1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập gdp của việt nam giai đoạn 2000 2020

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Kết quả là tổng thu nhập do mọi thành viên trong nền kinh tế đó tạora sẽ lớn và mọi người được hưởng mức sống cao hơn so với các nền kinh tế khác có mứcthu nhập bình quân đầu người thấp

Trang 2

MỤC LỤC

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 3

B NỘI DUNG 4

I Mục đích nghiên cứu 4

II Định nghĩa vấn đề 4

2.1 Biến phụ thuộc (GDP) 4

2.2 Biến độc lập 4

2.3 Xác định dấu của các biến 5

III Thu thập dữ liệu 5

IV Thiết kế mô hình 5

V Ước lượng của mô hình, kiểm định và phân tích 6

5.1 Ước lượng 6

5.2 Kiểm định 7

5.3 Loại bỏ các biến không có ý nghĩa 8

VI Thảo luận kết quả 9

VII Gợi ý các chính sách để nâng cao chỉ số GDP 9

PHỤ LỤC 10

1 Bảng 1: Bảng số liệu 10

2 Bảng 2: Mô hình hồi quy 11

3 Bảng 3: Hệ số tương qua giữa các biến 11

4 Bảng 4: Sau khi bỏ biến X (Mô hình 2) 12

5 Bảng 5: Sau khi bỏ biến G (Mô hình 3) 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Một nền kinh tế hoạt động có hiệu quả là khi mọi thành viên trong nền kinh tế tạo ra và hưởng thụ thu nhập cao Kết quả là tổng thu nhập do mọi thành viên trong nền kinh tế đó tạo

ra sẽ lớn và mọi người được hưởng mức sống cao hơn so với các nền kinh tế khác có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển của một vùng lãnh thổ nào đó GDP mô tả sự vận hành trơn tru của bộ máy kinh tế một đất nước Đây cũng là thước đo sản lượng và thu nhập của một nền kinh tế, nó được coi là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội

Vì vậy mà GDP luôn là một trong những vấn đề mà các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhất

Với mong muốn tìm hiểu về việc các ngành kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến chỉ tiêu

quan trọng này, nhóm em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập

(GDP) của Việt Nam giai đoạn 2000-2020”.

Trang 4

B NỘI DUNG

I Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của GDP là phản ánh kịp thời sự phát triển của nền kinh tế Vì vậy việc xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP là rất cần thiết Mỗi một yếu tố lại có mức ảnh hưởng khác nhau tới chỉ số GDP thông qua việc chúng ta xem xét các tham số hồi quy Và để xác định được các tham số hồi quy này ta tiến hành xây dựng mô hình hồi quy Chỉ số GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 được đánh giá dựa trên 4 chỉ số thành phần: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dân số, năng suất lao động và tỷ lệ thất nghiệp

Từ việc xây dựng được mô hình hồi quy chúng ta sẽ có thể ước lượng, kiểm định, dự báo các thành phần ảnh hưởng đến chỉ số GDP, giúp cho đất nước thấy được tình hình phát triển của mình để từ đó có định hướng khắc phục Điều này sẽ được thấy rõ hơn qua việc xây dựng mô hình giải thích tác động của các yếu tố đến chỉ số GDP dưới đây

II Định nghĩa vấn đề

2.1 Biến phụ thuộc (GDP)

GDP= Tổng sản phẩm quốc nội tính bằng tỷ USD

Tổng sản phẩm quốc nội GDP (viết tắt của Gross Domestic Product): Đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nào đó (một năm), bất kể ai là chủ sở hữu các yếu tố sản xuất

2.2 Biến độc lập

M= Dân số tính bằng triệu người

X= Năng suất lao động tính bằng triệu đồng/lao động

C= CPI tính bằng %

G= Tỷ lệ thất nghiệp tính bằng %

2.2.1 Dân số (M)

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số

Dân số được nghiên cứu ở trong các lĩnh vực riêng, trong một nhánh của sinh thái học có tên gọi sinh vật học, và trong di truyền học Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số,

độ tuổi và cấu trúc giới tính, số người tử vong, tỉ lệ sinh và sự phát triển dân số được nghiên cứu

Trang 5

2.2.2 Năng suất lao động (X)

Năng suất lao động là số lượng sản phẩm đươc người lao động sản xuất ra trong một đơn

vị thời gian

Khái niệm năng suất lao động phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả và giá trị chất lượng

và là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hóa bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực

2.2.3 Chỉ số giá tiêu dùng CPI (C)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hoá dịch vụ (được gọi là “rổ” hàng hoá) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân, qua thời gian

2.2.4 Tỷ lệ thất nghiệp (G)

Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội Thất nghiệp có mối liên hệ với lạm phát được biểu hiện bằng đường cong Phillips

2.3 Xác định dấu của các biến

Trước khi ước lượng mô hình, chúng ta sẽ xác định dấu của các biến, mức độ ưu tiên, cho các hệ số hồi qui Khi dân số tăng lên, nguồn lao động dồi dào chúng ta kỳ vọng 2 sẽ dương Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, khi năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho GDP tăng lên Do đó chúng ta kỳ vọng một hiệu ứng tích cực ở đây; nghĩa là, 3 sẽ dương Đối với CPI thấp là điều kiện để cho sản xuất kinh doanh ổn định phát triển Như vậy, giữa CPI và GDP không có mối quan hệ tỷ lệ thuận vì vậy như thường lệ chúng ta kỳ vọng 4 sẽ âm Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, chúng ta kỳ vọng 5 âm

III Thu thập dữ liệu

Qua tìm hiểu các trang thông tin đại chúng trên internet, nhóm đã có số liệu về chỉ số GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 cũng như 4 chỉ số thành phần tác động đến chỉ số GDP (Bảng 1) để tiến hành hồi quy, ước lượng, kiểm định

Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với sự

hỗ trợ của các phần mềm: Word, Excel, Eviews để hoàn thành đề tài

IV Thiết kế mô hình

Trang 6

Mô hình hồi quy tổng thể mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc GDP và các biến độc lập có dạng như sau:

GDPi=1 + β *M + β *X + β *C + β *G + u2 3 4 5 i Trong đó:

GDP: Biến phụ thuộc ; M= Dân số

X= Năng suất lao động ; C= CPI G= Tỷ lệ thất nghiệp β1: Hệ số chặn

β2, β , β , β : Hệ số góc tương ứng với các biến độc lập: M, X, C, G3 4 5

ui: Sai số ngẫu nhiên

Mô hình hồi quy mẫu có dạng:

i = + 1 2*Xi + 3*Mi + 4*Ci + 5*Gi Trong đó:

1, 2, , 4, là ước lượng của β , β , β , β , β3 5 1 2 3 4 5

V Ước lượng của mô hình, kiểm định và phân tích

5.1 Ước lượng

5.1.1 Ước lượng mô hình hồi quy

Sử dụng phần mềm Excel ta ước lượng mô hình trên bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS ta có kết quả ở Bảng 2

Hàm hồi quy mẫu nhận được có dạng:

=−516.368 +6.711*M + 1.207*X - 0.54*C – 2.325*Gi i i i i

Từ kết quả ước lượng nhận được ta thấy:

2= 6.711 cho biết khi dân số M tăng lên 1 triệu người thì chỉ số GDP tăng lên 6.711 tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

3= 1.207 cho biết khi năng suất lao động X tăng lên 1 triệu đồng/lao động thì chỉ số GDP tăng lên 1.207 tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

Trang 7

4= -0.54 cho biết khi chỉ số CPI C tăng lên 1% thì chỉ số GDP giảm xuống 0.54 tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

5= −2.325 cho biết khi Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1% thì chỉ số GDP giảm xuống 2.325 tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

5.1.2 Ước lượng khoảng tin cậy đối với các tham số

Theo kết quả Bảng 2 Với mức ý nghĩa 5% thì khoảng tin cậy tương ứng với các tham số của mô hình là:

β2 có khoảng tin cậy là (1.405;12.0171)

β3 có khoảng tin cậy là (0.462;1.952)

β4 có khoảng tin cậy là (-1.282;0.203)

β5 có khoảng tin cậy là (-7.218;2.568)

5.2 Kiểm định

5.2.1 Kiểm định giả thiết với các tham số

Kiểm định ý nghĩa của mô hình bằng kiểm định F:

- Giả thuyết: H : β0 2=β =β =β =0 3 4 5

H : một trong β (j=2,3,4,5)01 j

Từ bảng 2 ta có Significance F= 7.89533E-18 <α

Bác bỏ H Vậy với mức ý nghĩa α=5% mô hình trên ý nghĩa.0

5.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Ở Bảng 3, ta xét các hệ số tương quan giữa các biến độc lập thì ta thấy hệ số tương quan giữa biến dân số M và biến Năng suất lao động X rất cao: 0.981 và khi xét mô hình hồi quy phụ giữa biến dân số và năng suất lao động thì có P-value= 0.47E-16 < Mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến

Để khắc phục, ta loại bỏ biến Năng suất lao động X và thực hiện hồi quy với các biến còn lại (Kết quả thu được ở Bảng 4)

Kiểm định ý nghĩa của mô hình 2 (Bảng 4) bằng kiểm định F ta thấy Significance F=2.44806E-17 <α, do đó mô hình trên có ý nghĩa.

Trang 8

Với =0.9904, =0.9886 ta kết luận rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích được 99.04% sự thay đổi của chỉ số GDP

Mô hình sau khi thực hiện hồi quy là:

i =−1203.012 + 15.087*M - 0.906*C + 2.074*Gii i 2= 15.087 cho biết khi dân số M tăng lên 1 triệu người thì chỉ số GDP tăng lên 15.087

tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

3= -0.906 cho biết khi chỉ số CPI C tăng lên 1% thì chỉ số GDP giảm xuống 0.906 tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

4= 2.074 cho biết khi Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1% thì chỉ số GDP tăng lên 2.074 tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

Mô hình khi này không còn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

5.3 Loại bỏ các biến không có ý nghĩa

5.3.1 Mô hình 3

Theo Bảng 4, thì hệ số cho G có giá trị P-value= 0.41 > và vì vậy ít có ý nghĩa nhất Do

đó, biến này bị loại bỏ khỏi mô hình và sẽ thực hiện hồi quy với những biến còn lại (Kết quả thu được ở Bảng 5)

Kiểm định ý nghĩa của mô hình 3 (Bảng 5) bằng kiểm định F ta thấy Significance F=1.01688E-18 <α, do đó mô hình trên có ý nghĩa.

Với =0.99, =0.9889 ta kết luận rằng các viến độc lập trong mô hình giải thích được 99%

sự thay đổi của chỉ số GDP

Mô hình sau khi thực hiện hồi quy là:

i =−1148.153 + 14.56*M - 1.131*C i i

Từ kết quả ước lượng nhận được ta thấy:

2= 14.56 cho biết khi dân số M tăng lên 1 triệu người thì chỉ số GDP tăng lên 14.56 tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

3= -1.131 cho biết khi chỉ số CPI C tăng lên 1% thì chỉ số GDP giảm xuống 1.131 tỷ USD ở mức trung bình với điều kiện các yếu tố khác không đổi

VI Thảo luận kết quả

Trang 9

Qua kết quả thu được (Bảng 5) ta thấy mô hình này có các giá trị thống kê lựa chọn mô hình thấp nhất, tất cả các hệ số đều có ý nghĩa rất lớn và lớn nhất ( =98.89%)

Dựa vào tất cả các phân tích trên, mô hình 3 là tốt nhất

Qua phân tích mô hình hồi quy ta thấy hai chỉ số thành phần quan trọng nhất đối với tổng sản phẩm quốc nội là dân số và chỉ số CPI

VII Gợi ý các chính sách để nâng cao chỉ số GDP

Để tăng tổng sản phẩm quốc nội cần một quá trình lâu dài và thường xuyên

Trước mắt, sẽ tập trung vào việc làm sao để dân số tăng lên, bên cạnh đó cố gắng giảm chỉ số CPI xuống thấp nhất

Muốn vậy, Nhà nước cần có công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng, tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình hiện nay Bên cạnh đó, chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh nở gia tăng dân số

Trang 10

PHỤ LỤC

1 Bảng 1: Bảng số liệu

Bảng số liệu về chỉ số GDP và các chỉ số M, X, C, G của Việt Nam giai đoạn 2000-2020

Trang 11

2 Bảng 2: Mô hình hồi quy

Mô hình 1

3 Bảng 3: Hệ số tương qua giữa các biến

Trang 12

4 Bảng 4: Sau khi bỏ biến X (Mô hình 2)

5 Bảng 5: Sau khi bỏ biến G (Mô hình 3)

Trang 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phạm Cảnh Huy, Bài giảng môn học Kinh tế lượng, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2 https://danso.org/viet-nam/

3 https://vn.investing.com/economic-calendar/vietnamese-cpi-1851

4 https://angelicupstarts.net/ty-le-that-nghiep-o-viet-nam-qua-cac-nam/

5 https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2-Bao-cao-Nang-suat-lao-dong-cua-Viet-Nam.pdf

Ngày đăng: 11/06/2024, 17:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w