1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút) a) Mục tiêu: - Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là tìm hiểu về trọng lượng và lực hấp dẫn. b) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem đoạn video về câu chuyện Newton và quả táo và đặt vấn đề thông qua câu chuyện. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõi video và xác định vấn đề cần tìm hiểu trong bài mới *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ->Giáo viên đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Niu-tơn là một nhà bác học vĩ đại nhất của mọi thời đại, ông đã có những cống hiến nghiên cứu to lớn cho ngành vật lí giúp ích cho cuộc sống con người phát triển. Theo truyền thuyết, vào một ngày đẹp trời của năm 1666, khi Niu-tơn đang ngồi suy nghĩ dưới bóng mát của một cây táo thì thấy một quả táo chín rơi. Vậy Ông Niu-tơn đã nảy ra ý tưởng gì từ quả táo rơi đó? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta vào bài học hôm nay: “ Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn” .
Trang 1Tuần … Ngày soạn: / /
BÀI 43: TRỌNG LƯỢNG – LỰC HẤP DẪN
Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết
I MỤC TIÊU:
Phẩm chất, năng
lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1 Về năng lực
1.1 Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học
tự nhiên
- Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo trọng lượng
- Trình bày được cách xác định phương, chiều của trọng lực
- Thực hiện được đo trọng lượng của một số vật bằng lực kế Tìm hiểu tự nhiên - Tìm hiểu được tầm quan trọng của lực hấp dẫn
Vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học
- Lấy được ví dụ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất trong thực tế
1.2 Năng lực chung
Năng lực tự chủ và
tự học
- Nghiên cứu sgk, thực hành thí nghiệm
- Quan sát tranh ảnh, video để tìm hiểu về lực hút của Trái Đất, trọng lượng, lực hấp dẫn, cách xác định trọng lượng của vật Năng lực giao tiếp
và hợp tác - Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi, bảng học tập và làm bài tập Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo
- GQVĐ trong tìm hiểu sự tồn tại lực hút của Trái Đất, cách xác định trọng lượng của một vật dựa vào khối lượng của vật đó
2 Về phẩm chất
Phẩm chất chăm chỉ - Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Chịu khó tìm tòi tài liệu
Phẩm chất trách
nhiệm
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về trọng lượng, lực hấp dẫn Phẩm chất trung
thực
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- Giáo án, bài dạy Powerpoint
- Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm , 1 quả bóng tennis
- Chuẩn bị dụng cụ: 4 bảng con, phấn viết, 4 bảng phụ, 4 lực kế, 4 quả nặng 50g
2.Học sinh:
-Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà
3 Bảng phân chia nội dung từng tiết:
1 Xem Video Phần I, II Câu hỏi luyện tập Làm dậy dọi
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Trang 2(Tiết 1)
1 Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là tìm hiểu về trọng lượng và lực hấp dẫn
b) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem đoạn video về câu chuyện Newton và quả táo và đặt vấn đề thông qua câu chuyện
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi video và xác định vấn đề cần tìm hiểu trong bài mới
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
->Giáo viên đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Niu-tơn là một nhà bác học vĩ đại nhất của mọi thời đại, ông đã có những cống hiến nghiên cứu to lớn cho ngành vật lí giúp ích cho cuộc sống con người phát triển Theo truyền thuyết, vào một ngày đẹp trời của năm 1666, khi
Niu-tơn đang ngồi suy nghĩ dưới bóng mát của một cây táo thì thấy một quả táo chín rơi Vậy
Ông Niu-tơn đã nảy ra ý tưởng gì từ quả táo rơi đó? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta vào bài
học hôm nay: “ Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn”
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lực hút của Trái Đất (20 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh biết được
- Lấy được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất
- Mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của lực hút Trái Đất
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cầm 1 quả bóng tennis trên tay, giao nhiệm
vụ học tập, cá nhân HS tìm hiểu thông tin trong
SGK/tr.154 trả lời câu hỏi: “Dự đoán khi cô thả tay
ra sẽ có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng? Điều
đó chứng tỏ điều gì?” (Slide 6)
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân giải
quyết lần lượt các câu hỏi theo SGK/tr.154
(Slide 9, 10, 11)
- Tổ chức câu hỏi ngắn trò chơi “ Vượt qua thử
thách” yêu cầu HS rút ra : Phương và chiều của lực
hút Trái Đất? (Slide 12, 13, 14, 15)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân nghiên cứu thông tin
trong SGK, trả lời câu hỏi của GV, thống nhất nội
dung kiến thức
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS khác lắng nghe, bổ
sung( nếu có)
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét và chốt nội dung về lực hút của Trái
I Lực hút của Trái Đất
- Mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của lực hút Trái Đất
- Lực hút Trái Đất có:
+ Phương: thẳng đứng + Chiều: từ trên xuống dưới
Trang 3Đất; phương và chiều của lực hút Trái Đất
GV chuyển ý: “Vậy Trái Đất có tác dụng lên quả
táo và quả bóng lực hút như nhau hay không? Chúng
ta cùng đi tìm hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về trọng lượng và lực hút của Trái Đất (15 phút) a) Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm trọng lượng, kí hiệu và đơn vị của trọng lượng
- Thực hành xác định trọng lượng của một số vật bằng lực kế
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS Nghiên cứu SGK/tr155, thảo luận
nhóm hoàn thành câu hỏi và ghi kết quả vào bảng
nhóm (Slide 16, 17)
- GV cho 4 nhóm thực hành dự đoán và dùng lực kế
đo trọng lượng của quả nặng 50g, ghi kết quả vào
phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm (slide 19, 20)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm, giải đáp các khó
khăn, thắc mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
của HS
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Chọn kết quả của 1 nhóm treo lên bảng, đọc kết
quả
- Các nhóm khác nhận xét
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức và
đánh giá kết quả thực hành
II Trọng lượng và lực hút của Trái Đất
- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng
lên vật
- Kí hiệu: P
- Đơn vị: Niu-tơn (N)
3 Hoạt động 3: Luyện tập ( 5 phút)
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi
trắc nghiệm ( Phụ lục)
+ 4 nhóm sẽ thảo luận trong thời gian là 30 giây,
sau đó ghi đáp án ra bảng con và cùng giơ lên khi hết
giờ
+ Nhóm nào có đáp án đúng nhiều nhất sẽ nhận
được 1 phần quà
- Chú ý: Nếu giơ bảng chậm quá hoặc thay đổi kết
quả sau khi hết giờ sẽ là phạm quy và không được
tính kết quả
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: B
Trang 4- HS giơ bảng kết quả khi hết thời gian thảo luận
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đưa ra đáp án + tính điểm cho các nhóm + trao
thưởng
4 Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi nhóm HS làm 1 dây rọi
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS phân công thực hiện theo nhóm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Sản phẩm của các nhóm nộp vào tiết sau
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận sản phẩm và nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
1 Ôn tập lại các kiến thức
2 Làm trong SBT KHTN 6
3 Tìm hiểu trước bài mới
IV HỒ SƠ DẠY HỌC.
1 Rubric hoạt động 2.2
Chủ động thực hiện
nhiệm vụ và hỗ trợ
bạn trong nhóm
Chỉ ngồi quan sát, lắng nghe ý kiến
Tham gia hoạt động nhóm, trao đổi ý kiến với các bạn
Tham gia hoạt động nhóm nhiệt tình, tích cực trao đổi ý kiến với bạn, đề xuất những ý kiến của bản thân
Phương pháp thực
hiện và kết quả
Có thực hiện nhưng chưa hợp lí
Thực hiện đúng nhưng chậm
Thực hiện đúng và nhanh
2 Bảng kiểm đánh giá thí nghiệm đo trọng lượng quả nặng
1 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên Sử
dụng dụng cụ thí nghiệm nghiêm túc
2 Thao tác thực hiện thí nghiệm Ghi nhận thu thập
thông tin kết quả thí nghiệm
3 Các thành viên tham gia tích cực vào hoạt động
nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng
4 Báo cáo kết quả chính xác
5 Ý thức giữ gìn trật tự, an toàn khi làm thí nghiệm
Trang 53 Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm
BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm: ……… Tên nhóm: ……….
4 Câu hỏi phần luyện tập
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút Trái Đất?
A Quả bưởi rụng trên cây xuống
B Hai nam châm hút nhau
C Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà
D Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước
Câu 2: Lực nào sau đây không thể là lực hút của Trái Đất?
A Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi
B Lực tác dụng lên quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần
C Lực làm hạt mưa rơi
D Lực của nam châm tác dụng vào hòn bi sắt
Câu 3: Đơn vị trọng lượng là gì?
A N.m
C N/m
D Ki-lô-gam
-HẾT -Xin chân thành cảm ơn mọi góp ý của quý Thầy/Cô giáo !
Quả
nặng 50g