1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHỈ TỐ DIỄN NGÔN TIẾNG ANH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG DỊCH TIẾNG VIỆT (TRÊN CỨ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG)

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chỉ Tố Diễn Ngôn Tiếng Anh Và Tương Đồng Dịch Tiếng Việt (Trên Cứ Liệu Một Số Tác Phẩm Văn Chương)
Tác giả Phạm Ngọc Diễm
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, TS. Huỳnh Bá Lân
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 371,79 KB

Nội dung

Ngoại Ngữ - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  PHẠM NGỌC DIỄM CHỈ TỐ DIỄN NGÔN TIẾNG ANH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG DỊCH TIẾNG VIỆT (TRÊN CỨ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG) Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9220241 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP TS. HUỲNH BÁ LÂN Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vào lúc ..... giờ ....... ngày ...... tháng ...... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Đại học quốc gia TP. HCM. - Thư viện Trường Đại học KHXH NV, TP. HCM. - Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Ngọc Diễm. (2018). Chỉ tố diễn ngôn với chức năng liên kết bổ sung thông tin trong tác phẩm “Gone with the wind” và bản dịch “Cuốn theo chiều gió”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 47, Số 3B (2018), tr. 32-40. 2. Pham Ngoc Diem (2021). Discourse markers in English and Vietnamese communication, South Asia Res J Human Social Sciences, 3(2): 63-70. 3. Phạm Ngọc Diem. (2022). A survey of on functions of discourse markers in communication (based on the work “Gone with the wind”), Social Sciences and Humanities 2022. 4. Phạm Ngọc Diem. (2022). The function of discourse marker “well” in English and Vietnamese Communication, South Asia Res J Human Social Sciences. 5. Phạm Ngọc Diễm (2022). Comparison of the discourse marker “well” with its equivalents in “Gone with the wind” and the translation of “Cuốn theo chiều gió”, Vinh University Journal of Science Vol. 52, No. 1B2023. 6. Phạm Ngọc Diễm (2022), Chức năng liên kết bổ sung thông tin của chỉ tố diễn ngôn “you know” trong tiếng Anh và tiếng Việt qua bản dịch của tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” , tr. 72-81, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 7. Phạm Ngọc Diễm (2022). The contrast of discourse marker “you know” with Vietnamese Translation Equivalents in Subtitled Film “Mune – Chiến Binh Mặt Trăng”, International Journal of TESOL Education. 8. Phạm Ngọc Diễm (2022). The roles of discourse markers in discourse, European Journal of Foreign Language Teaching. 1 DẪN NHẬP 0.1. Đặt vấn đề Chỉ tố diễn ngôn (CTDN) là một trong những từ hay cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp và được xem là những đơn vị đa chức năng. Cùng với chức năng bổ sung thông tin truyền tải lời nói, chỉ tố diễn ngôn đã trở thành đối tượng đựợc nhiều nghiên cứu quan tâm trong nhiều lĩnh vực. Schiffrin (1987) cho rằng các chỉ tố diễn ngôn là một trong các yếu tố tạo nên tính mạch lạc, làm tăng tính logic của diễn ngôn. Vì ngôn ngữ luôn hướng tới người nhận và luôn mang tính tương tác trong giao tiếp, nên một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng giao tiếp chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định mà trong đó chỉ tố diễn ngôn là một từ hay cụm từ được định biên trong một diễn ngôn và luôn được xem một phần đặc trưng của đối thoại. Thêm vào đó, chỉ tố diễn ngôn được xem là tín hiệu để thay đổi chủ đề, nhấn mạnh, thể hiện sự do dự trong lời nói, hoặc thiết lập ý tưởng. Một trong những công trình của Muler.S (2004:5) đã khái quát rằng chỉ tố diễn ngôn được xem là thuật từ được định nghĩa dưới nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, bao gồm cả ngữ nghĩa, ngữ pháp và phân tích diễn ngôn. Nhìn chung, chỉ tố diễn ngôn được nhiều tác giả nghiên cứu theo bình diện khác nhau, tuy nhiên nguồn cứ liệu chủ yếu tập trung vào đặc điểm và chức năng như một liên từ dùng để nối câu hay đoạn văn. Đây là những nội dung đặc biệt được các nhà phân tích diễn ngôn trên thế giới quan tâm và nhiều nhà nghiên cứu cũng chọn những tác phẩm văn học nghệ thuật là một trong những công cụ để phân tích chức năng của chỉ tố diễn ngôn trong thời gian qua. Song, cũng có một số vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn đó là quá trình chuyển dịch chỉ tố diễn ngôn theo hướng ngữ dụng, chú trọng đến các nghĩa bổ sung mà chỉ tố diễn ngôn mang lại. Đặc biệt, 2 vai trò các chỉ tố diễn ngôn trong việc hình thành hàm ngôn hội thoại trong các tác phẩm văn học về nhiều phương diện chưa đựợc làm rõ. Trước hiện trạng này, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, để làm rõ thêm những vấn đề chưa thống nhất, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Bản thân tôi là một giảng viên dạy ngôn ngữ, tôi rất muốn đóng góp một phần công sức nhỏ của mình vào việc nghiên cứu và lý giải chức năng của chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm văn học và ứng dụng chúng vào thực tế. Trước hiện trạng này, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, để làm sáng tỏ những vấn đề chưa thống nhất, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Bản thân tôi là một giảng viên dạy ngôn ngữ, tôi rất muốn đóng góp một phần công sức nhỏ của mình vào việc nghiên cứu và lý giải chức năng của chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm văn học và ứng dụng chúng vào thực tế. Tìm hiểu về chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm tiếng Anh sau đó so sánh với tiếng Việt và vận dụng vào trong giảng dạy của mình là điều vô cùng thú vị. Chính vì lẽ này, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và tương đương dịch tiếng Việt (trên cứ liệu một số tác phẩm văn chương), đây cũng chính từ góc nhìn phân tích diễn ngôn mà liên quan đến vấn đề ngôn ngữ giao tiếp, vấn đề ngôn ngữ trong quá trình sử dụng cũng là một hướng đi mới của tác giả.. 0.2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn trong việc đề cập tới các chỉ tố diễn ngôn trong kiểu song thoại, lời văn với các diễn ngôn trong giao tiếp tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu tác phẩm văn chương đó chính là tác phẩm Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió), The old man and the sea (Ông già và biển cả), và The Thorn birds (Tiếng chim hót trong bụi mận gai). Sau khi khảo sát các tác phẩm, chúng tôi thực hiện so sánh đối chiếu các chỉ tố diễn ngôn “well, and, so, but, now” 3 và các tương đương dịch tiếng Việt trong các hội thoại và tìm ra chức năng liên kết bổ sung thông tin của các chỉ tố diễn ngôn này khi chúng được sử dụng trong giao tiếp. 0.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 0.3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu được những sự tương đồng và khác biệt trong các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và các tương đương dịch tiếng Việt dựa trên cứ liệu tác phẩm văn học dưới góc nhìn của lý thuyết giao tiếp, của ngữ nghĩa - ngữ dụng học và đặc biệt là nguyên lý cộng tác hội thoại trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình giao tiếp. Luận án cũng hướng đến tìm ra các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và các tương đương dịch tiếng Việt được sử dụng trong tác phẩm văn học, theo đó phân tích với chức năng liên kết của các chỉ tố diễn ngôn luôn có hàm chứa chức năng bổ sung các thông tin khác nhau. 0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số khái niệm để làm cơ sở cho việc nghiên cứu chỉ tố diên ngôn và dịch thuật có liên quan đến chỉ tố diễn ngôn, hoạt động dịch thuật, lý thuyết phân tích diễn ngôn, lý thuyết về đặc điểm chức năng của chỉ tố diễn ngôn. Miêu tả một cách hệ thống các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt. Mô tả sự vận dụng lý thuyết chuyển dịch các chỉ tố diễn ngôn từ tiếng Anh sang tiếng Việt theo hướng ngữ dụng học và nhận xét tổng quát về mặt lý luận về vấn đề nghiên cứu và đưa ra những kết luận từ việc nghiên cứu những tương đương dịch tiếng Việt của các chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm văn học. 0.4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 0.4.1. Phương pháp nghiên cứu 4 Phương pháp miêu tả ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc diễn ngôn), vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn. Phương pháp so sánh - đối chiếu (để làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt giữa các chỉ tố diễn ngôn). Các thủ pháp hỗ trợ: Thu thập tư liệu, phân tích tư liệu, thủ pháp thống kê, thủ pháp phân tích. 0.5. Đóng góp của luận án 0.5.1. Về mặt lý luận Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu được những sự tương đồng và khác biệt trong các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và các tương đương dịch tiếng Việt dựa trên cứ liệu tác phẩm văn học dưới góc nhìn của lý thuyết giao tiếp, của ngữ nghĩa - ngữ dụng học và đặc biệt là nguyên lý cộng tác hội thoại trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình giao tiếp. Luận án cũng hướng đến tìm ra các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và các tương đương dịch tiếng Việt được sử dụng trong tác phẩm văn học, theo đó luận án phân tích với chức năng liên kết của các chỉ tố diễn ngôn luôn có hàm chứa chức năng bổ sung các thông tin khác nhau. 0.5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả thu được từ luận án sẽ mở ra triển vọng giảng dạy chỉ tố diễn ngôn theo cách tiếp cận mới, đóng góp cho các nhà giảng dạy ngoại ngữ, biên - phiên dịch đặc biệt là trong lĩnh vực tiếng Anh giao tiếp nói chung và tiếng Anh trong chuyên ngành nói riêng, giảng dạy cho sinh viên kỹ năng giao tiếp hoặc chuyển dịch chỉ tố diễn ngôn từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Ngoài ra, kết quả thu được từ luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm chỉ tố diễn ngôn của hai ngôn ngữ, giúp cho việc soạn thảo, giảng dạy và biên - phiên dịch các chỉ tố diễn ngôn sát với yêu cầu thực tế trong quá trình hội nhập hiện nay. 0.6. Cấu trúc luận án 5 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu làm 03 chương. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tình hình lịch sử vấn đề nghiên cứu và giới thiệu tác giả tác phẩm 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước Lakoff'''' (1973) là nhà nghiên cứu đầu tiên về chỉ tố diễn ngôn. Lakoff chỉ ra việc nghiên cứu chuyển từ cú pháp sang ngữ cảnh trong mối quan hệ với ngữ cảnh, tiếp theo sau đó, Lakoff nghiên cứu về về nghĩa và chức năng và cách sử dụng các tiểu từ “well”, “why. Kể từ đó, nhiều tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu nhiều hơn về chỉ tố diễn ngôn chẳng hạn như Schourup (1985), Holmes (1986), Schiffrin (1987), Erman (1987), Fraser (1990, 1999), Jucker (1993), Lenk (1995, 1998). Biber et al. (1999), Fox Tree và Schrock (2002), Aljn (2002), Macaulay (2002), Miller (2005) và Carter và Mccarthy (2006). Hầu hết các nghiên cứu về chỉ tố diễn ngôn dựa trên lý thuyết hoặc nghiên cứu dựa trên dữ liệu định tính, các chức năng của chỉ tố diễn ngôn luôn được đề cập trong nghiên cứu, tuy nhiên rất ít nhà nghiên cứu xác định rõ ràng chức năng của chỉ tố diễn ngôn được sử dụng trong phát ngôn, và việc xác định chính xác chức năng của chỉ tố diễn ngôn cần thông qua sự xâu chuỗi ý tưởng và logic trong văn bản, hay nói cách khác cần hiểu được ý của người nói một cách rõ ràng trong từng ngữ cảnh. Levinson (1987) cho rằng có nhiều từ không những trong tiếng Anh mà còn đa số các ngôn ngữ khác đều có mối quan hệ giữa một 6 phát ngôn với chuỗi diễn ngôn ở phía trước và từ đó việc nghiên cứu về những nhóm từ này càng phổ biến, đây cũng chính là lý do Bruce Fraser (1990) đã xem những nghiên cứu này như “một thị trường đang phát triển của ngôn ngữ học”. Bên cạnh đó, chỉ tố diễn ngôn cũng được nghiên cứu trong ngữ cảnh song ngữ (Goss and Salmons 2000) và được phân tích như là một nhóm liên kết để biểu hiện quan điểm các vai giao tiếp. Chính vì thế, khi đưa ra quan điểm của mình về ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày, Crystal (1988) cho rằng chỉ tố diễn ngôn được xem là “biểu thức dụng pháp hay biểu thức ngữ dụng” (pragmatic expression). Năm 1976, M.A.K. Halliday và Hasan đã nghiên cứu các phép liên kết nói chung và phép nối nói riêng, gồm phép quy chiếu (reference), phép thế (substitution), phép tỉnh lược (ellipsis), phép liên kết từ vựng (lexical cohesion) và phép nối (conjunction) và cho rằng ngữ pháp được xem là hệ thống, chứ không phải là các quy tắc. Ông quan niệm rằng, ngôn ngữ là một tiềm lực về nghĩa và khẳng định rằng tổ chức chức năng của ngôn ngữ quyết định hình thức và quy tắc ngữ pháp trong đó một trong những yếu tố phải kể đến đó là vai trò của các chỉ tố diễn ngôn. 1.1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở phạm vi trong nước, những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết. Trần Ngọc Thêm (1985) đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngữ pháp văn bản nói chung, phép nối nói riêng. Công trình nghiên cứu sâu rộng cả ba khía cạnh ngữ pháp, ngữ nghĩa và một vài khía cạnh ngữ dụng của phép nối. Ở lĩnh vực này này, Trần Ngọc Thêm đã mô tả những đặc điểm cơ bản của một phép nối và được đánh giá là một trong những nội dung nghiên cứu phép nối tiếng Việt một cách chi tiết nhất. 7 Diệp Quang Ban (1998) đã nghiên cứu về văn bản, tính mạch lạc, tính liên kết trong tiếng Việt. Tác giả chia phép nối thành bốn loại quan hệ theo ngữ nghĩa của chúng: các yếu tố đồng hướng, ngược hướng, nhân quả và thời gian, trình tự. Trong đó, quan hệ đồng hướng được xem là quan hệ bổ sung, quan hệ nghịch hướng là quan hệ tương phản. Tóm lại, tiếp thu tri thức từ các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu của chúng tôi là một sự kế thừa, có tham khảo nhưng cũng có những điểm khác biệt nhất định được đặt trong bối cảnh lý thuyết hiện nay và mục đích nghiên cứu của luận án. Thứ nhất, các nghiên cứu tiêu biểu trên đã vận dụng hướng tiếp cận ngữ pháp chức năng để phân tích cũng như lý giải một số chức năng của chỉ tố diễn ngôn hoặc trong cuộc sống hàng ngày. Còn nghiên cứu của chúng tôi, trên cơ sở lý thuyết ngữ pháp chức năng, làm rõ đặc điểm chức năng liên kết bổ sung thông tin của chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm văn học, dữ liệu chưa từng được khai thác trước đó. Thứ hai, nhằm nghiên cứu sau hơn về chỉ tố diễn ngôn, luận án chú trọng đến việc miêu tả chức năng liên kết bổ sung thông tin của chỉ tố diễn ngôn theo hướng ngữ dụng học. Thứ ba, dựa trên những kiến thức có được từ việc tham khảo các tư liệu trong và ngoài nước, chúng tôi tiến hành thống kê các cuộc giao tiếp giữa các nhân vật của tác phẩm Cuốn theo chiều gió và Nỗi buồn chiến tranh và phân tích đặc điểm về trường, thức cũng như đặc điểm về không khí chung có trong các cuộc hội thoại đó. Chính vì phạm vi nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu trước đó nên có thể dẫn đến các kết quả nghiên cứu khác. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Khái niệm diễn ngôn 8 Diễn ngôn là một khái niệm được rất nhiều tác giả nghiên cứu từ trước đến nay đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học truyền thống, trong đó đáng chú ý là của các nhà nhân chủng học, dân tộc học, văn hóa, văn chương, lịch sử. Với các lĩnh vực này, diễn ngôn được thể hiện qua các hoạt động nói, viết, các chỉ hiệu ngôn ngữ và cả các hình thức đa phương tiện khi giao tiếp. Theo hướng nghiên cứu chức năng luận, đã có rất nhiều tác giả đưa ra những quan điểm của mình về khái niệm diễn ngôn. Dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu: Halliday và Hasan (1976) quan niệm diễn ngôn gắn với chức năng giao tiếp của nó khi nhấn mạnh: Văn bản (hay diễn ngôn) là đơn vị ngôn ngữ chức năng giao tiếp”. Widdowson (1984) đã đồng nghĩa hóa diễn ngôn với cách dùng chuỗi các câu để tạo nên các hành vi giao tiếp nối kết thành các đơn vị giao tiếp lớn hơn khi nhấn mạng rằng diễn ngôn là một quá trình giao tiếp. 1.2.2. Khái niệm phân tích diễn ngôn Phân tích diễn ngôn đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ tâm lí học, triết học, ngôn ngữ học văn bản. Phân tích diễn ngôn cũng đã được nhiều tác giả ở Việt Nam quan tâm như Trần Ngọc Thêm, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp. Để phát triển lý thuyết liên quan đến phân tích diễn ngôn, Halliday và Hasan (1973) đã chỉ ra sự khác biệt giữa việc mô tả phân tích diễn ngôn và trình bày những điểm chính trong lĩnh vực này. 1.2.2. Diễn ngôn nói và viết Một trong những xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ giao tiếp gần đây là chú ý đến bình diện chức năng theo hướng tiếp cận của ngữ pháp chức năng. Ngữ pháp chức năng được xây dựng trên quan niệm 9 triết học coi ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp của con người. John Rupert Firth (1890-1960) là người đặt nền móng cho lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống và MAK Halliday là người phát triển lý thuyết này. Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ những (systemic functional theory) đã và đang thu hút sự quan tâm đáng kể của rất nhiều nhà muốn một học trên thế giới, trong đó có các nhà ngôn ngữ học của Việt Nam. Nghiên cứu tìm hiểu chức năng của diễn ngôn trong hành chức là một phạm vi nghiên cứu được ngôn ngữ hiện đại cả trên thế giới và Việt Nam hiện nay quan tâm, chú ý. Nói chung, diễn ngôn được chia thành hai đơn vị lớn, nói và viết và khi xem xét diễn ngôn nói và viết đều phải dựa vào ngôn cảnh trực tiếp ở mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít. Khi xem xét diễn ngôn nói và viết đều phải dựa vào ngôn cảnh trực tiếp ở mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít. Cho dù thực tế là không có ranh giới phân chia tuyệt đối giữa diễn ngôn nói và viết, lời nói và chữ viết không phải là phương thức giao tiếp có thể thay thế cho nhau và không có tất cả các chức năng (Cameron 2001). Từ đó, Teun A. van Dijk (1997) khẳng định rằng phân tích ngôn ngữ chính trị để đạt được mức độ chi tiết và tinh vi, trước hết phải có cái nhìn trực tiếp sâu sắc vào các hoạt động chính trị như các cuộc họp nội các, tranh luận nghị viện, thông qua đạo luật và luật, tài liệu hành chính, tuyên truyền của đảng phái, phỏng vấn truyền thông, hoặc phản đối của các chính đảng và tổ chức đối lập. Những hành vi, sự kiện và quá trình chính trị này cần được mô tả và phân tích theo cách riêng của chúng. Chúng ta cần phải biết cách thức chúng được tổ chức, cấu trúc và thể hiện, và những loại ảnh hưởng hoặc tác động có thể có đối với nhận thức chính trị của công chúng nói chung. Thứ đến, chức năng ngữ cảnh của văn bản cũng cho phép có được những suy luận đáng tin cậy về các đặc điểm ngữ cảnh 10 chính trị (như quan hệ quyền lực, phân biệt chủng tộc, lợi ích nhóm) cái mà có thể nhìn thấy rõ, bị ẩn, bị từ chối hoặc nói cách khác, chúng ta không biết hoặc không rõ chúng được hình thành như thế nào. 1.2.3. Diễn ngôn văn học Diễn ngôn văn học được đặc trưng bởi quá trình diễn ngôn. Quá trình này gắn các hình thức nội dung vào trong các hình thức biểu đạt, đến mức biến phương diện diễn đạt thành chính hình thức của nội dung. Chúng ta có thể khẳng định rằng trong văn học, hình thức của nội dung chính là hình thức của cách biểu đạt: nghĩa của một văn bản văn học không phải là gì khác là phát ngôn và cách phát ngôn. Điều này không có nghĩa là văn bản văn học không muốn nói lên điều gì, hay không đề cập gì về thế giới, hoặc có đề cập nhưng đề cập một cách thứ yếu, một cách gián tiếp, từ kho tàng hư cấu và ẩn dụ của nó. Chỉ một cuộc hội thoại, sự tương tác bằng lời nói vốn được xem như loại phát ngôn. Để tìm hiểu các đặc trưng của diễn ngôn văn học, có lẽ không có công cụ phương pháp luận nào hữu hiệu hơn là sơ đồ giao tiếp ngôn ngữ mà R. Jakobson đã đề xuất. 1.2.4. Chỉ tố diễn ngôn Chỉ tố diễn ngôn là một tiểu từ hoặc cụm từ có chức năng tương đương (chẳng hạn như well, but, oh, like, and you know) được sử dụng để định hướng hoặc chuyển hướng luồng hội thoại mà không thêm bất kỳ ý nghĩa có thể diễn giải quan trọng nào vào diễn ngôn. (Macmillan, 2002) Chỉ tố diễn ngôn điển hình là hình thức biểu đạt lời nói có đặc trưng riêng về cả ngữ nghĩa lẫn cấu trúc. Về ngữ nghĩa, loại biểu thức này phải có một phương thức biểu đạt nhất định phù hợp với ngôn cảnh. Về cấu trúc, chỉ tố diễn ngôn phải nằm ở vị trí ban đầu của đơn vị ngữ điệu (Tannen et al.: 197). Trong suốt hai thập 11 kỷ qua, các phân tích về chỉ tố diễn ngôn (một thuật ngữ mà theo nghĩa rộng nhất được gọi là ‘liên kết diễn ngôn, tiểu tố diễn ngôn) đã được nghiên cứu nhiều về ngữ dụng học. Chỉ tố diễn ngôn đã được xem xét từ nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, ví dụ: như tín hiệu “một mối quan hệ nối tiếp” giữa các phát ngôn (Fraser 1990; Fraser 1999), như đánh dấu sự gắn kết diễn ngôn (Schiffrin 1987; Lenk 1998), và từ một lý thuyết liên quan quan điểm (Blakemore 2002), chúng đã được phân tích về mặt giới tính (Erman 1992; Holmes 1986) và độ tuổi (Kyratzis và Ervin-Tripp 1999; Andersen 2001; Erman 2001), và song ngữ (Goss và Salmons 2000; Maschler 2000; Matras 2000). Tuy nhiên, có một điểm chung rằng chỉ tố diễn ngôn góp phần tạo nên ý nghĩa ngữ dụng của phát ngôn và đóng vai trò vai trò quan trọng trong dụng ý của người nói. Crystal (1988) cho rằng chỉ tố diễn ngôn được dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày hơn. 1.2.5. Đặc điểm, chức năng của chỉ tố diễn ngôn trong tiếng Anh Để khái quát về chức năng của chỉ tố diễn ngôn trong quá trình nghiên cứu thì khái niệm về chỉ tố diễn ngôn với chức năng về ngữ nghĩa và ngữ dụng, liên kết và chức năng tương quan giữa các mệnh đề trong câu luôn được thể hiện phổ biến nhất. Ngoài ra, tác giả cũng chứng minh rằng các chỉ tố diễn ngôn là cá...

