của ly hợp 1 chiều:

Khi động cơ quay khởi động: Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì con lăn li hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li hợp được truyền tới trục then

Sau khi khởi động động cơ : Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li hợp (bên ngoài), thì con lăn li hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không tải

Hình 2.14 Ly hợp 1 chiều khi động cơ quay khởi động

Hình 2.15 Ly hợp 1 chiều sau khi động cơ khởi động

2.2.9 Bánh răng bendix và trục xoắn ốc

Hình 2.16 Bánh răng bendix và trục xoắn ốc

1: Trục then xoắn 2: Then xoắn 3: Trục dẫn động

4: Vành răng 5: Bánh răng khởi động

Bánh răng bendix và trục xoắn ốc truyền momen của khởi động cho động cơ Đưa bánh răng bendix ăn khớp với vòng răng bánh đà

Giúp bánh răng bendix vào khớp và ra khớp

Bánh răng bendix được vát mặt để dễ vào khớp với vòng răng bánh đà Trục xoắn chuyền lực quay của động cơ điện thành lực đẩy bánh răng

Tỉ số truyền của cặp bánh răng: Bánh răng của máy khởi động và vành bánh răng bánh đà của động cơ Ô-tô thường chọn bằng( i=9-18) Để tránh hiện tượng cắt chân răng ở bánh răng của bánh răng này thường chọn từ 9 đến 11 răng Để hạn chế kích thước của vành bánh răng bánh đà đối với một số động cơ điện khởi động công suất lớn thường có thêm bộ truyền bánh răng trung gian Bộ truyền này có thề là một cặp bánh răng trụ hoặc bộ truyền bánh răng hành trì.

Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng điện

Rơ le gài khớp bao gồm: cuộn hút và cuộn giữ Hai cuộn dây trên có số vòng như nhau nhưng tiết diện cuộn hút lớn hơn cuộn giữ và quấn cùng chiều nhau

Hình 2 11 Sơ đồ nguyên lý làm việc hệ thống khởi động 1-Khóa khởi động; 2-Cuộn hút; 3-Cuộn giữ; 4-Các khối cực từ; 5-Rô to; 6-Khớp truyền động; 7-Bánh răng khởi động; 8-Vành răng bánh đà

Mạch điện hệ thống khởi động động cơ bao gồm: ắc quy, cụm máy khởi động, rơ le khởi động, rơ le cắt ACC, cụm công tắc khởi động của ly hợp, cụm công tắc vị trí P/N của hộp số, diode khởi động, khóa điện, ECM, các giắc kết nối, các cầu chì

Khi bật khóa khởi động thì dòng điện sẽ rẽ thành hai nhánh:

+Ắc qui - khóa điện - cuộn giữ - mát

+Ắc qui - khóa điện - cuộn hút - cuộn dây kích từ và cuộn dây rô to - mát Dòng qua cuộn giữ và hút sẽ tạo ra lực từ để hút lõi thép đi vào bên phải (tổng lực từ của hai cuộn) Lực hút sẽ đẩy bánh răng của máy khởi động về phía bánh đà, đồng thời đẩy đĩa đồng nối tắt cọc (+) ắc qui đến máy khởi động Lúc này, hai đầu cuộn hút đẳng thế và sẽ không có dòng đi qua mà chỉ có dòng qua cuộn giữ

Do lõi thép đi vào bên phải mạch từ khiến từ trở giảm nên lực từ tác dụng lên lõi thép tăng lên Vì thế, chỉ cần một cuộn giữ 3 vẫn giữ được lõi thép Khi động cơ đã nổ lái xe trả công tắc về vị trí ON, mạch hở nhưng do quán tính dòng điện vẫn còn Do đó hai bánh răng còn ăn khớp và dòng vẫn còn qua đĩa đồng Như vậy dòng sẽ đi từ +ắc qui - cuộn hút - cuộn giữ - mát Lúc này, hai cuộn dây mắc nối tiếp nên dòng như nhau, dòng trong cuộn giữ không đổi chiều, còn dòng qua cuộn hút ngược với chiều ban đầu Vì vậy, từ trường hai cuộn triệt tiêu nhau, kết quả là dưới tác dụng của lực lò xo bánh răng và đĩa đồng sẽ trở về vị trí ban đầu Đối với ô tô có hộp số tự động, mạch khởi động có thêm công tắc an toàn (Inhibitor Switch) Công tắc này chỉ nối mạch khi tay số ở vị trí N, P Trên một số xe có hộp số cơ khí, công tắc an toàn được bố trí ở bàn đạp ly hợp

2.3.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động

Hệ thống khởi động hoạt động khi người lái phải gạt cần số về vị trí N trên hộp số hoặc đạp hết chân bàn đạp côn để ngắt động cơ với hộp số đối với hộp số sàn Còn đối với hộp số tự động thì người lái phải gạt cần số về vị trí P trên hộp số thì mới có thể khởi động đưuọc xe

