Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Tuyển sinh lớp 10 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CTXH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM MSSV: 2113010350 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn ThS. NGUYỄN XUÂN HOÀNG MSCB: 1064 Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo trường Đại học Quảng Nam đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện bốn năm học tại trường. Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo khoa Ngữ văn và Công tác xã hội, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn và Công tác xã hội đã tận tình chỉ dạy em, giúp em hoàn thành tốt khóa học của mình. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hoàng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Tam kỳ, tháng 4 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Hồng Thắm MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3 3.1. Tình hình nghiên cứu chung về các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh .................................................................................................................... 3 3.2. Tình hình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ....................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 5.1. Phương pháp liệt kê, phân loại ................................................................... 5 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp .............................................................. 6 5.3. Phương pháp so sánh.................................................................................. 6 6. Đóng góp đề tài ............................................................................................. 6 7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6 II. NỘI DUNG................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 8 1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học ................... 8 1.2. Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ......................................................................................................................... 13 1.2.1. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ................................................................... 13 1.2.1.1. Cuộc đời ............................................................................................. 13 1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác ............................................................................. 15 1.2.2. Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh .................................................................................................................. 17 1.2.2.1. Bức tranh trường lớp .......................................................................... 17 1.2.2.2. Bức tranh gia đình .............................................................................. 24 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH .................................................................................................... 32 2.1. Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ......................................................................................................................... 32 2.1.1. Nhân vật hồn nhiên, mơ mộng .............................................................. 32 2.1.2. Nhân vật phá phách, nghịch ngợm........................................................ 38 2.1.3. Nhân vật trẻ em lạc loài, đáng thương .................................................. 45 2.1.4. Nhân vật giàu lòng vị tha, nhân hậu...................................................... 49 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ........................................................................................... 53 2.2.1. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật .............................................. 53 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật ................................................... 56 III. KẾT LUẬN ............................................................................................... 60 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 63 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền văn học đương đại Việt Nam được đánh dấu bằng các tên tuổi như Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thiều… Với những tác phẩm của mình, họ đã tạo nên những bước chuyển mới mẻ cho các tác phẩm truyện ngắn, truyện dài hay tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tiếp theo thế hệ ấy, các cây bút trong thời kì văn học này vẫn đang tìm những hướng đi, tạo phong cách riêng, mới mẻ mang dấu ấn của một nhà văn thời kì đổi mới như: Lý Lan, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà thì cái tên Nguyễn Nhật Ánh được nhắc đến như một hiện tượng văn học viết cho thiếu nhi. Ông được biết qua tác phẩm được in thành sách là một tập thơ Thành phố tháng tư và truyện dài đầu tiên là tác phẩm Trước vòng chung kết vào năm 1984 khi ông mới 13 tuổi. Đó là sự khởi đầu trên con đường nghệ thuật và sự trải nghiệm khi bước vào con đường văn chương của ông. Tài năng của Nguyễn Nhật Ánh được khẳng định sau khi các tác phẩm tiếp theo ra đời Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ , và nhận rất nhiều sự yêu mến của bạn đọc đặc biệt là các em thiếu nhi. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng nói về cách viết riêng của mình là ông biến hóa những kỉ niệm vào trang viết, mỗi người trong cuộc đời đều có những lúc vui buồn hay sướng khổ, sống tận cùng đến tất cả bằng những cảm xúc của mình là chất liệu của nhà văn. Các tác phẩm của ông diễn đạt vô cùng súc tích, đa dạng về đề tài gợi rất nhiều cảm xúc trong lòng mỗi người, nó nhẹ nhàng sâu lắng với những trang viết dí dỏm, hài hước. Lật từng trang viết của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc như được sống dậy với tuổi thơ nghịch ngợm, náo nhiệt nhưng không kém phần triết lý. Ba tác phẩm Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện được tài năng của ông. Cùng viết về một mảng 2 đề tài thiếu nhi nhưng đằng sau mỗi tác phẩm là cách thể hiện nhân vật được soi rọi từ nhiều chiều khác nhau. Cách chọn đề tài quen thuộc và gần gũi với lứa tuổi học trò như tình bạn bè, tình thầy trò,… lứa tuổi của những cảm xúc bâng quơ, hay giận hờn, biết yêu thương có lòng vị tha và trưởng thành hơn với những kỉ niệm thời áo trắng sân trường (Nữ sinh) . Một mặt khác tác giả cũng đưa nhân vật của mình vào chính hoàn cảnh éo le, nhân vật chính là Quỳnh từ nhân dạng hết sức kì dị vì gương mặt của nhân vật trở thành điểm khuyết và từ đó khiến Quỳnh rơi vào tình cảnh cô đơn, đáng thương, có lẽ đó cũng là cách ông làm phong phú đề tài của mình (Thằng quỷ nhỏ) . Không chỉ dừng lại ở đó và để thể hiện tài năng của Nguyễn Nhật Ánh, ông đã cho ra đời một cuốn sách “không hề giống với bất cứ cuốn sách nào” , không chỉ nhận được rất nhiều sự yêu thích của trẻ con mà người lớn cũng vậy. Tác phẩm được viết ở ngôi thứ nhất, nhân vật kể xưng “tôi” như đưa mọi người về miền ký ức xưa ấy, ông đã cho mọi người một chiếc vé được quay về với tuổi thơ. Với những trò nghịch phá của những nhân vật mới toanh của Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm mở ra một thiên đường lồng lộng tiếng cười trẻ thơ, cả cách nhìn hài hước, châm biếm giữa thế giới trẻ con và thế giới người lớn (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ). Trong bất kỳ một tác phẩm văn học nào, nhân vật là yếu tố không thể thiếu, nó thể hiện cách nhìn nhận quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Nhân vật là phương tiện cơ bản giúp người nghệ sĩ miêu tả đời sống con người thông qua các hình tượng nghệ thuật. Văn học dù ở trong thời kỳ nào thì nó vẫn sẽ có một mối quan hệ mật thiết của nó đối với đời sống con người, để tái hiện lại đời sống mà nhân vật là chủ thể nhất định. Với một khối lượng tác phẩm khổng lồ của nhà văn, nhân vật chủ yếu là trẻ em hồn nhiên, thơ mộng. Xây dựng thế giới nhân vật trong Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ , Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ông muốn người đọc thấy hết được những suy nghĩ tâm lý 3 phức tạp của lứa tuổi học sinh. Qua việc xây dựng thế giới nhân vật độc đáo giúp mỗi con người chúng ta có một cái nhìn đa diện, nhiều chiều hơn về sinh hoạt, cách chơi đùa, cách suy nghĩ về cuộc sống của trẻ thơ. Việc nghiên cứu Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ góp phần vào việc đánh giá những đóng gióp của Nguyễn Nhật Ánh cho nền văn học đương đại Việt Nam, đồng thời bản thân sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về nhân vật trong tác phẩm văn học đương đại. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễ n Nhật Ánh nhằm mục đích nghiên cứu về con người ở hai nội dung lớn đó là quan niệm nghệ thuật về con người và cách xây dựng thế giới nhân vật. Bên cạnh đó thông qua những đánh giá, phân tích để thấy được đóng góp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong dòng chảy truyện ngắn đương đại Việt Nam. 3. Lịch sử nghiên cứu 3.1. Tình hình nghiên cứu chung về các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh – một nhà văn nổi tiếng trên các diễn đàn văn học bởi cách viết, cách pha trò trên những trang văn dí dỏm. Ông cũng được nhiều bạn đọc và giới phê bình quan tâm đánh giá, chủ yếu là trên các trang báo, trên các bài viết giới thiệu về tác phẩm. Trong các bài viết mang tính tổng quát về truyện của Nguyễn Nhật Ánh có kể đến tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ , đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 237 có tên Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh của Nguyễn Thị Thanh Xuân, đã đánh giá truyện của Nguyễn Nhật Ánh độc đáo ở thái độ vào cuộc của nhà văn, tác giả bài viết cho rằng “Nguyễn Nhật Ánh là người nắm rõ được luật chơi, tuân thủ các quy ước tự nhiên giữa những người 4 trẻ tuổi với nhau nói các ngôn ngữ họ nói, nghĩ những điều họ nghĩ và thấy những điều họ thấy” 14; 12. Trần Văn Toàn với tham luận Thằng quỷ nhỏ , ông tiếp cận truyện Nguyễn Nhật Ánh từ việc tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số tác phẩm cụ thể để đưa ra những lý giải về phẩm chất cần có trong sáng tác cho trẻ thơ. Viết về Quỳnh – nhân vật chính trong truyện, tác giả đã nhận định về sự bất bình thường trong nhân dạng đã dẫn đến sự bất bình thường trong nhân cách, từ đó nhân vật đã rơi vào tình cảnh bị lạc loài, cô đơn trong mắt đồng loại của mình. Trong Lăng kính văn hóa, Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phụ c tuổi thơ đã khẳng định rằng Nguyễn Nhật Ánh đã thổi một cơn gió lạ vào văn học thiếu nhi Việt Nam những câu chuyện dí dỏm, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc, những cảm xúc của thời học sinh ngây thơ hồn nhiên, những rung động đầu đời của những cô cậu học trò trong sáng trong tác phẩm Nữ sinh , Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện lên một thế giới trẻ thơ vô cùng rộng lớn và sinh động. Nguyễn Thị Đài Trang với luận văn: Nhân vật trẻ em trong truyệ n Nguyễn Nhật Ánh – nghiên cứu về diện mạo văn học thiếu nhi, quan niệm nghệ thuật về con người và kiểu nhân vật trẻ em cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Huỳnh Thị Ngọc Tú với luận văn: Giá trị nội dung và nghệ thuậ t trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ , tác giả đề tài tập trung nghiên cứu về hai vấn đề nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bùi Thị Thu Thủy với luận văn: Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh – nghiên cứu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong bốn tác phẩm Tôi là Bê tô, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Kính vạn hoa. 5 3.2. Tình hình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Nhìn chung, số lượng bài viết về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông có khá nhiều nhưng hoặc chỉ dừng lại ở một số khía cạnh cụ thể, hoặc chưa thành một vấn đề nghiên cứu riêng. Với ba tác phẩm Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể riêng biệt. Tuy chưa có ai đề cập trực tiếp đến vấn đề của tôi nghiên cứu, nhưng tất cả là những gợi ý, những cơ sở khoa học khi nghiên cứu Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễ n Nhật Ánh nhìn từ góc nhìn lý luận văn học và giúp cho bản thân hoàn thành tốt khóa luận của mình hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài này, khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu là Thế giớ i nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát và phân tích ba tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh: Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đ i tuổi thơ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp liệt kê, phân loại Thế giới nhân vật tức là có nhiều kiểu nhân vật, từ đó tôi phân loại kiểu nhân vật ứng với loại tính cách nào rồi tiến hành liệt kê những nét tiêu biểu phù hợp với từng nhân vật. 6 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Với đề tài này tôi đi tìm hiểu từng tác phẩm sau đó tiến hành phân tích và tổng hợp lại từ đó đưa ra những đánh giá và kết luận khách quan, khoa học. 5.3. Phương pháp so sánh Đối với phương pháp này, tôi so sánh cách tạo truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong ba tác phẩm Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin mộ t vé đi tuổi thơ và cách thể hiện tính cách nhân vật trong ba tác phẩm này. 6. Đóng góp đề tài - Về mặt lý luận: Khóa luận là một công trình nghiên cứu có hệ thống về thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó cho thấy tầm quan trọng trong thế giới con người – con người đóng vai trò trung tâm không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện, chúng ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm, thông qua tác phẩm ta biết được tư tưởng của nhà văn. - Về mặt thực tiễn: Khóa luận góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Bên cạnh đó khóa luận này có thể là một định hướng gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu nhân vật trong sáng tác của một số tác giả cụ thể hoặc nhiều tác giả viết truyện trong dòng văn học đương đại Việt Nam. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung khóa luận được trình bày trong hai chương: Chương 1: Những vấn đề chung 7 Chương 2: Thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 8 II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng trong thi pháp học. Vì đối tượng là trung tâm của văn học, con người cũng chính là đối tượng thẩm mỹ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng tác sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng. Từ sau năm 1975, cuộc sống đã dần trở lại với những quy luật bình thường. Và con người phải đối mặt với đời thường vốn dĩ đa sự, đa đoan. Điều ấy, đã thúc đẩy được ý thức cá nhân, mỗi con người đều có sự quan tâm nhau qua từng số phận, làm thay đổi những quan niệm về con người theo nền tảng của triết học là hạt nhân cơ bản. Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là đối tượng để khám phá, để bộc lộ ra từng cái suy nghĩ của người viết đó chính là cái đích cuối cùng của văn học. Con người trong văn học lúc này không phải là con người đơn nhất, mà là con người đa diện, đan xen giữa thiên thần và ác quỷ, của sự thật và giả dối, hay của cái tốt và cái xấu. Quan niệm nghệ thuật về con người là một tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học. Cảm nhận những tác phẩm ấy là cảm nhận cái nhìn của tác giả về con người được thể hiện trong tác phẩm, quan niệm nghệ thuật về con người được xem là chiếc chìa khóa trong việc sáng tạo của nhà văn. Và theo mỗi thời kì của văn học thì quan niệm nghệ thuật về con người cũng sẽ thay 9 đổi. Từ sau năm 1975, đất nước chuyển mình trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hóa, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cũng thay đổi, bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kịch…, truyện ngắn dường như đã trở thành một thể loại phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam sau năm 1975. Nó được xem là một sự bùng nổ mạnh mẽ, phát triển thể loại truyện ngắn với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Nhật Ánh,… Nhìn chung ngòi bút của các nhà vãn thay ðổi trên nhiều phýõng diện, trong ðó ðặc biệt chú ý nhất là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Văn học thời kì chống Mỹ và chống Pháp thì gắn với cảm hứng ngợi ca với những sự hi sinh, xả thân vì nước, sự đoàn kết của dân tộc, cộng đồng. Con người gắn với cái “ta” to lớn, ít đối diện với cái “tôi” nhỏ bé của chính mình. Sau năm 1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào nói về cái lớn lao mà đào sâu cái tôi, khám phá những cái ẩn khuất bên trong để thấy những cung bậc của cảm xúc. Con người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của xã hội bởi con người bao giờ cũng tồn tại ở hai mặt: đẹp – xấu, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, vui – buồn, hạnh phúc – đau khổ, tự nhiên – xã hội. Nguyễn Minh Châu - nhà văn của quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra, ông là người tiên phong trong việc thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Ông không còn mang tính lí tưởng hóa về màu sắc như thời kì trong chiến tranh. Giờ đây Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên hình mẫu những nhân vật mang tính thời đại cao, đó là những nhân vật tư tưởng, nhân vật thế sự và nhân vật tính cách số phận. Các nhân vật trong trang viết của ông luôn đa chiều, đầy những vết nham nhở sần sùi, ở đó có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã; con người luôn khát khao vươn tới cái chân – thiện – mỹ, 10 tiêu biểu như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyề n ngoài xa, Dấu chân người lính… Nhắc đến văn học đương đại không thể không nhắc tới Nguyễn Huy Thiệp – một cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học “vang bóng một thời”. Với giọng văn sắc lạnh, tàn nhẫn đào xới đến từng mảnh, những góc khuất về các vấn đề đời tư và thế sự, tình yêu và sự hận thù, cái sống và cái chết. Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn sống trong sự cô đơn, dằn vặt, đau đớn đến tận cùng. Đó là cách thể hiện độc đáo về con người trong truyện ngắn của ông. Chính từ sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới nhân vật trong văn xuôi đương đại phong phú, gần gũi và giàu sức ám ảnh đối với người đọc với nhiều kiểu nhân vật: nhân vật tự ý thức, nhân vật cô đơn, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật dị biệt, những dạng nhân vật chưa từng hoặc rất ít xuất hiện trong văn xuôi trước năm 1975. Cùng với những chuyển đổi trong tư duy nghệ thuật, nội dung cảm hứng là những đổi mới đáng kể trong phương thức thể hiện hiện thực bằng nhiều cách thức khác nhau. Có thể nói về cái hiện thực thông qua cái ảo, nói cái hữu lý thông qua cái phi lý, cùng với đó là các thủ pháp đa dạng, giàu hiệu quả: là ảo, huyễn tưởng, huyền thoại, giễu nhại, trào lộng. Sự đa thanh trong giọng điệu, những chuyển đổi cơ bản trong nghệ thuật trần thuật đã thực sự tạo được những hiệu quả nghệ thuật tích cực. Hòa cùng dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại với những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người phải kể đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh có cách nhìn, cách khám phá về con người ở nhiều bình diện: đó là con người với sự cô đơn, bi kịch, con người vui tươi với những cái ngây ngô, và con người với những cách thể hiện tình cảm khác nhau. Đa phần nhân vật của ông là các cô cậu học trò, tuy vô tư hồn nhiên nhưng cách thể hiện cái tôi cá nhân của nhân vật rất sâu sắc và đầy chất triết 11 lý của cuộc sống. Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh là những biểu hiện cụ thể, góp phần làm nên sắc thái đời thường sinh động, toàn vẹn như trong đời thực cho quan niệm về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Nguyễn Nhật Ánh cũng đã có nhiều cách tân trong quan niệm về con người. Đó là kiểu quan niệm thế hệ trẻ bơ vơ, lạc lõng, bất hạnh giữa đời thường, kiểu nhân vật là người nhưng có sự biến dạng về nhân hình. Kiểu con người của sự hiếu động, thông minh. Tiêu biểu cho con người trong hiện thực bây giờ năng động, sáng tạo, nghịch ngợm. Có lẽ cũng chính vì thế mà ông đã bám sát theo từng nhịp thở của cuộc sống, đề tài về lứa tuổi học trò phá phách, nghịch ngợm nhưng sống rất tình cảm, tiêu biểu như nhân vật Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ tuy bề ngoài không được giống như bao bạn khác nhưng Quỳnh có một trái tim biết yêu thương, chia sẻ. Chỉ trong ba tác phẩm Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ , Nữ sinh đã cho thấy được một thế giới con người hiện ra đầy sinh động, vui tươi, ngây thơ tình cảm, mà vốn con người luôn từng trải qua thời kì đó nhưng chưa ai thực sự cảm nhận được hết những giá trị của nó. Tác giả dùng chính các em học sinh để nói về tác giả, đó cũng là cách thể hiện quan niệm con người trong văn học. Trước nhân dạng bất bình thường Nguyễn Nhật Ánh đã gán cho Quỳnh, đã mở ra một sự thật dù trong thế giới loài người nhưng con người luôn bị gặp cảnh trớ trêu, bị bạn bè trêu chọc, đó là sự cô đơn lạc loài được thể hiện trong truyện ngắn Thằng quỷ nhỏ: “Thoạt nhìn thấy ngườ i học sinh lạ này, trống ngực Nga đã đập thình thịch. Anh lững thửng bướ c vào lớp giữa một vòng tròn người bu quanh trêu chọc, hệt như một anh hề xiếc đang đi giữa một đám trẻ con hiếu kì và nghịch ngợm. Từ sợ hãi dần dầ n Nga chuyển sang tò mò. Anh đội một cái nón vải màu cỏ úa, và mặc dù bị bạ n bè không ngớt lời chòng ghẹo, mặt mày anh trông vẫn thản nhiên, không hề tỏ vẻ bực dọc hay rầu rĩ. Có thể anh đã quen với tình cảnh trớ trêu này” 2; 32… 12 Nguyễn Nhật Ánh đưa ra quan niệm dù là cùng con người với nhau nhưng lại có sự phân biệt, kì thị. Trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Nhật Ánh, ông còn xây dựng kiểu nhân vật phức tạp về tâm hồn. Nó phức tạp giữa cách suy nghĩ của người lớn và trẻ con, cho nên trẻ con có sự chống đối. Từ đó cái ý thức nó lớn dần lên và bắt đầu thử nghiệm làm người lớn với trò chơi làm cha làm mẹ. Sự đối lập giữa cách nghĩ của người lớn và trẻ con , cho nên nó lúc nào cũng phản kháng. Truyện ngắn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ mở ra một bức tranh cuộc sống với nhiều trạng thái tâm lý như vậy, nó luôn luôn phức tạp. Còn Nữ sinh , là truyện ngắn với một bức tranh náo động, vui nhộn của các cô cậu học trò hay đùa nghịch, học giỏi nhưng vẫn chứa trong mình cái tìm tòi khám phá những cái gì mới mẻ, bí ẩn. Qua truyện ngắn Nữ sinh , Nguyễn Nhật Ánh như khẳng định sự năng động, khám phá nó luôn luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta, đặc biệt là thế hệ học sinh vô tư, hồn nhiên, sôi động. Trong sự phát triển của xã hội, các nhà văn đã tinh nhạy phản ánh những kiểu con người trong tác phẩm của mình. Nguyễn Nhật Ánh nói về con người với một tình cảm rất chân thành, ông làm cho mọi người được sống lại với tuổi thơ, ông ca ngợi lứa tuổi học trò qua nhiều cách thể hiện khác nhau trong từng tác phẩm. Với quan niệm nghệ thuật về con người – Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng nhân vật mang tính điển hình cho thế hệ học trò hôm nay. Ở đó có sự phong phú, đa diện thể hiện cái nhìn nhiều chiều về con người. Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã chinh phục được nhiều đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đôi khi cũng khó chiều. Bằng những tâm huyết, nỗ lực và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các em. Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của con người mà ông như được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình, hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình. 13 1.2. Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 1.2.1. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 1.2.1.1. Cuộc đời Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 07 05 1955. Nguyên quán xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Nhật Ánh từng được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 40 năm liên tiếp 1975 – 2015. Thuở nhỏ Nguyễn Nhật Ánh theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân, Phan Chu Trinh. Năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn để theo học ngành sư phạm. Ông từng đi thanh niên xung phong, từng dạy văn tại trường Trung học cơ sở Bình Tây (Quận 6) từ 1983 đến 1985. Từ 1973 ông lần lượt viết kịch bản sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng chủ nhật với nhiều bút danh như Anh Bồ Câu, Đông Phương Sắc, Sóc Phương Đông, Chu Đình Ngạn… Tuổi ấu thơ Nguyễn Nhật Ánh gắn bó với gia đình, làng xóm, quê hương và chính nơi ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn của một nhà văn mà mỗi khi hồi tưởng lại nó như là một cuốn phim không có điểm dừng. Chính quê hương đã cho ông một tình yêu, một nỗi niềm luôn khắc khoải, một nỗi niềm bồn chồn day dứt không bao giờ nguôi, không bao giờ dập tắt trong ông. Nó cứ trở đi trở lại luôn thấp thoáng trong sáng tác của ông. Miền thơ ấu gắn với quê hương tuy ngắn ngủi nhưng luôn tồn tại một nỗi nhớ vẹn nguyên và rực rỡ. Chính vì vậy mà những kí ức về miền thơ ấu ấy cứ ẩn khuất trong tác phẩm của nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và ông viết như một sự giãi bày, một sự sẻ chia. Từ những kỉ niệm về một tuổi thơ rất phong phú, với lòng yêu quê hương đất Quảng của một cậu học trò tinh ý, giàu tình cảm, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một chất 14 xúc tác, là một nguồn cảm hứng dạt dào làm nên cái tính hợp trẻ con và một cây bút gắn bó với trẻ con của ông. Bởi vậy khi đi vào văn chương cái đích ông muốn hướng tới đó là viết cho thiếu nhi, ông nhận thấy mảng đề tài này hợp với cái chất của mình. Nguyễn Nhật Ánh luôn khẳng định có “một đứa trẻ con” vô hình đang tồn tại trong ông dù đã bước sang tuổi ngũ tuần. Chính cái “đứa trẻ con” lúc nào cũng ở trong người ông, thôi thúc ông, không cần phải nuôi dưỡng nhưng nó vẫn không phai nhạt đi, không mất đi mỗi khi ông sáng tác. Nguyễn Nhật Ánh là một con người có trách nhiệm và luôn chuyên tâm với công việc viết văn của mình. Để có một vốn kiến thức của mình về thế giới trẻ con, nhà văn không ngừng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, sách báo kể cả sách tâm lí và tham gia các buổi học để hiểu, để nắm bắt được những tâm tư tình cảm, những sự kiện trong lớp và trò chuyện với chính con gái của mình cũng chính là người bạn đọc luôn theo sát ông. Nếu như sống trong những năm tháng gian khổ thanh niên xung phong thì những ngày tháng được đứng lớp dạy học là cơ hội để ông tiếp xúc và sống trong môi trường với bao điều trong sáng, hồn nhiên, thánh thiện của tuổi học trò. Tuy công việc dạy học chỉ có hai năm nhưng những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp sư phạm cùng với kinh nghiệm thực tế đã giúp cho nhà văn hiểu và gần gũi hơn với học trò. Đọc những tác phẩm của ông, người đọc như cảm thấy đó là một cuốn bách khoa về mái trường. Ngoài ra, ông còn từng là một cán bộ Đoàn năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động phong trào về văn nghệ của thiếu nhi, các trang viết của ông như một cuộc trải nghiệm của chính mình, của một người trong cuộc. Chính tuổi thơ, tính cách, cùng với niềm tâm huyết và những trải nghiệm nghề nghiệp của mình. Nguyễn Nhật Ánh xứng đáng là một nhà văn để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc văn học thiếu nhi đương đại Việt Nam. 15 1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất tại Việt Nam. Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của nhà văn còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc đông đảo của nhiều bạn đọc trong và ngoài nước. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong hai mươi năm qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ. Trong khoảng hơn mười lăm năm qua, Nguyễn Nhật Ánh đã có trên 40 tập truyện viết cho thiếu nhi. Những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: Trướ c vòng chung kết do Nhà xuất bản Măng Non in năm 1984, Chú bé rắc rối do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Cú phạt đền do Nhà xuất bản Kim Đồng in năm 1985, Nữ sinh do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Phòng trọ ba người do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1990, Mắt biếc do Nhà xuất bản Mũi Cà Mau in năm 1990, Cô gái đến từ hôm qua do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Bồ câu không đưa thư do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1993, Những cô em gái do Nhà xuất bản Trẻ in năm 2000, Kính vạn hoa – bộ truyện dài 45 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 đến 2002, Chuyện xứ Lang Biang – bộ truyện dài 4 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 đến năm 2005… Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn viết tạp văn, truyện ngắn và thơ: Thành phố Tháng tư do Nhà xuất bản Tác phẩm mới in năm 1984, Truyện cổ tích dành cho người lớn do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1987, Còn chút gì để nhớ do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1988, Hạ Đỏ do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1991, Lễ hội của đêm đen do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1994, Tứ tuyệ t cho nàng do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1994, Buổi chiều Windows do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1995, Quán Gò đi lên do Nhà xuất bản Trẻ in năm 2000, Ngườ i Quảng đi ăn mì Quảng do Nhà xuất bản Trẻ in năm 2005… 16 Trong các cuốn truyện của ông, nhân vật chính thường là nhân vật xưng “tôi” – là một anh chàng đa sầu, đa cảm, quậy phá, học kém. Nguyễn Nhật Ánh như đang khai thác chính những kỉ niệm tuổi học trò của mình thuở ngày xưa để viết lên những trang văn trữ tình đầy chất thơ và cũng rất hóm hỉnh. Nhà văn cũng nắm bắt những trạng thái tâm lý của lứa tuổi đang tập tành làm người lớn với những rung động đầy bất thường đôi khi cũng rất khó hiểu. Cũng có khi là dòng hồi tưởng, suy tư đầy chất trữ tình và nuối tiếc về một quá khứ xa xăm trong Mắt biếc , hay những trang miêu tả tâm lý yêu đương đến mất trọng lượng như trong Những cô em gái … Đôi khi lại là những đứa học trò nghịch ngợm, phá phách nhưng lại rất là tình cảm trong Thằng quỷ nhỏ hay là tình bạn ngây ngô gắn bó thân thiết với nhau nhưng tính cách mỗi người mỗi khác như trong Nữ sinh … Nếu như viết cho tuổi mới lớn là những rung động đầu đời thì khi viết cho tuổi cấp hai, Nguyễn Nhật Ánh lại đi vào khai thác chủ đề chính là trường lớp, bài vở, mối quan hệ với thầy cô, mọi người xung quanh và đặc biệt là tình bạn. Trong 45 tập của Kính vạn hoa đều xoay quanh câu chuyện của bộ ba Quý ròm – Tiểu Long – nhỏ Hạnh trong tập thể lớp 8A4 trường Tự Do nhưng không hề nhàm chán và lặp nội dung từng tập. Bởi chất đặc biệt trong cách viết của tác giả đó là sự hóm hỉnh, hài hước mà khi người ta đọc không hề có cảm giác nhàm hay khó chịu. Bên cạnh đó, Nguyễn Nhật Ánh còn có một số truyện viết cho lứa tuổi nhi đồng tuy là không nhiều. Trong khoảng thời gian ấp ủ một năm từ 1997 – 1998, Nguyễn Nhật Ánh cho ra đời bộ truyện tranh nhiều tập Bim và những truyện kì thú với sự cộng tác của họa sĩ Mai Rừng. Đặc biệt tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được xuất bản năm 2008 là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ở tác phẩm này lối viết của ông khác với những tác phẩm trước đây của ông. Trang văn dí dỏm về hồi ức tuổi thơ, có nhiều đoạn 17 tác giả sử dụng hình thức tạp bức để trình bày cảm nhận của một người lớn tuổi khi ngẫm nghĩ về thời thơ ấu. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một chiếc vé trên chuyến tàu trở về tuổi thơ với những điều kì diệu và bí mật của tâm hồn. Tác phẩm là một bài học thú vị về tuổi thơ và người lớn. Nó như lột tả được hết những mặt phức tạp giữa trẻ con và người lớn. Dù là viết cho lứa tuổi nào đi chăng nữa, thì mọi tác phẩm của ông đều được người đọc đón nhận một cách nhiệt tình ẩn chứa nhiều bài học về giáo dục, về cuộc sống, hướng con người đến cái chân – thiện – mỹ. Giáo sư Lê Huy Bắc đánh giá tính triết lý trong văn chương Nguyễn Nhật Ánh không quá nặng nề mà thể hiện gần gũi ngay ở từng trang viết, giúp định hướng con người khi bước qua tuổi thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã viết cho trẻ thơ bằng cách nhìn của người lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã ví nhà văn như những người lái xe thức đêm, viết hết cuốn sách này đến cuốn sách khác chứ không có thời gian nhìn lại. Hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình, duyên dáng và bất ngờ. Truyện kể của Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn gần gũi như truyện cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn, hiện đại. Ông là một hiện tượng của văn học thiếu nhi Việt Nam, tạo ra một phong cách viết riêng và một thế hệ độc giả cho riêng mình. 1.2.2. Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 1.2.2.1. Bức tranh trường lớp Trong thế giới nhân vật của một số tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, đối tượng được thể hiện chủ yếu là những cô cậu học trò. Tất cả những gì nói về tuổi thơ cũng bước vào trang sách của Nguyễn Nhật Ánh như những gì vốn có của nó. Nhân vật mà đối tượng chính là lứa tuổi học trò của ông thường được khám phá dưới nhiều góc độ, nhiều tâm tư tình cảm bằng chính cái nhìn của một đứa trẻ tồn tại vô hình trong con người ông. 18 Ba tác phẩm Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – có một đặc điểm chung là đều viết về đề tài tuổi thơ thời học sinh, để khi gấp những trang sách lại ta thấy lòng cứ bồi hồi, xao xuyến khi được trở về với chính tuổi thơ của mình ngày ấy. Khi đọc xong, người đọc vẫn cảm thấy đâu đó phảng phất như đang sống lại với miền kí ức xưa đầy ngộ nghĩnh vui tươi. Có thể thấy, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng một chân dung của những cuốn sách là cả một thời trẻ thơ hiện về với hiện tại. Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên bức tranh về trường lớp thật sống động, nơi hội tụ của những gì trong sáng, đẹp đẽ nhất của tuổi học trò. Bức tranh về ngôi trường mà Nguyễn Nhật Ánh vẽ ra náo động, sôi nổi. Một số thì tụ tập chơi các trò chơi, một số thì ngồi trên ghế đá trò chuyện. Tác phẩm Nữ sinh mở ra một không gian trường lớp rất gần gũi và thân thiện, đó là sự hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Các hoạt động diễn ra trong trường rất thân quen, mặc dù các hoạt động trong trường vẫn diễn ra giống nhau qua từng ngày nhưng không hề nhàm chán mà ngược lại rất vui nhộn, hài hước qua cách nói chuyện của đám học trò. Hình ảnh các em học sinh vui cười vô tư thoải mái, chính hình ảnh đó đã làm cho người đọc như trở về với lứa tuổi học trò của mình. Trong bộ trang phục áo sơ mi trắng quần tây của các bạn nam và hình ảnh chiếc áo dài của các bạn nữ trông rất dễ thương và tinh khôi. Những hoạt động trực nhật lớp, lau bảng, rồi đến các buổi diễn văn nghệ đều rất là thú vị. Nguyễn Nhật Ánh đã nắm bắt rõ vấn đề đó để tô thêm cho bức tranh trường lớp có vẻ nhộn nhịp, rộn ràng hơn. Nó giống với các hoạt động trong hiện thực mà thời buổi bây giờ học sinh đi học vẫn tham gia. Những bài giảng của thầy cô, cách trò chuyện giữa thầy và trò gần gũi, thân thương. Hình ảnh những chiếc xe đạp, hình ảnh chiếc ghế đá, cây bàng, cây phượng là tri kỉ gắn với ngôi trường từ xưa tới nay. Cuộc gặp gỡ không hề mong muốn giữa thầy và ba cô học trò hay nghịch đùa : “Khi vừa xuất hiện trước sân trường anh đã 19 trông thấy ba cô học trò của anh. Và họ cũng ngay lập tức nhậ n ra anh và anh nhận ra vẻ kinh ngạc sững sờ hiện rõ trên khuôn mặt từng người. Anh vộ i mỉm cười với các cô gái, cố tạo ra một dáng vẻ bình thường nhưng sự cố gắng của anh hình như không đạt được kết quả. Ba cô gái đều cố tránh nhìn về phía anh họ ngó lơ chỗ khác, kể cả Xuyến cô lớp trưở ng tinh quái và ngang ngạnh” 4; 132. Bức tranh hằng ngày của một ngôi trường tiếp tục diễn ra bởi sự ồn ào, vui nhộn, tấp nập của đám học trò. Không khí bao giờ cũng thế, vẫn là tụ tập nói chuyện chơi đùa trêu ghẹo nhau nhưng không bao giờ có sự lặp lại buồn tẻ. Và ngôi trường vẫn là tâm điểm cho học trò thỏa thích thể hiện sự vô tư của mình: “Sáng nay học sinh lục tục vào trường. Sau một ngày lễ rong chơi, không khí bao giờ cũng ồn ào, vui nhộn. Từng đám học sinh cứ xúm xít nhau và náo nức trò chuyện, bất chấp lời nhắc của ban giám hiệu vang lên từng chặp trên loa phóng thanh. Thời tiết ấm áp dễ chịu. Nắng tươi tắn, nhấp nháy trên những tán cây và những mái ngói. Nắng cũng đầy ắp sân trường. Sau lễ chào cờ, ban giám hiệu đi vào phần dặn dò thường lệ”. Một bức tranh rất quen thuộc, khiến cho người đọc luôn ám ảnh nhớ về những kỉ niệm thời đó, nhớ ngôi trường, từng cây bàng và cả buổi lễ chào cờ. Mở ra trước mắt mọi người như chan chứa một điều gì đó nuối tiếc. Một thời vô nghĩ, chỉ biết đến giờ là đi học, đến giờ là ra chơi, ước ao được như vậy một lần nữa nhưng chẳng thể nào được. Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục tạo nên một bức tranh lớp học khác với nhiều điều thú vị, vui tươi ngay cả khi đọc tựa đề tác phẩm cũng đã biết được một phần nào đó tác phẩm đề cập đến. Tác phẩm Thằng quỷ nhỏ - là sự nghịch phá, trêu đùa của đám bạn với người mang biệt danh là thằng quỷ nhỏ, bởi nhân vật này mang một hình hài rất kì dị. tác giả đã xây dựng nên một câu chuyện rất lí thú khiến cho tất cả mọi người đều cảm thông, chia sẻ. Bức tranh ở đây tác giả nói đến vẫn là sự ồn ào trong không gian của một ngôi trường 20 trước giờ vào lớp và giờ ra chơi. Tâm điểm khiến mọi người chú ý đến là cậu học trò tên Quỳnh, bạn bè thường mang Quỳnh ra để chọc ghẹo, mà tuổi học trò lúc nào cũng vậy, vô tư chỉ biết là được vui còn lại không nghĩ gì cả. Đầu tác phẩm vẫn là một trạng thái bình thường trước khi vào lớp của bao lớp, bao người : “Nga ngồi một mình trong lớp, hồi hộp đợi chuông reo. Chưa đến giờ vào học, mọi người còn ở cả bên ngoài, một số chơi trong sân, số khác tụ tậ p ngoài hành lang. Thỉnh thoảng một khuôn mặt thò vào cửa sổ , dòm dáo dác rồi biến mất sau khi ném một cái nhìn tò mò về chỗ Nga ngồi” 2;5... Nga trong tác phẩm là một học sinh mới về trường, chứng kiến bao sự mới mẻ, khác lạ của một ngôi trường mới, hồi hộp trước bạn bè. Hình ảnh trước cảnh vào lớp náo động, kẻ ngồi người chơi đùa trông đáng yêu làm sao Vẻ ngây ngô vẫn cứ hiện về. Mặc dù là ở trong truyện nhưng tác giả đã mô phỏng một bức tranh giống với hiện thực của cuộc sống ngoài đời ở các ngôi trường. Vẫn là sự đùa nghịch, cũng là giờ học, giờ ra chơi rất quen thuộc đâu đó bắt gặp những ánh mắt hiền hòa, vô tư, trìu mến, vẫn là một tình bạn trong sáng không hề toan tính. Tuổi học trò là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi trường rộng lớn, một ngôi nhà không chỉ có ta mà còn có cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức, tình cảm. Mái trường là nơi luôn sát cánh theo lứa tuổi học trò suốt một chặng đường dài. Chứa biết bao cảm xúc từ lần đầu bước vào trường cho đến việc chọn chỗ ngồi. Tất cả đều toát lên một sự gắn bó về ngôi nhà thứ hai đó. Tác phẩm hiện lên hình ảnh xếp hàng vào lớp, nó như gợi được sự kỷ cương, ngăn nắp mà ngôi trường không được tác giả đặt tên trong tác phẩm được nói đến. Vẫn như thường lệ thì “chuông reo, cả lớp xếp hàng. Nga bước ra khỏi lớ p và trước khi đứng vào hàng sau lưng Hạnh, nó khẽ đưa mắt nhìn qua đ ám con trai đang xếp hàng kế bên, kín đáo dò xem nhân vật nào là thằng quỷ nhỏ , nhưng nó không thể đoán định được” 2; 7… Trong một trường học bao giờ 21 cũng thế, đặc biệt là trong lớp luôn có một học sinh cá biệt trở thành tâm điểm chú ý của bao người, đối với các bạn khác thì đã quen nhưng Nga là một học sinh mới về trường nên rất tò mò muốn biết người có biệt danh là thằng quỷ nhỏ là ai? Ra sao? Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu Nga. Tuổi học trò không nghịch, không phá, không trêu đùa thì còn đâu là tuổi học trò. Trong suy nghĩ của mỗi con người chúng ta tuổi học trò luôn phải sống hồn nhiên, vô tư, chỉ biết học cho có kiến thức và cũng là để thể hiện được cái cá tính của mình. Đùa nghịch cũng chỉ để vui, để tạo nên tiếng cười cho bạn bè hay chọc ghẹo để biết được độ giận giữ của bạn mình đến cỡ nào. Đa phần những trò nghịch thường là cố ý mà ra, đang đứng thì làm cho bản thân mất thăng bằng rồi giẫm lên chân người đứng sau một cú thật lực khiến đối phương kêu oai oái. Đâu đó bắt gặp hình ảnh cô giáo chủ nhiệm trừng mắt ngó xuống nhưng cậu học trò tinh quái đã kịp lấy lại tư thế nghiêm trang và trông hiền như cục bột. Nhưng ẩn chứa bên trong đó là một tình bạn chân thành không toan tính, một tình bạn trong sáng luôn luôn chia sẻ, cảm thông mỗi khi người bạn ấy gặp chuyện buồn hay khó khăn. Mái trường là nơi gắn kết tình người với nhau, tình bạn hồn nhiên, đôn hậu. Tuy vẻ ngoài rất nghịch, gặp đâu trêu đó nhưng mỗi khi đối phương có chuyện là sẵn sàng chia sẻ bao buồn vui, giận hờn, hoặc là làm bia đỡ đạn cho người kia tha hồ hành hạ lại. Hình ảnh cho sự náo động lại diễn ra trước trò đùa tinh quái của lớp: “ngày hôm sau, mọi việc lại diễn ra cũng từa tựa hôm trước, giống như mộ t vở kịch được lặp lại. Thằng quỷ nhỏ vào lớp, kéo theo những trò đùa nghị ch tai ác của đám bạn và những tiếng hò hét ồn ào và cuối cùng kết thúc bằ ng cảnh anh ngồi câm nín bên cạnh Nga” 2; 19… Bao giờ cũng thế, chỉ có học trò mới nghĩ ra nhiều trò đến như vậy. Có như thế không khí lớp học mới vui tươi và náo động, không nhàm chán khiến cho ai ai cũng muốn đến lớp. Không đến lớp một ngày thì sẽ bỏ lỡ vì ngày hôm đó lớp có bao chuyện xảy 22 ra. “Nhất quỷ - nhì ma – thứ ba học trò”, chỉ có học trò mới dám nghĩ được những trò chơi ngỗ nghịch và cả đến thầy cô cũng bất ngờ. Đôi khi trong việc học lại không giỏi nhưng trong vấn đề nghịch ngợm lại là số một. Một bức tranh toàn mỹ về mái trường, thầy cô, bạn bè cả những sự nô đùa của học trò, tuy không nói nhiều đến hình ảnh tri kỉ của trường như ghế đá, sân trường, cây bàng – đây là người bạn thân gắn bó của trường nhưng khi đọc tác phẩm thì chắc hẳn ai cũng sẽ liên tưởng đến những hình ảnh đó. Bởi ngôi trường không chỉ có sự náo động của học trò, mà những hình ảnh trên sân trường đó sẽ giúp cho học sinh trở về với cảm giác bình yên sau những giờ học căng thẳng. Ở đâu cũng vậy, bức tranh về thầy cô, mái trường luôn hiện hữu trong tâm trí của mỗi người, dù cho năm tháng có dài bao nhiêu đi chăng nữa thì ngôi trường vẫn là nơi không thể nào quên. Bức tranh trường lớp trong Thằ ng quỷ nhỏ dường như lột tả được hết những ý nghĩa đó, náo động, nhộn nhịp hơn trong Nữ sinh . Hai tác phẩm đều chứa một tình bạn gắn bó dù có thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn luôn đẹp, luôn tự hào về tình bạn của mình. Bức tranh gợi lên sự thân thiện, đầy ắp tiếng cười, nó như là nhựa sống, là nguồn cảm hứng, in đậm trong ký ức của tuổi học trò. Tiếp tục với bức tranh đó, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một sự khác biệt hơn, nó chỉ gợi mở về hình ảnh một mái trường đầy ắp áp lực, mỗi buổi đi học là một cuộc chạy đua vì luôn ngủ dậy muộn. Đến với lớp học thì luôn ngồi ở bàn cuối, vì ngồi ở đó được tha hồ nói chuyện tán gẫu, chọc ghẹo đủ thứ trò nghịch ngợm. Đó là một hình ảnh lúc nào cũng có trong lớp học, và được thầy cô chú ý nhiều nhất đến bởi luôn gây phiền hà đến giờ dạy của giáo viên, “ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xầm xì trò chuyện vừa cựa quậy lung tung và mong ngóng tiế ng chuông ra chơi đến chết được” 3;15… Mỗi một tác phẩm là mỗi bức tranh, ở đó nó chứa đựng rất nhiều những cung bậc cảm xúc: bồi hồi, chờ đợi, mong 23 ngóng điều gì đó. Tác phẩm mở đầu bằng các nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi. Dù mới lên tám tuổi nhưng cậu ta nghĩ: “cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Đến việc đi học đối với cậu ấy cũng là một chuyện rất là khó khăn. Ngủ thì luôn luôn dậy trễ mặc cho mẹ cậu cứ kêu rếu dậy đi học, rồi đi học thì không lúc nào được đi một cách thảnh thơi mà mỗi lần đến trường là những lần chạy hì hục vì bị trễ giờ học. Vào lớp thì chọn cho mình một vị trí ở cuối lớp để tiện cho việc nói chuyện, luôn mong ngóng đến giờ chuông reo để được về nhà – “trên lớp, tôi luôn ngồi ở bàn chót. Ngồ i bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợ m mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tăm tối đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài” 3; 15… Với những lời triết lý suông để biện minh cho sự lười biếng, nhát học khi đến lớp. Với cu Mùi thì việc đến lớp là đi cho có và cho biết mình đã đi học. Nhưng trong lớp học luôn luôn bao giờ cũng có một thành viên cá biệt và có một đặc tính là rất hài, vui, nghịch, và đôi khi là sự khó chịu với người khác đặc biệt là giáo viên. Sự lười biếng đó dần dần trở nên thói quen đến lớp cho có rồi trông đến giờ ra chơi để được thoải mái không phải bị tra tấn đầu óc nữa. Với những câu nói hài hước của cu Mùi khi đến trường ngồi học là “mài đũng quần trên ghế nhà trường”, chẳng thích