Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu các thành tựu đã được nghiên cứu, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa" làm đề tài nghiên Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóaĐánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóaĐánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóaĐánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THANH GIANG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THANH GIANG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
Ngành: Quản lý công
Mã số: 9340403
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS PHẠM DUY ĐỨC
2 PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận án
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 3
4 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết khoa học 7
6 Những đóng góp mới của luận án 8
7 Cấu trúc luận án 8
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 9 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước 9 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa 13 1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 17 1.2.1 Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước 17 1.2.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa 20 1.2.3 Các công trình nghiên cứu về hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 23
1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA LUẬN ÁN 26
1.3.1 Những kết quả đạt được trong nghiên cứu hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 26
1.3.2 Những khoảng trống cần được nghiên cứu tiếp 26
Tiểu kết chương 1 29
Trang 5Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 30
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 30
2.1.1 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước 30
2.1.2 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước về giáo dục- đào tạo 31
2.1.3 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa 32
2.1.4 Khái niệm hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 34
2.1.5 Khái niệm về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 35
2.2 NỘI DUNG, BỘ MÁY, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC 37
2.2.1 Nội dung quản lý hành chính nhà nước về giáo dục 37
2.2.2 Bộ máy quản lý hành chính nhà nước về giáo dục - đào tạo 39
2.2.3 Quan điểm, phương hướng, chính sách và mục tiêu của Đảng và Nhà nước về giáo dục 41
2.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA 48
2.3.1 Lý thuyết giá trị 48
2.3.2 Lý luận về văn hóa hành chính 49
2.3.3 Lý thuyết hệ thống 51
2.4 Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 53
2.4.1 Ý nghĩa việc đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 53
2.4.2 Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 54
2.5 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 56
Trang 62.6 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 59
2.7 KHUNG PHÂN TÍCH LUẬN ÁN 61
Tiểu kết chương 2 63
Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 66
3.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2013-2019 66
3.1.1 Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục 66
3.1.2 Tổ chức hệ thống giáo dục 68
3.1.3 Nguyên lý giáo dục và các quy định chung trong phát triển giáo dục 70
3.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2019 72
3.2.1 Thực trạng quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 73
3.2.2 Kết quả quản lý giáo dục giai đoạn 2013-2019 của quá trình thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa 106
3.3 NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN 2019 127
3.3.1 Những ưu điểm 128
3.3.2 Những hạn chế 131
3.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 132
Tiểu kết chương 3 135
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 138
4.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI 139
Trang 74.1.1 Quán triệt toàn diện và sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trò, nhiệm vụ của văn hóa, phát huy vai trò của văn hóa trong quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục 139 4.1.2 Tiếp tục triển khai đồng bộ và toàn diện Nghị quyết số 29-NQ/TW "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" 140 4.1.3 Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về giáo dục, chú trọng công tác đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục 140 4.1.4 Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong hệ thống giáo dục quốc dân theo tinh thần Nghị quyết của Đảng về văn hóa 141
4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 141
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục theo hướng tăng cường tính tự chủ 141 4.2.2 Xây dựng bộ máy quản lý giáo dục hợp lý 144 4.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu đề ra 145 4.2.4 Nâng cao năng lực điều hành hành chính 146 4.2.5 Xây dựng quy tắc đạo đức, văn hóa ứng xử và tấm gương điển hình trong ngành giáo dục 147 4.2.6 Cải thiện môi trường chính trị, kinh tế xã hội đảm bảo sự phát triển giáo dục bền vững 152
Tiểu kết chương 4 165
KẾT LUẬN 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản quy định và của bộ máy tổ chức QLHCNN về giáo dục 75 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực của công chức trong bộ máy QLHCNN về giáo dục 80 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực trong công tác QLHCNN về giáo dục ở nước ta hiện nay 83 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực thiết kế và điều hành của bộ máy QLHCNN về giáo dục 84 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát giá trị dân chủ trong hoạt động hành chính và đạo đức cán bộ công chức ngành giáo dục 97 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát hiệu quả về giao tiếp của công chức, sử dụng 101 trang phục và công sở văn minh 101 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ hành chính công về giáo dục 106 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát tính hợp lý của mức độ đầu tư cho hoạt động giáo dục và kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục 108 Bảng 3.9 Kết quả khảo sát mức độ đảm bảo về giá trị đạo đức, giá trị kinh tế
xã hội và sự hài lòng về môi trường, chất lượng giáo dục 112 Bảng 3.10 Kết quả khảo sát đánh giá về việc thực hiện văn hóa ứng xử học đường và hiệu quả chính sách giáo dục trong việc nâng cao văn hóa của học sinh 120 Bảng 3.11 Kết quả khảo sát đánh giá về tác động của công tác quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục tới xây dựng văn hóa học đường 125
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và khẳng định GD&ĐT là "quốc sách hàng đầu", phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững (PTBV) đất nước Quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, luật pháp và chính sách giáo dục của nhà nước về GD&ĐT đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến tích cực, mang lại những kết quả nhất định Quy mô, mạng lưới GD&ĐT tiếp tục được mở rộng Hệ thống giáo dục (HTGD) từng bước được sắp xếp tổ chức lại Chất lượng GD&ĐT từng bước được cải thiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị được hiện đại hóa Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD)
có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển đất nước, GD&ĐT còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập "Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển Chất lượng, hiệu quả GD&ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp… Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD chưa đáp ứng được yêu cầu" [23, tr.113, 114] Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta nêu ra hiện nay là: "Đổi mới căn bản công tác quản lý GD&ĐT, đảm bảo dân chủ; thống nhất; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cho các cơ sở GD&ĐT; coi trọng quản lý chất lượng" [23, tr.116] Như vậy, đổi mới công tác QLGD là một vấn đề cấp bách hiện nay
Trong thời gian vừa qua, vấn đề văn hóa và phát triển đã và đang trở thành vấn đề quan trọng được thế giới và Việt Nam quan tâm Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực nội sinh của quá trình phát triển Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa VIII (1998) "về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" nhấn mạnh yêu cầu: "làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng
Trang 11đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người" [22, tr.54] Văn hóa ngày càng gắn bó chặt chẽ với kinh tế, chính trị, xã hội, vừa làm động lực, vừa làm hệ điều tiết cho quá trình phát triển Trong lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN), những vấn đề liên quan đến văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý (VHQL), văn hóa công vụ, văn hóa công sở (VHCS), văn hóa công chức đã và đang được quan tâm Tuy nhiên, những hẫng hụt trong học thuật cũng như trong
tổ chức thực tiễn về phát triển nền văn hóa công vụ chưa được quan tâm đúng mức Văn hóa chưa thực sự trở thành nền tảng, mục tiêu, động lực cho hoạt động QLNN trên các lĩnh vực, trong đó có QLNN về giáo dục Văn hóa chưa được nghiên cứu, xây dựng như hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục Sự hiểu biết về văn hóa trong quản lý hành chính chưa thực sự tương xứng với vai trò, ảnh hưởng, thậm chí mang tính quyết định trong phát triển giáo dục hiện nay Trong thời điểm hiện nay, sự quan tâm đến yếu tố văn hóa như là một trong những yếu tố quyết định thúc đẩy hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong giáo dục,
đã và được đặt ra một cách cấp thiết Chính yếu tố văn hóa là chìa khóa để xây dựng phương án định hướng chiến lược tạo hiệu quả thực sự, lâu dài và bền vững cho quản
lý hành chính trong giáo dục
Những nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) về giáo dục nói chung đã được nhiều nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu và đem lại nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục
từ góc độ văn hóa ở nước ta vẫn chưa được nghiên cứu chuyên biệt, có hệ thống từ khoa học quản lý công Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu các thành tựu đã được nghiên
cứu, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà
nước về giáo dục từ góc độ văn hóa" làm đề tài nghiên cứu của luận án
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 122.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trước về những vấn đề liên quan đến luận án nhằm kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có và xác định những nội dung Luận án cần tiếp tục nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa
- Đánh giá thực trạng QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa ở Việt Nam hiện nay
- Xác định phương hướng và khuyến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa
3 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc
độ văn hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu việc đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa trong quản lý HCNN về giáo dục giai đoạn 2013 đến 2019 là giai đoạn tuy ngắn nhưng có nhiều thay đổi, gắn với mốc Việt Nam hội nhập quốc tế (HNQT) với nhiều hiệp định được
ký kết, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2 theo hướng gia tăng tốc độ, hiệu quả cải cách, có những bước tiến nhằm hiện đại hóa nền hành chính, bắt nhịp HNQT Giai đoạn này đồng thời có rất nhiều thay đổi trong chính sách pháp luật về
tổ chức hành chính, đặc biệt là phát huy vai trò của văn hóa trong QLHC
Giai đoạn 2013-2019 hệ thống cơ chế, chính sách GD&ĐT tiếp tục được chú
trọng hoàn thiện với nhiều chính sách được ban hành tạo hành lang pháp lý để các
cơ quan QLNN tiếp tục đẩy mạnh đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT như:
- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNQT;
Trang 13- Kết luận 51-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ÐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNQT;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019
Luận án nghiên cứu thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa; nhận diện và khảo sát, đánh giá thực trạng hiệu quả QLHCNN về giáo dục ở các cơ quan nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực giáo dục các cấp bao gồm: Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT, các phòng Giáo dục
3.3 Khách thể nghiên cứu
Để thu thập được các thông tin thực tiễn đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, Luận
án đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin từ công chức, viên chức, các nhà quản
lý thuộc: Bộ Giáo dục và đào tạo; Sở Giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục, các cơ
sở giáo dục đào tạo trong và ngoài công lập
Khách thể nghiên cứu của Luận án không bao gồm những công chức và các nhà quản lý làm việc trong các cơ quan có thẩm quyền chung về QLNN như: Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp Hoạt động của các cơ quan này trong lĩnh vực QLNN về giáo dục chỉ được phân tích đánh giá với tư cách các yếu tố tác động tới hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa
4 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tiếp cận
Luận án đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa chủ yếu được tiếp cận theo hướng liên ngành, bao gồm tiếp cận từ khoa học QLHC công
và Văn hóa học nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận án Những tri thức
về QLHCNN cho phép nghiên cứu sinh chú trọng đến tính mục đích của quản lý công trong giáo dục từ góc độ văn hóa Hiệu quả giáo dục không chỉ được nhìn trong việc hoàn thành các tiêu chí trong nhà trường, trong ngành giáo dục mà còn
mở rộng ảnh hưởng tới môi trường văn hóa của xã hội Khoa học hành chính giúp cho nghiên cứu sinh (NCS) nắm rõ được các công cụ, các phương pháp hành
Trang 14chính để vận dụng vào trong đánh giá hiệu quả quản lý công về giáo dục từ góc
độ văn hóa Tiếp cận từ Văn hóa học giúp cho nghiên cứu sinh tiếp nhận và vận dụng lý thuyết giá trị vào để xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa, chú ý đến vai trò của chủ thể quản lý không chỉ ở phương diện thực thi quy định hành chính mà còn thể hiện ở tính tích cực, niềm tin và thái độ đối với công việc
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu các phương pháp chính sau:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án đã thu thập tài liệu là các
công trình đã được công bố ở trong nước và nước ngoài, các văn bản của Đảng và Nhà nước, các bài viết và báo cáo của các địa phương… có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của Luận án làm cơ sở phục vụ cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu cũng như cung cấp thông tin để phục vụ cho các chương sau của luận án Trong khi tổng hợp tư liệu, luận án cũng không dừng lại ở các công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu trên sách, tạp chí mà còn chú trọng đến nguồn thông tin từ báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến giáo dục và QLGD Nguồn thông tin này có ý nghĩa nhất định để góp phần minh chứng cho các nhận định của luận
án, làm tăng thêm sự đa dạng của nguồn tin
* Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: được áp dụng để xác định mối liên
quan của kết quả đánh giá hiệu quả quản lý hành chính từ góc độ văn hóa với các yếu
tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên kết quả đánh giá, từ đó xác định hiệu quả quản lý hành chính từ góc độ văn hóa Phương pháp so sánh còn dùng để xác định mức độ liên quan giữa các yếu tố cấu thành của quản lý hành chính từ góc độ văn hóa và mức độ liên quan, để đánh giá vai trò các giai đoạn trong quy trình quản lý đối với kết quả quản lý cũng như vai trò của văn hóa đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước Phương pháp này giải quyết các nhiệm vụ trong Chương 2 và Chương 3
Phương pháp so sánh được dùng để đánh giá điều kiện, hoàn cảnh, cách
thức áp dụng kinh nghiệm quản lý hành chính về giáo dục từ góc độ văn hóa của
Trang 15các nước trong điều kiện hoàn cảnh Việt Nam, để phân tích đặc điểm kết quả công tác này ở các cơ quan chuyên trách về quản lý giáo dục ở trung ương và các cấp địa phương, giữa các địa phương với nhau Phương pháp so sánh còn được tiến hành để đánh giá quản lý hành chính từ góc độ văn hóa qua từng giai đoạn Phương pháp so sánh được thực hiện giải quyết các nhiệm vụ ở Chương 3 và Chương 4 Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài bao gồm giai đoạn tìm hiểu, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa lý thuyết, các kết quả nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí,
đề tài khoa học về vấn đề có liên quan
* Phương pháp điều tra xã hội:
Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (i) đánh giá hoạt động của cơ quan QLHCNN về giáo dục từ góc
độ văn hóa; (ii) đánh giá kết quả QLHCNN về giáo dục, đào tạo từ góc độ văn hóa; (iii) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLHCNN về giáo dục
Đối tượng tham gia khảo sát gồm 350 người là cán bộ QLGD và đội ngũ công chức, viên chức thực thi công vụ làm việc trong các cơ sở QLGD - ĐT và các đối tượng điều chỉnh, đối tượng thụ hưởng, đối tượng sử dụng dịch vụ, trong
đó phân bổ cơ cấu mẫu cụ thể như sau:
+ 30 phiếu từ công chức quản lý và chuyên viên cơ quan Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT;
+ 70 phiếu từ các sở GD&ĐT, mỗi tỉnh lấy từ 15-20 phiếu;
+ 100 phiếu từ các phòng giáo dục quận, huyện, mỗi tình lựa chọn 2-3 quận huyện; + 80 phiếu từ các cán bộ quản lý, giáo viên các trường thuộc 3 cấp học (Tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học) theo địa bàn tỉnh, mỗi tỉnh khoảng 15-
Trang 16Phương pháp chọn mẫu có chủ đích được áp dụng để xác định lựa chọn Bộ Giáo dục và Đào tạo vào danh sách đơn vị được khảo sát Bộ Giáo dục là cơ quan quản lý nhà nước theo ngành ở cấp Trung ương, chịu trách nhiệm chung về công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo trên phạm vi cả nước Vì vậy, việc lựa chọn Bộ Giáo dục và Đào tạo vào danh sách đơn vị được khảo sát sẽ giúp thu được các thông tin từ những người có tầm nhìn ở tầm vĩ mô
Do nguồn lực hạn chế nên ba phương pháp chọn mẫu có chủ đích, chọn mẫu ngẫu nhiên theo tổ và chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện được kết hợp để chọn bốn địa bàn khảo sát bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện còn được áp dụng để lựa chọn các cá nhân là công chức quản lý công chức thừa hành, viên chức quản lý, giáo viên người dân tham gia khảo sát Kết quả khảo sát được thu thập và xử lý theo thống kê toán học và phần mềm SPSS dành cho khoa học xã hội Kết quả của khảo sát này là cơ sở để nghiên cứu sinh rút ra những nhận xét về thành tựu và hạn chế trong đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa
5 Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết khoa học
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây:
1) Đứng dưới góc độ văn hóa để xem xét, các cơ quan QLHCNN về giáo dục hiện nay được tổ chức và hoạt động theo phương thức như thế nào?
2) Đứng dưới góc độ văn hóa, hiệu quả QLHCNN về giáo dục hiện nay như thế nào? 3) Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả QLHCNN về giáo dục?
4) Quan điểm và những giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa?
5.2 Giả thuyết khoa học
- Các giá trị văn hóa đã được đưa vào trong hoạt động của các cơ quan QLHCNN về giáo dục và đã đạt được những kết quả nhất định
- Các chủ thể quản lý chưa coi trọng đúng mức vai trò của văn hóa trong QLGD là nguyên nhân chính dẫn đến việc tồn tại một số hiện tượng xuống cấp về
tư tưởng, đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng, vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý ở một số cơ quan QLGD, từ cấp Bộ đến các địa phương và các trường học
Trang 17- Quy trình hoạt động, phương thức, cách thức hoạt động của cơ quan QLHCNN về giáo dục còn mang tính tùy tiện, chủ quan, hoặc cứng nhắc, chưa gắn với yếu tố văn hóa hoặc lồng ghép yếu tố văn hóa còn mờ nhạt chưa xác định đầy
đủ và chưa có biện pháp tác động phù hợp đến các yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở đảm bảo hiệu quả quản lý từ góc độ văn hóa, do vậy, hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa chưa mang tính sâu rộng, ổn định, bền vững
6 Những đóng góp mới của luận án
6.1 Về mặt lý luận
Luận án xác định khung lý thuyết về đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa để từ đó phân tích, làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa qua nghiên cứu một số cơ quan QLNN về giáo dục
6.2 Về mặt thực tiễn
Luận án có những đóng góp sau:
- Luận án xây dựng bộ công cụ là hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa Việc áp dụng bộ công cụ đánh giá hiệu quả QLHCNN vào thực tiễn góp phần làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả QLHCNN
từ góc độ văn hóa
- Luận án đã đưa ra những đánh giá về thực trạng việc đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của QLHC về giáo dục từ góc độ văn hóa
- Luận án đưa ra những đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa
7 Cấu trúc luận án
Luận án chia làm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2 Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước
từ góc độ văn hóa và phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
Chương 3 Thực trạng hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
Chương 4 Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước
Tài liệu nghiên cứu về đánh giá hiệu quả QLHCNN ở nước ngoài khá đa dạng và phong phú và tập trung nhiều vào tính hiệu quả thực thi, hiệu quả từ góc
độ kinh tế
* Về đánh giá hiệu quả QLHCNN:
Có thể liệt kê một số công trình liên quan đến vấn đề này như: Matzer J chủ
biên cuốn Kỹ thuật nâng cao hiệu quả (Productivity Improvemnet Technique-ISMA): Washington, 1986; Morley E.A trong cuốn Cẩm nang hướng dẫn cho nhà hoạt
động thực tiễn trong nâng cao hiệu quả quản lý ở khu vực công (Partioners Guide to Public Sector Productivity improvement) - Van Nostrand Reinhold: New York,
1986; Wholey J.F Đánh giá về hiệu quả của quản lý công (Evaluation and effective
Public Management) - Little: Boston, 1983…
Các tài liệu nêu trên phần nào đã trình bày những nội dung khoa học, cụ thể,
có tính thực tiễn và phương pháp áp dụng trong đánh giá hiệu quả QLHCNN Các tác giả cũng khái quát lịch sử phát triển và quá trình xây dựng hệ thống lý thuyết đánh giá
Sách trắng của tổ chức Charteris năm 2008 - Performance management-How
public sector organisations in Scotland can meet their increasing challenges
(Quản lý công việc bằng cách nào mà các tổ chức công ở Scotland có thể đáp ứng những thách thức ngày càng tăng) [111] (Charteris là một chuyên gia trong lĩnh vực thay đổi kinh doanh, tăng cường khả năng nhạy bén của doanh nghiệp thông qua các ứng dụng chiến lược về công nghệ) đã mô tả về một kết quả đạt được sau khi ứng dụng quản lý thực thi Đó là vào năm 2011, Chính phủ Scotland đã đưa ra yêu cầu đối với tất cả các cơ quan nhà nước khi theo đuổi mục tiêu chiến lược là nhằm đạt tới sự giàu có hơn, công bằng hơn, thông minh hơn, vững chắc hơn, an
Trang 19toàn hơn và vì một Scotland xanh hơn Mục tiêu nền tảng cho sự tăng trưởng và hiệu quả phát triển kinh tế, cải thiện năng suất, giảm bất bình đẳng, đồng thời cũng là tham vọng đạt được các mục tiêu, kết quả, các chỉ số quốc gia là việc tất
cả các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương phải thực sự mong muốn cùng nhau làm việc để đạt được điều đó Tổ chức này đã tư vấn cho Chính phủ trong việc ứng dụng quản lí thực thi để có thể đạt được hiệu quả trong việc cải thiện mối quan hệ giữa Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương Sự tư vấn của Charteris thể hiện ở bốn khía cạnh:
- Cải thiện quá trình quản lí theo kết quả: cung cấp một khuôn khổ để sắp xếp cơ cấu tổ chức, thông tin và các quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng và công dân Trong quá trình này, công dân và khách hàng được đặt ở vị trí trung tâm, các cơ quan nhà nước phải tìm cách để nâng cao hiệu quả dịch vụ khách hàng
- Thiết kế chỉ số hiệu suất và giải thích kết quả: thiết kế một bộ thống nhất các chỉ số hiệu suất để thực hiện các giải pháp quản lí thực thi, từ đó thúc đẩy hiểu biết chung về chỉ số hiệu suất và mục tiêu của tổ chức
- Quản lí sự thay đổi
- Các giải pháp kĩ thuật: áp dụng các giải pháp về công nghệ thông tin và các biện pháp kĩ thuật khác để cải thiện quan hệ hợp tác, đối tác hiệu quả giữa tổ chức
và khách hàng
Charteris nhấn mạnh: bằng việc áp dụng quản lí thực thi, các cơ quan nhà nước sẽ trở nên năng động hơn, thích ứng với những thay đổi và đặc biệt chú ý tới vấn đề quản lí theo kết quả chứ không phải quản lí theo mục tiêu
Hai tác giả Angelo Kinicki (Arizona State University) và Brian K Williams
trong Management - A practical introduction (Quản lý - Hướng dẫn thực hành)
(The McGraw-Hii/Irwin Companies, Inc, 2008) bắt đầu từ câu hỏi "Quản lí thực thi có phải là một trong những cách thức quản lí nguồn nhân lực" để từ đó lí giải các vấn đề như mô hình quản lí hoạt động của tổ chức hiện đại, các chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực, các tiêu chí đo lường hiệu suất, các phương pháp tiếp cận để đo lường hiệu quả, thay đổi hành vi tổ chức, những lỗi cơ bản trong đo lường hiệu suất, thông tin phản hồi hiệu quả, những gì nhà quản lí có thể làm để quản lí hiệu suất của nhân viên, v.v [106]
Trang 20Cuốn Performance management - Key strategies and pratical guidelines
(Quản lý công việc những chiến lược chủ đạo và hướng dẫn thực hành) của Michael Armstrong (Kogan page, 2006) đã trình bày những vấn đề học thuật về quản lí thực thi như: định nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của quản lí thực thi, những chỉ dẫn cơ bản liên quan tới quản lí thực thi, so sánh giữa quản lí hiệu suất và quản lí thực thi, quy trình quản lí thực thi, lập kế hoạch hoạt động và thỏa thuận,
đánh giá thực thi, cải thiện hiệu suất, v.v Những nghiên cứu đó giúp người đọc
hiểu một cách toàn cảnh những vấn đề liên quan tới quản lí thực thi và cách thức
áp dụng quản lí thực thi trong tổ chức (nhất là một số phương pháp đánh giá thực thi như đánh giá 360 0 được tác giả trình bày rất cụ thể) [126]
Cuốn sách Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới
cạnh tranh của S Chiavo-Campo và P.S.A Sudaram (NXB CTQG, 2003) là một
công trình nghiên cứu khá toàn diện các nội dung có liên quan đến quản lý công mới Các tác giả đã chỉ rõ bối cảnh hành chính công thế kỷ XXI với sự tác động của toàn cầu hóa, phi tập trung hóa tạo ra sức ép cho chính quyền trung ương, quản trị tốt với bốn trụ cột: trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính dự đoán được và sự tham gia Nền hành chính công cần phải chuyển mình theo hướng quản lý công hướng đến hiệu quả và trách nhiệm Những quốc gia đang phát triển muốn tạo ra sự đột phá cần về kinh tế - xã hội cần phải bắt nhịp với hành chính công phát triển, tạo ra cuộc cách mạng trong QLNN [65]
Về Lý thuyết về đánh giá hiệu quả QLHCNN, nhìn chung các lý thuyết về
hiệu quả QLHCNN ở đây được tập trung vào các nội dung như: các quan điểm về khái niệm hiệu quả QLHCNN; Các quan điểm tiếp cận nghiên cứu đánh giá và các mô hình đánh giá hiệu quả QLHCNN; Các nguyên tắc, phương pháp, hình thức và các thiết chế đánh giá hiệu qủa QLHCNN Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tính phức tạp trong đánh giá hiệu quả QLHCNN biểu hiện ở chỗ: không có cơ chế đánh giá tổng hợp và khách quan hoạt động của hệ thống QLHCNN; trong khu vực công không có chỉ số kết quả thống nhất như trong khu vực tư vì sản phẩm của các tổ chức khu vực công, về nguyên tắc, khó đo lường và
không vì mục tiêu cạnh tranh
Trang 21Một trong những thành tựu đáng ghi nhận của các công trình nghiên cứu
nước ngoài là đã đưa ra các chỉ số đánh giá hiệu quả QLHCNN như: Key
Perforrmance Indicator (KPI) - là chỉ số thực hiện công việc, công cụ đo lường, đánh giá tổng hợp hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân; Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) là tập hợp thước đo hiệu quả, đánh giá kết quả hoàn thành công việc bắt nguồn từ chiến lược của tổ chức, thể hiện thông qua một hệ thống thẻ điểm được phân tầng tới các cấp
độ và cá nhân; Khung đánh giá tổng hợp được dành riêng cho tổ chức thuộc khu vực công Khung đánh giá tổng hợp (common Assessment Frame Work- CAF) là công cụ quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) được xây dựng trên sự kết hợp giữa mô hình hoàn thiện quản lý của Quỹ Châu Âu về quản lý chất lượng (The European Foundation for Quality Management -EFQM) và mô hình do trường Đại học tổng hợp về khoa học hành chính của Đức tại thành phố Speyer đề xuất; RIA là phương pháp đánh giá chi phí, hiệu quả của những tác động có thể xảy ra đối với các nhóm lợi ích, các khu vực, toàn bộ xã hội từ sự thay đổi chính sách, được thực hiện trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hoặc ban hành chính sách [97]
Tóm lại, các tài liệu đã trình bày những nội dung khoa học, cụ thể, có tính
thực tiễn và phương pháp áp dụng trong đánh giá hiệu quả QLHCNN Góc độ
đánh giá chủ yếu từ hiệu quả kinh tế hoặc đánh giá hiệu quả tổng hợp Đánh giá
hiệu quả hoạt động này từ góc độ văn hóa tuy có được đề cập trong nội dung đánh giá các chỉ số tổng hợp nhưng chưa được xây dựng như một hệ thống lý thuyết đầy đủ, riêng biệt để làm rõ nội dung tác động từ mặt này Tuy nhiên đây
là những gợi ý tốt cho việc cần tách riêng yếu tố đánh giá hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa, xây dựng các công cụ đo lường cho phép tính toán mức độ tác động, mối quan hệ yếu tố mang tính văn hóa tới các yếu tố khác trong hiệu quả QLHCNN cũng như mối quan hệ của yếu tố văn hóa tới hiệu quả tổng thể và bộ phận của QLHCNN, cho phép đo lường hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa
Trang 221.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước từ góc
độ văn hóa
Một số công trình có sự quan tâm nhất định đến việc đánh giá hiệu quả quản
lý khu vực tư từ góc độ văn hóa- xã hội, có sự tập hợp lý thuyết đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức từ góc độ văn hóa
Tiêu biểu cho nhóm tài liệu này có thể kể đến các công trình nghiên cứu bàn
về khái niệm và các dạng văn hóa trong quản lý Trong các công trình này các tác
giả tiếp cận khái niệm văn hóa từ góc độ văn hóa công vụ, văn hóa hành chính (VHHC) Theo Edgar H Schein (2010), Organizational Culture and Leadership (Lãnh đạo học và văn hóa tổ chức), John Wiley &Sons, Inc cho rằng khái niệm văn hóa được tiếp cận từ góc độ tổ chức, tập trung vào mọi loại tổ chức: tư nhân, công chúng, chính phủ và phi lợi nhuận Ông cũng tập trung nghiên cứu văn hóa tổ chức (VHTC) theo các dạng khác nhau, đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của các dạng văn hóa và cơ chế chuyển hóa các dạng văn hóa
Dean Tjosvold & Mary M Tjosvold (2010): Tâm lý học dành cho lãnh đạo,
Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 lại tập trung vào mối quan hệ giữa văn hóa và lãnh đạo trong các loại VHTC và văn hóa vi mô Khi đó, suy cho cùng, văn hóa đã được tạo ra và áp vào, phát triển và kiểm soát bởi nhà lãnh đạo Cùng lúc đó, với sự trưởng thành của nhóm, văn hóa liên quan đến việc khống chế, bình
ổn, xác định loại hình lãnh đạo nào sẽ được chấp nhận trong tương lai Một số tài liệu mới mở rộng khái niệm VHTC như một lĩnh vực riêng biệt, bao hàm cả văn hóa bộ phận của các ngành nghề, văn hóa vĩ mô của quốc gia, dân tộc [19]
Các dạng Văn hóa tổ chức của Quyn và McGrath (1985) đã dựa vào đặc
trưng quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức, những trao đổi, giao tiếp rất cần thiết để khẳng định vị thể của mỗi cá nhân, tập thể để phân chia VHTC ra thành 4 dạng: Văn hóa kinh tế hay văn hóa thị trường (rational hay market culture); Văn hóa triết lý hay văn hóa đặc thù (ideological hay adhocracy culture); Văn hóa đồng thuận hay văn hóa phường hội (consensual hay clan culture); Văn hóa thứ bậc (hierarchical culture)
Trang 23Các mô hình văn hóa của tổ chức của Scholz lại tập trung tìm mối liên hệ giữa
VHTC với chiến lược hoạt động, gồm 3 nhóm: tiến triển (evolitional), nội sinh (internal) và ngoại sinh (external) Văn hóa tiến triển là những trường hợp chúng thay đổi liên tục theo thời gian Từ những nghiên cứu về văn hóa trên cơ sở lý thuyết quản lý chiến lược, Scholz đưa ra 5 dạng văn hóa thuộc nhóm tiến triển là: tiến triển
ổn định (stable) tiến triển phản ứng (reactive), văn hóa tiến triển tranh thủ (exploring), tiến triển dự phòng (onticipating), tiến triển sáng tạo (creative) Những hình thức văn hóa này thường tôn trọng nhân cách riêng, coi trọng thời gian, chấp nhận thử thách, theo đuổi triết lý và thích nghi với sự thay đổi
Các dạng Văn hóa tổ chức của Sethia và Klinov tiếp cận theo 2 phương diện:
mối quan tâm đến con người và mối quan tâm đến kết quả lao động Trong đó quan tâm đến con người thể hiện ở sự chăm lo cho phúc lợi của người lao động trong tổ chức, còn sự quan tâm đến kết quả lao động được thể hiện thông qua những nỗ lực của tổ chức nâng cao sản lượng, năng suất lao động Với 2 tiêu chí này, có thể phân loại VHTC thành 4 nhóm: Thờ ơ (apathetic), chu đáo (caring), thử thách (exacting), hiệp lực (intergative)
Nhóm các công trình bàn về vai trò của văn hóa trong mối quan hệ với yếu
tố chính trị, kinh tế và hiệu quả của tổ chức, của nền hành chính đã đi sâu phân
tích vai trò của văn hóa đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan,tổ chức, của nền hành chính trong mối quan hệ với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội Đặc biệt các tài liệu phân tích vai trò của văn hóa công vụ trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột, tạo động lực phát triển, tiêu biểu có thể kể đến như:
Tác giả Christopher Huhne (1993) trong nghiên cứu Economics: Public
sector must change its culture (Kinh tế học: khu vực công cần thay đổi văn hoá
của mình), tập trung nghiên cứu về vai trò của văn hoá công vụ, đã khẳng định văn hoá công vụ, văn hoá khu vực công là nhân tố quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động [112] Từ góc độ kinh tế, tác giả cho rằng văn hoá công vụ tác động đến các quan niệm về hiệu quả của khu vực công và những nỗ lực cải cách khu vực công Văn hóa công vụ quyết định các chuẩn mực công việc Chuẩn mực của cơ quan này có thể không phải là chuẩn mực của cơ quan khác Tác giả cũng
Trang 24chỉ ra rằng để khu vực công năng động hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn thì vấn
đề mấu chốt là thay đổi văn hoá công vụ Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu
phân tích khía cạnh hiệu quả công vụ, cũng chưa chỉ rõ những giá trị văn hoá công vụ của một nền công vụ hiện đại để làm cơ sở đánh giá tính phù hợp trong văn hóa trong hoạt động QLHC của một một quốc gia
Hai tác giả Brainard Guy Peters, Donald J Savoie (1995) trong cuốn
Governance in changing environement (Quản trị trong môi trường thay đổi),
McGill-Queen’s Press đã chỉ rõ rằng điều kết nối các hoạt động trong quản trị quốc gia không phải chỉ là các thiết chế, định chế, thể chế mà quan trọng hơn là
sự kết nối về văn hoá, văn hoá khu vực công nơi mà công chức tìm thấy sự chia
sẻ, tìm thấy niềm tin, tìm thấy giá trị của mình [109]
Giovanni Crema (2003) trong nghiên cứu Civil Service Reform in Europe
(Cải cách công vụ ở châu Âu), Committee on Economic Affairs and Development
nhấn mạnh văn hoá công vụ là yếu tố quyết định đến thành công của cải cách công vụ [117] Cùng chung quan điểm về vai trò của văn hoá công vụ đối với cải
cách công vụ, tác giả Nadeem Ul Haque (2007) trong nghiên cứu Why civil
service reforms do not work (Tại sao cải cách công vụ không có hiệu quả),
Pakistan Institute of Development đã chỉ rõ văn hoá công vụ là yếu tố quyết định đến cải cách công vụ Văn hoá công vụ liên quan đến yếu tố động lực làm việc, hành vi của công chức trong nền công vụ [128] Nghiên cứu về vai trò của văn hoá công vụ, một số nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá tác động của văn hoá công vụ với công cuộc cải cách ở các nước chuyển đổi Tác giả Bill K P
Chou trong nghiên cứu Civil Service Reform in China, 1993-2001: A Case of
Implementation Failure (Cải cách công vụ ở Trung Quốc 1993-2001: Nghiên cứu trường hợp về thất bại trong thực hiện), China: An International Journal, Volume
2, Number 2, September 2004 cũng cho rằng yếu tố văn hoá công vụ không phù hợp là rào cản cho các nỗ lực cải cách [108]
Ở một cách tiếp cận hẹp hơn, Dr C.H Leong (1999) trong nghiên cứu Civil
Service's Culture and Efficiency (Văn hoá công vụ và tính hiệu quả), Legislative
Council đã phân tích mối quan hệ giữa văn hoá công vụ và hiệu quả của nền công
Trang 25vụ Văn hoá công vụ ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự cam kết, tính trách nhiệm của
công chức [115] Tác giả Karen Prokopec (2013) trong bài viết Strengthening
public sector value through culture change (Tăng cường giá trị khu vực công
thông qua thay đổi văn hoá), Centre for Innovation and Workplace Culture in the
government of Ontario, Volume: 19 Issue: 2 cho rằng văn hoá công vụ có liên
quan đến động lực làm việc của công chức [124] Cũng đánh giá về vai trò của
văn hoá công vụ, tác giả Eddie Molloy (2012) trong nghiên cứu về Dysfunctional
culture of Civil Service management (Văn hoá quản lý bất cập trong lĩnh vực công), The Irish Times đề cập đến vấn đề điều gì sẽ xảy ra nếu văn hoá công vụ
không phù hợp Theo tác giả, hậu quả của điều này sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ rối loạn chức năng của văn hoá công vụ [116]
Thành tựu quan trọng của các nghiên cứu nước ngoài là các công trình bàn
về Phương pháp đo lường, đánh giá hoạt động quản lý tổ chức từ góc độ văn
hóa Tác giả Edgar H Schein (2010): Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo, Nxb
Thời đại-DT Book, Hà Nội, 2012; H.; Dean Tjosvold & Mary M Tjosvold
(2010): Tâm lý học dành cho lãnh đạo, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2010 và một số công trình khác tập trung nghiên cứu nội dung khảo sát đánh giá VHQL ở khu vực tư bằng những công cụ, phương pháp cụ thể, sâu sắc và đã có
những thử nghiệm thực tiễn đạt kết quả nhất định Tuy nhiên, mức độ kết hợp ứng
dụng trong khu vực tư chưa được rõ ràng và đầy đủ Ngược lại, những tài liệu nghiên cứu về hiệu quả quản lý dưới góc độ văn hóa ở khu vực tư thì lại chưa xây dựng những công cụ đo lường đánh giá mức độ cụ thể
Nhóm tài liệu nghiên cứu về Phương pháp khảo sát văn hóa, cơ chế đo
lường, kiểm soát văn hóa và các vấn dề liên quan đến việc thay đổi văn hóa của
tổ chức Dean Tjosvold & Mary M Tjosvold (2010): Tâm lý học dành cho lãnh
đạo, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, đã giới thiệu phương pháp khảo sát và đánh giá văn hóa theo nguyên tắc sau [20]: Thu thập dữ liệu bằng cách hỏi nhân viên xem họ cảm nhận gì về tổ chức Sau đó các cảm nhận này được tổng hợp lại và kết hợp thành một khái niệm trừu tượng hơn, thường xuất phát từ việc phân tích những nội dung trả lời theo các bảng câu hỏi, từ đó đề xuất một loại hình nằm trong nhận thức của người lao động Tiếp đến, các yếu tố này được dán nhãn và miêu tả trong nội dung tóm lược Các tác giả cũng nhấn mạnh
Trang 26đến khả năng giải mã các hiện tượng văn hóa từ nội bộ của tổ chức và vai trò của tương tác trong tổ chức đó; Edgar H Schein (2010): Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo, Nxb Thời đại-DT Book, Hà Nội, 2012 giới thiệu các cơ chế đo lường kiểm soát của người lãnh đạo để kiểm soát mức độ ảnh hưởng của văn hóa tới hiệu quả tổ chức trong khu vực tư Cách thức mà người lãnh đạo đối phó với các
sự kiện then chốt và những cuộc khủng hoảng mang tính tổ chức, phân bổ nguồn lực, xây dựng ngân sách, phân chia phần thưởng, tuyển dụng, thăng chức, giáng chức trong tổ chức Ông cũng cho rằng cần nghiên cứu xây dựng hệ thống phương pháp riêng áp dụng cho từng loại tổ chức trong từng giai đoạn Đối với hệ thống tổ chức đã trưởng thành, cần chú trọng những khác biệt văn hóa [31]
Trong nhóm tài liệu nghiên cứu về Giải pháp cụ thể trong phát triển VHQL,
văn hóa công vụ có thể kể đến các công trình như King, V (2002) What kind of civil service: an analytical comparison of alernative forms of public bureaucracy (Các loại công vụ: một phân tích so sánh về hình thức thay thế của mô hình quan
liêu công), Euro Faculty, Riga Centre, Latvia; Nattavud Pimpa (2012) Amazing Thailand: Organizational Culture in the Thai Public Sector, International
Business Research; Vol 5, No 11; 2012 [129] Cả hai tác giả này, dù ở hai quốc gia khác nhau đều đưa ra các giải pháp phát triển văn hoá công vụ bắt đầu bằng việc tạo lập thể chế, hệ thống hoá các giá trị tốt đẹp của văn hoá công vụ Các giá trị về sự công bình, tính trách nhiệm, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự công tâm trong quan hệ với công chúng… là những giá trị mà mọi nền công vụ cần phải hướng đến Những giá trị này cần được thể chế hoá, trở thành khuôn mẫu ứng xử trong hoạt động công vụ, cần cụ thể hoá bằng các bộ quy tắc ứng xử, bằng các hiến chương nghề nghiệp công chức, thậm chí được quy định trong Luật công chức Điều này để đảm bảo các giá trị văn hoá công vụ thấm nhuần trong các hoạt động của công chức
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước
Tài liệu nghiên cứu về giá hiệu quả QLNN chủ yếu có các công trình như:
tác giả Nguyễn Đăng Thành (Chủ biên) cuốn sách chuyên khảo: Đo lường và
Trang 27đánh giá hiệu quả QLHCNN, Nxb Lao động, 2012; tác giả Nguyễn Thị Thu Vân
trong cuốn sách chuyên khảo: Khung đánh giá tổng hợp - công cụ hoàn thiện
hoạt động của cơ quan nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, 2013; Võ Kim Sơn,
Chủ nhiệm đề tài cấp bộ về: Quản lý chất lượng toàn bộ và ISO trong hoạt động
hành chính nhà nước của Việt Nam, Học viện Hành chính quốc gia, 2006; Lê Thị
Vân Hạnh có bài viết trong kỷ yếu hội thảo Cải cách hành chính nhà nước ở Việt
Nam dưới góc nhìn của nhà khoa học: Cải cách hành chính từ góc nhìn kết quả
đầu ra, Học viện Hành chính, Nxb Lao động, 2011; Cải cách nền hành chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, CECODES-UNDP, Nxb Chính trị quốc gia,
2009; Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2010; Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, CECODES - Trung
ương mặt trận tổ quốc Việt Nam - UNDP - Hà Nội, 2009; Nguyễn Thị Thu Vân:
Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN, Tạp chí QLNN, tháng
7/2007; Nguyễn Thị Thu Vân về "Các chỉ số quốc tế về hiệu quả QLNN", bài viết
trên Tạp chí QLNN, tháng 3/2014
Nhìn chung, các tài liệu này đều tập trung giới thiệu các khái niệm, phân loại hiệu quả QLHCNN, các lý thuyết về đánh giá hiệu quả QLHCNN Trong công trình của tác giả Nguyễn Đăng Thành đã giới thiệu về khái niệm hiệu quả và các thuật ngữ liên quan như hiệu suất, hiệu ích, hiệu năng, năng suất cũng như phân biệt hiệu quả từ góc độ tài chính, kinh tế Về lịch sử lý thuyết hành chính, quan niệm phổ biến về hiệu quả QLHCNN từ góc độ hiệu suất và hiệu quả kinh tế, nhưng các cách tiếp cận hiện đại được xây dựng trên cơ sở rộng hơn: Hiệu quả xã hội của QLHCNN là mức độ đáp ứng của kết quả với nhu cầu, mong đợi của khách hàng và nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả
xã hội Tuy nhiên, hiệu quả, tính hiệu quả trong công trình này chưa được làm rõ
dưới góc độ văn hóa Cũng ở công trình này tác giả cũng giới thiệu về các lý
thuyết đánh giá hiệu quả QLHC hiện hành Chủ đề này cũng được đề cập đến
trong tài liệu của Nguyễn Thị Thu Vân trong cuốn sách chuyên khảo: Khung
đánh giá tổng hợp - công cụ hoàn thiện hoạt động của cơ quan nhà nước [97]
Tác giả Võ Kim Sơn đã trình bày các nội dung đánh giá hiệu quả QLNN khá
cụ thể từ góc độ kinh tế, tổng hợp Công trình đã đi sâu nghiên cứu cả về mặt lý
Trang 28luận cũng như tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn về đánh giá hiểu quả qua các chỉ
số và cách thức áp dụng trong khu vực công Tuy nhiên góc độ kinh tế của hiệu quả QLHCNN là một trong những nhân tố quan trọng trong cải cách dù đã được đưa vào đánh giá dưới góc độ tổng hợp nhưng chưa được đi sâu nghiên cứu như một yếu tố mang tính cơ bản và quyết định [64]
Bài viết trong kỷ yếu hội thảo ''Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
dưới góc nhìn của nhà khoa học'' của tác giả Lê Thị Vân Hạnh Cải cách hành
chính từ góc nhìn kết quả đầu ra, Học viện Hành chính, Nxb Lao động, 2011 đề
cập đến việc phân loại hiệu quả QLHCNN theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo tính tổng thể, các dạng hiệu quả, khách thể quản lý, kết quả quản lý, thời gian và lợi ích Ngoài ra còn một số tiêu chí phân loại khác gắn với chức năng của nhà nước, phản ánh bản chất, vai trò hoạt động QLNN Mỗi dạng hiệu quả đòi hỏi những tiêu chí và phương pháp đánh giá tương ứng [40]
Nhiều tài liệu chuyên khảo, đề tài cấp Bộ, luận án, bài báo, tạp chí đã trình bày các nội dung đánh giá hiệu quả QLNN cụ thể từ góc độ kinh tế, tổng hợp Các công trình này chủ yếu vận dụng các chỉ số đánh giá của các tài liệu nghiên cứu nước ngoài, đó là Key Perforrmance Indicator, Khung đánh giá tổng hợp (common Assessment Frame Work- CAF) là công cụ quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) được xây dựng trên sự kết hợp giữa mô hình hoàn thiện quản lý của Quỹ Châu Âu về quản lý chất lượng (The European Foundation for Quality Management -EFQM) và mô hình do trường Đại học tổng hợp về khoa học hành chính của Đức tại thành phố Speyer đề xuất
Điều quan trọng là thực tiễn ở Việt Nam đã đánh giá kết quả hành chính thông qua các chỉ số như: Đánh giá kết quả trực tiếp qua áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 Đánh giá hiệu ích thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (provincial Competitiveness Index) Đánh giá hiệu quả được thực hiện thông qua chỉ số PAPI (Public Administration Performance Index) chỉ số về cảm nhận của người dân về hiệu quả QLHC công cấp tỉnh
Tóm lại, với góc độ đánh giá hiệu quả tổng hợp hoặc kinh tế các công tình
nghiên cứu nêu trên đã có những đóng góp đang ghi nhận về lý luận và thực tiễn
đánh giá hiệu quả QLHCNN
Trang 291.2.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước từ góc
độ văn hóa
Hiện nay, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về hiệu quả QLHCNN từ góc độ văn hóa chưa nhiều, có một số công trình đã nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi nhìn nhận các yếu tố văn hóa trong quản lý dưới góc độ kinh tế, xã hội, thực tế chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này một cách tổng thể
Tuy nhiên cũng có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Huỳnh Văn
Thới: Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học trọng
điểm cấp nhà nước, Bộ khoa học và công nghệ, 2015; Lê Quý Đức, chủ nhiệm đề
tài Văn hoá lãnh đạo, quản lý - vấn đề và giải pháp, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; Nguyễn Thu Linh (chủ nhiệm đề tài): VHTC
- Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển VHTC ở Việt Nam, Đề tài khoa học
cấp bộ, Hà Nội, 2004; Trịnh Thanh Hà, luận án tiến sĩ QLHC công 62.34.82.01:
Xây dựng văn hoá ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay, Học viện Hành chính, 2009; Vũ Anh Tuấn: Văn hoá hành chính trong cải cách hành chính hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn
phòng Quốc hội, số 15 (176), tháng 8/2010; Nhóm tập thể tác giả Nguyễn Văn
Dung, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hưng (2010) trong cuốn VHTC và lãnh đạo, Nxb Giao thông vận tải; Phạm Ngọc Thanh chủ nhiệm đề tài "Đổi mới văn hoá
lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay", Đề tài KX.03.21/06-10 đề cập đến
khái niệm văn hoá lãnh đạo, quản lý; Bùi Tiến Quý, trong bài viết "Bàn về xây
dựng và phát triển văn hoá QLNN", Tạp chí Công nghiệp, số 7/2006; Vũ Anh Tuấn, trong bài viết "Văn hoá hành chính trong cải cách hành chính hiện nay",
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 15 (176), tháng 8/2010,
tr.39-41; Đào Văn Bình, trong cuốn sách Những tác động của văn hoá quản lý
đến các mối quan hệ kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, năm 2009; Nguyễn Mạnh Quân: Đạo đức kinh doanh và văn hóa
công ty, giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Kinh tế quốc dân, 2012; Tập
bài giảng VHHC (dùng cho hệ đào tạo cử nhân hành chính), Hà Nội, 2010; Đào Văn Bình: Xây dựng và phát triển văn hoá QLNN đối với doanh nghiệp ở Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008
Trang 30Nói chung, những vấn đề về tính văn hóa trong QLHCNN được đề cập gồm các nội dung như sau:
- Khái niệm, ý nghĩa và nội dung yếu tố văn hóa trong quản lý tổ chức, mối quan hệ giữa quản lý và lãnh đạo với yếu tố văn hóa, các dạng văn hóa, vai trò ý nghĩa của việc xem xét tính văn hóa trong quản lý tổ chức Các tài liệu đề cập nhiều đến các kinh nghiệm tìm hiểu, vận hành, quá trình phát triển, thay đổi các yếu tố cấu thành văn hóa trong quản lý phần nhiều là các kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức, doanh nghiệp
- Khái niệm, vai trò, đặc thù của VHHC, văn hóa công vụ, văn hóa ứng xử công vụ, kinh nghiệm thực tiễn quản lý và những giải pháp liên quan đến phát triển văn hóa công vụ ở Việt Nam
Một số tác giả cũng tập trung nghiên cứu của mình vào Phương pháp đo lường,
đánh giá hoạt động quản lý tổ chức từ góc độ văn hóa, như: Nguyễn Mạnh Quân
(Tài liệu đã dẫn); Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hưng (2010):
VHTC và lãnh đạo, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Các tác giả chủ yếu kế thừa các
nghiên cứu của nước ngoài mà chúng tôi đã trình bày tại mục 1.1.2 trên đây
Bên cạnh các công trình có tính lý luận, còn có nhóm các công trình nghiên cứu về VHTC, văn hóa công vụ ở Việt Nam với sự tổng kết đánh giá hiệu quả VHHC, văn hóa công vụ ở Việt Nam Tuy có đề xuất giải pháp nhưng chưa có công trình nào trình bày phương pháp đo lường đánh giá khía cạnh này cũng như mức độ liên quan đến hiệu quả, kết quả tổng hợp cuối cùng của hành chính nhà nước Tiêu biểu cho các công trình nhóm này có thể kể đến:
Đề tài khoa học cấp bộ VHTC - Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển
VHTC ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thu Linh chủ nhiệm, Hà Nội, 2004, chỉ ra
những hạn chế của văn hoá tổ chức hành chính ở Việt Nam từ các góc độ khoảng cách quyền lực, mối quan hệ tập thể, cá nhân Cơ chế trao đổi thông tin thường theo xu hướng chỉ đạo từ trên xuống nhiều hơn, các nhà lãnh đạo thường khó khăn để có được những thông tin phản hồi của cấp dưới về những quyết định quản lí Những nhận định về thực trạng văn hoá tổ chức mới chỉ phản ánh một vài khía cạnh của văn hoá công vụ, mang tính mô tả nhiều hơn là đánh giá thực trạng, đánh giá tác động của yếu tố văn hoá đến hiệu quả hoạt động [52]
Trang 31Đề tài do Huỳnh Văn Thới chủ nhiệm (2015): Văn hóa công vụ ở Việt Nam
hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước, Bộ khoa học và
công nghệ, đã tập hợp và xây dựng các tiêu chí đánh giá đặc điểm nền văn hóa công vụ ở Việt Nam [76]
Tác giả Trịnh Thanh Hà, trong bài viết "Những vấn đề cần giải quyết trong
xây dựng văn hoá ứng xử công vụ", Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 9/2007,
cho rằng văn hoá ứng xử công vụ mới hình thành, còn sơ khai, chưa đầy đủ… Có thể nói, những khía cạnh của thực trạng văn hoá công vụ mới được đề cập mang tính đơn lẻ Ở góc độ nhất định gắn với, các khía cạnh này gần với yếu tố văn hoá
tổ chức công vụ [34]
Các tác giả đã tiến hành phân tích đánh giá các chỉ số về thực hiện văn hóa công vụ ở cấp độ cá nhân và hệ thống Tuy nhiên, các công trình nói trên chưa xây dựng công thức đo lường tổng hợp về chất lượng VHQL hành chính nói chung cũng như chưa gắn kết quả khảo sát chất lượng văn hóa công vụ với các chỉ số về hiệu quả QLNN nói chung như khối lượng công việc, mức độ, uy tín của chính quyền đối với dân… chưa xây dựng công thức về mối liên quan giữa yếu tố văn hóa với hiệu quả QLHCNN
Không thể không kể đến các công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
giải pháp điều chỉnh, tăng cường tính hiệu quả quản lý từ góc độ văn hóa cho dù
các công trình này mới trình bày cơ sở và điều kiện chứ chưa xây dựng công cụ
cụ thể, phương pháp đo lường đánh giá khía cạnh văn hóa trong hiệu quả quản lý HCNN và mức độ ảnh hưởng của tính văn hóa trong hiệu quả QLHCNN Các công trình này có thể kể đến như:
Các tác giả Nguyễn Minh Đoan (chủ biên), Bùi Thị Đào, Nguyễn Văn Năm
trong cuốn sách Pháp luật, lối sống và văn hoá công sở, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
năm 2011 cho rằng để hoàn thiện văn hoá hành chính cần ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng cho các tổ chức; phân công, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức; hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến VHHC như quy chế VHCS, quy tắc ứng xử trong thực thi công vụ và các văn bản hướng dẫn thi hành, vấn đề nêu gương của người đứng đầu cũng được xem là một giải pháp để phát triển văn hoá hành chính [28]
Trang 32Tác giả Đỗ Khánh Tặng trong bài viết "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong xây dựng văn hoá lãnh đạo và văn hoá quản lý", Tạp chí Tư tưởng văn hoá,
số 5/2005 [67], Lê Như Hoa trong "Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá chính trị",
Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 9/2005 lại cho rằng kế thừa và phát huy tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa cũng là một giải pháp hữu hiệu để xây dựng văn hóa công vụ [45]
Tác giả Nguyễn Hữu Hải, trong bài viết "Về tiêu chí đánh giá chất lượng đào
tạo cán bộ, công chức", Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 9/2008, xem đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức như một giải pháp để xây dựng văn hoá quản lý chuyên nghiệp [38]
Tác giả Vũ Anh Tuấn, trong bài viết "Văn hoá hành chính trong cải cách
hành chính hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 15
(176), tháng 8/2010, tr.39-41, cho rằng để phát triển văn hoá hành chính một mặt, phải bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá hành chính truyền thống nhưng mặt khác, phải biết hội nhập để chọn lọc và tiếp thu những giá trị văn hoá hành chính của nhân loại Bài học về sự kết hợp các giá trị văn hoá hành chính dân tộc với các giá trị văn hoá hành chính từ bên ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore chắc chắn sẽ có những ý nghĩa tham khảo thiết thực với chúng ta trong tiến trình cải cách hành chính hiện nay [92]
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
Một số bài nghiên cứu của các tác giả tập trung vào vấn đề văn hóa chất lượng trong các nhà trường như: ''Năng lực chất lượng - yếu tố hình thành văn
hóa chất lượng trong trường đại học'' của Đỗ Đình Thái, Tạp chí Giáo dục, số
322, tháng 11/2013; ''Mô hình văn hóa chất lượng trường Đại học Trà Vinh'' của
Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Tạp chí Giáo dục, số 362, tháng 7/2015; ''Tổng thuật
một số nghiên cứu về văn hóa chất lượng trường đại học'' của Nguyễn Thị Ngọc
Xuân, Tạp chí Giáo dục, số 370, tháng 11/2015; ''Xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Kĩ thuật - Hậu cần Công an nhân dân'' của Đặng Việt Xô, Tạp chí
Giáo dục, số 390, tháng 9/2016; ''Xây dựng văn hóa chất lượng trong môi trường
Trang 33giáo dục'' của Nguyễn Thành Vinh, Tạp chí Giáo dục, số 264, tháng 6/2011 và
''Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng tại trường Đại học Công nghệ thông
tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh'' của Lê Thị Phương, Tạp chí
Giáo dục, số tháng 8/2018 Các công trình này đều cho thấy: các trường đại học
phải tự tạo lập các giá trị cốt lõi của văn hóa chất lượng của mình trên cơ sở xây dựng các kế hoạch chất lượng, tiêu chí đánh giá về văn hóa chất lượng, từ đó tạo
ra chất lượng bền vững, giá trị niềm tin, sự hài lòng của các thành viên trong tổ chức cùng được phát triển, chia sẻ, tạo lập nên môi trường văn hóa chất lượng đồng thuận Văn hóa chất lượng trong các trường đại học còn là sự tham gia rộng rãi của từ lãnh đạo, quản lí đến nhân viên, học viên, sinh viên trong các hoạt động
có liên quan đến chất lượng đào tạo, v.v Các tác giả cũng chỉ ra rằng bản chất của việc xây dựng văn hóa chất lượng trong trường đại học là nhằm tạo nên môi trường chất lượng và các hoạt động văn hóa trong nhà trường Các thành phần của môi trường bao gồm: môi trường học thuật (gồm các hoạt động nghiên cứu, trao đổi, giảng dạy học thuật); môi trường xã hội (gồm tổ chức, quản lí, xây dựng quy chế, định hướng cho các hành vi và hoạt động của trường và các thành viên trong trường); môi trường nhân văn (thực hiện quyền dân chủ; thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong trường; xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp để các thành viên thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả…); môi trường văn hóa (hệ thống các giá trị chuẩn mực, các giá trị văn hóa, niềm tin, chuẩn mực xử sự được các thành viên đồng thuận, thực hiện, góp phần nâng cao văn hóa chất lượng của nhà trường đó) và môi trường tự nhiên (cảnh quan, cơ sở vật chất góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường)
Đặng Quốc Bảo trong bài viết ''Kiến giải về văn hoá nhà trường và quản lý
xây dựng văn hoá nhà trường'', Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 84, tháng 9/2012,
đã khẳng định rằng quản lý xây dựng văn hoá nhà trường người lãnh đạo nhà trường phải xây dựng được các thiết chế, các thông điệp quản lý và các nội dung quản lý văn hoá nhà trường [3]
Trang 34Theo Nguyễn Viết Chức trong cuốn Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống
và đời sống văn hóa ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001
đề cập tới nội dung xây dựng văn hoá nhà trường là giáo dục nếp sống lành mạnh cho sinh viên và xử lý các mối quan hệ giữa thầy với thầy, thầy và trò, trò với trò, giữa thầy, trò với các cán bộ công nhân viên [16]
Tài liệu Xây dựng và phát triển nhà trường của Khoa Quản lí giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2014) đề cập tới những vấn đề cơ bản của văn hóa nhà trường như lịch sử hình thành và phát triển, tầm quan trọng của văn hóa nhà trường, cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường… Theo tài liệu này, biểu hiện của văn hóa nhà trường gồm: các yếu tố bề nổi - những yếu tố có thể quan sát được (ngoại cảnh, sứ mạnh, tầm nhìn, logo, phù hiệu, các nghi thức, hoạt động của giáo viên, giao tiếp…) và các yếu tố bề sâu - là những yếu tố không trực tiếp quan sát được mà phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường (mong muốn, nhu cầu, cảm xúc của các thành viên nhà trường, sự phân bổ quyền lực trong nhà trường, các giá trị được coi trọng như sự sáng tạo, đổi mới, hợp tác; các giá trị trong các mối quan hệ như sự tôn trọng, tin tưởng, chân thành…) [89]
Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục của Nguyễn Thị La Quản lí xây dựng văn
hóa nhà trường tại Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2019, thông qua hai cách tiếp cận cơ bản là tiếp cận VHTC và tiếp cận chức năng quản lí cùng các phương pháp nghiên cứu khác đã chứng minh giả thuyết: Trong các nhà trường, học viện ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý xây dựng văn hoá nhà trường còn chưa đạt được hiệu quả cao Nếu vận dụng phương thức quản lý chức năng để quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại Học viện Hành chính Quốc gia thông qua đề xuất hệ thống giải pháp đảm bảo đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi thì sẽ duy trì và phát triển văn hoá nhà trường ổn định và PTBV [50]
Luận án tiến sĩ Chính trị học của Trần Thị Tùng Lâm Hiệu quả giáo dục văn
hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay, Học viện
Báo chí Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2017 Trên cơ
sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả giáo dục văn hóa học
Trang 35đường cho sinh viên, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục văn hóa học đường, luận án đánh giá thực trạng hiệu quả giáo dục văn hóa học đường và
đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay [51]
1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA LUẬN ÁN
1.3.1 Những kết quả đạt được trong nghiên cứu hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
Nhìn chung, các tài liệu, công trình trong nước và nước ngoài đã có đóng góp nhất định trong qua trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả QLHCNN về giáo dục từ góc độ văn hóa
Các tài liệu nước ngoài đã trình bày những vấn đề mang tính lý luận như khái niệm, lý thuyết đánh giá hiệu quả hành chính nhà nước, đồng thời cũng đã nghiên cứu các vấn đề mang tính thực tiễn như chỉ số, phương pháp đánh giá hiệu quả QLHCNN Về đánh giá hiệu quả quản lý từ góc độ văn hóa, các tài liệu nước ngoài tập trung vào phát triển lý thuyết xây dựng văn hóa trong tổ chức vi mô và các khu vực tư, các dạng thức văn hóa, quá trình thẩm định và giải mã các hiện tượng văn hóa trong tổ chức
Các tài liệu trong nước kế thừa các lý thuyết đánh giá hiệu quả QLHCNN, trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát và đề ra giải pháp ứng dụng việc đánh giá hiệu quả QLNN trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng hướng đến xây dựng giải pháp đánh giá văn hóa công vụ trong môi trường đặc thù Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về văn hóa giáo dục hay văn hóa nhà trường cũng tập trung ở khía cạnh nghiên cứu để thấy được những yếu tố cấu thành của văn hóa nhà trường như yếu tố bề nổi hay bề sâu, đề xuất nâng cao văn hóa chất lượng nhà trường từ phạm vi của từng nhà trường riêng lẻ
1.3.2 Những khoảng trống cần được nghiên cứu tiếp
Dù đã xây dựng được hệ thống lý thuyết đánh giá cũng như các bài học kinh nghiệm trong áp dụng đánh giá hiệu quả quản lý Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa vẫn để lại những khoảng trống cần được nghiên cứu tiếp
Trang 36Các tài liệu nước ngoài chủ yếu vẫn xem xét khái niệm từ góc độ quản trị học và tổng hợp, các tài liệu về đánh giá văn hóa công vụ tập trung ở cấp độ hệ thống và cá nhân, chưa xây dựng giải pháp gắn kết kết quả đánh giá văn hóa công
vụ với nội dung đo lường tính hiệu quả của QLNN cũng như chưa xây dựng giải pháp đánh giá kết hợp đánh giá nội dung này giữa các cấp độ cá nhân, tổ chức và
hệ thống Đánh giá hiệu quả hoạt động này từ góc độ văn hóa tuy có được đề cập trong nội dung đánh giá các chỉ số tổng hợp nhưng chưa được xây dựng như một
hệ thống lý thuyết đầy đủ, riêng biệt
Các công trình nghiên cứu trong nước chưa xây dựng các công cụ, tiêu chí đo lường hiệu quả quản lý nhà nước gắn với đánh giá hiệu quả văn hóa công vụ cũng như chưa xây dựng được tiêu chí, công cụ cũng như hệ thống giải pháp đánh giá hiệu quả quản lý hành chính về giáo dục từ góc độ văn hóa trong công sở vi mô hành chính nhà nước ở Việt Nam
Các khái niệm, nội dung liên quan đến khía cạnh văn hóa trong hiệu quả quản lý HCNN chưa thống nhất và còn có sự chồng lấn với quan niệm về văn hoá hành chính,
văn hoá công sở, văn hoá lãnh đạo, quản lý, văn hoá quản lý nhà nước Các nhân tố
tác động đến hiệu quả quản lý HCNN từ góc độ văn hóa ở Việt Nam chưa được hệ thống, phân tích, làm cơ sở để luận giải về những phương diện tích cực, những hạn chế của nó Chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá, phát triển văn hoá quản
lý, chưa có giải pháp đánh giá hiệu quả quản lý dưới góc độ văn hóa ở Việt Nam với cách tiếp cận toàn diện, hệ thống Cách tiếp cận đơn lẻ không thể bảo đảm hiệu quả cho hoạt động này
Có thể nói, hiện nay chưa có nghiên cứu về hiệu quả quản lý hành chính nhà nước từ góc độ văn hóa ở Việt Nam Vấn đề hiệu quả quản lý hành chính từ góc độ văn hóa chỉ được đặt ra trong tài liệu đánh giá mang tính tổng hợp về hiệu quả hành chính, mới mang tính gợi mở mà chưa đi vào nghiên cứu cụ thể, có hệ thống
Thực trạng của văn hoá quản lý hành chính của Việt Nam cũng chưa được đánh giá đầy đủ và hệ thống trên cơ sở một nghiên cứu với cách tiếp cận liên ngành, kết hợp định lượng và định tính Các công trình đánh giá về quản lý giáo dục chưa tiếp cận tới nội dung quản lí hành chính về giáo dục từ góc độ văn hóa
Trang 37Từ đây, vấn đề đặt ra là cần có những nghiên cứu chuyên biệt về tính văn hóa, yếu tố văn hóa trong quản lý hành chính Nhà nước Những nghiên cứu này cần cho kết quả đo lường, đánh giá được cũng như xác định được mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của quản lý hành chính Nhà nước Hiệu quả của quản lý hành chính Nhà nước cần được đánh giá không chỉ dưới góc độ kinh tế mà còn dưới góc độ văn hóa Cần xây dựng những bộ công cụ, đo lường, đánh giá, lượng hóa được yếu tố này trong hiệu quả tổng thể của quản lý hành chính nhà nước làm cơ sở để phân tích những yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả cải cách hành chính Các công trình nghiên cứu ở trong nước đã chú ý đến nhân tố văn hóa trong QLHC, vận dụng các giá trị văn hóa để soi chiếu, đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao hàm lượng văn hóa trong QLNN Các nghiên cứu về VHQL, VHCS, văn hóa công vụ đã phản ánh rõ điều này Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề đánh giá hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa như một công trình chuyên biệt thuộc chuyên ngành Quản lý công Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài này là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận, cả về thực tiễn hiện nay
Trang 38- Những yếu tố liên quan đến việc đánh giá hiệu quả QLHC từ góc độ văn hóa được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như những tác nhân có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả quản lý và khắc họa bản sắc của cơ quan QLHC, xác định các khung đánh giá, các bộ chỉ số đánh giá tổng hợp Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện, hệ thống và đầy đủ như một hướng tiếp cận riêng biệt trong đánh giá hiệu quả QLHCNN
Các tác giả nghiên cứu về VHQL chưa đưa ra phương pháp để đo lường đánh giá tính hiệu quả của QLHCNN từ góc độ văn hóa, chưa xây dựng được hệ đánh giá mang tính hoàn chỉnh, đồng bộ và chuyên sâu về yếu tố văn hóa trong QLHCNN Những công trình đánh giá sử dụng yếu tố văn hóa để đánh giá mới chỉ dừng ở mức độ như là những tiêu chí kết hợp trong đánh giá hiệu quả tổng thể cũng như chưa sử dụng việc đánh giá chuyên biệt tính văn hóa trong mối liên quan đến hiệu quả tổng thể của QLHCNN về giáo dục
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cho thấy, cần phải có nghiên cứu toàn diện hơn về hiệu quả QLNN về giáo dục từ góc độ văn hóa Đặc biệt là để đánh giá hiệu quả quản lý về giáo dục từ góc độ văn hóa, cần phải xây dựng bộ tiêu chí phản ánh góc nhìn từ văn hóa Đây là điều khác biệt so với đánh giá hiệu quả QLGD từ góc độ kinh tế hay các góc
độ khác Đây cũng là những vấn đề mà luận án tiếp tục giải quyết ở các chương sau
Trang 39Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
2.1.1 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Đặc trưng của QLHCNN phụ thuộc vào chế độ chính trị, mức độ phát triển kinh tế, xã hội Quản lý HCNN mang tính quyền lực nhà nước
và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của tổ chức và cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Theo các tác giả của Giáo trình hành chính công thì QLHCNN là "sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân" [47]
Theo nghĩa rộng, QLHCNN là quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước và của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi được nhà nước trao quyền nhân danh nhà nước Theo nghĩa hẹp, QLHCNN là hình thức hoạt động của nhà nước thuộc lĩnh vực chấp hành và điều hành được thực thi
chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm đảm bảo chấp hành các quy
định của cơ quan quyền lực nhà nước
Trong phạm vi luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm QLHCNN theo nghĩa hẹp, tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các cơ quan QLHCNN từ góc độ văn hóa
Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam định nghĩa: "Cơ quan hành chính nhà
nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia vào các quan hệ
Trang 40quản lý nhân danh quyền lực nhà nước" [33, tr.185] Cùng với tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội, người dân ngày càng quan tâm hơn đối với kết quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Người dân và cộng đồng xã hội mong đợi những kết quả đánh giá khách quan, khoa học về những mặt được và những mặt chưa được của các cơ quan hành chính nhà nước Chính vì vậy, việc
có những đánh giá khoa học về chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước chính là sự thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với người dân, thể hiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước Vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng cụ thể sẽ giúp cho người dân và các chủ thể khác có thể giám sát, đánh giá toàn diện về kết quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
2.1.2 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước về giáo dục- đào tạo
- Khái niệm giáo dục
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thể hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội
- Khái niệm đào tạo
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, v.v một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người
- Khái niệm QLHCNN về GD&ĐT
Quản lý hành chính nhà nước về GD&ĐT là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động GD&ĐT, do các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện