NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ PHENOL TRONG NƯỚC BẰNG THAN HOẠT TÍNH ĐIỀU CHẾ TỪ MÙN CƯA GỖ THÔNG INVESTIGATING THE ADSORPTION ABILITY OF PHENOL BY ACTIVE CARBON WHICH PRODUCE FROM THE SAWDUST OF PINE TREE 10 ĐIỂM

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ PHENOL TRONG NƯỚC BẰNG THAN HOẠT TÍNH ĐIỀU CHẾ TỪ MÙN CƯA GỖ THÔNG INVESTIGATING THE ADSORPTION ABILITY OF PHENOL BY ACTIVE CARBON WHICH PRODUCE FROM THE SAWDUST OF PINE TREE 10 ĐIỂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Điện - Điện tử - Viễn thông NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ PHENOL TRONG NƯỚC BẰNG THAN HOẠT TÍNH ĐIỀU CHẾ TỪ MÙN CƯA GỖ THÔNG INVESTIGATING THE ADSORPTION ABILITY OF PHENOL BY ACTIVE CARBON WHICH PRODUCE FROM THE SAWDUST OF PINE TREE Lê Văn Thủy, Vũ Hoàng Phương Email: levanthuydhsdgmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 25122017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 2632018 Ngày chấp nhận đăng: Tóm tắt Trong báo cáo này, chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol trong nước bằng than hoạt tính được điều chế từ phế phẩm mùn cưa gỗ thông. Than hoạt tính được hoạt hóa bằng phương pháp hóa học theo các giai đoạn than hóa bởi axit sunfuric 98 tại nhiệt độ 1500C, sau đó kích hoạt bởi nhiệt độ 5000C và 7000C lần lượt trong 60 phút và 30 phút. Hình thái và diện tích bề mặt vật liệu được nghiên cứu bằng phương pháp vật lý hiện đại như SEM, BET. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ phenol của than hoạt tính được khảo sát gồm: pH, nồng độ phenol và thời gian hấp phụ, động học hấp phụ được nghiên cứu bởi các mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, Freundlich và mô hình động học hấp phụ bậc 1, bậc 2. Kết quả cho thấy vật liệu than hoạt tính có diện tích bề mặt đạt 338.1m2g, tại các điều kiện thích hợp như: nhiệt độ 250C, pH= 7, hàm lượng chất hấp phụ 3 gl, nồng độ phenol 30 mgl; hiệu suất hấp phụ đạt 81.1. Động học hấp phụ cho thấy quá trình hấp phụ phenol phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir và tuân theo phương trình động học bậc 2. Từ khóa: Hấp phụ; phenol; động học. Abstract For this report, we investigate the adsorption ability of phenol in water by active carbon which created from the sawdust if pine tree. The active carbon is activated by chemical method following steps: Firstly, Sulfuric acids 98 at 1500C after that at 5000C and 7000C and keeping in 60 minutes and 30 minutes, respectively. The morphology and cross area is determined by SEM and BET. The factors which effect on the adsorption ability are pH, the phenol concentration and adsorption time. The adsorption process is investigated obeying the Langmuir-Freundlich equation and the dynamic quadratic equation; the linear equation. Finally, the optimum adsorption condition is at 250C, pH=7, the adsorption concentration about 3 gl and phenol concentration about 30 mgl. For this condition, the yield is 81.1. In addition, the dynamic adsorption equation of this process follows the Langmuir theory and dynamic quadratic equation. Keywords: Adsorption; phenol; kinetics. 