học một môn nào cả từ giờ toán, tập viết cho đến giờ tập đọc, chính tả, cậu chỉ thích mỗi giờ ra chơi là một điều tuyệt vời nhất đối với Mùi. Bức tranh từ đầu đến cuối là hình ảnh của cậu Mùi từ việc ngồi học cho đến giờ ra chơi, cùng lũ bạn sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, thường xuyên nhất là trò rượt đuổi đánh nhau vật vã xuống đất cho đến khi không còn nhận ra là một học sinh tức là tay bị trầy xướt, mắt thì bầm tím và chân đi cà nhắc, quần áo thì lấm lem. Công việc đến trường của Mùi chỉ có vậy thôi. Đến lớp hằng ngày là một áp lực nhưng cũng là một thú vui đối với cậu. Sau những giờ được núp sau lũ bạn để nói chuyện thì việc nghịch ngợm 24 khi đến lớp với cậu lại là việc thường xuyên hơn. Trong trang văn của Nguyễn Nhật Ánh thì hầu như cũng có nhân vật cá biệt, luôn tạo sự chú ý đối với người khác, và chắc hẳn sau khi rời khỏi trường thì thầy cô luôn có một ấn tượng đối với những nhân vật ấy. Mùi đi học về thì lúc nào cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ và khuôn mặt hầm hầm của ba, bởi vì Mùi đi học rất nghịch nên mỗi khi về nhà thân mình lúc nào cũng trầy xướt. Mỗi lần đến giờ học bài của Mùi như một đòn tra tấn, khi muốn kết thúc việc học bài là phải có sự kiểm tra của ba cậu. Cảm nhận của Mùi là cuộc sống rất đơn giản là sự lặp đi, lặp lại rất đơn điệu. Bởi lẽ cu Mùi đã có thể làm cho bức tranh có thêm những nụ cười trước sự hồn nhiên và những trò nghịch ngợm. Đây là một thiên đường lồng lộng tiếng cười của trẻ thơ, cả cách hài hước, châm biếm về những đổi thay và sự khác biệt giữa thế giới trẻ con và người lớn. Với trẻ con chỉ có óc tưởng tượng, thích cái trò đặt lại tên thế giới. Đó là cách cảm nhận về thế giới qua trí tưởng tượng của cu Mùi. Cho dù thế nào thì trẻ con lúc nào cũng ngây ngô, đáng yêu nhất. Nó có thể nói biết bao chuyện trên trời dưới đất nhưng trong tâm trí lúc nào cũng trong sáng và hồn nhiên. Mùi trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là hiện thân rõ nhất, tiêu biểu nhất cho lứa tuổi trẻ thơ. Luôn làm những việc trái với suy nghĩ của người lớn nhưng trong đó có một phần triết lý, có một phần ngộ nghĩnh dễ thương. Tiêu biểu cho lớp tuổi thiếu nhi vô tư hồn nhiên. Đó là một khoảng trời đẹp nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của mỗi con người. 1.2.2.2. Bức tranh gia đình Với tài năng quan sát tinh tế, nhà văn đã tạo nên một vùng thẩm mỹ - thế giới thật sự của thiếu nhi trong những tác phẩm của ông. Đó là gia đình, ngoài cái bức tranh sinh động đầy nét đáng yêu của các cô cậu học trò khi đến trường. Thì với cảnh bức tranh gia đình thì ít khi được như vậy, mỗi gia đình của từng bạn đều có một nét riêng không nhà nào giống nhà nào. Vui vẻ có, 25 cực nhọc, hay hoàn cảnh của từng gia đình rất khác. Đến trường các em có một không gian chung đó là học tập, vui chơi. Còn khi trở về với gia đình thì nó sẽ khác, có khi các em được sống trong một gia đình êm ấm đầy đủ, sung túc nhưng bên cạnh đó thì gia đình một số bạn cũng rất hoàn cảnh. Chính vì vậy khi trở về với bức tranh của gia đình là các em đã trở về với hiện thực của cuộc sống. Ở đây, các em không còn vô tư như khi ở trường nữa mà trở thành một thành viên có khi còn được gọi là chủ chốt trong gia đình, một người đi làm thuê để phụ giúp gia đình. Và khi đến trường có thể những cô cậu học trò này học không giỏi, hay nghịch phá nhưng khi về với gia đình họ là một người con ngoan, biết làm việc nhà giúp ba mẹ. Có thể nói hoàn cảnh là cái để chi phối con người, ở môi trường này thì sẽ là một con người khác nhưng khi sống trong một môi trường khác thì nó cũng sẽ thay đổi theo. Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh đã rất tài tình khi đã bám sát những khía cạnh của cuộc sống. Và chọn cho mình được nhân vật sẽ xuất hiện trong truyện của mình, cũng có thể ở đó chính là khoảng trời tuổi thơ của nhà văn đã tái hiện lại, hoặc khi là những tiếp xúc của mình với học sinh, nắm bắt được tâm lý vì Nguyễn Nhật Ánh đã từng là một nhà giáo. Bức tranh hiện thực của cuộc sống nó luôn soi rọi rõ từng khía cạnh của nhân vật: vui, buồn, cô đơn hay có những hoàn cảnh khiến cho mọi người ai cũng đồng cảm cho nhân vật. Mỗi tác phẩm là những vấn đề Nguyễn Nhật Ánh đặt ra để cho nhân vật của mình đối diện, xoay sở, thích nghi với chúng. Từ đó, để người đọc biết và hình dung đằng sau cái bức tranh ngộ nghĩnh đáng yêu c
NỘI DUNG
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng trong thi pháp học Vì đối tượng là trung tâm của văn học, con người cũng chính là đối tượng thẩm mỹ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống Người sáng tác sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng
Từ sau năm 1975, cuộc sống đã dần trở lại với những quy luật bình thường Và con người phải đối mặt với đời thường vốn dĩ đa sự, đa đoan Điều ấy, đã thúc đẩy được ý thức cá nhân, mỗi con người đều có sự quan tâm nhau qua từng số phận, làm thay đổi những quan niệm về con người theo nền tảng của triết học là hạt nhân cơ bản Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là đối tượng để khám phá, để bộc lộ ra từng cái suy nghĩ của người viết đó chính là cái đích cuối cùng của văn học Con người trong văn học lúc này không phải là con người đơn nhất, mà là con người đa diện, đan xen giữa thiên thần và ác quỷ, của sự thật và giả dối, hay của cái tốt và cái xấu
Quan niệm nghệ thuật về con người là một tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học Cảm nhận những tác phẩm ấy là cảm nhận cái nhìn của tác giả về con người được thể hiện trong tác phẩm, quan niệm nghệ thuật về con người được xem là chiếc chìa khóa trong việc sáng tạo của nhà văn Và theo mỗi thời kì của văn học thì quan niệm nghệ thuật về con người cũng sẽ thay
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng trong thi pháp học Vì đối tượng là trung tâm của văn học, con người cũng chính là đối tượng thẩm mỹ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống Người sáng tác sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng
Từ sau năm 1975, cuộc sống đã dần trở lại với những quy luật bình thường Và con người phải đối mặt với đời thường vốn dĩ đa sự, đa đoan Điều ấy, đã thúc đẩy được ý thức cá nhân, mỗi con người đều có sự quan tâm nhau qua từng số phận, làm thay đổi những quan niệm về con người theo nền tảng của triết học là hạt nhân cơ bản Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là đối tượng để khám phá, để bộc lộ ra từng cái suy nghĩ của người viết đó chính là cái đích cuối cùng của văn học Con người trong văn học lúc này không phải là con người đơn nhất, mà là con người đa diện, đan xen giữa thiên thần và ác quỷ, của sự thật và giả dối, hay của cái tốt và cái xấu
Quan niệm nghệ thuật về con người là một tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học Cảm nhận những tác phẩm ấy là cảm nhận cái nhìn của tác giả về con người được thể hiện trong tác phẩm, quan niệm nghệ thuật về con người được xem là chiếc chìa khóa trong việc sáng tạo của nhà văn Và theo mỗi thời kì của văn học thì quan niệm nghệ thuật về con người cũng sẽ thay đổi Từ sau năm 1975, đất nước chuyển mình trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hóa, tư tưởng Chiến tranh kết thúc, văn học cũng thay đổi, bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kịch…, truyện ngắn dường như đã trở thành một thể loại phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam sau năm 1975 Nó được xem là một sự bùng nổ mạnh mẽ, phát triển thể loại truyện ngắn với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Nhật Ánh,…
Nhìn chung ngòi bút của các nhà vãn thay ðổi trên nhiều phýõng diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người Văn học thời kì chống Mỹ và chống Pháp thì gắn với cảm hứng ngợi ca với những sự hi sinh, xả thân vì nước, sự đoàn kết của dân tộc, cộng đồng Con người gắn với cái “ta” to lớn, ít đối diện với cái “tôi” nhỏ bé của chính mình Sau năm 1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính mình Văn học không còn hô hào nói về cái lớn lao mà đào sâu cái tôi, khám phá những cái ẩn khuất bên trong để thấy những cung bậc của cảm xúc Con người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của xã hội bởi con người bao giờ cũng tồn tại ở hai mặt: đẹp – xấu, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, vui – buồn, hạnh phúc – đau khổ, tự nhiên – xã hội
Nguyễn Minh Châu - nhà văn của quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra, ông là người tiên phong trong việc thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người Ông không còn mang tính lí tưởng hóa về màu sắc như thời kì trong chiến tranh Giờ đây Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên hình mẫu những nhân vật mang tính thời đại cao, đó là những nhân vật tư tưởng, nhân vật thế sự và nhân vật tính cách số phận Các nhân vật trong trang viết của ông luôn đa chiều, đầy những vết nham nhở sần sùi, ở đó có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã; con người luôn khát khao vươn tới cái chân – thiện – mỹ, tiêu biểu như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa,
Nhắc đến văn học đương đại không thể không nhắc tới Nguyễn Huy Thiệp – một cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học “vang bóng một thời” Với giọng văn sắc lạnh, tàn nhẫn đào xới đến từng mảnh, những góc khuất về các vấn đề đời tư và thế sự, tình yêu và sự hận thù, cái sống và cái chết Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn sống trong sự cô đơn, dằn vặt, đau đớn đến tận cùng Đó là cách thể hiện độc đáo về con người trong truyện ngắn của ông Chính từ sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới nhân vật trong văn xuôi đương đại phong phú, gần gũi và giàu sức ám ảnh đối với người đọc với nhiều kiểu nhân vật: nhân vật tự ý thức, nhân vật cô đơn, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật dị biệt, những dạng nhân vật chưa từng hoặc rất ít xuất hiện trong văn xuôi trước năm
1975 Cùng với những chuyển đổi trong tư duy nghệ thuật, nội dung cảm hứng là những đổi mới đáng kể trong phương thức thể hiện hiện thực bằng nhiều cách thức khác nhau Có thể nói về cái hiện thực thông qua cái ảo, nói cái hữu lý thông qua cái phi lý, cùng với đó là các thủ pháp đa dạng, giàu hiệu quả: là ảo, huyễn tưởng, huyền thoại, giễu nhại, trào lộng Sự đa thanh trong giọng điệu, những chuyển đổi cơ bản trong nghệ thuật trần thuật đã thực sự tạo được những hiệu quả nghệ thuật tích cực
Hòa cùng dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại với những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người phải kể đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh có cách nhìn, cách khám phá về con người ở nhiều bình diện: đó là con người với sự cô đơn, bi kịch, con người vui tươi với những cái ngây ngô, và con người với những cách thể hiện tình cảm khác nhau Đa phần nhân vật của ông là các cô cậu học trò, tuy vô tư hồn nhiên nhưng cách thể hiện cái tôi cá nhân của nhân vật rất sâu sắc và đầy chất triết lý của cuộc sống Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh là những biểu hiện cụ thể, góp phần làm nên sắc thái đời thường sinh động, toàn vẹn như trong đời thực cho quan niệm về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975 Nguyễn Nhật Ánh cũng đã có nhiều cách tân trong quan niệm về con người Đó là kiểu quan niệm thế hệ trẻ bơ vơ, lạc lõng, bất hạnh giữa đời thường, kiểu nhân vật là người nhưng có sự biến dạng về nhân hình Kiểu con người của sự hiếu động, thông minh Tiêu biểu cho con người trong hiện thực bây giờ năng động, sáng tạo, nghịch ngợm Có lẽ cũng chính vì thế mà ông đã bám sát theo từng nhịp thở của cuộc sống, đề tài về lứa tuổi học trò phá phách, nghịch ngợm nhưng sống rất tình cảm, tiêu biểu như nhân vật Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ tuy bề ngoài không được giống như bao bạn khác nhưng Quỳnh có một trái tim biết yêu thương, chia sẻ Chỉ trong ba tác phẩm Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,
Nữ sinh đã cho thấy được một thế giới con người hiện ra đầy sinh động, vui tươi, ngây thơ tình cảm, mà vốn con người luôn từng trải qua thời kì đó nhưng chưa ai thực sự cảm nhận được hết những giá trị của nó Tác giả dùng chính các em học sinh để nói về tác giả, đó cũng là cách thể hiện quan niệm con người trong văn học Trước nhân dạng bất bình thường Nguyễn Nhật Ánh đã gán cho Quỳnh, đã mở ra một sự thật dù trong thế giới loài người nhưng con người luôn bị gặp cảnh trớ trêu, bị bạn bè trêu chọc, đó là sự cô đơn lạc loài được thể hiện trong truyện ngắn Thằng quỷ nhỏ: “Thoạt nhìn thấy người học sinh lạ này, trống ngực Nga đã đập thình thịch Anh lững thửng bước vào lớp giữa một vòng tròn người bu quanh trêu chọc, hệt như một anh hề xiếc đang đi giữa một đám trẻ con hiếu kì và nghịch ngợm Từ sợ hãi dần dần Nga chuyển sang tò mò Anh đội một cái nón vải màu cỏ úa, và mặc dù bị bạn bè không ngớt lời chòng ghẹo, mặt mày anh trông vẫn thản nhiên, không hề tỏ vẻ bực dọc hay rầu rĩ Có thể anh đã quen với tình cảnh trớ trêu này” [2; 32]…
Nguyễn Nhật Ánh đưa ra quan niệm dù là cùng con người với nhau nhưng lại có sự phân biệt, kì thị Trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Nhật Ánh, ông còn xây dựng kiểu nhân vật phức tạp về tâm hồn Nó phức tạp giữa cách suy nghĩ của người lớn và trẻ con, cho nên trẻ con có sự chống đối
Từ đó cái ý thức nó lớn dần lên và bắt đầu thử nghiệm làm người lớn với trò chơi làm cha làm mẹ Sự đối lập giữa cách nghĩ của người lớn và trẻ con , cho nên nó lúc nào cũng phản kháng Truyện ngắn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ mở ra một bức tranh cuộc sống với nhiều trạng thái tâm lý như vậy, nó luôn luôn phức tạp Còn Nữ sinh, là truyện ngắn với một bức tranh náo động, vui nhộn của các cô cậu học trò hay đùa nghịch, học giỏi nhưng vẫn chứa trong mình cái tìm tòi khám phá những cái gì mới mẻ, bí ẩn Qua truyện ngắn Nữ sinh, Nguyễn Nhật Ánh như khẳng định sự năng động, khám phá nó luôn luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta, đặc biệt là thế hệ học sinh vô tư, hồn nhiên, sôi động
Trong sự phát triển của xã hội, các nhà văn đã tinh nhạy phản ánh những kiểu con người trong tác phẩm của mình Nguyễn Nhật Ánh nói về con người với một tình cảm rất chân thành, ông làm cho mọi người được sống lại với tuổi thơ, ông ca ngợi lứa tuổi học trò qua nhiều cách thể hiện khác nhau trong từng tác phẩm Với quan niệm nghệ thuật về con người – Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng nhân vật mang tính điển hình cho thế hệ học trò hôm nay Ở đó có sự phong phú, đa diện thể hiện cái nhìn nhiều chiều về con người Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã chinh phục được nhiều đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đôi khi cũng khó chiều Bằng những tâm huyết, nỗ lực và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các em Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của con người mà ông như được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình, hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình.
Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1 Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt
Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn Ông sinh ngày 07 / 05 / 1955 Nguyên quán xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Nguyễn Nhật Ánh từng được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 40 năm liên tiếp
1975 – 2015 Thuở nhỏ Nguyễn Nhật Ánh theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân, Phan Chu Trinh Năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn để theo học ngành sư phạm Ông từng đi thanh niên xung phong, từng dạy văn tại trường Trung học cơ sở Bình Tây (Quận 6) từ 1983 đến 1985 Từ 1973 ông lần lượt viết kịch bản sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng chủ nhật với nhiều bút danh như Anh Bồ Câu, Đông Phương Sắc, Sóc Phương Đông, Chu Đình Ngạn… Tuổi ấu thơ Nguyễn Nhật Ánh gắn bó với gia đình, làng xóm, quê hương và chính nơi ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn của một nhà văn mà mỗi khi hồi tưởng lại nó như là một cuốn phim không có điểm dừng Chính quê hương đã cho ông một tình yêu, một nỗi niềm luôn khắc khoải, một nỗi niềm bồn chồn day dứt không bao giờ nguôi, không bao giờ dập tắt trong ông Nó cứ trở đi trở lại luôn thấp thoáng trong sáng tác của ông Miền thơ ấu gắn với quê hương tuy ngắn ngủi nhưng luôn tồn tại một nỗi nhớ vẹn nguyên và rực rỡ Chính vì vậy mà những kí ức về miền thơ ấu ấy cứ ẩn khuất trong tác phẩm của nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và ông viết như một sự giãi bày, một sự sẻ chia Từ những kỉ niệm về một tuổi thơ rất phong phú, với lòng yêu quê hương đất Quảng của một cậu học trò tinh ý, giàu tình cảm, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một chất xúc tác, là một nguồn cảm hứng dạt dào làm nên cái tính hợp trẻ con và một cây bút gắn bó với trẻ con của ông Bởi vậy khi đi vào văn chương cái đích ông muốn hướng tới đó là viết cho thiếu nhi, ông nhận thấy mảng đề tài này hợp với cái chất của mình
Nguyễn Nhật Ánh luôn khẳng định có “một đứa trẻ con” vô hình đang tồn tại trong ông dù đã bước sang tuổi ngũ tuần Chính cái “đứa trẻ con” lúc nào cũng ở trong người ông, thôi thúc ông, không cần phải nuôi dưỡng nhưng nó vẫn không phai nhạt đi, không mất đi mỗi khi ông sáng tác Nguyễn Nhật Ánh là một con người có trách nhiệm và luôn chuyên tâm với công việc viết văn của mình Để có một vốn kiến thức của mình về thế giới trẻ con, nhà văn không ngừng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, sách báo kể cả sách tâm lí và tham gia các buổi học để hiểu, để nắm bắt được những tâm tư tình cảm, những sự kiện trong lớp và trò chuyện với chính con gái của mình cũng chính là người bạn đọc luôn theo sát ông Nếu như sống trong những năm tháng gian khổ thanh niên xung phong thì những ngày tháng được đứng lớp dạy học là cơ hội để ông tiếp xúc và sống trong môi trường với bao điều trong sáng, hồn nhiên, thánh thiện của tuổi học trò Tuy công việc dạy học chỉ có hai năm nhưng những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp sư phạm cùng với kinh nghiệm thực tế đã giúp cho nhà văn hiểu và gần gũi hơn với học trò Đọc những tác phẩm của ông, người đọc như cảm thấy đó là một cuốn bách khoa về mái trường Ngoài ra, ông còn từng là một cán bộ Đoàn năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động phong trào về văn nghệ của thiếu nhi, các trang viết của ông như một cuộc trải nghiệm của chính mình, của một người trong cuộc Chính tuổi thơ, tính cách, cùng với niềm tâm huyết và những trải nghiệm nghề nghiệp của mình Nguyễn Nhật Ánh xứng đáng là một nhà văn để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc văn học thiếu nhi đương đại Việt Nam
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất tại Việt Nam Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của nhà văn còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc đông đảo của nhiều bạn đọc trong và ngoài nước Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong hai mươi năm qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ
Trong khoảng hơn mười lăm năm qua, Nguyễn Nhật Ánh đã có trên 40 tập truyện viết cho thiếu nhi Những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: Trước vòng chung kết do Nhà xuất bản Măng Non in năm 1984, Chú bé rắc rối do
Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Cú phạt đền do Nhà xuất bản Kim Đồng in năm 1985, Nữ sinh do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Phòng trọ ba người do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1990, Mắt biếc do Nhà xuất bản Mũi Cà Mau in năm 1990, Cô gái đến từ hôm qua do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Bồ câu không đưa thư do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1993, Những cô em gái do Nhà xuất bản Trẻ in năm 2000, Kính vạn hoa – bộ truyện dài 45 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 đến 2002, Chuyện xứ Lang Biang – bộ truyện dài 4 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 đến năm 2005…
Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn viết tạp văn, truyện ngắn và thơ:
Thành phố Tháng tư do Nhà xuất bản Tác phẩm mới in năm 1984, Truyện cổ tích dành cho người lớn do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1987, Còn chút gì để nhớ do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1988, Hạ Đỏ do Nhà xuất bản Trẻ in năm
1991, Lễ hội của đêm đen do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1994, Tứ tuyệt cho nàng do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1994, Buổi chiều Windows do Nhà xuất bản
Trẻ in năm 1995, Quán Gò đi lên do Nhà xuất bản Trẻ in năm 2000, Người
Quảng đi ăn mì Quảng do Nhà xuất bản Trẻ in năm 2005…
Trong các cuốn truyện của ông, nhân vật chính thường là nhân vật xưng “tôi” – là một anh chàng đa sầu, đa cảm, quậy phá, học kém Nguyễn Nhật Ánh như đang khai thác chính những kỉ niệm tuổi học trò của mình thuở ngày xưa để viết lên những trang văn trữ tình đầy chất thơ và cũng rất hóm hỉnh Nhà văn cũng nắm bắt những trạng thái tâm lý của lứa tuổi đang tập tành làm người lớn với những rung động đầy bất thường đôi khi cũng rất khó hiểu Cũng có khi là dòng hồi tưởng, suy tư đầy chất trữ tình và nuối tiếc về một quá khứ xa xăm trong Mắt biếc, hay những trang miêu tả tâm lý yêu đương đến mất trọng lượng như trong Những cô em gái… Đôi khi lại là những đứa học trò nghịch ngợm, phá phách nhưng lại rất là tình cảm trong
Thằng quỷ nhỏ hay là tình bạn ngây ngô gắn bó thân thiết với nhau nhưng tính cách mỗi người mỗi khác như trong Nữ sinh…
Nếu như viết cho tuổi mới lớn là những rung động đầu đời thì khi viết cho tuổi cấp hai, Nguyễn Nhật Ánh lại đi vào khai thác chủ đề chính là trường lớp, bài vở, mối quan hệ với thầy cô, mọi người xung quanh và đặc biệt là tình bạn Trong 45 tập của Kính vạn hoa đều xoay quanh câu chuyện của bộ ba Quý ròm – Tiểu Long – nhỏ Hạnh trong tập thể lớp 8A4 trường Tự Do nhưng không hề nhàm chán và lặp nội dung từng tập Bởi chất đặc biệt trong cách viết của tác giả đó là sự hóm hỉnh, hài hước mà khi người ta đọc không hề có cảm giác nhàm hay khó chịu
Bên cạnh đó, Nguyễn Nhật Ánh còn có một số truyện viết cho lứa tuổi nhi đồng tuy là không nhiều Trong khoảng thời gian ấp ủ một năm từ 1997 –
1998, Nguyễn Nhật Ánh cho ra đời bộ truyện tranh nhiều tập Bim và những truyện kì thú với sự cộng tác của họa sĩ Mai Rừng Đặc biệt tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được xuất bản năm 2008 là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Ở tác phẩm này lối viết của ông khác với những tác phẩm trước đây của ông Trang văn dí dỏm về hồi ức tuổi thơ, có nhiều đoạn tác giả sử dụng hình thức tạp bức để trình bày cảm nhận của một người lớn tuổi khi ngẫm nghĩ về thời thơ ấu Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một chiếc vé trên chuyến tàu trở về tuổi thơ với những điều kì diệu và bí mật của tâm hồn Tác phẩm là một bài học thú vị về tuổi thơ và người lớn Nó như lột tả được hết những mặt phức tạp giữa trẻ con và người lớn Dù là viết cho lứa tuổi nào đi chăng nữa, thì mọi tác phẩm của ông đều được người đọc đón nhận một cách nhiệt tình ẩn chứa nhiều bài học về giáo dục, về cuộc sống, hướng con người đến cái chân – thiện – mỹ
Giáo sư Lê Huy Bắc đánh giá tính triết lý trong văn chương Nguyễn Nhật Ánh không quá nặng nề mà thể hiện gần gũi ngay ở từng trang viết, giúp định hướng con người khi bước qua tuổi thơ Nguyễn Nhật Ánh đã viết cho trẻ thơ bằng cách nhìn của người lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã ví nhà văn như những người lái xe thức đêm, viết hết cuốn sách này đến cuốn sách khác chứ không có thời gian nhìn lại Hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình, duyên dáng và bất ngờ Truyện kể của Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn gần gũi như truyện cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn, hiện đại Ông là một hiện tượng của văn học thiếu nhi Việt Nam, tạo ra một phong cách viết riêng và một thế hệ độc giả cho riêng mình
1.2.2 Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Trong thế giới nhân vật của một số tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, đối tượng được thể hiện chủ yếu là những cô cậu học trò Tất cả những gì nói về tuổi thơ cũng bước vào trang sách của Nguyễn Nhật Ánh như những gì vốn có của nó Nhân vật mà đối tượng chính là lứa tuổi học trò của ông thường được khám phá dưới nhiều góc độ, nhiều tâm tư tình cảm bằng chính cái nhìn của một đứa trẻ tồn tại vô hình trong con người ông
Ba tác phẩm Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – có một đặc điểm chung là đều viết về đề tài tuổi thơ thời học sinh, để khi gấp những trang sách lại ta thấy lòng cứ bồi hồi, xao xuyến khi được trở về với chính tuổi thơ của mình ngày ấy Khi đọc xong, người đọc vẫn cảm thấy đâu đó phảng phất như đang sống lại với miền kí ức xưa đầy ngộ nghĩnh vui tươi
Có thể thấy, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng một chân dung của những cuốn sách là cả một thời trẻ thơ hiện về với hiện tại Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên bức tranh về trường lớp thật sống động, nơi hội tụ của những gì trong sáng, đẹp đẽ nhất của tuổi học trò Bức tranh về ngôi trường mà Nguyễn Nhật Ánh vẽ ra náo động, sôi nổi Một số thì tụ tập chơi các trò chơi, một số thì ngồi trên ghế đá trò chuyện Tác phẩm Nữ sinh mở ra một không gian trường lớp rất gần gũi và thân thiện, đó là sự hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh Các hoạt động diễn ra trong trường rất thân quen, mặc dù các hoạt động trong trường vẫn diễn ra giống nhau qua từng ngày nhưng không hề nhàm chán mà ngược lại rất vui nhộn, hài hước qua cách nói chuyện của đám học trò Hình ảnh các em học sinh vui cười vô tư thoải mái, chính hình ảnh đó đã làm cho người đọc như trở về với lứa tuổi học trò của mình Trong bộ trang phục áo sơ mi trắng quần tây của các bạn nam và hình ảnh chiếc áo dài của các bạn nữ trông rất dễ thương và tinh khôi Những hoạt động trực nhật lớp, lau bảng, rồi đến các buổi diễn văn nghệ đều rất là thú vị
THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
2.1.1 Nhân vật hồn nhiên, mơ mộng
Văn học luôn lấy từ chất liệu của cuộc sống và phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật Nó là nguồn cảm hứng chi phối rất lớn đến sáng tác văn học Văn học sau năm 1975 có rất nhiều đổi mới trong cách chọn đề tài cũng như cách viết truyện Mỗi nhà văn có một cách khám phá thế giới riêng và cách thể hiện riêng Nhân vật thiếu nhi thường là các cô cậu học trò mang trong mình vẻ hồn nhiên, vô tư với những khát khao mãnh liệt Đôi khi để cảm nhận hết cuộc sống, con người nhiều lúc phải ẩn sau những lời văn trang viết để thể hiện mình Lúc bấy giờ văn học không còn khai thác về các đề tài chiến tranh, mà chú trọng đến những tình cảm cá nhân, trút bỏ những ưu phiền để quay lại với tuổi thơ, một lần nữa để thấy mình trong đó Con người không cần phải làm cái gì cho nó lớn lao mà chỉ cần thể hiện tính cách của mình một cách thoải mái vô tư không vướng bận điều gì Như vậy, nhân vật là trung tâm của văn học, chính vì thế mà nhân vật có quyền được phơi bày chính mình, cùng với cách viết truyện tinh tế của tác giả xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật trong văn chương
Nguyễn Nhật Ánh với những tác phẩm gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên trong sáng cùng nhiều hoài bão, nhiều mơ mộng Thế giới nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu là các cô cậu học trò mang trong mình vẻ ngây ngô đáng yêu, Có lẽ khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người là khoảng thời gian của tuổi thơ Đây là một giai đoạn con người không hề biết lo nghĩ chuyện gì phức tạp như người lớn Nụ cười lúc này luôn nở trên môi, chơi đùa cùng bạn bè Nét hồn nhiên, mơ mộng đó sẽ luôn đẹp mãi, chỉ biết ăn học, ngủ, chơi,… thoải mái vô lo vô nghĩ Chắc hẳn khi giờ ai cũng đã trưởng thành nhớ lại thời gian tuổi thơ này thì cảm giác như xao xuyến, muốn được một lần nữa được quay trở về với thời đó Trưởng thành rồi thì con người luôn tất bật với vấn đề cơm áo gạo tiền, không còn được vô tư trong sáng như thuở học trò Nguyễn Nhật Ánh đã đưa chúng ta được trở về với những ngày ấy qua những trang viết, làm cho ta hồi tưởng lại nhớ đến những phút giây đó Chính là cô cậu học trò thuở nào học tập, chơi đùa, cười nói hồn nhiên, trong sáng Hồn nhiên trong cách nói chuyện của ba cô gái trong tác phẩm Nữ sinh, không cần biết người ta là ai, thấy người lạ thì lập tức các cô tò mò điều tra rồi suy đoán đủ kiểu Nếu thấy một hiện tượng gì thì trong đầu các cô luôn toan tính để tìm cho ra bất kỳ đó là ai, nhưng đó cũng là một sự khám phá, một suy nghĩ vô tư, chỉ muốn biết đối tượng đó là ai và tại sao lại xuất hiện tại trường mình thường xuyên vậy! Toan tính rất ngây thơ chỉ mỗi việc là nhờ những việc có ích cho việc học của ba cô gái như giải bài tập chứ không có ý gì khác - “có một bài toán khó, tụi này định nhờ anh giải dùm” [4; 56]… Nhân vật tuy hơi nghịch, mang một vẻ đáng yêu, ngây ngô trong mắt của người lớn, những lời nói toát ra cũng thể hiện được nét ấy - Thục “anh giải lẹ ghê! Anh mà xin vô học chung lớp với tụi này chắc là anh đứng nhất” [4; 58]… Cách nói chuyện, trêu đùa nó luôn phảng phất nét thú vị, chỉ có học trò mới có được sự hồn nhiên trong cách suy nghĩ cũng như cách trò chuyện với nhau, ngay cả trong cách xưng hô “tao – mày” tuy hơi thô lỗ mà ngược lại nó mang lại sự thân thiết, tự nhiên, dễ chơi đùa cùng nhau hơn Cả ba cô gái mỗi người mỗi vẻ, hai cô thì cá tính thích lấy người khác ra để trêu ghẹo họ, còn một cô gái kia thì đằm tính, lúc tỏ ra e thẹn, ngượng ngùng Tác giả cũng có dụng ý riêng vì hai cô gái cá tính kia thì học giỏi môn toán, còn cô bé dịu dàng kia học giỏi môn văn Cho nên cô bé Thục lúc nào cũng bị Cúc Hương và Xuyến cho là sống ở trên mây Cách thể hiện nhân vật luôn gợi lên một nét gì đó giống với hiện thực trong cuộc sống, vì ai cũng từng trải qua, ai cũng có một tuổi thơ gắn bó với trường lớp, với bạn bè mà điều đó trở nên rất quen thuộc Có những câu nói được các cô học trò chế ra để châm chọc lẫn nhau tạo nên những tiếng cười khoái chí cho các cô Xuyến và Cúc Hương thì luôn lấy văn của Nguyễn Du để nói trêu anh thầy mà các cô chưa biết đó là thầy chủ nhiệm của mình, Cúc Hương tỉnh khô: “mày râu nhẵn nhụi – áo quần bảnh bao Nhờ gặp anh tôi mới nhớ chứ không tôi đã quên tuốt rồi” [4; 61]…Ngay cả trong cách nói chuyện vẫn hồn nhiên, nghĩ gì nói đó, không biết có làm mất lòng người khác hay không Cứ vô tư nói, miễn sao các cô học trò thấy vui là được Những nhân vật đó không hề xa lạ mà đích thực họ đều bước ra từ cuộc sống của chúng ta Tuổi thơ ngây ngô hồn nhiên, thích lấy người khác ra để chọc ghẹo, để cấp đôi gán ghép bạn này với bạn kia, là nét đặc trưng của thời học sinh, những bức thư tỏ tình để trong ngăn bàn hằng ngày nhưng đối phương chẳng hề để tâm đến thế mà vẫn kiên trì ngày qua ngày trao thư qua ngăn bàn “Hùng quăn lại tiếp tục gởi thư cho
Cúc Hương Sáng sớm vừa vào lớp, thò tay vào ngăn bàn, Cúc Hương đã thấy một phong thư đặt sẵn ở đó rồi Thư không ghi tên người gửi chỉ để tên người nhận nhưng chỉ nhìn thoáng qua nét chữ, Cúc Hương đã biết ngay “thủ phạm” là Hùng quăn” [4; 75]… Cách thể hiện tình cảm của tuổi học trò rất dễ thương, thư nhờ ngăn bàn trao tay, đây là một thứ tình cảm trong sáng nhất, đẹp đẽ nhất, ngây thơ, hồn nhiên nhất; những giận hờn vu vơ, những lúc suy nghĩ bâng quơ Tuy nhiên, vẫn gần gũi và thân thiết chính là tình bạn – nó không bị chi phối bởi những quan hệ bên ngoài, cũng như chưa có những áp lực về cuộc sống hay những điều phải suy nghĩ nhý khi chúng ta còn nhỏ Vì vậy, bông hoa tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người đó chính là thời còn đi học, lứa tuổi học trò Những bông hoa tươi thắm không vướng bận điều gì, tha hồ vui chơi tung tăng Sự hồn nhiên, ngây thơ, mộc mạc, giản dị và vô cùng trong sáng đó đẹp biết bao Đó là lớp học rộn rã tiếng cười, là góc sân trường bóng bàng rợp mát hay là những phút giải lao quây quầng bên hội bạn thân, một câu chuyện trong sáng, hồn nhiên thời áo trắng
Những câu chuyện mà Nguyễn Nhật Ánh đem tới cho chúng ta như làm sống lại với thời kí ức đó Trong Thằng quỷ nhỏ sự hồn nhiên thể hiện ở cách biểu hiện thái độ của nhân vật Với hình dáng bên ngoài khác với các bạn nên đó là tâm điểm để cho bạn mình trêu ghẹo một cách thản nhiên mà không hề cáu giận hay tỏ thái độ không hài lòng, còn đám bạn kia chỉ vì muốn tạo ra tiếng cười cho cả lớp mà quên đến cảm nhận của Quỳnh Hồn nhiên đến nỗi chỉ cần chọc được người khác là vui rồi “tụi thằng Luận ngày nào cũng tìm cách khai thác để biến anh thành trò cười cho cả lớp” [2; 15]… Dù làm trò cười cho đám bạn nhưng “thằng quỷ nhỏ dường như đã quen chịu đựng anh chẳng tỏ vẻ gì cáu kỉnh” [2; 15]… Bởi không hề suy nghĩ phức tạp gì thêm mặc kệ cho bạn bè có trêu phá như thế nào thì Quỳnh cũng vẫn vô tư, không chút gì gọi là để bụng, không quan tâm đến bạn bè nghĩ gì về mình Một bên thì vô tư thoải mái lấy con người ra để làm trò cười, còn một bên thì cứ để cho bạn bè thỏa sức trêu đùa Có lẽ những người như vậy thường rất thật thà
“trong một thoáng, Nga cảm thấy sự bối rối, thật thà của Quỳnh thật đáng mến” [2; 37]… Chính vì cái cách nghĩ ngày nào cho qua ngày đó, và mỗi ngày đến lớp thì Quỳnh lại có thêm một kiểu trò mới cho cả lớp cùng cười nhưng thực ra mấy trò đó chỉ do đám bạn tinh nghịch kia thôi chứ Quỳnh vốn không phải như thế Bị mọi người hiểu lầm là kẻ nghịch nhất lớp nhưng thật ra cũng chỉ bất đắc dĩ từ mấy đứa bạn kia mà khiến Quỳnh phải chịu trận Thế nhưng, Quỳnh vẫn thản nhiên không tỏ ra khó chịu, bạn nói làm trò gì là làm trò đó Phải chăng, sự thơ ngây đó đã làm mất đi tính cách vốn có của con người hay vì tuổi học trò là phải như vậy – “anh quen bị bạn bè chòng ghẹo, quen bị xem là trò cười nên lần này anh vẫn nghĩ chẳng có gì đặc biệt Thấy cả lớp rần rần, Quỳnh tưởng mình đóng lộn Anh dướng mắt dòm kỹ thấy tấm bản đồ vẫn nằm ngay ngắn, chẳng hề nhầm lẫn Anh quay mặt nhìn xuống lớp thấy bạn bè cười lớn chẳng biết ất giáp gì, anh nhe răng cười theo Thấy vậy cả lớp càng cười lớn hơn khiến anh đâm ra lúng túng” [2; 45]… Thế giới nhân vật có rất nhiều kiểu nhân vật, nhưng với kiểu nhân vật là học sinh thì mới tả hết được những thú vui kỳ quái đến người lớn không thể nào ngờ được; châm chọc, trêu ghẹo nhau, phê phán nhau, bảo vệ nhau, cãi cọ tranh luận với nhau, chúng tạo ra một không khí đầy tiếng cười rộn rã, đầy những âm thanh sống động của đời sống học trò Đó là nét xấu hổ đáng yêu của Quỳnh, của Nga Qua các nhân vật đó ta thấy được nét đẹp của tình bạn vô tư, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy trách nhiệm Trong lớp học ai cũng gọi Quỳnh là mày - tao hay cậu – tớ, còn nhân vật Nga trong tác phẩm thì lại đặc ân cho hai người bạn của mình gọi bằng cái tên thân mật “anh”, đơn giản chỉ gọi vậy là thể hiện sự quý trọng đối phương, nhưng đối với Khải lại không nghĩ như vậy, từ lâu Khải đã có tình cảm với cô bé Nga nên khiến Khải phải nghĩ ngợi nhiều “dĩ nhiên, một phần do Khải lớn tuổi hơn Nga, nhưng phần khác Khải nhìn thấy trong cách xưng hô của Nga một tâm hồn bé bỏng, hồn nhiên và có chút gì đó rụt rè, bỡ ngỡ” [2; 51]… Các bạn nhỏ trong Thằng quỷ nhỏ đã thể hiện rất rõ tính cách ngây thơ, ung dung không một chút nghĩ ngợi gì Đặc trưng của truyện Nguyễn Nhật Ánh là ông đã chọn cho mình kiểu nhân vật rất quen thuộc với bạn đọc và nó cũng gắn biết bao kỷ niệm trong đời mỗi con người
Không chỉ vậy, mà mỗi truyện ông thể hiện kiểu nhân vật hồn nhiên, ngây thơ ấy một cách rất riêng ở từng độ tuổi khác nhau Đối với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh đã chọn nhân vật là các cô cậu học trò nhi đồng, chỉ mới tám tuổi mà lại có những suy nghĩ rất quái, nhiều lúc hồn nhiên đến không tưởng nhưng đôi khi có những suy nghĩ mà người lớn không bao giờ dám nghĩ tới Ở lứa tuổi này chưa biết nghĩ gì nhiều đến tình bạn, chỉ thấy có ai trạc tuổi mình thì chọn bạn chơi cùng Các cô cậu trong truyện này đều thản nhiên khi muốn làm người lớn Chứng kiến cảnh ba mẹ hay rầy mình, bắt ép cu Mùi phải theo khuôn khổ trong gia đình nên cậu là thủ phạm bày ra cái trò này Để biết được cảm giác được làm ba làm mẹ như thế nào: cu Mùi là chồng, con Tí sún là vợ Trò chơi theo kiểu trẻ con, tập làm vợ chồng rồi làm cha làm mẹ rồi bắt Hải cò và con Tủn làm con Một trò chơi thú vị, lúc này thì Mùi tha hồ mà ra lệnh cho vợ và hai đứa con giả để làm theo ý muốn của Mùi Nào những bảo “con ngoan là phải chạy nhảy, trèo cây, tắm sông, đánh lộn” [3; 31]… Vốn bản tính đã nghịch nên giờ bảo con phải nghịch như mình, nhân vật hồn nhiên chỉ biết mình ở vị trí lớn là có quyền nhưng không biết rằng những bảo ban đó là một sai lầm, dù sao cũng chỉ là trò chơi con nít nên nó thể hiện được sự vô tư ở trong đó Nếu là người lớn thì chẳng có ông bố bà mẹ nào dạy con theo kiểu đó cả Cu Mùi còn rất nhỏ còn rất ngây thơ để hiểu rõ được vấn đề, cậu chỉ biết bày trò ra chơi cho thỏa chí nghịch của mình mà thôi chứ không thể nào biết được cái nhiệm vụ và trách nhiệm của một người trưởng thành Cả đám bạn cùng chơi đều thích thú với trò chơi này “lúc đầu tôi tưởng có mình tôi khoái với cái trò điên điên này Hóa ra đứa nào cũng khoái Trong bọn, con Tí sún là đứa hiền lành và chậm chạp nhất nhưng qua đến ngày thứ ba, nó cũng kịp thích ứng với hoàn cảnh bằng cách chỉnh thằng Hải cò ra trò khi tới lượt nó làm mẹ” [3; 39]… Thế giới trẻ con toàn là vẻ đẹp của sự ngây thơ, ngộ nghĩnh, tuy ương bướng cãi lời ba mẹ không muốn phục tùng ai, đây là sự thật mà thuở nhỏ đứa trẻ nào cũng có Luôn cho rằng người lớn phức tạp bắt trẻ con phải vâng lời mà không nghĩ đến cảm nhận của trẻ con Ý nghĩ của trẻ con thật phong phú, nghĩ ra đủ thứ trò để chơi qua đó cũng thể hiện một phần nào của sự thông minh, hiếu động trong tính cách của lứa tuổi này, thích khám phá, thích chơi đùa ngỗ nghịch đặc biệt chơi trò chơi đánh nhau Hoàn toàn không có chủ đích gì xấu mà đó là những hành động được bộc phát ra một cách tự nhiên, trong đầu nghĩ ra được trò gì thì sẽ chơi trò đó mặc dù nó có tốt hay là xấu Cứ vô tư một sự vô tư đáng yêu, khiến cho mọi người phải phì cười Thật ra làm người lớn đâu có dễ dàng như cu Mùi nghĩ, suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nên toàn gây ra những tình huống dở khóc dở cười cho con Tủn và Hải cò “tập tành làm nhà cách mạng bé con, chán nản khi không thay đổi được thế giới, đã thế còn là vạ lây cho người khác” [3; 42]…
Nhân vật hồn nhiên, mơ mộng trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh còn gợi cho ta nét gần gũi bởi cách dựng chuyện kèm theo những nhân vật rất quen thuộc, các nhân vật ấy như chính chúng ta ở trong đó, cái thời tuổi thơ còn đi học với biết bao trò cùng đám bạn, với những từ ngữ miêu tả hài hước, sinh động tạo ra sự liên tưởng độc đáo làm cho lúc nào cũng phải suy nghĩ đến các tình huống của truyện và luôn mong ngóng đến những phần tiếp theo mà bọn trẻ sẽ làm gì, gợi lên sự tò mò, hóm hỉnh
2.1.2 Nhân vật phá phách, nghịch ngợm Đặc trưng thể loại truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh chính là đi sâu tìm hiểu, khám phá những đặc điểm nổi bật nhất của lứa tuổi học trò đó là sự nghịch ngợm trong thế giới tâm hồn của chúng Thông qua các nhân vật phá phách, nghich ngợm tái hiện lại một thế giới đầy sinh động của lứa tuổi học trò Dường như không khi nào và ở đâu tác giả không nhắc đến trẻ em Câu chuyện về thế giới trẻ em nghịch phá là một khung cảnh khác để các bạn nhỏ trong Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của mình Đó là mối quan hệ xoay quanh những cô cậu học trò với gia đình, với nhà trường, với bạn bè Đó là những học trò với những bài học, những khi đi học muộn, những lần mắc lỗi phạt, những đứa trẻ lười biếng việc ăn uống và hay ngủ nướng như cu Mùi trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – “Sáng, tôi phải cố hết sức thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi” [3; 9]… Đi học đối với cậu giống như bị tra tấn, chính vì thế mà khi đến trường thì chẳng chịu học mà tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm Còn đưa ra những triết lý của riêng mình để biện minh cho các hành động của mình – “làm sao cô có thể nhớ tôi và kêu tôi lên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt” [3; 15]…Chỉ mới là một cậu bé tám tuổi nhưng đôi khi cách suy nghĩ về thế giới của cậu có rất nhiều cái ngạc nhiên, bởi vì sống trong khuôn phép của gia đình luôn bị gò bó, mất tự do nên lúc nào cậu cũng cho rằng cuộc sống này đơn điệu một cách ổn định Bày ra trò chơi vợ chồng và tự cho mình là làm ông bố để quán xuyến, ra lệnh cho vợ cho con Tất nhiên với tính cách trong độ tuổi này trong vai trò của một ông bố như cu Mùi thì sẽ bảo con là chơi các trò nghịch giống như mình Nào là bảo Hải cò đi đánh nhau với bạn bè thế mới gọi là con ngoan của Mùi – “con ngoan là phải chạy nhảy, trèo cây, tắm sông, đánh lộn” [3; 31]… Đây chỉ là trò nghịch trong cách suy nghĩ non nớt của một đứa con nít còn trên thực tế thì chẳng có bố mẹ nào bảo con làm như thế cả Cu Mùi, Tí sún, Hải cò và con Tủn đã xây lên cho mình một thế giới riêng, ở đó thỏa thích làm những điều mình muốn, thay nhau làm ba làm mẹ làm con Dần dần ai cũng thích ứng được với điều kì lạ này, đến Hải cò làm bố thì cho rằng đi học, tập vở không được ngăn nắp giữ gìn tập vở sạch sẽ, với ý nghĩ quái dị đó mà thừa cơ la mắng nhau “học với chẳng hành! Mày giữ gìn tập vở sạch sẽ thế này không sợ thầy cô bảo ba mẹ mày không biết dạy con hả, thằng kia” [3; 36]… Chỉ vì muốn thể hiện được quyền lực cũng như trổ tài làm ba làm mẹ để biết được cảm giác đó có như trong suy nghĩ của các cô cậu ấy, thế nhưng với việc có suy nghĩ phong phú đó cùng với sự đảo lộn lại cả thế giới mà vô tình cu Mùi đã gây ra tai họa cho ba người bạn còn lại của mình “niềm vui ngắn chẳng tày gang” Không chỉ dừng lại ở đó, các cô bé cậu bé tiếp tục bày thêm trò khác “đặt tên cho thế giới”, nhà cách mạng tập hợp đám tàn binh lại để trao đổi về việc bày mưu tính kế cho trò chơi này của mình “kể từ hôm nay, tụi mình không không gọi con gà là con gà, con chim là con chim, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa” [3; 47]… Những cô cậu này không ngừng đặt tên cho thế giới riêng đó các cái tên kì lạ, nó chỉ ở trong tưởng tượng mà thôi chứ thực tế thì không thể như vậy được, cu Mùi, Tí sún, Hải cò và Tủn mới biết rõ về vấn đề này Nghĩ ra tên để đặt cho thế giới riêng của bốn đứa trẻ khiến ai cũng phải bật cười gọi đi ngủ là đi chợ, cái cặp bỗng nhiên