Khi người lái bật khóa điện về nấc ST2 (Start) thì ECM có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của hệ thống khởi động Khi đó nguồn điện từ bình ác quy sẽ qua cầu chì 30A Lúc này công tắc đang ở chế độ Start nên dòng điện được thông qua và qua rơ le khởi động, khi rơ le khởi động được cấp điện thì cuộn từ trong rơ le sẽ hút làm đống công tắc rơ le và dòng điện được đi thông qua cuộn dây cụm công tắc từ Dòng điện từ đó đến cực 30 của máy khởi động và thực hiện khởi động xe

Khi động cơ đã hoạt động thì người lái nhả công tắc khởi động để công tắc trở về vị trí ON và làm ngắt khóa trên công tắc khởi động, dòng điện tới máy khởi động đã bị ngắt lại Kết quả quá trình khởi động kết thúc [5]

2.3.2 Nguyên lý hoạt động của máy khởi động

Hình 2 12 Sơ đồ nguyên lý máy khởi động

1: Phần ứng 2: Cuộn cảm 3: Cuộn kéo 4: Công tắc chính 5: pittong 6: Đĩa tiếp xúc 7: khóa điện 8: Cuộn giữ 9: Bánh răng khởi động 10: Khớp 1 chiều

Quá trình hoạt động của máy khởi động

Hình 2 13 Đường đi của dòng điện Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của ắc qui đi vào cuộn giữ và cuộn kéo Sau đó dòng điện đi từ cuộn kéo tới phần ứng qua cuộn cảm làm quay phần ứng với tốc độ thấp Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn kéo sẽ làm từ hoá các lõi cực và do vậy píttông của công tắc từ bị kéo vào lõi cực của nam châm điện Nhờ sự kéo này mà bánh răng dẫn động khởi động bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên [6]

Hình 2 14.Dòng điện đi trong mạchKhi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn giữ, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ ắc qui Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động ở thời điểm này píttông được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có lực điện từ chạy qua cuộn hút

Quá trình nhả hồi về

Hình 2 15 Dòng điện đi trong mạch Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn giữ qua cuộn kéo ở thời điểm này vì lực điện từ được tạo ra bởi cuộn kéo và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được píttông Do đó píttông bị kéo lại nhờ lò xo hồi vị và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại.

TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MÁY KHỞI ĐỘNG

Thông số xe Kia Forte 2014

Ô tô Kia Forte có nhiều loại khác nhau, trong đó loại Kia Forte sản xuất năm 2014 đang được dùng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, những nội dung trình bầy tại chương 3 và 4 sẽ chủ yếu trình bày về loại xe này

Hình 3 1 Xe Kia Forte 2014 Bảng 3 1 Thông số xe Kia Forte

Thông số kích thước Kia Forte

Chiều rộng cơ sở (Trước/ sau) 1475/1460

Bán kính vòng quay tối thiểu 5,8

Thông số động cơ Forte

Loại động cơ 1.5 VETC Turbo

Mô men xoắn tối đa 240 / 4500

Dung tích bình nhiên liệu 47L

Tiêu chuẩn khí thải Euro 4

Hệ thống truyền động Dẫn động cầu trước/FF

Hộp số Hộp số vô cấp với 7 cấp ảo

Hệ thống treo Trước Macpherson với thanh cân bằng

Hệ thống treo Sau Dầm xoắn với thanh cân bằng

Loại vành Mâm đúc (Alloy)

Phanh Trước Đĩa thông gió

Xe Kia Forte được trang bị hệ thống khởi động với mã linh kiện là 361002B100 sử dụng cho Kia Forte/Cerato 2009-2014 Kia Forte sử dụng hệ thống khởi động điện để khởi động động cơ Hệ thống này bao gồm các thành phần như: Đầu khởi động (Starter motor): Đây là một động cơ điện được gắn trực tiếp vào động cơ chính Nhiệm vụ của đầu khởi động là tạo ra mô-men xoắn cần thiết để quay động cơ và khởi động nổ máy

Pin khởi động (Starter battery): Đây là nguồn điện cung cấp năng lượng cho đầu khởi động Pin khởi động thường là một pin chất lượng cao có khả năng cung cấp dòng điện lớn trong thời gian ngắn để khởi động động cơ Relay khởi động (Starter relay): Relay khởi động là một bộ chuyển mạch điện tử có nhiệm vụ kích hoạt đầu khởi động khi người lái bật chìa khóa khởi động

Các dây điện và bộ đấu nối: Hệ thống khởi động còn bao gồm các dây điện và bộ đấu nối để kết nối giữa các thành phần và cung cấp dòng điện cho đầu khởi động

Hình 3 2 Các chi tiết máy khởi động 361002B100

Hình 3 3 Máy khởi động 361002B100 Để động cơ có thể khởi động và đạt được số vòng quay nhỏ nhất để tự làm việc thì công suất máy khởi động phải lớn hơn công suất tổn hao cơ giới

Công suất tổn hao cơ giới N bao gồm tổn hao do ma sát giữa piston, m vòng xéc măng với thành xylanh; ma sát trong các ổ trục; tổn hao cho các hành trình bơm;…

Tính áp suất chỉ thị trung bình p 31 i

- p [N/m ] : Áp suất chỉ thị trung bình i 2

- p [N/m ] : Áp suất cuối quá trình nạp a 2 Đối với động cơ bốn kỳ không tăng áp: p = (0,8a 0,9).pk

Với p [N/m ] là áp suất môi chất ở trước xupáp nạp k 2 Đối với động cơ không tăng áp có thể coi gần đúng: pk p = 0,1 [MN/m ] = 10 [N/m ] 0 2 5 2

: Tỷ số nén của động cơ, theo đề = 20,2 n1 : Chỉ số nén đa biến trung bình

Theo [4], thì n = 1,34 1,39 Chọn n = 1,39 1 1 n2 : Chỉ số giãn nở đa biến trung bình

Theo [4] đối với động cơ xăng thì n = 1,14 1,23 2

: Hệ số tăng áp khi cháy của động cơ Đối với động cơ xăng = 1,2 2,4 Chọn = 2

: Hệ số giãn nở khi cháy của động cơ Đối với động cơ xăng = 1,2 1,7 Chọn = 1,7

: Hệ số giãn nở trong quá trình giãn nở của động cơ

- Thay các giá trị vào biểu thức (3.1), ta có:

3.3 3.2 Tính áp suất tổn hao cơ giới trung bình p m

- p [N/m ] : Áp suất tổn hao cơ giới trung bình m 2

- m : Hiệu suất cơ giới m = 0,63 0,93 Đối với động cơ xăng, chọn m = 0,63

- p [N/m ] : Áp suất chỉ thị trung bình, p = 1078270,92 [N/m ] i 2 i 2

- Thay các giá trị vào biểu thức (3.3) ta có : p = (1- 0,63) 1078270,92 m

3.4 3.3 Tính công suất tổn hao cơ giới N m

- N [w] : Công suất tổn hao cơ giới m

- p [N/m ] : Áp suất tổn hao cơ giới m 2

- V [m ] : Thể tích công tác của xylanh h 3

- i : Số xylanh của động cơ Theo đề i = 6

- n [v/ph] : Số vòng quay nhỏ nhất để động cơ khởi động n = 43 [v/ph]

- : Số kỳ của động cơ Theo đề = 4

Thay các giá trị vào biểu thức (3.4) ta có:

Tính công suất máy khởi động

Công suất cần thiết để khởi động: m kủ m

Công suất máy khởi động: kủ ủc ủc

N N (3.8) Với đc = 0,7 0,75 : Hiệu suất máy khởi động

Với N của máy khởi động như trên, ta chọn máy khởi động của xe ôtô đc

Kia Forte, kí hiệu 361002B100 với các thông số như sau:

+ Chiều dài tổng thể : 207 [mm]

+ Số bánh răng Bendix : 8 [răng]

+ Đường kính bánh răng Bendix : 27 [mm]

+ Khoảng dịch chuyển bánh răng : 17 [mm]

Tính ắc quy cho máy khởi động

Dung lượng ắc quy phụ thuộc lớn vào dòng phóng Phóng dòng càng lớn thì dung lượng càng giảm, tuân theo định luật: n

+ Q [Ah] : Dung lượng ắc quy khi khởi động

+ I [A] : Dòng điện phóng của ắc quy p

+ n : Hằng số tùy thuộc vào loại ắc quy Đối với ắc quy chì thì n = 1,4 + t [giờ] : Thời gian phóng điện của ắc quy p

Với 10 lần khởi động, thời gian khởi động mỗi lần từ 5 10 [s], ta có: t = 50 100 [s] Chọn t = 100 [s] p p

Từ phương trình (3.9) ta có:

Với 10 lần khởi động thì dung lượng ắc quy giảm đi 50%, do đó dung lượng ắc quy cần thiết khi khởi động động cơ là:

Chọn ắc quy cho xe ô tô con với các thông số sau:

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE KIA FORTE

Tháo máy khởi động

Bảng 4 1 Bảng quy trình tháo máy khởi động

TT Các bước thực hiện

Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ

Gỡ máy khởi động khỏi xe

Tháo dây của bình acquy

Tháo cọc âm trước Dùng cờ lê

Tháo nắp bên hộp bánh đà

Tháo càng trong khi đẩy nó lên trên và tháo nắp bên hộp bánh đà

-Tháo đai ốc và tháo đầu nối 30

-Ngắt kết nối đầu nối

-Tháo 2 bulong và tháo cụm khởi động

Tháo thân công tắc từ

-Tháo đai ốc va ngắt dây dẫn ra khỏi thân công tắc từ

-Tháo 2 vít giữ thân công tắc từ vào cụm vỏ dẫn động khởi động

-Tháo 2 bu lông và kéo bộ khởi động ra cụm ách và khung cuối cổ góp khởi động lắp ráp cùng nhau

-Tháo 2 bu lông và kéo bộ khởi động ra cụm ách và khung cuối cổ góp khởi động lắp ráp cùng nhau

Tháo nắp khung cuối cổ góp

Dùng tuốc nơ vít tháo cổ góp khởi động vỏ khung cuối

Tháo bộ lắp ráp khởi động

-Sử dụng kìm vòng kẹp, tháo vòng kẹp

- Tháo cụm phần ứng khởi động ra khỏi khung cuối cổ góp

Tháo tấm phần ứng khởi động ra khỏi cụm gông khởi động

Tháo bánh rang hành tinh khởi động

Tháo 3 bánh răng hành tinh

Tháo bộ ly hợp vòng bi trung tâm khởi động

- Tháo cụm ly hợp ổ trục trung tâm của bộ khởi động có chốt đặt cần dẫn động ra khỏi bộ khởi động cụm vỏ ổ đĩa

- Tháo chốt đặt cần dẫn động ra khỏi bộ khởi động cụm phụ ly hợp ổ trục trung tâm.

Lắp máy khởi động

Bảng 4 2 Bảng quy trình lắp máy khởi động

TT Cách làm Hình ảnh minh họa Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật

Lắp đặt bộ phụ ly hợp trung tâm khởi động

-Bôi mỡ vào chốt đặt cần truyền động ở vị trí tiếp xúc với phần trục khởi động của chốt đặt cần dẫn đông

- Lắp chốt đặt cần dẫn động vào cụm ly hợp ổ trục giữa của bộ khởi động

- Lắp cụm ly hợp ổ trục trung tâm của bộ khởi động cùng với chốt bộ dẫn động của bộ khởi động vào cụm vỏ dẫn động khởi động

Lắp đặt bánh răng hành tinh khởi động

- Bôi mỡ vào các bánh răng hành tinh và các bộ phận chốt của trục hành tinh

- Lắp 3 bánh răng hành tinh

- Bôi mỡ vào tấm đệm và phần ứng trục

- Lắp trục phần ứng vào cụm khung đầu cổ góp

- Sử dụng kìm vòng khóa, lắp vòng đệm tấm và một vòng chụp mới

Sử dụng thước cặp, đo vòng chặn

Chiều dài tối đa: 5,0 mm

Nếu chiều dài lớn hơn mức tối đa, hãy thay thế vòng chụp

Lắp vỏ khung đầu nối khởi động

Lắp nắp khung đầu cổ góp bộ khởi động vào cụm khung cuối cổ góp khởi động

- Lắp tấm phần ứng khởi động vào cụm gông khởi động

- Căn chỉnh phần cắt của tấm với mặt trong phần nhô ra của cụm gông khởi động và lắp đặt

Lắp khung cuối bộ khởi động

-Căn chỉnh khung đầu cao su cổ góp khởi động với phần cắt của cụm gông khởi động

- Lắp cụm ách khởi động vào cụm khung đầu cổ góp

- Căn chỉnh chìa khóa nằm trên cụm ách khởi động với rãnh then của vỏ dẫn động khởi động

- Lắp cụm ách khởi động bằng 2 bu lông

Bôi mỡ vào pitong và ổ chao

- Đặt móc pít tông của thân công tắc từ vào chốt bộ dẫn động cần khởi động

- Lắp pít tông và lò xo hồi vị như hình minh họa hình minh họa

Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng hệ thống khởi động trên xe Kia Forte

Cụm khóa điện được kiểm tra hư hỏng bằng cách đo điện trở ở các chân (Hình 4.1) Giá trị tiêu chuẩn khi đo điện trở khóa điện được thể hiện trên Bảng

Hình 4 1 Kiểm tra điện trở tại các chân của khóa điện

Bảng 4 3 Điện trở tiêu chuẩn của khóa điện

Nối dụng cụ đo Điều kiện kiểm tra Điều kiện tiêu chuẩn

Giữa tất cả các điện cực

4.3.2 Kiểm tra rơ le cắt ACC

Việc kiểm tra hư hỏng của rơ le cắt ACC được thực hiện bằng cách đo điện trở tại các chân (Hình 4.2) Các giá trị tiêu chuẩn được trình bày ở Bảng

Hình 4 2 Kiểm tra điện trở tại các chân rơ le cắt ACC

Bảng 4 4 Điện trở tiêu chuẩn của khóa điện

Nối dụng cụ đo Điều kiện kiểm tra Điện trở

3 - 4 Khi không cấp điện áp ắc quy Dưới 1Ω Khi cấp điện áp ắc quy vào cực 1 và 2 10 kΩ trở lên

3 - 5 Khi cấp điện áp ắc quy vào cực 1 và 2 Dưới 1 Ω

Khi không cấp điện áp ắc quy 10 kΩ trở lên Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế rơle cắt ACC

4.3.3 Kiểm tra máy khởi động Để kiểm tra hư hỏng của máy khởi động cần kiểm tra các bộ phận: rô to máy khởi động, cuộn cảm, chổi than, ly hợp máy khởi động, công tắc từ[6] Kiểm tra rô to máy khởi động Các bước kiểm tra rô to máy khởi động (Hình 11) bao gồm: quan sát; vệ sinh; kiểm tra sự thông mạch/ cách điện của rô to; kiểm tra độ đảo hướng kính của cổ góp; kiểm tra đường kính ngoài của cổ góp; kiểm tra độ sâu của rãnh

Bước 1: Quan sát và vệ sinh

Bước 2: Kiểm tra cách điện cổ góp và lõi rô to

Bước 3: Kiểm tra thông mạch giữa các thanh dẫn điện của cổ góp

Bước 4: Kiểm tra độ đảo hướng kính của cổ góp

Bước 5: Kiểm tra đường kính ngoài của cổ góp

Bước 6: Kiểm tra độ sâu của rãnh Hình 4 3 Các công việc kiểm tra rô to máy khởi động

Công việc kiểm tra cuộn cảm (Hình 4.4) bao gồm: thông mạch giữa các dây dẫn chổi than; cách điện giữa các dây dẫn chổi than

Bước 1: Kiểm tra thông mạch Bước 2: Kiểm tra cách điện

Hình 4 4 Các công việc kiểm tra cuộn cảm trong đó: 1 – Dây chổi than dương, 2 - dây dẫn; 3 – chổi than; 4 – Cuộn cảm; 5 – Thông mạch/cách điện; 6 – Dây chổi than âm; 7 – Phần cảm (Khung từ)

Chổi than được ép vào cổ góp nhờ lực của lò xo Khi chổi than bị mòn quá giới hạn, lực ép của lò xo bị giảm dẫn đến sự tiếp xúc giữa cổ góp và chổi than không đạt yêu cầu Kết quả là dòng điện không chạy liên tục dẫn đến máy khởi động không hoạt động được Việc làm sạch và đo chiều dài chổi than được thể hiện trên Hình 4.4 Nếu không đạt yêu cầu thì cần phải thai thế chổi than (Hình 4.5) [7]

Hình 4 5 Đo chiều dài chổi than

1 – Cắt; 2 – Dây dẫn chổi than; 3 – Phía phần 1 – Vùng sửa lại; 2 – Phía phần cảm; 3 - Giũa cảm

Hình 4 6 Các công việc thay chổi than

Bước 3: Lắp chổi than mới và đĩa vào phần cảm Bước 4: Hàn chổi than mới vào vùng gắn và ép lại

1 – Chổi than; 2 - Đĩa Kiểm tra cụm ly hợp máy khởi động

Quay ly hợp máy khởi động bằng tay và kiểm tra xem khớp một chiều có ở trạng thái hãm hay không (Hình 4.7)

Hình 4 7 Kiểm tra khớp một chiều (1 – quay tự do; 2 – hãm) Kiểm tra cụm công tắc từ

Công việc kiểm tra cụm công tắc từ (Hình 4.8) bao gồm: kiểm tra trạng thái hoạt động; kiểm tra sự thông mạch cuộn kéo và kiểm tra sự thông mạch của cuộn giữ

Bước 1: Kiểm tra sự hoạt động của công tắc từ

Bước 2: Kiểm tra sự thông mạch trong Bước 3: Kiểm tra sự thông mạch trong cuộn kéo (giữa cực 50 và cực C) cuộn giữ (giữa cực 50 và thân công tắc)

Hình 4 8 Các công việc kiểm tra công tắc từ trong đó: 1 – Cực 50; 2 – Cực C; 3 – Cuộn kéo; 4 – Cuộn giữ; 5 – Thân công tắc; 6 - Cực 30; 7 – Thông mạch

4.3.4 Kiểm tra thông số sửa chữa máy khởi động trên xe Kia Forte

Thông số sửa chữa của máy khởi động (Bảng 4.3) được dùng làm căn cứ để so sánh với các giá trị đo kiểm Nếu giá trị đo kiểm vượt các ngưỡng giới hạn thông số sửa chữa thì cần thay thế

Bảng 4 5 Thông số sửa chữa máy khởi động Kia Forte

Nội dung kiểm tra Điều kiện kiểm tra Giá trị tiêu chuẩn

Cường độ dòng điện tiêu chuẩn

Từ 90 A trở xuống với điện áp

Rơle máy khởi động Điện trở tiêu chuẩn 3 - 5

Dưới 1 Ω (Khi điện áp ắc quy được cấp đến cực 1 và 2)

10 kΩ trở lên Điện trở của cụm rôto máy khởi động Đầu cổ góp Dưới 1 Ω

Cổ góp - Lõi rôto 10 kΩ trở lên

Nội dung kiểm tra Điều kiện kiểm tra Giá trị tiêu chuẩn Độ đảo của cổ góp cụm rôto máy đề Độ đảo lớn nhất 0.05 mm (0.0020 in.) Đường kính cổ góp của cụm rôto máy khởi động Đường kính tiêu chuẩn 28.0 mm (1.1024 in.) Đường kính nhỏ nhất 27.0 mm (1.0630 in.)

Phần rãnh cắt của cụm rôto máy khởi động

Chiều sâu rãnh cắt tiêu chuẩn

Chiều sâu rãnh cắt nhỏ nhất 0.2 mm (0.0079 in.) Điện trở của cụm stato máy khởi động

Cực C - Dây dẫn chổi than stato

Dưới 1 Ω Đầu chổi than - Càng máy khởi động 10 kΩ trở lên

Chiều dài tiêu chuẩn 14 mm (0.5511 in.) Chiều dài nhỏ nhất 9 mm (0.3543 in.) Điện trở cụm giá đỡ chổi than máy khởi Điện trở tiêu chuẩn 10 kΩ trở lên động Điện trở cụm công tắc từ máy khởi động

Cực 50 - Cụm công tắc từ máy khởi động Dưới 2 Ω

Chẩn đoán hư hỏng máy khởi động

Bảng 4 6 Hiện tượng hư hỏng máy khởi động

STT Hiện tượng Nguyên nhân hư hỏng Sửa chữa

1 Đóng mạch khởi động nhưng máy khởi động không quay

- Do dây dẫn đứt mạch, rơ le khởi động, cuộn dây hút giữ bị hỏng, chổi than quá mồn, lò xo than yếu

- Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay

Máy khởi động quay chậm, đèn bị giảm độ sáng rõ rệt so với trước lúc khởi động

- Ngắn mạch cuộn dây kích thích

- Các vít bắt cực từ bị lỏng ra chạm các phần ứng

- Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay

- Bắt chặt các cực từ

Máy khởi động không quay, đèn bị giảm độ sáng rõ rệt so với trước lúc khởi động

- Cuộn dây kích thích, cuộn dây phần ứng máy khởi động bị ngắn mạch hoặc chạm mát

- Nạp điện bổ xung cho ắc quy -Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay

Máy khởi động quay nhưng không truyền lực đến trục khuỷu

- Bộ truyền lực bị hỏng do mòn các viên bi hoặc hỏng các lò xo

- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay

Máy khởi động quay nhưng có tiếng va đập cơ khí

- Do bánh răng truyền động hoặc răng trên bánh đà bị hỏng nên khớp truyền động có sự ăn khớp không đều

- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay

Sau khi khởi động xong máy khởi động không được cắt khỏi mạch điện

- Tiếp điểm của rơ le máy khởi động bị cháy dính vào nhau do lò xo trong rơ le bị hỏng…

- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay.

Kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi động trên xe Kia Forte

Bảng 4 7 Phương pháp kiểm tra máy khởi động trên xe Kia Forte

Căn nguyên Phương pháp kiểm tra

Cách khắc phục Máy khởi động không quay

(không có tiếng kêu của công tắc từ)

- Công tắc có thể bị pan

- Động cơ có thể bị pan

Kiểm tra công tắc từ:

- Hở mạch công tắc từ hoặc piston bị kẹt

Thay thế công tăc từ

Kiểm tra thông mạch động cơ điện (giữa cọc C và vỏ)

- Bề mặt cổ góp bị rỗ

- Hở mạch trong phần ứng

- Hở mạch trong cuộn dây kích (piston không

Sửa chữa hoặc thay thế phần bị hư được hút vì không có dòng qua cuộn hút)

Máy khởi động không quay

(có tiếng kêu của công tắc từ )

Do còn nghe tiếng công tắc từ hoạt động nên cuộn hút và cuộn giữ còn tốt

1/ Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của tiếp điểm chính khi đóng, Kiểm tra xem điện áp tới cọc M và C có như nhau khi bắt đầu cấp điện cho máy khởi động kể cả đầu 50

2/ Kiểm tra cách điện của các chi tiết bên trong động cơ điện (tháo và kiểm tra)

- Cuộn kích bị chạm ra vỏ

- Phần ứng bị chậm ra vỏ

- Hư lớp cách điện giữa chổi than và giá giữ

Máy khởi động quay chậm

Pan ở phần cơ và phần điện

1/ Máy khởi động đang khoá kiển tra ly hợp một chiều có bị trượt hay không

- Ly hợp một chiuề bị trượt

2/ Rà máy khởi động và kiểm tra các phần bên trong

- Phần cơ của motor điện: Ổ lăn tiếp xúc giữa phần ứng và cực từ

Sửa chữa hoặc thay thế Động cơ không nổ mặc dù máy khởi động quay

Do đề còn tốt nên mạch điện của nó không bị hỏng, Khả năng Pan ở phần truyền động cơ khí

Kiểm tra sự trượt của ly hợp một chiều trong thử nghiệm chế độ hãm chặt

- Bánh răng bendix không vàokhớp với vòng răng bánh đà

-Thay thế ly hợp một chiều -Thay thế ly hợp một chiều -Thay đòn dẫn động

Tiếng kêu lạ Chắc chắn có

Pan về cơ Rà máy khởi động và kiểm tra từng chi tiết

-Vòng bi bị xước hoặc rỗ

Thay vòng bi và ống lót

-Đỉnh răng của bánh răng bendix bị mòn

-Ly hợp một chiều bị kẹt

-Khớp xoắn ốc khó trượt

Có một Pan về điện vì piston không được giữ

Kiểm tra công tắc từ, Tháo cọc C và kiểm tra thông mạch giữa cọc 50 và vỏ

-Hở mạch cuộn giữ piston được cuộn hút kéo vào nhưng sau đó bị trả lại vì dòng không qua cuộn hút nữa khi tiếp điểm đóng gây ra tiếng kêu lạch cạch liên tục

Bảo dưỡng máy khởi động trên xe Kia Forte

Bảng 4 8 Bảo dưỡng máy khởi động

TT Nội dung Yêu cầu

- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị

- Chuẩn bị nơi làm việc

- Ðảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp

II Tháo rời máy khởi động

1 Dùng xăng, giẻ, bàn chải làm sạch bên ngoài máy khởi động

2 Tháo rơ le máy khởi động

4 Tháo các chổi than Ðánh dấu chổi than

6 Tháo chốt càng gạt và càng gạt

8 Tháo bộ liên động( cụm bánh răng khởi động)

III Bảo dưỡng: Dùng xăng, giẻ, bàn chải sạch toàn bộ phận của máy khởi động

1 Kiểm tra các cuộn dây Stato, rô to Không bị đứt, chạm mát, ngắn mạch (Ðoản mạch)

2 Kiểm tra các chổi than Không quá mòn

3 Kiểm tra cổ góp điện Không cháy rỗ, quá mòn

4 Kiểm tra giá chổi than Không lỏng các đinh tán

5 Kiểm tra bánh răng khởi động Không sứt mẻ

6 Kiểm tra rơ le khởi động Cuộn dây không bị đứt, tiếp điểm không bị cháy rổ

7 Kiểm tra các bạc đồng Không bị mòn

8 Kiểm tra bộ liên động Làm việc theo một chiều

V Lắp các bộ phận của máy khởi động

Ngược lại quy trình tháo Tránh hỏng ren, đứt dây, lắp đúng chiều chổi than

1 Kiểm tra bộ liên động Làm việc theo một chiều

2 Kiểm tra các bạc đồng Không bị mòn

3 Kiểm tra rơ le khởi động Cuộn dây không bị đứt, tiếp điểm không bị cháy rổ

4 Kiểm tra bánh răng khởi động Không sứt mẻ

5 Kiểm tra giá chổi than Không lỏng các đinh tán

6 Kiểm tra cổ góp điện Không cháy rỗ, quá mòn

7 Kiểm tra các chổi than Không quá mòn

8 Kiểm tra các cuộn dây Stato, rô to Không bị đứt, chạm mát, ngắn mạch (Ðoản mạch)

1 Cố định máy khởi động Phải chắc chắn

2 Ðau dây máy khởi động với ắc quy cho máy khởi động quay

3 Lắp máy khởi động lên động cơ và khởi động

Khởi động được động cơ.

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Thân Quốc Việt, Chu Đức Hùng, Nguyễn Thành Bắc (2017) Giáo trình hệ thống điện – điện tử ô tô cơ bản – NXB Khoa học và kĩ thuật Khác
[2] PGS-TS.Đỗ Văn Dũng (2007), Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại - Hệ thống điện động cơ, TP Hồ Chí Minh Khác
[3] Nguyễn Văn Chất (2013), Trang bị điện ô tô , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Khác
[4] Lê Văn Anh (2017), Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
[5] TS.Nguyễn Hoàng Việt (2000), Trang bị điện và điện tử trên ôtô, Giáo trình nội bộ Đại học Bách khoa Đà Nẵng Khác
[6] Hoàng Đình Long (2000), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Khác
[7] Trần Thanh hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành (2005). Chuẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô, Đại học bách khoa; Đà Nẵng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Các kiểu đấu dây của máy khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 1. 1. Các kiểu đấu dây của máy khởi động (Trang 15)
Hình 1. 2. Cơ cấu giảm tốc loại bánh răng ăn khớp ngoài - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 1. 2. Cơ cấu giảm tốc loại bánh răng ăn khớp ngoài (Trang 16)
Hình 1. 3. Cơ cấu ăn khớp loại bánh răng hành tinh - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 1. 3. Cơ cấu ăn khớp loại bánh răng hành tinh (Trang 16)
Hình 1. 5. Máy khởi động giảm tốc - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 1. 5. Máy khởi động giảm tốc (Trang 17)
Hình 1. 6.Máy khởi động loại bánh răng đồng trục - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 1. 6.Máy khởi động loại bánh răng đồng trục (Trang 18)
Hình 1. 7.Máy khởi động loại bánh răng hành tinh - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 1. 7.Máy khởi động loại bánh răng hành tinh (Trang 19)
Hình 2. 1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2. 1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động (Trang 20)
Hình 2. 2 Ắc quy - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2. 2 Ắc quy (Trang 20)
Hình 2. 6 Rơ le - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2. 6 Rơ le (Trang 22)
Hình 2. 9. Cấu tạo khớp truyền  động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2. 9. Cấu tạo khớp truyền động (Trang 24)
Hình 2. 10. Công tắc từ  1: Pittong  2: Công tắc chính  3: Lò xo dẫn động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2. 10. Công tắc từ 1: Pittong 2: Công tắc chính 3: Lò xo dẫn động (Trang 25)
Hình 2.11  Phần cảm  1: Chổi than  2: Cuộn Cảm  3: Lõi cực  4: Vỏ - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2.11 Phần cảm 1: Chổi than 2: Cuộn Cảm 3: Lõi cực 4: Vỏ (Trang 26)
Hình 2.14  Ly hợp 1 chiều khi động cơ quay khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2.14 Ly hợp 1 chiều khi động cơ quay khởi động (Trang 28)
Hình 2.15  Ly hợp 1 chiều sau khi động cơ khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2.15 Ly hợp 1 chiều sau khi động cơ khởi động (Trang 28)
Hình 2. 12. Sơ đồ nguyên lý máy khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2. 12. Sơ đồ nguyên lý máy khởi động (Trang 31)
Hình 2. 13. Đường đi của dòng điện Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của ắc qui đi vào cuộn  giữ và cuộn kéo - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 2. 13. Đường đi của dòng điện Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của ắc qui đi vào cuộn giữ và cuộn kéo (Trang 32)
Hình 3. 1. Xe Kia Forte 2014  Bảng 3. 1. Thông số xe Kia Forte - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 3. 1. Xe Kia Forte 2014 Bảng 3. 1. Thông số xe Kia Forte (Trang 34)
Bảng 4. 1 Bảng quy trình tháo máy khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Bảng 4. 1 Bảng quy trình tháo máy khởi động (Trang 41)
Bảng 4. 2 Bảng quy trình lắp máy khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Bảng 4. 2 Bảng quy trình lắp máy khởi động (Trang 43)
Bảng 4. 3. Điện trở tiêu chuẩn của khóa điện - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Bảng 4. 3. Điện trở tiêu chuẩn của khóa điện (Trang 46)
Hình 4.  1. Kiểm tra điện trở tại các chân của khóa điện - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 4. 1. Kiểm tra điện trở tại các chân của khóa điện (Trang 46)
Hình 4.  2. Kiểm tra điện trở tại các chân rơ le cắt ACC - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 4. 2. Kiểm tra điện trở tại các chân rơ le cắt ACC (Trang 47)
Bảng 4. 4. Điện trở tiêu chuẩn của khóa điện - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Bảng 4. 4. Điện trở tiêu chuẩn của khóa điện (Trang 47)
Hình 4.  4. Các công việc kiểm tra cuộn cảm - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 4. 4. Các công việc kiểm tra cuộn cảm (Trang 48)
Hình 4.  5. Đo chiều dài chổi than - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 4. 5. Đo chiều dài chổi than (Trang 49)
Hình 4.  7. Kiểm tra khớp một chiều  ( 1 – quay tự do; 2 – hãm ) Kiểm tra cụm công tắc từ - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 4. 7. Kiểm tra khớp một chiều ( 1 – quay tự do; 2 – hãm ) Kiểm tra cụm công tắc từ (Trang 50)
Hình 4.  6. Các công việc thay chổi than - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Hình 4. 6. Các công việc thay chổi than (Trang 50)
Bảng 4. 6. Hiện tượng hư hỏng máy khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Bảng 4. 6. Hiện tượng hư hỏng máy khởi động (Trang 53)
Bảng 4. 7. Phương pháp kiểm tra máy khởi động trên xe Kia Forte - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Bảng 4. 7. Phương pháp kiểm tra máy khởi động trên xe Kia Forte (Trang 54)
Bảng 4. 8. Bảo dưỡng máy khởi động - Đồ Án Chuyên Ngành Ô Tô Nghiên Cứu Hệ Thống Khởi Động Hệ Thống Khởi Động Kia Forte.pdf
Bảng 4. 8. Bảo dưỡng máy khởi động (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w