Nghiên cứu xác định điểm văn hóa an toàn trên các lĩnh vực tại bệnh viện, cũng như so sánh kết quả của năm 2019 và năm 2017, nhằm xác định sự thay đổi trong văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện. Từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn giúp kịp thời cải thiện chất lượng khám chữa bệnh hướng đến an toàn người bệnh trong tương lai
TỔNG QUAN Y VĂN
Các khái niệm
Hiện nay an toàn người bệnh là một lĩnh vực quan trọng của bảo hiểm y tế toàn cầu Kể từ khi ra mắt chương trình an toàn cho người bệnh của WHO năm
2004, hơn 140 quốc gia đã nỗ lực giải quyết các thách thức về chăm sóc không an toàn [50] Theo WHO, an toàn người bệnh là giảm nguy cơ xảy ra sự cố không cần thiết đến mức tối thiểu chấp nhận được trong chăm sóc sức khỏe [54] Theo viện y học Hoa Kỳ (IOM), an toàn người bệnh là phòng ngừa tác hại cho bệnh nhân Nhấn mạnh hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà (1) ngăn ngừa lỗi; (2) học hỏi từ các lỗi xảy ra và (3) được xây dựng dựa trên văn hóa an toàn liên quan đến tổ chức, nhân viên y tế và bệnh nhân trong chăm sóc sức khỏe [37] Năm 2002, WHO đã nhất trí thông qua nghị quyết của hội đồng y tế thế giới về an toàn người bệnh là giảm bớt tổn hại cho người bệnh và gia đình họ, công nhận những lợi ích kinh tế mà việc cải thiện an toàn người bệnh mang lại Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí y tế do chăm sóc không an toàn gây ra ở một số nước là từ 6 – 29 tỷ USD mỗi năm [22, 52].
An toàn là yếu tố nền tảng trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tránh những thương tích trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Theo IOM, sáu mục tiêu của hệ thống chăm sóc sức khỏe bao gồm:
- An toàn: Tránh gây hại cho bệnh nhân trong quá trình chăm sóc nhằm giúp đỡ họ.
- Lấy người bệnh làm trung tâm: Cung cấp dịch vụ chăm sóc tôn trọng và đáp ứng các sở thích, nhu cầu và giá trị của từng bệnh nhân và đảm bảo rằng bệnh nhân có thể đưa ra tất cả các quyết định lâm sàng.
- Hiệu lực: Cung cấp dịch vụ dựa trên kiến thức khoa học cho tất cả những người có thể hưởng lợi và hạn chế cung cấp dịch vụ cho những người không có khả năng hưởng lợi.
- Hiệu quả: Tránh lãng phí, bao gồm lãng phí thiết bị, vật tư, ý tưởng và năng lượng.
- Kịp thời: Giảm chờ đợi và chậm trễ có hại cho cả người bệnh và nhân viên y tế.
- Công bằng: Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe như nhau về chất lượng cho các đối tượng có đặc điểm cá nhân khác nhau như giới tính, dân tộc, vị trí địa lý và tình trạng kinh tế xã hội [21]
Biểu đồ 1.1 Các lĩnh vực đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe
(Theo Institue of Medicine, 2001: Crossing the Quality Chasm: A New Health System for the 21st Century)
Cox và cộng sự định nghĩa văn hóa an toàn là tập hợp các thái độ, niềm tin, nhận thức và giá trị mà nhân viên chia sẻ liên quan đến an toàn [45] Văn hóa an toàn còn được định nghĩa là sản phẩm giá trị của cá nhân và nhóm Là thái độ, nhận thức, năng lực, quyết định phong cách, hành vi và sự thành thạo của một tổ chức. Được thành lập dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, bởi nhận thức chung về tầm quan trọng của an toàn và sự đảm bảo về hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa Tạo ra một nền văn hóa an toàn hiệu quả là một quá trình liên tục, nỗ lực dẫn đến một thái độ tích cực đối với an toàn và giảm sự cố [53]
Văn hóa an toàn trong chăm sóc sức khỏe cũng có thể được coi là một nơi mà nhân viên có nhận thức tích cực về an toàn, làm việc nhóm, lãnh đạo và cảm thấy thoải mái khi thảo luận về lỗi [47] Đa số sai sót y khoa xảy ra do lỗi hệ thống,
Hiệu quả và hiệu suất Lấy người bệnh làm trung tâm
An toàn đó là công tác quản lý, tổ chức lao động, môi trường làm việc Hình thành văn hóa an toàn là một quá trình nỗ lực có hệ thống giữa các bên liên quan, cần có sự lãnh đạo đúng cách Nền văn hóa chăm sóc sức khỏe thay đổi khi các lỗi được theo dõi, phân tích và giải thích để cải thiện hơn là đổ lỗi [3, 6, 22, 23] Theo các nhà nghiên cứu, 70% các sự cố y khoa không mong muốn có nguồn gốc từ các yếu tố của hệ thống và chỉ có 30% là do cá nhân Vì vậy, để triển khai chương trình an toàn người bệnh, thúc đẩy sự an toàn của bệnh nhân, trước hết người quản lý cần quan tâm khắc phục lỗi hệ thống [1, 6]
1.1.3 Văn hóa an toàn người bệnh
Văn hóa an toàn người bệnh được bắt nguồn từ nghiên cứu của Cox và cộng sự năm 1991 trong ngành công nghiệp nguy hiểm về thái độ của nhân viên đối với an toàn Văn hóa an toàn người bệnh được coi là một nền văn hóa thể hiện năm thuộc tính mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cố gắng vận hành thông qua việc thực hiện quản lý an toàn: (1) Văn hóa nơi tất cả nhân viên y tế (bao gồm lãnh đạo bệnh viện, quản lý và nhân viên y tế) chịu trách nhiệm cho sự an toàn của bản thân, đồng nghiệp, bệnh nhân của họ; (2) Văn hóa ưu tiên an toàn trên các mục tiêu tài chính và hoạt động; (3) Văn hóa khuyến khích và khen thưởng cho việc xác định, truyền thông và giải quyết các vấn đề an toàn; (4) Văn hóa cung cấp cho tổ chức học tập từ các vụ tai nạn; (5) Văn hóa cung cấp các nguồn lực, cấu trúc và trách nhiệm thích hợp để duy trì các hệ thống an toàn hiệu quả [52].
Văn hóa an toàn được đo lường bởi quan điểm của nhân viên Đối với mỗi lĩnh vực khảo sát, tỷ lệ phần trăm trên 75% được coi là điểm mạnh và dưới 50% là những lĩnh vực cần cải thiện [27] Đánh giá văn hóa an toàn được xem là điểm khởi đầu, từ đó lập kế hoạch hành động để bắt đầu thay đổi an toàn cho người bệnh và được sử dụng để: (1) chẩn đoán văn hóa an toàn nhằm xác định các lĩnh vực cần cải thiện và nâng cao nhận thức về an toàn của bệnh nhân; (2) đánh giá các can thiệp hoặc chương trình an toàn của bệnh nhân và theo dõi sự thay đổi theo thời gian; (3) tiến hành xác định điểm văn hóa an toàn người bệnh trên từng lĩnh vực; (4) thực hiện các chỉ thị hoặc yêu cầu quy định [48] Một nền văn hóa an toàn người bệnh tích cực được coi là hướng dẫn hành vi của nhân viên y tế theo hướng xem sự an toàn của bệnh nhân là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ [48]
12 lĩnh vực khảo sát văn hóa an toàn người bệnh bao gồm [27]:
(1) Trao đổi cởi mở: Nhân viên tự do lên tiếng nếu họ thấy điều gì đó ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân và thoải mái đặt câu hỏi cho lãnh đạo.
(2) Thông tin phản hồi sai: Nhân viên được thông báo về các sai sót xảy ra, được phản hồi về các thay đổi được thực hiện và thảo luận về cách để ngăn ngừa lỗi.
(3) Tần suất ghi nhận sai sót: Những sai lầm thuộc các loại sau đây được báo cáo: sai lầm mắc phải và sửa chữa trước khi ảnh hưởng đến bệnh nhân, sai lầm không có khả năng gây hại cho bệnh nhân và sai lầm có thể gây hại cho bệnh nhân nhưng không phải.
(4) Bàn giao và chuyển bệnh: Thông tin chăm sóc bệnh nhân quan trọng được chuyển qua các khoa/phòng của bệnh viện và trong khi thay đổi ca.
(5) Hỗ trợ của quản lý: Quản lý bệnh viện cung cấp môi trường làm việc nhằm thúc đẩy sự an toàn của bệnh nhân và cho thấy an toàn của bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu.
Tình hình văn hóa an toàn người bệnh
Năm 1995, một loạt các sự cố y khoa được báo cáo gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân đã đánh thức sự quan tâm của cộng đồng về an toàn trong chăm sóc sức khỏe [30] Tháng 10 năm 1996, hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Hoa Kỳ (AAAS), hiệp hội y khoa Hoa Kỳ (AMA) và ủy ban chung về chứng nhận các tổ chức chăm sóc sức khỏe (JCAHO) cùng với các tổ chức khác đã triệu tập hội nghị đa ngành đầu tiên về các sai sót trong chăm sóc sức khỏe [30] Năm 1998, Lucien – một bác sĩ phẫu thuật nhi khoa là người tiên phong trong phong trào an toàn cho bệnh nhân, đã mô tả văn hóa an toàn phổ biến là sự giận dữ, đổ lỗi, thất vọng và mất lòng tin đối với các sai sót y khoa trong chăm sóc sức khỏe [30, 33]. Năm 1999, viện y học Hoa Kỳ công bố báo cáo ‘‘To Err Is Human’’, xác định an toàn người bệnh là một vấn đề quan trọng trên toàn quốc [22], sự quan tâm về an toàn người bệnh ngày càng tăng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ả Rập, Hà Lan [31-33, 41] Đánh giá văn hóa an toàn người bệnh là bước đầu tiên để cải thiện chăm sóc an toàn trong bệnh viện [38] Tháng 12 năm 1999, cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng Hoa Kỳ (AHRQ) báo cáo rằng việc ngăn ngừa các sai sót y khoa có khả năng tiết kiệm khoảng 8,8 tỷ USD mỗi năm [22]
Sự cố y khoa là vấn đề phổ biến, mang tính nghiêm trọng đang được xã hội quan tâm Trong đó, các bác sĩ, điều dưỡng gặp vấn đề liên quan đến hệ thống như bệnh nhân quá tải, nhân lực thiếu dẫn đến thời gian khám và tiếp xúc với người bệnh ngắn; Thiếu phương tiện để chăm sóc đáp ứng nhu cầu người bệnh; Áp lực tâm lý Nhận thức và quan điểm của nhà quản lý là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc khắc phục lỗi hệ thống, đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các sai sót y khoa [6, 29, 35] Nhằm đánh giá văn hóa an toàn người bệnh, hạn chế sai sót y khoa, trong thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã phát triển một số công cụ [15, 25, 43] Các công cụ đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường thái độ của nhân viên y tế [24] Một trong những công cụ đo lường này là khảo sát của bệnh viện về văn hóa an toàn người bệnh (HSOPSC), lần đầu tiên được giới thiệu bởi AHRQ và được sử dụng rộng rãi với độ tin cậy tốt [2, 8, 9, 15, 18, 20,
Giới thiệu bộ công cụ HSOPSC
Bộ công cụ khảo sát văn hóa an toàn người bệnh (HSOPSC) đã được thử nghiệm, sửa đổi và được phát hành vào tháng 11 năm 2004 bởi cơ quan nghiên cứu y tế và quản lý chất lượng Hoa Kỳ (AHRQ) để khảo sát trên 1.437 nhân viên y tế của 21 bệnh viện ở Hoa Kỳ, với hệ số cronbach’s alpha là 0,63 – 0,84 [15] Tại hội nghị nghiên cứu an toàn bệnh nhân năm 2007, nhiều quốc gia khác cũng sử dụng bản dịch của bộ câu hỏi, bao gồm Bỉ, Đan Mạch và Na Uy [32, 41, 42, 53] Các nghiên cứu trước đây sử dụng bộ công cụ đã cho tính nhất quán nội bộ và xây dựng tính hợp lệ [14, 19, 20, 41, 57] Tại Việt Nam, Sở Y tế TPHCM đã ban hành khuyến cáo xây dựng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện, công nhận bộ câu hỏi HSOPSC và được sử dụng rộng rãi [2, 3, 5, 8, 9].
Bộ công cụ khảo sát của bệnh viện về văn hóa an toàn người bệnh(HSOPSC) được điều tra thí điểm năm 2004 tại Hoa Kỳ, bao gồm 42 mục được chia thành 12 lĩnh vực của văn hóa an toàn: Làm việc nhóm trong các khoa/phòng; Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh; Học tập một cách hệ thống – cải tiến liên tục; Hỗ trợ của quản lý; Thông tin phản hồi sai; Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh; Trao đổi cởi mở; Tần suất ghi nhận sai sót; Làm việc nhóm giữa các khoa/phòng; Nhân sự; Bàn giao và chuyển bệnh; Không trừng phạt khi có sự cố[13].
Các yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh
Một nghiên cứu tại Na Uy cho thấy bác sĩ đạt điểm an toàn cao hơn điều dưỡng Giữa các ngành nghề khác nhau có điểm an toàn người bệnh khác nhau, sự khác biệt là có ý nghĩa với p