Trang 1



PHẠM NGỌC DIỄM

CHỈ TỐ DIỄN NGÔN TIẾNG ANH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG DỊCH TIẾNG VIỆT (TRÊN CỨ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

Mã số: 9220241

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP

Vào lúc giờ ngày tháng năm 2023

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Đại học quốc gia TP HCM

- Thư viện Trường Đại học KHXH & NV, TP HCM

- Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Phạm Ngọc Diễm (2018) Chỉ tố diễn ngôn với chức năng liên kết bổ sung thông tin trong tác phẩm “Gone with the wind” và bản dịch “Cuốn theo chiều gió” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 47, Số 3B (2018), tr 32-40

2 Pham Ngoc Diem (2021) Discourse markers in English and Vietnamese communication, South Asia Res J Human Social Sciences, 3(2): 63-70

3 Phạm Ngọc Diem (2022) A survey of on functions of discourse markers in communication (based on the work “Gone with the wind”), Social Sciences and

6 Phạm Ngọc Diễm (2022), Chức năng liên kết bổ sung thông tin của chỉ tố diễn ngôn “you know” trong tiếng Anh và tiếng Việt qua bản dịch của tác phẩm

“Cuốn theo chiều gió” , tr 72-81, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Trường Đại học

Ngoại ngữ, Đại học Huế

7 Phạm Ngọc Diễm (2022) The contrast of discourse marker “you know” with Vietnamese Translation Equivalents in Subtitled Film “Mune – Chiến Binh Mặt Trăng”, International Journal of TESOL & Education.

8 Phạm Ngọc Diễm (2022) The roles of discourse markers in discourse, European Journal of Foreign Language Teaching

Trang 4

DẪN NHẬP 0.1 Đặt vấn đề

Chỉ tố diễn ngôn (CTDN) là một trong những từ hay cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp và được xem là những đơn vị đa chức năng Cùng với chức năng bổ sung thông tin truyền tải lời nói, chỉ tố diễn ngôn đã trở thành đối tượng đựợc nhiều nghiên cứu quan tâm trong nhiều lĩnh vực Schiffrin (1987) cho rằng các chỉ tố diễn ngôn là một trong các yếu tố tạo nên tính mạch lạc, làm tăng tính logic của diễn ngôn Vì ngôn ngữ luôn hướng tới người nhận và luôn mang tính tương tác trong giao tiếp, nên một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng giao tiếp chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định mà trong đó chỉ tố diễn ngôn là một từ hay cụm từ được định biên trong một diễn ngôn và luôn được xem một phần đặc trưng của đối thoại Thêm vào đó, chỉ tố diễn ngôn được xem là tín hiệu để thay đổi chủ đề, nhấn mạnh, thể hiện sự do dự trong lời nói, hoặc thiết lập ý tưởng Một trong những công trình của Muler.S (2004:5) đã khái quát rằng chỉ tố diễn ngôn được xem là thuật từ được định nghĩa dưới nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, bao gồm cả ngữ nghĩa, ngữ pháp và phân tích diễn ngôn Nhìn chung, chỉ tố diễn ngôn được nhiều tác giả nghiên cứu theo bình diện khác nhau, tuy nhiên nguồn cứ liệu chủ yếu tập trung vào đặc điểm và chức năng như một liên từ dùng để nối câu hay đoạn văn Đây là những nội dung đặc biệt được các nhà phân tích diễn ngôn trên thế giới quan tâm và nhiều nhà nghiên cứu cũng chọn những tác phẩm văn học nghệ thuật là một trong những công cụ để phân tích chức năng của chỉ tố diễn ngôn trong thời gian qua

Song, cũng có một số vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn đó

là quá trình chuyển dịch chỉ tố diễn ngôn theo hướng ngữ dụng, chú trọng đến các nghĩa bổ sung mà chỉ tố diễn ngôn mang lại Đặc biệt,

Trang 5

vai trò các chỉ tố diễn ngôn trong việc hình thành hàm ngôn hội thoại trong các tác phẩm văn học về nhiều phương diện chưa đựợc làm

rõ Trước hiện trạng này, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, để làm rõ thêm những vấn đề chưa thống nhất, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu Bản thân tôi là một giảng viên dạy ngôn ngữ, tôi rất muốn đóng góp một phần công sức nhỏ của mình vào việc nghiên cứu và lý giải chức năng của chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm văn học và ứng dụng chúng vào thực tế Trước hiện trạng này, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, để làm sáng tỏ những vấn đề chưa thống nhất, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu Bản thân tôi là một giảng viên dạy ngôn ngữ, tôi rất muốn đóng góp một phần công sức nhỏ của mình vào việc nghiên cứu và lý giải chức năng của chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm văn học và ứng dụng chúng vào thực tế Tìm hiểu về chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm tiếng Anh sau đó so sánh với tiếng Việt và vận dụng vào trong giảng dạy của mình là điều vô cùng thú vị Chính vì

lẽ này, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và tương đương dịch tiếng Việt (trên cứ liệu một số tác phẩm văn chương), đây cũng chính từ góc nhìn phân tích diễn ngôn mà liên quan đến vấn đề ngôn ngữ giao tiếp, vấn đề ngôn ngữ trong quá trình sử dụng cũng là một hướng đi mới của tác giả

0.2.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án giới hạn trong việc đề cập tới các chỉ tố diễn ngôn trong kiểu song thoại, lời văn với các diễn ngôn trong giao tiếp tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu tác phẩm văn chương đó chính là tác phẩm Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió), The old man and the sea (Ông già và biển cả), và The Thorn birds (Tiếng chim hót trong bụi mận gai) Sau khi khảo sát các tác phẩm, chúng tôi thực hiện so sánh đối chiếu các chỉ tố diễn ngôn “well, and, so, but, now”

Trang 6

và các tương đương dịch tiếng Việt trong các hội thoại và tìm ra chức năng liên kết bổ sung thông tin của các chỉ tố diễn ngôn này khi chúng được sử dụng trong giao tiếp

0.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

0.3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu được những sự tương đồng và khác biệt trong các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và các tương đương dịch tiếng Việt dựa trên cứ liệu tác phẩm văn học dưới góc nhìn của lý thuyết giao tiếp, của ngữ nghĩa - ngữ dụng học và đặc biệt là nguyên lý cộng tác hội thoại trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình giao tiếp Luận án cũng hướng đến tìm ra các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và các tương đương dịch tiếng Việt được sử dụng trong tác phẩm văn học, theo đó phân tích với chức năng liên kết của các chỉ tố diễn ngôn luôn có hàm chứa chức năng bổ sung các thông tin khác nhau

0.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu một số khái niệm để làm cơ sở cho việc nghiên cứu chỉ tố diên ngôn và dịch thuật có liên quan đến chỉ tố diễn ngôn, hoạt động dịch thuật, lý thuyết phân tích diễn ngôn, lý thuyết về đặc điểm chức năng của chỉ tố diễn ngôn Miêu tả một cách hệ thống các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt Mô tả sự vận dụng lý thuyết chuyển dịch các chỉ tố diễn ngôn từ tiếng Anh sang tiếng Việt theo hướng ngữ dụng học và nhận xét tổng quát về mặt lý luận về vấn đề nghiên cứu và đưa ra những kết luận từ việc nghiên cứu những tương đương dịch tiếng Việt của các chỉ tố diễn ngôn trong tác phẩm văn học

0.4 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu

0.4.1 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Phương pháp miêu tả ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc diễn ngôn), vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn Phương pháp so sánh - đối chiếu (để làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt giữa các chỉ tố diễn ngôn) Các thủ pháp hỗ trợ: Thu thập

tư liệu, phân tích tư liệu, thủ pháp thống kê, thủ pháp phân tích

0.5 Đóng góp của luận án

0.5.1 Về mặt lý luận

Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu được những sự tương đồng

và khác biệt trong các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và các tương đương dịch tiếng Việt dựa trên cứ liệu tác phẩm văn học dưới góc nhìn của lý thuyết giao tiếp, của ngữ nghĩa - ngữ dụng học và đặc biệt là nguyên lý cộng tác hội thoại trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình giao tiếp Luận án cũng hướng đến tìm ra các chỉ tố diễn ngôn tiếng Anh và các tương đương dịch tiếng Việt được sử dụng trong tác phẩm văn học, theo đó luận án phân tích với chức năng liên kết của các chỉ tố diễn ngôn luôn có hàm chứa chức năng bổ sung các thông tin khác nhau

0.5.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả thu được từ luận án sẽ mở ra triển vọng giảng dạy chỉ

tố diễn ngôn theo cách tiếp cận mới, đóng góp cho các nhà giảng dạy ngoại ngữ, biên - phiên dịch đặc biệt là trong lĩnh vực tiếng Anh giao tiếp nói chung và tiếng Anh trong chuyên ngành nói riêng, giảng dạy cho sinh viên kỹ năng giao tiếp hoặc chuyển dịch chỉ tố diễn ngôn từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại Ngoài ra, kết quả thu được từ luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm chỉ tố diễn ngôn của hai ngôn ngữ, giúp cho việc soạn thảo, giảng dạy và biên - phiên dịch các chỉ tố diễn ngôn sát với yêu cầu thực tế trong quá trình hội nhập hiện nay

0.6 Cấu trúc luận án

Trang 8

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

án được kết cấu làm 03 chương

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tình hình lịch sử vấn đề nghiên cứu và giới thiệu tác giả tác phẩm

1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Lakoff' (1973) là nhà nghiên cứu đầu tiên về chỉ tố diễn ngôn Lakoff chỉ ra việc nghiên cứu chuyển từ cú pháp sang ngữ cảnh trong mối quan hệ với ngữ cảnh, tiếp theo sau đó, Lakoff nghiên cứu

về về nghĩa và chức năng và cách sử dụng các tiểu từ “well”, “why

Kể từ đó, nhiều tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu nhiều hơn về chỉ tố diễn ngôn chẳng hạn như Schourup (1985), Holmes (1986), Schiffrin (1987), Erman (1987), Fraser (1990, 1999), Jucker (1993), Lenk (1995, 1998) Biber et al (1999), Fox Tree và Schrock (2002), Aljn (2002), Macaulay (2002), Miller (2005) và Carter và Mccarthy (2006)

Hầu hết các nghiên cứu về chỉ tố diễn ngôn dựa trên lý thuyết hoặc nghiên cứu dựa trên dữ liệu định tính, các chức năng của chỉ

tố diễn ngôn luôn được đề cập trong nghiên cứu, tuy nhiên rất ít nhà nghiên cứu xác định rõ ràng chức năng của chỉ tố diễn ngôn được

sử dụng trong phát ngôn, và việc xác định chính xác chức năng của chỉ tố diễn ngôn cần thông qua sự xâu chuỗi ý tưởng và logic trong văn bản, hay nói cách khác cần hiểu được ý của người nói một cách

rõ ràng trong từng ngữ cảnh

Levinson (1987) cho rằng có nhiều từ không những trong tiếng Anh mà còn đa số các ngôn ngữ khác đều có mối quan hệ giữa một

Trang 9

phát ngôn với chuỗi diễn ngôn ở phía trước và từ đó việc nghiên cứu

về những nhóm từ này càng phổ biến, đây cũng chính là lý do Bruce Fraser (1990) đã xem những nghiên cứu này như “một thị trường đang phát triển của ngôn ngữ học”

Bên cạnh đó, chỉ tố diễn ngôn cũng được nghiên cứu trong ngữ cảnh song ngữ (Goss and Salmons 2000) và được phân tích như là một nhóm liên kết để biểu hiện quan điểm các vai giao tiếp Chính

vì thế, khi đưa ra quan điểm của mình về ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày, Crystal (1988) cho rằng chỉ tố diễn ngôn được xem là

“biểu thức dụng pháp hay biểu thức ngữ dụng” (pragmatic expression)

Năm 1976, M.A.K Halliday và Hasan đã nghiên cứu các phép liên kết nói chung và phép nối nói riêng, gồm phép quy chiếu (reference), phép thế (substitution), phép tỉnh lược (ellipsis), phép liên kết từ vựng (lexical cohesion) và phép nối (conjunction) và cho rằng ngữ pháp được xem là hệ thống, chứ không phải là các quy tắc Ông quan niệm rằng, ngôn ngữ là một tiềm lực về nghĩa và khẳng định rằng tổ chức chức năng của ngôn ngữ quyết định hình thức và quy tắc ngữ pháp trong đó một trong những yếu tố phải kể đến đó là vai trò của các chỉ tố diễn ngôn

1.1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở phạm vi trong nước, những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết Trần Ngọc Thêm (1985) đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngữ pháp văn bản nói chung, phép nối nói riêng Công trình nghiên cứu sâu rộng cả ba khía cạnh ngữ pháp, ngữ nghĩa và một vài khía cạnh ngữ dụng của phép nối Ở lĩnh vực này này, Trần Ngọc Thêm đã mô tả những đặc điểm cơ bản của một phép nối và được đánh giá là một trong những nội dung nghiên cứu phép nối tiếng Việt một cách chi tiết nhất

Trang 10

Diệp Quang Ban (1998) đã nghiên cứu về văn bản, tính mạch lạc, tính liên kết trong tiếng Việt Tác giả chia phép nối thành bốn loại quan hệ theo ngữ nghĩa của chúng: các yếu tố đồng hướng, ngược hướng, nhân quả và thời gian, trình tự Trong đó, quan hệ đồng hướng được xem là quan hệ bổ sung, quan hệ nghịch hướng là quan hệ tương phản

Tóm lại, tiếp thu tri thức từ các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu của chúng tôi là một sự kế thừa, có tham khảo nhưng cũng có những điểm khác biệt nhất định được đặt trong bối cảnh lý thuyết hiện nay và mục đích nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, các nghiên cứu tiêu biểu trên đã vận dụng hướng tiếp cận ngữ pháp chức năng để phân tích cũng như lý giải một số chức năng của chỉ tố diễn ngôn hoặc trong cuộc sống hàng ngày Còn nghiên cứu của chúng tôi, trên cơ sở lý thuyết ngữ pháp chức năng, làm rõ đặc điểm chức năng liên kết bổ sung thông tin của chỉ

tố diễn ngôn trong tác phẩm văn học, dữ liệu chưa từng được khai thác trước đó

Thứ hai, nhằm nghiên cứu sau hơn về chỉ tố diễn ngôn, luận

án chú trọng đến việc miêu tả chức năng liên kết bổ sung thông tin của chỉ tố diễn ngôn theo hướng ngữ dụng học

Thứ ba, dựa trên những kiến thức có được từ việc tham khảo các tư liệu trong và ngoài nước, chúng tôi tiến hành thống kê các cuộc giao tiếp giữa các nhân vật của tác phẩm Cuốn theo chiều gió

và Nỗi buồn chiến tranh và phân tích đặc điểm về trường, thức cũng như đặc điểm về không khí chung có trong các cuộc hội thoại đó Chính vì phạm vi nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu trước đó nên có thể dẫn đến các kết quả nghiên cứu khác

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Khái niệm diễn ngôn

Trang 11

Diễn ngôn là một khái niệm được rất nhiều tác giả nghiên cứu

từ trước đến nay đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học truyền thống, trong đó đáng chú ý là của các nhà nhân chủng học, dân tộc học, văn hóa, văn chương, lịch sử Với các lĩnh vực này, diễn ngôn được thể hiện qua các hoạt động nói, viết, các chỉ hiệu ngôn ngữ và cả các hình thức đa phương tiện khi giao tiếp

Theo hướng nghiên cứu chức năng luận, đã có rất nhiều tác giả đưa ra những quan điểm của mình về khái niệm diễn ngôn Dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu:

Halliday và Hasan (1976) quan niệm diễn ngôn gắn với chức năng giao tiếp của nó khi nhấn mạnh: Văn bản (hay diễn ngôn) là đơn vị ngôn ngữ chức năng giao tiếp”

Widdowson (1984) đã đồng nghĩa hóa diễn ngôn với cách dùng chuỗi các câu để tạo nên các hành vi giao tiếp nối kết thành các đơn

vị giao tiếp lớn hơn khi nhấn mạng rằng diễn ngôn là một quá trình giao tiếp

1.2.2 Khái niệm phân tích diễn ngôn

Phân tích diễn ngôn đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ tâm lí học, triết học, ngôn ngữ học văn bản Phân tích diễn ngôn cũng đã được nhiều tác giả ở Việt Nam quan tâm như Trần Ngọc Thêm, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp Để phát triển lý thuyết liên quan đến phân tích diễn ngôn, Halliday và Hasan (1973) đã chỉ ra sự khác biệt giữa việc mô

tả phân tích diễn ngôn và trình bày những điểm chính trong lĩnh vực này

1.2.2 Diễn ngôn nói và viết

Một trong những xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ giao tiếp gần đây là chú ý đến bình diện chức năng theo hướng tiếp cận của ngữ pháp chức năng Ngữ pháp chức năng được xây dựng trên quan niệm

Trang 12

triết học coi ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp của con người John Rupert Firth (1890-1960) là người đặt nền móng cho lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống và MAK Halliday là người phát triển lý thuyết này Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ những (systemic functional theory) đã và đang thu hút sự quan tâm đáng kể của rất nhiều nhà muốn một học trên thế giới, trong đó có các nhà ngôn ngữ học của Việt Nam Nghiên cứu tìm hiểu chức năng của diễn ngôn trong hành chức là một phạm vi nghiên cứu được ngôn ngữ hiện đại

cả trên thế giới và Việt Nam hiện nay quan tâm, chú ý

Nói chung, diễn ngôn được chia thành hai đơn vị lớn, nói và viết và khi xem xét diễn ngôn nói và viết đều phải dựa vào ngôn cảnh trực tiếp ở mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít Khi xem xét diễn ngôn nói

và viết đều phải dựa vào ngôn cảnh trực tiếp ở mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít Cho dù thực tế là không có ranh giới phân chia tuyệt đối giữa diễn ngôn nói và viết, lời nói và chữ viết không phải là phương thức giao tiếp có thể thay thế cho nhau và không có tất cả

có được những suy luận đáng tin cậy về các đặc điểm ngữ cảnh

Trang 13

chính trị (như quan hệ quyền lực, phân biệt chủng tộc, lợi ích nhóm) cái mà có thể nhìn thấy rõ, bị ẩn, bị từ chối hoặc nói cách khác, chúng ta không biết hoặc không rõ chúng được hình thành như thế nào

1.2.3 Diễn ngôn văn học

Diễn ngôn văn học được đặc trưng bởi quá trình diễn ngôn Quá trình này gắn các hình thức nội dung vào trong các hình thức biểu đạt, đến mức biến phương diện diễn đạt thành chính hình thức của nội dung Chúng ta có thể khẳng định rằng trong văn học, hình thức của nội dung chính là hình thức của cách biểu đạt: nghĩa của một văn bản văn học không phải là gì khác là phát ngôn và cách phát ngôn Điều này không có nghĩa là văn bản văn học không muốn nói lên điều gì, hay không đề cập gì về thế giới, hoặc có đề cập nhưng

đề cập một cách thứ yếu, một cách gián tiếp, từ kho tàng hư cấu và

ẩn dụ của nó Chỉ một cuộc hội thoại, sự tương tác bằng lời nói vốn được xem như loại phát ngôn Để tìm hiểu các đặc trưng của diễn ngôn văn học, có lẽ không có công cụ phương pháp luận nào hữu hiệu hơn là sơ đồ giao tiếp ngôn ngữ mà R Jakobson đã đề xuất

1.2.4 Chỉ tố diễn ngôn

Chỉ tố diễn ngôn là một tiểu từ hoặc cụm từ có chức năng tương đương (chẳng hạn như well, but, oh, like, and you know) được sử dụng để định hướng hoặc chuyển hướng luồng hội thoại

mà không thêm bất kỳ ý nghĩa có thể diễn giải quan trọng nào vào diễn ngôn (Macmillan, 2002)

Chỉ tố diễn ngôn điển hình là hình thức biểu đạt lời nói có đặc trưng riêng về cả ngữ nghĩa lẫn cấu trúc Về ngữ nghĩa, loại biểu thức này phải có một phương thức biểu đạt nhất định phù hợp với ngôn cảnh Về cấu trúc, chỉ tố diễn ngôn phải nằm ở vị trí ban đầu của đơn vị ngữ điệu (Tannen et al.: 197) Trong suốt hai thập

Ngày đăng: 21/04/2024, 23:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w