Văn Hóa - Nghệ Thuật - Khoa học xã hội - Ngữ văn TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: NGỮ VĂN CTXH ---------- TỐNG THỊ HUỆ NGHIÊN CỨU CÁCH DIỄN ĐẠT GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không có sự hỗ trợ, giúp đỡ, dù ít hay nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp. Để hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Quảng Nam. Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Sanh, đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Không chỉ gợi ý và hướng dẫn tôi trong quá trình tìm hiểu đọc tài liệu và lựa chọn đề tài, cô còn chỉ bảo tôi những kĩ năng phân tích, khai thác tài liệu để có được những lập luận phù hợp với nội dung khóa luận. Hơn nữa, cô còn rất nhiệt tình trong việc đốc thúc quá trình viết khóa luận, đọc và đưa ra những nhận xét, góp ý để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã an ủi, động viên trong quá trình tôi thực hiện khóa luận này Cảm ơn bạn Ung Thị Hoàng Hiếu đã giúp tôi về mặt kiến thức và luôn theo sát trong quá trình tôi hoàn thành khóa luận Cảm ơn bạn Lê Thị Thiện đã luôn quan tâm, ủng hộ tinh thần và góp ý cho khóa luận của tôi được hoàn thiện nhất. Khóa luận này sẽ là kỉ vật lưu giữ kiến thức cũng như công sức của cuộc đời sinh viên. Một lần nữa xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô và bạn bè của tôi. Xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận TỐNG THỊ HUỆ MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 2 5.1. Vấn đề nghiên cứu về lí thuyết về giới trong ngôn ngữ ........................................ 3 5.2. Vấn đề vận dụng lí thuyết về kì thị giới trong ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học ......................................................................................................................................... 3 5.3. Vấn đề nghiên cứu về giới trong ca dao Việt Nam ................................................ 5 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 5 6.1. Về phương diện lí thuyết ......................................................................................... 5 6.2. Về phương diện thực tiễn ........................................................................................ 6 7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................................. 6 Phần 2. NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .... 7 1.1. Vài nét về trường từ vựng ....................................................................................... 7 1.1.1. Một số khái niệm về trường từ vựng ................................................................... 7 1.1.2. Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa................................................................... 7 1.1.2.1. Trường nghĩa biểu vật ........................................................................................ 8 1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm ..................................................................................... 8 1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính ..................................................................................... 9 1.1.2.4. Trường liên tưởng............................................................................................... 9 1.1.3. Giá trị biểu đạt của trường từ vựng - ngữ nghĩa ................................................ 9 1.1.3.1. Giá trị biểu đạt hiện thực khách quan ................................................................ 9 1.1.3.2. Giá trị biểu đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo ................................ 10 1.2. Vài nét về motif ...................................................................................................... 11 1.3. Phong cách ngôn ngữ ........................................................................................... 12 1.3.1. Một số khái niệm về phong cách ......................................................................... 12 1.3.2. Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới ..................................................................... 13 1.4. Sự thể hiện ngôn ngữ giới tính trong ca dao ....................................................... 13 1.4.1. Đối với nữ giới..................................................................................................... 13 1.4.2. Đối với nam giới .................................................................................................. 14 Chương 2. HÌNH THỨC NGÔN NGỮ THỂ HIỆN SỰ KÌ THỊ GIỚI .................. 16 TRONG CA DAO VIỆT NAM .................................................................................. 16 2.1. Sự kì thị giới tính trong cách sử dụng trường từ vựng cho mỗi giới ............... 16 2.1.1. Trường từ vựng định danh cho mỗi giới ........................................................... 16 2.1.1.1. Đối với nữ giới.................................................................................................. 17 2.1.1.2. Đối với nam giới ............................................................................................... 18 2.1.1.3. Sự kì thị giới qua trường từ vựng định danh cho cả hai giới ........................... 18 2.1.2. Trường từ vựng xưng hô sử dụng cho mỗi giới ............................................... 22 2.1.2.1. Trường từ vựng xưng hô sử dụng cho nữ giới .................................................. 23 2.1.2.2. Trường từ vựng xưng hô sử dụng cho nam giới ............................................... 23 2.1.2.3. Trường từ vựng xưng hô cả hai giới sử dụng ................................................... 24 2.1.2.4. Sự kì thị giới thông qua trường từ vựng xưng hô ............................................ 25 2.1.3. Trường từ vựng chỉ trang phục, đồ dùng .......................................................... 27 2.1.3.1. Sử dụng cho nữ giới.......................................................................................... 27 2.1.3.2. Sử dụng cho nam giới ....................................................................................... 28 2.1.3.3. Sự kì thị giới thể hiện qua trang phục, vật dụng của mỗi giới ......................... 29 2.1.4. Trường từ vựng chỉ hình thức ........................................................................... 33 2.1.4.1. Sử dụng cho nữ giới.......................................................................................... 33 2.1.4.2. Sử dụng cho nam giới ....................................................................................... 34 2.1.4.3. Sự kì thị giới thông qua trường từ vựng chỉ hình thức. .................................... 35 2.1.5. Trường từ vựng chỉ tính cách ............................................................................ 38 2.1.5.2. Sử dụng cho nam giới ....................................................................................... 39 2.1.5.3. Sự kì thị giới qua trường từ vựng chỉ tính cách của mỗi giới .......................... 39 2.1.6. Trường từ vựng chỉ hành động ......................................................................... 42 2.1.6.1. Sử dụng cho nữ giới.......................................................................................... 42 2.1.6.2. Sử dụng cho nam giới ....................................................................................... 44 2.1.6.3 Sự kì thị giới thể hiện qua nội dung phản ánh của trường từ vựng chỉ hành động .. 46 2.2. Sự kì thị giới thể hiện qua việc sử dụng motif ngôn ngữ cho mỗi giới ................. 48 2.2.1. Sử dụng motif ngôn ngữ cho nữ giới ................................................................ 48 2.2.2. Sử dụng motif ngôn ngữ cho nam giới.............................................................. 49 2.2.3. Sự kì thị giới qua việc sử dụng motif ngôn ngữ cho mỗi giới .......................... 49 2.3. Sự kì thị giới thể hiện qua nét khác biệt trong phong cách ngôn ngữ của mỗi giới ................................................................................................................................. 52 2.3.1. Sự khác biệt trong phong cách ngôn ngữ mỗi giới thể hiện qua lối nói ......... 52 2.3.3. Sự khác biệt trong phong cách ngôn ngữ mỗi giới thể hiện trong việ c dùng thán từ, tình thái từ của hai giới .................................................................................. 55 Phần 3. KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 60 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, do ảnh hưởng của Nho giáo nên xuất hiện quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” để nói về sự khác nhau trong vị trí của nam giới và nữ giới trong xã hội. Sự “trọng nam khinh nữ” đó thể hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống. Trong học hành, chỉ có nam giới được tham gia học và thi cử, còn nữ giới tuyệt đối không. Trong gia đình, người vợ phải quán xuyến công việc gia đình để cho chồng ra ngoài lập công danh. Người nữ luôn bị gắn chặt với “Tam tòng tứ đức” khiến cho họ không thể vượt ra khỏi những ràng buộc của định kiến của xã hội. Người đàn ông cũng bị ràng buộc bởi quan niệm “Tam cương ngũ thường” , nên cũng chịu nhiều áp lực về trách nhiệm với non sông, đất nước. Đây là những biểu hiện tiêu biểu cho sự kì thị giới trong xã hội phong kiến ngày xưa. Nhưng từ xưa đến nay, vấn đề kì thị giới không chỉ xuất hiện trong đời sống xã hội mà nó còn được phản ánh trong văn học và đặc biệt là trong ca dao, tục ngữ của người Việt. Hình ảnh người nữ và nam được tác giả dân gian khắc họa mang đậm tính định kiến, phụ nữ luôn bị gán ghép với trách nhiệm, bổn phận và chịu đựng sự miệt thị của dân gian. Họ luôn hiện lên với sự cam chịu, bất lực trong tình cảm vợ chồng: “ Trai năm thê bảy thiếp Gái chính chuyên một chồng”. Ngược lại, nam giới phải luôn là “đấng trượng phu”, “sức dài vai rộng” gánh vác giang sơn, đất nước: “Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng”. Như vậy, cả nam và nữ đều bị ràng buộc, gán ghép với bổn phận và trách nhiệm riêng, nếu một ai đi ngược lại những quan niệm đó thì sẽ bị xã hội lên án và chê trách. Trong ngôn ngữ, hiện tượng kì thị giới được biểu hiện ở nhiều mặt: cách sử dụng trường từ vựng, motif và phong cách ngôn ngữ… Tất cả đều bộc lộ sự kì thị cho cả hai giới nam và nữ. Sự kì thị trong ngôn ngữ qua thời gian ăn sâu vào tiềm thức của con người và tạo nên trong xã hội những định kiến, quan niệm sai lầm cho cả nam và nữ. Như vậy, dù sự sự kì thị thể hiện ở mặt nào thì cũng gây ra những hệ lụy không hề nhỏ đến vị trí và vai trò của cả nam và nữ trong xã hội. 1.2. Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng. Nó là một bộ phận của văn học dân gian, là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn người Việt qua bao thế hệ. Đó có thể là nơi con người gởi gắm tình yêu đất nước, lứa đôi, nhưng cũng có khi là nơi để bộc lộ nỗi lòng cay đắng, những bất công ngang trái của cuộc đời. Chính vì thế, ca dao luôn là đề tài hấp dẫn và lôi cuốn với độc giả và các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ca dao ở nhiều góc độ trong đó có vấn đề kì thị giới ở mặt nội dung phản ánh. Qua tìm hiểu ca dao, chúng tôi nhận thấy vấn đề kì thị giới trong ca dao khá đậm nét. 2 Thực hiện khóa luận này người viết muốn đi sâu làm rõ vấn đề kì thị giới được thể hiện qua hình thức trong ca dao, từ đó người viết có thể hiểu rõ hơn một thể loại văn học dân tộc dưới góc nhìn mới mẻ. Vì những lí do trên người viết đã chọn đề tài Hình thức ngôn ngữ thể hiện sự kì thị giới trong ca dao Việt Nam để làm đề tài nghiên cứu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài khảo sát và phân tích vấn đề kì thị giới thể hiện qua hình thức ngôn ngữ trong ca dao Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Để có một cái nhìn bao quát, chúng tôi tập trung tìm hiểu ở 2 tập ca dao: Nguyễn Cừ chủ biên (2001), Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội và Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học. 3. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát, thống kê và chỉ ra được sự kì thị giới trong ca dao. - Tìm hiểu những khía cạnh về hình thức ngôn ngữ: trường từ vựng, motif, phong cách ngôn ngữ thể hiện sự kì thị giới. - Có một cái nhìn rõ hơn về tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhân dân ta về nam giới và nữ giới trong ca dao Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được vận dụng vào việc thống kê các hình thức ngôn ngữ trong ca dao Việt Nam. - Phương pháp phân loại: Nhằm phân loại cách sử dụng hình thức ngôn ngữ mang sự kì thị đối nam và nữ trong ca dao: trường từ vựng, motif, phong cách. - Phương pháp phân tích: Phương pháp này được vận dụng để phân tích sự kì thị giới trong ca dao thông qua việc dẫn chứng tư liệu. Phương pháp này giúp người viết hiểu rõ hơn các quan niệm xưa của nhân dân trong ca dao. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được vận dụng vào việc so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của khóa luận với các công trình nghiên cứu khác. - Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp chúng tôi dùng để khái quát những vấn đề nghiên cứu sau quá trình thống kê, phân tích, so sánh. 5. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề kì thị giới đã được nghiên cứu từ rất lâu trong các lĩnh vực như sử học, xã hội học, văn học nhưng gần đây thì sự kì thị giới trong hình thức ngôn ngữ mới được nghiên cứu một cách cụ thể và đi sâu vào nhiều khía cạnh. Chúng ta có thể nhìn nhận lại một số công trình nghiên cứu về giới có giá trị. 3 5.1. Vấn đề nghiên cứu về lí thuyết về giới trong ngôn ngữ Đầu tiên phải kể đến công trình“Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Văn Khang. Đây là một trong những công trình đưa ra lí thuyết về vấn đề giới trong cấu tạo từ và giao tiếp ngôn ngữ, từ đó tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong ngôn ngữ mỗi giới. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới khai thác việc sử dụng ngôn ngữ mỗi giới cơ bản dừng lại ở khía cạnh ngữ âm và xã hội. 14 Tác giả Quang Minh với công trình nghiên cứu “Thêm một cách nhìn nhận về mộ t số biểu hiện của sự kì thị giới tính trong việc sử dụng tiếng Việt” đã đưa ra một cách nhìn mới mẻ về sự giống và khác nhau trong cách dùng từ cho mỗi giới giữa Tây và Ta. Tác giả đã đưa ra được những quan điểm để cho người đọc thấy rằng, ở nước ta sự kì thị giới vẫn chưa thật sự sâu sắc như các nước khác trên thế giới. 18 Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Sanh với công trình nghiên cứu “Sự phân biệt đối xử về giới tính trong ngôn ngữ” đã đưa ra được những biểu hiện về sự phân biệt giới tính trong ngôn ngữ: cấu tạo từ, dùng đại từ nhân xưng… Từ đó tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng phân biệt giới trong ngôn ngữ. 25 Thạc sĩ Lương Thị Hiền với công trình nghiên cứu “Giá trị văn hóa – quyền lực được đánh giá qua hành động cầu khiến trong giao tiếp gia đình người Việt” , Tạp chí Ngôn ngữ đã đưa ra những số liệu và cấu trúc câu cầu khiến, mệnh lệnh trong gia đình, từ đó thấy được sự bất bình đẳng trong giao tiếp giữa vợ và chồng trong gia đình. 10 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu về giới trong ngôn ngữ học tiếng Việt. Và các công trình trên đã trở thành những tiền đề cơ sở lí luận để người viết đi vào nghiên cứu sự bất bình đẳng giới trong ca dao Việt Nam. 5.2. Vấn đề vận dụng lí thuyết về kì thị giới trong ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học Nghiên cứu giới trong các sáng tác văn học là một vấn đề còn mới mẻ ở nước ta. Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị. Hồ Khánh Vân có công trình nghiên cứu “Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX” , Tạp chí Nghiên cứu văn học. Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về nữ quyền trong văn học một một cách sâu sắc. Tác giả đã đưa ra những quan điểm của các nhà nghiên cứu về văn học nữ nước nhà. Luận văn cũng đã đề ra những nhận định, kiến giải về việc đưa “ánh sáng nữ quyền” ngày càng được phát triển và lớn mạnh trong nền văn học Việt Nam. 31, 82 Tiến sĩ Phan Thị Nhàn với công trình “Biểu hiện ý thức về giới phận trong đoạ n trích Thúy Kiều báo ân báo oán” , Tạp chí Nghiên cứu Văn học, đã khảo sát trong một đoạn trích thơ để cho người đọc thấy được những giá trị đẹp đẽ của người phụ nữ trong 4 xã hội phong kiến kìm kẹp họ. Những thiên tính nữ và ý thức về vị thế của nhân vật nữ được bộc lộ rõ trong đoạn trích mà tác giả nghiên cứu. 20 Giáo sư Trần Đình Sử cũng đã có công trình nghiên cứu về “Chữ thân và vấn đề thân phận trong tư tưởng truyện Kiều” , Tạp chí Nghiên cứu văn học đã cho ta thấy được tư tưởng mới mẻ về ý thức thân phận của người phụ nữ phong kiến. Tác giả đã đưa ra được sự khác nhau và tiến bộ về “thân” và “phận” của người phụ nữ trong Truyện Kiều so với thơ thiền và Kim Vân Kiều truyện của Trung Hoa. Bài viết đã đưa ra những so sánh cụ thể để người đọc dễ dàng nhận thấy được tài tình trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. 26, 4 Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu với “Dẫn nhập về tự sự học nữ quyền luận” , Tạp chí Nghiên cứu văn học đã đưa mối quan hệ giữa tự sự học hậu kinh điển và nữ quyền học. Từ những lí thuyết, người viết đã đưa ra những công trình nghiên cứu cụ thể, từ đó giúp ta có thêm cơ sở để tiếp cận và hiểu sâu hơn về nữ quyền trong văn học thế giới và nước nhà. 11, 40 Giáo sư Susan S. Lanser của trường Đại học Brandeis (Hoa Kỳ) cũng đã có công trình nghiên cứu “Hướng tới tự sự học nữ quyền” , Tạp chí Nghiên cứu văn học, đã đưa ra những lý thuyết về mối quan hệ và vai trò của tự sự học đối với nữ quyền luận và ngược lại. Người viết đã đưa ra những ví dụ cụ thể để minh chứng cho ta thấy văn học viết về phụ nữ và do phụ nữ viết ra đã gặp rất nhiều khó khăn trong một xã hội trọng nam. Các tác phẩm phải được che đậy dưới một hình thức và giọng điệu riêng. Tác giả mong muốn con người phải có cách nhìn nhận tầm quan trọng của văn học về nữ giới trong tổng thể trong nền văn học. 17, 96 Thạc sĩ Huỳnh Thị Thu Hậu với công trình“Vẻ đẹp thiên tính nữ trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn” , in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Vấn đề giới trong văn học và ngôn ngữ, trường Đại học Quảng Nam, 2014 đã phân tích về tiếng nói nữ quyền và vẻ đẹp thiên tính nữ trong tác phẩm. 33 Luận văn thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học của Nguyễn Thị Hiền “Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước cách mạng”, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã đi vào khảo sát và nghiên cứu cụ thể bất bình đẳng giới trong một giai đoạn văn học cụ thể. 10 Tiến sĩ Đỗ Thị Kim Liên với bài viết “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt Nam” , Báo Ngôn ngữ và Đời sống đã khảo sát và đưa ra những định kiến đối với người phụ nữ trong tục ngữ Việt Nam, thể hiện ở nhiều mặt: hình thức bên ngoài, trách nhiệm trong gia đình, thân phận của người phụ nữ. 16, 25 Những công trình trên đã cung cấp cách tiếp cận, xử lý vấn đề, việc ứng dụng lí thuyết về giới vào nghiên cứu ca dao một cách khoa học. 5 5.3. Vấn đề nghiên cứu về giới trong ca dao Việt Nam Ca dao là tấm gương phản ánh hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, phong tục tập quán riêng. Ca dao cũng là nơi kết tinh thuần túy những giá trị tinh thần dân tộc, nơi đó có thể đẹp đẽ sáng ngời, nhưng cũng có khi là những bất công đau khổ. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao dưới những góc độ khác nhau: Vũ Ngọc Phan với công trình “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” đã nêu ra những thiệt thòi và đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tác giả cũng đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất công đối với nữ giới. 23 Phạm Thu Yến với công trình “Những thế giới nghệ thuật của ca dao” đã nêu lên cảm hứng về thân phận người phụ nữ trong ca dao truyền thống và trong thơ hiện đại. Từ đó tác giả đã nói lên những nỗi đau khổ và vẻ đẹp tâm hồn của họ. 32 “Giáo trình văn học dân gian” do Đinh Gia Khánh chủ biên đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Đặc biệt là ở chương 3, tác giả đã đề cập đến vấn đề: Ca dao dân ca trữ tình về sinh hoạt gia đình - Nhân vật chính là người phụ nữ lao động Việt Nam. 15 Triều Nguyên trong “Tiếp cận ca dao bằng phương pháp xâu chuỗi đã đề cập đến những vẻ đẹp của phụ nữ thông qua những mô hình cấu trúc ca dao. Trong bài “Thử khảo sát một số bài ca dao theo mô hình cấu trúc một, hai-mười-thương (yêu, lo)… trong cấu trúc này nhóm chủ thể trữ tình là nam giới, họ đã thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ qua những từ ngữ như: duyên dáng, xinh đẹp, lúm đồng tiền… 22 Triều Nguyên trong công trình “Bình giảng ca dao” đã bình giảng một số bài cao dao mở đầu bằng “Thân em như…” , từ đó đã nói lên được nỗi canh cánh về thân phận của mình, khát khao yêu thương lứa đôi của người phụ nữ. 21 Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Nguyệt “Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt” đã nghiên cứu một cách đầy đủ về vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể, tâm hồn và vị thế của người phụ nữ trong xã hội xưa. 19 Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thọ “Nghiên cứu cách diễn đạt giố ng và một số biểu hiện của sự kì thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Việt” đã phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam phản ánh qua ca dao, tục ngữ. Một số biểu hiện sự kì thị giới tính nữ của người Pháp và người Việt cũng đã được tác giả đề cập.29 Tóm lại, vấn đề kì thị giới trong ngôn ngữ và văn học đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Những kết quả và hướng tiếp cận trên đã giúp cho chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về phương diện lí thuyết Công trình đã hệ thống lại lí thuyết về hình thức ngôn ngữ và đưa ra những dẫn chứng cụ thể về mặt hình thức ngôn ngữ trong ca dao Việt Nam. Trong chừng mực 6 nhất định, chúng tôi hi vọng đưa ra một vài phát hiện về mặt lí thuyết khi ứng dụng lí thuyết mới vào nghiên cứu tiếng Việt nói chung và ca dao nói riêng. 6.2. Về phương diện thực tiễn Công trình nghiên cứu góp phần hệ thống, phân loại sự kì thị đối với hai giới về mặt hình thức ngôn ngữ trong ca dao Việt Nam. Từ đó rút ra những hình thức ngôn ngữ phản ánh vấn đề kì thị giới trong ca dao. Đối với bản thân, khi nghiên cứu kì thị giới, người viết nắm vững lí thuyết về ngôn ngữ nói chung và việc vận dụng vào nghiên cứu ca dao nói riêng. Từ đó có cái nhìn đa chiều hơn đối với một thể loại văn học dân tộc. Bên cạnh đó người viết còn có nền tảng trong việc dạy học ca dao trong chương trình phổ thông trung học. Ngoài ra, còn có thể hiểu sâu sắc hơn về một giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta thời xưa. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, phần nội dung của khóa luận có cấu trúc gồm 2 chương, được triển khai như sau: Chương 1: Giới thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Hình thức ngôn ngữ thể hiện sự kì thị giới trong ca dao Việt Nam 7 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Vài nét về trường từ vự ng 1.1.1. Một số khái niệm về trường từ vựng Năm 1896, M.M.Pokrovxkij viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập với ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định. Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa. Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng trong những tổ hợp cú pháp giống nhau”. Dẫn theo 4 Năm 1900, H.Osthoff viết: “Có những hệ thống nhất định ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó” Dẫn theo 4. Nhưng nguyên lí của F.de.Saussure mới là bước quyết định hình thành nên lí thuyết về các trường: “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng”. Dẫn theo 4 Lí thuyết trường chính thức được đưa ra là nhờ công lao của hai nhà ngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber. Trier cho rằng trong ngôn ngữ mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ trong trường quyết định, rằng trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình. Ở Việt Nam, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và có nhiều công trình về lí thuyết trường. Định nghĩa trường của ông được rất nhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. 4 1.1.2. Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, có bốn loại trường nghĩa dựa vào quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường và giữa các trường với nhau. Dạng quan hệ ngang (hay quan hệ h́nh tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) thì có trường nghĩa ngang với hai loại là trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng. Dạng quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) thì có trường nghĩa dọc với hai loại là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Sau đây là sự trình bày bốn loại trường từ vựng - ngữ nghĩa lần lượt là trường biểu vật, trường biểu niệm, trường tuyến tính và trường liên tưởng. 8 1.1.2.1. Trường nghĩa biểu vật Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật như người, động vật, thực vật, vật thể , chất liệu ,… Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ về một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên. Ví dụ với từ “tóc” ta có trường: - Bộ phận của tóc: ngọn tóc, chân tóc, sợi tóc, mái tóc, đuôi tóc,… - Đặc điểm của tóc: Đặc điểm ngoại hình: bồng bềnh, ngắn, dài, xoăn, thẳng, dễ tre, tóc tơ, vàng, đen, bạc, trắng, nâu, xanh, đỏ,…; Tình trạng của tóc: chẻ ngọn, khỏ e, mượt, rối, gãy, đứt, khô, sâu,… Cần chú ý rằng khi phân lập các trường, cần chú ý đến nghĩa biểu vật chứ không chú ý đến từ. Nói rõ hơn phân lập trường không phải là phân loại từ. Không phải một từ đã có ở trường này thì không thể có ở trường kia được nữa. Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm trong nhiều trường biểu vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy tùy theo số lượng các ý nghĩa biểu vật của nó. Do chỗ có các từ đi vào nhiều trường, cho nên các trường biểu vật có thể “thấm thấu”, “giao thoa” với nhau. Hai trường biểu vật giao thoa với nhau khi một số từ của trường này nằm trong trường kia. 1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm. Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệm (hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau. Vì vậy, cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể “giao thoa”, “thẩm thấu” vào nhau. Dưới đây là ví dụ về trường biểu niệm dẫn theo ví dụ của Đỗ Hữu Châu. Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (thay thế hoặc tăng cường thao tác lao động) (cầm tay): - Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, phảng, rìu, liềm, hái ,...; - Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan,…; - Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi đục, dùi cui,… Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm như đã nói dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trường dọc này có liên hệ với nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Nhưng khi cần phân một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm. 9 Trái lại, khi phân lập các trường biểu niệm, cần dựa vào cấu trúc biểu niệm, song khi phân nhỏ chúng ra, đến một lúc nào đó phải sử dụng đến nét nghĩa biểu vật. Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường. Nhưng cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị của từng từ một trong trường thích hợp mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ. 1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ trường nghĩa tuyến tính của từ ăn là cơ m, cháo, bún,…; ít, nhiều, nhanh, chậm…; lười, tham,… Trường nghĩa tuyến tính của từ học là chăm, lườ i …; giỏi, dốt, kém, tốt, yếu …; toán, văn, sinh, hóa,… Cùng với trường nghĩa dọc, trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, giúp phát hiện những đặc điểm nội tại và đặc điểm hoạt động của từ. 1.1.2.4. Trường liên tưởng Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch. Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường liên tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng như từ bò của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra liên tưởng: 1. Bò cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ,… 2. Sự cày bừa, cái cày, cái ách,… 3. Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh trong các thành ngữ Pháp v.v… Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định từ bằng các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng. Nhưng có tác dụng trong sự giải thích sự dùng từ của các tác giả. 1.1.3. Giá trị biểu đạt của trường từ vựng - ngữ nghĩa 1.1.3.1. Giá trị biểu đạt hiện thực khách quan Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Thế nên, nhờ các nét nghĩa biểu vật chung đấy mà hiện thực khách quan được thể hiện rõ nhất. Ví dụ khi xác lập trường nghĩa biểu vật “bộ phận cơ thể người” trong tư duy của ta sẽ phân tách các từ có khả năng vào trường thành các nét nghĩa nhỏ. Tay: bộ phận cơ thể ngườiở phần thân trêncó tác dụng cầm, nắm, ném… Miệng: bộ phận cơ thể ngườiở phần mặtcó tác dụng ăn, nói… Mắt: bộ phận cơ thể ngườiở phần mặtcó tác dụng nhìn Ta thấy các từ trên có chung một ý nghĩa biểu vật là bộ phận cơ thể người, chính vì vậy chúng được tập hợp vào trường biểu vật là “bộ phận cơ thể người”. 10 Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các trường biểu niệm không phản ánh hiện thực khách quan. Nó cũng phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc. Ví dụ: trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (phục vụ sinh hoạt) - Dụng cụ để ngồi, nằm: ghế, giường, phản, đi văng… - Dụng cụ để mặc, che thân: áo, quần, sơmi, khăn, khố… Từ các ví dụ trên, có thể khẳng định trường từ vựng - ngữ nghĩa có chức năng biểu đạt hiện thực khách quan, thông qua sự biểu đạt của các từ trong trường. Các trường từ là những tập hợp mở, phong phú và đa dạng như sự phong phú, đa dạng của từ ngữ. Chính vì thế hiện thực khách quan mà nó phản ánh không thua kém gì từ, từ bộ phận cơ thể người, các hiện tượng thiên nhiên cho đến tính chất, trạng thái của sự vật… 1.1.3.2. Giá trị biểu đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo Chủ thể sáng tạo trong ngôn ngữ học là những người làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, bài tiểu luận, báo cáo khoa học… hay đơn thuần chỉ là một văn bản nói trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên khi nghiên cứu tác phẩm văn học theo hướng ngôn ngữ học, ta cũng cần phải hiểu thêm rằng, chủ thể sáng tạo hay còn gọi là tác giả văn học, ngoài việc tạo ra văn bản ngôn từ còn là “người có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc. Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới, một cách hiểu mới về các hiện tượng đời sống, bày tỏ một lập trường xã hội và công dân nhất định. Xét về đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người đọc. Có thể hiểu rằng, không một chủ thể sáng tạo nào sáng tạo ra văn bản ngôn từ mà không hướng đến một mục đích nào đó, có thể là giao tiếp, báo cáo, tư duy, trình bày quan điểm. Đối với các nhà văn, nhà báo thì nhu cầu thể hiện tâm tư tình cảm của họ cao hơn hẳn người làm các ngành nghề khác nên việc tạo ra văn bản ngôn từ phần lớn là để phục vụ nhu cầu này. Từ vựng là một trong những phương tiện đắc lực giúp nhà văn thể hiện rõ ý đồ của mình. Hệ thống từ vựng trong tác phẩm, hay nhiều tác phẩm của một tác giả giúp ta thấy được phong cách và tình cảm của nhà văn. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua việc xác lập và giải nghĩa các trường từ vựng - ngữ nghĩa trong tác phẩm. Ví dụ trong tác phẩm Bác ơi của nhà thơ Tố Hữu, ta sẽ thấy trường từ nói về những sự vật quen thuộc gắn liền với Bác: vườn cau, gốc dừa, lối sỏi, thang gác, chuông nhỏ , phòng lặng, rèm buông, trái bưởi, hoa nhài… Trường từ đó gợi lên sự nhớ thương, đau xót đối với những sự vật gắn với hình ảnh Bác của nhà thơ. Sở dĩ trường từ có chức năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo là do trong quá trình sáng tác, tác giả đã rất cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ để phục vụ cho ý đồ của mình. Các từ này, tập hợp với nhau bởi các nét nghĩa chung thành một 11 trường nên cũng biểu hiện ý đồ đó. Tuy nhiên, khi xếp từ thành các trường ta sẽ thấy rõ hơn, tập trung hơn điều tác giả muốn gửi gắm bằng việc sử dụng các từ ngữ đó. Từ giá trị biểu đạt tư tưởng tình cảm của chủ thể sáng tạo của các trường từ vựng - ngữ nghĩa, ta càng thấy rõ hơn vai trò của việc nghiên cứu từ vựng theo hệ thống, tức là xếp chúng thành các trường. 1.2. Vài nét về motif Motif là thuật ngữ được phiên âm từ tiếng Pháp (motif), đôi khi được dịch sang tiếng Việt là “mẫu đề”, dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật. Thuật ngữ motif thường được dùng trong các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học hình thức chủ nghĩa, để phân tích tác phẩm văn học. Motif được dùng nhiều hơn cả là trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian, chủ yếu là đối với các thể loại tự sự dân gian. Trong lĩnh vực này, thường thấy có hai cách dùng thuật ngữ ngữ motif. Ở cách dùng thứ nhất, motif thường được dùng theo nghĩa là “hạt nhân của cốt truyện” là cái “công thức” từ đó cốt truyện được triển khai. Ví dụ motif “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp” là hạt nhân của cốt truyện Thạch Sanh. Ở cách dùng thứ hai motif thường được hiểu theo nghĩa là “yếu tố hợp thành” của cốt truyện ví dụ như motif “người đội lốt vật”, “sự thụ thai”. Thuật ngữ motif trong trường hợp này thường được dùng để nghiên cứu về lịch sử của các cốt truyện. Với mặt thời gian, rất nhiều motif văn học dân gian được hình thành từ thời công xã nguyên thủy. Về mặt không gian, rất nhiều motif giống nhau xuất hiện ở các dân tộc khác nhau. Trong thơ ca bác học, motif là biểu tượng mang giá trị tượng trưng. Chẳng hạn, các motif Đường thi như: “phong, hoa, tuyết, nguyệt…” từ đó đánh dấu một thời đại ở cảm hứng và mức độ xuất hiện dày đặt của chúng. Trong ca dao Việt Nam, motif về thiên nhiên cũng được để xây dựng hình tượng. (“Trên trời có đám mây xanh…”, “Trên trời có bảy vì sao…”, “Trời mưa nước chảy qua sân…”, “Trời mưa bong bóng phập phồng…”). 