1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua Chinh phụ ngâm và Cung oán ngân khúc

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

¬._ LL)

VU THI HOAI

NHÂN VAT CHINH PHU VA CUNG NU TRONG VĂN HỌC

TRUNG DAI VIET NAM QUA CHINH PHU NGAM VA

CUNG OAN NGAM KHUC

HA NOI - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

¬._ LL)

VU THI HOAI

NHÂN VAT CHINH PHU VA CUNG NU TRONG VĂN HỌC

TRUNG DAI VIET NAM QUA CHINH PHU NGAM VA

CUNG OAN NGAM KHUC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRAN NHO THIN

HÀ NỘI - 2010

Trang 3

Vo ThE Hopi

tra “ưtã—K51

MUC LUC

Phần mở đầu 31 Lý đo chọn đề tài 32 Lịch sử vấn đề 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4 Phương pháp nghiên cứu 13

5 Cấu trúc luận văn 14

Chương 1: Người chỉnh phụ, cung nữ và số phận 15

của họ trong lịch sử và văn học

1.1 Người chinh phụ trong lịch sử va van học 15

1.1.1 Khái niệm 15

1.1.2 Một số gương chỉnh phụ được nhắc đến trong lich sử 16

trung đại Việt Nam

1.1.3 Người chinh phụ trong văn học 18

1.2 Người cung nữ trong lịch sử và văn học 251.2.1 Khái niệm 25

1.2.2 Chế độ cung nữ và SỐ phận của họ trong lịch sử 261.2.2.1 Trong lịch sử Trung Quốc 26

1.2.2.2 Trong lịch sử Việt Nam 301.2.3 Người cung nữ trong văn học 36Chương 2: Chỉnh phụ và cung nữ trong Chỉnh phụ ngâm 42

và Cung oán ngâm khúc nhìn từ góc độ tính nữ

2.1 Phụ nữ trong quan niệm của Nho giáo và trong văn học của các nhà 42

nho trước thế kỷ XVIII

2.1.1 Quan niệm của Nho giáo về phụ nữ 422.1.2 Văn chương viết về người phụ nữ trước thế kỷ XVIII 51

Trang 4

2.4.1 Nhân vật chinh phụ trong Chính phụ ngâm 68

2.4.2 Nhân vật cung nữ trong Cung oán ngâm khúc 76Chương 3: Kỹ thuật miêu tả tâm lý và tính nữ 873.1 Những công thức miêu tả tinh nữ 89

3.1.1 Mô tip nỗi cô đơn trên chiếc giường trống vắng 89

3.1.2 Mô tip giấc mơ gặp chồng 913.1.3 Mô tip nỗi lo già 93

3.1.4 Sự tích tình ái 95

3.1.5 Mô típ vật dụng phòng the 963.1.6 Mô tip ân dụ qua hình ảnh thiên nhiên 99

3.2 Những công thức miêu ta tam lý 1023.2.1 Mô típ đăng cao, trông ngóng 102

3.2.2 Mô típ con người cô độc trong đêm 1063.2.3 Mô típ đếm thời gian 109

3.2.4 Định vị thé giới bang thân xác 111Kết luận 116

Trang 5

trung đại Việt Nam Trong lich sử văn học trung đại Việt Nam trước thé ky XVIII,

các tác phẩm viết về người phụ nữ rất thưa thớt Đến đầu thế kỷ XVIII, kiểu nhânvật này bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các tác giảnhà nho Hai trong số những tác phẩm nỗi bật xuất hiện đầu tiên chính là Chinh phụ

ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiéu Hai khúc

ngâm này đã khơi mào dòng văn học của các nhà nho viết về phụ nữ, dẫn đến sự rađời của tác phâm đỉnh cao văn học cô điển — Truyén Kiểu (Nguyễn Du) Cả haiđược các học giả đương thời đánh giá cao, lưu truyền rộng rãi và có ảnh hưởng lớn

tới các sáng tác sau này Cho tới nay, hai tác phẩm đã được các nhà nghiên cứu tìmhiểu kỹ ở những góc độ như vấn đề văn bản, tiếng nói phê phán chiến tranh, chế độ

cung nữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý, thể thơ Song thất lục bát Tuy nhiên, vẫn chưacó những công trình nghiên cứu riêng về hai tác phẩm đặt trong hệ thống nhân vậtnữ của văn học trung đại, trong sự vận động của thể loại, hình thức diễn ngôn và

đặc biệt là sự thay đổi quan niệm của tác giả nhà nho về người phụ nữ.

Giới phê bình thời sau thường có đánh giá chung về các nhà nho là những

người mang tư tưởng nam quyên, gia trưởng và khắt khe với phụ nữ, chịu anhhưởng học thuyết nam quyền của Nho giáo Tuy nhiên, nếu nhìn nhận lại, ta có thé

thấy sự phân hóa trong tầng lớp nho gia về thái độ đối với người phụ nữ Một số tácgiả nhà nho những thé kỷ cuối thời kỳ trung đại (XVIII — XIX), có cái nhìn rất mới

Trang 6

nhục cảm Nếu như nhân vật ả đảo kỹ nữ là bước đột phá cao nhất của văn học nữ

quyền giai đoạn này, thì chinh phụ và cung nữ là những bước chuyền biến, vừa dựatrên truyền thống vừa có nhiều yếu tố đột phá.

Hai loại nhân vật này không mới vì đã xuất hiện nhiều trong văn học TrungQuốc và xuất hiện lẻ tẻ trong văn học trung đại Việt Nam Nhưng đến thế kỷ XVHI,sáng tác về chỉnh phụ và cung nữ ở nước ta mới nở rộ, trở thành đề tài lớn (chinhphụ và cung oán), đưa văn học thế ky XVIII thoát ra khỏi mô hình nhân vật chính

tồn tại hàng thế kỷ (thánh nhân, quân tử) Đặc biệt, nếu như ở Trung Quốc, chỉ mới

xuất hiện các tác phẩm nhỏ lẻ, thể hiện những khoảnh khắc nỗi niềm của người volính có chồng đi chinh chiến, về người cung nữ bị bỏ quên trong cung cẩm, thì ởViệt Nam, xuất hiện những tác phẩm thơ dài hàng trăm câu, khắc họa cụ thể các

cung bậc cảm xúc, những tâm sự trién miên và những khao khát tran thé mang tínhbản năng của hai kiểu phụ nữ chịu nhiều bất hạnh này.

Sự xuất hiện của người phụ nữ mang day yếu tố nữ tính như khao khát hạnhphúc, tình yêu riêng tư, khao khát đời sống thân xác trọn vẹn trong các tác phẩmnày gây nhiều tranh cãi không chỉ với các tác giả nhà nho mà với cả những nhànghiên cứu hiện đại Không ai phủ nhận sức hấp dẫn của Chinh phụ ngâm và Cungoán ngâm khúc và các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao tác phâm ở nhiều mặt khácnhau; tuy nhiên hầu hết các nhà phê bình từ giữa thế ky XX tới những thập ky 80

vẫn cho rang hạn chế của hai tác phẩm này, đặc biệt Cung oán ngâm khúc, là nhiều

yếu tố nhục dục, đậm không khí nhục cảm, nhân vật chỉ biết đến tình yêu riêng tư,

Trang 7

các sáng tác văn hoc Phương pháp phê bình này gợi mở ra những lớp nghĩa thú vi,

xét lại nhiều giá trị của một số tác phẩm trung đại và hiện đại Cũng từ phương phápphê bình nữ quyền gợi cho chúng tôi tìm hiểu lại giá trị nhân bản của Chinh phụ

ngâm và Cung oán ngâm khúc, thái độ tiễn bộ của hai tác giả nhà nho này với người

phụ nữ xét trong hệ thống sáng tác về đề tài nữ giới thời kỳ văn học trung đại.

Với hứng thú tìm hiểu về kiểu nhân vật nữ trong thời kỳ văn học trung đại,

luận văn của chúng tôi mong muốn nghiên cứu kiểu nhân vật chinh phụ và cung nữ

từ phương diện nữ quyên Từ đó, chúng tôi muốn nhìn nhận lại sự phân hóa của các

nhà nho trên phương diện chịu ảnh hưởng như thế nào với tư tưởng nam quyền củaNho giáo, qua thái độ của họ với người phụ nữ Sự phân hóa này cho thấy sự phức

tạp trong tư tưởng nho gia và sự đa dạng trong sáng tác Nhà nho sáng tác không chỉđứng trên quan điểm đạo đức phong kiến mà còn đứng trên lập trường nhân sinh, tô

cáo những gi phản nhân sinh, bênh vực quyền sống của con người, đặc biệt là phụnữ Thêm vào đó, người viết cũng muốn tìm hiểu thêm về kỹ thuật miêu tả tính nữtrong hai tác phẩm này, sự đột phá cũng như các công thức miêu tả.

lưu truyền bị thất lạc Công tác nghiên cứu này diễn ra xuyên suốt các thế kỷ qua.Trong khi đó, những bài phê bình về giá trị nội dung và nghệ thuật mới bắt đầu nở

Trang 8

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

nộ từ giữa thé ky XX tới nay Thời ky đầu (1945 — 1975), đa số các bài phê bình

đứng trên quan điểm xã hội học dé đề cao tinh thần phản phong, chống chiến tranh

(Chinh phụ ngâm) và tô cáo chê độ cung nữ trong xã hội phong kiến qua thân phậnbat hạnh của một cung phi bi thất sing (Cung oán ngâm khúc) Rất nhiều công trìnhcũng đi sâu tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý trong hai khúc ngâm này cũng nhưđóng góp về thê thơ song thất lục bát Từ sau chiến tranh, các nhà phê bình có hứngthú hơn với việc tìm hiểu từ góc độ văn hóa (như ảnh hưởng của đạo Phật, sé phanhong nhan bạc mệnh, bi kịch của con người cá nhân ) Tuy nhiên, chưa có côngtrình nào nghiên cứu ti mi về kiểu nhân vật chinh phụ và cung nữ đặt trong hệ thốngnhân vật nữ văn học trung đại nói chung, kiểu nhân vật khuê oán nói riêng, chúng

có sự vận động như thế nảo, vị trí và những đóng góp ra sao về khía cạnh tính nữ.

Như trên đã nói, nhiều nhà phê bình đã đánh giá tinh thần nhân đạo của Đặng

Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều khi lấy đề tài sáng tác là người phụ nữ Nhưng có

nhiều góc độ thể hiện giá trị nhân bản lại chưa được xem xét, khẳng định một cách

đúng đắn Chăng hạn, những biểu hiện của giới nữ, của tình yêu gắn với nhục cảm,tình dục trong hai khúc ngâm Chúng ta hãy điểm lại những bài phê bình đề cập tớitính nữ, tình yêu thân xác trong hai tác phẩm này.

