Câu 33: Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhậntiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ Điều354 BLHS...4Câu 34: Tội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN TỘI PHẠM
BUỔI THẢO LUẬN LẦN 11 GIẢNG VIÊN: ThS LÊ VŨ HUY Lớp Quản trị - Luật 47B2 DANH SÁCH NHÓM
1 Hoàng Ngọc Bảo Trân (nhóm trưởng) 2253401020262
Trang 2MỤC LỤC
I NHẬN ĐỊNH 3
Câu 31: Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS) 3
Câu 32 Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS) 3
Câu 33: Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS) 4
Câu 34: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) có thể được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt 4
Câu 37: Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS) 4
II BÀI TẬP 5
Bài tập 27: 5
Bài tập 29: 6
Bài tập 32: 7
Bài tập 34: 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3I NHẬN ĐỊNH
Câu 31: Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS).
- Nhận định sai:
kiện: do ng có chức vụ quyền hạn thực hiện, trong khi thực hiện công vụ và xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức (vd: dd127 xét về sức khỏe, khách thể là tính mạng của nạn nhân chứ khong phải là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức)
Câu 32: Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS).
- Nhận định sai:
- Đi theo hướng đối tượng tác động
- Đối tượng tác động của Tội tham ô tài sản là các tài sản thông thường; do đó, hành
vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạ t tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên không chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS) mà còn cấu thành các tội phạm khác nếu tài sản bị chiếm đoạt là đối tượng tác động đặc trưng của tội phạm đó: là những loại tài sản đặc biệt (có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, chất cháy nổ) tương ứng với tội phạm đó
Trang 4+ Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình
có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà tài sản đó là ma túy thì cấu thành Tội chiếm đoạt ma túy (Điều 252 BLHS)
+ Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình
có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà tài sản đó là vũ khí quân dụng thì cấu thành Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS)
- CSPL: Điều 252, 304, 353 BLHS 2015.
Câu 33: Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)
- Nhận định sai:
đều là người có chức vụ
(không có thẩm quyền giải quyết các yc đó mà dùng chức vụ tác động lên ng có thẩm quyền để giải quyết)
- Không phải mọi hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ mà còn cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
Trang 5lợi (Điều 358 BLHS) nếu thỏa mãn các yêu cầu về đối tượng tác động và mặt chủ quan của Tội phạm
- CSPL: Điều 354 và Điều 358 BLHS 2015
Câu 34: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) có thể được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt
- Nhận định sai:
- Vì theo quy định tại Điều 355 BLHS Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cấu thành khi người phạm tội thực hiện các hành vi dưới hình thức: Cưỡng đoạt, lừa dối và lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản Do đó, không phải mọi hình thức chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS
Câu 37: Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều
366 BLHS).
- Nhận định sai:
chính ảnh hưởng từ chức vụ, 366: dùng ảnh hưởng của mình từ các mối quan hệ khác không phải từ chức vụ của mình để tác động
Trang 6- Bởi vì trong trường hợp chủ thể phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì sẽ cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS) chứ không cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS) Còn nếu người phạm tội không là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì mới cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS)
- CSPL: Điều 358 và Điều 366 BLHS 2015.
II BÀI TẬP
Bài tập 27: A là kế toán trưởng của một công ty tư nhân Là một người có năng lực trong nghiệp vụ và năng nổ nên A giúp cho chủ doanh nghiệp nhiều việc và được tin dùng Nhân một chuyến đi nước ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám đốc công ty đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và tiền thu về cho công ty Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn với số tiền trên.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án này và giải thích tại sao?
Trang 7- A phạm Tội tham ô tài sản (khoản 6 Điều 353 BLHS)
- Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đồng thời xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức
+ Đối tượng tác động: 300 triệu đồng tiền hàng của doanh nghiệp
- Chủ thể:
+ A là người đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS Trong tình huống trên, A là
kế toán trưởng của công ty tư nhân, được giao nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty Vì vậy, A là người có trách nhiệm quản lý tài sản do chức trách, quyền hạn đem lại và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện tội phạm, thoả mãn dấu hiệu phạm tội của tội này
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Trong chuyến đi nước ngoài thăm dò mở rộng thị trường, giám đốc công
ty đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và tiền thu về cho công
ty Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn với số tiền trên Như vậy A đã có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí + Hậu quả: gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho doanh nghiệp (300 triệu đồng) + Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho doanh nghiệp
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: A thực hiện với lỗi cố ý vì A biết rằng sẽ có hậu quả xảy ra là gây thiệt hại cho công ty và A cũng biết đây là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện với mục đích chiếm đoạt tài sản về cho cá nhân mình
