1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề Phân Tích Sự Phát Triển Nhận Thức Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Các Đặc Trưng Của Cnxh Trong Thời Kỳ Đổi Mới...

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Sự Phát Triển Nhận Thức Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Các Đặc Trưng Của CNXH Trong Thời Kỳ Đổi Mới
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 50,13 KB

Nội dung

Chủ đề: Phân tích sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về các đặc trưng của CNXH trong thời kỳ đổi mới. BÀI LÀM A. PHẦN MỞ ĐẦU Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một chế độ xã hội hiện thực tốt đẹp, xã hội xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Để có được xã hội đó, những người cộng sản phải phác thảo ra được những đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội. Nếu không phác thảo ra được những đặc trưng đó thì rất khó định hướng để xây dựng chủ nghĩa xã hội và biến nó trở thành hiện thực. Ở Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, thành lập nên nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta là quá trình không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam. Thời kỳ trước đổi mới, nhận thức của Đảng ta về CNXH còn mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa triệt để và toàn diện. Nước ta tiếp thu và vận dụng mô hình CNXH Xôviết với đặc trưng là nền kinh tế kế hoạch tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng; công nghiệp hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm; hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn, sâu sắc, đầy đủ hơn về đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó cũng là quá trình không ngừng tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hiện thực, vừa hoàn thiện những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa về mặt lý luận của Đảng qua các kỳ Đại hội.

Trang 1

có được xã hội đó, những người cộng sản phải phác thảo ra được những đặc trưng

cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội Nếu không phác thảo ra được những đặc trưng

đó thì rất khó định hướng để xây dựng chủ nghĩa xã hội và biến nó trở thành hiệnthực Ở Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đứng đầu làChủ tịch Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập, thống nhấtđất nước, thành lập nên nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành công cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhândân ta là quá trình không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Thời kỳ trước đổi mới, nhận thứccủa Đảng ta về CNXH còn mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa triệt để vàtoàn diện Nước ta tiếp thu và vận dụng mô hình CNXH Xôviết với đặc trưng lànền kinh tế kế hoạch tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng; công nghiệp hóa đấtnước là nhiệm vụ trung tâm; hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ namcho hành động của cách mạng Việt Nam Trong những năm tiến hành công cuộcđổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta từng bước nhận thứcngày càng đúng đắn, sâu sắc, đầy đủ hơn về đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩaViệt Nam Đó cũng là quá trình không ngừng tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận

để vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hiện thực, vừa hoàn thiện những đặc trưng

xã hội xã hội chủ nghĩa về mặt lý luận của Đảng qua các kỳ Đại hội

B. PHẦN NỘI DUNG

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đặc trưng của CNXH

Lý luận về CNXH là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, lý thuyết, phản ánhvai trò lịch sử của giai cấp công nhân, khát vọng của nhân dân lao động về một xã

Trang 2

hội phát triển dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếutừng bước được xác lập; trong xã hội đó, con người được tự do, sống hòa bình vàhữu ái giữa các cộng đồng, không còn áp bức, bóc lột, bất công Theo quan điểmcủa chủ nghĩa Mác-Lênin, CNXH là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hộicộng sản chủ nghĩa, CNXH có những đặc trưng bản chất sau đây:

Thứ nhất, mục tiêu cao cả của xã hội xã hội chủ nghĩa là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

Tính nhân đạo, nhân văn của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thể hiện

bản chất ưu việt, quan tâm hàng đầu đến con người Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với

những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự

Trang 3

phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọingười” Luận điểm này cho thấy, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộngsàn đã phản ánh tính nhân văn cao cả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa cộng sản Đây cũng chính là giá trị khoa học - thực tiễn bền vững củahọc thuyết Mác.

Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết, V.I.Lênin đãnêu rõ mục tiêu lâu dài mà những người cộng sản phải hướng tới thiết lập một xãhội cộng sản, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người lao động: “ thiết lập một xãhội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội không chỉ hạn chế ở việc tước đoạt các côngxưởng, nhà máy, ruộng đất và tư liệu sản xuất, không chỉ hạn chế ở việc kiểm kê,kiểm soát một cách chặt chẽ việc sản xuất và phân phối sản phẩm, mà còn đi xahon nữa, đi tới việc thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.V.I.Lênin còn chỉ rõ, trong quá trình phấn đấu để đạt được mục đích cao nhất, giaicấp công nhân và đảng cộng sản phải hoàn thành các mục đích, nhiệm vụ cho từnggiai đoạn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, trong đóđều đề cao vai trò của việc mang lại phúc lợi, ấm no, hạnh phúc cho người laođộng

Thứ hai, xã hội xã hội chủ nghĩa có lực lượng sản xuất phát triển cao; chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập; tổ chức quản lý có hiệu quả, năng suất lao động cao; phân phối theo lao động là chủ yếu.

Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trongphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra: sự tồn tạicủa chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là lực cản lớn nhất, kìm hãm sựphát triển của tiến bộ xã hội Chính vì vậy, cuộc cách mạng cộng sản phải xóa bỏchế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Hai ông đã khẳng định: “Đặc trưngcủa chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa

bỏ chế độ sở hữu tư sản Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lýluận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu”

Trang 4

Xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập từng bước chế độ công hữu về tư liệu sản xuấtchủ yếu là bản chất ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa Đó là cơ sở kinh tế để xâydựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ, quan hệ tốt đẹp giữa người vàngười Cùng với việc tạo lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ, ưu việt dưới chủ nghĩa

xã hội, việc tổ chức quản lý phải đạt tới trình độ cao để tạo ra năng suất lao độngvượt trội so với trong chủ nghĩa tư bản V.I.Lênin chỉ rõ: Tạo ra năng suất lao độngcao, tổ chức quản lý sản xuất khoa học, xây dựng chế độ phân phối theo lao động

là biểu hiện đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa

Thứ ba, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân chủ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa mang tính nhân dân rộng rãi.

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ

“bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giaicấp thống trị, là giành lấy dân chủ” Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcNga Xôviết, V.I.Lênin đã khẳng định tính ưu việt của chế độ dân chủ vô sản haydân chủ xã hội chủ nghĩa; tính ưu việt của chính quyền Xôviết, một hình thức của

Trang 5

Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện trước hết nó là một công

cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân Song, lợi ích của giai cấp công nhân

về cơ bản là thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động, do vậy, Nhà nước xã hộichủ nghĩa còn mang tính nhân dân rộng rãi Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xãhội ở nước Nga Xôviết, V.I.Lênin đã đưa ra quan điểm xây dựng “Nhà nước kiểumới” đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: 1) Nhà nước phải do Đảng cộng sảnlãnh đạo 2) Xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tinh giản, tổ chức khoa học, hoạtđộng hiệu quả và tiết kiệm theo nguyên tắc “thà ít mà tốt” 3) Cải cách nhà nướcphải thể hiện tính cơ bản, tính hệ thống chặt chẽ, chính quy về các nguyên tắc và

về tổ chức, không được nóng vội, trên cơ sở đó, phát huy tính năng động, sáng tạocủa bộ máy nhà nước và của viên chức nhà nước trong thực tiễn

Thứ tư, trong xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền văn hóa phát triển cao;

kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích, chỉ rõ: Trong các chế độ xã hội dựa vào

chế độ chiếm hữu tư nhân, nhất là trong xã hội tư bản, đã gây ra tình trạng tha hóacủa người lao động Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, con người có đầy đủ điều kiệntiến từ “vương quốc tất yếu” sang “vương quốc tự do”

V.I.Lênin đã đánh giá cao tính ưu việt của văn hóa vô sản, chỉ rõ quá trìnhxây dựng nền văn hóa vô sản đòi hỏi lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội, chủ nghĩa cộng sản: “ Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nókhông phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản, phátminh ra Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiếnthức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hộicủa bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”1

Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyênmôn kỹ thuật cho người lao động trở thành một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩađột phá để xây dựng chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin viết: Chủ nghĩa cộng sản “chỉ có

Trang 6

thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại” và “không có nền học vấn

đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi” Xây dựng mộtnền văn hóa mới - văn hóa xã hội chủ nghĩa là quá trình gắn liền với công cuộckiến tạo chủ nghĩa xã hội

Thứ năm, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu luận

điểm giá trị: xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóclột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ V.I.Lênin đã bổ sung, phát triển những quanđiểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về quan hệ giữa các dân tộc ưong điều kiện mới,đồng thời đi sâu giải quyết những vấn đề về “dân tộc thuộc địa”, các “dân tộc bị ápbức” trên thế giới, khuyến khích các phong trào giành độc lập, chủ quyền gắn với

cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc V.I.Lênin cũng đã soạn thảo Cương lĩnh về vấn

Trang 7

đề dân tộc, nêu rõ: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự

quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Thứ sáu, quan hệ giữa dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đều thống nhất trong luận điểm: chủ nghĩacộng sản, chủ nghĩa xã hội là có tính chất quốc tế Chủ nghĩa yêu nước phải kếthợp với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong các phong trào cách mạng,hướng đến chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin từng khẳng định: “Không có sự cố gắng tựnguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, củatoàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới,thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được”

2 Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới

Đường lối đổi mới (từ Đại hội VI năm 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam

đã đột phá vào những quan điểm sai lầm về chủ nghĩa xã hội, như tuyệt đối hóa vaitrò của chế độ công hữu; đối lập một cách máy móc sở hữu tư nhân với chủ nghĩa

xã hội; đồng nhất chế độ phân phối bình quân với chế độ phân phối xã hội chủnghĩa; phủ định chủ nghĩa tư bản một cách sạch trơn; phủ định kinh tế hàng hóatrong chủ nghĩa xã hội; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản,

Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó, lần đầu tiên những đặc

trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được xác định (gồm 6 đặc trưng),

“Đó là xã hội: Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển caodựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủyếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóngkhỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộcsống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dântộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữunghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”1

Trang 8

Đại hội X của Đảng (năm 2006), Đảng ta nhận định “lý luận về xã hội xã hộichủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã hình thành trên những nét cơbản” Đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa được Đảng nêu cụ thể hơn, gồm 8 đặctrưng: “Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; Donhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiệnđại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Cónền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi ápbức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; Các dântộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhaucùng tiến bộ; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; Có quan hệ hữu nghị và

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr 111

Trang 9

hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”2.

Đại hội XI của Đảng (năm 2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã điều chỉnh, chuẩnhóa một số nội dung và cô đọng hóa một số đặc trưng của CNXH, gồm 8 đặctrưng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân làmchủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệsản xuất tiến bộ phù hợp; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Conngười có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Cácdân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhaucùng phát triển; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác vớicác nước trên thế giới”3

3 Sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới

Tại Đại hội VII, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm 6 đặc trưng.Đến Đại hội X, Đảng ta bổ sung thêm 2 đặc trưng vào mô hình CNXH, đó là đặc

trưng “Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” và đặc trưng về nhà nước “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”; bên cạnh đó, trong

các đặc trưng khác, có sự điều chỉnh nhất định về thuật ngữ nên dẫn tới sự thay đổi

về nội dung Đến Đại hội XI, mô hình CNXH của nước ta vẫn có 8 đặc trưngnhưng có sự điều chỉnh về thuật ngữ của các đặc trưng so với đặc trưng được xácđịnh tại Đại hội X Đại hội XII, Đại hội XIII, mô hình CNXH ở nước ta vẫn là 8đặc trưng theo mô hình đã xác định tại Đại hội XI Sự phát triển nhận thức củaĐảng về các đặc trưng của CNXH trong thời kỳ đổi mới được thể hiện như sau:

Thứ nhất, về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

So với Đại hội VII, Đại hội X đã bổ sung thêm đặc trưng“Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” Đến Đại hội XI, Đảng ta điều chỉnh thành “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trang 10

Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiệnmục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Ở nước ta, tính ưu việt của CNXH phảiđược biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Mác-Lênin về mụctiêu của CNXH, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ ChíMinh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh… là công bằng, hợp

lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnhphúc

“Dân giàu” tức là người dân phải có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; cụ thể làngười dân phải giàu về thu nhập, giàu về sở hữu những tư liệu sinh hoạt Dân giàukhông chỉ giàu về của cải vật chất mà giàu cả về trí tuệ, văn hóa, tinh thần, đạo

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006,

tr 68

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà

Nội, 2011, tr 70

Trang 11

đức “Làm giàu” là động lực để phát triển kinh tế, do đó khuyến khích người dânlàm giàu hợp pháp, chính đáng Tuy nhiên, “làm giàu” là sẽ có chiếm hữu, nhưngtrong CNXH thì không cho phép nô dịch lao động của người khác.

“Nước mạnh” tức là đất nước mạnh trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội Nước mạnh dựa trên nền tảng kinh tế phát triển cao, chế độchính trị tiến bộ, dân chủ, ổn định quốc phòng, an ninh vững mạnh, xã hội đoànkết, đồng thuận, trong ấm ngoài êm, không gây thù oán trong quan hệ quốc tế.Nước mạnh còn thể hiện ở ý chí độc lập, tự lực, tự cường, ở bản lĩnh vững vàngtrước mọi khó khăn, thách thức

“Công bằng” xã hội là một dạng của bình đẳng xã hội, nhưng đó không phải

là sự bằng nhau giữa người với người ở mọi phương diện mà là sự bằng nhau trênphương diện quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiếnngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau Xã hội “công bằng” là xã hội có người giàu

và người nghèo do họ có tài năng, nỗ lực và cống hiến khác nhau nên có mức độhưởng thụ khác nhau

“Dân chủ” tức là nhân dân làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.Dân chủ vừa là động lực, vừa là mục đích và bản chất của chủ nghĩa xã hội Việcđưa tiêu chí “dân chủ” vào đặc trưng này đã cho thấy bản chất của xã hội xã hộichủ nghĩa, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ xã hộichủ nghĩa so với các chế độ xã hội trước đó Xã hội tư bản có đời sống vật chất vàtiện nghi rất cao; dân có thể giàu, nước có thể mạnh, nhưng từ trong bản chất củachế độ xã hội tư bản, ở đó không thể có công bằng và dân chủ: nhà nước là nhànước tư sản; giàu có là cho nhà tư bản; sự giàu mạnh có được bằng quan hệ bóclột Trong xã hội như vậy, người dân không thể là chủ và làm chủ xã hội

“Văn minh” là trình độ phát triển cao của văn hóa, thiên về vật chất, mangtầm quốc tế rộng lớn Ngoài ra, văn minh còn thể hiện sự phát triển tiên tiến, toàndiện và nhân bản về khoa học kỹ thuật, trình độ chinh phục thiên nhiên, về quan hệgiữa người với người trong xã hội

Trang 12

Tuy nhiên, trong văn kiện Đại hội XI, tiêu chí “dân chủ” được đặt trước tiêu

chí “công bằng” Thực tiễn cho thấy, nước ta hiện nay, dân chủ và việc thực hiệndân chủ giữ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội Dân chủkhông những là mục tiêu, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộitheo hướng phát triển nhanh và bền vững Khi dân chủ được bảo đảm mới có thểnói đến công bằng và đến lớn mạnh, những điều đó mới thể hiện sự văn minh Tính

ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng phải hướng tới việc hiện thựchóa đầy đủ, đồng bộ hệ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh Tư tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội Đối với dân tộc Việt Nam, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảođảm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự Đây là khátvọng tha thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam sau khi đất nước giành được độc lập

và thống nhất Tổ quốc

Ngày đăng: 11/06/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w