2, 465. Lối nói ẩn dụ trong ca dao cũng là một motif được sử dụng phổ biến như “Bến, thuyền”, “Bến đợi thuyền”, “Dải yếm”, “Vườn hồng”, “Vào vườn hồng”… Đó là những hình tượng được hình thành trên cơ sở những quan niệm chung và phổ biến về hiện tượng tiêu biểu trong cuộc sống của nhân dân và dân tộc. Ví dụ motif “Con thuyền”, motif “Dòng sông”, motif “Thân em”… Với các cách dùng như trên, khái niệm motif có thể được hiểu là sự khái quát nghệ thuật nguyên sơ, phản ánh những ấn tượng quan trọng nhất và có tính chất lặp đi lặp lại mà con người tiếp nhận được trong quá trình quan sát và nhận thức cuộc sống. Việc sử dụng khái niệm motif trong nghiên cứu văn học dân gian của ý nghĩa quan trọng, vì nó không những chỉ giúp ta phát hiện và giải quyết được những quy luật di chuyển đề tài 12 và cốt truyện mà con giúp ta phát hiện được những quy luật của sự hình thành và phát triển lịch sử trong nội bộ tác phẩm và thể loại văn học dân gian. 1.3. Phong cách ngôn ngữ 1.3.1. Một số khái niệm về phong cách Thuật ngữ phong cách có thể hiểu theo nhiều nghĩa do những quan điểm và những trường phái khác nhau. Hiện nay có đến hàng trăm định nghĩa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn khác, một hướng tiếp cận khác. Theo từ nguyên, từ “phong cách” do tiếng Hi Lạp stilos, là cái que một đầu nhọn và để viết trên sáp, đầu tù dùng để xóa những chữ viết sai, nó là cái bút viết khi chưa có giấy mực như bây giờ. Về sau được chuyển thành “cách viết”, “lối viết” và cuối cũng có nghĩa tương đương với “bút pháp”, “phong cách” như ta dùng hiện nay. Khi ngôn ngữ học chưa phát triển, văn ngữ bất phân, “phong cách” vừa có nghĩa đặc trưng của ngôn ngữ thuộc một loại nhất định (phong cách cao quý, phong cách trung bình, phong cách hạ lưu) vừa là cảm nhận màu sắc sáng tạo nghệ thuật. Đến thế kỉ XVII, khái niệm “phong cách” là đặc trưng sáng tạo, cá tính sáng tạo nghệ thuật, phong cách đồng nhất với các khái niệm trên: “Phong cách chính là con người”. Quan niệm này chỉ là cách phát triển khác: “Lời nói chính là diện mạo của tâm hồn”, “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy”. Cho đến nay trong lĩnh vực lí thuyết sáng tạo nghệ thuật vẫn chưa rời bỏ được công thức: phong cách = con người, hoặc là tính cách, hoặc là tâm hồn, hoặc tư tưởng, hoặc tổng hợp cả ba: cá tính sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật trong mối quan hệ với trào lưu tư tưởng xã hội và trào lưu nghệ thuật. Nhìn một cách tổng quát, từ phong cách được hiểu theo ba nghĩa: 1) đối với một số người là nghệ thuật viết văn, 2) với một số người khác thì chính là bản chất con người, “một phẩm chất tự nhiên chẳng khác nào âm thanh của giọng nói” 3) với số còn lại là lẫn lộn hai ý nghĩa trên. Có một khái niệm phong cách ngôn ngữ gắn với trường phái F.de Saussure mà Ch.Bally là tiêu biểu tương đương với “tinh thần ngôn ngữ dân tộc” bao hàm tất cả các “sự kiện được biểu đạt với màu sắc biểu cảm”. Có một khái niệm phong cách ngôn ngữ gắn với trường phái ngôn ngữ học Đức, xem xét lời nói như là một sự kiện phong cách, mà ta gộp chung là phong cách lời nói. Chiều hướng này đi sâu vào phong cách cá nhân, trong đó có có sự lẫn lộn giữa ngôn ngữ và văn học, giữa con người và tư tưởng, giữa sự diễn đạt và nghệ thuật diễn đạt… Khái niệm “phong cách’’ được các nhà Ngôn ngữ học Xô viết hiểu giới hạn trong “phong cách chức năng” như là hệ thống phân loại các lớp ngôn ngữ trong lòng ngôn ngữ dân tộc bao gồm các phong cách khẩu ngữ, phong cách khoa học, phong cách hành chính, phong cách nghệ thuật… trong đó phong cách ngôn ngữ cá nhân chỉ được xem là một phần nhỏ trong lời nói nghệ thuật và là đối tượng của Thi pháp học. 13 Đặc trưng cơ bản nhất của khái niệm “phong cách” đó là: 1) Thuộc tính của hoạt động ngôn ngữ; 2) Lặp đi lặp lại trong biểu đạt ở một cá nhân, tập thể hay cộng đồng; 3) Có khả năng khu biệt với cá nhân khác, tập thể khác hay một cộng đồng khác. Vì vậy, theo cách hiểu khái quát: phong cách là “những đặc trưng hoạt động bằng lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng nào đó, có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác, nó là tổng số những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ”. 12, 179 1.3.2. Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới Khi giao tiếp, mỗi người sẽ vận dụng vốn ngôn ngữ đã có trong kí ức của mình để tạo ra phát ngôn, người nói luôn phải tuân theo một chuẩn mực, khuôn mẫu trong lời nói để được người khác công nhận. Từ lúc còn nhỏ, bé gái và bé trai đã được cha mẹ, thầy cô định hướng phong cách ngôn ngữ khác nhau, vô hình đã tạo nên “ranh giới”, sự phân biệt trong những phát ngôn của mỗi giới. Cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt của nam giới mạnh mẽ hơn cách diễn đạt của nữ giới, khi trả lời nam giới thường sử dụng cách nói khẳng định phủ định một cách dứt khoát. Trong đời sống hằng ngày, nữ giới thường do dự trong lời nói của mình: “Tôi nghĩ công việc đó cũng được. Tôi sẽ thử sức mình xem thế nào.” Nam giới thì ngược lại, họ luôn thẳng thắn bộc lộ quan điểm của mình: “Tôi sẽ làm tốt công việc đó.” Khi giao tiếp, nữ giới thường dùng cách nói lịch sự, rườm rà hơn nam giới. Có thể đi đến kết luận rằng, yếu tố giới tính luôn tồn tại trong phong cách ngôn ngữ mỗi giới. Nó tác động đến cách lựa chọn ngôn ngữ và cách thể hiện phát ngôn của họ. 1.4. Sự thể hiện ngôn ngữ giới tính trong ca dao 1.4.1. Đối với nữ giới Trong thời phong kiến, người phụ nữ phải chịu áp bức, bóc lột, tương lai số phận phải chịu sự “gả bán” trong việc hôn nhân, đặt người phụ nữ vào cương vị của kẻ vị thành niên suốt đời. Cuộc đời có khi như một món hàng: “Thân em như miếng trầ u khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày”; “Đường đi nhữ ng lách cùng lau Cha mẹ ham giàu ép uổng duyên con”… Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình? Không chỉ trong quan hệ xã hội người phụ nữ mới bị xem thường mà ngay trong tình yêu, hôn nhân, vị trí và giá trị của họ cũng không được đề cao. Người con gái luôn tự xem mình là “bến nước”, “cây đa” kiên định đợi chờ, thủy chung, son sắt. Cũng chính vì thế, phụ nữ dễ rơi vào cảnh bị phụ bạc, bị bỏ rơi và phụ nữ luôn là người gánh chịu mọi khổ đau khi tình yêu, hôn nhân tan vỡ. Có thể nói, ca dao đã thể hiện một 14 cách chân thực và sâu sắc những bi kịch lỡ duyên của người phụ nữ: “Từ ngày tôi ở với anh Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi…” Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung”. Người đời thường nói: “đàn ông yêu bằng mắt”. Bởi vậy, những người vợ cả thường là những kẻ yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường. Nhưng xét cho cùng, sự phai tàn xuân sắc của họ là kết quả của những tháng năm dài hi sinh vì chồng con, ấy vậy mà đáp lại mong ước giản dị của họ là sự phụ bạc phũ phàng của những ông chồng gió trăng: “Gió đưa bụ i chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”. Người phụ nữ trong chế độ phong kiến dù có lao động tạo ra của cải thì cũng là của cha, của chồng, không được hưởng thụ: “Giàu thì chia bả y chia ba Em là phận gái được là bao nhiêu”. Đồng thời, phải theo đạo “tam tòng” lệ thuộc vào cha, chồng hay con. Khi chồng chết phải thủ tiết thờ chồng, nuôi con: “Lênh đênh như bách giữa đồng Thươ ng thân góa bụa phòng không lỡ thì » Trong xã hội xưa, người phụ nữ phải có nghĩa vụ lo công việc gia đình, chăm con, làm đồng án còn chồng thì dùi mài kinh sử. Như vậy ta thấy, trong ca dao có sự phân biệt công việc giữa nam và nữ có một sự bất công: “Thương chồng nên phải lầ m than Xưa nay ai bắt việc quan đàn bà”; “Quả cau nhỏ cái vỏ vân vân Nay anh học gầ n mai anh học xa Tiền gạo thì của mẹ cha Cái nghiên cái bút thực là của em”. Hay người phụ nữ thường bị gán ghép với những thói hư tật xấu: “Đàn bà yế u chân mềm tay Làm ăn chẳng được lại hay nỏ mồm”. Có thể nói rằng, ca dao đã phản ánh một cách sinh động quan niệm “trọng nam khinh nữ” trên tất cả các phương diện từ quan niệm về hình thức, quan niệm về xã hội đến quan niệm về thân phận. 1.4.2. Đối với nam giới Trong ca dao, hình thức người đàn ông rất ít được bàn đến, chỉ điểm qua vài chi tiết: “Chẳng tham ruộng cả ao liề n Tham vì anh tú rậm râu mà hiền”. Sự biểu hiện về bất bình đẳng giữa nam và nữ được phản ánh một cách sinh động trong ca dao. Người phụ nữ luôn chịu sự kỳ thị nhiều hơn nam giới trong xã hội cũ. Đây cũng là một cách nhìn nhận một hiện thưc xã hội được phản ánh trong ca dao. Trong ngôn ngữ, nam giới thường bộc lộ trực tiếp, thẳng thắn: 15 “Dẫu rằng da trắng tóc mây Đẹp thì đẹp vậy dạ này không ư a Vợ ta dù có quê mùa Thì ta vẫn cứa sớm trưa vui cùng” Trong quan niệm về trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, người đàn ông vẫn phải mang nhiều trọng trách, nhất là việc đèn sách, khoa cử: “Trai thì đọc sách ngâm thơ Dùi mài kinh sử cho chờ kị p khoa Mai sau nối được nghiệ p nhà Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”. Đối với nam giới, họ phải biết “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cho nên phải có chí khí: “Làm trai quyết chí lập thân Cương thường giữ lấy có phần hiể n vinh”. Bên cạnh đó, trong ca dao nam giới cũng bị gắn với nhiềm điểm xấu, tật xấu: “Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em nằm bếp sờ đuôi con mèo”; “Họ c hành ba chữ lem nhem Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua”. Tiểu kết Trong chương một, chúng tôi đã đi vào khái quát những vấn đề về lí thuyết liên quan đến việc nghiên cứu đề tài về các mặt như trường từ vựng, motif, phong cách ngôn ngữ và vài nét về sự kì thì giới tính trong ca dao. Để tìm hiểu rõ hơn về hình thức ngôn ngữ thể hiện sự kì thị giới, trong chương hai chúng tôi sẽ đi vào thống kê, phân tích những câu ca dao thể hiện sự kì thị giới dựa trên những lí thuyết nền tảng đã nghiên cứu trong chương này. 16 Chương 2. HÌNH THỨC NGÔN NGỮ THỂ HIỆN SỰ KÌ THỊ GIỚI TRONG CA DAO VIỆT NAM Để có cái nhìn thấu đáo và thuyết phục về hình thức ngôn ngữ thể hiện sự kì thị giới trong ca dao, chúng tôi sẽ đi vào khảo sát và thống kê ca dao ở các mảng sau: (1) Cách sử dụng trường từ vựng cho mỗi giới; (2) Cách sử dụng motif ngôn ngữ cho mỗi giới; (3) Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới. Ở mỗi mảng, người viết đi vào sự đối sánh qua lại giữ ngôn ngữ thể hiện sự kì thị đối với nữ giới và sự kì thị đối với nam giới. 2.1. Sự kì thị giới tính trong cách sử dụng trường từ vựng cho mỗi giới Đối với cách sử dụng trường từ vựng chúng ta có bảng thống kê sau: STT Cách sử dụng trường từ vựng dành cho mỗi giới Số lượng Tỉ lệ 1 Trường từ vựng định danh cho mỗi giới 53 từ 15,5 2 Trường từ vựng xưng hô cho mỗi giới 20 từ 5,9 3 Trường từ vựng chỉ trang phục, đồ dùng cho mỗi giới 51 từ 15 4 Trường từ vựng chỉ hình thức cho mỗi giới 55 từ 16 5 Trường từ vựng chỉ tính cách cho mỗi giới 23 từ 6,74 6 Trường từ vựng chỉ hành động cho mỗi giới 139 từ 40,8 Tổng 341 từ 100 Bảng 1. Bảng thống kê cách sử dụng trường từ vựng cho mỗi giới Sau khi thống kê và phân loại các trường từ vựng nói về sự kì thị giới chúng tôi có một vài nhận xét như sau: Số lượng trường từ vựng khảo sát được tương đối nhiều. Trong đó trường từ vựng chỉ hành động cho mỗi giới xuất hiện với tần số cao nhất với 139 từ chiếm 40,8 . Tiếp theo là trường từ vựng chỉ hình thức với 55 từ chiếm 16 ; Trường từ vựng chúng tôi khảo sát được đa số đều có sự kì thị đối với nữ giới và nam giới. Các trường từ vựng trên chủ yếu là danh từ chỉ người, chỉ đồ vật, đồ dùng, lớp từ xưng hô, các tính từ chỉ hình thức và động từ chỉ hành động của con người. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích cụ thể từng trường: 2.1.1. Trường từ vựng định danh cho mỗi giới Trong ca dao Việt Nam, nam giới và nữ giới được nhắc đến dưới nhiều tên gọi khác nhau. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy trường từ vựng định danh tương đối nhiều (55 từ), trong đó dành cho nữ là 28 từ, chiếm 51 và nam 27 từ, chiếm 49, trường từ vựng định danh cho nam và nữ tương đối ngang nhau về số lượng. Để tìm hiểu rõ hơn về sự kì thị trong việc định danh cho mỗi giới chúng tôi đi vào phân tích cụ thể. 17 2.1.1.1. Đối với nữ giới Qua 26 từ khảo sát ở trên, chúng tôi tiến hành phân loại và thống kê tần số xuất hiện của trường từ vựng định danh cho nữ giới: STT Trường từ vựng Tần số (lần) Tỉ lệ () 1 Gái 35 32,7 2 Con gái 9 8,4 3 Bà 8 7,4 4 Đàn bà 8 7,4 5 Thục nữ 7 6,5 6 Nạ Dòng 6 5,6 7 Gái chưa chồng 3 2,8 8 Gái không chồng 3 2,8 9 Gái một con 1 0,9 10 Gái hai con 1 0,9 11 Khách má đào 3 2,8 12 Bà già 3 2,8 13 Cô lộn chồng 2 1,7 14 Gái có chồng 1 0,9 15 Gái tơ 1 0,9 16 Gái góa 1 0,9 17 Gái không con 1 0,9 18 Gái có con 1 0,9 19 Nữ nhi 1 0,9 20 Gái rở 1 0,9 21 Khách hồng nhan 1 0,9 22 Gái son 1 0,9 23 Chị 4 3,7 24 Con vợ 1 0,9 25 Chị hàng cau 1 0,9 26 Chị hàng bông 1 0,9 27 Dì ghẻ 1 0,9 28 Gái chê chồng 1 0,9 Tổng 107 100 Bảng 3. Bảng thống kê trường từ vựng chỉ người cho nữ giới Qua bảng thống kê, chúng tôi có một vài nhận xét sau; về tần số: có 28 từ định danh cho nữ giới được xuất hiện 107 lần. Trong số những từ chúng tôi thống kê thì có các từ được lặp đi lặp lại nhiều lần như từ “gái” với 35 lần chiếm 32,5 trong toàn bộ trường từ vựng chỉ người, tần số xuất hiện ít hơn sau từ “gái” là từ “con gái” 9 lần, “đàn bà”, “bà” với 8 lần xuất hiện. 18 2.1.1.2. Đối với nam giới Chúng tôi có bảng thống kê sau: STT Trường từ vựng Tần số (lần) Tỉ lệ () 1 Trai 31 37,9 2 Trai tơ 7 8,0 3 Sãi 7 8,0 4 Ông thầy 5 5,7 5 Con trai 5 5,7 6 Đàn ông 5 5,7 7 Thầy t
NỘI DUNG
1.1 Vài nét v ề tr ườ ng t ừ v ự ng
1.1.1 M ộ t s ố khái ni ệ m v ề tr ườ ng t ừ v ự ng
Năm 1896, M.M.Pokrovxkij viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập với ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng trong những tổ hợp cú pháp giống nhau” [Dẫn theo 4]
Năm 1900, H.Osthoff viết: “Có những hệ thống nhất định ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó” [Dẫn theo 4] Nhưng nguyên lí của F.de.Saussure mới là bước quyết định hình thành nên lí thuyết về các trường: “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [Dẫn theo 4]
Lí thuyết trường chính thức được đưa ra là nhờ công lao của hai nhà ngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber Trier cho rằng trong ngôn ngữ mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ trong trường quyết định, rằng trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình Ở Việt Nam, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và có nhiều công trình về lí thuyết trường Định nghĩa trường của ông được rất nhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa [4]
1.1.2 Các lo ạ i tr ườ ng t ừ v ự ng - ng ữ ngh ĩ a
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, có bốn loại trường nghĩa dựa vào quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường và giữa các trường với nhau Dạng quan hệ ngang (hay quan hệ h́nh tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) thì có trường nghĩa ngang với hai loại là trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng Dạng quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) thì có trường nghĩa dọc với hai loại là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm Sau đây là sự trình bày bốn loại trường từ vựng - ngữ nghĩa lần lượt là trường biểu vật, trường biểu niệm, trường tuyến tính và trường liên tưởng.
GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vài nét về trường từ vựng
1.1.1 M ộ t s ố khái ni ệ m v ề tr ườ ng t ừ v ự ng
Năm 1896, M.M.Pokrovxkij viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập với ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng trong những tổ hợp cú pháp giống nhau” [Dẫn theo 4]
Năm 1900, H.Osthoff viết: “Có những hệ thống nhất định ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó” [Dẫn theo 4] Nhưng nguyên lí của F.de.Saussure mới là bước quyết định hình thành nên lí thuyết về các trường: “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [Dẫn theo 4]
Lí thuyết trường chính thức được đưa ra là nhờ công lao của hai nhà ngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber Trier cho rằng trong ngôn ngữ mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ trong trường quyết định, rằng trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình Ở Việt Nam, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và có nhiều công trình về lí thuyết trường Định nghĩa trường của ông được rất nhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa [4]
1.1.2 Các lo ạ i tr ườ ng t ừ v ự ng - ng ữ ngh ĩ a
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, có bốn loại trường nghĩa dựa vào quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường và giữa các trường với nhau Dạng quan hệ ngang (hay quan hệ h́nh tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) thì có trường nghĩa ngang với hai loại là trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng Dạng quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) thì có trường nghĩa dọc với hai loại là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm Sau đây là sự trình bày bốn loại trường từ vựng - ngữ nghĩa lần lượt là trường biểu vật, trường biểu niệm, trường tuyến tính và trường liên tưởng
Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật như người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu,… Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ về một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên Ví dụ với từ “tóc” ta có trường:
- Bộ phận của tóc: ngọn tóc, chân tóc, sợi tóc, mái tóc, đuôi tóc,…
- Đặc điểm của tóc: Đặc điểm ngoại hình: bồng bềnh, ngắn, dài, xoăn, thẳng, dễ tre, tóc tơ, vàng, đen, bạc, trắng, nâu, xanh, đỏ,…; Tình trạng của tóc: chẻ ngọn, khỏe, mượt, rối, gãy, đứt, khô, sâu,…
Cần chú ý rằng khi phân lập các trường, cần chú ý đến nghĩa biểu vật chứ không chú ý đến từ Nói rõ hơn phân lập trường không phải là phân loại từ Không phải một từ đã có ở trường này thì không thể có ở trường kia được nữa Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm trong nhiều trường biểu vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy tùy theo số lượng các ý nghĩa biểu vật của nó
Do chỗ có các từ đi vào nhiều trường, cho nên các trường biểu vật có thể “thấm thấu”, “giao thoa” với nhau Hai trường biểu vật giao thoa với nhau khi một số từ của trường này nằm trong trường kia
Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệm (hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau Vì vậy, cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể “giao thoa”, “thẩm thấu” vào nhau Dưới đây là ví dụ về trường biểu niệm dẫn theo ví dụ của Đỗ Hữu Châu
Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (thay thế hoặc tăng cường thao tác lao động) (cầm tay): - Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, phảng, rìu, liềm, hái, ; - Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan,…; - Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi đục, dùi cui,…
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm như đã nói dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ Nó phản ánh cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau Tuy nhiên, hai loại trường dọc này có liên hệ với nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật Nhưng khi cần phân một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm
Trái lại, khi phân lập các trường biểu niệm, cần dựa vào cấu trúc biểu niệm, song khi phân nhỏ chúng ra, đến một lúc nào đó phải sử dụng đến nét nghĩa biểu vật
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường Nhưng cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị của từng từ một trong trường thích hợp mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ
1.1.2.3 Trường nghĩa tuyến tính Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ Ví dụ trường nghĩa tuyến tính của từ ăn là cơm, cháo, bún,…; ít, nhiều, nhanh, chậm…; lười, tham,… Trường nghĩa tuyến tính của từ học là chăm, lười
…; giỏi, dốt, kém, tốt, yếu …; toán, văn, sinh, hóa,…
Cùng với trường nghĩa dọc, trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, giúp phát hiện những đặc điểm nội tại và đặc điểm hoạt động của từ
Vài nét về motif
Motif là thuật ngữ được phiên âm từ tiếng Pháp (motif), đôi khi được dịch sang tiếng Việt là “mẫu đề”, dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật Thuật ngữ motif thường được dùng trong các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học hình thức chủ nghĩa, để phân tích tác phẩm văn học
Motif được dùng nhiều hơn cả là trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian, chủ yếu là đối với các thể loại tự sự dân gian Trong lĩnh vực này, thường thấy có hai cách dùng thuật ngữ ngữ motif Ở cách dùng thứ nhất, motif thường được dùng theo nghĩa là “hạt nhân của cốt truyện” là cái “công thức” từ đó cốt truyện được triển khai Ví dụ motif “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp” là hạt nhân của cốt truyện Thạch Sanh Ở cách dùng thứ hai motif thường được hiểu theo nghĩa là “yếu tố hợp thành” của cốt truyện ví dụ như motif “người đội lốt vật”, “sự thụ thai” Thuật ngữ motif trong trường hợp này thường được dùng để nghiên cứu về lịch sử của các cốt truyện Với mặt thời gian, rất nhiều motif văn học dân gian được hình thành từ thời công xã nguyên thủy
Về mặt không gian, rất nhiều motif giống nhau xuất hiện ở các dân tộc khác nhau Trong thơ ca bác học, motif là biểu tượng mang giá trị tượng trưng Chẳng hạn, các motif Đường thi như: “phong, hoa, tuyết, nguyệt…” từ đó đánh dấu một thời đại ở cảm hứng và mức độ xuất hiện dày đặt của chúng
Trong ca dao Việt Nam, motif về thiên nhiên cũng được để xây dựng hình tượng (“Trên trời có đám mây xanh…”, “Trên trời có bảy vì sao…”, “Trời mưa nước chảy qua sân…”, “Trời mưa bong bóng phập phồng…”) [2, 465] Lối nói ẩn dụ trong ca dao cũng là một motif được sử dụng phổ biến như “Bến, thuyền”, “Bến đợi thuyền”,
“Dải yếm”, “Vườn hồng”, “Vào vườn hồng”… Đó là những hình tượng được hình thành trên cơ sở những quan niệm chung và phổ biến về hiện tượng tiêu biểu trong cuộc sống của nhân dân và dân tộc Ví dụ motif “Con thuyền”, motif “Dòng sông”, motif “Thân em”…
Với các cách dùng như trên, khái niệm motif có thể được hiểu là sự khái quát nghệ thuật nguyên sơ, phản ánh những ấn tượng quan trọng nhất và có tính chất lặp đi lặp lại mà con người tiếp nhận được trong quá trình quan sát và nhận thức cuộc sống Việc sử dụng khái niệm motif trong nghiên cứu văn học dân gian của ý nghĩa quan trọng, vì nó không những chỉ giúp ta phát hiện và giải quyết được những quy luật di chuyển đề tài và cốt truyện mà con giúp ta phát hiện được những quy luật của sự hình thành và phát triển lịch sử trong nội bộ tác phẩm và thể loại văn học dân gian.
Phong cách ngôn ngữ
1.3.1 Một số khái niệm về phong cách
Thuật ngữ phong cách có thể hiểu theo nhiều nghĩa do những quan điểm và những trường phái khác nhau Hiện nay có đến hàng trăm định nghĩa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn khác, một hướng tiếp cận khác
Theo từ nguyên, từ “phong cách” do tiếng Hi Lạp stilos, là cái que một đầu nhọn và để viết trên sáp, đầu tù dùng để xóa những chữ viết sai, nó là cái bút viết khi chưa có giấy mực như bây giờ Về sau được chuyển thành “cách viết”, “lối viết” và cuối cũng có nghĩa tương đương với “bút pháp”, “phong cách” như ta dùng hiện nay
Khi ngôn ngữ học chưa phát triển, văn ngữ bất phân, “phong cách” vừa có nghĩa đặc trưng của ngôn ngữ thuộc một loại nhất định (phong cách cao quý, phong cách trung bình, phong cách hạ lưu) vừa là cảm nhận màu sắc sáng tạo nghệ thuật Đến thế kỉ XVII, khái niệm “phong cách” là đặc trưng sáng tạo, cá tính sáng tạo nghệ thuật, phong cách đồng nhất với các khái niệm trên: “Phong cách chính là con người” Quan niệm này chỉ là cách phát triển khác: “Lời nói chính là diện mạo của tâm hồn”, “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy”
Cho đến nay trong lĩnh vực lí thuyết sáng tạo nghệ thuật vẫn chưa rời bỏ được công thức: phong cách = con người, hoặc là tính cách, hoặc là tâm hồn, hoặc tư tưởng, hoặc tổng hợp cả ba: cá tính sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật trong mối quan hệ với trào lưu tư tưởng xã hội và trào lưu nghệ thuật Nhìn một cách tổng quát, từ phong cách được hiểu theo ba nghĩa: 1) đối với một số người là nghệ thuật viết văn, 2) với một số người khác thì chính là bản chất con người, “một phẩm chất tự nhiên chẳng khác nào âm thanh của giọng nói” 3) với số còn lại là lẫn lộn hai ý nghĩa trên
Có một khái niệm phong cách ngôn ngữ gắn với trường phái F.de Saussure mà Ch.Bally là tiêu biểu tương đương với “tinh thần ngôn ngữ dân tộc” bao hàm tất cả các
“sự kiện được biểu đạt với màu sắc biểu cảm”
Có một khái niệm phong cách ngôn ngữ gắn với trường phái ngôn ngữ học Đức, xem xét lời nói như là một sự kiện phong cách, mà ta gộp chung là phong cách lời nói Chiều hướng này đi sâu vào phong cách cá nhân, trong đó có có sự lẫn lộn giữa ngôn ngữ và văn học, giữa con người và tư tưởng, giữa sự diễn đạt và nghệ thuật diễn đạt… Khái niệm “phong cách’’ được các nhà Ngôn ngữ học Xô viết hiểu giới hạn trong
“phong cách chức năng” như là hệ thống phân loại các lớp ngôn ngữ trong lòng ngôn ngữ dân tộc bao gồm các phong cách khẩu ngữ, phong cách khoa học, phong cách hành chính, phong cách nghệ thuật… trong đó phong cách ngôn ngữ cá nhân chỉ được xem là một phần nhỏ trong lời nói nghệ thuật và là đối tượng của Thi pháp học Đặc trưng cơ bản nhất của khái niệm “phong cách” đó là: 1) Thuộc tính của hoạt động ngôn ngữ; 2) Lặp đi lặp lại trong biểu đạt ở một cá nhân, tập thể hay cộng đồng;
3) Có khả năng khu biệt với cá nhân khác, tập thể khác hay một cộng đồng khác
Vì vậy, theo cách hiểu khái quát: phong cách là “những đặc trưng hoạt động bằng lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng nào đó, có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác, nó là tổng số những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ” [12, 179]
1.3.2 Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới
Khi giao tiếp, mỗi người sẽ vận dụng vốn ngôn ngữ đã có trong kí ức của mình để tạo ra phát ngôn, người nói luôn phải tuân theo một chuẩn mực, khuôn mẫu trong lời nói để được người khác công nhận Từ lúc còn nhỏ, bé gái và bé trai đã được cha mẹ, thầy cô định hướng phong cách ngôn ngữ khác nhau, vô hình đã tạo nên “ranh giới”, sự phân biệt trong những phát ngôn của mỗi giới Cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt của nam giới mạnh mẽ hơn cách diễn đạt của nữ giới, khi trả lời nam giới thường sử dụng cách nói khẳng định / phủ định một cách dứt khoát
Trong đời sống hằng ngày, nữ giới thường do dự trong lời nói của mình: “Tôi nghĩ công việc đó cũng được Tôi sẽ thử sức mình xem thế nào.” Nam giới thì ngược lại, họ luôn thẳng thắn bộc lộ quan điểm của mình: “Tôi sẽ làm tốt công việc đó.” Khi giao tiếp, nữ giới thường dùng cách nói lịch sự, rườm rà hơn nam giới
Có thể đi đến kết luận rằng, yếu tố giới tính luôn tồn tại trong phong cách ngôn ngữ mỗi giới Nó tác động đến cách lựa chọn ngôn ngữ và cách thể hiện phát ngôn của họ.
Sự thể hiện ngôn ngữ giới tính trong ca dao
Trong thời phong kiến, người phụ nữ phải chịu áp bức, bóc lột, tương lai số phận phải chịu sự “gả bán” trong việc hôn nhân, đặt người phụ nữ vào cương vị của kẻ vị thành niên suốt đời Cuộc đời có khi như một món hàng: “Thân em như miếng trầu khô
/ Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày”; “Đường đi những lách cùng lau / Cha mẹ ham giàu ép uổng duyên con”… Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình?
Không chỉ trong quan hệ xã hội người phụ nữ mới bị xem thường mà ngay trong tình yêu, hôn nhân, vị trí và giá trị của họ cũng không được đề cao Người con gái luôn tự xem mình là “bến nước”, “cây đa” kiên định đợi chờ, thủy chung, son sắt Cũng chính vì thế, phụ nữ dễ rơi vào cảnh bị phụ bạc, bị bỏ rơi và phụ nữ luôn là người gánh chịu mọi khổ đau khi tình yêu, hôn nhân tan vỡ Có thể nói, ca dao đã thể hiện một cách chân thực và sâu sắc những bi kịch lỡ duyên của người phụ nữ: “Từ ngày tôi ở với anh / Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi…”
Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung” Người đời thường nói: “đàn ông yêu bằng mắt” Bởi vậy, những người vợ cả thường là những kẻ yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường Nhưng xét cho cùng, sự phai tàn xuân sắc của họ là kết quả của những tháng năm dài hi sinh vì chồng con, ấy vậy mà đáp lại mong ước giản dị của họ là sự phụ bạc phũ phàng của những ông chồng gió trăng: “Gió đưa bụi chuối sau hè / Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”
Người phụ nữ trong chế độ phong kiến dù có lao động tạo ra của cải thì cũng là của cha, của chồng, không được hưởng thụ:
“Giàu thì chia bảy chia ba
Em là phận gái được là bao nhiêu” Đồng thời, phải theo đạo “tam tòng” lệ thuộc vào cha, chồng hay con Khi chồng chết phải thủ tiết thờ chồng, nuôi con: “Lênh đênh như bách giữa đồng / Thương thân gúa bụa phũng khụng lỡ thỡ ằ
Trong xã hội xưa, người phụ nữ phải có nghĩa vụ lo công việc gia đình, chăm con, làm đồng án còn chồng thì dùi mài kinh sử Như vậy ta thấy, trong ca dao có sự phân biệt công việc giữa nam và nữ có một sự bất công: “Thương chồng nên phải lầm than /
Xưa nay ai bắt việc quan đàn bà”; “Quả cau nhỏ cái vỏ vân vân / Nay anh học gần mai anh học xa / Tiền gạo thì của mẹ cha / Cái nghiên cái bút thực là của em”
Hay người phụ nữ thường bị gán ghép với những thói hư tật xấu: “Đàn bà yếu chân mềm tay / Làm ăn chẳng được lại hay nỏ mồm”
Có thể nói rằng, ca dao đã phản ánh một cách sinh động quan niệm “trọng nam khinh nữ” trên tất cả các phương diện từ quan niệm về hình thức, quan niệm về xã hội đến quan niệm về thân phận
Trong ca dao, hình thức người đàn ông rất ít được bàn đến, chỉ điểm qua vài chi tiết: “Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì anh tú rậm râu mà hiền”
Sự biểu hiện về bất bình đẳng giữa nam và nữ được phản ánh một cách sinh động trong ca dao Người phụ nữ luôn chịu sự kỳ thị nhiều hơn nam giới trong xã hội cũ Đây cũng là một cách nhìn nhận một hiện thưc xã hội được phản ánh trong ca dao Trong ngôn ngữ, nam giới thường bộc lộ trực tiếp, thẳng thắn:
“Dẫu rằng da trắng tóc mây Đẹp thì đẹp vậy dạ này không ưa
Vợ ta dù có quê mùa Thì ta vẫn cứa sớm trưa vui cùng”
Trong quan niệm về trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, người đàn ông vẫn phải mang nhiều trọng trách, nhất là việc đèn sách, khoa cử:
“Trai thì đọc sách ngâm thơ Dùi mài kinh sử cho chờ kịp khoa Mai sau nối được nghiệp nhà Trước là đẹp mặt sau là ấm thân” Đối với nam giới, họ phải biết “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Cho nên phải có chí khí: “Làm trai quyết chí lập thân / Cương thường giữ lấy có phần hiển vinh”
Bên cạnh đó, trong ca dao nam giới cũng bị gắn với nhiềm điểm xấu, tật xấu:
“Chồng người đi ngược về xuôi / Chồng em nằm bếp sờ đuôi con mèo”; “Học hành ba chữ lem nhem / Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua”
Trong chương một, chúng tôi đã đi vào khái quát những vấn đề về lí thuyết liên quan đến việc nghiên cứu đề tài về các mặt như trường từ vựng, motif, phong cách ngôn ngữ và vài nét về sự kì thì giới tính trong ca dao Để tìm hiểu rõ hơn về hình thức ngôn ngữ thể hiện sự kì thị giới, trong chương hai chúng tôi sẽ đi vào thống kê, phân tích những câu ca dao thể hiện sự kì thị giới dựa trên những lí thuyết nền tảng đã nghiên cứu trong chương này.
HÌNH THỨC NGÔN NGỮ THỂ HIỆN SỰ KÌ THỊ GIỚI
Sự kì thị giới tính trong cách sử dụng trường từ vựng cho mỗi giới
Đối với cách sử dụng trường từ vựng chúng ta có bảng thống kê sau:
STT Cách sử dụng trường từ vựng dành cho mỗi giới Số lượng Tỉ lệ %
1 Trường từ vựng định danh cho mỗi giới 53 từ 15,5%
2 Trường từ vựng xưng hô cho mỗi giới 20 từ 5,9%
3 Trường từ vựng chỉ trang phục, đồ dùng cho mỗi giới 51 từ 15%
4 Trường từ vựng chỉ hình thức cho mỗi giới 55 từ 16%
5 Trường từ vựng chỉ tính cách cho mỗi giới 23 từ 6,74%
6 Trường từ vựng chỉ hành động cho mỗi giới 139 từ 40,8%
B ả ng 1 B ả ng th ố ng kê cách s ử d ụ ng tr ườ ng t ừ v ự ng cho m ỗ i gi ớ i
Sau khi thống kê và phân loại các trường từ vựng nói về sự kì thị giới chúng tôi có một vài nhận xét như sau: Số lượng trường từ vựng khảo sát được tương đối nhiều Trong đó trường từ vựng chỉ hành động cho mỗi giới xuất hiện với tần số cao nhất với
139 từ chiếm 40,8 % Tiếp theo là trường từ vựng chỉ hình thức với 55 từ chiếm 16 %; Trường từ vựng chúng tôi khảo sát được đa số đều có sự kì thị đối với nữ giới và nam giới Các trường từ vựng trên chủ yếu là danh từ chỉ người, chỉ đồ vật, đồ dùng, lớp từ xưng hô, các tính từ chỉ hình thức và động từ chỉ hành động của con người Sau đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích cụ thể từng trường:
2.1.1 Tr ườ ng t ừ v ự ng đị nh danh cho m ỗ i gi ớ i
Trong ca dao Việt Nam, nam giới và nữ giới được nhắc đến dưới nhiều tên gọi khác nhau Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy trường từ vựng định danh tương đối nhiều (55 từ), trong đó dành cho nữ là 28 từ, chiếm 51% và nam 27 từ, chiếm 49%, trường từ vựng định danh cho nam và nữ tương đối ngang nhau về số lượng Để tìm hiểu rõ hơn về sự kì thị trong việc định danh cho mỗi giới chúng tôi đi vào phân tích cụ thể
Qua 26 từ khảo sát ở trên, chúng tôi tiến hành phân loại và thống kê tần số xuất hiện của trường từ vựng định danh cho nữ giới:
STT Trường từ vựng Tần số (lần) Tỉ lệ (%)
B ả ng 3 B ả ng th ố ng kê tr ườ ng t ừ v ự ng ch ỉ ng ườ i cho n ữ gi ớ i
Qua bảng thống kê, chúng tôi có một vài nhận xét sau; về tần số: có 28 từ định danh cho nữ giới được xuất hiện 107 lần Trong số những từ chúng tôi thống kê thì có các từ được lặp đi lặp lại nhiều lần như từ “gái” với 35 lần chiếm 32,5% trong toàn bộ trường từ vựng chỉ người, tần số xuất hiện ít hơn sau từ “gái” là từ “con gái” 9 lần,
“đàn bà”, “bà” với 8 lần xuất hiện
Chúng tôi có bảng thống kê sau:
STT Trường từ vựng Tần số (lần) Tỉ lệ (%)
B ả ng 4 B ả ng th ố ng kê tr ườ ng t ừ v ự ng ch ỉ ng ườ i s ử d ụ ng cho nam gi ớ i
Qua bảng thống kê, chúng tôi rút ra vài nhận xét sau: Số lượng từ ngữ định danh tương đối nhiều (27 từ) Trong đó, từ “trai” được sử dụng nhiều nhất với tần số 35 lần, tiếp theo là “trai tơ” 7 lần; “đàn ông” 5 lần Ở nam giới có những từ ngữ định danh gắn với nghề nghiệp của họ như: “thằng bán than”, “thằng thuyền chài, “thợ mộc”,
“thợ nề”, “thầy đề”, “thầy thông”
2.1.1.3 Sự kì thị giới qua trường từ vựng định danh cho cả hai giới Đầu tiên, sự kì thị giới thể hiện qua tần số sử dụng tên gọi cho nam và nữ
Mặc dù về số lượng, từ định danh của nam và nữ tương đương nhau (nữ: 28 từ, nam:27 từ), nhưng sự khác biệt thể hiện ở tần số xuất hiện của những từ định danh này Ở nữ giưới 28 từ định danh nhưng lại có đến 107 lần xuất hiện, ở nam giới có 27 từ nhưng chỉ xuất hiện 87 lần Điều này cho thấy, tác giả dân gian rất quan tâm đến việc định danh cho nữ giới trong ca dao Đối với nữ giới: có 28 từ định danh nhưng trong đó có đến 18 từ mang nghĩa tiêu cực,
08 từ mang nghĩa trung tính, có 02 từ mang nghĩa tích cực Đối với nam giới: Từ ngữ định danh cho giới này cũng có số lượng xấp xỉ với nữ giới, nhưng trong đó, số lượng từ ngữ định danh mang tính chất tích cực là 8/27 từ, tên gọi trung tính chiếm 15 từ và chỉ có 4 từ mang nghĩa tiêu cực
Thứ hai, sự kì thị thể hiện qua việc người phụ nữ bị gán ghép với những từ ngữ miệt thị
Người phụ nữ bị gán ghép với những tên gọi thể hiện sự kì thị như: “gái”, “nạ dòng”, “mụ gia” Đối với nữ giới, ngay khi tác giả dân gian sử dụng từ “gái” đã cho thấy một thái độ không xem trọng:
“Gái đâu có gái lạ đời, Chỉ còn thiếu một ông trời không chim” [23, 101]
“Thà rằng chịu lạnh nằm không, Còn hơn lấy gái lẹm cằm răng hô.” [23, 307]
Nếu như ở nữ giới “gái” mang ý nghĩa tiêu cực nhưng đối với nam giới, từ định danh
“trai” mang sắc thái trung tính:
“Trai làng ở hóa còn đông,
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư.” [31, 788]
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy đối với nam giới, khi tác giả sử dụng từ “trai” để định danh cho họ thì tác giả dân gian không thể hiện sự kì thị, mặc khác còn thể hiện sự ưu ái đối với những hành động của nam giới:
“Trai năm thê bảy thiếp Gái chính chuyên một chồng.” [6, 332]
Qua một số câu ca dao, chúng ta có thể thấy nữ giới bị gán ghép với nhiều cách định danh khác nhau, từ đó có thể thấy được quan niệm của người Việt ta thời xưa khi nhìn nhận và đánh giá một người phụ nữ
Những từ ngữ định danh mang tính tiêu cực đối với nam giới chỉ chiếm 4/27 từ
Họ chỉ bị đánh giá bằng cách gọi tên gắn với nghề nghiệp như: “thằng bán than”,
“thằng thuyền chài Người xưa cho rằng đàn ông phải học hành để thi đỗ mới được đánh giá cao, còn những nghề nghiệp như “bán than” hay” thuyền chài” sẽ được gắn với từ “thằng”:
“Con vua lấy thằng bán than,
Nó đem lên ngàn cũng phải đi theo, Con quan đồ đốc đô đài, Lấy thằng thuyền chài cũng phải chui mui” [6, 327] Ở nam giới, tác giả dân gian rất ít dùng những từ ngữ mang tính phán xét, kì thị vì họ luôn quan niệm: “Khôn ngoan cũng thể đàn bà / Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông”
Thứ ba, tác giả dân gian quan tâm đến từng giai đoạn, từng thời kì của nữ giới
Như vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy ca dao gọi nữ giới theo từng tên gọi tỉ mỉ qua mỗi giai đoạn trong cuộc đời của họ Điều đó cho thấy người xưa rất xét nét trong việc định danh cho nữ giới: “gái tơ”, “gái chưa chồng”, “gái có chồng”, “gái chê chồng”, “gái góa” Đối với những câu ca dao xuất hiện trường từ “gái không chồng”, thì người phụ nữ hiện lên với sự không may mắn, sự tổn thất và thiếu định hướng:
“Gái có chồng như gông đeo cổ, Gái không chồng như phản gỗ long đanh, Phản long đanh anh còn chữa được Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi!” [6, 323]
Trong giai đoạn “gái có chồng” thì người phụ nữ bị ràng buộc nhiều mặt:
“Anh ơi, đừng chọc gái có chồng, Đêm lo, ngày sợ phập phồng lá gan.” [6, 374]
Sau khi khảo sát và đối sánh về trường từ vựng định danh cho nam và nữ ta thấy có sự kì thị rõ rệt Người nam giới cũng được đặt tên theo từng giai đoạn của cuộc đời:
Sự kì thị giới thể hiện qua việc sử dụng motif ngôn ngữ cho mỗi giới
2.2.1 S ử d ụ ng motif ngôn ng ữ cho n ữ gi ớ i
Tác giả dân gian sử dụng nhiều motif để xây dựng nên nhân vật trữ tình trong câu ca dao Mỗi motif giúp người đọc tiếp nhận một cách khái quát nhất về chủ thể được nhắc đến Motif “thân em” gợi đến thân phận mong manh, tủi cực của người phụ nữ hoặc motif “làm trai” tái hiện lên hình ảnh “đầu đội trời, chân đạp đất” của những người đàn ông Để có cái nhìn sâu hơn về cách xây dựng hình tượng nhân vật trong ca dao, chúng tôi đi vào kháo sát và tìm hiểu những motif mà tác giả dân gian đã sử dụng
STT Sử dụng cho nữ giới Tần số (lần) Tỉ lệ (%)
B ả ng 17 B ả ng th ố ng kê motif ngôn ng ữ s ử d ụ ng cho n ữ gi ớ i
Qua bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy khi nói về nữ, ca dao thường dùng motif
“thân em”, “thân con gái”, “em là”,… Motif “thân em” xuất hiện 40 lần (54,8%), sau đó đến “em như” với 20 lần (27,4%) Như vậy tác giả dân gian rất chú ý đến việc khắc họa hình ảnh, thân phận của người phụ nữ xưa trong ca dao qua motif ngôn ngữ
2.2.2 S ử d ụ ng motif ngôn ng ữ cho nam gi ớ i
Ca dao cũng sử dụng nhiều motif nói về nam giới Chúng tôi có bảng thống kê sau:
STT Sử dụng cho nam giới Tần số (lần) Tỉ lệ (%)
B ả ng 18 B ả ng th ố ng kê motif ngôn ng ữ s ử d ụ ng cho nam gi ớ i
Qua bảng thống kê, ta thấy nam giới được gắn với 3 motif, xuất hiện nhiều nhất là motif “Anh như” với 20 lần chiếm 47,6%, sau đó là motif “Thân anh” xuất hiện 16 lần chiếm 38%, cuối cùng là motif “Làm trai” với 6 lần chiếm 14,3%
2.2.3 S ự kì th ị gi ớ i qua vi ệ c s ử d ụ ng motif ngôn ng ữ cho m ỗ i gi ớ i
Qua việc khảo sát và motif ngôn ngữ của hai giới, có thể thấy, đầu tiên sự kì thị thể hiện ở sự chênh lệch về số lượng và tần số sử dụng motif ngôn ngữ cho mỗi giới Đối với nữ giới, tác giả dân gian sử dụng số lượng motif cho nữ giới nhiều hơn nam giới (nữ: 5 motif, nam: 3 motif) Về tần số xuất hiện, motif của nữ giới xuất hiện nhiều gần gấp đôi nam giới trong toàn bộ ca dao (nữ: 73 lần, nam: 42 lần) Sự chênh lệch này cho thấy, trong cuộc sống, nữ giới luôn là người chịu nhiều tủi cực Vì thế việc than thân trách phận thường xuyên là điều không thể tránh khỏi trong kiếp làm người phụ nữ Người phụ nữ xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều motif “thân em”, “thân gái” “làm thân con gái”, “em như”, “thiếp như” là một minh chứng cho quan niệm làm thân con gái là một điều không may mắn bởi thân phận con gái phải chịu nhiều khổ cực, cay đắng
Thứ hai, qua việc khảo sát và phân tích, chúng tôi thấy rằng người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu nhiều sự kì thị hơn nam giới, cụ thể là sự kì thị thể hiện ở sự khác biệt trong cách sử dụng cùng một motif cho mỗi giới Chẳng hạn, đó là sự khác biệt trong cách sử dụng motif “thân em” – “thân anh” Sau đây chúng tôi phân tích một số câu ca dao để làm rõ sự khác biệt này
Qua ca dao, thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến phải chịu nhiều thiệt thòi và bất hạnh Điều đó được thể hiện rõ ràng qua motif “thân em” “Thân em” có ý nghĩa là thân phận, cuộc đời của người phụ nữ Nhưng là thân phận, cuộc đời này thường hẩm hiu, bạc bẽo như “cá trong lờ” Tất cả gợi nên âm điệu buồn tẻ, chán ngán, tuyệt vọng
“Thân em như cá ở trong lờ, Hết phương vùng vẫy không biết nhờ vào đâu [31, 539]
Không chỉ vậy, motif “thân em” còn phản ánh sự lệ thuộc, không làm chủ được số phận, từ đó khắc sâu nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ: “Thân em như tấm lụa đào / Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.” [31, 523]
Bên cạnh “thân em”, motif “làm thân con gái” cũng được dùng khá phổ biến để thể hiện số phậm hẩm hiu, xót xa của họ:
“Ghe bầu chở lái về đông Làm thân con gái thờ chồng nuôi con.” [32, 211]
“Chữ rằng chi tử vu quy, Làm thân con gái phải đi theo chồng.” [309]
Thân phận người phụ nữ luôn hiện diện trong sự than thân trách phận Họ luôn đưa ra những lời than trách ấy vì trong xã hội xưa họ không thể chia sẻ nỗi niềm cùng ai, chỉ có thể gởi gắm nỗi lòng trong ca dao
“Thân gái như hạt mưa sa, Giọt rơi xuống giếng, giọt ra bên đường” [31, 473]
Nói về nữ giới, ca dao có motif “thân em” thì khi nói về nam giới, ca dao có motif
“thân anh”, nhưng với tần số xuất hiện không nhiều (16 lần) và không gắn với sự đắng cay tủi cực
“Thân anh như đá cuội giữa đường,
Em đi em đạp, sao chẳng thương thân này” [31, 572]
“Thân anh như con phụng lạc bầy, Thấy em lẻ bạn anh muốn gầy duyên loan” [31, 435]
Mặc dù sử dụng motif “thân anh” nhưng không mang giọng điệu than thở, trách thân trách phận mà chỉ là sự trách móc nhẹ nhàng với người yêu Điều này nói lên rằng đàn ông rất ít chịu đựng sự khổ tâm như phụ nữ
Ngoài sự khác biệt trong motif “thân em” – “thân anh”, motif “em như” và “anh như” cũng xuất hiện với tần số lớn trong sự khác biệt ở cách sử dụng Vốn nó là từ trung tính, được dùng để so sánh người con gái hoặc người con trai với một hình ảnh nào đó, song khi đi vào ca dao motif “anh như” gắn với những hình ảnh đẹp đẽ, tích cực còn “em như” lại gắn với những hình ảnh so sánh xấu xí, tiêu cực: “Anh như tán tía, tàn vàng / Em như mảnh chiếu rách nhà hàng bỏ quên [32, 245]
Khi đối sánh với đàn ông thì phụ nữ bao giờ cũng nhỏ bé hơn, thua thiệt hơn Người đàn ông luôn được so sánh với những hình ảnh to lớn, cao sang: “con một nhà giàu”,
“con một nhà quan”, “chỉ gấm thêu cờ”, còn người phụ nữ luôn tự nhận mình gắn với những hình ảnh thấp hèn, bơ vơ: “tờ giấy bên Tàu mới sang”, “chiếu rách nhà hàng bỏ quên”, “con én lạc đàn ngẩn ngơ”, “rau má nở bờ giếng khơi” Có thể thấy rõ cách nhìn nhận đánh giá không công bằng của dân gian khi sử dụng những motif trên cho hai giới
Cuối cùng sự kì thị biểu hiện ở việc có – không có sử dụng motif cho giới này và giới kia Bên cạnh những câu ca dao sử dụng motif cho cả hai giới, ta còn bắt gặp motif “làm trai” chỉ được sử dụng cho nam giới để thể hiện chí tang bồng của đấng trượng phu:
“Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng.” [31, 352]
Nếu có người đàn ông nào đó vì chăm lo cho gia đình, vợ con mà không lập nên nghiệp lớn thì với bản thân họ đó là nỗi đau lớn, là một sự tủi nhục: “Bận chăm con, vợ, gia đình / Tang bồng hồ thỉ chỉ nhìn mà đau.” [32, 164]
Người đàn ông trong ca dao trên công việc, sự nghiệp bao giờ cũng thể hiện sinh ra là để làm những công việc lớn, phải làm nên công danh vinh hiển Quan niệm này cũng đã tạo ra một áp lực không nhỏ cho nam giới Với người đàn ông, không ai là không thấy khó chịu khi bị mang tiếng là bất lực hay “núp váy vợ” Dư luận xã hội luôn có những lời chế nhạo, mỉa mai với người đàn ông được cho là không làm được những
“Làm trai rửa bát quét nhà
Vợ gọi thì dạ, bẩm bà tôi đây!” [32, 242]
“Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.” [32, 256]
Sự kì thị giới thể hiện qua nét khác biệt trong phong cách ngôn ngữ của mỗi giới
Sự khác nhau trong phong cách ngôn ngữ của mỗi giới cũng thể hiện được sự kì thị giới trong ca dao Cụ thể chúng tôi đi vào phân tích ba luận điểm sau
2.3.1 S ự khác bi ệ t trong phong cách ngôn ng ữ m ỗ i gi ớ i th ể hi ệ n qua l ố i nói
Trong đời sống hằng ngày cũng như trong ca dao, nam giới và nữ giới có nhiều cách thể hiện lời nói của mình để đạt hiệu quả giao tiếp Chúng tôi có bảng thống kê:
Lối nói Trực tiếp (lượt lời) Vòng vo (lượt lời) Tỉ lệ (%)
B ả ng 19 B ả ng th ố ng kê cách s ử d ụ ng l ố i nói c ủ a m ỗ i gi ớ i trong giao ti ế p
Qua bảng thống kê trên, có thể thấy giữa nam giới và nữ giới có sự khác nhau giữa cách sử dụng lối nói Trong lối nói trực tiếp, nam có 137 lượt lời, nữ giới chỉ 48 lượt lời Trong lối nói vòng vo, nữ giới có số lượng lượt lời gấp gần 3 lần so với nam giới (nữ: 156 lượt lời, nam: 64 lượt lời) Điều đó cho thấy trong ngôn ngôn ngữ ca dao, nam giới luôn là người thẳng thắng bộc lộ cảm xúc của mình, còn phụ nữ thì luôn lựa chọn cách nói hình ảnh, vòng vo Để hiểu sâu hơn về sự khác biệt này, chúng tôi đi vào phân tích một số câu ca dao dưới đây
Trong đời sống hay trong ca dao, ngôn ngữ của nam và nữ luôn có sự khác biệt rõ rệt Cụ thể, khi nhân vật trữ tình là nữ giới thì thường là lối nói vòng vo:
“Có oản, anh tình phụ xôi
Có cam, có quýt, có người phụ ta
Có bạc, anh tình phụ tiền,
Có nhân ngãi mới, anh quên em rồi.” [31, 683] Đáng lẽ chỉ cần nói “Anh phụ em” là đủ nhưng nữ giới sử dụng hình ảnh: “quán”,
“cây đa”, “bạc”, “tiền”… để bày tỏ nỗi lòng của mình
Không chỉ vậy, phụ nữ cũng rất hay dùng cách nói uyển chuyển, giàu hình ảnh để bộc lộ tâm tư, tình cảm:
“Nhớ khi anh nói, anh thề, Con dao lá trúc đặt kề tóc mai
Nói ra thiên hạ hồ đồ, Tiếng tăm em chịu bao giờ cho vơi
Nói ra em chỉ thẹn lời, Kìa ông trăng sáng soi đôi dặm đường.” [31, 344]
Câu ca dao thể hiện giọng điệu trách móc của một người phụ nữ bị phản bội nhưng cách nói rất nhẹ nhàng, vừa xen lẫn sự nghẹn ngào Chủ thể trữ tình sử dụng cách nói rất giàu hình ảnh gợi được sự đồng cảm cho người nghe
Ngược lại, trong thực tế, đàn ông là trụ cột của gia đình Là người đứng mũi chịu sào, người quyết định trong các hoạt động Trong thời phong kiến người đàn ông rất được coi trọng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Họ được học hành tử tế, được quyền năm thê bảy thiếp Đến thời hiện đại, họ vẫn hiện lên với một dáng vẻ cứng cỏi, một thân hình cường tráng, một tính cách thẳng thắn, bộc lộ trực tiếp Vì vậy, cách nói của họ không vòng vo, thường họ sẽ bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ:
“Thương em chẳng lấy được em Anh về ở vậy chẳng thèm lấy ai.” [32, 275]
Như vậy ta thấy, so với nữ giới thì nam giới có một ngôn ngữ phóng khoáng hơn, thẳng thắn bộc lộ quan điểm của mình một cách trực tiếp và dứt khoát:
“Mình mà không lấy ta thì ắt là mình thiệt
Ta mà không lấy mình thì ta biết lấy ai?” [31, 526]
Chàng trai trực tiếp bộc lộ suy nghĩ của mình: “ta và mình nhất định phải lấy nhau” Cách nói của chàng trai vừa chân thành vừa rõ ràng khiến cho người nghe khó có thể chối từ được
Có thể thấy, cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt của nam giới mạnh mẽ hơn cách diễn đạt của nữ giới, khi trả lời nam giới thường sử dụng cách nói khẳng định / phủ định một cách dứt khoát chứ không vòng vo như nữ giới Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong phong cách ngôn ngữ mỗi giới trước hết là do địa vị xã hội Nữ giới luôn ở địa vị lệ thuộc, nhỏ bé trong xã hội, mặt khác từ nhỏ họ đã được “rèn cặp” thứ ngôn ngữ phù hợp với chuẩn mực cho người nữ trong xã hội xưa Quan niệm “nam tôn nữ ti” phần nào đã hạn chế khả năng phát huy bản thân của phụ nữ trong gia đình và xã hội Thêm một cách lí giải khác, phong cách ngôn ngữ có sự khác nhau là do phụ nữ ý thức về “thiên chức” của mình, họ là người nuôi dạy cho con cái “học ăn, học nói” Điều này đã khiến cho phụ nữ sử dụng ngôn ngữ một cách dè dặt hơn đàn ông
Tuy nhiên, mặc dù người phụ nữ trong ca dao thường e lệ, rụt rè trong lời nói, nhưng khi tình duyên trỗi dậy thì ngôn ngữ của họ cũng có sự thay đổi:
“Bao giờ muối ngọt chanh thanh
Em đây mới dám bỏ anh đi lấy chồng” [31, 872]
Mặc dù phụ nữ yếu đuối lịch sự, song có lẽ tâm lí luôn khá khao yêu thương nên cũng có khi họ phải vùng dậy, tự tin giữ gìn tình yêu của mình và thể hiện sự phản kháng quyết liệt khi bị người đàn ông ruồng bỏ, phụ bạc:
“Xưa tôi ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu quý như hoa trên cành
Bây giờ tôi về cùng anh, Anh tham nhan sắc anh tình phụ tôi Đất rắn nặn chẳn nên nồi, Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng.” [31, 514]
Về phía nam giới, bên cạnh những lời nói trực tiếp, nam giới vẫn sử dụng cách nói hình ảnh và gián tiếp, tế nhị:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau ” [31, 393] Đây là bài ca dao tỏ tình đầy màu sắc của người dân lao động Nghệ thuật tỏ tình của người con trai khi thì bóng gió, xa xôi, khi lại táo bạo, mãnh liệt Thông qua việc bỏ quên chiếc áo, chàng trai đã dẫn dắt cô gái đến chuyện “nhờ khâu”, cuối cùng chàng trai kể những lễ vật cưới hỏi sẽ trả công cho cô gái Từ cách nói gián tiếp, dẫn dắt câu chuyện tỏ tình có lớp có lang chàng trai đã thổ lộ được mong muốn của mình dành cho cô gái
2.3.2 S ự khác bi ệ t trong phong cách ngôn ng ữ m ỗ i gi ớ i th ể hi ệ n qua vi ệ c xây d ự ng bi ể u th ứ c ngôn ng ữ Đối với nữ giới, trong ca dao Việt Nam, nữ giới thường sử dụng chữ “xin”,
“thưa” kết hợp với lời thoại của mình, chúng tôi thống kê được 28 lượt lời xuất hiện cấu trúc “xin”, “thưa” + yêu cầu: “Xin chàng kinh sử học hành / Để em cày cấy, cửi canh kịp người.” [31, 870]
“Chồng giận thì vợ làm lành, Miệng cười hơn hở rằng anh giận gì Thưa anh, anh giận làm chi Muốn lấy vợ bé em thì lấy cho.” [23, 111]
Người phụ nữ luôn là người “xin”, mong đợi sự chấp thuận của nam giới:
“Xin chàng nghỉ lại chốn này, Xin đừng có tưởng nước mây xa đường.” [31, 294]
Cô gái mong mỏi kết duyên cùng chàng trai nhưng lại không dám yêu cầu mạnh mẽ Từ “xin” gợi lên sự cầu mong tha thiết và sự hi vọng của cô gái, mong chàng trai sẽ “nghỉ lại” để “nên nghĩa tao khang” Thông thường, khi một người cảm thấy mình nhỏ bé, vị thế thấp hơn người đối diện thì mới sử dụng chữ “xin”, ở đây người phụ nữ luôn là người thể hiện hành động “xin” đàn ông Điều đó cho thấy người phụ nữ xưa luôn ở vị trí thấp hơn, họ ít có quyền được yêu cầu hay thẳng thắn bộc lộ mong muốn của mình