Trang 8Bài tập 29: Lợi dụng cương vị công tác là cán bộ địa chính xã X, A đã thu của 14 người dân trong xã hội với số tiền 92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khi thu tiền, A thông báo với người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất Nhưng thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu đồng Số tiền còn lại A chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Hỏi thêm: Trong trường hợp A thu số tiền 92tr là đúng số tiền nhưng k nộp mà tiêu sài cá nhân -> tham ô tài sản (353) vì nó thuộc trách nhiệm quản lí của A mà đây là trách nhiệm
do cương vị công tác mang lại
Anh chị hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
A phạm Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS 2015
A có hành vi chiếm đoạt số tiền là 36 triệu đồng của người dân làm của riêng, số tiền này thỏa mãn điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 355 BLHS 2015 là “từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng”
- Khách thể: trực tiếp xâm hại sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, Nhà nước tổ chức xã hội và quan hệ sở hữu (sở hữu của công dân)
+ Đối tượng tác động: tài sản của nhân dân xã X
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A là người có chức vụ - là cán bộ địa chính xã X, A đã thông báo cho người dân xã X nộp thuế đăng ký làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất A biết việc làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc phạm vi của A, cho nên A đã lạm dụng chức vụ của mình đưa ra thông tin gian dối nhằm mục đích kêu người dân đưa
Trang 9tiền cho mình với số tiền lớn là 92 triệu đồng nhưng thực tế số tiền đóng thuế chỉ 56 triệu đồng
+ Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản cho nhân dân xã X
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về tài sản cho người dân
- Chủ thể: A là người có chức vụ, quyền hạn là cán bộ địa chính xã X
- Mặt chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp Vì A nhận thức hành vi của mình gây thiệt hại cho người dân, là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện
Bài tập 32: A là chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã X Nhiều hộ dân đã nhờ A trả tiền vay vốn trước thời hạn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Y Sau khi nhận tiền, A không trả ngân hàng mà dùng để đánh bạc, chiếm đoạt của 13 hộ dân số tiền 173 triệu đồng
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
A phạm Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác (Điều
355 BLHS) Vì A là chủ tịch Hội Cựu chiến binh nên người dân xã X nhờ A trả tiền vay vốn trước thời hạn cho Ngân hàng nhưng A lại chiếm đoạt số tiền dùng để đánh bạc A đã lợi dụng sự tín nhiệm của người dân trên cơ sở chức vụ, quyền hạn của mình mà chiếm đoạt tài sản của người dân Dấu hiệu pháp lý:
Trang 10Điều 175
Pb với 355: họ có sử dụng chức vụ vào việc phạm tội không?
Chủ tịch Hội cựu chiến binh k liên qian đén việc trả tiền hộ, việc nhờ trả tiền này là quan
hệ cá nhân thôi, chức vụ không liên quan đến lĩnh vực đó
- Khách thể của tội phạm: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại về tài sản cho người khác
- Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan: A đã lạm dụng sự tín nhiệm của người dân trên cơ sở chức vụ chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã X để chiếm đoạt số tiền 173 triệu đồng của người dân
+ Hậu quả: thiệt hại về tài sản của người dân (173 triệu đồng)
+ Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: hành vi của A trực tiếp gây ra hậu quả
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện
- Chủ thể của tội phạm: A - Chủ thể đặc biệt, là người có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS và đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn (chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã X)
Trang 11Bài tập 34: A là điều tra viên của Phòng Cảnh sát hình sự thuộc Công an tỉnh B là người đang bị truy tố về tội buôn lậu Biết A là điều tra viên nên B nhờ A giúp cho
hồ sơ của B nhẹ tội A nhận lời và đến gặp trưởng phòng điều tra để nhờ vả nhưng
bị từ chối A vẫn gặp B và nói dối rằng đã lo xong và yêu cầu đưa 20 triệu đồng để A
đi “chạy” giùm B đưa cho A đủ số tiền như đã được yêu cầu Sau một thời gian, không thấy yêu cầu của mình được thực hiện, B đòi trả tiền lại, nhưng A không trả.
Vụ việc bị phát giác
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án này và giải thích tại sao?
- A phạm tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 174 354 BLHS 2015: ổng k có thẩm quyền giải quyết + k nhắc đến việc giao lợi ích (k thỏa mãn 2 dấu hiệu của nhận hối lộ) A lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình và đã nhận số tiền 20 triệu từ B để
giúp B giảm nhẹ tội
- Khách thể: xâm phạm đến uy tín và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A nhận của hối lộ là số tiền 20 triệu từ B.Và A đã nhận lời B và đến gặp trưởng phòng để nhờ vả nhưng bị từ chối Nhưng A vẫn chủ động yêu cầu B đưa hối
lộ 20 triệu cho A Với trường hợp này thì tội nhận hối lộ hoàn thành kể từ thời điểm
A tỏ rõ thấy độ đòi hối lộ từ B
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức được hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện
Trang 12- Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS
- B phạm tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 BLHS 2015: cụ thể B biết A
là điều tra viên của Phòng Cảnh sát hình sự thuộc Công an tỉnh và đã đưa 20 triệu cho A nhờ A “chạy” cho B được giảm nhẹ tội
- Khách thể: xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: B trực tiếp đưa 20 triệu cho A để A giúp cho hồ sơ của B nhẹ tội Của hối
lộ ở đây là tiền B biết được A có chức vụ quyền hạn và có thể giúp ích cho B trong việc giảm nhẹ tội, đáp ứng được nhu cầu về lợi ích của B Hành vi đưa hối lộ được hoàn thành từ lúc B đưa 20 triệu cho A
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Lỗi cố ý: B cố ý hối lộ cho A vì biết A có thể giúp mình giảm nhẹ tội
- Chủ thể: B có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS
Trang 13DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017
2 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần các Tội , NXB Hồng Đức, Hà Nội