biến thành cái giếng một cách hồn nhiên, quạt máy gọi là ti vi, cái bàn ủi thì cho là con Vện Đó là trò chơi trẻ con và chỉ có trẻ con mới nghĩ ra những trò kì thú đó, “chúng tôi muốn thay đổi một cách gọi, thậm chí nếu được thì đặt tên lại cho cả thế giới, chỉ với mục đích hết sức tốt đẹp là làm cho thế giới mới mẻ, tinh khôi như được sinh ra một lần nữa” [3; 53]… Hiển nhiên cho rằng cái thế giới thực tại lại quá già, còn những cô cậu đó thì lại quá trẻ Suy nghĩ của trẻ con thật phong phú tạo ra được những trò nghịch phá nhưng ngược lại cũng đem lại cho riêng họ một cách suy nghĩ, thích khám phá, thích tạo ra những điều mới mẻ trong thế giới của mình Tuy nhiên, mỗi lần muốn thay đổi lại thế giới thì lúc nào cũng bị mắc lỗi với thầy cô cậu đầy ắp những âm thanh hoan hỉ Tuy bị phạt nhưng những trò nghịch đó lại không thuyên giảm mà lại ngày càng tăng lên, tiếp tục đặt với những cái tên rất oai nào là thầy hiệu trưởng, cảnh sát trưởng, Bạch Tuyết, tiếp viên hàng không… Trong truyện có thể thấy rõ nhất là cậu Mùi, vốn bản tính nghịch ngợm, luôn luôn bày trò cùng bạn mình, cuối cùng người gặp tai họa không phải là cậu ta mà là những người bạn của cậu ấy Rồi lại tiếp tục tập tành nhắn tin với con Tủn khi thấy chú mình nhắn tin với người yêu và thế là cậu bắt chước theo Cuối cùng nhận được cái kết là bị ba mình đánh Thế nhưng trong đầu của cu Mùi vẫn luôn một mực giữ cái ý nghĩ bắt buộc cuộc sống của nó đi theo cái cách mà nó nghĩ ra Tuổi nhỏ thích nghịch ngợm là điều hiển nhiên, quậy phá, bày ra nhiều trò để làm niềm vui cho mình, ngay cả ăn cơm thì không chịu ăn trong chén mà lại cho vào trong một cái thau ngồi ăn rồi khoái chí được như theo ý mình, lúc này cậu mới cảm thấy cuộc sống của cậu vô cùng tươi đẹp Trẻ con trở chứng thì đầy rẫy trên trái đất Trẻ con coi đó là một điều sáng tạo “làm vậy chẳng qua chỉ để cho đời bớt nhạt Lý do mới lành mạnh làm sao!” [3; 104]… Và điều đó là sở thích của bọn trẻ con, nhưng người lớn thì cho đó là nghịch, ngỗ ngáo, ngược đời, không giống ai Có một sự thôi thúc vô h́ình làm cho khác đi trong thực tế “bọn trẻ con tiếp cận thế giới theo cách của chúng không nhìn mọi thứ chung quanh dưới khía cạnh sử dụng” [3; 105]… Trẻ con có một cái đầu vô cùng phong phú đó là trí tưởng tượng, cho rằng áo không chỉ dùng để mặc mà còn là thứ để nắm tụi cần trì níu, để níu để vật nhau xuống đất Có thể thấy rằng những đứa trẻ hay nghịch là những đứa thích thể hiện cái tôi theo kiểu trẻ con, đội mũ thì quay ngược ra phía sau Thích làm những trò để phiền lòng đến người lớn, nhất là trong việc đánh nhau với bạn bè, hầu như những đứa ngỗ nghịch nào cũng thích Chắc có lẽ là muốn khẳng định mình trước mặt bạn bè nên hay chơi trò đánh nhau Thường thì tuổi này ham chơi ít chăm chú vào chuyện học hành, chán học hành, chán việc phải đến trường mỗi ngày Thế giới của trẻ con thật là phong phú, nó luôn tìm cách khám phá hết thứ này đến thứ khác, ngay cả việc truy tìm kho báu để tìm thú vui cho mình để cảm nhận về thế giới của chúng thú vị đến nhường nào Tuy nhiên trong sự lì lợm, nghịch ngợm như vậy thì trong mỗi đứa trẻ đều có một sự thông minh ở trong đó, thể hiện qua cách bày ra những chiêu trò để chơi để khám phá, tiếp theo là chỉ sự khác biệt giữa cách suy nghĩ của người lớn với trẻ con, đưa ra những triết lý để biện minh cho các hành động đó mặc dù bị đánh đòn, bị người lớn phản đối
Sự đa dạng trong cách miêu tả nhân vật trong tác phẩm Thằng quỷ nhỏ có rất nhiều nét thú vị, hấp dẫn Nhân vật đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, nó góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm Với
Thằng quỷ nhỏ - Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng nên một hình hài nhân vật rất ấn tượng, làm chủ đạo xuyên suốt trong tác phẩm Chỉ mới dựa vào tên của truyện ngắn thì ta có thể cảm nhận được cá tính của nhân vật trong truyện đó
Nó nói lên vẻ lì lợm, hay chơi đùa, nghịch phá trong trường Tuy nhiên Thằng quỷ nhỏ ở đây chỉ là cái tên được đám bạn nghịch đó đặt ra, chứ thực ra bản chất của Quỳnh thì không như vậy Vì vậy, sự trêu đùa nghịch ngợm là do đám bạn quỷ quái đặt ra để cho Quỳnh làm theo ý chúng để tạo nên tiếng cười cho cả lớp Sự nghịch phá đó dựa trên cơ sở lấy khuyết điểm của người khác ra làm trò cười, đây đa số là đặc điểm chung của lứa tuổi học sinh “thằng quỷ nhỏ, mày đưa tao mượn cái nón đội thử coi Rồi không cần biết thằng quỷ nhỏ có đồng ý hay không, Luận chộp lấy cái nón đội lên đầu mình” [2; 14]… Thể hiện bao sự hồn nhiên, trong cách đùa giỡn với bạn rất vô tư, không suy nghĩ gì cả, thấy được đối tượng thì như đã tìm thấy được kim cương Ở lớp thì Luận luôn là người bày trò ra để chọc phá Quỳnh, mỗi ngày là mỗi trò khác nhau “mày vẫy tai lừa đi, tự tao sẽ trả! Đám bạn nghịch ngợm lại phụ họa”
[2; 15]… Đó cùng là điểm đặc biệt của Quỳnh, chính vì thế mà tụi bạn thường xuyên chòng ghẹo Thế nhưng anh không hề tỏ ra tức giận bạn bè, mà có khi còn cao hứng tiếp nhận sự trêu nghẹo của đám bạn quỷ quái “Quỳnh cao hứng thực hiện những cú “trồng cây chuối” ngoạn mục và biểu diễn trò đi hai tay vòng quanh lớp đám bạn vỗ tay đôm đốp và hò hét ầm ĩ” [2; 22]…
Bày trò ra để cho các bạn được cười một cách thoải mái, làm không khí lớp học mỗi ngày đều nhộn nhịp hẳn, đám bạn có vẻ thích thú khi đến trường ngày nào cũng được vui bởi “thấy Quỳnh đang say sưa làm trò, Nga khẽ mỉm cười Khung cảnh trước mắt Nga hệt như trong rạp xiếc chỉ thiếu những con khỉ mặc quần áo và các tấm bạt căng chung quanh nữa thôi” [2; 23]… Học sinh là vậy, tuy trong đầu lúc nào cũng cho rằng chán khi đi học không muốn đến trường và đến trường là một điều rất tồi tệ, nhưng đằng sau sự ám ảnh về việc học đó là được nghịch phá, trêu ghẹo người khác, là cách tạo niềm vui cho mình khi đến trường Nhân vật nghịch ngợm trong truyện luôn có những chiêu trò khó đỡ, nào là cấp đôi với nhau, làm thơ để chọc mà tâm điểm của anh chàng Luận luôn muốn trêu đó là Quỳnh và Nga, bạn bè đến lớp thì ai không nói chuyện với nhau, vậy mà cứ thích lấy người ta ra để trêu “giờ ra chơi mà chẳng ra chơi – Có hai anh chị cứ ngồi bên nhau” [2; 27]… Nhân vật Luận luôn tạo ra những tình huống khó đỡ cho các người bạn của mình, nghịch đến mức làm cho Nga rất khó chịu nhưng chẳng biết đối phó với Luận như thế nào? Hết trò này đến trò khác, Luận luôn tìm cách phá Quỳnh, làm cho Quỳnh đôi lúc phải ngượng trước mặt bạn bè Ngay cả việc Quỳnh đem đồ nghề lên đóng lại cái bàn cho Hạnh, vậy mà tụi nó cũng vạch ra kế hoạch gài Quỳnh vào trong tính toán đó “lát nữa mày sửa giùm cái chân bàn của tụi tao chút nghen, Thằng quỷ nhỏ! Cái giọng “dụ khị” này lập tức được nhiều đứa hưởng ứng” [2; 41]… Tuổi học trò điều nổi bật nhất là luôn quậy phá, có vậy thì khi đến trường mới cảm thấy vui, không còn áp lực học hành, sau mỗi giờ giải lao thì chơi đùa với nhau để tạo tiếng cười cho nhau cũng là một điều rất hay, tuy nhiên bên cạnh đó đôi khi vô tư trêu đùa quá mức cũng sẽ làm bạn mình khó chịu, nhưng Quỳnh thì không vậy mà Quỳnh không hề khó chịu chỉ đôi khi ngượng ngùng đỏ mặt rồi im lặng Chắc hẳn trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng phải trải qua thời gian đẹp đẽ của thời học sinh và cũng từng chứng kiến cảnh này, lấy giấy dán lên người bạn mình rồi ai thấy đọc được cũng phải phá lên cười, trong tác phẩm này cũng vậy, có lẽ tác giả cũng đã trải qua và nắm bắt được từng khía cạnh của lứa tuổi học trò nên khi tiếp cận tác phẩm thì ai cũng như được trở trở lại với chính mình của cái thời đó Những trò chơi quen thuộc và khi nghĩ lại hẳn cũng sẽ bật cười, quay trở lại với nhân vật Quỳnh lại là nạn nhân để đám bạn gắn cái đuôi cho mình “hóa ra đã có một đứa nào chơi ác Nó đã lén lút gắn đằng sau lưng Quỳnh một cái “đuôi” Và trên cái đuôi đó, một hàng chữ độc địa to tướng đã được kẻ sẵn: “tôi và Nga thề yêu nhau mãi mãi” [2; 44]… Trò chơi cấp đôi nhau vẫn là cái trò được thường xuyên bị chọc nhất, thấy nam nữ hay nói chuyện với nhau thì được cho là có tình cảm và từ đó chọc người ta Tâm lý học sinh lúc đó hầu như ai cũng như vậy, thích lấy bạn ra để làm trò cười cho thiên hạ Một vẻ tinh nghịch rất đáng yêu, không phải là khiến cho thầy cô, nhà trường khiển trách mới gọi là nghịch, mà chỉ đơn giản là bạn bè chơi với nhau nghịch đùa với nhau thì đó chính là nét ngây ngô, nghịch một cách dễ thương của lứa tuổi học trò Trò chơi chữ làm thơ để trêu Quỳnh và Nga khiến cho Nga và Quỳnh rất xấu hổ, tại vì mỗi khi chọc bạn thì làm bạn mình ngượng ngùng, đỏ mặt thì mới thôi chọc Nhân vật nghịch ngợm của Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng tạo ra một nét đáng yêu riêng cho mình Cho dù nó bị bạn bè ghét bỏ nhưng vẫn giữ một nét hồn nhiên trong tâm hồn của các bạn nhỏ Trêu ghẹo bạn bè cũng chỉ là vui chứ hoàn toàn các em vẫn luôn giữ một tình bạn đẹp, bền vững trong quãng thời gian học tập chung dưới một mái nhà Đến với kiểu nhân vật nghịch ngợm trong truyện Nữ sinh, không phải là chuyện trêu đùa, chọc ghẹo bạn bè mà nhân vật này trêu một cách có ý thức Tuổi học trò thì có những rung cảm đầu đời nhất thời với một ai đó, nhưng sự rung động đó cũng sẽ xuất hiện những hành động mà có thể gọi là ghen khi đối phương nói chuyện với một đối tượng khác thì cảm thấy khó chịu Hùng quăn vốn là một học sinh quậy thích đánh nhau Chỉ mới xuất hiện với vẻ bề ngoài thì ai cũng biết được tính cách của cậu này: “Đó là một chàng trai mới lớn, ria mép lún phún, những nốt mụn trổ rải rác trên mặt, mái tóc xoăn tít ép sát vào da đầu Cách ăn mặc của Hùng quăn trông có vẻ bụi đời, quần áo nhếch nhát, cổ không cài khuy” [4; 85]…Hùng quăn là một nhân vật cộc tính, thô lỗ, chơi trò ném đá vào người khác cuối cùng gây ra hậu quả là làm cho nạn nhân ngoài cuộc bị chấn thương đầu Với vẻ lì lợm, không sợ ai, cậu còn thách thức báo cáo việc này lên ban giám hiệu: “cho các bạn báo!
Thằng này cóc sợ! Bị đuổi thì nghỉ chứ lo gì” [4; 126]… Một nhân vật đã nghịch mà còn lì thì sẽ không sợ điều gì Trong một ngôi trường luôn có một vài học sinh theo kiểu như vậy, luôn làm cho bạn bè, thầy cô phiền lòng mỗi khi có đánh nhau hay bỏ học Cho dù học ở ngôi tường nào, thầy cô bạn bè ra sao thì ở đó vẫn có học sinh ngoan, học sinh nghịch ngợm, phá phách Ngoài tình bạn thân thiết, còn có những thứ tình cảm ngộ nhận Học sinh tuổi mới lớn, cũng đã biết về những cảm xúc, rung cảm đầu đời của mình Với nhân vật trẻ em, nghịch ngợm, phá phách của truyện Nguyễn Nhật Ánh nó gợi lên những sự việc rất quen, rất gần dù trong tác phẩm đặt ở khía cạnh nào thì cũng có bóng dáng của sự vô tư, hồn nhiên nhưng không kém phần tinh nghịch
2.1.3 Nhân vật trẻ em lạc loài, đáng thương
Không chỉ đa dạng về lứa tuổi, nhân vật thiếu nhi trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn rất phong phú về hoàn cảnh gia đình và đặc điểm về ngoại hình, tính cách Đó là cuộc sống của những đứa trẻ bị bạn bè kì thị, thường lấy vóc dáng ngoại hình bề ngoài để trêu ghẹo, chọc phá và đó là cuộc sống giản dị, tự nhiên, lam lũ của những đứa trẻ nhà nghèo, nửa ngày đi học, nửa ngày đi đạp xe ba gác để kiếm thêm tiền Trong bốn đứa trẻ của Cho tôi một vé đi tuổi thơ – Tí sún là nhân vật đáng thương hơn cả vì mẹ mất sớm ngay khi vừa chào đời, sống với ba hầu như không biết gì về công việc “nữ công gia chánh” – “con Tí sún là đứa mồ côi mẹ và nó chỉ có một con đường duy nhất là học cách nấu ăn dở tệ từ ba nó” [3; 66]… Bằng chứng là nhân vật tôi đã nhận xét: “con Tí sún là đứa con gái nấu ăn kém nhất trong những đứa con gái mà tôi từng biết và sẽ biết” và nó “chưa bao giờ nấu một tô mì ra hồn” dù để có một bát mì chỉ cần những thao tác cực kì đơn giản Nhưng bất chấp sự vụng về nấu nướng ấy của Tí sún, cu Mùi vẫn nhận Tí sún làm vợ khi chúng chơi trò chơi “vợ chồng, cha mẹ”, cũng như không hề để ý đến hoàn cảnh gia đình, bốn đứa trẻ vẫn quanh quẩn chơi với nhau hết ở nhà rồi đến trường rồi lại về nhà mà không biết chán Dù mồ côi mẹ nhưng khi chơi trò chơi vợ chồng, cha mẹ thì Tí sún vẫn hồn nhiên không hề nghĩ gì cả Có lẽ ngay từ nhỏ con người ta đã ý thức (một cách hoàn toàn tự nhiên) là tình bạn – thứ tình cảm không ranh giới
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ là chất liệu và là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học Mỗi nhà văn sẽ sử dụng chất liệu ấy để tạo nên cho mình một phong cách nghệ thuật riêng Có thể nói, giá trị của một tác phẩm tự sự là thông qua đối thoại, nhờ đó mà các vấn đề trong tác phẩm được đặt ra và xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Ngôn ngữ đối thoại đặc biệt quan trọng vì nó đặt ra những tình huống bất ngờ và khắc họa được tính cách nhân vật Ngôn ngữ đối thoại là dạng phát ngôn trực tiếp, giữ vai trò quan trọng trong việc khắc họa tính cách nhân vật Có nhiều kiểu đối thoại như: phân vai, thông qua lời kể trần thuật, Nguyễn Nhật Ánh đã rất tài tình khi cho lời đối thoại giữa các nhân vật, đan xen với lời kể của tác giả Trong tác phẩm Nữ sinh, đó là cuộc đối thoại giữa người thầy, ba cô học sinh Xuyến, Thục, Cúc
Hương nhờ đó mà tác giả đã khắc họa được tính cách nhân vật của mình:“…Có hiện tượng lạ, mày biết chưa?
- Gì mà ghê gớm vậy? Đuôi sao chổi sắp quét trúng trường mình hả?
- Mày lúc nào cũng tiếu được! Tao nói nghiêm chỉnh mà!
Cúc Hương nheo mắt: - Nhưng mà chuyện gì nói đại ra cho rồi! Mày lúc nào cũng làm bộ bí mật Theo dõi nét mặt mày còn mệt hơn theo dõi số phận nô tì Isaura” [4; 6]… Qua đó ta thấy được sự tò mò, cũng như cách nói chuyện của nhân vật, với một giọng khẽ gây sự bất ngờ
Trong truyện ngắn Thằng quỷ nhỏ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã sử dụng những đoạn đối thoại để ta thấy được sự cộc cằn, thô lỗ trong cách nói chuyện với nhau: “Bằng một phản xạ tự nhiên, Nga khẽ nhích vô trong
Thằng quỷ nhỏ liếc Nga một cái, trịch thượng hỏi:
- Cô bé mới chuyển trường về đây hả?
- Nga sầm mặt, Nga ghét nhất ai gọi mình là “cô bé” Nga lạnh lùng: Tôi không phải là cô bé Tôi tên Nga” [2; 8]… Qua đoạn đối thoại trên ta có thể thấy Nga và Quỳnh đã không có gì gọi là ấn tượng trong buổi học đầu tiên mà Nga về trường mới, thoạt đầu có lẽ Nga sẽ rất ghét Quỳnh Và qua đoạn đối thoại ta có thể thấy rằng Khải đã có ý thức bảo vệ bạn đó là Quỳnh bằng hành động và lời nói với Luận - một nhân vật nghịch nhất lớp: “…Luận giật mình Nó ngước lên và thấy Khải đứng sững ngay trước mặt
Luận vừa kêu vừa gạt tay Khải ra Nhưng cánh tay rắn chắc của Khải vẫn không nhúc nhích
- Mày có buông ra không? – Luận lại kêu lên
Khải gằn giọng: Tao chỉ buông ra nếu mày không nói bậy nữa!” [2; 28] Ngoài ra, qua đoạn đối thoại trên ta còn thấy được Khải là một người cương trực, biết đứng về phía lẽ phải, ngăn chặn không cho Luận chọc ghẹo người bạn Quỳnh tội nghiệp nhất trong lớp
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm giúp nhà văn nắm bắt được tâm lý, xoáy sâu vào dòng cảm xúc, suy tư, từ đó khám phá thế giới nội tâm là lời nói của nhân vật nói với chính mình, mô phỏng lại hoạt động cảm xúc, suy nghĩ trong dòng chảy trực tiếp của nó Nhà văn không chỉ xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình, tính cách mà còn khám phá nội tâm nhân vật, thông qua đó thể hiện ý để xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình Những sinh hoạt đời thường, suy nghĩ của con người được phơi bày, bộc lộ ra Không những giúp người đọc chỉ nhìn thấy một con người, một nhân vật trong tác phẩm mà còn thấy được như chính bóng dáng của mình ở trong đó Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là những trẻ em thích khám phá, học hỏi, hay nghịch nhưng không kém phần nhân hậu, vị tha Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác giả ghi lại bằng một dòng hồi tưởng của một nhân vật trưởng thành với ngôi kể thứ nhất xưng
“tôi”, kể lại những hoạt động của anh ta khi vào năm tám tuổi với biệt danh là cu Mùi Được mô phỏng lại bằng kí ức mà nhân vật “tôi” kể lại – “ Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt Năm đó tôi tám tuổi” [3; 8]… Chính lối viết này tác phẩm như một dòng tâm tư, bộc bạch về cái cảm nhận của nhân vật “tôi” khi lúc còn nhỏ Nhân vật tự phân trần những thắc mắc, suy nghĩ của mình đối với thực tại khi đó Qua đó ta thấy được cảm nhận, cách suy nghĩ của một đứa trẻ con lúc còn nhỏ khi chịu sự áp đặt của cha mẹ “Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi” [3; 9]…
Nhân vật tự bộc bạch ra những suy nghĩ kì quái của mình, lúc còn nhỏ việc ăn, chơi, học, ngủ đều chịu sự quản lí của cha mẹ nên nhân vật “tôi” không thấy thoải mái chút nào “chơi một lát, tôi lại phải ngồi ê a tụng bài tiếp, càng tụng càng quên, nhưng vẫn cứ tụng cho mẹ tôi yên lòng đi nấu cơm” [3; 22]…
Nội tâm của nhân vật “tôi” được soi chiếu giữa quá khứ và hiện tại Quá khứ với một tuổi thơ tràn đầy màu sắc còn hiện tại là một người trưởng thành với bao điều phải lo toan: cơm – áo – gạo – tiền, cách chọn một người vợ đảm đang, khéo léo trong chuyện bếp núc “khoa nấu nướng vốn xa lạ với đời sống tình yêu lại trở nên mật thiết với đời sống vợ chồng” [3; 70] Dòng tâm sự của cậu bé Mùi lúc ấy cùng với những lập luận logic của cậu cho rằng
“người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất là vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt” [3; 100]… Khi được làm bố thì “tôi phát hiện ra trẻ con trở chứng là thứ đầy rẫy trên trái đất này” [3; 102]… Trải qua một giai đoạn con người có thể chiêm nghiệm lại khoảng thời gian của mình và biết được suy nghĩ của trẻ con và người lớn Khi trở thành người lớn thực thụ thì có thể hiểu tại sao trẻ con lại lắm trò như thế Nội tâm có lúc này lúc khác, nó là một dòng chảy triền miên không dứt, từ đó có thể nắm bắt được tâm lý của con người ở từng giai đoạn trong cuộc đời
Việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm, Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện đầy đủ diện mạo, nội tâm phức tạp của con người Với khả năng xây dựng các đoạn đối thoại và sự thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật hiểu được nhân vật, ở đó có sự đa dạng phù hợp với từng kiểu nhân vật
Từ đó cung cấp thông tin cho người đọc, tạo ra sự đồng cảm, sẻ chia của người đọc đối với nhân vật
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật
Thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh còn được tiếp cận từ nhiều hoạt động và bộc lộ nhiều trạng thái tâm lý Thiếu nhi là lứa tuổi ưa hoạt động, ham tìm hiểu, khám phá thông qua những hoạt động ấy chúng ta hiểu hơn về suy nghĩ và tâm lý trẻ thơ Với các tác phẩm viết cho lứa tuổi thiếu nhi như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Thằng quỷ nhỏ, Nữ sinh Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện gần như đầy đủ đời sống sinh hoạt của thiếu nhi, từ hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí đến những hoạt động tìm hiểu và khám phá thế giới Những hoạt động này không hoàn toàn tách rời nhau mà đan xen, bổ sung cho nhau
Trong tác phẩm Thằng quỷ nhỏ, người đọc cùng các bạn nhỏ tham dự vào các buổi lên lớp, cùng chứng kiến những hoạt động học tập, vui chơi, quậy phá của các nhân vật trong truyện (Quỳnh, Khải, Nga, Hạnh, Luận) Bên cạnh đó các em cũng có những rung cảm đầu đời, những cảm xúc vui buồn, có chút ghen tuông khi chứng kiến cảnh người mình thương thầm lại thường xuyên nói chuyện với một bạn nam khác Và có những vần thơ viết để dành tặng một người nhưng không dám thổ lộ chỉ cất giấu không cho (Nga) biết đó là anh Quỳnh ngây ngô, đáng yêu Sợ Nga biết được không những không có tình yêu mà lại còn không có được tình bạn Nên tình cảm đó chỉ riêng Quỳnh biết mà thôi Trong Nữ sinh cũng vậy, lần lượt các lá thư của Hùng gửi cho
Cúc Hương qua ngăn bàn nhưng những lá thư đó không được Cúc Hương đọc mà còn bị cho vào sọt rác Tâm lý con người ai cũng vậy, một khi không thích thì sẽ tìm mọi cách để gạt bỏ nó ra, tránh né nó Còn Hùng thì lại khó chịu với mọi hành động của Cúc Hương khi nói chuyện với anh chàng Gia (một người thầy) thì lập tức Hùng quăn có những hành động kỳ quặc, bởi ta cũng có thể hiểu khi có tình cảm với một người nào thì sẽ có những lúc hờn ghen và đương nhiên nhân vật trong tác phẩm cũng vậy Đó là một trạng thái tâm lý bồng bột, vội vàng của lứa tuổi này Những cô bé, cậu bé trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ dù chẳng thích thú gì các giờ học nhưng cũng không tránh khỏi việc sáng sáng phải cắp sách đến trường, tối tối phải ngồi vào bàn học bài khi hai mắt đã muốn nhắm tít cả lại để sáng hôm sau lại tiếp tục cái vòng tuần hoàn của ngày hôm qua Các bạn nhỏ chỉ mong mỏi được thoải mái chơi những trò mà mình thích không bị sự ngăn cấm từ bố mẹ Ít ra cũng được tham gia vào những trò chơi ngộ nghĩnh như đóng vai bố mẹ, đi tìm kho báu, thành lập cả một trang trại chó hoang hoặc những trò chơi mà chỉ có trẻ con mới nghĩ ra được Không chỉ tái hiện hình ảnh thiếu nhi qua các hoạt động học tập vui chơi, các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh còn hiện lên qua các sinh hoạt hằng ngày Ở hoạt động này, không gian chủ yếu là không gian gia đình và xoay quanh mối quan hệ với người thân trong gia đình Trẻ em ở thành phố ngoài việc học tập, vui chơi thì ít khi phải làm các công việc trong gia đình như nhân vật Quỳnh đi học một buổi còn một buổi đi đạp xe ba gác kiếm thêm tiền (Thằng quỷ nhỏ) Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chuyện ăn uống cũng được Nguyễn Nhật Ánh đề cập đến như một hoạt động hết sức quen thuộc và cần thiết Mỗi bạn trẻ có một khẩu vị ăn uống khác nhau, món ăn ưa thích của cu Mùi (tôi) cũng là một câu chuyện tương tự: “Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái sực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn” [3; 11] Tiếp cận trẻ em từ góc nhìn hoạt động, Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện khá đầy đủ những hoạt động nhỏ nhặt hàng ngày đến những hoạt động lớn lao như tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh Thông qua các hoạt động đó, các nhân vật thiếu nhi bộc lộ đầy đủ các cung bậc tình cảm, cảm xúc hay những nét tâm lý, tâm trạng của mình
Gắn với hoạt động học tập, tâm trạng của những học sinh “lơ tơ mơ” bất thình lình bị gọi lên bảng trả bài cũng chẳng khác nào tâm trạng của những đứa con trước cuộc kiểm tra của cha mẹ chúng hoặc trong những giờ học bị cha mẹ giám sát Thay vì tập trung để học bài thì cu Mùi lại thấp thỏm chờ xem ba sẽ ngồi “canh” mình đến bao giờ, và nó thấy rõ ràng ba nó sẽ “sẵn sàng đọc đến mẫu rao vặt cuối cùng khi không còn gì để mà đọc nữa”, thậm chí “nếu cần, ông sẽ bắt đầu đọc lại tờ báo đến lần thứ hai và hơn thế nữa” chỉ để chờ đến khi nó học xong Kết quả là giữa lời báo cáo của cu Mùi “con học bài xong rồi ba” với những gì nó chứng minh ngay sau đó là cả một sự tương phản không có gì cứu vãn nỗi Tâm lý trẻ em thường không ổn định và thích hành động theo cảm hứng, vì vậy mà người lớn không cần quá ngạc nhiên khi thỉnh thoảng đứa con nghịch ngợm của mình bỗng trở thành đứa trẻ đáng yêu nhất thế giới
KẾT LUẬN
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của thiếu nhi, điều đó chắc không ai phủ nhận Ông có một số lượng lớn tác phẩm viết cho thiếu nhi và được độc giả đón nhận nồng nhiệt, không chỉ độc giả nhỏ tuổi mà cả độc giả lớn tuổi Với những thành quả nhiều năm cầm bút, Nguyễn Nhật Ánh đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý chính nhờ những tác phẩm tâm huyết đó Do đó lựa chọn một số tác phẩm trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh viết cho thiếu nhi để nghiên cứu chúng tôi hi vọng có thể đưa ra những đánh giá khái quát về thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Ai cũng có tuổi thơ, có người muốn nhớ, có người cố tình quên, riêng Nguyễn Nhật Ánh thì xem nó là một kho báu, cất giữ, nâng niu cẩn thận Đối với Nguyễn Nhật Ánh, hay nói đúng hơn là truyện Nguyễn Nhật Ánh, tuổi thơ là những hình ảnh, trò chơi gần gũi, quen thuộc đến không thể nào gần gũi, quen thuộc hơn được nữa Ông viết, ông kể hồn nhiên, trong sáng như trăng rằm mùa thu, ca ngợi một cách chân thành, không chút bịa đặt, thêm bớt Chúng tôi tập trung thể hiện các kiểu nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thông qua ba tác phẩm tiêu biểu đã chọn: Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Trong các tác phẩm đó, nhà văn đã tái hiện thế giới trẻ thơ với những nét chân thật, hồn nhiên của thiếu nhi sâu sắc, dí dỏm nhưng hết sức chân thành, vị tha, đầy niềm vui, tiếng cười, sự bất ngờ thú vị, sự ấm áp của tình thân, tình bạn, tình người… đầy lòng trắc ẩn, đầy nỗi niềm riêng, đầy những trăn trở của các nhân vật Để xây dựng thế giới nhân vật phong phú, nhiều màu sắc của lứa tuổi học trò Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật: các hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả hành động, tính cách, tâm lí của nhân vật Đây chính là các phương tiện giúp nhà văn thể hiện được bản chất, tính cách của các nhân vật trong tác phẩm một cách độc đáo, hài hước và sinh động nhất
Ký ức – sự quan sát – óc tưởng tượng, ba yếu tố này tạo nên mạch nguồn sáng tạo của nhà văn không bao giờ cạn Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đề cập đến các vấn đề của cuộc sống trẻ thơ Ở đó tác phẩm của ông chính là thể hiện khát vọng dân chủ, một trạng thái tinh thần của con người đương đại
Không kể những sáng tác, chỉ nói về văn xuôi, Nguyễn Nhật Ánh đã có hơn hai mươi tập truyện dài, hai bộ truyện dài nhiều tập, một số tập truyện và bên cạnh đó nhà văn còn có viết tản văn Có khả năng viết nhanh và viết nhiều nhưng Nguyễn Nhật Ánh kiên trì với đề tài thiếu nhi Ở đề tài này Nguyễn Nhật Ánh đã phát huy được nhiều sở trường của mình đồng thời đóng góp những tác phẩm có giá trị cho nền văn học nước nhà Nguyễn Nhật Ánh viết truyện cho thiếu nhi để sống lại những ngày thơ ấu, sống lại khoảng thời gian một đi không trở lại của cuộc đời mình Đó là ước ao không chỉ riêng Nguyễn Nhật Ánh, mỗi người trong đời có lẽ cũng ít nhất một lần ao ước được trở lại tuổi thơ, có khi là để ngậm ngùi xa xót theo kiểu ôn cố tri tân hoặc đơn giản chỉ là để được bé bỏng, để hồn nhiên, trong sáng trở lại, được vô tư mà không phải lo toan với bộn bề cuộc sống Cho nên chỉ có người lớn mới ao ước “bao giờ cho đến ngày xưa”, bởi với trẻ con cuộc sống của chúng là một chuỗi ngày của hiện tại không lo nghĩ gì Chúng có thể ý thức về ngày hôm qua và ngày mai nhưng chưa hẳn là cái ngày hôm qua, ngày mai, thứ sáu, thứ bảy hay chủ nhật cũng chỉ là một đại lượng thời gian thuần túy trôi qua từng ngày và hiển nhiên mà thôi Câu chuyện ngày xửa ngày xưa cũng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích mà thôi Chỉ có người lớn mới gọi thời gian với nhiều tâm trạng vui buồn, lo lắng, hoài niệm, tiếc nuối, băn khoăn đến như vậy Và chỉ có người lớn mới có được những suy nghĩ sâu sắc triết lý như thế Ao ước được trở lại tuổi thơ là ao ước của nhiều người, muốn được sống lại với khoảng thời gian ấy, được trải nghiệm thêm một lần nữa có lẽ chỉ là khả năng của một số ít trong đó có Nguyễn Nhật Ánh.Với Nguyễn Nhật Ánh, viết văn, đặc biệt là sáng tác văn học cho thiếu nhi như một điều rất tự nhiên Nó là sự thôi thúc của con tim, là sự nhắc nhở của ký ức, của kỷ niệm và sự mời gọi của những ý tưởng Nhưng dù tự nhiên, viết như một sự trải lòng cũng luôn đòi hỏi một thái độ lao động nghiêm túc, cần mẫn và cật lực Chính sự tự nhiên trong những trang văn, sự sống động của những hồi ức kỷ niệm, sự ngộ nghĩnh táo bạo của những tưởng tượng đã tạo ra một thứ mật ngọt trong văn chương Nguyễn Nhật Ánh Bằng một trái tim đồng cảm và chân thành, Nguyễn Nhật Ánh đã chạm được tới trái tim của tuổi thơ, nơi giúp các em nuôi dưỡng tâm hồn, bồi dưỡng nhân cách, nơi giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống, nơi đó không thể thiếu cái tên Nguyễn Nhật Ánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phan Thị Vàng Anh (2013), Nguyễn Nhật Ánh người kể chuyện của thiếu nhi, Tạp chí sáng tác nghiên cứu phê bình văn học văn học số
2 Nguyễn Nhật Ánh (1990), Truyện dài Thằng quỷ nhỏ, Nhà xuất bản
3 Nguyễn Nhật Ánh (2008), Truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nhà xuất bản Trẻ
4 Nguyễn Nhật Ánh (1989), Truyện dài Nữ sinh, Nhà xuất bản Trẻ
5 Lại Nguyên Ân (1999 ), 150 Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
6 Hà Minh Đức ( 1999 ), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
7 Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi ( 1998 ), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
8 Vũ Thị Hương ( 2009 ), Thế giới nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, Luận văn thạc sĩ
9 Lã Thị Bắc Lý ( 2008 ), Giáo trình vãn học trẻ em, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội
10 Phương Lựu (chủ biên) – Nguyễn Trọng Nghĩa – La Khắc Hòa – Lê Lưu Oanh, Lý luận văn học (tập 1), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
11 Vân Thanh ( 1999 ), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội
12 Vũ Ân Thy ( 1997 ), Nguyễn Nhật Ánh – Người bạn đọc thân mến trẻ, Báo Sài Gòn giải phóng
13 Nguyễn Thị Đài Trang (2013 ), Luận văn Nhân vật trẻ em trong truyện