1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày thực trạng phát triển kinh tế nhật sau khủng hoảng năm 2008 đến nay

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày thực trạng phát triển kinh tế Nhật sau khủng hoảng năm 2008 đến nay
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn Trần Lan Hương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Lịch sử Kinh tế
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 4,78 MB

Nội dung

Vào tháng 11 năm 2010, chỉ số Nikkei đóng cửa trên 10.000 lần đầu tiên sau 5 tháng, nhờhoạt động mạnh mẽ của các ngân hàng Nhật Bản, đồng yên suy yếu nhẹ và xuất khẩu tăng mạnh b.2 Ảnh h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

1986- nay

Họ và tên SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp tín chỉ: 64 KICLCA (Kiểm toán CLC 64A)

Mã SV: 11223675

GVHD: Trần Lan Hương

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 2

Mục lục

Câu 1: Trình bày thực trạng phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau

khủng hoảng năm 2008 đến nay 2

Câu 2: Trình bày thực trạng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 – nay 21

1.Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế 22

2.Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế 26

3.Tăng trưởng kinh tế dựa vào yếu tố đầu vào 31

a) Đầu tư và tích lũy 31

b)Yếu tố lao động 34

c) Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế 35

4.Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra 37

a)Tiêu dùng 37

b)Đầu tư 38

c)Chi tiêu chính phủ 38

d) Xuất khẩu ròng 42

5.Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới .44 a)Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 44

b)Đánh giá hiệu quả kinh tế 49

2

Trang 3

6.Kết luận 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….66

3

Trang 4

Câu 1: Trình bày thực trạng phát triển

kinh tế Nhật Bản từ sau khủng hoảng

năm 2008 đến nay

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới Tuy nhiên, trước khi đạt được thành tựu này, nền kinh tế Nhật Bản phải chịu ảnh hưởng tồi tệ từ chiến tranh, từ những cuộc khủng khoảng kinh tế và từ dịch bệnh COVID-19 Bất chấp những thách thức này, Nhật Bản vẫn để lại dấu ấn lớn khi là nền kinh tế lớn thứ ba tính theo GDP và lớn thứ tư tính theo sức mua tương đương PPP

Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008 có thể coi là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1929 Cuộc khủng hoảng này

đã dần trở thành một cuộc Đại suy thoái khác, khi mà giá nhà đất còn giảm nhiều hơn mức giá lao dốc trong cuộc Đại suy thoái diễn ra vào năm 1929 Hai năm sau khi cuộc suy thoái kết thúc, tỷ lệ thất nghiệp toàn thế giới vẫn ở mức trên 9% không bao gồm những người lao động nản lòng đã từ bỏ việc tìmkiếm việc làm Điều này cũng đã khiến cho kinh tế Nhật Bản chịu một tácđộng không hề nhỏ, GDP sụt giảm ở mức cao nhất kể từ năm 1974 Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực thay đổi không ngừng và áp dụng chính sách đúng đắn đã giúp cho nền kinh tế Nhật Bản có thể phục hồi và trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 trên cả thế giới Mặc dù là một đất nước

có rất ít tài nguyên thiên nhiên cũng như gặp rất nhiều khó khăn vì phải chịu rất nhiều thiên tai như sóng thần, động đất , nền kinh tế của Nhật Bản vẫn luôn phát triển một cách vô cùng thần kỳ

Trong nội dung của câu hỏi này, em xin phép được phân tích kỹ hơn

những thời kỳ kinh tế của đất nước này sau cuộc suy thoái toàn cầu từ năm

2008 cho đến nay.

4

Trang 5

Hình 1 Tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản (2006 – 2020) a) Giai đoạn khủng hoảng kinh tế (2008 – 2009)

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009 đã ảnh hưởngnặng nề đến Nhật Bản cũng như là đối với tất cả các nước công nghiệpphát triển lớn Nguyên do của cuộc khủng hoảng này chính là do các người dân tại Hoa Kỳ không thể trả lại các khoản vay dưới chuẩn vào mùa hè năm 2007 và đỉnh điểm là sự sụp đổ của công ty bảo mật Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008 Đồng euro và đô la Mỹ rơi tự

do so với đồng yên, với đồng đô la giảm và ở dưới mốc 100 yên bên cạnh đó đồng euro giảm từ khoảng 160 yên xuống dưới 125 yên trong

1 vài tuần

Vào đầu năm 2008, đồng yên đã giảm từ 109 đô la xuống còn 95 đô la vào tháng 3 sau sự sụp đổ của Bear Strearns và lại giảm xuống 87 sau khi Lehman Brothers sụp đổ Nền kinh tế Nhật Bản thu hẹp 3,3% trongnăm tài chính 2008 (từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009) Thâm hụt thương mại đạt 223 tỷ yên vào tháng 11 năm 2008 và đạt mức kỷ lục 952,6 tỷ yên vào tháng 1 năm 2009

5

Trang 6

Vào tháng 2 năm 2009, IMF cho biết Nhật Bản đã “ suy thoái sâu ” GDP giảm 12,1% trong quý từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2008, mức giảm mạnh nhất ở Nhật Bản kể từ năm 1974 khi nước này ở giữa cuộc khủng hoảng dầu mỏ, và giảm 14,2% trong quý từ tháng 1 đến tháng 3năm 2009, mức giảm mạnh nhất trong kỷ lục Mặc dù có một số tăng trưởng vào cuối năm nhưng nhìn chung nền kinh tế đã giảm 5,4% trong năm 2009 Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức cao 5,7% vào tháng

8 năm 2009 Xuất khẩu giảm gần 50% trong tháng 2 năm 2009 do nhu cầu đối với ô tô và đồ điện tử của Nhật Bản giảm mạnh Đây là mức sụt giảm lớn nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu lưu giữ hồ sơ về những điều như vậy vào năm 1980 Xuất khẩu giảm kỷ lục 16,4% trong năm

và cán cân thương mại của Nhật Bản giảm xuống mứcthâm hụt 7,25 tỷUSD trong năm tài chính 2008

Suy thoái toàn cầu làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Nhật Bản và giá trị cao của đồng yên khiến những sản phẩm này

trở nên đắt hơn trước đây, làm giảm nhu cầu hơn nữa Chi tiêu tiêu

dùng và xuất khẩu cả hai nền tảng của nền kinh tế Nhật Bản

-đều giảm Một số khu vực và lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như

những khu vực liên quan đến ngành công nghiệp ô tô - đặc biệt bị

ảnh hưởng nặng nề.

b) Giai đoạn phục hồi kinh tế (2010 – nay)

b.1) Kinh tế Nhật Bản 1 năm sau khủng hoảng toàn cầuSau 2 năm sụt giảm kinh tế trầm trọng, tốc độ tăng trưởng GDP tính theo năm của Nhật Bản vào quý I/2010 đã đạt 5% Đây có thể nói là một sự tăng trưởng hết sức ấn tượng Tuy mức độ tăng trưởng này vẫn thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích, đây vẫn có thể coi

là một tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế nước này Mặc dù mức độ tăng trưởng này vẫn được coi là khiêm tốn, nền kinh tế của Nhật Bản

đã có những sự tăng trưởng thực chất

Cùng với những tín hiệu như là sản xuất công nghiệp và đầu tư tư nhân bắt đầu phát triển trở lại; xuất khẩu tăng mạnh không chỉ ở Trung Quốc mà còn một vài thị trường Châu Á

6

Trang 7

Bên cạnh sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, thị trường chứng khoán Tokyo cũng có những chuyển biến tích cực Giá cổ phiếu tăng cao nhất kể từ cuối năm 2008 với chỉ số Nikkei 225 đạt với 11.113 điểm vào tháng 4/2010 tăng 921 điểm so với tháng 12/2009 Chỉ số Topic của tất cả các cổ phiếu tại thị trường Tokyo cũngtăng 10 điểm lên 913 điểm Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản suy giảm 1,3% trong quý IV,nhưng nó đã tăng 3,9% trong năm 2010 so với một năm trước đó, báo hiệu sự phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra Tăng trưởng trong tài khóa 2010-

2011 (từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011) là 3,1 phần trăm

2010, chỉ số Nikkei đóng cửa trên 10.000 lần đầu tiên sau 5 tháng, nhờhoạt động mạnh mẽ của các ngân hàng Nhật Bản, đồng yên suy yếu nhẹ và xuất khẩu tăng mạnh

b.2) Ảnh hưởng của động đất và sóng thần đến nền kinh tế Nhật Bản

Tuy nhiên, sau khi ổn định được nền kinh tế nước nhà chưa được baolâu, Nhật Bản đã bị nhấn chìm trong thảm họa kép động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima vàongày 11/3/2011 Đây có thể coi là một thảm họa kinh khủng nhất trong vòng 65 năm

kể từ sau thế chiến thứ II Trận động đất và sóng thần đã kéo theo đó

vô cùng nhiều hậu quả đáng kể có thể nói đến như là

hệ thống đường bộ và đường sắt bị hư hại nặng,

gây cháy nổ tại nhiều khu vực,

khoảng 4,4 triệu hộ gia đình rơi vào tình trạng mất điện,

1,5 triệu hộ bị mất nước

tình trạng thiếu điện và nhu cầu sửa chữa những thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra đã buộc nhiều nhà máy phải tạm ngừng sản xuất kể cả trong lĩnh vực xe hơi và thiết bị điện

7

Trang 8

các tác động tiêu cực ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa có thể lan sang các khu vực khác trong nước và ra nước ngoài do thiếu các bộ phận.

Do đó, sản xuất công nghiệp trong tháng 3 và tháng 4 đã có những suy yếu nhất định Bên cạnh đó, giá cổ phiếu cũng đã giảm mạnh kể

từ 11/3 với chỉ số trung bình Nikkei chuẩn giảm 16% Theo như ước tính, các tổn thất mà sóng thần và động đất gây ra cho Nhật Bản vào khoảng 3-5% GDP của đất nước này Tuy nhiên, chỉ sau hơn 3 tháng

kể từ ngày 11/3/2011, sản xuất của các ngành công nghiệp trong nước về cơ bản đã được phục hồi, xuất khẩu tăng, đặc biệt là ngành sản xuất xe hơi Tốc độ tăng trưởng GDP quý III đã tăng 2,4% so với quý trước Đây là một con số rất ấn tượng đối với một nền kinh tế đã trải qua hai thập kỷ trì trệ và những thiệt hại nặng nề sau thảm họa kép cách đây một năm

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản theo quý (2011– 2012)

Sau 1 năm khi thảm họa xảy ra, nền kinh tế của Nhật Bản đạt được mức tăng trưởng cao trong quý đầu tiên của năm 2012, nhờ vào sự phục hồi ổn định của các ngành nghề Cùng với những nỗ lực mà Chính Phủ Nhật Bản đã

đề ra để tái thiết và phục hồi sau những ảnh hưởng của thảm họa kép xảy ra vào 2012; những cố gắng kích cầu tiêu dùng cá nhân đã giúp cho nền kinh tế

8

Trang 9

của Nhật Bản bật lên mức tăng trưởng 3,6% trong quý đầu tiên của năm

2012 Sang đến quý thứ 2 thì mức độ tăng trưởng GDP cũng đã bị chậm lại nhưng vẫn ở trên số 0 Tuy nhiên, sang đến quý III, GDP của nước này đã giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,9% so với quý trước Cán cân thương mại Nhật Bản liên tục thâm hụt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

nợ Châu Âu và vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc Điều này đã khiếncho xuất nhập khẩu giảm mạnh, xuất khẩu giảm 6,5% so với năm trước trongkhi nhập khẩu giảm 1,6% Sang đến quý I của năm 2013, Nhật Bản đã trở lại tăng trưởng, theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, GDP của nước này đã tăng 0,2% trong 3 tháng cuối cùng của năm tài chính 2012 Trong đó,đầu tư công

và tiêu dùng tư nhân đã góp phần không hề nhỏ thúc đẩy sự tăng trưởng này: đầu tư công và tiêu dùng tư nhân tăng lầnlượt 1,8% và 0,5% Không những vậy, nhờ sự sụt giảm của đồng Yên so với USD giúp tăng doanh số bánhàng ở nước ngoài của nhiều công ty lớn cũng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP ở nước này

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản theo quý (2013 – 2014) Tăng trưởng GDP quý II đạt 3,8% so với cùng kỳ năm trước,tăng 0,9% so với quý I, do chi tiêu tiêu dùng tăng vượt mức mong đợi Quý III/2013, kinh

tế Nhật Bản vẫn tăng trưởng dương nhưng tốc độ tăng chậm lại so với quý trước Tỷ lệ tăng trưởng năm trong quý III đạt 1,9%, và tăng trưởng 0,5% so

9

Trang 10

với quý trước Tuy nhiên,tỷ lệ tăng trưởng năm vẫn thấp hơn đáng kể so với 3,8% trong quý II, do xuất khẩu yếu và chi tiêu tiêu dùng chậm lại Ông ArikaAmari, Bộ trưởng kinh tế tài chính ngày 14/11/2013 cho biết mặc dù tăng trưởng GDP Quý III/2013 có suy giảm đôi chút, nhưng kinh tế Nhật vẫn

ổn định Đây là quý tăng trưởng dương thứ 4 liên tiếp,đánh dấu là thời gian cải thiện tốt cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong vòng 3 năm trở lại đây Tiếp đến năm 2014, ta có thể thấy rõ rằng quý I đã đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh Tuy nhiên, ngay sau đó liên tiếp 2 quý bất ngờ tăng trưởng âm

và chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật Theo như khảo sát, quý I tăng trưởng mạnh là nhờ có gia tăng mua sắm trước khi tăng thuế tiêu thụ vào ngày 1/4/2014 của người tiêu dùng và đầu tư kinh doanh tăng lên GDP quý I/2014 đã điều chỉnh tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước mức tăng nhanh nhất kể từ quý III/2011 và tăng 1,6% so với quý IV/2013 Sau đợt tăng thuế tiêu thụ vào đầu tháng 4/2014, đầu tư và tiêu dùng đã suy giảm đáng kể dẫnđến GDP quý II/2014 sụt giảm mạnh, giảm 1,9% so với quý I/2014 và giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước Đây cũng là mức sụt giảm mạnh nhất của kinh tế Nhật Bản kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 Bước sang Quý III/2014, GDP của Nhật Bản tiếp tục sụt giảm 0,5% so với quýII/2014 và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái và nguyên nhân chính củaviệc suy thoái này chính là do chi tiêu vốn doanh nghiệp sụt giảm Trước đó, giới phân tích dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi nhẹ trong Quý III/2014 sau khi giảm mạnh trong quý II/2014 Vì vậy, rất nhiều người ngạc nhiên khi nền kinh tế NhậtBản tiếp tục sụt giảm một lần nữa và rơi vào suy thoái kỹ thuật

10

Trang 11

Hình 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản theo quý (2015)

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng, vào quý I của năm2015, nền kinh tế Nhật Bản đã có những khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP 1,5% so với quý trước Ta có thể nói rằng GDP của Nhật tăng trưởng lớn hơn so với

dự đoán Tuy nhiên, khi bước sang quý II, tăng trưởng kinh tế tại Nhật lại bước đầu có sự suy giảm.Theo như báo cáo sơ bộ của Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố,GDP trong quý II giảm 1,6% sau khi tăng trưởng liên tiếp trong 2 quý trước đó Nguyên nhân chính do nhu cầu chi tiêu của lĩnh vực -

tư nhân và xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài suy yếu.Trong quý II/2015, tiêu dùng cá nhân – lĩnh vực chiếm 60% GDP của Nhật Bản đã giảm 0,8%; xuất khẩu giảm 4,4% so với quýI/2015 và cũng ghi nhận đợt giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.Trong đó, kinh tế Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản suy yếu có tác động rất lớn đến xuất khẩu của Nhật Bản.Tuy nhiên, các mức giảm trên vẫn khả quan hơn các con số dự đoán trước đó là giảm 0,5% so với quý I/2015 hay 1,8% so với cùng kỳ năm 2014

Nền kinh tế tại Nhật Bản lại tiếp túc suy giảm mạnh hơn dự kiến trong quýIV/2015 Theo như số liệu đã được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố, GDP trong 3 tháng cuối năm đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức dự báo 1,2% của giới phân tích, So với quý trước đó, con số

11

Trang 12

này đã giảm 0,4% Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt giảm kinh tế này là sự đi xuống của cả sức mua trong nước lẫn xuất khẩu Với sự suy giảmGDP trong quý VI, kinh tế Nhật Bản tính chung cả năm 2015 so với 2014 chỉ tăng 0,4%.

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản theo quý (2016– 2017) Bước đến năm 2016, GDP của Nhật Bản đã có sự chuyển biến tích cực, tăng trưởng với tốc độ vừa phải, cao hơn so với cùng kỳ 2015 Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình 2% so với cùng kỳ 2015 Cụ thể: quý I tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,7% so với quý IV/2015 và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong một năm qua chủ yếu là nhờ những tác động tích cực năm nhuận dẫn đến tiêu dùng của cá nhân tăng mạnh Tuy sang quý II, tốc độ tăng trường có phần không được như kỳ vọng do một số yếu tố như tiêu dùng cá nhân giảm, đồng yên cao Bên cạnh đó, vẫn có những tác nhângiúp cho nền kinh tế của Nhật Bản trong quý II tăng trưởng dương, trong đó phải kể đến đầu tư tư nhân phục hồi và mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từquý I năm 2015 Kết quả theo số liệu sửa đổi của Văn phòng nội các Nhật Bản, GDP quýII/2016 sau khi điều chỉnh theo lạm phát tăng 1,8% so với cùng

kỳ năm 2015 và tăng 0,5% so với quý trước đó Bất chấp sự tăng giá của đồng yên, kinh tế Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng trưởng trongquý III/2016

12

Trang 13

Theo các số liệu thống kê chính thức từ Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy Quý III/2016, GDP của nước này đã tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước

và tăng 0,3% so với QuýII/2016 Nhu cầu bên ngoài cải thiện, đặc biệt là từ châu Á và Hoa Kỳ, phần nào hạn chế tác động tăng giá của đồng yên Tuy nhiên, nhu cầu trong nước yếu kém, đặc biệt nhiều người vẫn hoài nghi về tính bền vững của nền kinh tế đã phần nào hạn chế tốc độ tăng trưởng GDP Quý III/2016 của Nhật bản Quý VI/2016 cũng là đánh dấu cho sự tăng trưởng liên tiếp của xứ sở mặt trời mọc Theo như số liệu được công bố, quýcuối của năm 2016 đã tăng 0,2% so với quý trước, tăng trưởng ở mức 1% so với cùng kỳ 2015, bám sát được đà tăng trưởng 1,1% đã được thị trường dự đoán

Tiếp nối theo mức tăng trưởng của năm 2016, 6 tháng đầu năm2017, nềnkinh tế Nhật Bản có những phục hồi rõ rệt nhờ xuấtkhẩu tăng mạnh hơn khi nhu cầu đối với hàng hóa Nhật tăng Theo dữ liệu của Chính phủ công bố, quý II/2017 nền kinh tế Nhật Bản đã đạt tăng trưởng với tốc độ nhanh chóngmặt GDP tăng 4,0%trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, cao hơn dự báo tăng trưởng trung bình 2,5% hàng năm và đạt mức tăng lớn nhất theo quý

kể từ cuối tháng 3 năm 2015 So với quý trước, nền kinh tế tăng trưởng 1,0%, trong khi dự báo tăng trưởng trung bình là 0,6% GDP hàng năm của quý trước tăng 1,5%, trong khi GDP thực tế theo quý đã tăng 0,4% so với dự báo là 0,3% Tính đến giai đoạn tháng 4 - tháng 6, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng sáu quý liên tiếp GDP Nhật Bản tiếp tục đạt tăng trưởng dương trong 2 quý tiếp theo Trong quý IV/2017, GDP của Nhật Bản tăng 0,1% so với quý III/2017 Trong năm 2017, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng 1,6%, cao hơn gần gấp đôi so với mức 0,9% vào năm 2016 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm 0,2% so với kỳ vọng của thị trường và giảm xuống từ 0,6% trong quý III/2017 Tổng kết quý VI/2017 là quý thứ 8 liên tiếp kinh tế Nhật bản ghi nhận mức tăng trưởng dương, đánh dấu giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong 28 năm qua so với quý III/2017 Trong năm

2017, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng 1,6%, cao hơn gần gấp đôi

so với mức 0,9% vào năm 2016 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm 0,2%

so với kỳ vọng của thị trường và giảm xuống từ 0,6% trong quý III/2017.Tổng

13

Trang 14

kết quý VI/2017 là quý thứ 8 liên tiếp kinh tế Nhật bản ghi nhận mức tăng trưởng dương, đánh dấu giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong 28 năm qua

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý của Nhật Bản (2018– 2019) Đến năm 2018, nền kinh tến Nhật Bản đã giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng so với năm 2017, GDP tính theo quý có sự tăng giảm không đều đặn Trong đó, Quý 1: 1,5%; Quý 2: -1,3%; Quý 3: 2,8%; Quý 4: -2,5% Các số liệu cho thấy đây là mức giảm mạnh nhất kể từ quý hai năm 2014 và theo sau mức tăng trưởng 2,8% được điều chỉnh giảm trong quý hai Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm mạnh trong quý 3 là donhững cơn bão và một trận động đất đã đánh sập nguồn cung cấp điện, tạm dừng các nhà máy và phá vỡ chuỗi cung ứng Xuất khẩu chịu sự suy giảm lớnnhất trong hơn ba năm qua Tuy nhiên vấn đề thiên tai không phải nguyên nhân cốt lõi gây nên những biến động kinh tế của Nhật Bản trong thời gian qua Kyohei Morita, nhà kinh tế của Nhật Bản tại Credit Agricole Securities Asia, cho biết "Cuộcchiến thương mại và sự chậm lại của Trung Quốc đã bắt đầu gâythiệt hại cho tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản"

Tuy nhiên, khi bước sang năm 2019, nền kinh tế Nhật Bản đã có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 1,8% trong năm 2019, nhiều hơn so với ước tính ban đầu là 0,2% và dễ dàng đánhbại kỳ vọng của thị trường là 0,7%.Tăng trưởng GDP hàng năm ở Nhật Bản

14

Trang 15

trung bình 2,04% từ năm 1980 đến năm 2019, đạt mức cao nhất là 12,90% trong quý 4 năm1989 và mức thấp kỷ lục -17,80% trong quý 1 năm 2009 Tuynhiên, Nhật Bản vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để nền kinh tế có thể ổn định lại trong tình hình kinh tế toàn cầu đang có nhiều bất ổn.Trong đó, Quý 1: 1%; Quý 2: 2,6%; Quý 3: 2%; Quý 4: 1,8%

b.3) Tác động của Covid-19 lên kinh tế Nhật Bản

Đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2.Đầu năm 2020, Thủ tướngAbe Shinzo đã ban hành tình trạng khẩn cấp mang tính quốc gia nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, buộc các nhà hàng, cửa hiệu đóng cửa Hầu hết các khách nước ngoài bị cấm nhập cảnh, cùng với đó là du lịch nội địa của bị trì hoãn Việc hạn chế người dân ra ngoài cùng với việc nhà hàng, khách sạn

và du lịch bị giới hạn hoạt động đã khiến tiêu dùng cá nhân giai đoạn này sụt giảm.Như vậy, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng cá nhân, yếu tố chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản Đây là nguyên nhân chính khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm.Ngoài ra, biện pháp kiểm soát biên giới đã gây ra một số hệ quả tiêu cực Nó gây gián đoạn chuỗi cung ứng, làm nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc giảm mạnh; từ đó giảm nguyên liệu đầu vào, gây gián đoạn sản xuất Bên cạnh đó, xuất khẩu và sản xuất giảm mạnh làm lượng cung yếu dẫn đến lượng cầu yếu và ngược lại.Tuy GDP đã tăng vào quý II và quý IV do hoạt động thương mại tốt hơn và các hộ gia đình đẩy mạnh chi tiêu, tính chung cảnăm 2020, GDP thực tế của Nhật Bản giảm 4,5% Đây là mức sụt giảm mạnh thứ hai kể từ khi Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu về GDP vào năm 1955 (mức sụt giảm mạnh nhất trước đó là 5,7% được ghi nhận trong năm 2009)

15

Trang 16

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý của Nhật Bản (2020– 2022) Sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nến kinh tế của Nhật Bản một lần nữa rơi vào suy thoáitrong quý I/2020 Tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã giảm3,4% trong quý I/2020 Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 bùngphát, nền kinh tế Nhật Bản đã tiềm ẩn nhiềubất ổn với lực tăngtrưởng kinh tế yếu khi GDP quý 3/2019 gần như ở mức 0% và GDPquý 4/2019 ở mức -1,9%.

Theo như báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố,tổng sản phẩm quốc nội của nước này trong quý II/2020 đã ghinhận mức giảm kỷ lục tới 27,8% so với quý trước đó Mức giảmnày đã vượt xa mức sụt giảm mạnh nhất trước đó là 17,8% vào quý I/2019 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sụt giảm nghiêm trọng này là do dịch bệnh, khi mà việc cách ly đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng cho nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, bên cạnh đócũng khiến nhu cầucủa người tiêu dùng giảm mạnh Tuy nhiên,bước sang quý III/2020, kinh tế Nhật Bản đã có những khởi sắc.Theo thống kê cho thấy, kinh tế Nhật trong quý này tăng trưởng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái, phục hồi mạnh sau khigiảm kỷ lục Nhật Bản đạt được tăng trưởng trong quý III nhờ sự phục hồi của các động lực phát triển như tiêu dùng trong nước và đầu tư tư nhân Đây cũng là quý đầu tiên kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trong bốn quý Kinh

16

Trang 17

tế tiếp tục phục hồi trong quý IV, nhưng với tốc độ chậm hơn.Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết GDP thực tế của nước này trong quý VI/2020 đã tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, nếu xét cả năm 2020, GDP thực

tế của Nhật Bản lại giảm 4,8%

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản có chiều hướng giảm so với năm 2020 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính theo quý có sự tăng giảm không đều đặn Các chuyên gia kinh tế đã dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cả năm sẽ đạt 2,5% Trong đó, Quý 1: -4,1%; Quý 2: 1,9%; Quý 3: -3%, quý 4:4%

GDP Nhật Bản trong quý I đã giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái sâu hơnmức dự báo giảm 4,6% mà giới phân tích đưa ra trước đó Nguyên nhân chính khiến GDP quý I của Nhật giảm mạnh là do tiến trình tiêm chủng chậmchạp và số ca nhiễm mới Covid-19 tăng mạnh gây suy yếu hoạt động tiêu dùng Tiêu dùng tư nhân giảm 1,4% Nhiều nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tếlớn thứ ba thế giới sẽ phục hồi trong quý này khi kiểm soát được dịch bệnh,tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn sản xuất toàn cầu ngày càng trầm trọng, gây

ra rủi ro ngày càng tăng đối với Nhật Bản khi nước này phụ thuộc lớn vào xuất khẩu Sự sụt giảm lớn hơn nhiều so với dự kiến do những hạn chế của chuỗi cung ứng, khiến sản lượng ô tô và chi phí đầu tư bị ảnh hưởng nặng

nề Ngoài ra, đầu tư cố định cũng giảm 1,4% thay vì tăng 1,1% như dự báo Xuất khẩu quý I của Nhật tăng 2,3% nhờ nhu cầu toàn cầu khởi sắc,nhưng mức tăng này đã giảm nhiều so với mức tăng 11,7% đạt được trong quý 4/2020 Tuy trong quý 2, nền kinh tế đã có một sự khởi sắc với mức tăng trưởng 1,9% vẫn không thể kéo lại sự suy giảm mạnh trong các quý I và III Bước sang quý VI/2021, Vănphòng nội các Nhật Bản cho biết GDP thực tế của nước này đãtăng 1,3% so với quý trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm2020 Tính chung cả năm 2021, Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 1,7% bất chấp việc có tới 2 quý tăng trưởng âm (âm 2,1%trong quý I/2021 và2,7% trong quý III/2021) Đây là lần đầu tiênnền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng dương trong vòng 3 năm qua sau khi tăng trưởng âm 4,5% trong năm 2020.Tuy nhiên, ngay sau khi bước sang quý I/2022, tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản lại ghi nhận tăng trưởng âm với – 0,2%.Nguyên

17

Trang 18

nhân chủ yếu của sự suy giảm này là do các biện pháp phòng tránh dịch trọng điểm áp dụng ở 36/47 địa phương trêntoàn quốc nhằm đối phó với làn sóng dịch bệnh lần thứ 6 đã khiến lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng trầm trọng Không những vậy, giá nguyên vật liệu, giá xăng, thực phẩm đồng loạt leo thang trong khi đồng yên đang mất giá Tuy nhiên, với vị thế là một cường quốc, Nhật Bản lúc này nhiều triển vọng bứt phá hơn so với các nền kinh tế đang phát triển Bộ trưởng Kinh tế Daishiro Yamagiwa cho rằng, mặc

dù việc đưa GDP trở lại mức trước đại dịch còn nhiều khó khăn, song việc kinh tế Nhật Bản tiếp tục lao dốc khó xảy ra Về phần mình, giới phân tích tỏ

ra lạc quan trong bối cảnh các biện pháp phòng dịch trọng điểm nay đã dỡ bỏ

Tính chung cả năm 2021, Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 1,7%

dù có 2 quý tăng trưởng âm (âm 2,1% quý I do ảnh hưởng của việc ban bố tình trạng khẩn cấp lần hai và 2,7% quý III bởi phải đối phó với các thách thức gây ra từ việc đồng yên trượt giá).Yếu tố chủ yếu khiến nền kinh tế NhậtBản tăng trưởng trở lại trong quý cuối cùng của năm 2021 là việc Chính phủ

dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc từ đầu tháng 10, giúp tiêu dùng cá nhân hồi phục mạnh mẽ.Sản lượng ô tô của nước này cũng bắt đầu tăng lên trong quý IV, điều đó tạo động lực quan trọng cho xuất khẩu Trong khi đó, nhập khẩu giảm do lượng vaccine nhập khẩu cho chương trình tiêm chủng của Chính phủ đã gần như đủ dùng.Năm 2022, GDP Nhật Bản tăng 2,2% trong quý II, giúp quy mô nền kinh tế đạt 542.100 tỷ yên (4.100 tỷ USD) - đưa kinh tế Nhật Bản vượt mức trước đại dịchCOVID-19 Tính chung cả năm

2022, GDP thực tế của Nhật Bản ước tính đạt 4.100 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2021.Nhân tố quan trọng giúp nền kinh tế tăng trưởng trong năm 2022

là việc nhu cầu tiêu dùng cá nhân đã tăng đáng kể - 2,4%, chủ yếu nhờ việc Chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ nhiều biện pháp hạn chế sau dịch COVID-19.Tuy nhiên, việc giá cả nhiên liệu tăng cao do tác động của xung đột quân sự Nga – Ukraine và sự mất giá của đồng yên đã khiến thặng dư thương mại của Nhật Bản giảm, điều đó tác động nhiều tới đà tăng trưởng chung

Trong quý I/2023, nền kinh tế Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm 2022 Một trong những yếu tố chủ chốt giúp tăng trưởng

18

Trang 19

trong quý này là tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ, vốn được đánh giá là tín hiệu mới cho thấy tác động của đại dịch COVID-19 đang giảm dần.Trong quý II 2023, mức tăng trưởng là 6% chứng tỏ Nhật Bản đang phục hồimạnh mẽ sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Đây là quý thứ ba liên tiếp nền kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng.Lĩnh vực xuất khẩu đóng gópđộng lực quan trọng cho tăng trưởng của Nhật Bản trong quý vừa qua Xuất khẩu tăng 3,2% so với quý trước đó, chủ yếu nhờ xuất khẩu ô tô tăng lên Lợinhuận của các nhà sản xuất ô tô trong nước, gồm Toyota, Honda và Nissan, tăng lên trong những tháng gần đây nhờ nhu cầu xuất khẩu cải thiện.Nền kinh tế Nhật Bản cũng được hỗ trợ nhờ lượng khách du lịch tăng sau khi chính phủ dỡ bỏ các hạn chế biên giới vào cuối tháng 4 Tính đến tháng 6, lượng du khách đã phục hồi về mức khoảng 70% so với trước đại dịch Chi tiêu của du khách được kỳ vọng sẽ mang lại cho nền kinh tế một cú hích lớn hơn kể từ tháng này sau khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm tour du lịch theo đoàn sang Nhật Bản Trước đại dịch, khách Trung Quốc chiếm hơn 1/3 chi tiêu của khách du lịch nước ngoài tại Nhật Bản.Tuy nhiên, trong quý vừa qua,chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở Nhật Bản giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái Tiêu dùng trong nước chậm lại một phần do đồng yên yếu Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thực phẩm và năng lượng, đồng thời đồng yên đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên so với đồng đô la Mỹ Điều này

đã đẩy chi phí nhập khẩu tăng cao, gây ra mức lạm phát cao chưa từng thấy

ở nước này trong nhiều thập niên Tuy nhiên, đây lại là điều tích cực cho các nhà xuất khẩu, giúp họ tăng khả năng cạnh tranh và doanh thu.Đồng yên mất giá phần lớn do chính sách sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng của Nhật Bản Ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp nhất ngay cả khi Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác liên tục tăng

c) Đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia số 1 thế giới về giảm phát

19

Trang 20

Nhật Bản hiện đang là chủ nợ lớn nhất thế giới Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản đang đứng đầu toàn cầu Đồng Yên Nhật chính là đồng tiền dự trữ thứ 2 của thế giới sau đô la Mỹ.

Nhật Bản đã bước qua thời kỳ “siêu tăng trưởng” sau sự kiện bong bóng nhàđất tại Mỹ Tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay đã có những dấu hiệu tươngđối rõ ràng của sự suy thoái

Nhật Bản là một đất nước “tư bản kiểu mới” 3 mục tiêu phát triển chính củađất nước này là tiến hành phân phối lại, tạo bình đẳng thu nhập; xây dựng hệthống tầng lớp trung lưu vững mạnh và từ đó đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng

d) Kết luận

Có thể nói với sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của mình, nền kinh

tế Nhật Bản đã và đang thể hiện được sức ảnh hưởng của mình lên nền kinh tế toàn cầu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công này, nhưng nhân tố quan trọng nhất phải kể đến nguồn nhân lực Con người Nhật Bản với truyền thống văn hóa, giáo dục phát triển, tính cần cù lao động, tiết kiệm, trình độ tay nghề cao và khả năng đổi mới, sáng tạo đã đưa Nhật Bản sánh vai với các cường quốc trên thế giới.Mặc dù không thể phủ nhận sự cố gắng và những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 2008 đến nay nhưng trong những năm gần đây, kinh tế Nhật Bản đang có sự suy yếu đi Lạm phát đang tăng cao, đồng yên đang mất giá khiến tiêu dung giảm, gây khó khăn cho nền kinh tế Nhật Bản

Đặc biệt, tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay có thể sẽ bị tác động không nhỏ bởi chính sách xả thải của nước này khi quyết định thông báo sẽ xả nước bị ô nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển Chính sách này của Nhật Bản bị rất nhiều quốc gia lên án và phản đối Bạn hàng nhập khẩu hải sản lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc đã lên tiếng

về vụ việc này và rất có thể chính sách mới sẽ gây ảnh hưởng trực tiếpđến tình hình xuất khẩu và tiêu thụ hải sản của nước này, từ đó

20

Trang 21

ảnhhưởng xấu đến tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay Hoạt động xuất khẩu linh kiện cũng ghi nhận sự sụt giảm như cầu trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tổng sản phẩm quốc nội của doanh nghiệp.

Là một nước đi sau, Việt Nam có thể học hỏi những bài học kinh nghiệm quý báu từ quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản, biết chọn lọc và phát huy những phương pháp hay, rút kinh nghiệm từ những chính sách sai lầm để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế nước nhà

ĐỂ LẠI BÀI HỌC GÌ CHO VIỆT NAM?

• Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu Nhật Bản

là đất nước của những con người trách nhiệm, kỷ luật cao, sáng tạo, cần cù

21

Trang 22

trong lao động Đây là bài học để người Việt Nam học hỏi phẩm chất siêngnăng, cần cù, hăng say trong công việc, có tinh thần trách nhiệm và tính

kỷ luật cao để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó phát triển kinh tế đất nước

• Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao là là yếu tố quyết định đến sự thúc đẩy là phát triển đất nước về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế

Vì thế, để phát triển kinh tế một cách có hiệu quả, cần coi trọng giáo dục, chú trọng đầu tư vào con người, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, phát triển và định hướng đúng đắn nền giáo dục nước nhà, phát triển tinh thần và kỹ năng cho con người Học tập theo Nhật Bản, đề cao giáo dục gắn với lợi ích nhân dân, bởi các ngành đào tạo nghề tại Nhật Bản được đánh giá rất cao - giáo dục hướng tới khoa học thực tiễn cho đời sống

• Mặc dù Nhật Bản là đất nước của nhiều thiên tai, thiên nhiên không mấy thuận lợi, lại gánh chịu hậu quả nặng nề sau khi sự kiện Mỹthả bom nguyên tử xuống 2 trung tâm kinh tế lớn của Nhật là

Hiroshima và Nagasaki; nhưng với tư duy và tinh thần của mình họ đã phát triển nhanh chóng Ý chí quyết tâm xây dựng đất nước của con người Nhật Bản không bị khuất phục và nản chí khi đất nước gặp khó khăn là bài học để Việt Nam noi gương và phát huy

• Cuộc suy thoái toàn cầu năm 1990 cũng không loại trừ Nhật Bản nhưng họ đã cố gắng thay đổi quyết sách, quyết tâm phục lại đất nước, xây dựng lại nền kinh tế tốt đẹp hơn Thực tế đã chứng minh, nhờ việc được dẫn dắt và chỉ lối bởi các nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn và tư duy lãnh đạo xuyên suốt từ đường lối, chủ trương đến côngtác chỉ đạo, điều hành với chiến lược sáng suốt, phù hợp từng hoàn cảnh, thời đại mà Nhật Bản đã tạo ra sự khác biệt và phát triển một cách “thần kỳ” Như vậy, Việt Nam cũng cần coi trọng sức mạnh tinh thần đoàn kết của nhân dân, con người là nhân tố thiết yếu mà hạt nhân là sự điều tiết của Nhà nước cùng với đội ngũ lãnh đạo, quản

lý, nhạy bén trong đường lối tổ chức bộ máy Nhà nước cùng những chiến lược phát triển kinh tế hiệu quả để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển

22

Trang 23

• Chính nhờ chính sách chú trọng vào khoa học - kỹ thuật mà Nhật Bản (cả Mỹ và Tây Âu) đều nhanh chóng phát triển, chiếm vị trí cao trong thế giới tư bản về kinh tế và sự hiện đại của công nghệ Vì thế Việt Nam chúng ta cần tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường lưu thông, cải thiện các công nghệ, kỹ thuật, tiếp cận và đầu tư vào

sự phát triển khoa học - kĩ thuật trong nước, áp dụng công nghệ tiêntiến vào quá trình phát triển của đất nước về mọi mặt Đặc biệt khi Việt Nam chú trọng vào sản xuất nông nghiệp thì cần có sự áp dụng đúng đắn vào máy móc kỹ thuật tiên tiến để thu hoạch có hiệu quả

và thúc đẩy kinh tế phồn vinh, phát triển

• Nhật Bản được coi là nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong những nước tư bản phát triển, tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của giai đoạn 1052 - 1973 đạt 30 - 35% thu nhập quốc dân; tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao - đây là một trong những nhân tố đảm bảo cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở tốc độ cao Bài học dành cho Việt Nam là nên duy trì mức tích lũy và

sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản phẩm kinh doanh

• Nhật khi gặp tổn thất sau chiến tranh quá nặng nề đã chấp nhận

sự viện trợ của các nước lớn lúc bấy giờ như Mỹ, coi đó là một cơ hội

để tăng cường chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế Từ đó, Việt Nam cần tranh thủ các nguồn viện trợ nếu có từ bên ngoài, thông giacác chính sách ưu đãi nhằm khích lệ, thu hút sự đầu tư tích cực của các doanh nghiệp không chỉ trong mà còn ngoài nước, đồng thời mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới

• Nhật Bản là hình mẫu tuyệt vời trong cải thiện năng suất (đặc biệt trong sản xuất), có nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển giao một cách

hệ thống những phương pháp của họ tới những quốc gia khác Vì thế, Việt Nam nên áp dụng chính sách năng suất của Nhật Bản một cách mạnh mẽ và nhất quán, đặc biệt là trong tổ chức bộ máy và kinh nghiệm xây dựng và thúc đẩy một phong trào năng suất quốc gia hữu hiệu

23

Trang 24

Câu 2: Trình bày thực trạng kinh tế Việt

Nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 – nay

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi đất nước thống nhất, suốt giai đoạn 1976 – 1986, người dân cảnước đãquen với việc hàng hóa không được mua bán trên thị trường Chính sách bao cấp, tem phiếu đẩy đến sự khan hiếm về hàng hóa, lạm phát tăng, tốc độ sản xuất chậm chưa đápứng đủ nhu cầu, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn Năm 1986, đất nước bướcvào thời kỳ đổi mới toàn diện và dần bỏ lại những ký ức về một thời tem phiếu

Đến nay, với sự biến động và thay đổi không ngừng của nền kinh tế thếgiới cùngvới sự nỗ lực và các chính sách đúng đắn, diện mạo Việt Nam có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống nhândân từng bước được cải thiện, đồng thời nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong nội dung câu hỏi này, em xin phép được cung cấp những thông tin rõ hơn về thực trạng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - nay)

1.Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế

Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

24

Trang 25

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công Những cải cách kinh

tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanhchóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhấttrên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng mộtthế hệ

Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam

đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giớivới nhiều thành tựu đáng ghi nhận Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP đạt 7% Từ năm 2001đến năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng Đó là kết quả của việc thực hiện các chương trình cải cách kinh

tế và đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Tính chung trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt hơn 7,7% Từ năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có phần giảm suốt nhưng vẫn đạt mức 6,23% năm 2008 và 5,32% năm 2009 Bình quân giai đoạn 2011-2015,tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,91% Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020 Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với sự điều hành quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, Việt Nam đã từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việctốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng Tăng trưởng GDP dự kiến

sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm 2023, từ mức 8% vào năm 2022, do nhu cầu trong nước và xuất khẩu chững lại Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự

25

Trang 26

kiến sẽ phục hồi lên mức 6,5% vào năm 2024 do lạm phát trong nước có thể giảm dần từ năm 2024 trở đi Điều này sẽ được hỗ trợ thêm bởi sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ, Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu và Trung Quốc).

Kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, các thị trường vận hành thông suốt tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp (DN) tập trung sản xuất, kinh doanh Tỷ lệ lạm phát dần được kiểm soát từ mức ba chữ số những năm đầu của thời kỳ đổi mới xuống mức mục tiêu 4% trong suốt giai đoạn

2016 - 2020 Các thị trường vốn và tiền tệ có bước phát triển mạnh mẽ, hoạtđộng thông suốt và dần ổn định hơn Tín dụng tăng trưởng tốt, là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh Thị trường ngoại tệ được quản lý linh hoạt, tình trạng đô-la hóa giảm dần qua các năm, quỹ dự trữ ngoại hối tăng cao, niềm tin của người dân vào đồng nội

tệ được củng cố vững chắc

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp hơn với mô hình tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, trở thành động lực tăng trưởng chính, trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống Không chỉ

cơ cấu kinh tế thay đổi mà cơ cấu nội ngành cũng dịch chuyển phù hợp trình

độ phát triển của nền kinh tế

Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực vàtrên thế giới Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, GDP đạt khoảng 262 tỷ USD vào năm 2019, tăng 18 lần so với năm đầu đổi mới

*KẾT LUẬN

So với trước đây, mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta từ đổi mới (năm 1986) đến nay đã được đổi mới về cơ bản với cách thức vận hành, những động lực, cấu trúc mới Với mô hình này, chúng ta đã và

26

Trang 27

đang mở cửa hội nhập hơn, từng bước hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa.

Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới đến nay được vận hành khá tốt theo cơ chế thị trường có kiểm soát đã thúc đẩy tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng liên tục và duy trì dài hạn, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình trong nhóm các nướcđang phát triển

Động lực của tăng trưởng được tạo bởi các động lực bộ phận cho phépkhai thác tốt tiềm năng của các thành phần kinh tế, từng bước chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Cấu trúc kinh tế dịch chuyển tích cực, hiện đại và phù hợp với xu thế chung, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế liên tục trong những năm qua Kinh tế vĩ mô liên tục được duy trì ổn định hơn trên cơ sở tăng trưởng GDP và việc làm, lạm phát nhìn chung được kiểm soát Các chính sách vĩ mô, như tiền tệ, tài khóa và thương mại đã trở thành yếu tố công cụ trong cơ chế vận hành mô hình tăngtrưởng kinh tế và được sử dụng để kích thích tăng trưởng kinh tế, bình

ổn kinh tế vĩ mô

Không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua còn tạo được cơ chế phân bổ và phânphối sản lượng tương đối phù hợp với trình độ phát triển, góp phần cải thiện và tạo bước tiến đáng kể về phát triển xã hội trên nhiều khía cạnh, như thu nhập và mức sống cho các tầng lớp nhân dân đã tăng lên và được cải thiện đáng kể; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt nhữngkết quả khá bền vững; chỉ số phát triển con người Việt Nam được nângcao; các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe được cải thiện; sự nghiệp giáodục được đầu tư đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; việc làm được tạo ra gần tương đương với tốc độ gia tăng của nguồn lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống khá thấp.Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm qua đãbộc lộ nhiều khiếm khuyết trong cơ chế vận hành Nghiêm trọng nhất

là tình trạng trục trặc, thiếu linh hoạt và kém hiệu quả trong sự kết hợp

27

Trang 28

giữa tổng cung và tổng cầu, khiến sản lượng luôn thấp hơn tiềm năng, không phát huy được hết các động lực Bên cạnh đó, nó còn chứa đựng không ít bất ổn và nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết.Tăng trưởng sản lượng thấp hơn tiềm năng, tính ổn định chưa cao trước những biến động kinh tế cả trong và ngoài nước Tăng trưởng kinh tế ở nước ta dựa quá nhiều vào đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, quá coi trọng vai trò của khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả, trong khi lại chưa quan tâm đúng mức đến các động lựckhác của nền kinh tế, như khoa học - công nghệ, nhu cầu của thị trường trong nước

Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa quá nhiều vào cấu trúc kinh tế thiên lệch về nguồn lực cho công nghiệp, dịch vụ, chưa chú trọng và đầu tư thích đáng cho nông nghiệp, nông thôn Điều đó đã tạo ra sự mất cân bằng và tiềm tàng bất ổn về kinh tế - xã hội

Những nhân tố gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô luôn tiềm ẩn do đầu tư quá cao so với khả năng tiết kiệm của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách liên tục kéo dài càng khiến vay nợ đầu tư và thâm hụt tăng Các chính sách vẫn chưa thực sự hiệu quả Vấn đề bình ổn kinh tế vĩ mô vẫn luôn

là thách thức

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội vẫn tồn tại dai dẳng, chưa được giải quyết Tình trạng bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền, khu vực chưa được rút ngắn, tốc độ giảm nghèo còn chậm Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu Vấn đề việc làm vẫn còn là thách thức lớn

28

Trang 29

2.Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế

a) Nông, lâm ngư nghiệp

Ngành nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Trước những năm 2000, nông nghiệp là trụ cột của nền kinh

tế, đóng góp 33,5% GDP quốc gia trong giai đoạn 1986-1999 và là nguồn cung cấp sinh kế chính cho người dân Kể từ những năm 2000, sản xuất nông nghiệp đã giảm dần, xuống còn 14% GDP vào năm 2020,chỉ sử dụng 36% lực lượng lao động cả nước,phản ánh sự thay đổi cơ cấu kinh tế rõ rệt theo thời gian

Trong các nhóm ngành kinh tế, khu vực nông nghiệp lâm nghiệp, ngư nghiệp của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong cả giai đoạn 1991 đến 2008, với tốc độ bình quân 4 %/năm Năm 2009, do gặp một số khó khăn như hạn hán, sâu bệnh và mưa lũ xảy ra tại một số địa phương nên tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vàthủy sản đã sụt giảm, chỉcòn 1,82% Năm 2010, cả ba bộ phận của nhóm này đều có sự phục hồi với tốc độ tăng trưởng, tính chung nhómngành nông nghiệp tăng trưởng 2,87 % so với năm 2009 Năm 2015

29

Trang 30

tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 2,21% và bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt mức tăng 3,12%/năm Giai đoạn 2016-2020, giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiêp và thủy sản chiếm từ 14-16% trong GDP, bình quân tăng 2,54%/năm, trong đó nông nghiê hp tăng 1,8%/năm, đóng góp 1,32 điểm phần trăm vào mức tăng chung cảkhu vực; lâm nghiê hp tăng 5%/năm, đóng góp 0,22 điểm phần trăm

và thủy sản tăng 4,8%/năm, đóng góp 1 điểm phần trăm

GDP do nông, lâm nghiệp - thủy sản tạo ra năm 2013 cao gấp gần 2,65 lần năm 1986 (tăng trung bình gần 3,54%/năm) Đổi mới bắt đầu từ nông nghiệp đã góp phần chuyển Việt Nam từ nước độc canh lúa, thiếu lương thực sang quốc gia xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản… đứng thứ hạng cao trên thế giới

So với năm 2013, tỷ trọng của nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm từ 38,1% năm 1986 xuống còn 18,39%

Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng

30

Trang 31

tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và

cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường

b)Công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 1991- 2008 luôn cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nên kinh tế, bình quân đạt 10,9%/năm Điều đó, quy mô giá trị sản xuất của công nghiệp

và xây dựng năm 2006 xấp xỉ gấp tám lần so với năm 1991 Từ năm

2008, do bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng giảm mạnh, chỉ còn 1,82% năm 2008 và 5,52% năm 2009 Năm 2010, tốc độ tăng trưởng của nhóm này đã đc cải thiện, đạt 7,7% Xét cả giai đoạn 2011 - 2020, nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo không ngừng được mở rộng

và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm (tăng từ 13% năm 2010 lên 14,27% năm 2016; 16,48% vào năm 2019 và đạt khoảng 16,7% vào năm 2020) Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%, năm

2005 lên 41% Công nghiệp chiếm 33,72% GDP, sử dụng 28% lực lượnglao động trong năm 2020 Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò bệ đỡ trong việc đảm bảo ổn định kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng kinh tế

c) Dịch vụ

Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý; có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005

31

Trang 32

Khu vực dịch vụ có thể coi là khu vực phát triển rõ nét nhất sự thằngtrầm của nền kinh tế Việt Nam Trong thời kỳ 1991-1995, ngành dịch

vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao (tăng trưởng bình quân 8,6%/năm) Tốc độ này giảm rút dần trong 5 năm 1996-2000(5,7%/năm), nhưng trở lại đà tăng trưởng kể từ năm 2001 đến nay Trong hai năm 2005,

2006, GDP nhóm ngành dịch vụ tăng trưởng trên mức 8 %, cao nhất tính từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á và lần đầu tiên kể từ năm 1996, đã cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đã giảm nhẹ xuống còn 7,37% vào năm 2008; 2009 còn 6,63% và năm 2010 ở mức 7,52% Trong các năm tiếp theo, khu vực dịch vụ vẫn tăng đều và tính đến quý I năm 2022 tăng trưởngkhởi sắc khi nhiều hoạt động dịch vụ sôi động trở lại Đónggóp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I năm nay như sau: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,75% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,54 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,06%, đóng góp0,43 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 2,98%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 1,79%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm Dịch vụ hiện là ngành đóng góp lớn nhất vào sản lượng quốc gia, chiếm 41,63% GDP và thu hút 35% lực lượng lao động trong năm 2020

So với trước đây, mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta từ đổi mới(năm 1986) đến nay đã được đổi mới về cơ bản với cách thức vậnhành, những động lực, cấu trúc mới Với mô hình này, chúng ta đã vàđang mở cửa hội nhập hơn, từng bước hoàn thành mục tiêu côngnghiệp hóa

Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới đến nay được vậnhành khá tốt theo cơ chế thị trường có kiểm soát đã thúc đẩy tổng sảnphẩm trong nước (GDP) tăng trưởng liên tục và duy trì dài hạn, đưaViệt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình trong nhóm các nướcđang phát triển Động lực của tăng trưởng được tạo bởi các động lực

32

Trang 33

bộ phận cho phép khai thác tốt tiềm năng của các thành phần kinh tế,từng bước chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế.

Cấu trúc kinh tế dịch chuyển tích cực, hiện đại và phù hợp với xu thếchung, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế liêntục trong những năm qua Kinh tế vĩ mô liên tục được duy trì ổn địnhhơn trên cơ sở tăng trưởng GDP và việc làm, lạm phát nhìn chungđược kiểm soát Các chính sách vĩ mô, như tiền tệ, tài khóa và thươngmại đã trở thành yếu tố công cụ trong cơ chế vận hành mô hình tăngtrưởng kinh tế và được sử dụng để kích thích tăng trưởng kinh tế, bình

ổn kinh tế vĩ mô

Không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, mô hình tăng trưởngkinh tế ở Việt Nam thời gian qua còn tạo được cơ chế phân bổ và phânphối sản lượng tương đối phù hợp với trình độ phát triển, góp phầncải thiện và tạo bước tiến đáng kể về phát triển xã hội trên nhiều khíacạnh, như thu nhập và mức sống cho các tầng lớp nhân dân đã tănglên và được cải thiện đáng kể; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt nhữngkết quả khá bền vững; chỉ số phát triển con người Việt Nam được nângcao; các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe được cải thiện; sự nghiệp giáodục được đầu tư đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhânlực; việc làm được tạo ra gần tương đương với tốc độ gia tăng củanguồn lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống khá thấp.Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm qua đãbộc lộ nhiều khiếm khuyết trong cơ chế vận hành Nghiêm trọng nhất

là tình trạng trục trặc, thiếu linh hoạt và kém hiệu quả trong sự kếthợp giữa tổng cung và tổng cầu, khiến sản lượng luôn thấp hơn tiềmnăng, không phát huy được hết các động lực Bên cạnh đó, nó cònchứa đựng không ít bất ổn và nhiều vấn đề xã hội chưa được giảiquyết

Tăng trưởng sản lượng thấp hơn tiềm năng, tính ổn định chưa caotrước những biến động kinh tế cả trong và ngoài nước Tăng trưởngkinh tế ở nước ta dựa quá nhiều vào đầu tư, khai thác tài nguyên và

33

Trang 34

lao động giá rẻ, quá coi trọng vai trò của khu vực kinh tế nhà nước vốnkém hiệu quả, trong khi lại chưa quan tâm đúng mức đến các động lựckhác của nền kinh tế, như khoa học - công nghệ, nhu cầu của thịtrường trong nước

Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa quá nhiều vào cấu trúc kinh tế thiênlệch về nguồn lực cho công nghiệp, dịch vụ, chưa chú trọng và đầu tưthích đáng cho nông nghiệp, nông thôn Điều đó đã tạo ra sự mất cânbằng và tiềm tàng bất ổn về kinh tế - xã hội

Những nhân tố gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô luôn tiềm ẩn do đầu tưquá cao so với khả năng tiết kiệm của nền kinh tế, thâm hụt ngân sáchliên tục kéo dài càng khiến vay nợ đầu tư và thâm hụt tăng Các chínhsách vẫn chưa thực sự hiệu quả Vấn đề bình ổn kinh tế vĩ mô vẫn luôn

là thách thức

3.Tăng trưởng kinh tế dựa vào yếu tố đầu vào

a) Đầu tư và tích lũy

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và mở cva nền kinh tế đã huy động nguồn vốn đa dạng trong dân cư và của cả nước ngoài cho đầu tư phát triển Trong giai đoạn 1991 đến 1995, tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển là 202.729 tỷ đồng, tương đương 19,6 tỷ USD, chiếm 22,8% GDP, đầu tư toàn xã ội đã vượt tỷ

lệ tích lũy nội bộ của nền kinh tế Trong đó, đầu tư trong nước là 146.497 tỷ đồng ciếm 72,2%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 56.232 tỷ đồng chiếm 27,8% Trong 5 năm 1996 – 2000, tổng vốn đầu tư thực hiện lên đến 497,6 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần so với mức của thời kì 1991 -1995, vốn trong nước gấp gần 3 lần và vốn ngoài nước tăng gấp đôi

Từ tháng 10-1993, quan hệ hợp tác phát triển giữa nước ta với Cộng đồng các nhà tài trợquốc tế đã được nối lại Từ đó đến nay đã

có 8 Hội nghị quốc tế về ODA dành cho Việt Nam Trong 8 Hội nghị này, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho nước ta số vốn ODA lên tới17,5 tỷ USD và 1,2 tỷ USD hz trợ cải cách kinh tế Trong 10 năm

34

Trang 35

1991- 2000 chúng ta đã cấp giấy phép cho 2.940 dự án đầu tư nướcngoài với tổng số vốn đăng ký 37,3 tỷ USD, góp phần đưa vốn đầu

tư trực tiếp của nước ngoài lên chiếm 20 – 30% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội những năm vừa qua

Sau 30 năm mở cva thu hút đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã không ngừng tăng Năm

2010, vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tới năm 2015 đã đạt 14,5

tỷ USD, và tới năm 2016 đã đạt 15,8 tỷ USD Tính đến cuối năm

2017, Việt Nam đã thu hút được trên 25.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký hơn333 tỷ USD Đến nay,

129 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam Các dự án FDI

đã hiện diện tại 63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam (Bộ Tài chính, 2018) Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm2018 Trong đó, số dự án đăng ký góp vốn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 vốn FDI đăng ký có sự dao động liên tục và tăng nhẹ từ 19,89 tỷ USD năm 2010 lên 21,92 tỷ USD vào năm 2014 Từ sau năm 2015 tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có

sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục, với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, thì đến năm 2019 con số này tăng lên 38,95 tỷ USD Năm 2020 do ảnh hưởng củađại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019

Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP từ năm 2021 đến nay có xu hướng giảm (bình quân năm thời kỳ 2016-2020 đạt 34,63%, năm 2021 còn 34,1%, năm 2022 còn 33,8%, 6 tháng đầu năm 2023 còn 28,63% - thấp so với tỷ lệ của cùng kỳ năm trước và

35

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w