Đối với Cưng oán ngâm khúc, cách nhìn nhận về yếu tố tình dục của các nhànghiên cứu rất khác nhau Nhà phê bình Đặng Thanh Lê trong Cung oán ngâm khúctrên bước đường phát triển của thé song that lục bát phê phán yêu tỗ nhục cam:

“Tuy nhiên, Cung oán ngâm khúc vẫn có phần chưa lành mạnh Tràn đầy khúc

ngâm là một không khí nhục cảm Cung nữ say sưa nói đến những hạnh phúc củathời kỳ được sủng ái và chủ yếu là khoái cảm xác thịt với những cảm giác đắm đuốikhó tả ( ) Hạnh phúc ở đây phiến diện quá, yêu cầu ấy có mặt chính đáng nhưng

quyết không thê là mặt duy nhất, cao nhất của hạnh phúc yêu đương Tắt nhiên, tâmtrạng của cung nữ phan nào được biểu hiện qua nhân sinh quan hưởng lạc của giai

cấp thống trị và quan hệ giữa cung nữ với vua không phải là quan hệ của tình yêumà chỉ là quan hệ nhục dục Nhưng dù sao, cung nữ cũng khác nàng Kiều trongtrăng kiên quyết bảo vệ mối tình đầu tươi đẹp, khác cả người chinh phụ tuy rạo rực

Trang 9

xác thịt, không có tình yêu trong sáng.

Nguyễn Trác và Nguyễn Đăng Châu trong Cưng oán ngâm khúc, khảo thích

và giới thiệu, cũng phê phán phương diện nhục cảm, cho rằng cung nữ luôn bị ámảnh về tình duc mà không một chút e lệ Ông viết: “Toàn khúc ngâm triền miêntrong một thế giới đặc biệt toàn ân ái mây mưa Mới thời con gái, chưa bước chân

vào cuộc đời, tự hào về nhan sắc người thiếu nữ đã nghĩ tới: Cỏ cây cũng muốn nổi

tình mây mưa Hoặc cho rằng văn nhân tài tử công hầu khanh tướng khi nghe nóiđến nàng sẽ: Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn/ Bệnh Té Tuyên đã nỗi lên dung ding.Với những ý nghĩ táo bạo sớm nở về dục tình kiểu ấy, khi được tuyển vào cung,người cung nữ cũng chỉ có thé hân hoan vì những sự thỏa nguyện về xác thịt ( ).Bài ca xác thịt văn vẻ ay được kết thúc băng một nỗi hân hoan không chút e lệ

ngượng ngùng” [50, tr 45 — 46].

Lý giải về yếu tổ nhục dục trong khúc ngâm, hai ông cho rằng, hiện thực đời

sống trụy lạc trong cung đã tác động tới nhân sinh quan nhà thơ: “Sự thực trong

cung, dưới mắt Nguyễn Gia Thiều, cơ sở sáng tác của ông, là một sự thực dâm

đãng Cuộc tình duyên của Sâm và Huệ không phải là thiên ái tình cao thượng củanhững tâm hồn trong sạch trọng nhau vì nết, mến nhau vi tài ( ) Từng ấy yếu tốđã khiến Nguyễn Gia Thiều đơn giản hoá tâm hồn người cung nữ, hướng nàng điquá sâu vào con đường tình dục Ông cũng sẵn sàng quên rằng ông đã qua cửaKhong sân Trình va đức thánh của ông khi xưa chỉ nói chuyện với nàng Nam Tửchốc lát, mà phải thanh minh mãi với môn đồ Người cung nữ đã bị nhìn sai lạc.Cảm tình của người đọc đối với nàng bị hạn chế Và cũng bị hạn chế cái giá trị củatình yêu mà tác giả muốn đề cao” [50, tr 47] Hai nhà nghiên cứu cũng đứng trên

quan điểm giai cấp dé phê phán nhân vật cung nữ quá nhiều khao khát nhục dục, đạidiện cho sự sa đọa của giai cấp thống trị: “Tâm lý của người cung nữ là tâm lý

chung của tang lớp thống trị đang đi vào con đường tan rã suy vong, kiêu ngạo 16lăng, trang tron, bat chap hét thay, chi còn nghĩ tới khoái lạc cá nhân, địa vi ca nhân.

Trang 10

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

Họ không còn chút ý thức đối với lich sử, không còn chút ưu ái đối với nhân dân”

[50, tr 49] Nhà nghiên cứu đánh đồng giữa tình yêu xác thịt của người con gái vớisự hưởng lạc của giai cấp thống trị.

Các nhà nghiên cứu trên đều quá nặng về phê bình xã hội học giai cấp nên

nhìn nhận phiến diện về nhân vật cung nữ Những yếu tố đậm tính nữ của nhân vậtđều bị phê phán và bị quy kết là đại điện tâm lý hưởng lạc của giai cấp thống trị.Các nhà nghiên cứu không xem xét tới cảnh ngộ đặc biệt của người cung nữ, bi kịchcủa người phụ nữ tuy đầy đủ về vật chất nhưng bị tước bỏ hạnh phúc vợ chồng,

hạnh phúc ái ân, chôn vùi tuổi xuân trong cung cấm Bởi vậy, những khao khát đờisống thân xác của nàng là rất đời thường và những trang thơ của Nguyễn Gia Thiềuthé hiện tâm sự sâu kin ấy chính là ý nghĩa nhân bản của khúc ngâm.

Nhiều nhà nghiên cứu có cái nhìn thoáng hơn về yếu tô nhục cảm trong khúcngâm và đánh giá cao nghệ thuật thể hiện nữ tính của Nguyễn Gia Thiều TrongMay van dé đặt ra từ hội thảo khoa học về Nguyễn Gia Thiéu và Cung oán ngâm

khúc, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi viết: “Bởi vì cảm hứng nghệ thuật chủ đạo

của ông đã có ý dé cho biểu tượng cung nữ — người lan at biểu tượng cung nữ — phụnữ Nhưng ham muốn nhục cảm có phần lộ liễu đối với nàng cũng không còn gì là

quá đáng, là xa lạ với những quy phạm nghệ thuật biéu hiện nữ tính, vì chúng nằm

trong tâm lý khao khát nhục cảm vốn có của con người Cho nên Cung oán ngâmkhúc chính là sự giãi bay tâm trạng của một con người trong mọi cảnh ngộ có thé cóvề thân phận con người, cao hon nữa, nó còn kết tinh được những cảm hứng triết

học về nỗi khổ của đời người.” [8, tr 4].

Nhà nghiên cứu Tran Dinh Sử trong Giá tri hư ảo, vô nghĩa của cá nhân conngười trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiéu khang định yêu tô nhục

cảm là một trong những biểu hiện của quan niệm về con người cá nhân: “Ông miêu

tả cảnh hành dục không như một tội lỗi kiểu Truyền kỳ mạn lục mà như một niềmkiêu hãnh, sung sướng Cả ở đây con người cá nhân cũng xuất hiện như một pháthiện lại, đi ngược giáo lý Có thể nói thế kỷ XVIII đã xảy ra một bước ngoặt lớn

Trang 11

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

trong quan niệm con người cá nhân, lam nở rộ một dòng văn học nhân dao, khác

với văn học nhân nghĩa là chủ đạo trước đó Bước ngoặt làm đổi thay giá trị conngười ấy là: Trước thế ky XVIII cá nhân chỉ được đánh giá trong thang bậc dao lý,nghĩa lý, ly trí và ở sức mạnh tinh thần, con người càng có nghị lực vươn lên baonhiêu, càng khắc phục cá nhân nhỏ bé, phàm tục bao nhiêu thì càng có giá trị Bởivì nghĩa lý, đạo lý, giáo lý là cái thiện, còn mọi thứ dục, lục dục, nhân dục, nhất làtình dục đều là cái ác Bây giờ tình hình lật ngược lại Quyền sống của con ngườitrần thế, giá trị con người thân xác với bao thứ “dục” chính đáng của nó là trung

tâm điểm của giá trị Bat kỳ cái gì chà dap giá trị ấy, quyền sống ấy thì đều là cái ác,

cái xấu, cái dang oán hận” [41, tr 168].

Nhà nghiên cứu Vũ Minh Tâm trong Nguyễn Gia Thiéu và nỗi dau nhân thể!khẳng định yếu tố nhục cảm trong khúc ngâm không phải là chủ nghĩa thân xác mà

chính là nhân tính, nhân tình Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong Rực rỡ và

khắc khodi (Hay là tính cách hiện đại của “Cung oán ngâm khúc”) cũng đánh giácao những đóng góp của Nguyễn Gia Thiéu về nghệ thuật miêu tả yếu tố xác thịttrong khúc ngâm: “Xưa nay, trong văn học cổ Việt Nam, mọi khoái cảm xác thịt chiđược diễn tả một cách lấp lửng, nửa vời, nếu không nói là giấu biệt đi, bảo nhaukhông nên đả động đến Ở Cưng oán ngâm khúc, người phụ nữ mất hết vẻ e thẹnvốn có, nang san sàng khoe ra tài năng, vẻ đẹp và cả khả năng quyến rũ của mình”[34 tr.4] Nhà nghiên cứu Tran Thị Băng Thanh trong tham luận Nguyễn Gia Thiéuvà nhân vật người cung nữ'” cũng khang định yêu tố dục tinh, coi đây là điều hop

lý với hoàn cảnh riêng của người cung nữ Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Bích

trong Đạo Phật, tính dục, âm nhạc tính trong Cung oán ngâm khúc khăng định tác

phẩm có một đoạn miêu tả không tiền khoáng hậu về vẻ dep của dục tính (câu 135 —

152) Tuy nhiên, ông không phân tích sâu và lại cho răng đó là cái nhìn của người

theo Phật giáo công nhận sức hút phi thường của dục tính.

(1) Đăng trên Tap chi Văn học, số 4 — 2004.

(2 ) In trong Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb Khoa học xã hội, H., 1999.

Trang 12

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

Các nhà nghiên cứu trên đã coi yếu tố xác thịt trong khúc ngâm là chính đáng

và đánh giá cao nghệ thuật biéu hiện nữ tính mà Nguyễn Gia Thiéu đã thể hiện Dùchưa đi sâu khai thác yếu tô nữ tính nhưng đây là những đóng góp bước dau trongviệc nhìn nhận lại giá trị khúc ngâm xét vê khía cạnh con người bản năng, thân xác.

Với Chỉnh phụ ngâm, van đề nữ tính ít bị chỉ trích vì khao khát thé xác không

được thê hiện sôi nổi và trực tiếp như trong Cung oán ngâm khúc Trong các bài

nghiên cứu trước đây về nội dung và nghệ thuật của khúc ngâm, người chinh phụchủ yếu được đánh giá về phẩm chat chung thủy theo quan niệm dao đức Nho giáo(Đỗ Mục trong Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam

văn hoc sử yếu) hoặc cái nhìn phê phán chiến tranh (Phong Châu trong Chỉnh phụ

ngâm khúc — khúc ca oán ghét chiến tranh, Văn Tân trong Đoàn Thị Điểm vớiChinh phụ ngâm hay là một tác phẩm chống chiến tranh ) Rat it các bài phê bìnhnhìn nhận và đề cao yếu tố nữ tính trong khúc ngâm.

Chinh phụ ngâm khúc giảng luận của Thuần Phong có đoạn viết: “Và đây làbài học của tạo vật, của tự nhiên:

“Chang chang thấy chim uyên ở nội

Cũng dập dìu chẳng vội phân trương.

Chang xem chim én trên rường

Bac đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau.

Kia loài sâu hai dau cùng sánh,

No loài chim chap cánh cùng bay,

Liễu sen là thức cỏ cây,

Đôi hoa cùng sánh, đôi dây cùng liên.

Ay loài vật tình duyên còn thé,

Sao kiếp người nỡ dé day đây?”

Một bài học khá tầm thường chứa chan những ý vị phàm tục, chưa nói đến ýnghĩa khoa học có chỗ rất khả nghi Bai học hưởng thu, bài học khoái lạc chủ nghĩa -chỉ có thế thôi! Mà lời lẽ cũng chăng có gì là tha thiết cho lam ( ) Sự yêu cầuhưởng thụ trong Chỉnh phụ ngâm lại cũng không có ý vị nồng nàn của nhục dục nhưtrong Cung oán, hoặc chán chường như trong Truyện Kiểu Ái tình, ở đây, không

10

Trang 13

Vo ThE Hopi

tra “ưtã—K51

nghiên răng, nghiên lưỡi trong một cử chỉ phan kháng, nhưng cũng chưa hê hướng

dẫn tâm hôn đến một cõi đời siêu thoát Dù có bực bội với hoàn cảnh thì ý niệm củakhổ chủ cũng vẫn quanh quan trên thực tế và dịu dàng ngoan ngoãn xin với đời

RK ~ re ` wv: A z A RK ^ X RK ` A*»s(1

sống những cái mà đời sống có thé cung cấp cho cuộc đời thé tục mà thôi”),

Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ khang định Chinh phụ ngâm là tiéng nói đầutiên mà bột phát mạnh mẽ của tình cảm, của cá nhân trong văn học sử quốc âmnhưng ông cũng cho rằng, nhân vật chinh phụ hầu như chỉ biết đến nỗi niềm riêng

tư của bản thân, nỗi thèm khát hạnh phúc đôi lứa: “Các giáo sư phê bình Chinh phụ

ngâm thường ca tụng tư cách dao đức của người chinh phụ, nào nuôi lão than, naochăm con nhỏ Song chỗ nói về điều đó không quá mười câu, còn ra trong cả trăm

câu toàn là một tâm sự thiếu thốn tình cảm, mơ ước yêu thương Phải công nhậnrằng tiếng kêu của tình cảm ở đây rõ là mãnh liệt Nó nói lên một biến chuyển mạnhmẽ ở nội dung văn học chúng ta, ở tâm trạng của nhà văn, của nho sĩ Chúng ta đãcách xa cái thời lý trí thanh sở, đạo đức uy nghỉ, pháp luật khắt khe, chính quyền

nghiêm cân, cái thời Thịnh Lê ngày trước Từ lâu, xã hội loạn ly, lòng người hoangmang, trong trải Các chúa Trịnh lại ngụp lặn trong một nếp sống xa hoa dat lạc, gâycho người đưới một sự thèm thuồng hưởng thụ mà binh cách máu lửa càng kích

thích nau nung” Nhà nghiên cứu cho rang, “tư cách đạo đức” của chinh phụ cần

được xem xét lại vì nàng chăng mấy nói về gia đình, con thơ mà chỉ đề cập đến tâm

sự thiêu thôn tình cảm của bản thân.

Có thể thấy, yếu tố nhục cảm trong hai khúc ngâm gây ra nhiều ý kiến tráichiều đối với các nhà nghiên cứu Đa số các cây bút phê bình trong giai đoạn ảnh

hưởng mạnh mẽ của phê bình xã hội học giai cấp đã phê phán không khí nhục cảmtrong các khúc ngâm và quy nhân vật vào giai cấp quý tộc hưởng lạc Có một thựctế rằng, các nhà phê bình đã không xem xét đến thái độ của tác giả khi viết về các

nhân vật nữ này Giai đoạn sau này, một số nhà phê bình đã nhìn nhận yếu tố này

một cách cởi mở hơn, đặc biệt xem xét nhân vật chính phụ va cung nữ ở góc độ con(1) Thuần Phong, Chinh phụ ngâm khúc giảng luận, Văn hóa xuất bản, Sai Gòn, 1952, tr 33.

(2) Phạm Thế Ngũ, Đặng Trần Côn với khúc chỉnh phụ chữ Hán In trong Việt Nam văn học sử giản ước tân

biên, tập II, Văn học lịch triéu, Việt văn, Nxb Đồng Tháp, in lại năm 1997.

11

Trang 14

quyên của nhà nghiên cứu gợi mở cho chúng tôi hướng nghiên cứu sâu hơn về cáckiểu nhân vật phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, nhìn nhận từ phương phápphê bình văn hoc nữ quyên Bài tham luận này đã chỉ ra sự phân hóa trong tang lớptác giả nhà nho đối với vấn đề nữ quyền Trong bối cảnh Nho giáo Việt Nam chịuảnh hưởng của Tống Nho và Minh Nho, với nhiều tư tưởng nam quyền nặng nè,

dòng văn học có yếu tô nữ quyền vẫn tồn tại và phát triển “Văn học Việt Nam thế

ky XVIII đến đầu thế kỷ XX có thé cấp cho chúng ta một nguồn tư liệu phong phúdé suy nghĩ về van dé nữ quyền và Nho giáo Trong khuôn khổ một xã hội Nho giáonam quyên, thực tế sáng tác văn học giai đoạn này cho thấy chủ nghĩa nữ quyền đã

xuất hiện bên cạnh dòng tư tưởng chống nữ quyền truyền thống ( ) Hai thế kỷ

XVIII XIX cũng chứng kiến tiếng nói bênh vực nữ quyền của một số nhà Nho người đàn ông Ba kiểu nhân vật phụ nữ đều là do các nhà văn - nhà Nho sáng tác -đã tạo nên những cơn sốt văn học cho giai đoạn này là: người chinh phụ (vợ lính),người cung nữ và người kỹ nữ” [47, tr 2 — 4].

-Yếu tố nữ quyền trong sáng tác của một bộ phận nhà nho giai đoạn này chínhlà cái nhìn về người phụ nữ băng cảm xúc, nỗi niềm của giới nữ, nói giùm họ nhữngkhao khát sâu kín về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi Đặc biệt, một khía cạnh của tư

tưởng nữ quyên là sự bộc bạch tình yêu gắn liền với khao khát nhục cảm, nhu cầu

xác thịt của người phụ nữ Bởi trong tư tưởng khắt khe của Nho giáo, phụ nữ đứchạnh không được phép nói về những nhu cầu bản năng, thân xác đó Theo quan

12

Trang 15

Trong bai viết này, khi phân tích sự xuất hiện nổi bật của nhân vật chinh phụ

và cung nữ trong hai khúc ngâm, chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu từ phương

diện con người đời thường, phương diện giới tính — tính nữ, một van đề vẫn chưađược khai thác cụ thể trong các nghiên cứu từ trước đến nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dé tìm hiểu nhân vật chinh phụ và cung nữ, điều cần thiết là khảo sát hai kiểunhân vật này trong toàn bộ văn chương thời kỳ trung đại Việt Nam Thêm vào đó,đây là những kiểu nhân vật truyền thống trong văn học phương Đông nền cần có sự

so sánh với nền văn học Trung Quốc Tuy nhiên, do khuôn khổ của luận văn, việc

khảo sát trên diện rộng chỉ được trình bay sơ lược trong chương 1 Luận van chủ

yếu tập trung phân tích hai kiểu nhân vật này trong hai tác phẩm tiêu biểu của vănhọc Việt Nam là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm khúc củaNguyễn Gia Thiéu.

Ngoài ra, mục đích của luận văn là nghiên cứu hai nhân vật này đặt trong hệthống nhân vật nữ văn học trung đại, soi chiếu ở góc độ tính nữ nên chúng tôi cũng

phân tích đối chiếu với các tác phẩm viết về người phụ nữ nói chung, bởi từ đó mớithấy rõ hơn những đóng góp của hai tác giả nhà nho trong việc thé hiện hai kiểu

nhân vật nữ này.

Về văn bản khúc ngâm dùng dé khảo sát và phân tích, chúng tôi nghiên cứudựa trên văn bản chữ quốc âm của Chinh phụ ngâm, bản dịch hiện hành in trongsách Chỉnh phụ ngâm, Lai Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu Đối với Cung oánngâm khúc, chúng tôi lựa chọn văn bản in trong cuỗn Ngâm khúc Việt Nam chọn lọc

do Nhà xuất ban Văn học chịu trách nhiệm biên tập và in ấn, xuất bản năm 2008.

4 Phuong pháp nghiên cứu

Đề tìm hiểu nhân vật chỉnh phụ và cung nữ trong hai khúc ngâm, những nhânvật nữ thuộc về thời kỳ trung đại, nên chúng tôi lựa chọn phương pháp tiếp cận văn

13

Trang 16

bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 cùng với cuộc cách

mang nữ quyên ram rộ Ở Việt Nam, phê bình văn học nữ quyền mới chỉ được ápdụng ở vài ba công trình nghiên cứu Phê bình nữ quyền đem lại nhiều kiến giải mớivề nhân vật và quan điểm của nhà văn Một trong những khía cạnh của phê bình văn

học nữ quyền là vấn đề giải phóng tình dục Chúng tôi cũng dựa vào khía cạnh này

dé phân tích tư tưởng nữ quyền trong hai khúc ngâm.

Bên cạnh đó, do đề tài thuộc về vấn đề văn học sử nên chúng tôi cũng áp dụngphương pháp xã hội học dé lý giải sự tác động của hoàn cảnh xã hội, lich sử đến tư

tưởng của tác giả, đến sự xuất hiện nở rộ của kiểu nhân vật phụ nữ trong văn học

nhà nho giai đoạn XVIII — XIX.

Luận văn nghiên cứu nhân vật chinh phụ và cung nữ trong hai khúc ngâm, đặt

trong hệ thống nhân vật phụ nữ xuyên suốt văn học trung đại cũng như hai kiểunhân vật này trong lịch sử và văn học Trung Quốc nên chúng tôi cũng thấy sự cần

thiết của việc lựa chọn phương pháp so sánh.

Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thi pháp học đề tìm hiểu nghệ thuật biểuhiện tâm lý và tính nữ trong hai khúc ngâm Ngoài ra, luận văn còn sử dụng kết hợp

các thao tác như thống kê, phân tích để có được cái nhìn toàn diện và cụ thể vềđôi tượng nghiên cứu của mình.

53 Két cau luận văn

Ngoài phân mở dau va ket luận, nội dung luận văn gôm những mục chính như sau:

Chương 1: Người chinh phụ, cung nữ và số phận của họ trong lịch sử va văn học

Chương 2: Chinh phụ và cung nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâmkhúc nhìn từ góc độ tính nữ

14

Trang 17

NGƯỜI CHINH PHU, CUNG NU VÀ SO PHAN CUAHO TRONG LICH SU VA VAN HOC

1.1 Người chỉnh phụ trong lịch sử và van hoc

l.I.]I Khai niệm

Từ “chinh phụ” được hiểu theo nghĩa chung là vợ của những người ra trậnchinh chiến Theo Từ điển tiếng Việt: “Chinh phụ là vợ của người đàn ông dang đi

đánh trận thời phong kiến”) Tuy nhiên, từ Hán Việt này thường được dùng trong

văn chương nhà nho theo một nghĩa trang trọng, chỉ phu nhân của những người cóchức tước đi đánh trận phương xa Họ không phải là những nông dân lam lũ, có đời

sống vật chất thiếu thốn Chăng hạn trong ca dao, người vợ có chồng ra trận mạc

được gọi một cách dân dã là người “vợ lính”:

Kìa ai tiếng khóc nỉ non,

Ay vợ lính mới trèo hòn Đèo Ngang.Chém cha cái giặc chết hoang,

(1) Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2010, 1562 trang.