1. MỞ ĐẦU Ô nhiễm nước tác động rất nghiêm trọng đến môi trường và ngày càng tăng cùng với sự gia tăng các ngành công nghiệp. Phenol là một trong những thành phần chính gây ô nhiễm nguồn nước thải phát sinh từ các ngành công nghiệp hóa chất như dầu mỏ và hóa dầu, khí đốt và sản xuất than cốc, sản xuất nhựa và các ngành công nghiệp liên quan. Phenol có độc tính cao ngay cả khi nồng độ thấp và rất khó phân hủy bởi vi khuẩn vì thế loại bỏ phenol trong nước thải trước khi đưa ra môi trường là thực sự cần thiết 1. Nhiều phương pháp xử lý phenol khác nhau đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng như oxy hóa, điện hóa, sinh học, quang xúc tác, hấp phụ…đã được báo cáo. Trong đó phương pháp hấp phụ được đặc trưng bởi hiệu quả cao, chi phí thấp, các nguyên liệu đầu vào dồi dào, tận dụng tốt các nguyên liệu thải của các quá trình sản xuất khác. Than hoạt tính là loại vật liệu được nghiên cứu sử dụng cho hấp phụ nói chung và hấp phụ phenol nói riêng bởi các đặc tính như diện tích bề mặt riêng lớn, các nhóm chức đa dạng phân bố trên hệ thống mao quản và bề mặt, khả năng hấp phụ các chất hữu cơ ô nhiễm cao. Nhằm giảm chi phí tối thiểu, rất nhiều hướng nghiên cứu cố gắng tìm kiếm nguồn nguyên liệu điều chế than hoạt tính giá rẻ từ sản phẩm phụ nông nghiệp như vỏ lạc, vỏ hành tây, trấu, sợi đay, bã mía, mùn cưa…2. Sử dụng hóa chất để kích hoạt than hoạt tính thường có ưu điểm hơn so với các phương pháp vật lý do nhiệt độ kích hoạt thấp hơn và thời gian ngắn hơn 3. Kích hoạt hóa chất có sự hỗ trợ của nhiệt độ sẽ nâng cao độ xốp và phát triển cấu trúc mao quản. Các hóa chất có thể dùng thường là các dung dịch axit ( H2SO4, HNO3, H3PO4), các dung dịch kiềm (NaOH, KOH) hoặc các dung dịch muối (ZnCl2, K2CO3), trong đó sử dụng axit kích hoạt sẽ thu được than hoạt tính có diện tích bề mặt riêng lớn hơn so với kiềm hoặc dung dịch muối khác 3. Với hàm lượng cacbon cao (thành phần mùn cưa chỉ gồm cellulose, lignin và hemicelllulose), thường ít lẫn các tạp chất vô cơ vì vậy mùn cưa được đánh giá là nguồn nguyên liệu sạch, giá rẻ, đặc biệt các nghiên cứu về khả năng hấp phụ của than hoạt tính điều chế từ mùn cưa đối với các ion kim loại cũng như các chất hữu cơ ô nhiễm là rất hiệu quả 6. Tại Chí Linh, Hải Dương trữ lượng gỗ thông lớn, nhiều cơ sở doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ thông do đó lượng chất thải mùn cưa lớn, chủ yếu dùng để đun nấu và cung cấp cho hộ gia đình trồng nấm hoặc hoa lan. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều chế than hoạt tính từ mùn cưa gỗ thông bằng cách kích hoạt H2SO4 và ứng dụng vào xử lý nước ô nhiễm phenol. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (THỰC NGHIỆM) 2.1. Vật liệu nghiên cứu. Mùn cưa gỗ thông được thu thập từ các cơ sở sản xuất đồ gỗ trên địa bàn phường Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương. Các hóa chất Phenol (99), H2SO4 98, 4- aminoantipyrine, KNO3, HCl, NaOH loại AR, Trung Quốc và các dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ khoa Công nghệ Hóa học và Thực Phẩm, Đại học Sao Đỏ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1. Điều chế than hoạt tính từ mùn cưa. Mùn cưa được rửa sạch liên tục trong nước cất nhằm loại bỏ các tạp chất có thể hòa tan được sau đó phơi khô và sàng qua rây kích thước cỡ 0.5 (mm). Cân chính xác 5 gam mùn cưa ngâm tẩm trong 50 ml dung dịch H2SO4 98, gia nhiệt 1500C trong 60 phút. Chất rắn màu đen thu được sau khi sấy rửa sạch bằng nước cất đến trung tính, sau đó đưa vào lò nung và gia nhiệt tại các nhiệt độ 5000C (trong 60 phút), 7000C (trong 30 phút). Than được lấy ra và để nguội đến nhiệt độ phòng, bảo quản trong túi hút ẩm, ký hiệu là CGT. 2.2.2. Nghiên cứu các đặc trưng của vật liệu - Điểm đẳng điện của vật liệu (CGT): sử dụng 09 bình tam giác, mỗi bình chứa 250 ml dung dịch KNO3 0.1M, pH0 của dung dịch được điều chỉnh bởi dung dịch HCl 1M và NaOH 1M tương ứng đạt các giá trị: 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Cho vào mỗi bình 5.0 gam vật liệu CGT lắc đều trong 2h, lọc và đo pH của dịch lọc xác định được giá trị pHi, xây dựng đồ thị sự phụ thuộc0ΔpH = pH - pH i vào pH0, giao điểm của đồ thị với trục hoành xác định điểm đẳng điện của vật liệu CGT. - Hình thái bề mặt vật liệu: Hình thái bề mặt than hoạt tính trước (CGT) và sau khi hấp phụ phenol (CGTP) được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope- SEM) trên máy NanoSEM–450, tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. - Diện tích bề mặt riêng và kích thước lỗ xốp: được phân tích bằng phương pháp Brunauer- Emmet-Teller (BET). Mẫu được đo trên thiết bị Micromeritics TriStar II 3020 Version 3.02 tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. 2.3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol của vật liệu Cân chính xác 1.00 gam phenol hòa tan trong 1000 (ml) nước cất mới đun sôi để nguội. Lấy 10 ml dung dịch trên định mức thành 1000 (ml) bằng nước cất ta thu được dung dịch phenol 10 mgl. Nồng độ phenol sau khi bị hấp phụ được xác định bằng phương pháp trắc quang trên máy UV- Vis 722N (khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Đại học Sao Đỏ) với thuốc thử 4- aminoantipyrine tại bước sóng 500 nm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ: cố định thể tích dung dịch 100 ml, nồng độ phenol 30 mgl, liều lượng chất hấp phụ 3 gl, nhiệt độ 250C, tốc độ khuấy 200 vòng phút, thời gian hấp phụ 180 phút. pH trong mỗi thí nghiệm được điều chỉnh từ 2 đến 12 bằng dung dịch HCl 1M và NaOH 1M. Đo hiệu suất hấp phụ, từ đó xác định pH thích hợp nhất. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phenol đến quá trình hấp phụ: cố định liều lượng chất hấp phụ 3 (gl), nhiệt độ 250C, môi trường pH = 7, thời gian 180 phút. Nồng độ phenol trong mỗi thí nghiệm được thay đổi từ 10, 30, 50 cho đến 150 mgl. Đo hiệu suất và dung lượng hấp phụ từ đó xác định pH thích hợp nhất. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ: thay đổi thời gian hấp phụ từ 30 phút cho đến 300 phút, cố định pH = 7, thể tích dung dịch 100 ml, nồng độ phenol 30 mgl, hàm lượng chất hấp phụ 3gl. Đo hiệu suất hấp phụ, từ đó xác định thời gian thích hợp nhất.. Hiệu suất hấp phụ H () và dung lượng hấp phụ q (mgg) của than hoạt tính trong các thí nghiệm trên được xác định theo công thức (1) và (2): ( ) 100 () (1) o cb o C C H C −  =( ) ( ) (2) o cbC C V q mg g m −  =Trong đó Co và Ccb(mgl) là nồng độ phenol ban đầu và còn lại sau hấp phụ tại thời điểm cân bằng; V(l) là thể tích dung dịch chất bị hấp phụ; m(g) là khối lượng than hoạt tính. 2.4. Nghiên cứu động học hấp phụ a. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich và Langmuir được sử dụng trong nghiên cứu. Phương trình Langmuir và dạng tuyến tính của nó được thể hiện qua công thức (3) và (4).max . (3) 1 . L cb L cb K C q q K C = +1 1 (4) . cb cb max max L C C q q q K =  + Trong đó qmax là dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu, KL (lg) là hằng số Langmuir, đặc trưng cho ái lực của tâm hấp phụ. Xây dựng đồ thị sự phụ thuộc của Ccbq với Ccb sẽ xác định được các giá trị qmax và KL. Giá trị KL cao nghĩa là khả năng hấp phụ của vật liệu cao tại nồng độ dung dịch loãng. Tham số cân bằng RL được xác định bởi công thức:0 1 (5) 1 . L L R K C = + Mức độ phù hợp của mô hình Langmuir được đánh giá dựa vào tham số RL 5 như bảng 1: Bảng 1. Mức độ phù hợp của mô hình Langmuir dựa trên giá trị tham số RL. Giá trị RL Mức độ phù hợp RL> 1 Không phù hợp RL= 1 Tuyến tính 0 < RL< 1 Phù hợp RL= 0 Không thuận nghịch Phương trình Freundlich và dạng tuyến tính của nó thể hiện qua công thức (6) và (7): 1 C (6)F nq K=  1 lg lg lg (7)F Cbq K C n = + Trong đó KF(lg) hằng số Freundich, n là hằng số. Xây dựng đồ thị sự phụ thuộc của lgq với lgCcb sẽ xác định được các giá trị n và KF, giá trị n đo mức độ tương tác trên chất hấp phụ khi có sự thay đổi nồng độ dung dịch từ sự đ...

Trang 1

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ PHENOL TRONG NƯỚC BẰNG THAN HOẠT TÍNH ĐIỀU CHẾ TỪ MÙN CƯA GỖ THÔNG

INVESTIGATING THE ADSORPTION ABILITY OF PHENOL BY ACTIVE CARBON WHICH PRODUCE FROM THE SAWDUST OF PINE TREE

Lê Văn Thủy, Vũ Hoàng Phương

Email: levanthuydhsd@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 25/12/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 26/3/2018 Ngày chấp nhận đăng: / /

Tóm tắt

Trong báo cáo này, chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol trong nước bằng than hoạt tính được điều chế từ phế phẩm mùn cưa gỗ thông Than hoạt tính được hoạt hóa bằng phương pháp hóa học theo các giai đoạn than hóa bởi axit sunfuric 98% tại nhiệt độ 1500C, sau đó kích hoạt bởi nhiệt độ 5000C và 7000C lần lượt trong 60 phút và 30 phút Hình thái và diện tích bề mặt vật liệu được nghiên cứu bằng phương pháp vật lý hiện đại như SEM, BET Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ phenol của than hoạt tính được khảo sát gồm: pH, nồng độ phenol và thời gian hấp phụ, động học hấp phụ được nghiên cứu bởi các mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, Freundlich và mô hình động học hấp phụ bậc 1, bậc 2 Kết quả cho thấy vật liệu than hoạt tính có diện tích bề mặt đạt 338.1m2/g, tại các điều kiện thích hợp như: nhiệt độ 250C, pH= 7, hàm lượng chất hấp phụ 3 g/l, nồng độ phenol 30 mg/l; hiệu suất hấp phụ đạt 81.1% Động học hấp phụ cho thấy quá trình hấp phụ phenol phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir và tuân theo phương trình động học bậc 2

Từ khóa: Hấp phụ; phenol; động học

Abstract

For this report, we investigate the adsorption ability of phenol in water by active carbon which created from the sawdust if pine tree The active carbon is activated by chemical method following steps: Firstly, Sulfuric acids 98% at 1500C after that at 5000C and 7000C and keeping in 60 minutes and 30 minutes, respectively The morphology and cross area is determined by SEM and BET The factors which effect on the adsorption ability are pH, the phenol concentration and adsorption time The adsorption process is investigated obeying the Langmuir-Freundlich equation and the dynamic quadratic equation; the linear equation Finally, the optimum adsorption condition is at 250C, pH=7, the adsorption concentration about 3 g/l and phenol concentration about 30 mg/l For this condition, the yield is 81.1% In addition, the dynamic adsorption equation of this process follows the Langmuir theory and dynamic quadratic

hấp phụ được đặc trưng bởi hiệu quả cao, chi phí thấp, các nguyên liệu đầu vào dồi dào, tận dụng tốt các nguyên liệu thải của các quá trình sản xuất khác Than hoạt tính là loại vật liệu được nghiên cứu sử dụng cho hấp phụ nói chung và hấp phụ phenol nói riêng bởi các đặc tính như diện tích bề mặt riêng lớn, các nhóm chức đa dạng phân bố trên hệ thống mao quản và bề mặt, khả năng hấp phụ các chất hữu cơ ô nhiễm cao Nhằm giảm chi phí tối thiểu, rất nhiều hướng nghiên cứu cố gắng tìm kiếm nguồn nguyên liệu điều chế than hoạt tính giá rẻ từ sản phẩm phụ nông nghiệp như vỏ lạc, vỏ hành tây, trấu, sợi đay, bã mía, mùn cưa…[2] Sử dụng hóa chất để kích hoạt than hoạt tính thường có ưu điểm hơn so với các phương pháp vật lý do

Trang 2

nhiệt độ kích hoạt thấp hơn và thời gian ngắn hơn [3] Kích hoạt hóa chất có sự hỗ trợ của nhiệt độ sẽ nâng cao độ xốp và phát triển cấu trúc mao quản Các hóa chất có thể dùng thường là các dung dịch axit ( H2SO4, HNO3, H3PO4), các dung dịch kiềm (NaOH, KOH) hoặc các dung dịch muối (ZnCl2, K2CO3), trong đó sử dụng axit kích hoạt sẽ thu được than hoạt tính có diện tích bề mặt riêng lớn hơn so với kiềm hoặc dung dịch muối khác [3]

Với hàm lượng cacbon cao (thành phần mùn cưa chỉ gồm cellulose, lignin và hemicelllulose), thường ít lẫn các tạp chất vô cơ vì vậy mùn cưa được đánh giá là nguồn nguyên liệu sạch, giá rẻ, đặc biệt các nghiên cứu về khả năng hấp phụ của than hoạt tính điều chế từ mùn cưa đối với các ion kim loại cũng như các chất hữu cơ ô nhiễm là rất hiệu quả [6]

Tại Chí Linh, Hải Dương trữ lượng gỗ thông lớn, nhiều cơ sở doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ thông do đó lượng chất thải mùn cưa lớn, chủ yếu dùng để đun nấu và cung cấp cho hộ gia đình trồng nấm hoặc hoa lan Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều chế than hoạt tính từ mùn cưa gỗ thông bằng cách kích hoạt H2SO4 và ứng dụng vào xử lý nước ô nhiễm phenol

2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (THỰC NGHIỆM)

2.1 Vật liệu nghiên cứu

Mùn cưa gỗ thông được thu thập từ các cơ sở sản xuất đồ gỗ trên địa bàn phường Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương

Các hóa chất Phenol (99%), H2SO4 98%, 4- aminoantipyrine, KNO3, HCl, NaOH loại AR, Trung Quốc và các dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ khoa Công nghệ Hóa học và Thực Phẩm, Đại học Sao Đỏ

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Điều chế than hoạt tính từ mùn cưa

Mùn cưa được rửa sạch liên tục trong nước cất nhằm loại bỏ các tạp chất có thể hòa tan được sau đó phơi khô và sàng qua rây kích thước cỡ 0.5 (mm) Cân chính xác 5 gam mùn cưa ngâm tẩm trong 50 ml dung dịch H2SO4 98%, gia nhiệt 1500C trong 60 phút Chất rắn màu đen thu được sau khi sấy rửa sạch bằng nước cất đến trung tính, sau đó đưa vào lò nung và gia nhiệt tại các nhiệt độ 5000C (trong 60 phút), 7000C (trong 30 phút) Than được lấy ra và để nguội đến nhiệt độ phòng, bảo quản trong túi hút ẩm, ký hiệu là CGT

2.2.2 Nghiên cứu các đặc trưng của vật liệu

- Điểm đẳng điện của vật liệu (CGT): sử dụng 09 bình tam giác, mỗi bình chứa 250 ml dung dịch KNO3 0.1M, pH0 của dung dịch được điều

chỉnh bởi dung dịch HCl 1M và NaOH 1M tương ứng đạt các giá trị: 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Cho vào mỗi bình 5.0 gam vật liệu CGT lắc đều trong 2h, lọc và đo pH của dịch lọc xác định được giá trị pHi, xây dựng đồ thị sự phụ thuộc

ΔpH = pH - pHi vào pH0, giao điểm của đồ thị với trục hoành xác định điểm đẳng điện của vật liệu CGT

- Hình thái bề mặt vật liệu: Hình thái bề mặt

than hoạt tính trước (CGT) và sau khi hấp phụ phenol (CGTP) được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope- SEM) trên máy NanoSEM–450, tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam

- Diện tích bề mặt riêng và kích thước lỗ xốp:

được phân tích bằng phương pháp Emmet-Teller (BET) Mẫu được đo trên thiết bị Micromeritics TriStar II 3020 Version 3.02 tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam

Brunauer-2.3 Nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol của vật liệu

Cân chính xác 1.00 gam phenol hòa tan trong 1000 (ml) nước cất mới đun sôi để nguội Lấy 10 ml dung dịch trên định mức thành 1000 (ml) bằng nước cất ta thu được dung dịch phenol 10 mg/l Nồng độ phenol sau khi bị hấp phụ được xác định bằng phương pháp trắc quang trên máy UV- Vis 722N (khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Đại học Sao Đỏ) với thuốc thử 4- aminoantipyrine tại bước sóng 500 nm

- Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ: cố định thể tích dung dịch 100

ml, nồng độ phenol 30 mg/l, liều lượng chất hấp phụ 3 g/l, nhiệt độ 250C, tốc độ khuấy 200 vòng/ phút, thời gian hấp phụ 180 phút pH trong mỗi thí nghiệm được điều chỉnh từ 2 đến 12 bằng dung dịch HCl 1M và NaOH 1M Đo hiệu suất hấp phụ, từ đó xác định pH thích hợp nhất

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phenol đến quá trình hấp phụ: cố định liều lượng chất

hấp phụ 3 (g/l), nhiệt độ 250C, môi trường pH = 7, thời gian 180 phút Nồng độ phenol trong mỗi thí nghiệm được thay đổi từ 10, 30, 50 cho đến 150 mg/l Đo hiệu suất và dung lượng hấp phụ từ đó xác định pH thích hợp nhất

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ: thay đổi thời gian hấp phụ

từ 30 phút cho đến 300 phút, cố định pH = 7, thể tích dung dịch 100 ml, nồng độ phenol 30 mg/l, hàm lượng chất hấp phụ 3g/l Đo hiệu suất hấp phụ, từ đó xác định thời gian thích hợp nhất Hiệu suất hấp phụ H (%) và dung lượng hấp phụ q (mg/g) của than hoạt tính trong các thí nghiệm trên được xác định theo công thức (1) và (2):

Trang 3

() 100

(%) (1)

− =

2.4 Nghiên cứu động học hấp phụ

a Đường đẳng nhiệt hấp phụ

Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich và Langmuir được sử dụng trong nghiên cứu Phương trình Langmuir và dạng tuyến tính của nó được thể hiện qua công thức (3) và (4)

K C

Mức độ phù hợp của mô hình Langmuir được đánh giá dựa vào tham số RL [5] như bảng 1:

Bảng 1 Mức độ phù hợp của mô hình

Langmuir dựa trên giá trị tham số RL

Giá trị RLMức độ phù hợp

RL> 1 Không phù hợp RL= 1 Tuyến tính 0 < RL< 1 Phù hợp

lgq lgKF lgCCb (7)

Trong đó KF(l/g) hằng số Freundich, n là hằng số Xây dựng đồ thị sự phụ thuộc của lgq với lgCcb sẽ xác định được các giá trị n và KF, giá trị n đo mức độ tương tác trên chất hấp phụ khi có sự thay đổi nồng độ dung dịch từ sự đồng nhất, chỉ ra mức độ tuyến tính [5] như bảng 2:

Bảng 2 Mức độ phù hợp của mô hình

Freundlich dựa trên giá trị tham số n

Giá trị n Mức độ tuyến tính

n = 1 Tuyến tính n<1 Hấp phụ hóa học n >1 Hấp phụ vật lý

b Động học hấp phụ

Động học hấp phụ được nghiên cứu dựa trên các dữ liệu khi khảo sát quá trình hấp phụ phụ thuộc vào thời gian, hai phương trình động học bậc 1 và bậc 2 dưới dạng tuyến tính được thể hiện qua biểu thức (8) và (9):

3 Kết quả và thảo luận 3.1 Đặc trưng vật liệu

3.1.1 Điểm đẳng điện của vật liệu CGT

Giao điểm của đồ thị sự phụ thuộc

ΔpH = pH - pHi vào pH0 với trục hoành xác định điểm đẳng điện của vật liệu C như hình 1:

Trang 4

Hình 1 Điểm đẳng điện của vật liệu

Quan sát hình 1 ta thấy điểm đẳng điện của than hoạt tính được chế tạo từ mùn cưa gỗ thông đạt giá trị 8.6, nghĩa là trong môi trường pH < 8.6 bề mặt vật liệu tích điện dương, các liên kết với điện tích âm sẽ được ưu tiên Ngược lại trong môi trường pH > 8.6 thì bề mặt vật liệu ưu tiên tạo liên kết với các điện tích dương Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu về than hoạt tính được điều chế từ các nguyên liệu phế phẩm khác [3]

3.1.2 Kết quả phân tích diện tích bề mặt riêng (BET) và hình thái bề mặt (SEM)

Sau khi phân tích bằng phương pháp BET, diện tích bề mặt của vật liệu đạt 338.1 m2/g, thể tích mao quản đạt 0.0306 cm3/g và đường kính mao quản đạt 2.06 nm

Hình thái bề mặt vật liệu được trình bày trên hình 2

Hình 2 Kết quả phân tích SEM của vật liệu CGT và CGTP

Quan sát kết quả SEM trên hình 2 ta thấy vật liệu than hoạt tính trước khi hấp phụ phenol có cấu trúc nhiều lớp, nhiều góc cạnh, tạo ra nhiều đỉnh hấp phụ và các mao quản Hình dạng vật liệu thay đổi đáng kể sau khi hấp phụ phenol, hầu như các đỉnh và các mao quản bị chiếm lấp tạo thành khối có dạng trương nở điều này chứng tỏ

các phân tử phenol đã bị hấp phụ lên bề mặt CGT

3.2 Khả năng hấp phụ của than hoạt tính hoạt hóa từ mùn cưa gỗ thông với phenol

3.2.1 Ảnh hưởng của pH

Kết quả sự ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ được thể hiện trên hình 3

Trang 5

Hình 3 Sự ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ

Quan sát hình 3 ta thấy khả năng hấp phụ phenol của than hoạt tính từ mùn cưa gỗ thông hầu như thay đổi không đáng kể trong khoảng pH từ 2 đến 8.0 và giảm mạnh khi pH >8.0 Điều này có thể giải thích rằng với hằng số pKa 9.89 thì trong môi trường pH >8.0 phenol sẽ có xu hướng phân ly theo phương trình:

C H OH⎯→C H O−+ H+

Trong khi đó tại pH>8.0, bề mặt than hoạt tính đang tích điện âm do điểm đẳng điện pHZLC có giá trị 8.6 tạo nên lực đẩy tĩnh điện giữa ion phenolat và bề mặt vật liệu, cường độ phụ thuộc

vào mức độ phân ly của phenol và diện tích bề mặt vật liệu, thậm chí không những ngăn cản quá trình hấp phụ phenol lên bề mặt mà còn đẩy các ion phenolat trong mao quản ra, hiệu ứng này tăng khi kích thước các mao quản thấp, nơi các anion gần nhau hơn [4] Vì vậy môi trường pH = 7 được chọn là tối ưu cho các thí nghiệm khảo sát kế tiếp

3.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ phenol

Kết quả sự ảnh hưởng của nồng độ phenol đến khả năng hấp phụ của vật liệu được thể hiện trên hình 4:

Hình 4 Sự ảnh hưởng của nồng độ phenol đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ

Hình 4 cho thấy đối với dung dịch có nồng độ phenol dưới 50 mg/l thì hiệu suất hấp phụ cao và dung lượng hấp phụ tăng nhanh Điều này có thể giải thích là do ban đầu bề mặt và các mao quản đang còn trống, diện tích bề mặt bị chiếm rất nhỏ, phân tử phenol dễ dàng xâm nhập và hình thành các liên kết Điều này phù hợp với thuyết hấp phụ Langmuir khi tốc độ hấp phụ (vhp)

liên hệ với nồng độ (C) và diện tích bề mặt bị chiếm () như sau:

Trang 6

Phân tích hồi quy Ccb/q và Ccb đối với mô hình Langmuir và hồi quy lgqcb và lgCcb đối với mô hình Freundlich ta được các kết như trên hình 5

Hình 5 Đồ thị đẳng nhiệt hấp phụ phenol theo mô hình Langmuir và Freundlich

Dựa vào mô hình Langmuir và Freundlich trên hình 5, ta xác định được các thông số động học hấp phụ, trình bày trên bảng 3

Bảng 3 Thông số động học than hoạt tính hấp phụ phenol theo Langmui và Freundlich

Freundlich chỉ đạt giá trị R2= 0.8706 và được coi là không phù hợp

3.2.3 Ảnh hưởng của thời gian

Kết quả sự phụ thuộc hiệu suất hấp phụ theo thời gian được trình bày trên hình 6 Hình 6 cho thấy hiệu suất hấp phụ càng cao khi thời gian càng tăng, tuy nhiên sau 180 phút hiệu suất hấp phụ thay đổi không đáng kể

Hình 6 Sự ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất hấp phụ

Trang 7

Áp dụng thuyết hấp phụ Langmuir có thể giải thích rằng, với thời ban đầu, diện tích bề mặt quá nhỏ, tốc độ hấp phụ tỉ lệ thuận với nồng độ chất hấp phụ Sau thời gian đủ lớn (trên 180 phút), các mao quản bị lấp đầy, diện tích bề mặt bị chiếm đủ lớn nên tốc độ hấp phụ tăng không đáng kể Để

nghiên cứu động học hấp phụ, thời gian hấp phụ được khảo sát đến 300 phút

Hồi quy tuyến tính giá trị lg(qcb- qt) với t theo mô hình biểu kiến bậc 1 và hồi quy các giá trị t/qt với t theo mô hình biểu kiến bậc 2 ta được kết quả như hình 7

Hình 7 Đồ thị đẳng nhiệt hấp phụ phenol theo mô hình động học bậc 1 và 2

Dựa vào phương trình động học bậc 1 và bậc 2 như hình 7 ta xác định được các thông số động học hấp phụ, trình bày trên bảng 4

Bảng 4 Thông số động học than hoạt tính hấp phụ phenol theo phương trình động học bậc 1 và 2

4 KẾT LUẬN

- Đã chế tạo được than hoạt tính CGT từ mùn cưa gỗ thông bằng cách axit hóa bởi H2SO498% sau đó hoạt hóa bởi nhiệt tại 500 và 7000C

- Các đặc trưng của vật liệu đã được nghiên cứu bởi các phương pháp hóa lý như SEM, BET, kết quả cho thấy bề mặt vật liệu có cấu trúc lớp và xuất hiện nhiều tâm hấp phụ, diện tích bề mặt của vật liệu đạt 338.1 m2/g, thể tích mao quản đạt 0.0306 cm3/g và đường kính mao quản đạt 2.06 nm

- Điều kiện thích hợp để vật liệu CGT hấp phụ phenol là: nhiệt độ 250C, pH = 7, hàm lượng chất hấp phụ 3 g/l và nồng độ phenol ban đầu 30 mg/l Khi đó hiệu suất hấp phụ đạt 81,1%

- Quá trình hấp phụ phenol bởi CGT tuân theo mô hình hấp phụ Langmuir với hệ số R2= 0.9927, dung lượng hấp phụ cực đại đạt 13.9 mg/g và mô hình động học biểu kiến bậc 2 với hệ số R2= 0.9982, dung lượng hấp phụ cân bằng đạt 9.16 mg/g

Kết quả nghiên cứu này cho thấy than hoạt tính điều chế từ mùn cưa gỗ thông thích hợp cho việc loại bỏ phenol khỏi nguồn nước bị ô nhiễm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cheng, W.P.; Gao, W.; Cui, X.; Ma, J.H.; Li,

R.F Phenol adsorption equilibrium and kinetics on zeolite X/activated carbon composite J

Taiwan Inst Chem Eng 2016, 62, 192–198 [2] Johari, K.; Saman, N.; Song, S.T.; Chin,

C.S.; Kong, H.; Mat, H Adsorption enhancement of elemental mercury by various surface modified coconut husk as eco-friendly low-cost adsorbents Int Biodeterior Biodegrad 2016,

109, 45–52

[3] M Manoochehri, A Khorsand, E Hashemi,

Role of modified activated carbon by H3PO4 or

Trang 8

K2CO3 from natural adsorbent for removal of Pb(II) from aqueous solutions, Carbon Lett 13

(2012) 115–120

[4] Liu QS, Zheng T, Wang P, Jang JP, Li N

Adsorption isotherm, kinetic and mech-anism studies of some substituted phenols on activated carbon fibers Chem Eng J 2010; 157: 348-56 [5] Mulu Berhe Desta Batch Sorption Experiments: Langmuir and Freundlich Isotherm Studies for the Adsorption of Textile Metal Ions

onto Teff Straw (Eragrostis tef) Agricultural Waste Journal of Thermodynamics Volume 2013; 231: 375-383

[6] W.S Wan Ngah, M.A.K.M Hanafiah

Removal of heavy metal ions from wastewater by chemically modified plant wastes as adsorbents: A review Bioresource Technology

Volume 99, Issue 10, July 2008, Pages 3948

3935-Thông tin tác giả

Lê Văn Thủy

- Tóm tắt quá trinh đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu);

Năm 2007: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ngành sư phạm Hóa họcNăm 2012: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Hóa vô cơ, Đại học sư phạm Thái Nguyên-Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, khoa Khoa học Cơ bản, trường Đại học Sao Đỏ - Lĩnh vực quan tâm: Hóa vô cơ

Điện thoại: 0915300553

Vũ Hoàng Phương

- Tóm tắt quá trinh đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu);

Năm 2006: Tốt nghiệp đại học sư phạm 1 Hà Nội, ngành sư phạm hóa

Năm 2012: Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hóa hữu cơ, đại học sư phạm 1 Hà Nội -Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, khoa Khoa học Cơ bản, trường Đại học Sao Đỏ - Lĩnh vực quan tâm: Hóa hữu cơ

Điện thoại: 0972345737

Ngày đăng: 12/06/2024, 21:09

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan