1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay

189 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THANH THÚY

LUAN VAN THAC SY TAM LY HOC

MA SO: 60.31.80

HUONG DAN KHOA HOC

GS.TS NGUYEN NGỌC PHU

HA NOI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT

MO DAU

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI

1.1 Lịch sử nghiên cứu vân đê1.2 Các khái niệm cơ bản

1.3 Các trường đại học trong hệ thông quốc dân Việt Nam.

1.4 Những van dé đặt ra về nội dung chương trình đào tạo, điều

kiện vật chất dạy — học, phương pháp dạy — học nhằm nâng caochất lượng dạy — học hiện nay.

CHƯƠNG 2: TIEN TRÌNH THUC HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

2.1 Nghiên cứu lý luận.2.2 Nghiên cứu thực tiễn

2.3 Tiến trình thực hiện chung

CHƯƠNG 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng về nội dung chương trình, điều kiện cơ sở vật chat

-dạy — học, phương pháp -dạy — học đại học qua nghiên cứu ở một

số trường đại học công lập hiện nay.

3.2 Dư luận xã hội của sinh viên về nội dung chương trình dạy_— _

học đại học hiện nay.

3.3 Dư luận xã hội cua sinh viên về điêu kiện vat chat dạy — ho

3.4 Dư luận xã hội của sinh viên về phương pháp dạy — học.

3.5 Đề xuất giải pháp cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam 7

trong những năm trước mắt.

KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang

Trang 3

DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT TRONG LUẬN VAN

Chữ viết tắt Xin đọc làCD Cao dang

Trang 4

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO TRONG LUẬN VAN

„ l - Trang

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu dé 3.1: Nguồn cung cấp thông tin về tình hình giáo dục 66

cho sinh viên

Biéu đồ 3.2: So sánh mức độ sử dụng các phương pháp trong dạy 74

— học theo đánh giá của sinh viên và giảng viên

Biéu đồ 3.3: Đánh giá của giảng viên và sinh viên về tính hữu ích 85

của nội dung chương trình học

Biéu đồ 3.4: Tự đánh giá của sinh viên theo một số khía cạnh 88

trong hoc tap

Biểu đồ 3.5: Đánh giá việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào 99

giảng dạy (ý kiến của sinh viên và giảng viên

Biéu đồ 3.6: Mối tương quan giữa tần số sử dụng các phương 104

pháp với hiệu quả của các phương pháp đó (%)

Biêu đô 3.7: Tầm quan trọng của giảng viên và sinh viên trong 105quá trình dạy — học dưới con mắt nhìn của sinh viên và giảng viên

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 3.1: So sánh mức độ sử dụng các phương pháp kiểm tra 78

đánh giá (theo ý kiến của sinh viên và giảng viên)

Bảng 3.2: Đánh giá của giảng viên và sinh viên vê nội dung 80

chuong trinh day — hoc

Bang 3.3: Đánh giá về một số yếu tổ anh hưửng đến kết qua học 89

tập của sinh viên

Bảng 3.4: Ý kiến của sinh viên về việc sử dụng các phương tiện 98

kỹ thuật hiện dai trong giảng day

Bảng 3.5: Đánh giá của giảng viên và sinh viên về sự nhiệt tâm 109

của giảng viên và sự chuân bị bài giảng của giảng viên trong côngVIỆC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1- Lí do nghiên cứ đề tài.

Cải cách giáo dục nói chung, cải cách giáo dục đại học nói riêng

đang là một trong những vấn đề được nhiều người dân quan tâm nhất hiệnnay Đồng thời cải cách giáo dục đại học đang là quyết tâm của ngành giáodục — đảo tạo, bởi đã đến lúc hàng loạt những vấn đề nảy sinh trong 20 năm

qua đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách Đội ngũ giảng viên thiếu về số

lượng, một bộ phận không nhỏ còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và

tin học Chương trình và phương pháp chậm đổi mới so với thời đại, không

bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới Tính “hàn lâm” còn

kha đậm nét trong chương trình dao tạo [17; tr 95] “Nền giáo dục đại học

Việt Nam hiện nay rất mất cân đối” Điều kiện vật chất phục vụ cho việcdạy — học thì thiếu thốn và lạc hậu Nhiều người cảm thấy mat lòng tin vàonên giáo dục nước nhà Nhiều gia đình tự lo bằng cách tìm mọi cơ hội để

cho con cái họ được ra nước ngoài du học Vì không đánh giá cao nền giáo

dục Việt Nam nên có đến 41.6% sinh viên đồng ý và 45% sinh viên đồng ýmột phần với ý kiến cho rằng “du học tốt hơn trong nước ” chỉ có 4.7% làkhông đồng ý Còn về phía các thầy cô giáo có 38.2% đồng ý với ý kiến

trên, 59% đồng ý một phan và không có ai phản đối Khi được hỏi “néu

diéu kiện tài chính cho phép ông (bà) có muốn đi du học hoặc cho ngườithân đi du học ” thì có tới 89.3% sinh viên muốn được đi du học và 89.7%giảng viên có ý muốn tương tự Có không ít ý kiến cho răng “giáo dục ViệtNam nói chung, giáo dục đại học nói riêng xuống cấp một cách trầm

trọng” Giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng đang loay

hoay tìm hướng đi riêng của mình, nhiều lần cải cách nhưng vấn đề ngàycàng trở nên nghiêm trọng và gây thất vọng hơn.

Câu hỏi lớn nhất hiện nay đối với ai có tâm huyết với sự nghiệp giáo

dục nước nhà là làm thê nào đê đôi mới giáo dục thực sự mang lại hiệu quả

Trang 6

thiết thực, đào tạo nên các thé hệ công dân tài giỏi xây dựng đất nước Báo

cáo chính trị của Ban chấp hành Trung Ương Đảng tại đại hội Đảng lần thứ

X cũng chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cau tổ

chức, cơ cấu quản lý, nội dung phương pháp day và học; thực hiện chuan

hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”

[70; tr 95].

Câu hỏi này bao hàm nhiều câu hỏi lớn, trong đó có việc: Đôi mớigiáo dục Việt Nam nên theo mô hình nao; nên bắt đầu từ đâu, từ khi nào,bắt đầu từ những ai? Trả lời những câu hỏi lớn này không đơn giản mà cần

có những giải pháp đồng bộ và hệ thống Cần phải xem xét và khăng định

lại về nhiều vấn đề, cả về triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chính sách

giáo dục, hệ thong giáo duc quéc gia, nội dung chương trình, điều kiện cơsở vật chất cho việc day — học, phương pháp dạy — học v.v

Trong một nỗ lực dé thực hiện cải cách giáo dục đại học, giải quyết

được những vẫn đề đang tồn đọng trong giáo dục đại học Việt Nam thì

chúng ta cần phải biết giáo dục đang gặp phải những vấn đề gì và ngườitrong cuộc nghĩ gì về những vấn đề đó Chính vì thế mà tôi đã lựa chọn đề

tài “Du luận cua sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điêu kiện vậtchất dạy — học, phương pháp dạy — học đại học hiện nay” với tư cách là

công trình luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học nhằm góp tiếng nói

chung làm rõ một phần của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam, dư luận

xã hội của chính những sinh viên — những người đang học về một số vấn đề

noi bật của giáo dục đại học hiện nay Bằng những kết quả cụ thể, tôi hyvọng đề tài sẽ cho chúng ta thấy một cái nhìn tương đối về bức tranh giáodục đại học Việt Nam hiện nay và tìm ra con đường để khắc phục, đồngthời góp phần đưa nền giáo dục đại học Việt Nam phát triển trong xu thếphát triển chung của khu vực và thế giới, tìm ra một phan con đường dé

khắc phục những điểm hạn chế đó.

Trang 7

3- Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Khái quát những vấn đề lí luận về dư luận xã hội cũng như nhữngvẫn đề chủ yếu về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy — học,

phương pháp dạy — học đại học hiện nay.

- Làm rõ dư luận xã hội của sinh viên về nội dung chương trình đàotạo, điều kiện cơ sở vật chất cho việc dạy — học, phương pháp dạy học đạihọc Phân tích lý giải, xử lý số liệu nhăm rút ra các kết luận về định lượng

và định tính.

- Trên cơ sở đó, đưa ra các định hướng giải pháp góp phần cải cách

giáo dục đại học Việt Nam trong những năm trước mắt.4- Đối tượng nghiên cứu.

Dư luận xã hội của sinh viên.

Trang 8

6- Pham vi nghiên cứu.

6.1 Dia bàn nghiên cứu.

Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học kinh tế quốc dân, trường

Đại học Luật, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, trường Đại học NôngNghiệp.

6.2 Phạm vi nghiên cứu.

- Nghiên cứu căn cứ tâm lý xã hội của dư luận xã hội (khuôn mẫu xã

hội và tâm thé xã hội).

- Nghiên cứu căn nguyên của dư luận xã hội (nhận thức, tự ý thức vàý thức)

7- Giả thuyết nghiên cứu.

- Phần lớn sinh viên đều cho rằng nội dung chương trình dạy — học

hiện nay đã cũ va lạc hậu, không theo kip với sự phat triển tri thức của thời

- Phần lớn sinh viên cho rang phương pháp dạy — học đại học hiện

nay đã trở nên lạc hậu, chưa bắt kip với những thành tựu dạy — học hiện dai

trong khu vực và trên thế giới.

- Họ cho rằng điều kiện vật chất cho dạy — học quá nghéo nan và

thiếu thốn.

- Các khuôn mẫu tư duy xã hội và các tâm thế xã hội có ảnh hưởnglớn đến dư luận của sinh viên về nội dung chương trình, điều kiện vật chất

dạy — học, phương pháp dạy — học đại học hiện nay.

- Da số các sinh viên có trình độ nhận thức tương đối đúng dan vềnên giáo dục đại học của nước nhà hiện nay, họ mong muốn được hưởngmột nền giáo dục tốt hơn và thê hiện ra băng dư luận và những hành động

thiết thực.

Trang 9

8- Phương pháp nghiên cứu.

8.1 Phương pháp quan sát

Dựa trên việc tri giác hành vi, cử chỉ, lời nói cua sinh viên khi ban về

van đề nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy — học, phương pháp

dạy — học dai học Quan sát cả những biéu hiện phi ngôn ngữ đựoc thé hiện

qua nét mặt của người được quan sát.

8.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Dựa trên bảng hỏi có sẵn để thu nhập thông tin từ khách thể Bảng

hỏi gồm những câu hỏi đóng yêu cầu người được hỏi, chọn một trong

những phương án đã được nêu ra đồng thời có cả những câu hỏi mở và câuhỏi kết hợp cho phép người được hỏi nêu ra ý kiến của cá nhân họ Ngoài

ra còn có một số câu hỏi đối cực yêu cầu người trả lời chỉ chọn một trong

hai phương an.

8.3 Phương pháp phỏng vấn.

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân và

phỏng van tự do nham thu thập những thông tin phù hợp với mục tiêu và

yêu cau của dé tài Trong một số trường hop, dé tài sẽ tiến hành phỏng van

sâu cá nhân một số sinh viên và giảng viên, cán bộ quản lý nhằm làm rõ

và kêt luận môt sô nội dung nôi cộm của giáo dục đại học hiện nay.

8.4 Phương pháp thống kê toán học.

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý, phântích, đánh giá kết quả nghiên cứu thu được qua điều tra Đề tài sử dụngphần mềm chuyên dụng SPSS 15.0.

Trang 10

CHUONG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CUA VAN DE NGHIÊN CUU

1.1 Lịch sử nghiên cứu van dé

1.1.1 Quan điểm của các tác giả phương Tây

Trước thế kỷ 18, dư luận xã hội hầu như ít được nghiên cứu với tưcách là đối tượng của một ngành khoa hoc Tuy rang trong thé ky 18, các ýtưởng về dư luận xã hội đã xuất hiện trong các tác phâm triết học hay van

học thời kỳ phục hưng, thậm chí trong các tác phẩm của Platon hay

Aristotle cũng đã đề cập đến dư luận xã hội song đây van là một khái niệm

ít được dé cập tới Tuy vậy, ngay từ thế kỷ 17, William Tempie — ngườiAnh là người đầu tiên đề cập đến dư luận xã hội dưới góc độ lý thuyết vềnguồn gốc và bản chất của dư luận xã hội Điều quan trọng là những nghiêncứu dư luận xã hội không chỉ dừng trên lý thuyết mà còn được vận dụngtrong thực tế Theo hướng này, sau đó, nhà hoạt động xã hội người AnhDaniel Defoe đã vận dụng những nghiên cứu này vào thực tiễn bằng cách

xây dựng một mạng lưới thông tin cơ sở dé nắm bắt dư luận của quan

chúng ở cơ sở [ 37; tr 106]

Bắt đầu từ thế ky 18, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến khái

niệm và bản chất của dư luận xã hội do sự ra đời của các ngành khoa học

mới như tâm ly học, xã hội học, chính tri học Tuy nhiên, có rất it sự nhấttrí về bản chất của dư luận xã hội Thuật ngữ này được hiểu rất mơ hồ.Người Pháp được xem là người sáng lập và phô biến dư luận xã hội với tác

phẩm của Rousseau “L’ opinion publique” được viết vào khoảng năm 1744

trong đó nhấn mạnh sự xem xét các khía cạnh chính tri của dư luận xã hội

hơn là coi dư luận xã hội với tư cách là một hiện tượng xã hội Năm 1762,

những khái niệm cơ bản về dư luận xã hội được J.J Rousseau — nha triết

học Pháp — đã có công trong việc đưa ra những khái niệm cơ bản về dư

luận xã hội Lúc bay giờ, ông đã nêu một số luận điểm tiến bộ “hoạ động

của nhà nước phải lệ thuộc vào sự phán xét cua nhân dan” Con trong

“khê ước xã hội”, Rousseau đã vạch ra nội dung của dư luận xã hội tiên bộ

Trang 11

— đó là trí tuệ của nhân dân có thé phán xét, điều chỉnh chính quyền phải

thực hiện theo một mệnh lệnh của hội nghị nhân dân Ông cho rằng:

“Muốn cho ý chi trở thành ý chi chung không nhất thiết phải lúc nào cũng

trăm người như một, nhưng điều quan trọng là mọi tiếng nói nhân dân phải

được xem xét đến, nếu loại bỏ, dù là hình thức một tiếng nói nào đó thì ý

chí chung sẽ tan rã” [15; tr 106] Muốn vay “dan chúng phải được thông

tin một cách đây đủ khi họ luận giải vấn đề, cho dù không ai trao đổi riêngvới ai thì qua nhiều sự khác biệt nhỏ, các cuộc luận giải van cứ dan đến ychi chung, kết quả sẽ luôn tot đẹp” [15; tr 58 — 59] Như vậy, Rutxo đã đềcập đến tính quy luật của sự hình thành dư luận xã hội và cách thức dé tạora dư luận đó Theo ông, nếu người dân được cung cấp thông tin một cách

đầy đủ, chính xác về sự kiện cũng như người lãnh đạo biết tổ chức tranh

luận cho các thành viên dé họ trình bay quan điểm, ý kiến riêng sẽ có kếtquả tốt đẹp cho vấn đề đó.

Heghen, nhà triết học duy tâm người Đức cũng có ý kiến xác đáng về

dư luận xã hội khi ông cho rang “du luận xã hội đã mở ra cho mỗi người

khả năng thé lộ và bảo vệ ý kiến chủ quan của mình đối với cái chung”,“dự luận đã là một sức mạnh to lớn trong tat cả các thời đại” [37: tr 78].Ông coi trọng việc cung cấp khả năng hiểu biết tiến trình tranh luận, bởi vì

“bằng cách ấy dự luận mới có được những tư tưởng chân lý, mới thâmnhập được vào trạng thái công việc của nhà nước và cũng chính bằng cáchấy dự luận mới trở nên có khả năng phán xét về chúng (nhà nước và côngviệc của nhà nước) một cách hợp lý” [37; tr 96] Dù là nhà triết học duytâm song luận điểm của ông có ý nghĩa to lớn như là một trong những hạtnhân hợp đối với dư luận xã hội.

Ở thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã nhân mạnh đến tính hợp lý của

quá trình dư luận (opinon process) Năm 1882, W.A Machinnon nêu ý

tưởng “du luận xã hội có thể coi là dạng tình cảm ở bất cứ chủ thể nhấtđịnh nào Chúng được quan tâm bởi những người có hiểu biết nhất, thôngmình nhất và có đạo đức nhất trong cộng đồng Chúng được lan dần và

Trang 12

được chấp nhận bởi hau hết mọi người ở các trình độ giáo dục hoặc cảm

xúc riêng tư cua 1 quốc gia văn mình” Sau đó, A.Lawrence Lowell, nhà

giáo dục học, luật sư người Mỹ đã viết “một dự luận có thé được xác định

như là sự chấp nhận của một trong hai hay nhiều hơn nữa các quan điểm

trái ngược nhau, chúng có thé được chấp nhận bởi sự chủ tâm hop lÿ

(rational mind) xem đó như một sự thực ” [5; tr 30]

Năm 1910, M.Weber chính thức đặt ra chương trình nghiên cứu

chính thức xã hội học về báo chí Trong chương trình đó, ông đều cập đến

khía cạnh nghiên cứu đặc điểm của dư luận xã hội hay thái độ đối với

thông tin.

Năm 1922, nhà báo và nhà xã hội học người Mỹ, Walter Lipmann

viết “Dư luận xã hội” Ông đề cập đến nhiều vấn đề như: Cơ chế sàng lọc

mang tính định hướng của các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mụcdich tao ra dư luận xã hội phù hợp với quan điểm truyền thông [48; tr85]

Một thành tựu khác trong nghiên cứu dư luận xã hội là sự ra đời của

viện dư luận đầu tiên ở Mỹ do H.Gallup thành lập năm 1935 Với luậnđiểm coi “đ luận là công cụ có ích của nên dân chủ”, viện dư luận đã

hướng việc nghiên cứu vao các van dé thực tiễn của đời sống, chính tri, xã

hội Chính ông đã đưa ta phương pháp thăm dò bằng bảng hỏi hay phỏngvan qua điện thoại Phương pháp Gallup đánh dau một bước tiễn mới trongnghiên cứu về dư luận xã hội Các viện thăm dò như vậy cũng lần lượtđược thành lập ở Anh, Pháp, Đức và một số nước tư bản khác Nội dung

chủ yếu là nghiên cứu các van đề thực tiễn trên các lĩnh vực kinh tế, chính

trị, văn hoá Đáng chú ý là các t6 chức ấy không chỉ nghiên cứu dư luận xãhội đang ton tại mà còn có nhiệm vụ can thiệp vào quá trình hình thành,

uốn nắn, điều chỉnh dư luận xã hội cho phù hợp với lợi ích của giai cấp

thống trị Cùng với sự ra đời của các tô chức ay là sự xuất hiện của nhiềutác giả với những học thuyết nghiên cứu về dư luận xã hội Một trongnhững thành tựu nồi bật nhất là những nghiên cứu về cơ chế hình thành va

Trang 13

biến đổi của dư luận xã hội ở góc độ tâm thế Một số học thuyết đang được

coi là căn cứ lý luận của sự biến đổi tâm thế thành dư luận xã hội là:

- Thuyết khai thác khía cạnh chức năng của của tâm thế Theo thuyết

nay, tâm thế được phân biệt với nhau trên cơ sở các chức năng mà nó đảm

nhận Chăng hạn, có tâm thế đảm nhận chức năng nhận thức, chức năng

thoả mãn nhu cầu vật chất hay nhu cầu tự vệ Trước các sự kiện dién biến

xã hội tương tự hoặc có nét tương tự các sự kiện ay ma các tâm thé nhất

định được hình thành, được nhận thức và dư luận xã hội sẽ bùng lên Muốn

thay đôi khuynh hướng của dư luận xã hội thì phải thay đổi ngữ cảnh củatâm thé

- Một cách khác của sự biến đổi tâm thế, hình thành dư luận xã hội

đó là cách tiếp cận huấn tập Thuyết huấn tập khang định vai trò của yếu tố

thưởng phạt đối với sự hình thành dư luận xã hội Theo huấn tập, các phản

ứng dư luận xã hội được khích lệ sẽ trở thành những tâm thế bền vững, còn

nếu không được khích lệ nó sẽ tự mat đi.

- Cách tiếp cận vấn đề thay đổi tâm thế hình thành dư luận xã hộiđang thịnh hành nhất hiện nay là cách tiếp cận nhận thức và cách tiếp cận

tri giác.

Cách tiếp cận nhận thức có các “thuyét cân bằng” của Fritz Heider,các “huyết tương hợp tình cảm nhận thức”, “thuyết tương hop” củaOsgood và Tanenbam và “thuyét bất dong” Cách tiếp cận nhận thức nhấnmạnh yếu tố niềm tin và tư tưởng qua nhóm xã hội Theo cách này, mộttrong những nguyên tắc cơ bản mọi người theo đuôi là nguyên tắc nhấtquán giữa niềm tin, tâm thé và hành vi Y thức về tính thiếu nhất quan tạosự căng thăng, bat an mà mọi người né tránh nó hoặc tự thay đối dé tháo gỡsự thiếu nhất quán đó.

Cách tiếp cận tri giác có “thuyét phán xét xã hội” của Sherif vàHovland và “thuyét qui kết” của Heider Theo Sherif va Hovland tâm théthái độ của công chúng trong việc tiếp thu thông tin duoc qui định bởi 3

tâm tâm thê: Tâm thụ cam, tâm cự tuyệt và tâm bang quan Diém moc đê

Trang 14

phân chia các tầm này là giá trị tâm thế của chủ thé trên thang do tâm thé,

thái độ của công chúng trong việc tiếp thu thông tin được qui định bởi 3

- Tầm thụ cảm: trung tâm của tầm thụ cảm là thái độ phán xét, đánh

giá tích cực của công chúng được đo đạc bằng một thang đo nhất định.Tầm thụ cảm là dải thông tin kế cận, không cách biệt lắm với thái độ phánxét đích thực của nhóm công chúng (tất cả các phát biểu của cá nhân,

phương tiện thông tin đại chúng gần gũi với quan điểm của công chúng,

năm trong tầm thụ cảm) sẽ được công chúng dễ dàng chấp nhận Công

chúng coi các quan điểm năm trong tầm thụ cảm gần gũi với mình hơn là

sự gần gũi đích thực giữa công chúng.

- Tầm bàng quan là dải thông tin bao gồm các quan điểm không gần

nhưng cũng chưa xa lắm với quan điểm sở tại của công chúng Đối với cácquan điểm này, thái độ của công chúng là bảng quan: Không chấp nhận

cũng không phản bác.

- Tầm cự tuyệt là dai thông tin bao gồm các quan điểm khác xa, đốilập với quan điểm sở tại của công chúng Các quan điểm ở đây bị côngchúng coi cách biệt với quan điểm của họ, xa hơn là sự cách biệt đích thực,nó bị công chúng phản bác, không chấp nhận Muốn làm chủ được dư luậnxã hội trước hết phải xuất phát từ quan điểm gần gũi với công chúng, nângdần quan điểm của công chúng thành quan điểm riêng của mình.

Xác định và hiểu sâu sắc cơ chế hình thành dư luận xã hội chăngnhững cho ta hiểu biết, phân tích được dư luận xã hội mà con cho ta thaycách tác động có chủ định, tổ chức dé hình thành dư luận lành mạnh có lợi

cho xã hội.

Dư luận tích cực của xã hội không chỉ là chỉ báo chính xác về thực

trạng bề ngoài tinh thần, tư tưởng của một xã hội, một dân tộc mà còn nhưmột thiết chế thuộc hệ thống điều hành quản lý xã hội.

Những nghiên cứu của Heider về các điều kiện trong đó người ta sẽ

quy kết tình trạng hiện có của đối tượng cho các nguyên nhân xuất phát từ

Trang 15

bên trong hay bên ngoài đối tượng Chang hạn nghiên cứu về các yếu tổ

quyết định sức mạnh và độ tự tin của các qui kết, các yếu tố cản trở thiên

hướng phán xét qui kết của cá nhân.

Ngoài cách tiếp cận tâm thế còn có thuyết “nghiên cứu thông tin và

người nhận thông tin, truyền thông tin trong quá trình hình thành dư luận”.

Theo hướng này, đáng chú ý là nghiên cứu của Noelle Newmann về “ứng

xử của những đối tượng tiếp nhận thông tin và truyền tin”, “những vậnđộng thuyết phục và thay đổi thái độ con người” đã đi đến ý tưởng định

hướng dư luận xã hội thông qua vai trò cua “thủ lĩnh dư luận” [41; tr 32]

Năm 1947, tại Paris, cuộc hội thảo đầu tiên tập hợp các nhà nghiên

cứu và thực hành chuyên ngành về dư luận xã hội được tô chức Năm 1948,

hội quốc tế nghiên cứu về dư luận xã hội được chính thức thành lập với hơn

200 hội viên đại diện cho hơn 30 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau.Năm 1962, trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội Đông Nam Á được thành

lập tai Thai Lan Trên các tạp chí của Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Bi,

Italia xuất hiện các chuyên mục đăng tải thông tin mới nhất về kết quacủa các cuộc điều tra dư luận xã hội [37; tr 106 — 108]

Tóm lại, cho đến những năm 70, Tâm lý học xã hội phương Tây đã

thu được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu dư luận xã hội, đặc biệtxoay quanh cơ chế hình thành và biến đổi dư luận xã hội ở nhiều góc cạnhkhác nhau Mỗi góc cạnh được làm rõ bởi học thuyết nhất định Các nghiêncứu đã được vận dụng để điều tra, thong kê, thực nghiệm với những địnhlượng và định tính về dư luận xã hội Các nghiên cứu này được sử dụng với

những mục đích khác nhau Với tư cách là một kết quả nghiên cứu khoa

học, các chủ thê có khuynh hướng chính trị khác nhau đều có thể sử dụng

theo những mục đích khác nhau.

1.1.2 Quan điểm của các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa

Mác —Lénin

Trang 16

Các nhà lý luận kinh dién của chủ nghĩa Mác — Lénin đã khang định

dư luận xã hội có vai trò sức mạnh Với luận điểm quần chúng nhân dân là

người tạo ra lịch sử, dư luận xã hội bắt nguồn từ trí tuệ của các tầng lớp

nhân dân, do đó khi tăng cường vai trò của các tầng lớp nhân dân sẽ dẫn

đến phát huy hiệu lực của dư luận xã hội Angghen đồng thời cũng lưu ý

con người cần phải nhận thức về dư luận, biết sử dụng nó một cách hợp lý,

có ý thức dé sao cho các biến đổi xã hội cụ thé xảy ra trước hết cần phải cótiền bộ to lớn trong dư luận xã hội.

V.I Lênin đã gắn van đề dư luận xã hội với sinh hoạt dân chủ va giáo

dục quần chúng, cũng như vai trò của nó trong việc xây dựng xã hội nói

chung Người coi việc định hướng là sứ mang của các nhà tư tưởng các nhalãnh dao: “Nhà tw tưởng chi xứng dang với danh hiệu nhà tu tưởng khi nao

họ di trước phong trào tự phat, chỉ đường cho nó, khi nào họ biết giảiquyết trước người khác tat cả những van dé lý luận, chính trị, sách lược vàcác vấn dé tổ chức nà những yếu tô vật chất của phong trào húc phải mộtcách tự phát Muon thực sự chủ ý đến những yếu to vật chất của phong tràophải có thai độ phê phán đối với nó, phải biết rõ sự nguy hiểm và những

thiếu sót của phong trào tự phát, phải biết nâng tinh tự phát lên tinh tựgiác” [69; tr 446 — 446] Lênin còn cho rằng việc quản lý của nhà nước

chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dư luận xã hội do đó cần thiết phải làm cho

“du luận xã hội có ý thức, có nhận thức ” Như vậy, Lênm đã nêu lên tư

tưởng định hướng dư luận xã hội ở chỗ phải chuẩn bị trước cho nhân dânmột cách có ý thức về chính trị, tư tưởng và tâm lý, đảm bảo cho sự pháttriển của dư luận xã hội phù hợp với yêu cầu của việc xây dựng xã hội chủ

Mác nhiều lần gọi dư luận xã hội là dư luận của nhân dân Theo quan

điểm macxit, dư luận xã hội đóng vai trò là yếu tô và phương tiện điều

chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của con người.

Tại Việt Nam, Hồ chủ tịch cũng rất chú trọng đến tiếng nói của nhân

dân Người cho răng quân chúng nhân dân có vai trò to lớn trong việc giải

Trang 17

quyết các van đề xã hội Thí dụ, trong tác pham “Dân vận” và “Sửa đổi lềlối làm việc”, Người viết: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lầndân chịu cũng xong” hay “dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được, dânchúng không đồng lòng việc gì cũng không làm nên” Trong công tác lãnhđạo, quản lý cần phải thường xuyên lắng nghe, lấy ý kiến của dân.

1.1.3 Quan điểm của các nhà tâm lý học và xã hội học Liên Xô

Từ những năm 1950 — 1980 các nhà xã hội học và tâm lý học đã có

những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu dư luận xã hội đặc biệt là ở

Liên Xô Dư luận xã hội là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, cónhiều công trình nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau Đặc biệt,

sự phát triển của chủ nghĩa xã hội đã tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho

sự hình thành và biểu hiện của dư luận xã hội tiến bộ Nền dân chủ của các

nước xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào

hoạt động quản lý xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu dư luận xã hội

càng được quan tâm và có ý nghĩa to lớn Có nhiều hướng nghiên cứu vềdư luận xã hội tuy nhiên hướng nghiên cứu cơ bản nhất xoay quanh vấn đề

dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội.

Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu bản chất, đặc trưng và sự

hình thành của dư luận xã hội chủ nghĩa của các tác giả như A K Uledop,B.A Grusin, P.A Xakharop, V.K Paderin, V.B Richenhév.

- A.K Uledop đưa ra luận điểm “du luận xã hội la một trong nhữngtrạng thái của ý thức xã hội” Trong một số tác pham như “du luận xã hộilà đối tượng nghiên cứu của xã hội học” (1954), “dư luận xã hội và sự hình

thành của nó một cách có mục đích” (1957), “dư luận xã hội và công tác

tuyên truyền” (1980) ông hướng vào làm rõ chức năng, tính qui luật của sựhình thành dư luận xã hội nhằm mục đích phục vụ cho giáo dục cộng sản.

[37; tr 63].

- B.A Grusin tiếp cận van đề ở góc độ khác Ông cho rang trong mọitrường hợp dư luận xã hội luôn luôn là sự phản ánh hiện thực, tính chất

Trang 18

phức tạp của sự phản ánh của dư luận xã hội thông qua sự có mặt của nội

dung tư tưởng và nội dung tâm lý xã hội trong đó Trong tác phẩm “dư luậnvề thế giới và thế giới dư luận” (1967) ông đã xác định hàng loạt những đặcđiểm của dư luận xã hội, khăng định qui luật vận hành của nó Muốn điềukhiển dư luận xã hội phải tính đến những đặc điểm như: Tính đại chúng,

đám đông của dư luận xã hội; tính phản ánh trực tiếp gắn với nhu cầu và lợi

ích cá nhân với cộng đồng: tính không rõ ràng về mặt quan điểm so với hệtư tưởng khoa học; dư luận xã hội vận hành như những nhân tố kích thíchvà điều chỉnh hoạt động của con người.

- V.K Paderin trong công trình “dư luận xã hội chủ nghĩa phat triển,bản chất, bản chất và các qui luật hình thành” (1980), đã đưa ra cách tiếpcận xem xét giá trị đối với dư luận xã hội Paderin cho rằng “đ luận xã

hội là ý thức đánh giá, noi cách khác là y thức xã hội nhìn từ góc độ chức

năng đánh giá của nó” [37; tr 64] Cách tiếp cận này càng khám phá sâubản chất của dư luận xã hội, mở rộng quan niệm về vị trí của nó trong ýthức xã hội; trong đó tập trung vào thái độ của con người với đối tượng,đánh giá dưới góc độ nhận thức của các khả năng có thé đáp ứng nhu cầucủa con người mà đối tượng có được.

- V.B Richenhév tập trung vào tinh qui luật của sự tạo thành dư luận

xã hội cũng như vận dụng nó trong quản lý Trong cuốn “dư luận xã hội và

van dé quản lý” (1987), tác giả khang định dư luận xã hội vận hành thôngqua Sự giao tiếp xã hội Tình qui luật của sự vận hành thể hiện ở việc nângcao tính tích cực của ý thức quần chúng cũng như tăng cường thúc đây của

bản thân dư luận xã hội Trên cơ sở chỉ ra tính qui luật của sự vận hành của

dư luận xã hội, tác giả đã xác định những nội dung, yêu cầu của sự vận

dụng dư luận xã hội trong hệ thong thông tin; trong đấu tranh với tiêu cực

xã hội, trong công tác cán bộ cũng như trong xây dựng ý thức hệ xã hội chủ

nghĩa Bằng cách này, ông đã chỉ ra vai trò của các nhà lãnh đạo quản lý,chủ thé của định hướng dư luận xã hội phải biết nắm bắt và hướng dẫn du

luận trong quản lý xã hội.

Trang 19

Hướng nghiên cứu thứ hai: Tìm kiếm xác định các phương thứcđịnh hướng dư luận xã hội ở tầm vĩ mô Các tác giả đi theo hướng này đặcbiệt nhắn mạnh đến việc xây dựng kiến tạo những tiền đề khách quan, chủ

quan cho dư luận xã hội phát huy tác dụng Muốn vậy phải thực hiện các

đảm bảo về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, và đạo đức cho các chủ thê

dư luận xã hội Tiêu biểu theo hướng này có Govskhop, trong “dư luận xã

hội — lịch sử và tính thời đại” (1989), ông đã xác định nội dung các đảm

bảo nói trên Ông đặc biệt nhắn mạnh đến sự thong nhất, sự tương tác lẫnnhau của nó, những đảm bảo tạo nên một hệ thống các điều kiện và cơ cấu

tạo ra khả năng hình thành có định hướng, có ý thức của dư luận xã hội

cũng như sự gia tăng vai trò, ý nghĩa của nó trong xã hội [37; tr 93]

Hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu dư luận xã hội trong phạm

vi hẹp như dư luận xã hội trong gia đình, nhóm, tập thể cơ sở (lớp học, tôsản xuất, đơn vị ) Các tác gia như A.X Macareno, A.G Govaliov, A.VPetropxki, K.K Platonov có những đóng góp đáng ké về nghiên cứu dưluận tập thể Trong tác phẩm “giáo dục trong tập thé” Macareno đặc biệtnhân mạnh đến tam quan trọng của dư luận tập thể, cho rằng các cán bộ

lãnh đạo, thủ lĩnh phải là người tổ chức dư luận tập thể phục vụ cho nhiệm

vụ chung A.V Petronopxki trong tác phẩm “tâm lý xã hội của tập thé”phân tích đặc điểm của sự hình thành dư luận tập thể, đồng thời xem dưluận tập thé như là một phương tiện trong tay các nhà giáo dục, có thé sử

dụng điều khiển định hướng, nó nhằm mục đích xây dựng tập thé Quan

niệm coi dư luận tập thé là những phán đoán biểu thị thái độ của các thành

viên trong tập thé với những sự kiện có liên quan đến nhu cầu của cá nhân

hoặc tập thê, khi tập thể đạt tới giai đoạn phát triển, dư luận sẽ ảnh hưởng

mạnh mẽ nhất đến mọi thành viên [1; tr 66, tr 136]

Các nghiên cứu ở góc độ tâm lý tập thé thé đều khang định dư luận

tập thé hình thành có tính qui luật, tham gia vào đó có sự chi phối của các

nhân tố tự phát và tự giác, khách quan và chủ quan, cả nhân tố chính trị,

kinh tế, tâm lý xã hội Các nhà quản lý, giáo dục khi can thiệp, hướng dẫn

Trang 20

dư luận tập thé cần phải tính đến các nhân tổ như tính chất, ý nghĩa sự kiện

xay Ta, số lượng và chất lượng thông tin đưa đến, mức độ chuẩn bị về tư

tưởng tâm lý của các thành viên, trình độ phát triển của tập thể cũng như uy

tín của người lãnh đạo.

1.1.4 Một số nghiên cứu về du luận ở Việt Nam

Tuy mới nghiên cứu từ những năm 80 trở lại đây nhưng chúng ta đãcó thanh quả đáng ghi nhận Năm 1982, Viện dư luận xã hội thuộc ban

tuyên huấn TW Đảng ra đời Nhiệm vu của viện là “to chức việc nghiên

cứu dự luận nhân dân doi với những van dé quan trọng có tính chất thời sự

theo quan điểm Mác — Lénin; tổng hợp phân tích du luận xã hội để báo cáo

với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và nhà nước, tổ chức bôi dưỡng đội

ngũ cán bộ thông tin viên, cộng tác viên của viện về lý luận và nghiệp vụ”.

Thành tựu của viện trong những năm qua là hiệu quả thực tiễn trên cơ sởnghiên cứu lý luận và phương pháp thăm dò dư luận xã hội đã phục vụ cho

công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của

nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liênhệ giữa Đảng, nhà nước và quần chúng nhân dân; góp phần hoan thiện

công tác lãnh đạo và công tác quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.

[37; tr 95]

“Trung tâm tâm lý học xã hội” nay là “viện tâm lý học” là một trong

những cơ sở nghiên cứu về dư luận xã hội ở nước ta, các công trình, cácchuyên khảo như dư luận xã hội trong tập thê, trong gia đình, dòng họ, làngxã đã đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn [14; tr 36 — 37]

Từ những năm 1984, ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã triển khaicông tác nghiên cứu, hướng dẫn dư luận xã hội trên địa bàn thành phố.

Tháng 3 — 1995 hội thảo khoa học “nghiên cứu và hướng dan du luận xã

hội, công cụ lãnh dao, chi đạo của Đảng và chính quyền thành phổ” Đâylà biểu hiện cụ thé nghiên cứu, vận dụng dư luận xã hội trong thực tiễn, đặc

biệt tập trung vao vai trò hướng dẫn dư luận xã hội.

Trang 21

Phó giáo sư Hoàng Ngọc Phách đã đề cập đến sự cần thiết phải địnhhướng dư luận trong tập thé quân nhân, định hướng dư luận tập thé như làmột con đường, một biện pháp dé xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh.

[61; tr 284]

PTS Phạm Chiến Khu đã có công trình chuyên về dư luận xã hội.

Tác giả tiếp cận ở góc độ xã hội học và tâm lý học, trong đó tập trung vào

mối quan hệ giữa dư luận xã hội và đặc điểm tâm lý của người Việt Nam,

đặc trưng của dư luận xã hội và vai trò, ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệpxây dựng và phát triển đất nước, Ngoài ra, một số tác giả khác như Mai

Hữu Khuê, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Hải Khoát, Đỗ Long, Nguyễn Quang

Uan, Đức Uy, Hoang Dinh Châu đã có nghiên cứu và đề cập đến dư luận ởdạng này hay dạng khác Như dư luận xã hội và vấn đề quản lý nhà nước và

quản lý xã hội, dư luận xã hội của giới thanh niên, dư luận xã hội trong

làng xã Việt Nam, dư luận xã hội và công tác truyền thông, dư luận xã hội

va giao tiép quân sự.

Tóm lại, qua việc điểm lại một số công trình nghiên cứu xung quanh

van đề dư luận xã hội ta thấy hầu hết các tác giả đều tập trung vào một số

hướng chính sau đây.

- Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác trên cơ sở phép biện chứng duyvật đã đưa ra những tư tưởng rất quan trọng về định hướng dư luận Khinghiên cứu dư luận hầu hết các tác giả khẳng định một mặt dư luận xã hộido điều kiện lịch sử xã hội cụ thể và chế ước xã hội qui định, mặt khác cótính độc lập tương đối, thực hiện các chức năng giáo dục va điều chỉnh

hành vi của cá nhân và cộng đồng Dư luận xã hội phải chịu sự điều tiết của

hoàn cảnh lịch sử, môi trường xã hội và quản lý xã hội Cho nên địnhhướng dư luận xã hội chính là tích cực hoá quá trình hình thành nó mộtcách có ý thức, phải được thực hiện từ phía xã hội, người quản lý xã hội

cũng với các thiết chế đồng bộ của nó trên cơ sở đáp ứng yêu cầu, nguyệnvọng của đông đảo quần chúng nhân dân Phải làm cho dư luận xã hội có

tính tích cực phục vụ mục đích chung trước, điều đó phục thuộc vào vai trò

Trang 22

của những nhà quản lý, lãnh đạo và giáo dục phải nắm bắt được qui luật

hình thành dư luận xã hội, tác động vào nó dé hướng dẫn dư luận theo mục

tiêu xã hội dặt ra.

- Những nghiên cứu ở góc độ Triết học, Xã hội học về bản chất, qui

luật hình thành, đặc trưng của dư luận xã hội là cơ sở của sự tác động xây

dựng dư luận xã hội theo yêu cầu của xã hội, cũng như của chủ thể giáo

dục Thực hiện những đảm bảo về kinh tế, chính trị, tư tưởng cho sự vậnhành theo quỹ đạo chung là những tư tưởng về định hướng dư luận ở tầm vĩ

mô của nhà nước và toàn xã hội.

- Những nghiên cứu ở góc độ tâm lý xã hội đề cập và lý giải sự hình

thành và biến đổi của dư luận xã hội mà điền hình là các học thuyết phương

Tây Đây là khuynh hướng của tâm lý xã hội tư sản hiện đại, lưu ý chúng ta

về những cơ chế hình thành và biến đổi dư luận xã hội trên cơ sở thuyết

tâm thé, thuyết thông tin Muốn can thiệp, hướng dẫn dư luận xã hội cácchủ thé phải vận hành theo những cơ chế đã được xác định Mặc dù có

những hạn chế ở thế giới quan giai cấp trong luận giải van dé song những

thành quả của khuynh hướng này có giá trị cả lý luận và thực tiễn.

- Những nghiên cứu ở góc độ tâm lý học tập thể về dư luận tập thê

tập trung khai thác các nhân tố chủ quan, tự phát và tự giác của sự tạothành dư luận tập thé Mặc dù chưa vạch ra các cau trúc tâm lý hoặc cơ chế

của định hướng dư luận tập thé, song ở một chừng mực nhất định các tác

giả đã lưu ý cần thiết phải định hướng dư luận tập thể, đồng thời khăng

định vai trò, trách nhiệm định hướng dư luận của những người cán bộ quản

lý, lãnh đạo tập thé trong đó cần tính đến sự chi phối tác động của các nhântố như tâm lý xã hội trong tập thé như: Uy tín của người lãnh dao, mức độchuẩn bị về tư tưởng và tâm lý quần chúng, trình độ phát triển của tậpthể

Có thê nói rằng những tư tưởng, nghiên cứu, ý định về dư luận đãđược bàn đến ở dạng này hay dạng khác tuy nhiên một công trình nghiên

cứu về đê tai “Du luận cua sinh viên đánh giá về nội dung chương trình,

Trang 23

điều kiện vật chất dạy — học, phương pháp dạy — học đại học hiện nay” là

chưa có Vì vậy, nhận thấy đây là một vấn đề nhạy cảm được nhiều người

quan tâm trong giai đoạn hiện nay, tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên

cứu của minh với hy vọng có thé góp phần dù là rất nhỏ vào việc nhận thức

về nên giáo dục đương đại.

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Dư luận xã hội Dư luận của sinh viên

1.2.1.1 Khải niệm

Noelle Neumann chỉ ra rằng “các thế hệ các nhà Triết học, Luật học,các sử gia, các lý thuyết chính trị gia và các nhà báo đã tuyệt vọng trong nỗlực tìm ra một định nghĩa dư luận xã hội rõ ràng” [5; tr 10] Dẫu rằngkhông có I1 khái niệm dư luận xã hội được chấp nhận chung nhưng điều đókhông có nghĩa rằng dư luận xã hội không tồn tại Các ngành nói chung vàcác nhà nghiên cứu nói riêng có thể có những cách tiếp cận khác nhautrong quan niệm hay cách nghiên cứu về dư luận xã hội, song họ vẫn xácđịnh dư luận xã hội là một thực thé tồn tại ở một dạng nhất định Dư luậnxã hội thực sự tồn tại và ảnh hưởng đến xã hội cũng như từng cá nhân Dưluận xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Tâm lý

học, chính trỊ học, xã hội học, sử học

Thuật ngữ du luận xã hội (tiếng Anh: Public Opinion) là thuật ngữ

được dùng nhiều trong đời sống xã hội và trong một số ngành khoa học

như xã hội hoc, tâm lý học xã hội, báo chí v.v dư luận xã hội được coi là

những trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội Khi dịch từ

“public opinion” trong đó public là cộng đồng, công chung; còn opinion là

quan điểm, ý kiến, dư luận Các nhà khai sáng đã ngụ ý tới tính phổ quát,

sự khách quan và sự hợp lý Dư luận xã hội gắn liền với văn hoá của cộng

đồng, ở đó dư luận xã hội điều tiết các ứng xử của cộng đồng bằng những

lời khen, chê Khi nói dư luận xã hội gan với văn hoa của một cộng đồngnghĩa là dư luận xã hội mang những đặc trưng nhất định của văn hoá cộng

Trang 24

đồng đó Dư luận xã hội được xem xét ở không gian và thời gian nhất định.Một hiện tượng, một van đề xã hội có thé trở thành dư luận xã hội ở nhữngthời điểm cụ thê trong khi không trở thành dư luận xã hội ở thời điểm khác.

Có thể hiểu răng dư luận xã hội chính là một thành phần thuộc kiến trúc

thượng tầng của xã hội và tính chất của nó bị quy định bởi tính chất cácquan hệ kinh tế trong xã hội Mặc dù vậy, với tư cách là một phần củathượng tầng kiến trúc, dư luận xã hội cũng có sự độc lập tương đối với hạtầng cơ sở Thí dụ, có những lúc dư luận xã hội lại tỏ ra bảo thủ hơn so vớisự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội, cũng có những lúc nó lại“đi nhanh hơn” so với hạ tầng xã hội.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về “dư luận xã hội”, điển hình là một

số định nghĩa sau Theo nhà triết học cô đại Socrat thì dư luận xã hội là cái

gì đó nằm giữa sự mù quáng và nhận thức Theo Kant: Dư luận xã hội nằmở cấp độ thấp hơn so với kiến thức và niềm tin Theo các tác giả hiện đại thìdư luận xã hội là ý kiến được đông đảo công chúng chia sẻ và có thể tìmthấy ở mọi nơi.

Theo B.K Paderin: “Du luận xã hội là tong thé các ÿ kiến, trong đóchủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lờihoặc không bang lời) phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện

tượng, sự kiện đối với tập thể, giai cấp xã hội nói chung hoặc thải độ công

khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề củacuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của ho”.

Theo A.K.Uledov: dư luận xã hội là “sự phan xét thể hiện sự đánh

giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội ”.

Một số nhà nghiên cứu người Mỹ định nghĩa: “công luận (dư luận xãhội) là kết quả được cấu thành từ sự phản ứng của mọi người đối với cácphát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của cuộc phỏng

van” Ngoai ra, còn có một định nghĩa đơn giản nhưng rất phổ biến tronggiới nghiên cứu Mỹ: “Du ludn là các tập hợp ÿ kiến cá nhân mà ở bat kỳ

nơi đâu mà chúng ta có thê tim được ”.

Trang 25

Các nhà nghiên cứu dư luận xã hội ở Liên Xô trước đây định nghĩa

về dư luận xã hội trong đó nhắn mạnh đến sự phán xét, đánh giá chung củacác nhóm xã hội đối với van dé quan tâm: “Dy ludn xã hội là tổng thé các

ý kiến đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời) phản ánh ÿ

nghĩa của các thực té, qua trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể,

giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm

xã hội lớn, nhỏ đổi với các vấn dé của cuộc sống xã hội có động chạm đếnlợi ích chnng cua ho” [37; tr 6] Hoặc dư luận xã hội là “sự phán xét thểhiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các sự kiện, hiện tượng

của đời sống xã hội ” Các học giả Liên Xô trước đây cũng cùng quan niệm

như các tác giả phương Tây, tuy nhiên có sự khác biệt ở chỗ các tác giả

phương Tây, đặc biệt là Mỹ chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh thao tác kỹ

thuật trong nghiên cứu dư luận xã hội “Công luận là sự phán xét, đánh giá

của các cộng đồng xã hội đối với các van dé có tâm quan trọng, được hình

thành sau khi có sự tranh luận công khai” hoặc “những gì mà các cuộc

thăm do ý kiến do đạc được” và “công luận là kết quả được cầu thành từ sựphản ứng của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định,

dưới dạng điều kiện của cuộc phỏng vấn”.

Còn các tác giả Việt Nam định nghĩa “du luận xã hội là một dạng

đặc biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng chính kiến cụ thể thuộc mộtnhóm đông người hoặc tập thé, tang lớp, giai cấp, nhiều khi là cả một cộngdong (địa phương, cả nước, khu vực, thé giới ) đối với những van dé mà

ho quan tâm [68; tr 4].

Như vậy trong định nghĩa này, tác giả nhắn mạnh đến dư luận xã hộinhư là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, coi dư luận xã hội là một hiện

tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội nhưng có liên quan chặt chẽ với

hoạt động thực tiễn của xã hội Hoặc “Du luận xã hội là biểu hiện trạngthái ý thức xã hội của một cộng đông người nào đó, là sự phán xét, đánhgiá của đại đa số trong cộng đông người đối với các sự kiện, hiện tượng,

qua trình xã hội có liên quan dén nhu câu, lợi ích cua họ trong một thời

Trang 26

điểm nhất định" [33; tr 14] Ở đây, du luận xã hội cũng được tác giả xem

xét như là một biéu hiện trạng thái ý thức xã hội Sự liên hệ của dư luận xã

hội như là một lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần — với thực tại xã hội Điểm

đáng lưu ý trong định nghĩa này là sự xác định căn nguyên của của dư luận

xã hội xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các cá nhân trong cộng đồng ởmột thời điểm nhất định.

Tuy có nhiều định nghĩa về dư luận xã hội khác nhau song hầu hếtđều đồng y rang “du luận xã hội la I hiện tượng xã hội đặc biệt, biểu thịthái độ phán xét, đánh giá của quan chúng đối với các van dé mà họ quan

tâm” Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, nó phát

triển và trưởng thành cùng với bản thân của xã hội loài người.

Dư luận xã hội là một hình thức biểu hiện đặc thù của ý thức xã hội

trong một nhóm cộng đồng người (giai cấp, dân tộc, tầng lớp, của xã hội,

nghề nghiệp ), là sự phán xét, đánh giá của đại đa số thành viên trong

cộng đồng ay đối với các hiện tượng xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợiích của họ trong một thời điểm nhất định.

Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn dé,

sự kiện, hiện tượng có tính thời sự Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các cá

nhân có ý kiến giống nhau Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý

kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, đối lập nhau Luông ý kiến có

thé rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) cũng có thé hẹp (một số ý

Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá, biểu thi thái độ của quanchúng đối với sự kiện, hiện tượng xảy ra có liên quan đến nhu cầu, lợi íchcủa đa số thành viên trong nhóm, cộng đồng.

Tóm lại, đ luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái y thức của xã hộicủa một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá, biểu thị thái độcủa dai da số trong cong dong người đối với các sự kiện, hiện tượng, quátrình xã hội có liên quan đến nhu cẩu, lợi ích của ho trong một thời điểmnhất định.

Trang 27

Sinh viên là một nhóm xã hội, một cộng dong nguoi cu thé Du luận

của sinh viên là du luận xã hội xét ở một đối tượng người cụ thể Du luận

của sinh viên có thé được hiểu là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của

sinh viên, là sự phán xét đánh giả, biểu thị thái độ của đại da số sinh viên

đối với các sự kiện, hiện tượng, quả trình xã hội có liên quan đến nhu cẩu,

lợi ích của sinh viên trong một thời điểm nhất định.

Sự kiện, hiện tượng, qua trình xã hội được xem xét trong luận văn

này là nội dung chương trình dạy — học, điều kiện vật chất dạy — học,

phương pháp dạy — học đại học hiện nay.

1.2.1.2 Vai tro, chức năng cua du luận xã hội.

- Chức năng đánh giá.

Dư luận xã hội thé hiện thái độ phán xét, đánh giá của công chúng

đới với các sự kiện, hiện tượng, các vấn đề cuộc sống Sự phán xét, đánh

giá có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể biểu hiện dưới hình thức rất đơn

giản, mang đậm sắc thái cảm xúc (đồng tình — phản đối) nhưng cũng có thé

rất phong phú về mặt nội dung Nhờ có chức năng đánh giá, dư luận xã hội

đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các thang bậc giá tri của xã

- Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội.

Dư luận xã hội thực hiện chức năng điều tiết các quan hệ xã hội

thông qua việc tác động đến hành vi và các mỗi quan hệ giữa các cá nhânvới nhau, của cá nhân với tập thé, của tập thé với xã hội và của xã hội vớixã hội, tập thé với từng cá nhận.

Dư luận xã hội có thể cổ vũ, khích lệ hành vi tích cực vì lợi ích xãhội, nhưng cũng có thé gây phản đối, gây sức ép, cản trở hành vi cực đoan,

không có lợi cho nhóm người này hoặc nhòm người khác Vì vậy, dư luận

xã hội là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của chủ thé Dư luận

xã hội chính là luật không thành văn,

Trang 28

Cơ chế tác động của chức năng điều tiết được dựa trên phương pháp

tác động xã hội và phụ thuộc vào mức độ chín mudi của dư luận, mức độ

xâm nhập và ảnh hưởng của nó cũng như mức độ phát triển của xã hội.

Trong điều kiện mà xã hội có những biến cố lớn, đụng chạm trựctiếp và mạnh mẽ đến lợi ích cơ bản của cộng đồng người (như chiến tranh,cách mạng) thì dư luận xã hội hình thành rất nhanh chóng, rộng rãi và có

sức mạnh to lớn, nó chỉ ra phương hướng hành động cho mọi người Dư

luận xã hội của giai cấp tiên tiến trong trường hợp trên có vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc góp phan thúc đây xã hội phat trién.

- Chức năng giáo dục của dư luận xã hội.

Cùng với chức năng điều tiết các quan hệ xã hội, dư luận xã hội còn

có chức năng giáo dục Chức năng này gắn bó hữu cơ với chức năng điềutiết.

Tác dụng chủ yếu của chức năng giáo dục là ở việc dư luận xã hội

góp phan chuyên giao các giá trị tinh thần từ thế hệ này sang thế hệ khác.Điều này được thé hiện qua câu “tram năm bia đá thì mòn, ngàn năm biamiệng vẫn còn tro tro” Dư luận xã hội góp phần vào việc giáo dục ý thứctrách nhiệm của cá nhân đối với nhiệm vụ chung, giáo dục luân thường,

đạo lý trong xã hội thông qua việc đồng tình hay lên án một hành vi nào đó.

Điều kiện quyết định dé đạt được hiệu quả giáo dục của dư luận xã

hội là bản chất xã hội của cá nhân, là quá trình xã hội hoá Trong đời sống,

các cá nhân không thể không chú ý đến những điều người khác nói vềmình Cá nhân thường có xu hướng bảo vệ, giữ gìn các dư luận tốt về mìnhvà bác bỏ tất cả các dư luận đụng chạm đến nhân cách của họ Mặc dù sự

cảm nhận xã hội ở mọi người là không như nhau, nhưng tác dụng của dư

luận xã hội đối với cá nhân là một thực tế ít người bỏ qua được Ở đây, sựhiểu biết của con người về các nhu cầu xã hội, sự đòi hỏi của mỗi người đốivới bản thân là nhân tố kích thích chủ yếu khiến con người sửa đổi những

sai sót của mình theo những phán xét của dư luận.

Trang 29

Dư luận xã hội thực hiện chức năng của mình thông qua việc kiểm

tra liên tục đối với hành vi, trạng thái và các biểu hiện của các thành viên

trong xã hội Không chỉ khi cần thiết phải huy động dư luận chung nhằm

tán thành hay phê phán nào đó của các thành viên trong xã hội, ma còn

thực hiện vai trò đó trong những điều kiện, khi dư luận còn đang im lặng,

chưa thé hiện công khai, khi nó còn đang “quan sát” các công việc và hành

vi của con người trong xã hội.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý rang ngoài tác dụng giáo dục tích cực là

chủ yếu, đôi khi dư luận xã hội cũng có tác dụng tiêu cực, nó kìm hãm sự

sáng tạo và hành vi tích cực của con người Nhiều hiện tượng tiêu cực khác

xuất hiện trong tập thể nhưng không bị dư luận lên án hoặc không lên án

mạnh mẽ Cho nên việc tạo ra trong dư luận thái độ lên án một cách cương

quyết với các hiện tượng tiêu cực ở mọi mức độ là một nhiệm vụ hết sức

quan trọng.

Có thé nói, chức năng điều tiết các quan hệ xã hội và chức năng giáo

dục của dư luận xã hội tương tác với nhau một cách tích cực, chúng thâm

nhập nhau, hoàn thiện lẫn nhau, thường xuyên kết hợp với nhau như là một

chức năng kép điều tiết — giáo dục.

- Chức năng giám sát.

Dư luận xã hội luôn thể hiện lập trường rõ ràng với các vẫn đề mà nóquan tâm Mục đích của nó là làm cho các tô chức, các cá nhân có tráchnhiệm phải có hoạt động thích hợp, đáp ứng các yêu cầu mà dư luận xã hội

đưa ra Như vậy, chức năng giám sát là thông qua sự phán xét, đánh giá, dư

luận xã hội giám sát các hoạt động của các tô chức xã hội, các cơ quan nhà

nước có phù hợp với lợi ích của xã hội hay không.

Trong thời đại xã hội hiện nay, dư luận xã hội ngày càng có điều

kiện thê hiện và trở thành yếu tô rất quan trọng nhằm điều chỉnh hoạt động

của các cơ chế xã hội Dé dư luận xã hội phát huy tốt chức năng nay, cần

tạo điều kiện hình thành thái độ phù hợp phê phán, thái độ không thoả hiệp

Trang 30

của dư luận xã hội đối với những biểu hiện xa rời các chuẩn mực của xã

hội, giáo dục sâu sắc tình cảm con người, trách nhiệm và lối sống lành

mạnh của con người.

- Chức năng cé van (khuyén bao)

Thực chất của chức năng này là dư luận xã hội đưa ra những lờikhuyên, những ý kiến, những đề nghị trong đó có chứa đựng những phươngpháp giải quyết các vẫn đề đạo đức đang đặt ra trước xã hội Chức năngnày giúp người dân được bảy tỏ ý kiến, tình cảm của mình về những vấn đềtrọng đại có liên quan đến lợi ích cộng đồng hay lợi ích của chính họ.

Tất nhiên, để có các lời khuyên có ý nghĩa, các đề nghị mang tính

xây dựng, chủ thé dư luận xã hội phải có những kha năng nhất định, phải

biết phân tích các hiện tượng và quá trình xã hội, phải có năng lực, trí tuệ

và phải được thông báo đầy đủ những thông tin về sự kiện, hiện tượng.

- Chức năng tư vẫn, phản biện.

Chức năng này thé hiện khi kết quả các phán xét, những đánh giá của

dư luận xã hội là những quyết định đụng chạm đến các khía cạnh khác

nhau của hoạt động xã hội và mang theo những qui định nghiêm ngặt Có

thể nói, dư luận xã hội của các tầng lớp nhân dân không những có chứcnăng giáo dục, khuyên bảo, kiến nghị, điều tiết mà còn có thé tư van, phảnbiện cho các cơ quan quản lý, điều hành xã hội, cách thức xử lý các van đề

đã chính mudi Trước những van dé nan giai cua dat nước, dư luận xã hộicó thể đưa ra những lời khuyên sáng suốt Dư luận xã hội cũng là ngườiphản biện có uy tín đối với các quyết định của các cơ quan Tat nhiên, việc

tiếp thu, giải quyết các chỉ thị, mệnh lệnh của dư luận xã hội tuỳ thuộc vào

các điều kiện khách quan của xã hội đã cho phép giải quyết vẫn đề haychưa, đồng thời tuỳ thuộc vào mức độ hợp lý của các chỉ thị, mệnh lệnh.Dé giải quyết cần phải cho nhà nước thời gian để tiếp nhận, nghiên cứu vaxử lý những thông tin đó Tuy nhiên, các cơ quan quản lý, điều hành xã hội

không nên thờ ơ hoặc bỏ qua các chỉ thị của dư luận xã hội Nếu bỏ qua

Trang 31

thậm chi coi thường các chỉ thị, mệnh lệnh ay hoặc việc giải quyết nó tách

rời các điều kiện mà xã hội cho phép thì nó có thể trở thành nguyên nhân

cho các “điểm nóng” xã hội, các trạng thái căng thảng khác trong xã hội.

Vai trò trên đây của dư luận xã hội do uy tín về đạo đức và chính trị của nó

qui định.

- Chức năng giải tỏa tâm lý xã hội

Theo các nhà tâm lý học, những nỗi bất bình, oan ức mà không nóira được sẽ không mat đi mà lắng chìm xuống tang vô thức trong tâm thức

của con người và có thé trở thành những mam mống bệnh hoạn nghiêm

trọng về tinh thần, đến một lúc nào đó sẽ bộc phát thành những phản ứng

bắt thường, bệnh hoạn, không thể kiểm soát được Sự giãi bày, bày tỏ thành

lời có thé giải tỏa nỗi bat bình, uất ức của con người, nhóm xã hội, làm cho

tâm ly của con người, của nhóm trở lại vi trí thăng bằng BỊ oan tức mà nói

ra được sẽ làm người ta cảm thấy nhẹ nhõm.

Tóm lại, trong điều kiện trình độ chính trị, văn hoá của nhân dân

ngày càng được nâng cao, dân chủ ngày càng được mở rộng thì các chức

năng của dư luận xã hội ngày cảng được thé hiện đày đủ, sức mạnh của dưluận xã hội ngày càng được phát huy, tác động đến xã hội như những “luậtlệ bất thành văn”.

1.2.1.3 Bản chất của dự luận xã hội

Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện va ton taicũng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người Trong các cộng đồngxã hội nguyên thuỷ xa xưa, thì dư luận xã hội với tư cách là những ý kiến,

quan niệm, thái độ phán xét chung của xã hội đã giữ vai trò vừa là phương

tiện giáo dục, vừa là công cụ định hướng, điều tiết hành vi của con ngườitrong cộng đồng Dư luận xã hội có tác dụng khuyến khích, cổ vũ nhữngthành viên lao động tốt, biểu dương những người dũng cảm Mặt khác dư

luận xã hội cũng phê phán những thành viên lười biếng, hèn nhát và vi

Trang 32

phạm qui tắc Trong các cộng đồng nguyên thủy, cái đáng sợ nhất đối vớimột thành viên là bị dư luận xã hội lên án, bị tập thé khinh bi, ruéng bo.

Tom lai, trong xã hội nguyên thuỷ, khi xã hội chưa có sự phan hoa

và mâu thuẫn giai cấp, chưa có nhà nước, pháp luật thì dư luận xã hội

phản ánh thái độ, nguyện vọng và ý chí chung của cộng đồng, đã đóng vai

trò như một công cụ có quyền lực tuyệt đối, có chức năng điều tiết các mối

quan hệ xã hội Khi xã hội xuất hiện và phân chia thành các giai cấp đối

kháng thì dư luận xã hội bị chi phối bởi ý thức hệ của giai cấp thống trị.

Song bên cạnh đó luôn luôn tồn tại luồng dư luận phản ánh thái độ, ý thức

của quần chúng Một khi dư luận đã trở thành dư luận xã hội tức là nó được

đông đảo quần chúng đồng tình, thừa nhận nó là ý thức, nguyện vọng của

chính họ Trong điều kiện ay, dư luận xã hội tham gia vào quá trình giải

quyết các van đề xã hội hết sức da dạng Vi thế dư luận xã hội là sự phánxét, đánh giá của một cộng đồng đông đảo đối với các sự kiện, sự việc, quátrình của thực tế xã hội mà họ quan tam Sự phan xét, đánh gia nay biểu thịbiểu thị thái độ của họ đối với các sự kiện, sự việc, quá trình ấy.

Trước hết, dư luận xã hội xuất phát từ đời sống thực Việc phản ánh

này không hoàn toản là sự phản ánh bản chất của hiện thực mà là sự phản

ánh khúc xạ hiện thực theo những “cách nhìn” xã hội khác nhau Cách nhìn

xã hội này thé hiện lợi ích nhóm, nhận thức, tri thức, những hạn chế, thuận

lợi và những quan điểm, đặc điểm của nhóm thường có tính khuynh

hướng (hoặc âm tính, hoặc dương tính, hoặc ủng hộ, hoặc phản đối, hoặc

khen, hoặc chê) Chính vì vậy mà ở những thời điểm khác nhau, ở những

nhóm xã hội khác nhau, dư luận xã hội về cùng một vấn đề có thể giống

nhau hoặc khác nhau, có những thái độ, đánh giá khác nhau [5; tr 34 — 35]

Ngoài ra, dư luận xã hội là một sản phẩm của giao tiếp và tương tác

xã hội Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, không thể có dư luận xãhội mà không có sự giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng — nhữngngười quan tâm đến vấn đề đã nêu ra Một số lớn cá nhân có thể giữ những

quan niệm giống nhau nhưng những người này sẽ không tạo thành dư luận

Trang 33

xã hội nếu mỗi cá nhân không tham khảo ý kiến người khác Giao tiếp cóthé thực hiện bởi các phương tiện truyền thông như báo, đài, Internet, điệnthoại hoặc thông qua giao tiếp đối mặt Theo cách khác, con người học

cách nghĩ về một van dé được đưa ra như thé nào và có thé lay ý kiến của

người khác dé đưa ra quyết định của chính ho.

Có thé nói, trong mọi thời đại, dư luận xã hội luôn mang trong mìnhnguồn sức mạnh to lớn ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển xã hội Hiện nay,

ở nhiều nước trên thé giới, khi đưa ra các chính sách và các quyết địnhquan trọng của nhà nước, trước khi được thi hành đều phải tiến hành điều

tra, thăm dò dư luận xã hội Nếu kết quả thăm dò dư luận cho thấy đa số

quần chúng không tán thành thì các chính sách, chủ trương đó phải đượcxem xét lại Vì quần chúng là người tiếp nhận chủ trương, chính sách vàtrực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách ấy Hơn ai hết, họ là ngườihiểu rõ được chỗ hợp lý, chưa hợp lý của chủ trương, chính sách đó Tuynhiên, không phải mọi dư luận xã hội đều là chân lý, đều phản ánh đúngđăn thực tế khách quan Song đã là dư luận xã hội thì nó phản ánh đích

thực trạng thái ý thức, tư tưởng, phản ánh thái độ đánh giá, phán xét của

đông đảo quan chúng Vì dư luận xã hội là sự phản ánh nhu cầu — lợi íchcủa các nhóm xã hội cụ thể Dù là âm tính hay đương tính, chê hay khen thìnguyên nhân cũng đều có thé tìm thay ở nhu cầu — lợi ich của từng nhómxã hội cụ thé Những nhu cầu — lợi ích ay có thé xuất phát từ việc bảo vệ lợiích của nhóm, sự tồn tại của các giá tri trong nhóm hay đảm bảo sự bềnvững của các mối quan hệ trong nhóm hay trong cộng đồng Vì thế, các nhàlãnh đạo, quản lý cần phải xem xét cân nhắc kỹ lưỡng dư luận xã hội đangtồn tại trong lòng quần chúng trước khi thực hiện chủ trương, chính sách

Đối tượng của dư luận xã hội không phải thực tế xã hội nói chungmà chỉ là các thực tế xã hội mà cộng đồng người quan tâm tới, vì nó liênquan tới nhu cầu, lợi ích vật chất hay tinh thần của họ Như vậy dư luận xã

hội chỉ nảy sinh khi có vẫn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích

Trang 34

chung của cộng đồng, có tầm quan trọng và tính cấp bách đòi hỏi có ý kiến

phán xét, đánh giá, phương hướng giải quyết Chủ thể của dư luận xã hội

có thé là cộng đồng nói chung, cũng có thé là một t6 chức hợp thành của

cộng đồng đó, cũng có ý kiến cho rằng chủ thê của dư luận xã hội chỉ là đại

đa số nhân dân của nước và ý kiến nói trên cho rằng chủ thê của dư luận xã

hội là của một cộng đồng lớn như giai cấp, tầng lớp, dân tộc, nhân dân còn

dư luận của một nhóm, một tập thể nhỏ chỉ nên gọi là dư luận nhóm, dưluận tập thể Dư luận của một nhóm, một tập thể có thể tham gia Vào VIỆChình thành dư luận xã hội về một vấn đề chung, nhưng cũng có những

trường hợp dư luận nhóm, tập thể ấy không nhất trí với dư luận xã hội.

Theo quan điểm này, A.K Uledop đưa ra khái niệm “đ luận của xã hội”để khái quát tình hình trong một thời điểm nhất định, về cùng một vấn đề

nào đó, trong xã hội, ngoài dư luận xã hội còn có dư luận không phải là dư

luận xã hội Tat cả các loại dư luận đó đều là dư luận của xã hội [17; tr 13]Thông qua dư luận xã hội, mọi người thé hiện ý chí, mong muốn của minh Dé có thể hiểu đúng đắn bản chất của dư luận xã hội, phải làmsáng tỏ và môi quan hệ của nó với ý thức xã hội và xem xét nó dưới nhiều

góc độ, hình thức thể hiện, cơ cấu, chủ thê và đối tượng.

“Dự luận xã hội là một kết cấu tỉnh thần, được sinh ra hình thànhtrong ý thức của từng người, từng nhóm, từng tập thé Vi vậy, mọi dư luậntrước hết là biểu hiện trạng thái ý thức của chủ thể mang nó Trong trạngthái ý thức ấy, nhờ các phán xét đối tượng trong thực tế xã hội được táitạo Cho nên, du luận xã hội là biểu hiện trạng thai ý thức xã hội của côngdong người, là phương thức tôn tại đặc biệt của ý thức xã hội Đông thời,dự luận xã hội cũng là trạng thải tổng hợp của toàn vẹn ý thức xã hội”.

[33; tr 12]

Điều đó có nghĩa là trong cau trúc của dư luận xã hội có mặt tat cả

các thành phần, các yếu tố cầu thành ý thức xã hội: nhận thức, tình cảm va

ý chí, tâm lí xã hội và hệ tư tưởng, ý thức chính trị, ý thức pháp quyên, ýthức đạo đức và thâm mỹ Nói gọn lại là trong trang thái cụ thé của ý

Trang 35

thức xã hội, tính chat tong hợp của ý thức xã hội được biểu hiện Day là

một trạng thái toan vẹn bao quát trong nội dung của minh của mặt trí tuệ,

cảm xúc và mặt ý chí của ý thức xã hội Nó không chỉ thể hiện một mặtriêng rẽ nào đó của hình thái ý thức xã hội như Triết học, đạo đức, ý thứcchính trị mà thé hiện tinh chất tổng hợp của ý thức xã hội trong một thờigian nhất định, bao gồm cả mặt ý thức hệ và tâm lý xã hội.

Dư luận xã hội là một quá trình nhận thức Bản chất của nhận thức làphản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, và là quá trình phản ánh

tích cực, sáng tạo dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn Dư luận xã hội là một

dạng của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ nhận

thức cảm tính đến nhận thức lý tính [5; tr 85]

Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần của xã hội nhưng lại gắnchặt với hoạt động thực tiễn của xã hội Do đó có thể nói dư luận xã hộinhư cầu nối giữa ý thức xã hội và hoạt động xã hội Khi dư luận xã hội hìnhthành, cộng đồng xã hội đi từ phần đánh giá chung tới lập trường hành

động, kiến nghị chung và tuỳ theo điều kiện mà chuyên hoá từ lời nói đến

hành động, thái độ tinh thần như vậy thê hiện thái độ tinh thần thực tiễn,thúc đây và quyết định hành động thực tiễn Khi đã là một cấu trúc tinhthần, thực tiễn, dư luận xã hội đồng thời thé hiện luôn tính chất mâu thuẫn,đó là tính chất “vừa đúng, vừa sai” như theo cách hiểu của Hegel [37; tr

10] Sự đánh giá của công chúng đối với những vấn đề của thực tiễn chịusự chi phối của nhiều yếu tố Không phải tất cả các yếu tố đều tạo thuận lợi

cho việc nhận thức ra sự thật Do vậy, van đề chân lý và sai lầm là hai mặt

của một van đề nằm trong dư luận xã hội.

Qua phân tích trên, có thể định nghĩa dư luận xã hội là một hình thứcbiểu thị trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người rộng lớn (giaicấp, dân tộc, tang lớp, nhân dân), là sự phán xét, đánh giá của đại đa số

trong cộng dồng người ấy, phản ánh thái độ của cộng đồng ấy với các sự

kiện, hiện tượng xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong mộtthời điểm nhất định.

Trang 36

Nhìn chung, xã hội càng phát triển, trình độ chính trị, văn hoá của

quần chúng càng cao, dân chủ càng mở rộng thì sức mạnh của dư luận xã

hội càng lớn, tác động đến xã hội như những “luật lệ bắt thành văn” Trong

xã hội hiện nay, khi trình độ nhận thức, ý thức của nhân dân càng cao, sự

nhất trí về chính trị, tư tưởng của nhân nhân ngày càng phát triển và củngcô thì sức mạnh của dư luận xã hội ngày cảng lớn, vai trò và chức năng của

nó càng phát huy tác dụng trong xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, nhận thức của con người về dư luận xã hội lại rất khác

nhau Hiện tượng này có 2 nguyên nhân:

- Nguyên nhân thứ nhất: dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội

phức tạp, đa diện.

- Nguyên nhân thứ hai: dư luận xã hội là khách thể nghiên cứu của

nhiều ngành khoa học, các nhà khoa học lại nghiên cứu dư luận xã hội theocác quan điểm khác nhau, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Xét theo khía cạnh nhận thức, trong dư luận xã hội có chứa đựng

những yếu tổ tri thức, những chân lý khách quan, du đó là chân lý hữu han,

bởi vì dư luận xã hội có căn cứ là hiện thực khách quan Tuy nhiên, không

thé đồng nhất dư luận xã hội với tri thức, chân lý khách quan Tri thứctrong dư luận xã hội thường ở dạng hỗn tạp, có đúng đắn, có sai lầm Trongkhi đó, dé tạo ra tri thức khoa học, các nha nghiên cứu phải tuân thủ cácquá trình nghiêm ngặt để gạt bỏ các yếu tố chủ quan, thiên lệch của giả

thuyết Cai còn lại sé là tri thức khoa học Còn dư luận xã hội bi ràng buộc

bởi các yếu tố chủ quan như nhu cầu, động cơ, tình cảm, định kiến của

chủ thể Hay nói cách khác thì dư luận xã hội luôn luôn có cái đúng, và cáisai, lẽ phải và sự sai lầm thiển cận Dư luận xã hội không đồng nhất với trithức, với lẽ phải, mặc dù trong dư luận xã hội có phần tri thức và lẽ phải.Do đó, dư luận xã hội phụ thuộc và mang sắc thái của các yếu tô chủ quanay.

Du luận xã hội nhăm phan xét và đánh giá các đôi tượng sau:

e Đối tượng đơn giản: là các sự thật mà con người nhìn thấy.

Trang 37

e_ Đối tượng phức tap: là các hiện tượng hay quá trình xã hội.

Nhưng không phải tất cả các sự thật, sự kiện, hiện tượng hay quá trình xãhội của hiện thực xung quanh con người đều trở thành đối tượng của dưluận xã hội Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có vấn đề mang ý nghĩa xã hội,

đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng nguoi, co tam quan trọng đòi hoi phải

đưa ra ý kiến đánh giá, đòi hỏi phải có phương hướng giải quyết.

Dư luận xã hội được “truyền bá theo lối cảm nhiễm” [32; tr 166] Dưluận xã hội nảy sinh dưới áp lực của lời nói và ảnh hưởng của những điềulap đi lặp lại đối với quan chúng “Cái diéu lặp lại mãi rốt cuộc sẽ bámchặt vào những tang lớp sâu xa trong tiềm thức, ở chỗ cấu tạo ra can do

những hoạt động của chúng ta” [32; tr 162] Khi cá nhân có những hiểu

biết hạn ché, không chắc chăn về hiện tượng, sự kiện hay quá trình xã hội

đang diễn ra mà đòi hỏi phải có những thái độ, đánh giá về những sự kiện

hay quá trình đó thì họ sư nghiêng về ý kiến của số đông, phù hợp vớinhững lợi ích của họ Dé đảm bảo sự ồn định, cá nhân thường nghiêng vềnhững ý kiến được xem là được chấp nhận rộng rãi trong xã hội, đượcnhiều người trong xã hội làm theo trong thời điểm đó Đồng thời khi đó, họvừa có sẵn được một quyết định không buộc họ phải đưa ra những đánh giá

và vừa có được khả năng an toàn cao, khả năng đúng cao đối với quyết

định hay ý kiến của minh vì họ cho rằng ý kiến của số đông thường chínhxác hơn ý kiến của thiểu số.

Nếu chúng ta liên hệ với khái niệm ý thức tập thé của E.Durkheim,chúng ta sẽ thấy dư luận xã hội có thể được xem là một dạng của ý thức tậpthé (ý thức tập thé được làm thành bởi những tương đồng tâm lý Ý thứctập thé là toàn bộ những tín ngưỡng và cảm thức chung cho một số trungbình những thành phần của một xã hội và làm thành một hệ thống tươngđồng nhất định có sinh hoạt nhất định), khác chăng là sự tồn tại của nótrong một không gian và thời gian cụ thể hơn Như vậy, dư luận xã hội vận

hành tương tự sự vận hành của ý thức tập thé, có nghĩa là dư luận xã hội áp

đặt ý kiên chủ quan của mình vào các cá nhân.

Trang 38

Còn theo Uledop, dư luận xã hội có mặt trong tất cả các hình thái,các thành phần ý thức xã hội, song đồng thời nó không gan bó chặt chẽ vớimột hình thái hoặc một thành phần nào Khi xem xét vi trí của dư luận xã

hội trong cấu trúc của ý thức xã hội, Uledop tập trung sự chú ý của mình

vào việc xem xét các trạng thái của ý thức Điều này cũng đã đượcPlekhanop khang định từ lâu: “Luôn luôn có một trạng thái ý thức nhất

định, có trước, kèm theo và theo sau mỗi sự kiện lịch sử” Plekhanop đã

đưa ra một ý niệm ly thú rằng: Dư luận xã hội chang phải là một cái gì khácngoài các phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội, đó là biểu hiện

đặc thù của ý thức xã hội, là trạng thái hiện có của nó [37; tr 52]

Trạng thái ý thức — xã hội là một phạm trù, ghi nhận tính liện tục, sự

thống nhất của các thành phần ý thức xã hội, cho phép ta xem nó như là

một chỉnh thé tinh thần sống động, như khuynh hướng va sắc thái của cáctư tưởng, quan điểm, quan niệm Trạng thái ý thức xã hội ở đây khôngphải là một liên kết tổng cộng đơn thuần của các quan niệm, quan điểm,

tình cảm, ý nghĩ mà là một kết hợp biện chứng trong đó có sự phụ thuộc

và cùng phụ thuộc lẫn nhau Các trạng thái ý thức mang màu sắc cảm xúccó liên hệ chặt chẽ với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong hoạtđộng sống của mọi người Trạng thái ý thức còn có đặc diém khác đó là nó

thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động của mọi người Ý niệm về các

trạng thái ý thức xã hội đã dẫn tới kết luận cho rằng dư luận xã hội là một

trạng thái của ý thức xã hội.

Cách tiếp cận trên đã gặp phải sự phản đối từ phía Grusin Grusin chira rang do không có đối tượng phản ánh đặc trưng của minh (dư luận xã hộiphán xét mọi van dé chính trị, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật ) Dư luận xã hội “không thể được coi là một tôn tại đứng cùng hàng vớicác hình thái y thức xã hội nói trên, không thể được coi như là một hìnhthái nữa bồ sung cho các hình thái nói trên Chiéu theo đối tượng của

mình, du luận xã hội dưòng như bao phủ lên toàn bộ các hình thai y thức,

Trang 39

nói chính xác hơn, nó thâm nhập vào mọi hình thái trong các hình thái ý

thức với tư cách là một phương thức tôn tại hết sức đặc biệt của chung”.

Nhu vay co thé thay rang van đề ban chat của dư luận xã hội, về vi

trí của nó trong cấu trúc ý thức còn chưa có sự thống nhất Giữa các nhà

nghiên cứu vẫn còn có những quan điểm khác nhau Tuy thế, giữa sự khác

nhau, các nhà nghiên cứu vẫn có nhiều điểm giống nhau, trong cách tiếp

cận cũng như trong các chi tiết của van đề Da số thừa nhận rằng dư luận xãhội — là một thực tế tư tưởng, là một kết cau hết sức phức tạp có liên quanđến lĩnh vực hoạt động tinh thần của mọi người.

VỊ trí của dư luận xã hội trong cấu trúc của ý thức xã hội sẽ rõ hơn

nếu chúng ta xem xét dưới góc độ của tiếp cận giá trị Trong cách tiếp cận

giá trị đối với các hiện tượng xã hội, trọng tâm là ở chỗ: cái gì có ý nghĩa

đối với hoạt động sống của con người, đối với các nhu cầu của họ, cái gì đãtác động đến hoạt động của họ Khi đánh giá van đề của cuộc sống xã hội,các dân tộc, các giai cấp, các tập thé biéu thị thái độ của mình đối với cácvan đề đó một cách phù hợp với các đánh giá về nó Có sự khác nhau giữagiá trị và sự đánh giá “Giá tri có thể là một hiện tượng của thé giới bênngoài hoặc một thực té tư duy (y niệm, hình ảnh, khoa học) Giá trị là cáimà chúng ta đánh giá, là đối tượng của sự đánh giá Sự đánh giá là mộthoạt động trí tuệ, là kết quả của thái độ đánh giá đối với đối tượng.” (1)

[37; tr 63]

Theo hình thức biéu hiện, dư luận xã hội bao giờ cũng là những phán

xét, đánh giá cụ thé của cộng đồng về những sự kiện, hiện tượng, quả trình

xã hội hay nội dung cụ thể nào đó xảy ra trong cuộc sống mà họ quan tâm,

không có dư luận xã hội chung chung Có 3 loại phán xét:

- Phán xét mô tả: chỉ dừng lại ở việc mô tả các đặc điểm bên ngoài

của sự vật, hiện tượng.

- Phán xét chế định (phán xét chuan mực): được sử dung rộng rãi

trong lĩnh vực đạo đức và pháp lý.

Trang 40

- Phan xét đánh gia: phán xét cua dư luận xã hội là su đánh giá ma

ở đó chủ thể biểu thị thái độ đồng tình hay phê phán, khen ngợi hay chê

trách, ủng hộ hay phản đối đối với chủ thé Chính vì vậy mà có người chorằng dư luận xã hội là ý thức xã hội được nhìn nhận dưới góc độ chức năng

đánh giá của nó.

Xét theo khía cạnh ngôn ngữ thì dư luận xã hội bao giờ cũng là sự

phán xét đánh giá của chủ thé đối với đối tượng Theo cấu trúc tâm lý thidư luận xã hội là một kết cấu tinh thần chỉnh thê (sự thống nhất của nhận

thức, tình cảm và ý chí) Dư luận xã hội không bao giờ chỉ là những lời nói

suông của công chúng, nó luôn luôn gắn liền với hành động xã hội của con

người, sức mạnh và áp lực của sư luận xã hội là một thực tế không ai bỏ

qua được.

Hoạt động đánh giá của ý thức là một chức năng rất quan trọng Sựđánh giá có mặt trong tất cả các hình thái và lĩnh vực của ý thức xã hội Dư

luận xã hội cũng là ý thức xã hội song được xem xét dưới góc độ chức năng

mà nó thực hiện dưới góc độ tiếp cận giá trỊ.

1: Tugarnove B.P> Lý luận về các giá trị trong chủ nghĩa Mac — Lenin.

NXB Leningrat 1968, tr 24

Từ các ý kiến trên ta có thé thấy dư luận xã hội là một tong thé baogồm chủ yếu là các phán xét đánh giá, các kết luận (bằng lời nói hoặc

không bằng lời nói) làm rõ ý nghĩa của thực tế, các quá trình các hiện

tượng, các sự kiện đối với các tập thé, các giai cấp, đối với xã hội nói

chung, biểu thị thái độ rõ ràng hoặc kín đáo của các nhóm xã hội lớn, nhỏđối với những vấn đề cuộc sống xã hội có động chạm đến lợi ích chung của

Dư luận xã hội của sinh viên về những vấn đề liên quan đến dạy — học

đại học (vì nội dung chương trình, điều kiện cơ sở vật chất của dạy — học,

phương pháp dạy — học đại hoc ) là ý kiến phán xét, đánh giá của sinh

viên đôi với các vân đê liên quan đên dạy — học đại học (liên quan đên nội

Ngày đăng: 10/06/2024, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w