15

Trang 18

Đã gánh theo chẳng, lại gánh theo con

Người vợ trong ca dao có tiếng nói hồn hậu, mạnh mẽ, ngôn ngữ gần gũi, thânthuộc với đời sống nhân dân lao động Trong khi đó, ở các tác phẩm văn học viết

thời kỳ trung đại của Việt Nam, từ chinh phụ đều có ý hàm chỉ đến những phụ nữquý tộc Như trong Chinh phụ ngâm, nhắc đến chàng là “trang phong lưu”, “vốn donghào kiệt”, cũng bạn bút nghiên”, được so sánh với các danh tướng như Giới Tử,Phục Ba, Ban Siêu, Tần, Hoắc Nàng thì biết day con đèn sách, biết gõ sênh ngọc,ôm đành tranh, có gương lầu Tần, thoa cung Hán Chinh phụ được miêu tả làngười có nhan sắc, là “khách má hồng” trong khuê phòng chịu nhiều nỗi truânchuyên khi phải xa chồng Nhưng nỗi khổ của họ không nam ở chỗ thiếu thốn vật

chất, tất bật mẹ già con thơ mà chủ yếu được khắc họa về mặt nội tâm, nỗi u sầu

trông ngóng cùng muôn vàn cảm xúc khác Điều này có thê được lý giải bởi tác giảcủa những khúc ngâm viết về người chinh phụ đều là các nhà nho, tầng lớp trí thứctrong xã hội phong kiến Nhân vật trong các tác phẩm của nhà nho chủ yếu là người

gần gũi với tầng lớp của họ, nếu nam giới là các bậc hiền nhân quân tử, những

chàng trai công tử phong lưu tài tình, phụ nữ là những người tài sắc, như cung nữ,kỹ nữ, công chúa, vợ của nho sĩ Không phải nhiều nhà nho viết về những ngườilang thang khốn khổ như Nguyễn Du viết về ông lão hát rong, người mẹ dẫn đàn

con di ăn xin trên đường Tuy nhiên, mặc dù viết về những nhân vật không han

gan gũi với đại đa số người dân, nhiều tác phẩm của các nhà nho đặc biệt là khúcngâm và truyện thơ vẫn được nhiều người bình dân yêu mến và đón nhận Trườnghợp điền hình nhất là Truyện Kiéu và Chinh phụ ngâm (bản dịch sang tho Nôm theothể song thất lục bát) Những nhân vật này có sức hấp dẫn bởi chứa đựng những

tình cảm đời thường, nỗi đau nhân tình và số phận bat hanh cua ho nhan duoc nhiéu

sự đông cam của moi người.

Trong văn học Việt Nam, từ chinh phụ gắn chủ yếu với các tác phẩm trong thế

ky XVIII, XIX Từ này cũng chỉ được dùng trong văn chương của các nhà nho thời

16

Trang 19

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

kỳ trung đại Thuật ngữ chinh phụ sau nay không còn được sử dụng trong văn hoc

hiện đại và lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân.

1.1.2 Một số gương chỉnh phụ được nhắc đến trong lịch sử trung đại Việt Nam

Trong sử sách Việt Nam rất ít khi ghi chép về các nhân vật nữ, ngay cả nhữngnhân vật nữ trong triều đình như hoàng hậu, phi tần, công chúa Những nhân vậtđược ghi danh phải là các nữ anh hùng như Bà Triệu, Trưng Trắc, Trưng Nhị,Bùi Thị Xuân Tuy nhiên trường hợp đặc biệt, một số người phụ nữ bình thườnglại được ghi tên vào sử sách và được vua quan và nhân dân lập miéu thờ Đó lànhững chinh phụ tuẫn tiết khi biết tin chồng mình đã thiệt mạng nơi chiến trường.Chang hạn như trong Thần nữ và liệt nữ Việt Nam, nhắc đến gương một người vợ

tuần tiết theo chồng Đó là bà Phan Thị Thuan, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can

Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Bà là vợ thứ 3 của ông Ngô Cảnh Hoàn Ông là tướng quân nhà

Trịnh, dưới quyền của Hoàng Phùng Cơ, được giao trấn giữ ở bến Thúy Ái, huyện

Thanh Trì, Hà Nội Quân Tây Sơn tiến ra Bac dé lật đồ họ Trịnh Trinh Khải bỏ

chạy, quân Lê Trịnh tan tác, riêng có Ngô Cảnh Hoàn cé cầm cự trên sông nhưng

cũng trúng đạn mà tử trận Cả họ hàng và làng quê thương khóc, riêng bà Thuan,lúc ấy 20 tuổi, vẫn thản nhiên như không có chuyện gi Bà thu xếp đưa mấy người

họ hàng ra Bắc đến chùa Kiến Sở ở làng Phù Đồng, làm lễ cáo gia tiên, vĩnh biệt họ

hàng, nói những lời tuyệt mệnh: “Chồng chết vì việc nước, tôi xin đi theo dé trọnnghĩa cùng chồng” Nói xong, chèo thuyền con ra giữa dòng, gieo mình xuốngnước Vua Lê Chiêu Thống phong bà là Tiết liệt phu nhân Nhân dân lập đền thờ bà

ở bến Thúy Ai Sau này trong sách Dai Nam thực lục chính biên có ghi “Nam Tự

Đức thứ 12, có lệnh dựng bia liệt nữ Phan Thị Thuan” [9, tr 281].

Cuốn Thần nữ và liệt nữ Việt Nam còn nhắc đến thiếu phụ Vũ Thị Thiết quê ở

Nam Xương (Lý Nhân, Hà Nam) Nàng là nhân vật có thật, được ghi trong sử sách

và cũng đi vào văn học (Truyén kỳ man lục của Nguyễn Dit) Nang là người con gái

xinh đẹp, lại nết na, cưới chồng chưa được bao lâu thì chồng đi đánh giặc ChiêmThành Đêm đêm ở nhà nàng thường chỉ bóng mình trên vách bảo đứa con nhỏ rằng

17

Trang 20

văn bản viết về Vũ thị trong đó tôn xưng nàng là liệt nữ.

Có thể phỏng đoán rằng, trong thực tế có rất nhiều liệt nữ vô danh, những

người vợ dám chết theo chồng dé giữ gìn danh tiết hoặc ở vậy cả đời thờ chồng,nuôi con Một số gương liệt nữ được vua chúa, nho gia ca tụng, lập đền thờ ít nhiềugan với mục dich giáo huấn, nêu gương, định hướng đạo đức cho người đời sau Sử

sách Việt Nam không ghi chép nhiều về những liệt nữ như trong sử sách Trung

Quốc Nếu như ở Trung Quốc có hắn một loại sách riêng là liệt nữ truyện thì ở Việt

Nam hầu như không có, họa chăng chỉ là những cuốn sách người đời sau sưu tầm,tổng hợp lại Có thê ở Việt Nam không có sách liệt nữ truyện mà chỉ có những ghi

chép lẻ tẻ, bởi các nhà nho của chúng ta không hô hào tiết liệt mạnh mẽ, cực đoan

như Trung Quốc.

1.1.3 Người chỉnh phụ trong văn học

Viết về chinh phụ là dé tài xuyên suốt trong các tác pham cổ điển Trung Quốc,không chỉ gói gọn trong một, hai thế kỷ như ở Việt Nam Lịch sử Trung Quốc thờikỳ cô, trung đại chứng kiến những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên, từ cuộc chiến

giữa các nước nhỏ với nhau đến chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nội chiến dập tắtcác cuộc khởi nghĩa, đảo chính, chiến tranh ôn định các vùng chư hầu hay xâm lược

láng giềng Trong Kinh thi, cuôn sách ghi lại những bài thơ do nhân dân sang tácđược Không Tử ghi chép lại, nhân vật người chinh phụ đã được nhắc đến.

Bài thơ Ba hề trong Kinh thi:

Chàng là người uy vũ anh hùng

Tài năng trội nhất ở trong nước này

18

Trang 21

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

Cây thù cam chắc trong tay

Tiên khu đột trận ra tải giúp vuaTừ ngày chàng tách sang dong,

Pau em rồi tựa hoa bong cuộn bay

Ha không thoa sáp, gội cai?

Vang chàng, trang điểm cho ai ngắm nhìn?

Bài thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, có ảnh hưởng mạnh tới các thi nhân saunày Nhiều nhà thơ khi viết về hình ảnh chinh phụ nhớ chồng hoặc cô gái xa người

yêu đã sử dụng tứ thơ “thủ như phi bồng” và “thùy đích vi dung” Mô típ đầu bù tóc

rối không chải chuốt, mặt mộc không phan son vì vắng chang cũng được Đặng Tran

Côn lặp lại trong Chinh phụ ngâm đề tạo nên những hình ảnh thơ có sức khơi gợi.

Đời Đường là thời kỳ phát triển rực rỡ của thơ ca Trung Quốc với rất nhiều

nhà thơ tài năng Đặc biệt rất nhiều thi nhân thời này sáng tác theo cảm hứng lãngmạn như Lý Bạch, Vương Xương Linh, Nhiều sáng tác của họ đề cập tới tình yêulứa đôi, nỗi buôn ly biệt, nỗi nhớ nhung, chờ đợi Các tác giả Trung Quốc có riêngmột dòng thơ khuê oán xuyên suốt nhiều giai đoạn Trong đó, thơ viết về chinh phụcũng không ít Những sáng tác này ảnh hưởng mạnh mẽ tới sáng tác của Đặng TrầnCôn Một trong những bài thơ Đường dé lại dau ấn trong Chỉnh phụ ngâm là Khuê

oán của Vương Xương Linh:

Thiếu phụ ở chốn khuê phòng

Không biết đến nổi buồn rau

Ngày xuân trang điểm xong bước lên lau thúy

Chợt thấy ở đầu đường màu xanh tươi của cây dương liễu

Lòng hồi hận đã dé chẳng đi ra trận

Mà kiếm làm chi ấn phong hau.

Tứ thơ người chinh phụ bước lên lầu trông ngóng và hối hận vì đã để chồng rachiến trận bién biệt có ảnh hưởng ít nhiều đến Chinh phụ ngâm Còn Tw chỉnh phu

của Tao Phi lại miêu tả nối cô đơn của thiêu phụ trên chiéc giường trông văng:Sao chàng ở mãi nơi tha phương

19

Trang 22

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

Dé thiếp vo võ giữ phòng không

Ảnh trăng sáng bạch giường thiếp ngủ.

Trong các nhà thơ Đường, Lý Bạch là tác giả khắc họa hình ảnh chinh phụthành công nhất vì ông có tính cách của nhà thơ lãng mạn, đi sâu vào nỗi khổ vềmặt tình cảm của kiểu nhân vật nữ này Ông có chùm thơ riêng về đề tài biên táimiêu tả nỗi niềm của chinh phu, chỉnh phụ: Xuân tir - bài thơ về người đàn bà đấtTan, có chồng đi lính ở đất Yên; Thu ti là nỗi sầu của chinh phụ trong cảnh lá vàngrơi rung; bài Tử da thu ca cũng là tiếng lòng của một chinh phụ buồn sau khi thu về,

nghe thấy tiếng muôn nhà đập áo Những tác phẩm của Lý Bạch có ảnh hưởng lớn

tới Chỉnh phụ ngâm của Đặng Tran Côn bởi tác giả Việt Nam tìm thấy sự đồng điệutrong thơ ca giàu cảm xúc của thi sĩ họ Lý Trong nhiều câu thơ của khúc ngâm,người đọc dễ nhận thấy sự lặp lại ý thơ và hình ảnh thơ của Lý Bạch.

Không khó dé tìm thấy những bài thơ của thi nhân Trung Quốc viết về nỗiniềm chinh phụ Tuy nhiên, văn học của Trung Quốc lại không có những tác phâmdài hơi và dé lại dau ấn mạnh mẽ như Chinh phụ ngâm của Dang Trần Côn Các tác

phẩm chủ yếu là những khoảnh khắc tâm trạng, gói gọn trong bài thơ Đường luật

nhỏ nhắn Văn học Trung Quốc cũng không xuất hiện một cơn sốt sáng tác về kiêunhân vật chinh phụ như trong giai đoạn văn học thế kỷ XVUI ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, dù chiến tranh thường xuyên diễn ra nhưng cho tới thế ky XVIII,

rat ít các bài thơ nói về nỗi niềm của người chinh phụ Có thé do đặc điểm của thơvăn Việt Nam không đề cập tới tình cảm ủy mi, vì trong các thé kỷ đầu chống giặcngoại xâm, các tác giả nhà nho chỉ nói lên chí khí của người anh hùng trận mạc.Cũng thật khó kiếm một bài thơ viết về chinh phu với nỗi nhớ vợ như trong tho

Đường, chang hạn: “Người lính thú ngắm nhìn cảnh sắc nơi biên giới/Lòng nhớ nhàvì nghĩ đến ngày về nét mặt cau có đau buồn” (Quan san nguyệt, Lý Bạch) Đắngnam nhi không bộc lộ tình cảm riêng tư, yếu đuối mà thường là thé hiện chí khí làmtrai Nhân vật chinh phụ ít khi được nhắc đến cũng là tình trạng chung của văn học

20

Trang 23

Nêu như văn học việt thiêu văng dé tài chính phụ, văn học dân gian lại có rat

nhiêu bài thơ viết về cảnh đi lính và nỗi niềm của người vợ lính Đó là tiếng than

bộc trực, tự nhiên của những người vợ ở quê nhà trông ngóng chông:Lính vua, lính chúa, lính làng

Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra Rủ nhau ra chợ Quỳnh Lâm,

Vai đỗ gánh xuống, hỏi thăm tin chong.

Xót xa nhự muối bóp lòng,

Nửa muốn theo chong, nua bận con thơ

Ca dao thường đề cập tới nỗi khô vật chat của những người vợ lính nhiều hơn

là nỗi sầu cô quạnh Chị em phải tất bật quanh năm cay hái, nuôi me gia con trẻ Đó

là tiêng lòng của một người vợ đảm:Anh ơi! phải lính thì đi,

Cửa nhà đơn chiếc đã thì có tôi.Tháng chạp là tiết trồng khoai;

Tháng giêng trông đậu, tháng hai trồng cà;Tháng ba cày bở ruộng ra;

Tháng tư gieo mạ, thuận hòa mọi nơi;Tháng năm gặt hải vừa roi,

Trời đồ mưa xuống, nước trôi đây đồng.Anh ơi! Giữ lấy việc công,

Để em cày cấy, mặc lòng em đây.

Khảo sát trong văn học trung đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII qua hai quyền

hai cuỗn Hop tuyển văn học trung đại Việt Nam (tập một và hai), chỉ có một bài thơđược ghi chép viết về người chinh phụ Bài thơ Chinh phụ ngâm của Thái Thuận

(1441 - ?) [16, tr 580], là một tiến sĩ đời Lê, cũng tham gia Hội Tao đàn:

21

Trang 24

Vo ThE Hopi

Đình thảo thành sào liễu hựu ti

Chỉnh phu hà nhật thị quy ky ?

Bán liêm tàn nguyệt thương tâm dạ

Nhat cham dé quyên lạc lệ thì

Tái bắc vân trường cô nhạn ảnh

Giang nam xuân tận lão nga my

Sự lại kỷ độ tương tư mộng

Tang đáo quân biên tri bat tri ?

22

Trang 25

Ai bắc mây tràn, thương thân nhạn lẻ

Giang Nam xuân hết, nỗi mày xanh phai nhạt

Biết bao lần lòng tương tư trong mộng

Mơ đến gân chàng, chàng có thấu tình chăng?

Bài thơ viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, mang ảnh hưởng của thơ ca

Trung Quốc Nhân vật trữ tình là thiếu phụ nơi khuê phòng cô đơn trong đêm trăng,buôn sau nghe tiếng quốc kêu, mơ thấy lang quân trong mộng Bai tho dung lượng

ngắn nên chi thể hiện một khoảnh khắc của tâm trạng chứ không diễn tả nỗi niềm

trién miên, suy tư dan vặt, trăn trở như các khúc ngâm sau nay Tuy nhiên, điềuđáng quý là giữa một rừng thơ nói chí xuyên suốt nhiều thế kỷ, Thái Thuận đã dé lạimột tác phẩm hiếm hoi viết về nỗi niềm của người phụ nữ, tình cảm riêng tư và sâukín trong chốn khuê phòng.

Trong văn học viết, bi kịch người chinh phụ cũng được đề cập tới trong tácphẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ Nhân vật Vũ Thị Thiết trong truyện truyền kỳ

Người con gái Nam Xương, sau bao năm chờ chong đi chinh chiến trở về, lại bị

chồng ruồng ray vì ghen tuông và hiểu lầm Nang đã gieo mình xuống sông tự tử déchứng minh tiết hạnh Cái chết của thiếu phụ có thật trong lịch sử này đã đượcngười xưa ngợi ca, tôn nàng là liệt nữ Lê Thanh Tông làm bài Hoàng Giang diéuVũ Nương va Diéu Vũ Nương tán thành và ca ngợi hành động xả thân thủ nghĩa của

nàng: “Ngàn lau san sát cỏ xanh xanh/ Sảy nhớ ngày xưa kẻ tiết trinh”.

Tác giả Ngô Thì Ức (1709 — 1736) cũng có một bài thơ vịnh về Vũ Nương, ĐềVii Nương miễu [18, tr 44]:

Tiết sương tháo giá ruột gan vàng,

23

Trang 26

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

Xưa có Tao Nga nay có nang.

Ai bắc sông nam kinh hợp tán,

Mẹ già con nhỏ nặng cuu mang.

Đèn khéu tran thé xui vương nợ,

Hoa rụng lòng sông khó vớt hươngTrâm nén bụi hông người gác tía,

Miếu thiêng cao at dải Hoàng Giang.

Trong đền thờ Vũ thị, có khắc một bài thơ không rõ tác giả, niên đại 1932, cóghi Ngự dé Vii thị nương từ, có thé là của vua, với cảm hứng ca ngợi người thiếuphụ tuẫn tiết:

Bạch nhật thi đề phân tạo hóa

Hồng nhan tình tự phó cao thâm

Hoàng giang chính khí tôn thiên địa

Cố quận anh phong xuyến co kim

(Bài thơ này viết giữa thanh thiên bạch nhật để làm rõ lẽ tạo hóa

Tam lòng sâu kin của người hông nhan đành phó mặc cho trời đất biếtChính khí của người phụ nữ trên dòng Hoàng giang trường tôn

cùng trời đấtĐạo đức tốt đẹp của bà sẽ mãi còn với thời gian)

Ngoài những bài thơ này, còn nhiều văn bản khác vịnh Vũ Nương Nhân vậtchinh phụ có số phận thương tâm này gây xúc động với nhiều tác giả nhà nho.Những người có dip di qua ngôi miéu thờ nàng đều muốn đề thơ vịnh tỏ lòng xót

thương và cảm khái khí tiết Có thể thấy hầu hết các tác phẩm viết về Vũ Nươngtrong văn học trung đại đều là thơ vịnh, tôn nàng là liệt nữ, dé cao tam guong tuantiết của nàng Sự ca ngợi đó chịu ảnh hưởng quan niệm đạo đức Nho giáo chínhthống mang tư tưởng nam quyên Bởi việc ca ngợi liệt nữ là một cách cô xúy tinhthần xả thân giữ gìn trinh tiết vốn dé thỏa mãn thói ích ky của đàn ông Tác phẩmNgười con gái Nam Xương và rất nhiều bài thơ ca ngợi nàng là phụ nữ tiết hạnh,

thủy chung có gắn với nhân vật chinh phụ nhưng không cùng cảm hứng với thơkhuê oán von việt về nôi niêm cô đơn của người chinh phụ nơi khuê phòng.

24

Trang 27

Vo ThE Hopi

tra “ưtã—K51

Trước thé ky XVIII, nhân vật chinh phụ hau như văng bóng trong văn hoc viết

Việt Nam Bởi giai đoạn này, các tác giả đều là những nhà nho chính thống giàu lý

tưởng hành đạo Các sáng tác thiên về tỏ lòng, cảm hoài, luận thế sự Thơ trữ tìnhchủ yếu là thơ nói chí, vịnh cảnh, đi sứ hoặc thé hiện nỗi niềm ưu uất của những nhà

nho ân dật, thất thế Văn thơ thời chiến lại càng đậm chí khí của bậc trượng phu anhhùng với lòng quyết tâm diệt giặc Thơ viết về nỗi niềm chinh phụ chốn khuê phòng

được ghi chép lại đến nay chỉ có Chinh phụ ngâm của Thái Thuận Có thể thực tếsáng tác còn nhiều hơn nhưng các tác phẩm đó không được lưu lại vì giá trị nội

dung và nghệ thuật kém đặc sắc, nhỏ lẻ và không chất chứa nhiều tâm huyết của tácgiả như trong giai đoạn thé kỷ XVIII — XIX Sự trắc ấn với tâm sự của người phụnữ nơi khuê phòng có lẽ chỉ có ở vài ba tác giả nhà nho Còn đại thể, nhà nho những

thế kỷ đầu đều say mê nói chí, thể hiện tâm đạo lý của họ chứ ít quan tâm đến sốphận con người đời thường, nỗi niềm sâu kín của phận nữ nhi.

Từ sau thế kỷ XVIII, sau khi Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời,

phong trào dịch bài thơ này ra chữ Nôm khá sôi nổi Có các bản dịch của Đoàn ThịĐiểm, Phan Huy Ích, Bạch Liên Am Nguyễn, Nguyễn Khản và khuyết danh Nhiềutác giả sáng tác ảnh hưởng của Chỉnh phụ ngâm như: Chỉnh phu ngâm của HồngLiệt Bá, Chính phụ ngâm bài văn phường sách Hang Gai, Ai tu vấn của Ngọc Hân,

Chinh phụ ngâm dạ tĩnh của Trúc Khê sao lục Chinh phụ ngâm của Đặng Trần

Côn chính là tác phâm khơi mào về đề tài chinh phụ, khơi gợi cảm hứng cho các tácgiả nhà nho khác viết tâm sự của thiếu phụ chốn khuê phòng có chồng đi chiến trận,thiếu thốn tình cảm, hạnh phúc ân ái Những tác phẩm giai đoạn này hầu như đượcviết bằng thể loại ngâm khúc, có dung lượng lớn, chứa đựng tâm huyết của nhà văn

về cả tư tưởng, tình cảm lẫn sáng tạo nghệ thuật Sự xuất hiện đột phá của đề tài này

có cơ sở từ sự biến đôi của lịch sử xã hội cũng như sự phát triển nội tại của văn họcsẽ được trình bày cụ thể ở chương sau.

Giai đoạn nửa cuối thé kỷ XIX, từ 1858, khi Pháp né súng vào Da Nẵng, mở

đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, vấn đề vận mệnh dân tộc được đặt lên hàngđầu Các nhà nho tạm quên đi những đòi hỏi riêng tư của cá nhân và cũng khôngcòn thời gian dé đắm chìm trong những suy tư dan vặt về quyền sống và hạnh phúc

25

Trang 28

Vo ThE Hopi

tra “ưtã—K51

của con người cá nhân Văn chương chuyền sang viết về những tam gương hy sinhvì đất nước, về cảnh đau thương, loạn lạc với giọng thơ tuy buồn đau nhưng đầycảm khái Văn học thời kỳ này không còn tiếng thở than của người chinh phụ chốnkhuê phòng Từ giai đoạn cuối XIX trở về sau, nhân vật chinh phụ không còn xuất

hiện trong văn học.

1.2 Người cung nữ trong lịch sử và văn học

1.2.1 Khái niệm

Cung nữ là loại nhân vật đặc biệt trong giới phụ nữ phong kiến Khác vớichinh phụ là một kiểu người của thời chiến, cung nữ là lớp người trong xã hộiphong kiến, có quy mô nhỏ hẹp nhưng lại ân chứa nhiều điều phức tạp Theo Tir

điển tiếng Việt: “Cung nữ là người con gái phục vụ trong cung vua thời phongkiến” “Cung nữ” thường được hiểu là chỉ những cô gái chưa chồng và có nhan

sắc được tuyên vào cung làm thiếp và sinh con cho vua Cung nữ cũng có thê đượccoi là những người vợ lẽ của vua Nhưng khác với thường dân, số vợ lẽ này có khi

lên đến hàng trăm, hàng nghìn người Chế độ cung nữ của dé vương bat nguồn từchế độ đa thê trong xã hội nam quyền và hoàng dé là trường hợp dién hình nhất.

Tùy từng triều đại, cung nữ được gọi theo các danh xưng khác nhau Changhạn như cung tần mỹ nữ, phi tần mỹ nữ, cung phi Ở một số triều đại, như triềuNguyễn, từ “cung nữ” lại được dùng theo nghĩa chung dé chỉ cung tan mỹ nữ và cảnhững người hau hạ trong cung với bồng lộc ít hơn rất nhiều Nhà nghiên cứu HồTấn Phan giải thích về chế độ cung nữ triều Nguyễn: “Cung nữ trong triều có hailoại danh phận nhưng đều là những người hầu hạ vua và gia đình nhà vua Thứ nhấtđó là những người con gái còn trinh, được vua tuyển vào dé có quan hệ hôn nhânvới vua Thứ hai là được tuyển vào dé hầu ha cho gia đình vua, được gọi là cung nữhay thị nữ, phục vụ việc vặt như quạt, têm trầu, đấm bóp Do họ là những ngườikhông có địa vị trong xã hội phong kiến ngày xưa nên rất ít tài liệu ghi chép về họ

[38, tr.1] Cung nữ được nhắc đến trong Cung oán ngâm khúc được dùng với nghĩa

là phi tần mỹ nữ, được tuyển vào để làm vợ vua Ở đây, chúng tôi cũng mặc định sửdụng từ cung nữ theo nghĩa này.

(1) Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2010, 1562 trang.

26

Trang 29

Cung nữ là từ du nhập từ Trung Quốc Ở Trung Quốc, chế độ cung nữ chínhthức bắt đầu từ thời nhà Tần, kéo dài hàng trăm năm cho đến khi kết thúc thờiphong kiến Việt Nam khi xây dựng chế độ phong kiến, triều đình cũng được thiếtlập dựa theo mô hình triều đình Trung Quốc Cung nữ bởi vậy có thể xuất hiện từthời Đinh và tan rã khi Bảo Đại thoái vị năm 1945, chấm dứt chế độ phong kiến kéodài gần 1.000 năm Ngay từ thời Bảo Đại, số lượng cung tần mỹ nữ đã hạn chế rất

nhiều bởi vị vua này ảnh hưởng của văn hóa Tây sau khi đi du học tại Pháp Khi

yêu Nam Phương hoàng hậu, Bảo Dai đã thé sẽ chỉ lay minh nang, công khai phêphán và bãi bỏ chế độ đa thê Trong Con rồng An Nam, Bảo Đại viết: “Nhân bànđến van dé nạp phi, tôi tuyên bồ thang: Tôi phá bỏ cái tục đa thé của người Việt”.

Có thé nói, cung nữ là kiểu nhân vật gan với lich sử triều đình phong kiến.

Sau nghìn năm, họ cũng kết thúc số phận khi chế độ tan rã Cung nữ giờ không cònnhưng số phận của họ có sức hấp dẫn và ám ảnh người đời sau qua các tác phamvăn học và sự tái hiện trên phim ảnh.

1.2.2 Chế độ cung nữ và số phận của họ trong lịch sử1.2.2.1 Trong lịch sử Trung Quốc

Hoàng dé Trung Quốc nổi tiếng vì nhiều thê thiếp Theo các ghi chép của sửgia, Tần Thuỷ Hoàng có đến ba nghìn cung nữ Doanh Chính đã cho xây 270 tòacung điện ở một vùng rộng 200 dặm tại Hàm Dương, mỗi tòa chứa đầy mỹ nữ, sỐlượng không dưới một vạn Thời Hán Vũ Dé, con số cung nữ lên tới 18.000 Vua

27

Trang 30

Thái Tông đuổi cung nhân ra hai lần, mỗi lần 3 nghìn.

Một ông vua độc chiếm tới hàng nghìn, hàng vạn người đẹp, điều vô lý này lạiđược pháp luật phong kiến chấp nhận, ủng hộ Bởi vua là người có quyền lực tốicao, họ tự coi minh là thiên tử, bá chủ thiên hạ Như câu nói: “Phổ thiên chi hạ macphi vương thổ, suất thô chi tân mạc phi vương thần” (Khắp thiên hạ không có đất

nào không phải đất của nhà vua, người ở trên đất ấy không ai không phải thần dân

của vua) Cả gầm trời này đều là của đế vương, tất nhiên tất cả người đẹp đều là

người của một người Vua có thé lay bat cứ ai họ thích dù đối phương có đồng ýhay không và họ gọi đó là ân điển Vua tuyển chọn nhiều người đẹp vì muốn đẻ thậtnhiều con cái, có người nối dõi Tuy nhiên, mục đích trước mắt là các hoàng dé lay

nhiều thê thiếp để thỏa mãn sự dâm dục không giới hạn Cung nữ thực chất là công

cụ ăn chơi của vua Chính vì ham sắc dục mà các hoàng dé Trung Quốc chết sớmrất nhiều “Trong hơn 300 vị hoàng dé trong lich sử Trung Quốc, hơn 65% sốngkhông quá bốn mươi tuổi Trong 19 hoàng dé đời Bắc Ngụy, đã tới 10 chết trướcnăm 30 tuổi” [25, tr 9] Nhiều vị vua dâm dat và đối xử với cung nữ rất độc ác.

Trong Bạo chúa Trung Hoa có đoạn kể: “Tôn Hạo còn ra lệnh cho đào sông dẫn

nước vào cung Chiêu Minh, khi không vừa ý cung nữ nào, liền đem ra chém vứtxuống sông hoặc dìm xuống nước cho đến chết” [40, tr 89] Tần Thủy Hoàng từngchôn sống 3 nghìn nhan sắc yêu kiều trong cung A phòng.

Hoàng thượng chọn cung nữ thông qua những đợt tuyển chọn khắt khe, quymô lớn Sử sách đã ghi những đợt tuyên chọn đại quy mô thời Hán, thời Minh Chắnghạn đời Minh Hiến Tông, Thiên Khải nguyên niên (1620): “Lần ấy, có tới 5.000 côgái tuổi từ 13 đến 16, tập trung về hoàng cung Ngày thứ nhất loại bớt những ngườiquá cao, quá lùn, quá mập, quá gầy đã hơn 1.000 người Ngày thứ hai còn lại 4.000

28

Trang 31

được 300 người, 300 nữ nhân ấy đều trở thành hạng cung nữ cấp thấp nhất Một

tháng sau lại tuyển chọn 300 cung nữ ay lần nữa, chủ yếu là xét về mặt nhân phẩm

tính tình, cuối cùng chọn ra 50 người đẹp nhất được phong làm hạng phi tần và chínhthức được làm thê thiếp hoàng đế” [25, tr 12] Những người được chon han phải có

sắc nước hương trời, tài sắc toàn vẹn đến nhường nào Thế nhưng khi đã được vào

cung, không phải mỹ nữ nào cũng được hưởng ân điên của nhà vua.

Dia vi, sinh hoạt của các cung nữ khác nhau do sự đãi ngộ của hoàng dé: Cóngười đạt đến địa vị cao sang, có người đau khổ cả đời, có người từng được sủng ái

mà kết cục bi thảm Nhìn bên ngoài, họ được ăn mặc lụa là gam voc, an son hao haivị, làm vẻ vang dong họ, nhưng thực tế, ho chịu rat nhiều nỗi khổ Trước tiên đó lànỗi khô về sinh lý Có hàng trăm nghìn cung nữ cùng phục vụ cho một ông chồng.

Vì vậy có người hàng năm trời không thấy mặt vua Đã vậy, không phải vị vua nàocũng sung sức Họ cũng là người bình thường, thậm chí một số người thê lực kémbình thường Làm sao họ thỏa mãn sinh lý và tâm lý hết cho các người đẹp? Trịnh

Huyền thời Hán chú thích Lé ký có viết: “Chu Thiên tử có 120 thê thiếp ban đêm

cùng ngủ với thiên tử theo thời gian quy định rất nghiêm khắc, căn cứ vào địa vị cácthê thiếp mà quyết định thời gian được cùng ngủ với vua ngắn hay đài Thí dụ như30 ngày trong một tháng, một mình vương hậu được chiếm hai đêm, ba phu nhânchiếm hai đêm, chín tần chiếm hai đêm, 27 thế phụ chiếm sáu đêm, 81 nữ ngự

chiếm 18 đêm Như vậy người chiếm ưu thế nhất tức là hoàng hậu cũng chỉ nửa

tháng mới đến phiên mình vào hầu vua, còn các tần, thế phụ, nữ ngự cứ nửa tháng,9 người chia nhau một lần” [25, 16].

Chuyện có cung nữ cả đời không thay mặt vua không phải là chuyện hiếm Có

người héo hon trong cung, không được thấy mặt vua cho đến chết Có người từng

29

Trang 32

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

một thời được sủng ái nhưng khi có tuổi, nhan sắc tàn phai, bị lãng quên Như Trần

Hoàng hậu của Hán Vũ đế, không tiếc bỏ ra 300 cân vàng mời Tư Mã Tương Như

làm bài Trưởng môn phú, khắc họa cuộc sống cô đơn sau tui của ba trong cungTrường Môn Vũ Đề xem xong cảm động, trở lại yêu thương bà nhưng sau lại chán.

Sau bà bị phế ngôi hoàng hậu, về cung lạnh lẽo Theo sử ghi, trong hậu cung ĐườngThái Tông, cung nữ rất nhiều, có nhiều người tiến cung lúc 12, 13 tuổi, đến 35, 36vẫn chưa được gặp mặt vua một lần Đường Thái Tông nghe lời khuyên của Trưởngtôn hoàng hậu, một lần cho về đến 3.000 cung nữ Đến khi vua mat, các phi tần chưacó con cũng không thê lấy chồng khác như bao phụ nữ dân dã Họ bị đưa vào chùa,cắt tóc làm nỉ cô.

Các cung nữ phải chờ đợi, trông ngóng vua cả đời và chỉ được thờ một ngườicho đến chết Để thoát khỏi cảnh trống trải, giành được sự yêu chiều của vua, tìmcách thăng tiến, các cung nữ phải đấu đá nhau, có khi cái giá phải trả là mất mạng.Triệu Phi Yến cùng em gái Triệu Hợp Đức dùng mọi thủ đoạn để lên ngôi hoàng

hậu của Hán Thành đế Sau vì không có con mà đang tâm giết hết những bà phi

đang mang thai, sinh con nhỏ Đến thời Binh dé, bà bị truy cứu tội danh, bị ép tựsát Chuyện Quách Thị bức chết hoàng hậu của Tào Phi, chuyện Võ Tắc Thiên khiay dang là Chiêu nghi, vu oan ham hại hoàng hậu để được lên địa vị cao nhất.Những cuộc chiên âm thâm chôn hậu cung han đời nao cũng có.

Tác giả cuỗn Bi mật Hoàng hậu cung phi Trung Quốc từng tông kết, các phitần mỹ nữ muốn được vua sủng ái cần có các yếu tố: sắc, đức, có con và có quyền

thế Đâu phải cung nữ nào cũng may mắn có đủ các yếu tố trên Vì vậy, họ dễ bịvua thất sung, bỏ quên, thậm chi bị những người đẹp khác ham hai, đây xuống chốn

lãnh cung cho đến chết.

Chế độ cung nữ là một đặc trưng của vị hoàng dé thời phong kiến Trong suốt

hơn nghìn năm lịch sử, hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng là nhiều thê thiếp Giữahàng ngàn, hàng vạn cung nữ, có may người được vua sung ái và trở thành phi tan?Những số phận đau khổ của các người đẹp chốn hậu cung nhiều không kể xiết Thế

30

Trang 33

1.2.2.2 Trong lịch sử Việt Nam

Các vua Việt Nam xây dựng triều đình theo mô hình Trung Quốc bởi vậy cũngcó chế độ hậu phi tương tự Theo sự phát triển của các triều đại, số lượng cung phi

ngày càng tăng lên Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, thời Lý Thái Tông(1028 — 1054) số hậu và phi là mười ba người, ngự nữ mười tám người, nhạc kỹ

một nghìn người Trong Viét Nam phong sử có ghi: “Đời nhà Lê, thường tuyên mỹ

nữ vào hầu trong cung nhiều đến hàng trăm, có người suốt đời không được vua vời!Cho nên trong cung đương thời có những thi khúc gọi là “đại thạch”, tiếng hát nãonuột và ai oán Nhà Trịnh, số mỹ nữ bị bức vào phủ chúa, theo lời một giáo sĩ Tây

phương tên là Saint Phalles, có tới ba bốn trăm (không ké cung nữ của vua Lê)” [50,

tr 21].

Dang Trong, dưới thời chúa Võ Vương cũng có đến ba trăm cung nữ”) Triều

Nguyễn: “Trong đời sống thường nhật, có lẽ vua Minh Mạng là người được hưởngnhiều thú vui nhất trong các vua Nguyễn ở chốn phòng the Số phi tần trong cung vuachưa rõ bao nhiêu, chắc phải đến, 5 — 6.000 người Năm Minh Mạng thứ 6, mùa xuân

tháng giêng, trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua lấy làm lo, chỉ dụ cho quan thượng Bảo

khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng: hai, ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp Trẫm nghĩ

tự đâu mà đến thế nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, hoặc là trong thâm cung, cung nữnhiều mà âm khí uất tắc mà nên như vậy ư? Nay bớt đi cho ra 100 người, ngõ hầu cóthể giải trừ thiên tai vậy”, |4, tr 26].

Số lượng cung nữ trong triều chắc han không thé bằng các vị vua Trung Quốcnhưng kiêu ăn chơi và sự tàn ác có thê không kém Theo Viét Nam sử lược của Tran

(1) Theo cuốn Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, Hà Nội, 1944, tr 75, thì giáo sỹ Koffler rất được Võ

Vương tin dùng Ông này có thê tự do ra vào cung vua cũng như nơi ba trăm cung tân ở.

31

Trang 34

đĩ để vui chơi, nhưng có sẵn người thì cũng không nề hà gì không hưởng thụ Vuasai bọn nữ sử (đàn bà con gái trong cung) trần truồng chèo thuyền chơi trên hồ

Tây vua cùng di chơi thích lắm” [52, tr 77].

Trong Hoang Lê nhất thống chi do Ngô Thì Chí viết, ghi chép chuyện vua Lê

Cảnh Hưng đã huy động hàng trăm cung nữ bày thế đánh trận Ngụy - Thục - Ngô

để mua vui Chính Trịnh Giang vì hoang dâm vô độ Trịnh Sâm cũng do ăn chơiquá nhiều mà mắc bệnh sợ nắng, gió, suốt ngày phải đóng cửa, thắp nến ở trongcung “Thời Lê — Trinh chế độ cung nữ lại đặc biệt vô nhân đạo Có khi cha, con,

cháu cùng dùng chung một số Mỗi đời lại tuyển thêm một số mới Số cung nữ tiến

cung mỗi ngày một nhiều Nhưng cứ ba bốn đời, bọn vua chúa mới chịu thải hồibớt” [50, tr 21].

Sự ăn chơi, hưởng lạc của vua chúa được thể hiện ngay ở tên gọi của các cung,điện Sứ Việt đọc vài quyền viết: “Sinh hoạt riêng tư ở cung đình tuy không bày tỏnhưng ta thấy được sự biểu lộ tính dục trong các tên cung điện Bỏ qua các tên sangcả thì ta thấy cung chỉ là phòng, điện, chi là nha để hiểu những diễn biến bên trongmà không ngạc nhiên Lê có các điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc và

chỗ nằm ngủ được gọi là Trường Xuân Các danh xưng cùng ý nghĩa hưởng thụ xác

thịt đó khiến ta ngờ rằng người đặt tên lầu Đại Vân mà Lê Hoàn khoe với TốngCao, han có chủ ý liên hệ với chuyện mây mưa Li Thái Tổ cho mở cửa Phi Longthông với cung Nghênh Xuân, có nghĩa là con rồng cao cấp sẽ đi qua cả ấy để

hưởng thú vui chăn gối, cũng như tất phải nam chung với cung nữ nên một chỗ ở

32

Trang 35

Việc tuyển chọn cung nữ của các triều vua Việt Nam cũng hết sức quy mô,

chặt chẽ Ban đầu, cung nữ được tuyên vào cung là những cô gái trẻ trên 10 tudi, có

thé là con nhà quý tộc hay là con nhà binh dân miễn là có nhan sắc Đại Việt sử kýtoàn thư cũng ghi lại việc tuyển chọn cung nữ đời Lê như sau: “Vào năm 1411 đờiLê Thái Tông, vua ra lệnh tuyên chọn con gái đẹp ở các phủ huyện, mùa hạ thángtám Tuyển chon con gái đẹp ở sân điện, mùa thu tháng tám Lịch sơ tuyển vòngmột ở địa phương sau đó mới đến vòng trong tại triều đình” Dé tiến tới được gầngũi vua chúa, họ phải trải qua một quá trình gian lao vất vả, qua một chặng đường

đôi khi rất khó vượt, và không phải ai cũng vượt được Đầu tiên họ phải xung vào

những đội vũ nữ múa hát trong cung, hoặc làm những tên thé nữ hầu hạ các ba thái

hậu, các bà nguyên phi Sau được thăng lên cung nga, và khi nào tăng lên Tiệp dư

mới có hy vọng được vua biết tới Trên Tiệp dư là Tư dung, trên nữa là Nguyên phi,

Hoàng hậu Thời Nguyễn, để tuyển cung phi, triều đình thường chọn con gái của

các quan đại thần trong triều Con của người nào phẩm trật cao thì được tuyển vàocấp bậc cao, phẩm trật thấp thì cấp bậc thấp Con thường dân được tuyển vào cunglà trường hợp đặc biệt, nhưng phải là người sắc nước hương trời.

Các cung tần đều có địa vị và bổng lộc, hơn hắn những phụ nữ dân thường Họ

cũng có tiền của dé sinh hoạt đầy đủ và thậm chí còn giúp đỡ quê hương Trong Vanbia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã, viết: “Nhiều cung tần

trong phủ Chúa cũng tích cực giúp đỡ dân làng mình và các làng xã Kinh Bắc đượcgiảm sưu thuế; có cung tần không chỉ giúp một lần ở một nơi mà nhiều lần ở nhiều

nơi Trường hợp cung tần Nguyễn Thị Tấu quê xã Nguyễn Xá huyện Yên Phong làvi dụ tiêu biểu Bia Ky Đức bi, tao năm Cảnh Hưng 12 (1751) xã Nguyễn Xá huyệnYên Phong ghi: Bà đã giúp dân nộp sưu thuế, dân được miễn phu miễn lính Lúc

giặc dã dân bị khố cực điêu tàn thì lấy lộc dân của bản xã mà tha thuế cho họ Dân

bị binh dịch thì để bản xã làm đội theo hầu, giảm bớt vệ binh và chiếu theo dân cư

33

Trang 36

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

trong xã mà loại bớt 47 suất đinh Toàn xã nhờ cậy ba mà trăm nhà no đủ bình yên.

Bia Hậu Than bi ký tạo năm Cảnh Hưng 17 (1756), xã Địa Nhị huyện Qué Dương,phủ Từ Sơn cũng ghi: Thị nội cung tan Nguyễn Thị Tan xin giảm bớt thuế cho dân,lại cho dân làng thêm nhiều ruộng dé cày cấy Bia Hậu thần bi ky tạo năm CảnhHưng 45 (1784) ở xã Xung Quán huyện Đông Ngàn ghi: Thị nội cung tan Doan ThịTừ Khang đã xin cho làng giảm thuế đinh, lại giúp dân tiền chống đói Các cung tầnđã góp phần trực tiếp giúp các làng, xã được miễn hoặc giảm sưu thuế, họ cũng bỏtiền ra để nộp thuế cho dân khiến làng phải ghi ơn Họ cũng can thiệp xin chúaTrịnh ban lệnh dụ giúp các làng, xã không chỉ về tô thuế mà còn trong các lĩnh vực

khác như: xây chợ, xây chùa” [55, tr 183-184].

Cung tần có địa vị, bổng lộc và cũng có quyền thé nhất định nhờ được sự stingái của vua Họ không phải lo lắng về đời sống vật chất khi ở trong cung Nỗi khổ

của họ chính là khổ về tinh thần Từ khi vào cung, họ không được phép gặp gỡngười thân, không được tự do về nhà thăm gia đình mà chịu cảnh cá chậu chim

lồng Ở Huế có câu “đưa con vô nội” là có ý nghĩa như mat con rồi Người cung phi

cũng phải kiêng đủ thứ, như không được nói chữ gì xấu, go, thô tục, như dui, qué,

phong, hủi “Tất cả những chữ dùng cho sinh hoạt của vua cũng phải khác ngườithường như vua đau thì phải nói se, siết, vi dạng, vua thức dậy là tánh, vua đi chơilà ngự đạo, vua chết là băng hà Lại có vô số chữ húy phải kiêng như tên Hoàng tộc.Cung nhân phải học thuộc lòng dé tránh tai hoa nén 6 thang dau vao Dai nội, cáccung phi chưa dám hở miệng nói ra điều gì vì sợ phạm húy” [5, tr 133].

Sống trong cung, giữa hàng nghìn mỹ nữ khác, các cung nữ phải nghĩ cách dé

được vua đoái hoài đến, nếu không họ sẽ bị cô độc, thất sủng, phải chôn vùi tuổixuân trong cung cam Vi vậy không thiếu những cuộc tranh giành, gièm pha, hãm

hại thảm khốc giữa các cung phi Cảnh ngộ chung của tất cả các cung nữ là phảimòn mỏi chờ đợi vua đến Trong nội cung Việt Nam cũng giống như Trung Quốc,trường hợp cung nữ cả đời không được thấy mặt vua là không hiếm.

34

Trang 37

Vo ThE Hopi

tra “ưtã—K51

Đề đến được với vua, cung nữ phải qua tụi quan thi, những kẻ thường ăn của

đút lót của cung nhân AI có nhiều tiền mới được hoạ hình, ghi tên, để đưa lên vua

chúa Trong Hodng Lê nhất thống chí, hồi thứ nhất có đoạn kể thái phi Ngọc Hoan

đút lót Khê trung hầu để được vào hầu vua: Ngọc Hoan vào cung đã lâu nhưng

không được Trịnh Sâm vờ đến Nàng buồn bã kể với chi (là cung tần của Trịnh

Doanh) Chị nàng vốn sống lâu trong cung nên hiểu biết sự tình Nàng liền đemvàng đút lót cho Khê trung hau, người quyết định lịch hầu chúa của các cung nữ.Hôm ấy, Trịnh Sâm cho vời cung phi Ngọc Khoan nhưng Khê trung hầu giả nghelầm, lại đưa Ngoc Hoan vào Chúa thay Ngọc Hoan vao thì giận lắm nhưng khôngnỡ đuôi Ngoc Hoan ra Sau Ngọc Hoan sinh ra Trịnh Tông.

Chuyện đút lót để được gần vua không phải cung nữ nào cũng có thể làm

được Thế nên có biết bao mỹ nữ bị bỏ quên trong chốn cung cấm lạnh lẽo Suốt

đời, cung nữ mòn mỏi chờ được gặp mặt vua, được vua đoái hoài đến Họ sông chỉ

biết phục vụ, chung thủy một người đàn ông duy nhất là vua, ngoài ra không được

đụng chạm bắt kỳ một người dan ông nao khác Ngay cả khi bệnh nặng, lương y

đến thăm mạch dé bốc thuốc cũng không được tiếp xúc với làn da của người bệnh.

Tôn That Bình kể lại cảnh lương y đến khám bệnh cho một cung nữ: “Một thái giám

và một bà quản sự đứng hai bên lương y để theo dõi cách thăm mạch bằng hai ngón

tay ấn vào cườm tay của người bệnh có vấn một mảnh lụa mỏng để tránh đụng vào

làn da Ngoài ra lương y không được nhìn, hỏi bệnh nhân” [5, tr 137].

Ngay đến lúc vua chúa chết, các cung tần mỹ nữ cũng không được ra khỏi

cung để trở về quê nhà Số cung tần mỹ nữ phải theo đến nơi lăng tâm sống chết vớinam mộ, 6m ap cái ma khô cho đến lúc răng long đầu bạc, thậm chí bị bức chết.Thượng Dương là Hoàng hậu của vua Lý Thánh Tông Khi Thái tử Càn Đức (con ŸLan) lên ngôi, nhà vua tôn Thượng Dương làm Hoang thái hậu, Y Lan là HoàngThái phi Năm 1073, nhà vua giam thái hậu họ Dương, tôn mẹ đẻ Y Lan làm LinhNhân Hoàng thái hậu Sau Hoàng hậu Thượng Dương bị bức phải chết cùng 72

cung nữ, chôn theo lăng Lý Thánh Tông [29, tr 21].

35

Trang 38

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

Thời Khai Dinh, các cung nữ lại chịu nỗi khổ oái oăm, đó là nỗi không được

vua dom ngó vì ông không ưa phụ nữ Vua Khải Dinh vốn chỉ thích đàn ông, không

thích gần đàn bà, nên tuy nhà vua vẫn tuyến một số bà phi nhưng rất lạnh lẽo trongtình chăn gối Theo cụ Long Châu Tôn Thất Sa, một bà phi của Khải Định, vì quácô độc trong cung câm nên đã ký thác tâm sự của mình vào mây vân thơ sau:

Hat mưa đã lọt vào dai các

Những mừng thâm cá nước duyên mayCàng lâu càng lắm mùi hay

Cho cam công kẻ nhúng tay thùng chàmAi ngờ thế một năm một lạt

Nguồn ái ân không tắt mà vơi

Suy đi âu cũng cơ trời

Bong không mà hóa ra người vị vong.

Nỗi lòng nàng phi ấy cũng giống hệt như cung nữ trong Cung oán ngâm khúc,

có chồng mà lạnh nhạt như thé gái goa Nhưng nàng phi này đau khổ không phải vi

kém nhan sắc hoặc nhà vua có quá nhiều vợ mà chính vì Khải Định chỉ ưa đàn ông.Trương Thị là con gái Trương Như Cương, được đưa vào làm thiếp cho Khải Định,nghe bài thơ buôn rau, sau xin xuất cung [4, tr 226].

Cung nữ đã sống trong cung thì suốt đời phải theo một người Nếu tằng tịu vớingười khác, các cung nữ bị xử tội rất nặng Trong Lịch triều hiến chương loại chi,phan Huy Chú viết: “Gian dâm ở trong cung cam thì xử chém”, (tr 24, quyênXXXVI, Hình luật chí, luật về gian dâm) Quyền “Hom dung người” của NguyễnTriệu Luật ghi lại những hình phạt ghê rợn trong vụ án cung nữ Âu Mai giấu ngườiyêu trong phòng Vụ án ở Quả Thịnh lăng (1672) ké về vị quan Lê Duy Lễ yêu mộtngười cung nữ là Âu Mai Việc bại lộ Toà Tam pháp xử:

- Đặng Phi Hiển (bố Au Mai) bị tội giao, tức thắt cô.

- Lê Duy LỄ phải tội lăng tri, xử tử.

36

Trang 39

- Đặng Âu Mai phải xử tứ mã phanh thây.

- Bạn bè của Âu Mai, một người bi xử voi giày, hai người bi xử tử.

Chế độ cung nữ thể hiện ở mức độ cao nhất sự bất bình đăng về quyền sở hữu

tình dục giữa nam và nữ, bởi ở đây còn gắn với van đề địa vi, quyền lực độc tôn củavua chúa Việt Nam cũng giống như Trung Quốc, chế độ cung nữ là đặc trưng củanhà nước quân chủ chuyên chế thời kỳ phong kiến Số lượng cung nữ các đời vua

có đến hàng nghìn người, bởi vậy có biết bao người đẹp bị bỏ rơi, chung cảnh ngộ

như cung nữ trong khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều Tiếng kêu than âm thầm xótxa của các cung nữ han thời vua nào cũng có nhưng đến thời vua Lê — chúa Trịnh,sự ăn chơi, trác táng của bề trên đến mức cùng cực Đây cũng là một trong những

nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các khúc cung oán sầu não trong văn học giai

đoạn XVIII — đầu XIX.

1.2.3 Người cung nữ trong van học

Trung Quốc từ xa xưa đã có dòng thơ Cung oán Nhiều cung phi có số phậnchìm nổi, lay động đến tâm hồn của các nhà thơ xót thương cái đẹp bị vùi dập,

chăng hạn như Trần Hoàng hậu A Kiều, Vương Chiêu Quân, Ban Tiệp Dư, A

Kiều thủa còn trẻ được Hán Vũ Dé sủng ái, xây nhà vàng cho ở Nhưng sau nàynàng bị biếm ra ở cung Trường Môn A Kiều Trần Hoàng hậu không có con, muốntự sát, đêm ngày sau muộn, cô đơn Sau này các tao nhân mặc khách lay dé tai

Trường hậu môn, A Kiểu oán viết lên những bai thơ rung động lòng người Luu Taoviết: “Trên gối san hô muôn dòng lệ/Không phải nhớ vua, chính hận vua” Bùi Giao

Thái: “Từ đó Trường Môn qua mấy thu/Ao the ướt hết lệ còn rơi” Lý Thái Bach:“Điện qué sầu dài chăng nhớ xuân/Hoàng kim nhà cửa bụi thu tran/Dém treo gươngsang trên trời biêc/Độc chiêu Trường Môn chỉ một nàng”.

37

Trang 40

Vo ThE Hopi

mẻ “rư=c K51

Ly Bạch, nhà thơ được Huyền Tông trọng đãi nhưng sau bị đuôi vì mat lòng

Dương Quy Phi, có bài Thiép bạc mệnh Ông thay lời nàng A Kiều chê trách Hán

Vũ Dé trước kia yêu nàng thì hứa làm nhà vàng cho ở, khi phụ nàng thì: “Trường

Môn nhất bộ địa/ Bất khẳng tạm hồi xa” (Cung Trường Môn, nơi A Kiều bị giam,

chỉ cách cung vua có một bước — Mà xe vua đi qua không thèm dừng lại).

Rất nhiều nhà thơ viết về đề tài cung oán và số lượng những bài thơ ấy có lẽđếm không xué Tư Mã viết Trường Môn phú, Lý Bạch viết Trường môn oán, Ngọc

giai oán, Đỗ Phủ có Lệ nhân hành, Đỗ Mục viết A phòng cung phủ, Vương Tuần có

bài Cung ter, Lưu Vũ Tích có bài A Kiều oán, Khuê oán từ, Bach Cư Di có Tị hượngDương bạch phát nhân, Trường hận ca, Tiết Phùng có bài Cưng từ nói về cung nữ

ngóng nhà vua

Bach Cư DỊ có bài Trung thu nguyệt và bai Trường hận ca, dai 120 câu nói vềsố phận của Dương Quý phi: Hậu cung giai lệ tam thiên nhân/Tam thiên súng ái tạinhất nhân — Chon hậu cung có 3000 người đẹp/Lòng yêu thương 3000 người ấy naydon cho một người) Tư Mã LỄ trong bài Cung oán lại cám cảnh số phận một cung

nữ bị bỏ rơi, cả đời trông ngóng vua: “Hang năm hoa rụng không ai màng ngó tới/

Lặng lẽ theo dòng suối xuân chảy ra dòng ngự câu” Thi nhân Trung Quốc cũng cónhiều bài thơ về nàng Ban Tiệp Dư bị Hán Thanh Dé lạt tình mà chạy theo chị emTriệu Phi Yến Vương Xương Linh viết Tây cung xuân oán, Tây cung thu oán: “Om

hận quạt thu che vẻ mặt / Treo vang trăng sáng ngóng quân vương”.

Giống như đề tài chinh phụ, cung oán cũng là nguồn cảm hứng cho thi canhiều thời đại trong văn học cổ điển Trung Quốc Tuy nhiên, hầu hết các sáng tác

đều là những bài thơ dung lượng nhỏ giống như một bức tranh thủy mặc phác họa

hình ảnh của cung nữ cô độc chôn thâm cung.

Văn học Việt Nam trước thế kỷ XVII, đề tài cung oán chưa được quan tâm mặcdù chế độ cung nữ đã có từ những triều đại đầu tiên Khảo sát trong hai tập đầu của

Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, chi có một bai thơ Cung tir của tác giả Lê

38

Ngày đăng: 10/06/2024, 02:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN